Quản lý là một trong những công việc khó khăn , phức tạp nhất trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Các Mác đã coi việc xuất hiện của hoạt động quản lý như một dạng hoạt động đặc thù của con người gắn với sự phân công và hợp tác lao động. Quản lý nhằm đạt tới mục tiêu chung trong tương lai mà trong tương lai các mục tiêu này luôn biến động do hàng loạt yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó quản lý cũng diễn ra trong một quá trình hết sức biến động mà nếu chủ thể quản lý không đủ năng lực và bản lĩnh sẽ khó có thể thích ứng được và tất yếu sẽ dẫn tới thất bại. Các lý luận quản lý thuộc các trường phái khác nhau đều cung cấp, đem lại cho các nhà quản lý những tri thức, phương pháp hữu hiệu với tư cách là các công cụ, phương tiện để giúp đỡ cho các hoạt động liên quan thay vì là chỉ những nội dung lý thuyết quản lý, nó dần chứng tỏ sức mạnh của nó trong hiện thực là công cụ có ích giúp cho nhà quản lý trong công việc Xuất hiện vào đầu thế kỉ XX khi nền kinh tế công nghiệp châu Âu đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trường phái “Quản lý truyền thống” đã có những nét khởi sắc và thay đổi mang nhiều nội dung mới, phương pháp mới chính những đóng góp này đã ảnh hưởng một cách sâu sắc và dần các học thuyết được lan rộng và phổ biến ra khắp các hoạt động quản lý trong xã hội công nghiệp lúc bấy giờ, không những vậy nội dung cơ bản của các hoạt thuyết đó vẫn còn nguyên giá trị cho tới giờ.Trường phái “Quản lý truyền thống” bao gồm ba học thuyết đó là: 1.Thuyết “Quản lý khoa học” do Frededric W.Taylor (18561915)2.Thuyết “Quản lý hành chính” do Henry Fayol (18411925)3.Thuyết “Quản lý bàn giấy”do Max Webber ( 18641920)Mỗi học thuyết đều có trong mình những nội dung, phương mang tính chất cơ bản cần thiết và là nền tảng cần có cho hoạt động quản lý mà thời đại lúc bấy giờ rất cần. Các thuyết tuy mang những hình thái, nội dung, khác nhau nhưng chúng lại không hề đối khác nhau, ngược lại chúng lại có chung mục tiêu là giải quyết những vấn đề thực tiễn đề ra.Và để có thể hiểu rõ hơn về các học thuyết này, sau đây nhóm 2 xin phép được mới cô và các bạn cùng tìm hiểu sâu hơn về các học thuyết để thấy được những nét độc đáo và sự ứng dụng trong thực tế của chúng.
Trang 1HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
LỚP : QLGD – K7C
MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝ
TIỂU LUẬN
Đề tài: Các thuyết quản lý truyền thống
NHÓM SỐ 01 Thành viên:
7 Nguyễn Phương Anh
8 Nguyễn Kim Anh
9 Nguyễn Văn Tâm
MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Fredrick W.Taylor Frededric Winlow Taylor
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý là một trong những công việc khó khăn , phức tạp nhất trong các lĩnh vực hoạt động của con người Các Mác đã coi việc xuất hiện của hoạt động quản lý như một dạng hoạt động đặc thù của con người gắn với sự phân công và hợp tác lao động Quản lý nhằm đạt tới mục tiêu chung trong tương lai mà trong tương lai các mục tiêu này luôn biến động do hàng loạt yếu tố khách quan và chủ quan Do đó quản lý cũng diễn ra trong một quá trình hết sức biến động mà nếu chủ thể quản lý không đủ năng lực và bản lĩnh sẽ khó có thể thích ứng được và tất yếu sẽ dẫn tới thất bại
