Bài tập phân tích ngành khai thác dầu khí docx

12 673 4
Bài tập phân tích ngành khai thác dầu khí docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐỀ TÀI: Phân tích môi trường chiến lược của ngành khai thác dầu khí Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THANH LIÊM Lớp : CAO HỌC QTKD 07 – 10 Học viên : ĐỖ THỊ HẰNG ===================================== 1. Các đặc tính nổi trội của ngành khai thác dầu khí a. Quy mô ngành: Dầu khí là sản phẩm có tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong tăng ngân sách quốc gia. Đồng thời, dầu khí còn là sản phẩm có tính chất điều tiết các quan hệ chính trị quốc tế. Tầm quan trọng của dầu khí trong mỗi quốc gia là không thể phủ nhận được. Ở Việt Nam ngành công nghiệp dầu khí mặc dù còn nhiều mới mẻ nhưng đã đóng góp đáng kể tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, tăng ngân sách quốc gia và tạo tiền đề quan trọng phát triển công nghiệp hóa dầu. Hiện nay, sản lượng dầu thô khai thác của Việt Nam đã đứng hàng thứ tư ở Đông Nam Á. Các nhà chuyên môn đã đánh giá cao về tiềm năng dầu khí ở Việt Nam. - Bể sông Hồng có tiềm năng dự báo địa chất khoảng 1 tỷ tấn dầu quy đổi. Mỏ khí Tiền Hải (trữ lượng 1,8 tỷ m 2 ) đã đưa vào khai thác từ năm 1981. - Bể Cửu Long có tiềm năng dự báo địa chất khoảng 2 tỷ tấn dầu quy đổi. Hiện nay tại bể này khai thác hai mỏ dầu Bạch Hổ và mỏ Rồng. Sản lượng khai thác tính tới nay trên 50 triệu tấn dầu thô. - Bể Nam Côn Sơn có tiềm năng dự báo địa chất khoảng 3 tỷ tấn dầu quy đổi. Hiện ở đây mỏ dầu Đại Hùng đang được khai thác. - Bể Thổ Chu – Mã Lai có tiềm năng dự báo địa chất khoảng vài trăm triệu tấn dầu quy đổi. 2 Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Ma lay - Thổ Chu, Vùng Tư Chính - Vũng Mây đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3. Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm - thăm dò, khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2010. Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước và chuẩn bị chính thức đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây - lô 06.l. Công tác phát triển các mỏ Rạng Đông, Ruby và Emeral, Lan Tây - Lan Đỏ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi đang được triển khai tích cực theo chương trình đã đề ra, đảm bảo duy trì và tăng sản lượng khai thác dầu khí cho những năm tới. Dự kiến, mỏ Sư Tử Đen (lô 15-1) sẽ được đưa vào khai thác trong quý 4 năm nay. Những phát hiện về dầu khí mới đây ở thềm lục địa miền Nam nước ta rất đáng phấn khởi, tăng thêm niềm tin và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là: lô 09-2, giếng Cá Ngừ Vàng - IX, kết quả thử vỉa thu được 330 tấn dầu và 170.000m3 khí/ngày. Lô 16-l, giếng Voi Trắng-IX cho kết quả 420 tấn dầu và 22.000m3 khí/ ngày. Lô 15.1, giếng Sư Tử Vàng – 2X cho kết quả 820 tấn dầu và giếng Sư Tử Đen – 4X cho kết quả 980 tấn dầu/ngày. Triển khai tìm kiếm thăm dò mở rộng các khu mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng với các giếng R-10, 05- ĐH-10 cho kết quả 650.000m3 khí ngày đêm và dòng dầu 180 tấn/ngày đêm; Giếng R-10 khoan tầng móng đã cho kết quả 500.000 m3 khí/ngày đêm và 160 tấn Condensate/ngày đêm. Tính chung, 2 năm đầu thế kỷ mới, ngành Dầu khí nước ta đã thăm dò phát hiện gia tăng thêm trữ lượng trên 70 triệu tấn dầu thô và hàng chục tỷ m3 khí để tăng sản lượng khai thác trong những năm tiếp theo. Năm 2006, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam bố trí kế hoạch khai thác 20,86 triệu tấn dầu thô quy đổi (tăng 