PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH POTER’S 5 FORCES

Một phần của tài liệu Phân tích ngành dược của việt nam (Trang 27)

FORCES

1. Sức mạnh nhà cung cấp: Cao

Hầu như các sản phẩm dược trong nước đều là thành phẩm, được gia công từ nguyên liệu nhập ngoại, còn số các nguyên liệu dược, kể cả các phụ gia và tá dược, được sản xuất trong nước rất ít. Nhà cung cấp của ngành dược chủ yếu là các hãng dược phẩm nước ngoài. Khi Việt Nam gia nhập WTO, sức mạnh nhà cung cấp trong ngành dược sẽ giảm bớt do các doanh nghiệp trong nước có cơ hội lựa chọn nhiều nguồn nguyên vật liệu dược phẩm với chi phí hợp lý.

2. Sức mạnh khách hàng: Thấp

Do sản phẩm của ngành dược thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, liên quan đến tính mạng và sức khỏe người sử dụng nên cầu về thuốc là không thể trì hoãn được và không có sự mặc cả về giá khi khách hàng sử dụng sản phẩm dược.

3. Mức độ cạnh tranh: Cao

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, nhạy cảm và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người. Do vậy, không ai thích đi mua thuốc, người tiêu dùng chỉ mua thuốc khi họ bị bệnh và khó có thể khuyến khích người ta mua thêm nếu người ta

chỉ có nhu cầu mua một số lượng thuốc nhất định theo toa của bác sĩ. Chính vì vậy, các nhà sản xuất dược phẩm sẽ tìm mọi cách để người bệnh mua thuốc của mình mà không mua thuốc của đối thủ cạnh tranh. Chi phí bán hàng (trong đó chủ yếu là chi phí hoa hồng, lót tay cho các bác sĩ kê toa, hiệu thuốc) chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (20-40%) trong tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước và ngày càng có xu hướng tăng cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành dược ngày càng cao.

Do vốn ít, các nhà sản xuất trong nước đều phải nghĩ đến lợi nhuận nhất thời, tập trung sản xuất quá nhiều các loại dược phẩm thông thường và phải cạnh tranh nhau trong mảng thị phần nhỏ hẹp. Tuy nhiên, mảng thị phần hẹp này cũng có nguy cơ bị thôn tính sau khi gia nhập WTO khi các mức thuế cho dược phẩm giảm mạnh. Qua đó cho thấy khi gia nhập WTO, môi trường cạnh tranh trong ngành dược sẽ càng gay gắt hơn khi các doanh nghiệp dược phẩm trong nước phải đối đầu với các tập đoàn dược phẩm nước ngoài với tiềm lực về vốn, trình độ quản lý, trình độ công nghệ cao.

4. Rào cản gia nhập: Cao

Việc gia nhập ngành của các công ty dược phẩm mới tương đối khó khăn. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cho việc chế tạo ra một loại thuốc mới của các công ty sản xuất dược phẩm là rất đáng kể. Chính vì dược phẩm là loại hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng, nên phải sau một quá trình đánh giá rất dài của Chính phủ, các hãng mới có thể nhận được đặc quyền sáng chế sản phẩm mới. Từ đặc quyền sáng chế này, các công ty mới có thể sản xuất và cung cấp các loại dược phẩm ra thị trường trong thời gian dài.

5. Nguy cơ thay thế: Rất thấp

Một phần của tài liệu Phân tích ngành dược của việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w