Các lý luận quản lý thuộc các trường phái khác nhau đều cung cấp, đem lại cho các nhà quản lý những tri thức, phương pháp hữu hiệu với tư cách là các công
cụ, phương tiện để giúp đỡ cho các hoạt động liên quan thay vì là chỉ những nội dung lý thuyết quản lý, nó dần chứng tỏ sức mạnh của nó trong hiện thực là công
cụ có ích giúp cho nhà quản lý trong công việc
Xuất hiện vào đầu thế kỉ XX khi nền kinh tế công nghiệp châu Âu đang trên
đà phát triển mạnh mẽ, trường phái “Quản lý truyền thống” đã có những nét khởi
sắc và thay đổi mang nhiều nội dung mới, phương pháp mới chính những đóng góp này đã ảnh hưởng một cách sâu sắc và dần các học thuyết được lan rộng và phổ biến ra khắp các hoạt động quản lý trong xã hội công nghiệp lúc bấy giờ, không những vậy nội dung cơ bản của các hoạt thuyết đó vẫn còn nguyên giá trị cho tới giờ
Trường phái “Quản lý truyền thống” bao gồm ba học thuyết đó là:
1 Thuyết “Quản lý khoa học” do Frededric W.Taylor (1856-1915)
2 Thuyết “Quản lý hành chính” do Henry Fayol (1841-1925)
3 Thuyết “Quản lý bàn giấy”do Max Webber ( 1864-1920)
Mỗi học thuyết đều có trong mình những nội dung, phương mang tính chất cơ bản cần thiết và là nền tảng cần có cho hoạt động quản lý mà thời đại lúc bấy giờ
Trang 4rất cần Các thuyết tuy mang những hình thái, nội dung, khác nhau nhưng chúng lại không hề đối khác nhau, ngược lại chúng lại có chung mục tiêu là giải quyết những vấn đề thực tiễn đề ra.
Và để có thể hiểu rõ hơn về các học thuyết này, sau đây nhóm 2 xin phép được mới cô và các bạn cùng tìm hiểu sâu hơn về các học thuyết để thấy được những nét độc đáo và sự ứng dụng trong thực tế của chúng
Trang 5I THUYẾT QUẢN LÝ KHOA HỌC
1 Fredrick W.Taylor (1856 – 1915)
Frederick Winslow Taylor (29 tháng
3 năm 1856 - 21 tháng 3 năm 1915), được mọi người
gọi là F W Taylor, là một kỹ sư cơ khí Mỹ đã tìm ra
cách nâng cao năng suất công nghiệp Là một nhà tư
vấn quản lý trong những năm cuối đời, đôi khi ông
được người ta gọi là "cha đẻ củaquản lý theo khoa
học."
I.1 Giới thiệu tư tưởng học thuyết.
• Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp
o Cuộc đời
Frededric Winlow Taylor ( 20/3/1856 - 21/3/1915) Quê hương: Philadelphia, Pensylvanlia Ông là đại biểu ưu tú nhất của thuyết quản lý khoa học, được các học giả về quản lý ở phương Tây mệnh danh là cha đẻ của thuyết này Ông sinh ra trong một gia đình luật sư giàu có Năm 18 tuổi, thi đỗ trường Đại học Harvad với ý định theo ngành luật sư như cha mình Sau đó, ông bị đau mắt và đau đầu do thần kinh nên ông phải nghỉ học nửa chừng và làm công nhân cơ khí
Ông có trí óc thông minh, làm việc cần cù nên không đến 10 năm ông đã trở thành đốc công, kĩ sư trưởng
o Sự nghiệp
Từ lúc còn trẻ ông đã quan tâm nghiên cứu về quản lý xí nghiệp và tiến hành nhiều công trình nghiên cứu thông qua thực tiễn của mình Ông dành đại bộ phận thời gian để viết sách, thuyết trình và tuyên truyền về lý luận quản lý của mình
Frededric Winlow Taylor
Trang 6Năm 1895, Ông trình bày luận văn tại hiệp hội kĩ sư toàn quốc Mỹ: " chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm"
Năm 1903, xuất bản “Quản lý ở nhà máy”