1,5 triệu tấn so với mức đã thực hiện trong năm 3 2002). Đây là năm đầu tiên nước ta khai thác trên 20 triệu tấn dầu thô quy đổi. Trong đó có 17,6 triệu tấn dầu thô và 3,7 tỷ m3 khí thiên nhiên. Trong năm 2008, tổng sản lượng khai thác của Petro Vietnam đạt 22,50 triệu tấn quy dầu, trong đó gia tăng trữ lượng dầu khí 127 triệu tấn (từ các mỏ trong nước đạt 30 triệu tấn, từ mỏ nước ngoài đạt 97 triệu tấn). Trong năm nay, tập đoàn này dự kiến sẽ gia tăng sản lượng khai thác lên 35 - 40 triệu tấn dầu quy đổi với doanh thu dự kiến đạt 212,5 nghìn tỷ đồng, giảm gần 70 nghìn tỷ so với năm 2008. Dự kiến đến năm 2010, ngành Dầu khí nước ta sẽ khai thác từ trên 45 đến 52 triệu tấn dầu thô quy đổi, nhằm đáp ứng các ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp của cả nước. b. Phạm vi địa lý - Hoạt động dầu khí ở một phạm vi rất rộng, diện tích tiến hành thường từ vài chục đến vài trăm km 2 . Bao gồm hàng loạt các quá trình từ tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí tới chế biến và thương mại dầu khí. Ngoài ra, còn phải tính tới cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các quá trình này. - Thiệt hại rủi ro trong hoạt động dầu khí thường rất lớn. Canada bỏ ra gần 40 năm thăm dò dầu khí mới phát hiện ra dầu khí thương mại. Ở Việt Nam việc tìm kiếm thăm dò dầu khí ở vùng trũng sông Hồng và thềm lục địa phía Bắc từ những thập niên bảy mươi thế kỷ 20 nhưng kết quả cũng cho thấy: chưa phát hiện ra dầu khí thương mại ở đây. c. Nhu cầu vốn Chi phí cho hoạt động dầu khí so với các ngành khai thác khác thường rất lớn. Để khai thác thường phải khoan nhiều lỗ khoan, phải xây dựng các giàn khoan, v.v Ví dụ như mỏ Bạch Hổ phải khoan trên 150 giếng khoan, trung bình 1 giếng khoan sâu trên 4km. Giàn nhẹ cũng từ 25- 30 triệu USD. Giàn nặng tới 40- 50 triệu USD. d. Nhịp độ thay đổi công nghệ và cải tiến Ngành khai thác dầu khí Việt Nam tính đến nay đã trên 30 năm phát triển và trưởng thành qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Những năm trước đây 4 ngành công nghiệp khai thác dầu khí Việt Nam hoạt động trong những điều kiện hết sức hạn chế: thiếu các phương tiện kỹ thuật hoạt động, thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạt động dầu khí. Cho đến nay, trải qua một phần tư thế kỷ, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt, đã tích lũy được vốn, tạo được phương tiện kỹ thuật hoạt động hiện đại, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề. Với những yếu tố này ngành khai thác dầu khí Việt Nam có thể tự đảm đương được các nhiệm vụ trước mắt cũng như trong tương lai một cách hiệu quả. 2. Phân tích cạnh tranh: 1. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP và ConocoPhillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt động. Ông John C. Mingé, Tổng giám đốc BP Việt Nam, nói với báo giới rằng BP muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai hiệu quả một số dự án mới và mở rộng các dự án hiện hữu trong 10 năm tới. BP tính toán họ và các đối tác sẽ cần khoảng 2 tỉ Đôla Mỹ, trong đó phần đầu tư của BP ước tính sẽ chiếm khoảng 1 tỉ Đôla. Nguồn vốn này sẽ được đầu tư vào việc nâng công suất khai thác mỏ khí Lan Tây & Lan Đỏ (lô 6.1), phát triển thêm mỏ khí Hải Thạch & Mộc Tinh (lô 5.2 và 5.3) và xây dựng một nhà máy điện tiêu thụ khí tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Hiện tại BP đang là nhà thầu điều hành dự án khí Nam Côn Sơn, có tổng vốn đầu tư 1,3 tỉ Đôla, và nắm 35% cổ phần khai thác tại lô 6.1 của dự án này. Lô 6.1 hiện có công suất khai thác là 3 tỉ mét khối khí/năm. Ông Mingé cho biết BP đang có kế hoạch đầu tư mở rộng giàn khoan khai thác để nâng công suất khai thác của lô 6.1 thêm 50% so với công suất thiết kế ban đầu vào giữa năm sau, nhằm tăng 5 sản lượng cung cấp khí thiên nhiên cho các nhà máy điện vào năm 2010. Các đối tác đầu tư của BP tại lô 6.1 là ONGC (Ấn Độ) với 45% cổ phần và PetroVietnam với 20% cổ phần. Ngoài ra, công ty cũng đang trong quá trình thảo luận để sớm triển khai dự án phát triển lô 5.2 và 5.3, nằm kế bên lô 6.1 với mục tiêu đưa khí vào bờ vào cuối thập kỷ này (2010). Mặc dù chưa xác định được số tiền đầu tư vào mỏ khí này nhưng ông Mingé cho biết BP đã đạt được sự nhất trí với các bên liên quan về lộ trình thực hiện cũng như những thỏa thuận cần được ký kết để có thể triển khai dự án. Đầu năm nay, BP, PetroVietnam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công nghiệp (MOI) đã ký một biên bản hợp tác để phát triển một trung tâm điện lực tại Nhơn Trạch sử dụng khí khai thác từ lô 5.2 và 5.3. Trung tâm điện lực Nhơn Trạch dự kiến sẽ tiêu thụ 2,5 tỉ mét khối khí/năm và có công suất là 2.640 MW. Tại đây, BP cũng có kế hoạch xây dựng một nhà máy điện với công suất gần tương đương với nhà máy điện Phú Mỹ 3 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, để tạo thị trường tiêu thụ khí cho lô 5.2 và 5.3. "Nhơn Trạch là một phần của kế hoạch phát triển thị trường khí nên chúng tôi coi đây là một cơ hội tốt", ông Mingé nói. Bên cạnh việc khai thác các mỏ khí và xây dựng nhà máy điện, BP cho biết họ cũng đang làm việc với các đối tác Việt Nam về khả năng đầu tư vào việc sản xuất khí hóa lỏng (LPG), một phân khúc thị trường rất có tiềm năng đối với chiến lược kinh doanh của công ty tại Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí ConocoPhillips (Mỹ), hiện nay đang là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn giải ngân trong 10 năm qua đã lên tới 1 tỉ Đôla Mỹ, gần đây cũng tuyên bố trong 10 năm tới sẽ đầu tư tiếp khoảng hơn 1 tỉ Đôla cho các dự án khai thác dầu tại Việt Nam. ConocoPhillips cho biết trong năm nay, công ty sẽ đầu tư khoảng 115 triệu Đôla để phát triển lô 15.1 bao gồm các mỏ dầu Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử 6 Vàng và Sư Tử Nâu. Hiện tại mỏ Sư Tử Đen có công suất khai thác 70.000 thùng dầu/ngày và là mỏ dầu có công suất khai thác lớn thứ ba tại Việt Nam. Tại Việt Nam, ConocoPhillips nắm giữ 23,25% cổ phần khai thác tại lô 15.1; 36% tại lô 15.2; 70% tại lô 133 và 134; 50% tại lô 5.3 và 16,33% tại dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn. Đại diện của ConocoPhillips tại Việt Nam cho biết khoản đầu tư trong 10 năm tới của tập đoàn này tại Việt Nam sẽ tập trung vào các dự án phát triển mỏ mà công ty có cổ phần khai thác. Như vậy riêng vốn của hai tập đoàn dầu khí lớn là BP và ConocoPhillips đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí dự tính sẽ đạt hơn 2 tỉ Đôla trong vòng 10 năm tới. Các chuyên gia kinh tế nước ngoài dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, một lĩnh vực sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn cả, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Doanh thu từ ngành này hiện đang chiếm trên 25% tổng thu ngân sách của Việt Nam. Hiện tại có khoảng 29 hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực tại Việt Nam, bao gồm ba hợp đồng mới được ký kết cho bốn lô thuộc bể Phú Khánh trong nửa đầu năm nay, với sự góp mặt của hầu hết các tập đoàn dầu khí đứng đầu