Năm 1911, xuất bản quyển sách nổi tiếng: " Những nguyên lý về việc quản
lý 1 cách khoa học"
Năm 1912, Ông trình bày tại quốc hội Mỹ một số vấn đề về việc quản lý một cách khoa học và là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong việc nghiên cứu công tác quản lý một cách khoa học của ông: chế độ quản lý: " chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm" =>Quản lý tác nghiệp
• Tư tưởng:
Taylor định nghĩa: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng, học đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” Đó cũng chính là tư tưởng cơ bản của ông về quản lý theo khoa học gồm 4 điểm chính:
o Phát triển khao học để thay thế những thao tác cũ
o Lựa chọn công nhân một cách khoa học
o Gắn công nhân được lựa chọn với tổ chức lao động khoa học
o Phân đều công việc giữa người quản lý và công nhân , phải có “ Cách mạng trí tuệ” cả phía người quản lý lần phái người công nhân nhằm tạo
ra sự gắn bó công việc ở cả hai phía
Tư tưởng quản lý cốt lõi của F.W Taylor là đối với mỗi loại công việc dù nhỏ nhặt nhất đều cố một “ khoa học” để thực hiện nó, ông đã liên kết các mặt kỹ thuật
và con người trong tổ chức Mặt hạn chế của tư tưởng quản lý Taylor là sự hiểu biết phiến diện và máy móc về con người, bị chi phối bởi tư tưởng triết học “ con người kinh tế” mà ông tiếp cận ở thời đại đó và thuyết quản lý theo khoa học của ông còn bị hạn chế ở cấp tác nghiệp Tuy thế thuyết quản lý của Taylor vẫn được
Trang 7đánh giá cao vì nó đáp ứng được yêu cầu quản lý xí nghiệp vào thời điểm đó và phục vụ cho sự nghiệp phát triển đại công nghiệp của chủ nghĩa tư bản.
I.2 Nội dung
Nội dung của lý luận quản lý một cách khoa học:
• Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân, phải nghiên cứu thời gian và thao tác cần thiết cho công việc để xây dựng định mức cho công việc => nguyên lý định mức
• Phải lựa chọn những thợ hạng nhất cho mỗi công việc
• Nguyên lý tiêu chuẩn hóa
• Xét và thực hiện chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm nhằm khuyến khích người lao động
• Hai bên thương và chủ đều phải nhận thức rằng công việc nâng cao năng suất lao động có lợi cho cả hai bên, cần có một cuộc "cách mạng tinh thần", hợp tác và cùng nhau cố gắng
• Tách biệt chức năng kế hoạch với chức năng thừa hành
• Thực hiện chế độ chức năng và chế độ chức năng trực tuyến
• Nguyên lý kiểm soát, quản lý về mặt cơ cấu tổ chức
Vậy thực chất của việc quản lý khoa học là cuộc cách mạng tư tưởng hoàn toàn của công nhân trong tất cả các xí nghiệp hoặc tổ chức, là cuộc cách mạng tư tưởng hoàn toàn về trách nhiệm của công dân đối với công việc của họ, về cách đối xử của họ đối với những đồng sự và đối với chủ
Bốn nguyên tắc quản lý khoa học tương ứng:
• Phải xác định phương pháp khoa học cho những thành tố cơ bản trong công việc của công nhân , thay phương pháp cũ dựa vào kinh nghiệm -> nghiên cứu và các thao tác hợp lý nhất để thực hiện công việc
• Xác định chức năng hoạch định của nhà quản lý, thay vì để công nhân tự ý lựa chọn phương pháp làm việc riêng của họ -> bằng cách mô tả công việc
Trang 8để chọn lựa công nhân, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống huấn luyện chính thức.