trên thế giới. Như vậy có thể thấy rằng, ngoài lợi ích do các nhà đầu tư nước ngoài đem lại cho ngành khai thác dầu khí Việt Nam, thì lực lượng cạnh trang ngày càng mạnh, đe dọa và lấn ướt các công ty khai thác của Việt Nam. 3. Vị trí nhóm chiến lược Ngành khai thác dầu khí Việt Nam đẩy mạnh việc tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng xác minh ở mức 70-80 triệu tấn quy dầu, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước, thúc đẩy các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài và sớm đưa các phát hiện dầu khí mới vào khai thác. Phấn đấu năm 2009-2010 tổng sản lượng khai thác dầu khí đạt 48,36 triệu tấn quy dầu, trong đó khai thác dầu thô (cả trong và ngoài nước) là 32,36 triệu tấn, khai thác khí 16 tỷ m 3 . 7 Chú trọng vận hành an toàn các hoạt động sản xuất công nghiệp khí, điện, xúc tiến đầu tư các dự án điện mới phù hợp với Quy hoạch điện VI, phấn đấu đến hết năm 2010 đạt tổng công suất lắp đặt là 2.500 MW điện, chiếm 10% và đến 2015 chiếm 30% tổng sản lượng điện toàn quốc. Về công nghiệp chế biến dầu khí, triển khai đúng tiến độ các dự án đầu tư nhà máy lọc dầu và hóa dầu trong nước như Lọc dầu Dung Quất (công suất 6,5 triệu tấn/năm, vận hành từ tháng 2/2009), Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Lọc dầu Long Sơn (hoàn thành giai đoạn đầu vào năm 2013),… Như vậy, trong cả giai đoạn 2006-2010, một số chỉ tiêu cơ bản phát triển của PVN được điều chỉnh tăng lên, như tổng doanh thu đạt từ 1.130.015-1.244.803 tỷ đồng (kế hoạch cũ là 669.300 tỷ đồng), sản lượng điện sản xuất đạt 26,91 tỷ Kwh (kế hoạch cũ 15 tỷ KWh); tốc độ phát triển dịch vụ dầu khí trung bình đạt 20%/năm; bổ sung một số dự án đầu tư trọng điểm như Dự án khai thác dầu khí ở Venezuela, liên doanh tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí với Zarubernhep và Gasprom ở Liên bang Nga, Tổ hợp hóa dầu miền Nam. Các chỉ tiêu điều chỉnh giảm là sản lượng khai thác dầu khí và sản lượng urê sản xuất, tiến độ vận hành một số dự án khí và đạm,… PVN cho biết, trong 3 năm đầu 2006-2008, một số chỉ tiêu phát triển chính của Tập đoàn đã đạt mức của toàn giai đoạn, về đích trước 2 năm. Ước đến hết năm 2008, doanh thu đạt 689.000 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch 5 năm 2006 -2010, nộp NSNN 273.000 tỷ đồng, bằng 134% kế hoạch 5 năm, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 29 tỷ USD, bằng 137% kế hoạch 5 năm. Một số mục tiêu chiến lược đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, như hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí, gia tăng trữ lượng, việc kêu gọi đầu tư nước ngoài vào tìm kiếm, thăm dò dầu khí trong nước và triển khai tìm kiếm dự án đầu tư thăm dò dầu khí tại nước ngoài đạt kết quả cao hơn dự kiến. Tiến độ đầu tư các dự án công nghiệp khí – điện về cơ bản được đảm bảo, nhiều công trình như hệ thống ống dẫn khí Rạng Đông – Bạch Hổ, Nam Côn Sơn, PM3 Cà Màu, Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2, Nhơn Trạch 1,… được hoàn thành, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội 8 cao. Công nghiệp chế biến dầu khí, phát triển dịch vụ dầu khí cũng đạt những dấu ấn tiêu biểu như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Đạm Phú Mỹ,… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, sự phát triển của ngành Dầu khí cũng đang đứng trước những thách thức, khó khăn không nhỏ. Đặc biệt là sản lượng khai thác chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho giai đoạn, tiến độ đầu tư một số dự án đường ống dẫn khí, nhà máy đạm, đóng tàu bị chậm. 4. Trạng thái của ngành: Với tiền thân là Tổng cục Dầu khí (thành lập ngày 3-9-1975) rồi Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, sau đó là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) được hình thành theo quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29-8-2006 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua các thời kỳ, PetroVietnam luôn là đơn vị tiêu biểu toàn quốc về các mặt: năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế-xã hội, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Năm 1986, Tập đoàn đã khai thác dòng dầu thô đầu tiên của Việt Nam, mở ra thời kỳ tươi sáng về mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Liên tục 1991 đến nay, PetroVietnam luôn đóng góp khoảng 20% GDP, góp khoảng 30% vào ngân sách Nhà nước. Năm 2008, doanh thu toàn Tập đoàn đạt 280,05 nghìn tỷ đồng, bằng 149,6% kế hoạch, tăng 31,2% so với năm 2007. Tập đoàn nộp ngân sách nhà nước đạt 121,80 nghìn tỷ đồng, bằng 181,4% kế hoạch năm 2008, tăng 41,7% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11,15 tỷ USD, bằng 146,7% kế hoạch năm 2008, tăng 26,7% so với năm 2007 (lần đầu tiên đạt mức trên 10 tỷ USD), chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Việt Nam được ghi nhận là nước đứng thứ 3 Đông Nam Á về khai thác dầu thô. Tại thời điểm khó khăn kinh tế như hiện nay, dầu khí được xem như yếu tố trọng yếu góp phần giữ vững an ninh năng lượng để giữ ổn định kinh tế-xã hội đất nước. Sự xuất hiện, duy trì hoạt động trên biển, đảo của các cán bộ, công nhân ngành dầu khí cũng góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Tháng 2-2009 tới đây, một mốc son sẽ được ghi vào hành trình phát triển của Tập đoàn, ngành dầu khí cũng như đối với đất nước Việt Nam ta. Đó là sự kiện Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ cho sản phẩm đầu tiên, và cũng theo kế hoạch, nhà 9 máy này sẽ được khánh thành vào quý III-2009. Nhờ sự ra đời của nhà máy, ngay trong năm 2009 này, Việt Nam sẽ tự sản xuất khoảng 3 đến 3,5 triệu tấn xăng dầu, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nội địa. Trong chiến lược phát triển của Tập đoàn, đến năm 2013, khi tiếp tục có nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được đưa vào sử dụng thì sẽ sản xuất được 26 triệu tấn xăng dầu/năm, đáp ứng được phần lớn nhu cầu nội địa. Bên cạnh việc mở rộng hoạt động thăm dò, khai thác ở trong nước nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí, ngọn lửa hồng của PetroVietnam đang lan xa và bừng cháy ở những miền đất mới. Ngoài những “trái ngọt” tại In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, I- rắc, Mông Cổ , Tập đoàn đang tích cực xúc tiến các cơ hội đầu tư tại châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á và các nước thuộc Liên Xô cũ. Thời gian qua, khi nền kinh tế đất nước gặp khó khăn từ việc thiếu điện, phân bón thì các công trình của Tập đoàn như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Điện Cà Mau 1 và 2; Nhà máy Điện Nhơn Trạch đã đi vào hoạt động là minh chứng hùng hồn cho nỗ lực của Tập đoàn trong việc sản xuất những mặt hàng chiến lược cho đất nước. Ngay trong những tháng mùa khô tới đây, các nhà máy điện của PetroVietnam tại Cà Mau và Đồng Nai có thể cung cấp cho nền kinh tế hơn 10 tỷ kWh điện/năm, chiếm 15% tổng sản lượng điện toàn quốc. Các nhà máy điện của PetroVietnam phấn đấu để sản xuất ra 30% tổng sản lượng điện của toàn quốc trong tương lai gần. Tóm lại, ngành dầu khí Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhờ những tiền đề vững chắc có được trong thời gian qua. 5. Phân tích các đối thủ Trong thực tế sản lượng dầu ở VN đã bắt đầu giảm: năm 2005, sản lượng dầu thô của VN bình quân khoảng 370.000 thùng/ngày, thấp hơn so với năm 2004 (vốn là 403.000 thùng/ngày) gần 10%. Việc giảm sản lượng dầu năm 2004-2005 là do giảm sản xuất tại mỏ Bạch Hổ (nguồn: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ EIA/DOE) bởi phần lớn sản lượng dầu thô của VN là từ mỏ Bạch Hổ. Điều này đã được dự báo từ lâu. “Theo dự báo của các chuyên gia dầu khí, từ nay đến năm 2005 sản lượng dầu thô của VN có thể đạt 16 triệu tấn/năm, sau đó sẽ 10 giảm rất nhanh nếu không tìm kiếm thêm được những nguồn dầu mới. Các chuyên gia cũng cho rằng khả năng phát hiện những mỏ dầu lớn như Bạch Hổ ở VN là rất thấp và chỉ có thể còn những mỏ nhỏ, trữ lượng ít” (nguồn: TTXVN 16-3-2001). Theo Petro Vietnam, tính đến tháng 1-2000, trữ lượng dầu và khí của VN là 2,7 tỉ thùng và 12.800 tỉ bộ khối (Tcf), đứng ở vị trí 35 và 42 trong số các quốc gia trên thế giới. Số liệu này khác với số liệu của Oil and Gas Journal, theo đó VN có 600 triệu thùng dầu dự trữ. Nếu căn cứ trên hai con số này, sẽ thấy số ngày còn dầu để khai thác, theo tốc độ hiện nay: - 2,7 tỉ thùng: 0,370 triệu thùng/ngày = 7.297 ngày (tức khoảng > 20 năm). - 600 triệu thùng: 0,370 triệu thùng/ngày = 1.621 ngày (tức khoảng 4,5 năm). Tất nhiên, có những lý do giải thích việc sản lượng “khựng lại”. Từ 20 năm qua, Vietsovpetro (VSP) - một liên doanh giữa Petro Vietnam và Zarubezhneft (Nga) - đã không ngừng khai thác mỏ Bạch Hổ. Đã có một giai đoạn do những yếu tố lịch sử, các hoạt động thăm dò đã chỉ trong tay một, hai công ty như trong thời kỳ 1981-1988: “Đây là khoảng thời gian dài vắng bóng các công ty dầu khí nước ngoài hoạt động trên thềm lục địa VN” (nguồn: Petro Vietnam). Giai đoạn tiếp theo lạc quan hơn: “Sau 13 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 và bảy năm thực hiện Luật dầu khí (sửa đổi vào năm 2000), VN đã thu hút được 3 tỉ USD đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí (chủ yếu cho công tác tìm kiếm thăm dò) ” (nguồn đã dẫn). Kết quả là: “Năm 2002, các mỏ Cá Ngừ Vàng (Golden Tuna) và Voi Trắng (White Elephant) được loan báo, trong đó riêng Cá Ngừ Vàng có trữ lượng 250 triệu thùng. Tháng 4-2003, Petro Vietnam phát hiện tại mỏ Đại Hùng một khả năng sản xuất khoảng 6.300 thùng/ngày. Đầu năm 2004, một phát hiện khác tại lô số 15-1 mỏ Sư Tử Trắng (White Lion) với khoảng 8.682 thùng/ngày, có thể đưa vào sản xuất năm 2008. Tháng 7-2004, VSP phát hiện thêm dầu tại mỏ Rồng. Ba tháng sau, một liên doanh gồm American Technologies, Petronas, Singapore Petroleum và Petro Vietnam loan báo phát hiện một mỏ dầu có trữ lượng 100 triệu thùng tại bờ biển phía Bắc. Cũng tháng 10-2004, các hãng dầu Nhật Bản Nippon Oil Exploration, Idemitsu Kosan và Teikoku Oil (30 percent) loan báo kế hoạch góp vốn vào các lô 05.1b và 05.1c tại bồn trũng Nam Côn Sơn. Hai tháng sau, Hãng dầu Korean National Oil Corporation (KNOC) của Hàn Quốc cùng các công ty dầu khác cũng của Hàn Quốc quyết định đầu tư 300 triệu USD cho việc triển khai tại lô 11-2. Tháng 10-2005, Hãng dầu ONGC của Ấn Độ được [...]