• Lựa chọn và huấn luyện công nhân, phát triển tinh thần hợp tác đồng đội, thay vì khích lệ những nỗ lực cá nhân riêng lẻ của họ -> trả lương theo nguyên tắc khuyến khích theo sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động bằng dụng cụ thích hợp
• Phân chia rõ ràng công việc giữa nhà quản lý và công nhân, để mỗi bên làm tốt nhất công việc của họ, chứ không phải chỉ đổ lên đầu công nhân như trước kia -> thăng tiến trong công việc, chú trọng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động
o Cuối cùng là tư tưởng "con người kinh tế" (qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất)
o Từ những tư tưởng đó, đã mở ra cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp, tạo được bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thế kỷ XX cùng với những thành tựu lớn trong ngành chế tạo máy
• Nhược điểm
o Định mức lao động ngặt nghèo đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực: công nhân bị gắn chặt với dây chueyefn sản xuất, làm việc như người máy biết nói Tâm sinh lý của họ bị biến dạng, nhân cách khủng hoảng
Trang 9I.4 Khả năng vận dụng tư tưởng
• Những hướng dẫn của Taylor và những người khác đưa ra đến nay vẫn được
sử dụng trong công tác tổ chức
• Những nguyên tắc cảu Taylor nhanh chóng lan truyền khắp nước Mỹ và sau
đó là Pháp, Đức, Nga, Nhật và đã thúc đẩy những người khác học và phát triển các phương pháp của quản trị bằng khoa học
2 Charles Babbage (1792 – 1871)
2.1Giới thiệu tư tưởng học thuyết
• Tiểu sử, vài nét về sự nghiệp:
o Charles Babbage (26/12/1792 – 18/10/1871)
là một nhà bác học người Anh
o Ông là một nhà toán học, nhà triết học, nhà
phát minh và kĩ sư cơ khí người Anh
o Ông được coi là cha đẻ của công nghệ máy
tính là người đầu tiên phát minh ra máy tính
cơ học đầu tiên
Charles Babbage
Charles Babbage là người đầu tiên đề xuất phương pháp tiếp cận có tính chất khoa học trong quản lý, quan tâm đến mối quan hệ giữa người quản lý với công nhân Ông cũng là người góp phần tích cực đưa quản lý trở thành một bộ môn khoa học độc lập
2.2Nội dung
• Ông tìm cách tăng năng suất lao động
• Cùng với Adam Smith ông chủ trương chuyên môn hóa lao động, dùng toán học để tính toán việc sử dụng nguyên liệu tối ưu
Trang 10• Ông cho rằng các nhà quản lý phải nghiên cứu thời gian cần thiết để hoàn thành một công việc, thưởng cho những công nhân vượt tiêu chuẩn.
• Ông cũng là người đầu tiên đề nghị dùng phương pháp chia lợi nhuận để duy trì quan hệ công nhân và người quản lý
2.3 Đánh giá
• Ưu điểm
o Tăng năng suất lao động một cách có hiệu quả tạo động lực cho công nhân
o Hoàn thành công việc một cách có tổ chức, có thời hạn nhất định
để tiếp tục các công việc tiếp theo
o Khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân
o Giúp tiết kiệm chi phí
o Đảm bảo mọi việc tiến triển theo đúng kế hoạch
o Công nhân hăng hái có tính thần lao động
o Khuyến khích tinh thần làm việc đồng đội, làm việc theo nhóm tổ
o Việc tính toán cách sử dụng vật liệu giúp các nhà quản lý hạn chế rủi ro
3 Frank Bunker ( 1886 – 1924) và Lillian Gilbreth (1878 – 1972)
Frank Bunker và LiLiant M.Gibreth là hai người tiên phong trong việc nghiên cứu thời gian động tác và phát triển lý thuyết quản lý, có những sáng kiến cải tiến
Trang 11kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động; đồng thời, có những công trình nghiên cứu coi trọng người lao động.
Frank và Lillian Gibreth có công hợp lý hoá và nhân bản hoá trào lưu Quản lý Khoa học
3.1 Giới thiệu tư tưởng học thuyết
• Cuộc đời và sự nghiệp
Frank Bunker là một nhà thầu xây dựng ông là một nhà quản lý, là thành viên của ASME1, là một giảng viên tại đại học Purdue Liliant là một nhà tâm lý học cũng là thành viên của ASME, và là giảng viên của đại học Purdue
Frank Gilbreth khởi nghiệp từ một nhà quản lý độc lập năm 1895 Sau khi kết hôn với Lillian năm 1904, đề tài nghiên cứu ban đầu của ông về phương pháp sản xuất hiệu quả trở thành công trình suốt
đời của 2 vợ chồng nhằm đưa ra những
phương pháp nhanh và tốt nhất để đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ.Frank Bunker và LiLiant
M.Gibreth
• Tư tưởng
Hai tác giả này đã nghiên cứu chi tết
quá trình thực hiện và quan hệ giữa các thao
tác cử độn với một mức độ căng thẳng và
mệt mỏi nhất định của con người trong quá
trình làm việc, từ đó đưa ra phương pháp
thực hành tối ưu nhằm tăng năng xuất lao động , giảm sự mệt mỏi của công nhân.Frank Bunker là người mở đường cho việc đơn giản hóa công việc bằng việc phân chia công việc thành 17 thao tác khác nhau Chẳng hạn, khi nghiên cứu thao
1là viết tắt của cụm từ “AMERICAN SOCIETY OF MECHANICAL ENGINEERS” (Hiệp hội kỹ sư cơ khí của Mỹ)
Trang 12tác của người thợ xây, ông đã đề nghị họ thay đổi cấu trúc công việc Frank Bunker
đã đề xuất ý tưởng về tìm một phương pháp tốt để thực hiện mọi công việc
Sau khi Frank Bunker mất, bà Liliant đã tiếp tục công việc của chồng và tập chung vào khía cạnh con người Bà đưa ra ý tưởng công nhân cần được làm việc trong những điều kiện đảm bảo an toàn, có số ngày làm tiêu chuẩn, và được nghỉ giải lao giữa giờ và nghỉ trưa vào giờ quy định
3.2 Nội dung
Hai tác giả này đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình thực hiện và quan hệ giữa các thao tác, động tác và cử động với một mức độ căng thẳng và mệt mỏi nhất định của công nhân trong quá trình làm việc, từ đó đưa ra phương pháp thực hành tối ưu nhằm tăng năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân
Frank Bunker phân chia công việc thành 17 thao tác cơ bản, như “tìm”, “chọn”,
và “cầm” nhằm loại trừ những cử chỉ không cần thiết khi làm việc
Chẳng hạn, khi nghiên cứu thao tác của người thợ xây, ông đã đề nghị họ thay đổi cấu trúc công việc và đã đơn giản các thao tác xây gạch từ 18 xuống còn 5 và năng xuất của người thợ xây tăng từ 120 viên gạch/h lên 300 viên gạch/h và giảm
sự mệt mỏi Frank Bunker đã đề xuất ý tưởng về tìm một phương pháp tốt để thực hiện mọi công việc
Họ tin rằng thành công của những nội dung quản lý khoa học dựa vào nỗ lực hợp tác giữa ban quản lý và người lao động nhằm tối đa hoá lợi nhuận, hợp tác lao động đòi hỏi sự tham gia của nhân viên từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện những nội dung quản lý khoa học Họ nhấn mạnh những mặt lợi của việc huy động người lao động tham gia thực hiện lý thuyết hiệu quả
Để bổ trợ kiến thức kỹ thuật của chồng, Lillian theo đuổi đề tài nghiên cứu tâm
lý đề cao tầm quan trọng của yếu tố con người nơi làm việc; chú trọng đến vai trò của sự hài lòng, tính tự trọng và niềm tự hào của nhân viên, đến yêu cầu lựa chọn
Trang 13kỹ lưỡng nhân viên cho từng nhiệm vụ cụ thể, và tầm quan trọng của việc ghi nhận thành tích cá nhân, phát triển nhân viên
Họ khuyến nghị hình thức khen thưởng hàng tháng đối với các sáng kiến, và đưa ra hệ thống đánh giá, phân hạng để các nhân viên biết mình đang làm việc ở mức nào
Trong bối cảnh đầu thế kỷ XX, công nghiệp hoá được coi như thuốc chữa bách bệnh, thường gây tổn hại đến đông đảo quần chúng lao động, thì việc xây dựng những khái niệm quản lý mới, sử dụng những thuật ngữ như động viên, biểu dương, hay yêu cầu tuyển chọn kỹ lưỡng nhân viên theo vị trí công việc là những nội dung mang tính cách mạng Chừng mực nào đó, vợ chồng Gilbreth đã quay về với một số giá trị thời kỳ trước Họ chỉ ra rằng, phương pháp mới về sản xuất hàng loạt, với chuỗi những động tác cố định, thiếu động não, đã thay thế yếu tố thủ công lành nghề Niềm tự hào nghề nghiệp và nguyện vọng của người lao động chưa được coi trọng Họ đã chứng minh cho các cán bộ quản lý thấy rằng không thể đạt hiệu quả tột bậc trừ phi đảm bảo sự hài lòng, tôn trọng những giá trị và bản sắc của các cá nhân
3.3 Đánh giá
• Ưu điểm
Phương pháp thuộc trường phái này đã có những đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản trị qua phân công, chuyên môn hóa quá trình lao động, đồng thời là những người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ
để tăng năng suất lao động
• Hạn chế
Trang 14Phương pháp lãnh đạo, quản trị này mang tính khoa học hóa một cách thuần túy như "máy móc hóa con người", gắn chặt con người vào một dây chuyền công nghệ để lãnh đạo, quản trị và tăng năng suất lao động.
3.4 Khả năng vận dụng
Phương pháp này đã có những đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản trị qua phân công, chuyên môn hóa quá trình lao động
4 Henry Lawrenke Gantt (1861 – 1919)
Henry Lawrenke Gantt là nhà khoa học tiên phong nghiên cứu phương pháp quản lý thời gian Ông nổi tiếng về các biểu đồ do ông phát minh ra như “ Daily Balance Chart2và biểu đồ mang tên ông (Biểu đồ Gantt)”
4.1 Giới thiệu tư tưởng
Henry Gantt
Trang 15Ông sinh ra trong một gia đình nông dân giàu có ở Maryland vào năm 1861 Tuy nhiên, tuổi thơ của ông đã được đánh dâu bởi một số thiếu thốn như cuộc nội chiến mang lại những thay đổi trong tài sản gia đình Ông tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins3 và là một giáo viên trước khi trở thành một thợ vẽ vào năm 1884 và hội
đủ điều kiện như là một kĩ sư cơ khí Từ 1887-1893 ông làm việc tại Công ty thép Midvale ở Philadelphia, nơi ông trở thành trợ lý cho kỹ sư trưởng (FW Taylor) và sau đó trở thành giám đốc của Sở đúc
Ông tham gia cũng Frederick W Taylor trong việc áp dụng nguyên tắc quản lý khoa học năm 1887 - 1893 Nổi tiếng với việc phát triển sơ đồ Gantt năm 1910:
+ Để đo lường sản lượng quản đốc hoặc giám sát
+ Một công cụ quản lý quan trọng ngày hôm nay
+ Cung cấp shedule đồ họa cho quy hoạch
+ Kiểm soát của công việc
+ Ghi lại tiến bộ đối với các giai đoạn của một dự án
+ Biểu đồ có một biến thế hiện đại, Chương trình Đánh giá Kỹ thuật (Pert)4
+ Sơ đồ Gantt được sử dụng rộng rãi trong những công trình lớn như đập Hoover hay hệ thống đường quốc lộ liên bang Mỹ và ngày nay vẫn là một công cụ quan trọng trong quản lý dự án Sau này, khi làm cố vấn dự án, ngoài sơ đồ Gantt, ông còn thiết kế hệ thống thưởng năng suất - trong đó nhân viên có năng suất vượt định mức sẽ được thưởng phần trăm
Ngoài ra, ông còn phát triển một số phương pháp đo đạc hiệu suất và năng suất nhân viên
Gantt và Taylor làm việc tốt với nhau trong những năm đầu và Gantt theo Taylor cho Công ty Simonds và cán vào Bethlehem Steel Từ năm 1900 Gantt cũng
3 là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Baltimore , bang Maryland , Hoa Kỳ
4 là một phương pháp để phân tích các công tác tham gia vào việc hoàn thành một dự án, đặc biệt là ước lượng thời lượng cần thiết để hoàn thành mỗi công tác, và để xác định thời gian tối thiểu cần thiết để hoàn thành toàn bộ dự án.
Trang 16được biết đến như là một nhà tư vấn thành công như ông đã phát triển lợi ích trong phạm vi rộng hơn, thậm chí mâu thuẫn nhau, các khía cạnh của quản lý
Năm 1917, ông chấp nhận một ủy ban chính phủ để đóng góp vào các nỗ lực chiến tranh ở Frankford Arsenal và cho Tổng công ty Hạm đội khẩn cấp
• Tư tưởng quản lý :
Henry khẳng định con người có ý nghĩa quan trọng nhất trong sản xuất, và phương pháp quản lý theo khoa học cần tập trung vào người thợ
4.2 Nội dung
• Công dụng Sơ đồ Gantt
o Sơ đồ mô tả dòng công việc
o Vạch ra những giai đoạn của công việc theo kế hoạch
• Các bước cơ bản khi tiến hành xây dựng sơ đồ Gantt:
1 Định nghĩa các hoạt động
2 Tính toán thời gian cần thiết để hoàn thành công việc cho mỗi hoạt động, tùy thuộc vào khối lượng công việc, nguồn lực cho phép, tổng thời gian để hoàn thành
3 Xác định nối liên hệ giữa các hoạt động
o Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc
o Chỉ phù hợp áp dụng cho những dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp
4.2Khả năng vận dụng
Phương pháp Gantt là công cụ quan trọng trong quản lý tác nghiệp
Trang 17Biểu đồ Gantt được sử dụng cho bất kỳ chương trình, dự án, hoạt động quản lý trên tất cả cac lĩnh vực giáo dục, kinh tế Chúng giúp liên kết mọi người, mọi nguồn lực trong dự án, chương trình và hoạt động quản lý nào đó
II THUYẾT QUẢN LÝ BÀN GIẤY
Max Weber là một nhà xã hội học nổi tiếng người Đức Ông sáng lập ra thuyết
tổ chức, đề ra mô hình tổ chức để quản lý các doanh nghiệp lớn Ông đưa ra thuyết quản lý gắn với quyền lực Trong đó ông cũng chỉ rõ “ quyền lực pháp lý ” là loại hình quyền lực có thể dùng làm cơ sở cho thể chế quản lý hành chính lý tưởng , chỉ
có loại hình này mới có thể đảm bảo tính liên tục, ổn định của quản lý, đảm bảo hiệu quả cao của quản lý
Học thuyết Max Weber không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ mà đến ngày nay nó vẫn phát huy tác dụng và trở thành nền tảng cho thể chế quản lý của các doanh nghiệp , các cơ quan hành chính trong nước và trên thế giới Max Weber
1 Giới thiệu tư tưởng thuyết quản lý bàn giấy.
1.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp và sự
nghiệp của Max Weber
Maximilian Weber sinh 21/04/1864 mất
14/06/1920
Cha là một công chức và chính trị gia có
khuynh hướng tự do, mẹ là một phụ nữ trí thức rất
quan tâm đến những vấn đề tôn giáo và xã hội Ông
đã sớm trải nghiệm môi trường tri thức từ nhỏ