... phát tri n ngành d u khí n năm 2015 và nh hư ng n năm 2025 v i tinh th n quy t tâm phát tri n ng b ngành d u khí t thăm dò, khai thác, ch bi n, v n chuy n, tàng tr , phân ph i g n v i kh năng d ch v d u khí khai thác hi u qu ngu n d u khí trong nư c, ng th i m r ng thăm dò, khai thác ra bên ngoài, góp ph n quan tr ng m b o cân i năng lư ng cho t nư c Mu n như v y, ph i xây d ng T p oàn d u khí Qu c gia... tác gi c a “ nh hư ng c a giá d u thô lên các d án thăm dò và khai thác d u khí vùng bi n nư c c n VN”, giá d u thô m c xa trên con s trung bình 20 USD/thùng v a khuy n khích các công ty ang khai thác tăng s n lư ng, v a nâng cao hi u qu u tư cho các công ty thăm dò Nói cách khác, n u như giá d u m c 20 USD/thùng như trư c kia, thì khai thác c m ch c là l hu ng h là thăm dò Song, khi giá d u liên t... ngoài nư c, nh t là trong lĩnh v c tìm ki m, thăm dò, góp ph n gia tăng tr lư ng d u khí; kh năng khai thác, ch bi n và d ch v ngày càng phát tri n; các d án tr ng i m ưa vào v n hành an toàn Tuy nhiên, v n còn nh ng m t còn h n ch c a T p oàn d u khí Qu c gia Vi t Nam c n t p trung kh c ph c như xây d ng k ho ch khai thác ph i sát hơn; quy t li t ki m soát ti n , ch t lư ng các công trình tr ng i m;... năng d u và khí th m l c a c a VN v n còn chưa ư c thăm dò nhi u l m so v i các nư c láng gi ng Trung Qu c, Indonesia, Malaysia và Thái Lan” Theo các tác gi chương trình này, có th s d ng nh ng òn b y kinh t c n thi t trong các trư ng h p tr lư ng d u ít , thay vì x p xó các m d u nh , v n có th ưa vào khai thác ư c: “Chính sách tô như ng không linh ho t c a VN có th làm n n lòng vi c tri n khai các m... nh ng quy t nh khuy n khích các công ty m nh d n u tư thăm dò nh ng vùng có ti m năng th p có th i n k t qu là: “Nhi u m d u m i ư c tri n khai trong nh ng năm t i s làm tăng s n lư ng d u h a c a VN M t gi ng d u m i lô 15-1 Sư T Tr ng v i s n lư ng 8.682 thùng/ngày ư c d trù cho năm 2008” (ngu n: EIA/DOE) 11 6 Tri n v ng ngành và tính h p d n Trên cơ s báo cáo c a T p oàn d u khí Qu c gia nêu rõ:... u khí Qu c gia nêu rõ: M c dù g p nhi u khó khăn nhưng trong năm 2008, T p oàn d u khí Qu c gia Vi t Nam ã ch p hành nghiêm túc và th c hi n có k t qu các nhi m v ư c ng và Nhà nư c giao, tr thành t p oàn kinh t l n nh t hi n nay c v v n ch s h u, doanh thu và l i nhu n Riêng trong lĩnh v c n p ngân sách c a ngành d u khí ã chi m t i 31% t ng thu ngân sách nhà nư c và kim ng ch xu t kh u chi m 18% t... EIA/DOE) Các n l c thăm dò trên cho th y có nhi u tri n v ng tăng tr lư ng d u, do nh ng n l c “ a phương hóa” trong lĩnh v c kinh t quan tr ng này N u so v i trư c (ch m t liên doanh d u khí) tình hình sau khi có Lu t d u khí s a i ã “ a di n” hơn v i ph n l n là các h p ng chia s n ph m (PSC), bên c nh m t s ít h p ng i u hành chung (JOC) và h p ng h p tác kinh doanh (BCC) UNDP và WB (ESMAP) thông qua... m r ng thăm dò, khai thác ra bên ngoài, góp ph n quan tr ng m b o cân i năng lư ng cho t nư c Mu n như v y, ph i xây d ng T p oàn d u khí Qu c gia Vi t Nam tr thành t p oàn m nh, a ngành, trong ó quan tr ng nh t là d u khí 12 . lại cho ngành khai thác dầu khí Việt Nam, thì lực lượng cạnh trang ngày càng mạnh, đe dọa và lấn ướt các công ty khai thác của Việt Nam. 3. Vị trí nhóm chiến lược Ngành khai thác dầu khí Việt. quy dầu, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước, thúc đẩy các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài và sớm đưa các phát hiện dầu khí mới vào khai. vào khai thác. Phấn đấu năm 2009-2010 tổng sản lượng khai thác dầu khí đạt 48,36 triệu tấn quy dầu, trong đó khai thác dầu thô (cả trong và ngoài nước) là 32,36 triệu tấn, khai thác khí 16 tỷ

Ngày đăng: 23/07/2014, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan