kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long

109 141 0
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN LÊ TƢỜNG VI KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành kế toán Mã số ngành 52340310 Tháng 11 – Năm 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN LÊ TƢỜNG VI MSSV 4114078 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành kế toán Mã số ngành 52340310 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS.TS TRƢƠNG ĐÔNG LỘC Tháng 11 – Năm 2014 LỜI CẢM TẠ  Lời đầu tiên, Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là quý Thầy Cô bộ môn Kế toán - Kiểm toán đã quan tâm, dạy dỗ tận tình cho em trong suốt thời gian học tập tạị trường Đại học Cần Thơ. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Trương Đông Lộc – Người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và có những đóng góp ý kiến quý báu trong suốt thời gian em thực hiện luận văn này. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long và các Anh Chị phòng Kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Mặc dù rất cố gắng, nhưng do lần đầu tiếp cận với thực tế nên em không tránh khỏi những sơ sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô để em hoàn thành luận văn hoàn thiện hơn. Cuối lời, Em xin kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe; Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long gặt hái nhiều thắng lợi lớn hơn nữa trong thời gian tới. Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Ngƣời thực hiện NGUYỄN LÊ TƢỜNG VI i TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Ngƣời thực hiện NGUYỄN LÊ TƢỜNG VI ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Vĩnh Long, ngày tháng năm 2014 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 1 1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2 1.3.1 Không gian .......................................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian ............................................................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 3 2.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất ............................................................. 3 2.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm ....................................................... 5 2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .......................................... 6 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 15 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 15 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 15 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG .................................................................................. 17 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .................... 17 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ......................................... 18 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC .......................................................................................... 19 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ...................................................................... 19 3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban .......................................................... 20 3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN ................................................................. 22 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................... 22 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty ................................. 24 3.4.3 Phương pháp kế toán ......................................................................................... 26 3.5 SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ....................... 26 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN .................. 31 3.6.1 Thuận lợi ........................................................................................................... 31 3.6.2 Khó khăn ........................................................................................................... 31 3.6.3 Định hướng phát triển ....................................................................................... 31 CHƢƠNG 4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG ........................................................................................................................ 33 4.1 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG .................................................................................................................... 33 4.1.1 Đặc điểm công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty ...... 33 4.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................................................... 34 4.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .................................................................. 37 4.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung ......................................................................... 39 4.1.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ......................... 45 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TẠI CÔNG TY ............................ 49 iv 4.2.1 Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm qua 3 tháng 4, 5, 6 năm 2014 ............................................................................................................ 49 4.2.2 Phân biến biến động các khoản mục chi phí qua 3 tháng 4, 5, 6 năm 2014 ..... 51 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG ......................................... 58 5.1 NHẬN XÉT CHUNG ......................................................................................... 58 5.1.1 Nhận xét về thực hiện chế độ kế toán ............................................................... 58 5.1.2 Nhận xét về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ............................................................................................................ 59 5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................................... 60 5.3 GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .................................................................................................................... 61 5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC .......................................................................... 62 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 63 6.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 63 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ...................................................................................... 65 PHỤ LỤC 01 ............................................................................................................. 66 v DANH SÁCH BẢNG STT 3.1 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 4.12 4.13 4.14 4.15 4.16 Tên bảng Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long giai đoạn 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014 Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tổng hợp chi phí nhân công bốc xếp Tổng hợp chi phí sản xuất chung Tổng hợp chi phí sản xuất gạo Tổng hợp biên bảng thu hồi Tổng hợp giá bán sản phẩm phụ Tổng hợp giá thành sản phẩm gạo Tổng hợp giá trị sản phẩm phụ Tình hình biến động giá thành sản phẩm gạo Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tỷ lệ thu hồi thành phẩm gạo Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp so với giá thành Biến động chi phí nhân công trực tiếp Tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp so với giá thành Biến động chi phí sản xuất chung Tỷ trọng chi phí sản xuất chung so với giá thành vi Trang 27 36 38 42 45 46 47 47 48 49 51 52 53 55 55 56 57 DANH SÁCH HÌNH STT 2.1 2.2 2.3 2.4 3.1 3.2 3.3 3.4 4.1 4.2 4.3 Tên hình Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy vi tính Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Quy trình sản xuất gạo tại Công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Biến động giá thành đơn vị của gạo 5% tấm vii Trang 7 8 10 11 19 22 24 25 34 48 50 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT: Bảo hiểm y tế BHXH: Bảo hiểm xã hội BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT ĐV: Chi phí nhân công trực tiếp đơn vị CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNVLTT ĐV: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị CPSXC: Chi phí sản xuất chung CPSXC ĐV: Chi phí sản xuất chung đơn vị CPSX: Chi phí sản xuất CPSXDDĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ CPSXDDCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ KPCĐ: Kinh phí công đoàn TSCĐ: Tài sản cố định SPDD: Sản phẩm dở dang viii CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam là nước có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên tình hình xuất khẩu gạo vẫn còn nhiều diễn biến thất thường và cạnh tranh cao với các nước trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ. Vì vậy, để giữ vững thị trường tiêu thụ truyền thống và mở rộng các thị trường tiềm năng khác các doanh nghiệp luôn quan tâm đến giá thành sản phẩm. Sản phẩm gạo Việt Nam luôn được ưa chuộng cũng vì giá cả hợp lý và chất lượng gạo tương đối tốt. Đây cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn muốn duy trì và phát huy. Cụ thể là làm thế nào để mang đến người tiêu dùng một sản phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu và tính cạnh tranh của thị trường nhưng phải đảm bảo lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Lúc này chi phí sản xuất là mối quan tâm hàng đầu. Thông qua công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, doanh nghiệp sản xuất sẽ quản lý chặt chẽ những hao phí hình thành nên sản phẩm. Đây là khâu phức tạp đòi hỏi kế toán phải hạch toán đầy đủ và chính xác các loại chi phí phát sinh để cắt giảm những chi phí không cần thiết, tránh tình trạng lãng phí cho doanh nghiệp. Chi phí sản xuất là yếu tố cơ bản hình thành nên giá thành sản phẩm. Vì vậy, chỉ cần một biến đổi nhỏ trong chi phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và làm giảm lợi thế cạnh tranh của mặt hàng trên thị trường tiêu thụ. Mặt khác, các nhà quản trị rất coi trọng việc hoạch định và kiểm soát chi phí nhằm ra quyết định kinh doanh. Do đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi như là một công cụ hữu ích và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất. Ý thức được vai trò của kế toán chi phí sản xuất, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn thực hiện đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài này là đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và giảm giá thành sản phẩm cho Công ty. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long; - Phân tích giá thành sản phẩm của Công ty; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và giảm giá thành sản phẩm cho Công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long. Cụ thể, đề tài sử dụng số liệu được tổng hợp từ xí nghiệp Mỹ Thới để tiến hành tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và phân tích biến động giá thành. 1.3.2 Thời gian - Đề tài sử dụng số liệu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 để sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Đối với số liệu thực hiện kế toán: Đề tài tiến hành tập hợp chi phí sản xuất của tháng 6/2014 để tính giá thành sản phẩm. - Số liệu dùng để phân tích biến động chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là số liệu của 3 tháng 4, 5, 6 năm 2014. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Chế độ kế toán và tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất Theo Bùi Văn Trường (2008, trang 11), chi phí là các khoản tiêu hao của các nguồn lực cho một mục đích, biểu hiện bằng tiền. Hay nói cách khác, chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí luôn phát sinh một cách khách quan và thay đổi trong quá trình tái sản xuất. Đây được xem là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vì nó gắn liền với sự đa dạng và phức tạp của từng loại hình doanh nghiệp. 2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Căn cứ vào chức năng hoạt động, chi phí được chia thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp dễ dàng tính giá thành sản phẩm đồng thời xác định được biến động từng loại chi phí ảnh hưởng đến giá thành. Từ đó đề ra biện pháp thích hợp để hạ giá thành sản phẩm.  Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Bao gồm 3 loại chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là khoản chi phí tham gia cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm như giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu,…được sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm (Trần Quốc Dũng, 2008, trang 43). - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả khác cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung hay còn gọi là chi phí phân xưởng: là các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng, công trình, đội sản xuất,… trong quá trình chế tạo sản phẩm, không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. 3  Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung trong toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp b. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, các loại chi phí có cùng nội dung, tính chất sẽ được xếp vào một yếu tố không kể chi phí đó phát sinh ở đâu và dùng vào mục đích gì. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố. Các chi phí sẽ được chia thành: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt động kinh doanh Theo Bùi Văn Trường (2008, trang 14), căn cứ vào mối quan hệ của chi phí đến việc chế tạo sản phẩm và thời kỳ kinh doanh, chi phí sẽ bao gồm 2 loại: đó là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.  Chi phí sản phẩm là chi phí gắn liền với sản phẩm sản xuất hay hàng hóa mua.  Chi phí thời kỳ gắn liền với từng thời kỳ kinh doanh như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí thời kỳ thường thay đổi theo thời gian và được dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. d. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tƣợng chịu chi phí  Chi phí trực tiếp: là chi phí đơn chất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí tiền lương,…những chi phí này liên quan trực tiếp và được hạch toán vào đối tượng chịu chi phí.  Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí khác nhau. Do đó, chi phí gián tiếp thường phải được tập trung sau đó lựa chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. e. Phân loại chi phí theo cách ứng xử Căn cứ vào mối quan hệ của sự biến đổi chi phí và sự biến đổi của mức hoạt động, chi phí sẽ được chi thành 3 loại: chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.  Chi phí bất biến hay còn gọi là định phí: là những chi phí không thay đổi hay ít thay đổi khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng hoặc giảm. 4  Chi phí khả biến hay còn gọi là biến phí: là chi phí biến động trực tiếp theo sự thay đổi sản lượng sản phẩm, hàng hóa, hay doanh thu,…Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh.  Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố chi phí khả biến và chi phí bất biến. Ở mức hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến nhưng khi mức độ hoạt động tăng lên chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến. 2.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp hao phí để tạo nên một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ (Trần Quốc Dũng, 2008, trang 47). Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá thành được coi là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong khi chi phí phát sinh và chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm thì giá thành sản phẩm lại là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất. 2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm a. Phân loại theo thời điểm xác định giá thành  Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch là giá thành được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh; giá thành kế hoach được tính cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên định mức kỹ thuật và số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của kỳ trước.  Giá thành định mức Giá thành định mức cũng là loại giá thành được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và được tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức giúp các doanh nghiệp xác định hiệu quả sử dụng tài sản, lao động trong sản xuất từ đó đề ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.  Giá thành thực tế 5 Giá thành thực tế là giá thành được xây dựng sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, được xác định dựa trên chi phí thực tế phát sinh và sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. b. Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành  Giá thành sản xuất Giá thành sản xuất hay còn gọi là giá thành phân xưởng bao gồm tất cả các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính cho những sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.  Giá thành toàn bộ Giá thành toàn bộ còn được gọi là giá thành đầy đủ: là toàn bộ chi phí phát sinh được tính từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài sản xuất của doanh nghiệp: như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Theo Đoàn Ngọc Quế (2010, trang 59), “Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí”. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng sản xuất, giai đoạn công nghệ sản xuất), hay đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng). Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức sản xuất, loại hình sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất hay đặc điểm của sản phẩm… Trong công tác kế toán chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu quan trọng và rất cần thiết. Vì đây là căn cứ để kế toán xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu và hệ thống sổ kế toán chi tiết liên quan đến chi phí sản xuất. 2.1.3.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm “Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị” (Đoàn Ngọc Quế, 2010, trang 59). Để xác định được đối tượng tính giá thành, kế toán căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Lựa chọn đối tượng tính giá thành phù hợp là cơ sở để phân tích, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác. 6 2.1.3.3 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà kế toán giá thành cần tiến hành tập hợp chi phí sản xuất, tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho các đối tượng tính giá thành (Trần Quốc Dũng, 2008, trang 48). Tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất và đặc điểm sản xuất của sản phẩm, kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm, khi kết thúc đơn đặt hàng hoặc cuối mỗi công đoạn sản xuất. 2.1.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong quá trình sản xuất sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng có thể liên quan đến từng đối tượng cụ thể hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau. Với những nguyên vật liệu dùng chung để sản xuất nhiều sản phẩm, kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phân bổ phù hợp.  Các chứng từ sử dụng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Phiếu xuất kho (02-VT) - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu (07-VT)  Tài khoản sử dụng: 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản 621 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Bên nợ: Giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm. Bên có: - Giá trị nguyên vật sử dụng không hết nhập lại kho; - Giá trị phế liệu thu hồi; nguyên vật liệu bắt bồi thường; - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tập hợp chi phí. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. TK 152 TK 621 Giá trị NVLTT xuất dùng từ kho TK 152 Giá trị NVLTT dùng không hết nhập lại kho TK 111, 331.. TK 154 Giá trị NVLTT mua ngoài Kết chuyển CPNVLTT không qua nhập kho Hình 2.1 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7 b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan. Trừ trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng, kế toán phải lựa chọn chỉ tiêu phù hợp để tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí có thể là: định mức tiền lương, khối lượng sản phẩm thực tế, số giờ hoặc số ngày công tiêu chuẩn….  Các chứng từ dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: - Bảng chấm công làm thêm giờ (01-LĐTL) - Bảng chấm công (01a-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thưởng (03-LĐTL) - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10-LĐTL) - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (11-LĐTL)  Tài khoản sử dụng: 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh Bên có: Kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.  Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334, 111 TK 622 TK 154 Tiền lương, phụ cấp,… phải trả cho công nhân sản xuất TK 338 Kết chuyển CPNCTT Trích BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN cho công nhân trực tiếp sản xuất TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất (Nguồn: Bùi Văn Trường, 2008, trang 49) Hình 2.2 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 8 c. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng như tiền lương nhân viên quản lý, giá trị nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ hay khấu hao máy móc nhà xưởng, thiết bị…Chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng nhà xưởng, từng bộ phận sản xuất.  Các chứng từ dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung: - Phiếu xuất kho, hóa đơn dịch vụ; - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; - Bảng phân bổ tiền lương, bảng tính khấu hao.  Tài khoản sử dụng: 627 “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.  Kết cấu tài khoản Bên nợ: chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên có: kết chuyển chi phí sản xuất chung trong kỳ sang tài khoản 154, 631 để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 627 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2: - TK 6271: Chi phí nhân viên - TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu - TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất - TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác  Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung 9 TK 334 TK 627 TK 154 Tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý sản xuất Kết chuyển CPSXC TK 338 Trích BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN cho nhân viên quản lý sản xuất TK 152, 153 Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất TK 214 Trích khấu hao tài sản cố định TK 142, 242 Phân bổ chi phí trả trước liên quan đến phục vụ sản xuất TK 335 Trích trước chi phí trả trước liên quan đến phục vụ sản xuất TK 111, 112, 331 Tập hợp chi phí bằng tiền khác và chi phí dịch vụ mua ngoài Hình 2.3 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung d. Tổng hợp chi phí sản xuất theo phạm vi tính giá thành Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán để tính giá thành sản phẩm.  Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh 10 doanh dở dang” để tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Tài khoản 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.  Kết cấu tài khoản Bên nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ Bên có: - Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu hồi; - Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho, chuyển bán;  Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TK 621 TK 154 TK 152 Giá trị phế liệu thu hồi CPSXDDĐK Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622 TK 138 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Giá trị bồi thường thiệt hại trong sản xuất TK 627 TK 155, 157 Giá trị thành phẩm nhập kho, hàng gởi đi bán Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK 632 Thành phẩm tiêu thụ không qua nhập kho CPSXDDCK (Nguồn: Bùi Văn Trường, 2008, trang 66) Hình 2.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm e. Đánh giá các khoản điều chỉnh giảm giá thành Các khoản giảm giá thành có thể là chi phí thiệt hại ngừng sản xuất, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng, hay giá trị phế liệu phế phẩm thu hồi…Đây là những khoản chi phí sản xuất thực tế có phát sinh nhưng không tạo ra giá trị hoặc không được tính vào giá thành. 11 f. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế tạo hoặc đã hoàn thành một vài bước chế biến nhưng còn phải gia công chế biến tiếp. Vì vậy, tại thời điểm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang để xác định số chi phí sản xuất đã bỏ ra liên quan đến sản phẩm chưa hoàn thành. Việc đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ hay đặc điểm sản phẩm… và được thực hiện theo một trong những phương pháp sau:  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp này áp dụng đối với những sản phẩm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất. Theo đó, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung chỉ được tính vào giá trị thành phẩm. Do vậy phương pháp này có ưu điểm là đơn giản nhưng tính chính xác không cao. CPNVLTT dở CPNVLTT phát dang đầu kỳ + sinh trong kỳ Chi phí Số lượng (2.1) sản xuất = SPDD X Số sản phẩm Số lượng dở dang cuối kỳ + hoàn thành SPDD cuối kỳ cuối kỳ trong kỳ  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng tƣơng đƣơng Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng tương đương có tính chính xác rất cao nhưng đồng thời khối lượng công việc phức tạp và mất nhiều thời gian. Vì các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đều chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Do đó, khi đánh giá sản phẩm dở dang kế toán phải căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của chúng để tính trên tất cả các khoản mục. Để xác định được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang, việc kiểm kê đóng vai trò rất quan trọng. Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Số lượng + Chi phí phát sinh trong kỳ X thành dở dang đầu kỳ sản xuất = phẩm quy dở dang đổi tương Số lượng Số lượng thành phẩm + cuối kỳ đương thành phẩm quy đổi tương đương 12 (2.2) Số lượng thành phẩm Số lượng sản phẩm = X quy đổi tương đương dở dang cuối kỳ Mức độ hoàn thành (2.3)  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức thích hợp cho những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức hợp lý và ổn định cho sản phẩm. Chi phí sản xuất = dở dang cuối kỳ  Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ X Tỷ lệ Định hoàn X mức thành chi phí (2.4) g. Phương pháp tính giá thành  Phƣơng pháp trực tiếp Phương pháp tính giá thành trực tiếp phù hợp với các doanh nghiệp có loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ ngắn. Thông thường đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành. Do vậy, phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán tuy nhiên độ chính xác không cao. Tổng giá thành sản phẩm Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản (2.5) = phẩm dở dang + xuất phát sinh - phẩm dở dang đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm = (2.6) Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ  Phƣơng pháp hệ số Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sử dụng cùng nguyên liệu và lao động để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm. Những sản phẩm này có quan hệ tỷ lệ và kết cấu chi phí với nhau. Các chi phí sản xuất không tập hợp riêng cho từng sản phẩm mà phải tập hợp chung cho từng nhóm sản phẩm. - Bước 1: Xác định tổng giá thành của nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn. - Bước 2: Quy đổi tất cả các loại sản phẩm thành một loại sản phẩm chuẩn. 13 (2.7) Giá thành định mức sản phẩm i Hệ số quy đổi = sản phẩm i Giá thành định mức nhỏ nhất của một SP trong nhóm Tổng sản phẩm chuẩn N = Hệ số quy đổi sản phẩm i Số lượng sản phẩm X i hoàn thành  i 1 (2.8) - Bước 3: Tính giá thành thực tế đơn vị của sản phẩm chuẩn Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm Giá thành đơn vị = sản phẩm chuẩn (2.9) Tổng sản phẩm chuẩn - Bước 4: Tính giá thành thực tế của từng sản phẩm trong nhóm Giá thành đơn vị SP i Giá thành đơn vị SP chuẩn = X Hệ số quy đổi SP i (2.10)  Phƣơng pháp tỷ lệ Giống như phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm. Các sản phẩm này cùng chủng loại nhưng có quy cách khác nhau và không có quan hệ kết cấu chi phí. - Bước 1: Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn trên từng khoản mục chi phí - Bước 2: Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí. Tổng giá thành kế hoạch của = nhóm sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành trong nhóm X Giá thành định mức sản phẩm (2.11) - Bước 3: Tính tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí. Tỷ lệ giá thành Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm (2.12) của nhóm sản = Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm phẩm - Bước 4: Tính giá thành sản phẩm. Giá thành đơn = vị sản phẩm  Tỷ lệ tính giá thành nhóm sản phẩm (từng khoản mục chi phí) 14 X Giá thành định mức sản phẩm (2.13) (từng khoản mục chi phí)  Phƣơng pháp loại trừ sản phẩm phụ Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa tạo ra sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ là sản phẩm không thuộc danh mục sản phẩm chủ yếu của quy trình sản xuất, giá trị và khối lượng của chúng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với sản phẩm chính. Tổng giá thành thực = tế sản phẩm Giá trị sản phẩm phụ Giá trị Giá trị khoản CPSXDD - ước tính - giảm (2.14) cuối kỳ SP phụ giá thành CPSX CPSXDD phát sinh + đầu kỳ trong kỳ = Giá bán - Lợi nhuận định mức (2.15) (Nguồn: Trần Quốc Dũng, 2008, trang 70) Ngoài những phương pháp trên, còn nhiều phương pháp tính giá thành khác như: - Phương pháp đặt hàng; - Phương pháp phân bước; - Phương pháp định mức. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập, tổng hợp từ Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long và trên website chính thức của Công ty. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng để khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm giai đoạn 2011-2013, 6 tháng đầu năm 2014 và phân tích biến động giá thành sản phẩm. Đề tài chủ yếu sử dụng 2 hình thức: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối Phương pháp so sánh số tuyệt đối là kết quả so sánh giữa trị số kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được dùng để xác 15 định độ biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Y  Y1  Y0 Trong đó: (2.16) Y0: là chỉ tiêu năm trước Y1: là chỉ tiêu năm nay Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu phân tích So sánh tương đối So sánh tương đối là kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. So sánh tương đối giúp nhà quản lý nắm được kết cấu, mức độ phát triển và xu hướng biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu, so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu qua các năm và tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Y  Y1  Y0  100 (%) Y0 (2.17) Trong đó: Y0: là chỉ tiêu năm trước Y1: là chỉ tiêu năm nay Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế - Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán được sử dụng trong việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ và kết chuyển chi phí, tính giá thành sản phẩm dựa theo quy định của Bộ Tài Chính và Luật kế toán. 16 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Tên công ty: Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long Tên viết tắt: Vinh Long Food Tên tiếng anh: Vinh long Cereal And Food Import Export Company Website: www.vinhlongfood.com Email: vinhlongfood@hcm.vnn.vn Fax: (070) 3823 773 Trụ sở chính của công ty: Số 38, Đường 2/9, Phường 1, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long. Mã số thuế: 1500179000 Vốn điều lệ của công ty: 119.599.820.000 đồng. Mã cổ phiếu: VLF Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long được thành lập từ sự sáp nhập của Công ty Lương thực Thực phẩm tỉnh Vĩnh Long và Công ty Lương thực thị xã Vĩnh Long theo Quyết định số 190/UBT ngày 13/04/1993 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Vĩnh Long. Đến 1995 Công ty được bàn giao về Tổng công ty Lương thực Miền Nam theo Quyết định số 40/CP của Thủ Tướng Chính phủ. Năm 2006, Công ty được cổ phần hóa và đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 1500170900 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp lần đầu ngày 29 tháng 12 năm 2006 với vốn đều lệ ban đầu là 52 tỷ đồng. Đến nay, Công ty đã đăng ký thay đổi lần thứ 15 vào ngày 15 tháng 4 năm 2014. Năm 2010, Công ty triển khai Dự án nhà máy chế biến lương thực xuất khẩu tại huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang. Dự án được triển khai trên diện tích 78.000 m2 với sức chứa lên đến 57.000 tấn. Ngày 12/11/2010 Công ty đã quyết định thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lương thực Kiên Nông với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng từ nhà máy chế biến này. Cũng trong năm này, toàn bộ cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn 17 giao dịch Chứng khoán TPHCM vào ngày 21/12/2010 với mã cổ phiếu VLF, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Công ty. Hiện tại, Công ty là thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam và là hội viên phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, và có chi nhánh đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty hiện có hệ thống các Xí nghiệp và cửa hàng sau: - Xí nghiệp Chế biến nông sản và Nuôi trồng thủy sản: 32/2A Phạm Hùng, P9, Tp.Vĩnh Long, T. Vĩnh Long; - Xí nghiệp chế biến lương thực số 3: Thị trấn Cái Vồn, Huyện Bình Minh, T. Vĩnh Long; - Xí nghiệp chế biến lương thực số 4: Xã Phú Lộc, Huyện Tam Bình, T. Vĩnh Long; - Xí nghiệp chế biến lương thực số 5:Thị trấn Tam Bình, Huyện Tam Bình, T.Vĩnh Long; - Xí nghiệp bao bì: Xã Lộc Hòa, Huyện Long Hồ, T. Vĩnh Long; - Xí nghiệp chế biến lương thực số 7: Xã Thới Thạnh, Huyện Cờ Đỏ, Tp. Cần Thơ; - Xí nghiệp chế biến lương thực số 8: Mỹ Thới, Tp. Long Xuyên, T. An Giang; -Xí nghiệp chế biến lương thực số 9: Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ; - Văn phòng đại diện tại TP HCM: 31 Nguyễn Kim, Quận 5, Tp. HCM; - Cửa hàng tiện lợi: 4,6,10 Phạm Hùng, P2, Tp. Vĩnh Long, T. Vĩnh Long. Hoạt động chủ yếu của Các Xí nghiệp là xay sát, đánh bóng, chế biến gạo thành mặt hàng thương mại, sau đó đóng gói và bán trên thị trường hoặc xuất khẩu. Các cửa hàng của Công ty chủ yếu là giới thiệu mặt hàng gạo và bán gạo cho thị trường địa phương 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY - Mua bán lương thực, thực phẩm, nông lâm sản, đồ uống có cồn; - Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo, sản xuất bột thô; - Sản xuất, mua bán: thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, bao bì PP và PR; - Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm thủy sản; 18 - Mua bán máy móc nông ngư cơ, thiết bị máy công nghiệp, khai khoáng, lâm nghiệp, xây dựng và phục tùng thay thế. Mua bán phân bón, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp; - Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê, kinh doanh dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống; - Mua bán thiết bị văn phòng (máy tính, phần mềm máy tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện điện tử viễn thông và điều khiển, điện thoại cố định, di động, máy nhắn tin, máy bộ đàm, thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị điều khiển, thiết bị phát sóng, linh kiện điện thoại, máy in, vật tư ngành in và phụ từng, máy photocopy…); Công ty hoạt động kinh doanh như quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác được Hội đồng quản trị Công ty và luật pháp cho phép. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG CÁC XN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. XUẤT NHẬP KHẨU P. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. KỸ THUẬT XDCB Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 19 3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban  Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định các chiến lược, phương án sản xuất kinh doanh của Công ty; sửa đổi, bổ sung điều lệ của Công ty và bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát.  Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quyết định mọi vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển, nhân sự, chính sách đãi ngộ,…Tùy vào tình hình kinh doanh và hoạt động của công ty, hội đồng quản trị sẽ đề ra các quyết định phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Công ty.  Ban kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, được đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông và phát luật về những công việc thực hiện của Ban.  Kiểm soát nội bộ có chức năng kiểm soát tài chính, kế toán thông qua vệc kiểm tra, so sánh, đối chiếu, phân tích chứng từ, số liệu; xem xét, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy định, chính sách do Công ty ban hành trong hoạt động của các phòng ban; kiểm soát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, việc thu chi, nhập xuất tài sản của Công ty; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phòng chống tiêu cực, lãng phí trong công ty; phát hiện và đánh giá những rủi ro báo cáo cho HĐQT.  Ban Tổng giám đốc Ban tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của toàn Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.  Phòng xuất nhập khẩu Theo dõi và quản lý tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty, nghiên cứu đánh giá khảo sát khả năng tiềm lực của các đối tác nước ngoài khi liên kết kinh doanh với công ty… 20  Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính có chức năng lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và chi tiêu hành chính cho toàn Công ty; tổ chức và thực hiện việc tuyển dụng nhân sự. Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn xây dựng cấu trúc lương, thưởng và các chế độ phúc lợi cho Công ty. Đồng thời, quản lý, theo dõi các thủ tục giấy tờ hành chính pháp lý và cơ sở vật chất tài sản của Công ty.  Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản có chức năng giám sát việc thực hiện các quy định về chất lượng hàng hóa, quy trình vận hành bộ máy của Công ty; Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản còn tham mưu cho Ban giám đốc về công tác kỹ thuật chuyên ngành và việc đề ra các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, quy trình hoạt động.  Phòng kế hoạch chiến lƣợc Phòng kế hoạch chiến lược có chức năng thực hiện kiểm soát các nguồn đầu vào của Công ty (như nguyên liệu, máy móc thiết bị); kết hợp với các xí nghiệp chế biến quản lý việc thu mua của công ty; thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của Công ty. Dự báo khả năng tiêu thụ, diễn biến thị trường và nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng.  Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán có chức năng thực hiện công tác hạch toán kế toán và lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán của Công ty, lập các báo cáo tài chính và biểu kế toán thống kê. Đồng thời, kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất chế biến gạo. Ngoài ra, còn giải quyết quan hệ tài chính giữa nhà nước với công ty và các đơn vị khác có mối quan hệ kinh tế với công ty, thiết lập quan hệ kinh tế với ngân hàng nhằm huy động vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Cuối tháng, các chi nhánh gởi báo cáo tình hình tài chính của mình cho phòng kế toán. Hoạt động tài chính của chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc phòng kế toán công ty thể hiện ở chỗ các chi nhánh không đủ tư cách pháp nhân để vay vốn ngân hàng, hạch toán phụ thuộc. 21 3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ PHÕNG KẾ TOÁN KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN KHO HÀNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN TSCĐ, XDCB, THUẾ KẾ TOÁN TIỀN MẶT KẾ TOÁN CÁC XÍ NGHIỆP THỦ QUỶ Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty  Kế toán trƣởng - Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra và ký vào các văn bản báo cáo tài chính, bảng lương và các giấy tờ có liên quan khác trước khi trình ban giám đốc ký; tổng hợp số liệu, lập các báo biểu, quyết toán tài chính, các biểu mẫu do yêu cầu của các cơ quan, đơn vị cấp trên; - Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; Kiểm tra theo dõi về mặt tài chính việc sửa chữa và đầu tư xây dựng mới các công trình của Công ty; theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, hàng tháng cập nhật kịp thời tình hình tăng giảm tài sản cố định; Kiểm tra ký các hợp đồng thế chấp tài sản, bảo quản hồ sơ và hiện vật các tài sản thế chấp.  Kế toán tổng hợp - Hàng tháng căn cứ vào số liệu của các thành phần hành kế toán tiến hành phân bổ chi phí mua hàng. Lập các báo cáo theo yêu cầu của kế toán trưởng và cấp trên; Căn cứ vào số liệu từ các chứng từ đã được kiểm tra phản ánh lên các sổ kế toán tổng hợp.  Kế toán ngân hàng - Kiểm tra đối chiếu giữa tài khoản tiền gởi, tiền vay với chứng từ gốc kèm theo, cập nhật hàng ngày khi nhận được sổ phụ từ ngân hàng vào máy vi tính để phục vụ cho công tác kiểm tra công nợ của Công ty; Theo dõi tình hình thanh toán qua ngân hàng, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ như: giấy báo 22 có, báo nợ…Thực hiện các công việc, lập báo cáo theo yêu cầu của cấp trên; Làm thủ tục để nộp tiền, rút tiền mặt ở ngân hàng.  Kế toán công nợ - Kiểm tra lưu trữ các hóa đơn, chứng từ có liên quan về xuất nhập hàng hóa, lập hóa đơn bán hàng hóa; Chịu trách nhiệm theo dõi thu hồi công nợ, tạm ứng, thường xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng. - Định kỳ, cuối quý, cuối năm, lập biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng, báo cáo kịp thời cho Ban giám đốc những khoản công nợ tồn động.  Kế toán tài sản cố định, xây dựng cơ bản, thuế - Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ tài sản cố định trong mọi trường hợp tăng giảm, đánh giá lại, tháo dỡ hoặc nâng cấp tài sản cố định; Lập báo cáo có liên quan về tài sản cố định, nguồn vốn theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên và của nhà máy; - Theo dõi, lập báo cáo tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ tại các bộ phận, phân bổ chi phí vào các đối tượng sử dụng. Theo dõi, tính toán các khoản thuế phải nộp, quyết toán thuế; - Tính toán chính xác và lập bảng biểu kê khai thuế phải nộp, tình hình sử dụng hóa đơn, giấy nộp tiền…cho cục thuế Vĩnh Long theo đúng thời gian và mẫu biểu qui định.  Kế toán tiền mặt - Hàng ngày cập nhật vào máy vi tính sổ sách một cách liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu chi, xuất nhập quỹ (tiền mặt- ngân phiếu); - Việc thu chi căn cứ vào chứng từ được kiểm tra hợp lệ, hợp lý theo qui định của Bộ tài chính hoặc giấy đề nghị thanh toán được Ban giám đốc duyệt; - Bảo quản và lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc thu chi tiền mặt, có liên quan. Theo dõi tình hình thanh toán, lập các báo cáo theo yêu cầu của kế toán trưởng và cấp trên.  Kế toán các xí nghiệp - Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị; Thu thập, xử lý số liệu ban đầu về các phần hành như: vốn bằng tiền các khoản phải thu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, lưu chuyển hàng hóa…; Mở sổ chi tiết theo dõi: quỹ tiền mặt, vật tư hàng hóa, tài sản cố định, doanh thu, công nợ. Tập hợp số liệu gửi về Công ty tổng hợp lại, lập các báo cáo theo yêu cầu quản lý của cấp trên. 23  Thủ quỹ - Chịu trách nhiệm quản lý xuất nhập quỹ (tiền mặt- ngân phiếu) hàng ngày thủ quỹ phải cập nhật số liệu xuất quỹ ngay sau khi nghiệp vụ phát sinh vào sổ quỹ để phục vụ cho công tác quản lý, cuối ngày kiểm kê tồn quỹ thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt; - Định kỳ, cuối tuần, cuối tháng hoặc có thể đột xuất (lãnh đạo phòng, kế toán, thủ quỹ) tiến hành kiểm kê quỹ. 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty  Chế độ kế toán Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 đã được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Thông tư 224/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.  Hình thức kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính dựa trên hình thức chứng từ ghi sổ.  Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính Chứng từ gốc Sổ chi tiết Kế toán phần mềm Pacific Keyman Sổ quỹ Sổ tổng hợp tài khoản Chú thích Ghi hàng ngày Bảng cân đối số phát sinh Đối chiếu Ghi cuối tháng BÁO CÁO TÀI CHÍNH Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 24 - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc như: phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng… đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ để nhập vào máy vi tính cho phần mềm Pacific Keyman xử lý phản ánh lên sổ tổng hợp tài khoản và sổ chi tiết tài khoản song song đó ghi vào sổ quỹ. - Cuối tháng: từ sổ chi tiết lên bảng tổng hợp sổ chi tiết. Đồng thời thực hiện khâu cuối cùng đối chiếu số liệu giữa sổ tổng hợp tài khoản với bảng tổng hợp sổ chi tiết, xem số liệu có khớp đúng không, nếu không khớp số liệu kế toán phải tìm nguyên nhân dẫn đến số liệu sai lệch để có cách điều chỉnh phù hợp. - Căn cứ vào sổ tổng hợp tài khoản đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết và bảng cân đối số phát sinh lên báo cáo tài chính. - Cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.  Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sæ, thÎ Sổ, thẻ kế kÕ toánto¸n chi chitiết tiÕt CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hình 3.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 25 - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 3.4.3 Phƣơng pháp kế toán - Niên độ kế toán: Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ) - Phương pháp kế toán thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp xuất kho hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. - Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng. 3.5 SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 26 Thông qua báo cáo tài chính của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long giai đoạn năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy tình hình tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty biến động theo chiều hướng giảm mạnh qua các năm. Cụ thể như sau: Bảng 3.1 Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2013 2014 2.007.672 1.973.061 1.709.138 1.701.683 1.698.005 1.716.997 862.161 889.617 674.638 671.405 34.611 7.455 (18.992) (27.456) 3.233 Chênh lệch 2012/2011 Tỷ lệ Giá trị (%) (298.534) (14,87) (271.378) (13,75) (27.156) (78,46) Chênh lệch 2013/2012 Tỷ lệ Giá trị (%) (11.133) (0,65) 15.314 0,90 (26.447) (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính, Công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long) (Xem phụ lục 01-04: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trang 66- 69) 27 (354,76) Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2014 Tỷ lệ Giá trị (%) (187.523) (21,75) (218.212) (24,53) 30.689 111,78 Nhìn chung, doanh thu năm 2012 giảm khá mạnh gần 300 tỷ so với năm 2011 (14,87%). Đến năm 2013, doanh thu tiếp tục giảm hơn 11 tỷ so với năm 2012 (0,65%). Song song với doanh thu, tình hình chi phí cũng giảm khá mạnh; trong giai đoạn 2011-2012 tổng chi phí giảm hơn 271 tỷ tương ứng 13,75%; thậm chí năm 2013 tổng chi phí tăng hơn 15 tỷ so với năm 2012 (0,9%). Trong giai đoạn 2011-2012, cả doanh thu và chi phí đều giảm một cách đáng kể tuy nhiên tốc độ giảm của chi phí không theo kịp tốc độ giảm của danh thu nên lợi nhuận sau thuế giảm khoảng 27 tỷ. Giai đoạn 2012-2013, tình hình tổng doanh thu tuy tiếp tục giảm nhưng mức độ chênh lệch không quá cao như giai đoạn 2011-2012, trong khi đó tổng chi phí năm 2013 bất ngờ tăng so với năm 2012, thậm chí trong năm 2013 chi phí vượt cả doanh thu làm Công ty lỗ khá nặng gần 19 tỷ đồng. Cụ thể tình hình biến động của doanh thu và chi phí chủ yếu do những nguyên nhân sau:  Giai đoạn 2011- 2012 Tổng doanh thu năm 2012 giảm mạnh so với 2011 chủ yếu do sự giảm sút của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì chịu sự ảnh hưởng của thị trường lúa gạo. Năm 2012, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn duy trì ở mức thấp giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước trong khi giá mua vào không tương ứng. Sản lượng gạo xuất khẩu của Công ty chỉ đạt 88% so với cùng kỳ. Thêm vào đó, các khoản doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác của công ty có xu hướng giảm mạnh. Doanh thu hoạt động tài chính chịu ảnh hưởng của khoản tiền lãi không kỳ hạn, chênh lệch tỷ giá và cổ tức được chia nhưng hầu hết các khoản này trong năm 2012 đều giảm. Khoản thu nhập khác của năm 2011 cao hơn năm 2012 vì trong năm 2011 Công ty nhận được khoản tiền hỗ trợ lãi suất của Chính phủ khá lớn và tiền bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch. Tổng chi phí của Công ty năm 2012 giảm so với 2011 (13,75%) nhờ vào sự suy giảm của giá vốn hàng bán vì với các công ty xuất khẩu giá vốn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí. Mặc dù, cả doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán của Công ty đều giảm mạnh tuy nhiên tốc độ giảm của giá vốn không theo kịp tốc độ giảm của doanh thu cộng thêm sự tăng cao của các khoản chi phí khác đã làm lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2012 chỉ đạt hơn 7,4 tỷ đồng; tuy giảm 78,46% so với năm trước nhưng so với mặt bằng chung của ngành lương thực Công ty tiếp tục có một năm kinh doanh hiệu quả. 28  Giai đoạn 2012- 2013 Năm 2013, tổng doanh thu giảm hơn 11 tỷ đồng so với năm 2012 do chịu ảnh hưởng của doanh thu hoạt động tài chính. Trong năm này, hầu như tất cả các khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, bán hàng trả góp và lãi từ việc chênh lệch tỷ giá của Công ty đều giảm mạnh so với năm 2012 là nguyên nhân làm doanh thu tài chính giảm khá lớn. Trong khi đó, khoản mục doanh thu bán hàng đã bắt đầu tăng nhẹ và giá vốn hàng bán cũng giảm mạnh so với năm trước tuy nhiên tình hình xuất khẩu vẫn chưa khả quan. Khoản thu nhập khác của Công ty tăng nhờ vào khoản tiền hỗ trợ lãi suất hơn 6 tỷ đồng mà Công ty nhận được từ chính phủ; tuy nhiên các khoản tăng này vẫn không đủ để bù đắp doanh thu hoạt động tài chính giảm sút. Nói về tình hình chi phí của năm 2013, mặc dù giá vốn hàng bán và chi phí khác đã giảm nhưng không đủ sức kéo tổng chi phí xuống thấp. Các khoản chi phí còn lại như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng đều tăng so với cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt là chi phí tài chính năm 2013 tăng cao; do chịu sự ảnh hưởng của các khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá và chi phí lãi vay cao. Đây là lý do chính làm tổng chi phí tăng 0,9 % vượt mức tổng doanh thu đạt được dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh lỗ gần 19 tỷ đồng trong năm 2013. Năm 2013 là năm Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo; giá gạo xuất khẩu vẫn duy trì ở mức thấp do áp lực cạnh tranh của Thái Lan về cả chất lượng lẫn giá cả. Do đặc điểm đầu ra của công ty gặp rất nhiều khó khăn cộng thêm việc tạm trữ lúa gạo với số lượng lớn làm Công ty phát sinh nhiều khoản chi phí lớn như: chi phí kho bãi, chi phí bảo quản và đặc biệt là gánh nặng của lãi vay. Cũng trong năm này, nhận thấy hoạt động xuất khẩu gạo không hiệu quả Công ty đã đầu tư vào nhà máy chế biến thức ăn thủy sản làm tăng chi phí hoạt động so với năm trước rất nhiều, do nhà máy mới hoạt động nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ vẫn còn thấp chưa mang đến nhiều lợi nhuận cho Công ty.  6 tháng đầu năm giai đoạn 2013- 2014 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 6 tháng đầu năm 2014 khả quan hơn năm 2013 khi lợi nhuận sau thuế đạt hơn 3,2 tỷ đồng tăng 111,78% so với năm trước. Nếu như trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí vượt cả tổng doanh thu làm công ty lỗ hơn 27 tỷ đồng, thì trong 6 tháng đầu năm 2014 cả doanh thu và chi phí của Công ty đều giảm đáng kể với tỷ lệ lần lượt là 21,75% và 24,53%. Thậm chí tốc độ giảm của chi phí nhanh hơn cả doanh thu nhờ vậy Công ty thoát khỏi tình trạng thua lỗ như 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể như sau: 29 - Doanh thu Trong 6 tháng đầu năm 2014, Tổng doanh thu của công ty giảm mạnh so với cùng kỳ do chịu ảnh hưởng chính bởi sự sụt giảm của doanh thu bán hàng. Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra, không đạt chỉ tiêu như dự kiến khi giảm cả số lượng lẫn giá trị. Đến những tháng cuối quý 2 tuy tình hình xuất khẩu có nhiều khởi sắc hơn nhưng nhu cầu của các nước nhập khẩu vẫn còn thấp. Ngoài ra, do kết quả hoạt động năm 2013 không tốt nên một số ngân hàng đã giảm hạn mức hoặc tạm ngừng cho vay xuất khẩu gạo làm cho công ty rất bị động trong tổ chức kinh doanh. Mặc dù những khoản doanh thu tài chính và các khoản thu nhập khác tăng cao với 6 tháng đầu năm 2013. Nhưng không đủ để bù đắp khoản doanh thu bán hàng bị sụt giảm làm mặt bằng chung của tổng doanh thu giảm hơn 187 tỷ đồng tương ứng 21,75% so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu tài chính tăng chủ yếu nhờ các khoản thu từ lãi tiền gởi ngân hàng tăng và khoản tiền Công ty nhận được từ chiết khấu thanh toán, lãi chậm thanh toán tiền hàng. Đáng chú ý nhất là sự gia tăng đột biến của khoản thu nhập khác trong 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến động này là do Công ty tiến hành thanh lý khối tài sản khá lớn với số tiền thu được hơn 15 tỷ đồng và một phần nhỏ thu từ vi phạm hợp đồng. - Chi phí Nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trước là nguyên nhân chính kéo tổng chi phí của Công ty giảm 24,53%. Một tín hiệu đáng mừng cho Công ty là những khoản chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính đồng loạt giảm nhờ vào chính sách tiết kiệm của Công ty đặc biệt là khoản chi phí vật liệu, đồ dùng và dịch vụ mua ngoài giảm. Trong khi các khoản chi phí trên hầu hết đều giảm thì khoản mục chi phí khác tăng so với năm 2013 nguyên nhân là do Công ty thanh lý khá nhiều tài sản đầu năm 2014 làm phát sinh một khoản chi phí lớn. - Lợi nhuận sau thuế So với năm 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng hơn 30 tỷ đồng tương ứng 111,78%. Tuy hoạt động xuất khẩu còn nhiều khó khăn làm doanh thu của Công ty giảm mạnh. Nhưng nhờ giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ khá cao so với doanh thu nên khi khoản mục này giảm cộng thêm việc tiết kiệm hầu hết các khoản chi phí nên kết quả hoạt động của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 vẫn hiệu quả và mang lại lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng. 30 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.6.1 Thuận lợi Công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long được đánh giá là đơn vị kinh doanh lương thực, thực phẩm lâu năm và có quy mô khá trong ngành. Trong những năm qua, uy tín của Công ty đang dần được khẳng định và thương hiệu Vinh Long Food trở nên khá quen thuộc với người tiêu dùng. Trong sản xuất, Công ty đặc biệt chú trọng việc đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc và nhà xưởng tạo thuận lợi cho hoạt động chế biến lương thực thực phẩm. Nhờ các xí nghiệp nằm trong vùng trọng điểm nguyên liệu và giao thông thuận tiện, Công ty dễ dàng xây dựng được mạng lưới thu mua, chế biến hoạt động kinh doanh khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Với việc sản xuất mặt hàng lúa gạo, Công ty được sự hỗ trợ và quan tâm của các cơ quan chức năng và các tổ chức kinh tế; đặc biệt là các chương trình cho vay và hỗ trợ lãi suất thường xuyên của Chính phủ đã giúp Công ty vượt qua khó khăn khi tình hình thị trường biến động. 3.6.2 Khó khăn Do đặc thù của ngành sản xuất và kinh doanh lúa gạo, Công ty gặp không ít khó khăn và rủi ro như: thu hoạch theo mùa vụ, sản phẩm khó bảo quản và chất lượng thường hay bị ảnh hưởng theo thời tiết. Chịu ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực. Nếu như Thái Lan, Ấn Độ là nước truyền thống xuất khẩu gạo với chất lượng cao thì Campuchia cũng là nước có nhiều thế mạnh về giá cả lẫn chất lượng. Điều này làm cho mặt bằng giá xuất khẩu của nước ta luôn duy trì ở mức thấp, khó dự đoán và có nhiều biến động thất thường. Giống như những doanh nghiệp khác, Công ty phải đối mặt với những khó khăn nội tại như áp lực về tài chính khi lãi suất vẫn còn cao, tình hình biến động của tỷ giá hối đối tạo cho Công ty không ít rủi ro. Hơn nữa, xu hướng sụt giảm của thị trường chung đang diễn biến trầm trọng hơn, đặc biệt là sự nổi lên của việc xuất khẩu tiểu ngạch đi Trung Quốc đang diễn ra trên diện rộng. 3.6.3 Định hƣớng phát triển Trong dài hạn, Công ty xác định kinh doanh gạo là ngành hàng chủ lực và tiếp tục đầu tư phát triển cho ngành hàng này. Dự kiến trong 5 năm tới 31 Công ty đề ra chỉ tiêu về tổng sản lượng gạo bán ra 1.100.000 tấn. Để hoàn thành chỉ tiêu này, hoạt động xuất khẩu gạo thơm và gạo chất lượng cao của công ty đặc biệt được chú trọng. Với mục tiêu “Trở thành một trong ba Công ty hàng đầu về kinh doanh lương thực”, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng thêm hệ thống kho tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, đồng thời lắp đặt thêm máy móc thiết bị công nghệ mới để thâm nhập thị trường gạo cao cấp khi thị trường có tín hiệu tích cực. Ngoài ra, Công ty còn tăng cường tiếp thị đẩy mạnh sản lượng kinh doanh của các mặt hàng khác như: nông sản, bao bì, thức ăn thủy sản nhằm tăng thêm doanh thu và tạo thêm hiệu quả cho Công ty. 32 CHƢƠNG 4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG 4.1 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG 4.1.1 Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 4.1.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí Do đặc trưng của ngành sản xuất lúa gạo, Công ty có nhiều Xí nghiệp chế biến và được phân bố ở nhiều vùng nguyên liệu trọng điểm. Vì thế, để thuận lợi cho việc quản lý và tính toán, chi phí sản xuất sẽ được tập hợp theo từng Xí nghiệp sau đó tổng hợp về Công ty. Do giới hạn về mặc thời gian và số liệu, vì vậy đối tượng tập hợp chi phí cụ thể trong luận văn này là Xí nghiệp Mỹ Thới. 4.1.1.2 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty được xác định là các loại gạo thành phẩm hoàn thành trong kỳ. Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm còn phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch sản xuất của mỗi kỳ. Cụ thể trong tháng 6/2014 đối tượng tính giá thành của Xí nghiệp Mỹ Thới gồm 3 loại sản phẩm chính là: gạo nguyên liệu Jasmine, gạo 5% tấm và gạo thơm 5% tấm. 4.1.1.3 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành được xác định khoa học và phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty sẽ cung cấp kịp thời thông tin về giá thành, trên cơ sở đó giúp Công ty có chiến lược giá thành thích hợp với từng thời điểm. Do đặc trưng của quy trình sản xuất liên tục và sản phẩm gạo có chu kỳ ngắn nên Công ty lựa chọn kỳ tính giá thành là tháng. Cụ thể kỳ tính giá thành trong bài là tháng 6/2014 4.1.1.4 Quy trình sản xuất Công ty tiến hành thu mua lúa gạo nguyên liệu từ các đơn vị kinh doanh, thương lái, nhà máy xay xát trong địa bàn hoặc trực tiếp từ nông dân. Gạo nguyên liệu được nhập kho, khi cần sẽ xuất ra chế biến, lau bóng lại cho phù 33 hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Gạo được chế biến xong tiến hành đóng bao, lưu kho bảo quản và xuất khẩu theo yêu cầu của Công ty. Nguyên liệu đưa vào Bộ phận làm sạch Máy xát trắng số 1 Máy xát trắng số 2 Máy lau bong số 1 Cám khô thu hồi Gạo thành phẩm Trống trọn Tấm 1 thu hồi Tấm 2 thu hồi Máy lau bong số 2 Cám ướt thu hồi Sàng đảo tách tấm Máy tách thóc Tấm 3 thu hồi Thóc thu hồi Bồn sấy số 2 Bồn sấy số 1 Hình 4.1 Quy trình sản xuất gạo tại Công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long - Trước tiên nguyên liệu được nạp qua bộ phận làm sạch (sàng tạp chất) để loại bỏ các tạp chất còn lẫn trong hạt. - Nguyên liệu sau khi làm sạch qua hệ thống máy xát trắng. Trong khâu này, tuỳ theo chất lượng nguyên liệu đưa vào (độ ẩm hạt, hạt vàng, hạt đỏ.…) tổ vận hành máy sẽ vận hành mức độ thích hợp để đạt được độ trắng hạt theo yêu cầu để hạn chế được tỷ lệ gạo gãy. - Nguyên liệu tiếp tục qua các máy lau bóng 1 và máy lau bóng 2. Tuỳ theo yêu cầu chất lượng thành phẩm mà tổ vận hành máy điều chỉnh độ phun sương để đạt độ bóng thích hợp. Tại bồn chứa bán thành phẩm gạo được sấy để đạt độ ẩm theo yêu cầu. - Sau đó, gạo được đưa qua bộ phận tách hạt tách ra gạo thành phẩm, tấm 1, tấm 2 và tấm 3. Ngoài ra, trong quá trình vận hành gạo nguyên liệu còn đi qua bộ phận sàng tách thóc để loại thóc còn lẫn trong nguyên liệu trong khâu xay xát. 4.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đối với việc gia công chế biến gạo, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng, chiếm hơn 95% tỷ trọng giá thành sản phẩm. Từ một loại gạo nguyên liệu có thể sản xuất ra nhiều thành phẩm khác nhau. Gạo nguyên liệu qua quá trình gia công tạo ra gạo 20% tấm và 5% tấm. Hoặc gạo 15% tấm và gạo nguyên liệu có thể được gia công thành gạo 5% tấm và 34 nhiều loại gạo thành phẩm khác…. Do đó, nguyên liệu xuất ra để chế biến sẽ phụ thuộc vào yêu cầu thành phẩm thu được trong mỗi tháng. Với công ty, nguyên liệu trực tiếp chủ yếu là gạo nguyên liệu, gạo thành phẩm các loại,…được mua ngoài. Vì vậy, Công ty không sử dụng tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”, tài khoản 155 “Thành phẩm” mà sử dụng chung tài khoản 1561 “Hàng hóa” khi nhập xuất kho nguyên liệu, thành phẩm. 4.1.2.1 Chứng từ và sổ sách - Chứng từ: phiếu xuất kho,… - Sổ sách:  Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 621  Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ  Sổ cái tài khoản 621 4.1.2.2 Trình tự luân chuyển chứng từ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hay hợp đồng xuất khẩu của từng kỳ, Công ty giao chỉ tiêu về thành phẩm và lợi nhuận cho các xí nghiệp, các xí nghiệp tiến hành tính toán và lập giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu gởi đến phòng kế toán và giám đốc xét duyệt. Sau khi xét duyệt, kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho, phiếu xuất kho gồm có 2 liên: một liên lưu tại phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ, một liên chuyển đến bộ phận kho để tiến hành xuất kho. Thủ kho căn cứ vào đó để ghi vào thẻ kho. Cuối tháng, thủ kho đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán chi tiết sau khi tính toán số nguyên liệu nhập, xuất và tồn trong kỳ. Trị giá xuất kho được phần mềm tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. 4.1.2.3 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Do Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để tính trị giá xuất kho. Nên mỗi khi phát sinh nghiệp vụ, kế toán hạch toán số lượng nguyên liệu vào phần mềm máy tính. Cuối kỳ, phần mềm cập nhập đơn giá và giá trị nguyên liệu. Vì thế, trên các sổ sách và báo cáo của Công ty, ngày hạch toán xuất kho luôn là ngày cuối kỳ. Tháng 6/2014, xí nghiệp Mỹ Thới tiến hành xuất kho nguyên vât liệu đưa vào gia công chế biến như sau: Ngày 03/06/2014, căn cứ vào phiếu xuất kho X806/M01 xuất 797.620 kg lúa Jasmine để chế biến thành gạo nguyên liệu Jasmine, kế toán ghi: Nợ TK 621GC :SL 797.620 kg Có TK 1561L :SL 797.620 kg 35 Ngày 09/06/2014, căn cứ vào phiếu xuất kho X806/01 xuất gia công 622.144 kg gạo Jasmine, dùng để sản xuất gạo thơm 5% tấm, kế toán ghi: Nợ TK 621GC :SL 622.144 kg Có TK 1561L :SL 622.144 kg (Xem chứng từ phụ lục 05A- Phiếu xuất kho, trang 70) Ngày 14/06/2014, căn cứ vào phiếu xuất kho X806/02 xuất gia công 100.000 kg gạo 15% tấm, dùng cho việc sản xuất gạo 5% tấm, kế toán ghi: Nợ TK 621GC :SL 100.000 kg Có TK 1561L :SL 100.000 kg (Xem chứng từ phụ lục 05B- Phiếu xuất kho, trang 71) Ngày 18/06/2014, căn cứ vào phiếu xuất kho X806/03 xuất gia công 130.133 kg gạo nguyên liệu, dùng sản xuất ra gạo 5% tấm, kế toán ghi: Nợ TK 621GC :SL 130.133 kg Có TK 1561L :SL 130.133 kg Ngoài ra còn một số nghiệp vụ phát sinh khác… Cuối tháng, phần mềm cập nhật trị giá xuất kho nguyên vật liệu đồng thời kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản 154 để tập hợp chi phí. Bảng 4.1 Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ĐVT: đồng Số TT Loại hàng Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 1 Lúa Jasmine 797.620 6.346,79 5.062.323.804 2 Gạo 15% 100.000 7.823,63 782.362.567 3 Gạo nguyên liệu 1.670.333 6.594,60 11.015.181.591 4 Gạo NL Jasmine 622.144 8.337,39 5.187.055.632 Cộng 2.392.477 22.046.923.594 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) Căn cứ vào phiếu kế toán X806/Z01 ngày 30/06/2014 kết chuyển chi chí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 154GC : 22.046.923.594 đ Có TK 621GC : 22.046.923.594 đ 36 4.1.2.4 Ghi sổ kế toán (Xem phụ lục 05D-Sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 621, trang 73) 4.1.2.5 Nhận xét Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất của cấp trên các xí nghiệp tiến hành gia công chế biến gạo. Số lượng, chủng loại và trị giá xuất kho của nguyên liệu phụ thuộc yêu cầu của thành phẩm. Nhờ sự hỗ trợ của phần mềm máy tính mà công tác kế toán tại Công ty trở nên đơn giản hơn đặc biệt trong khâu tính giá xuất kho nguyên vật liệu. Mỗi khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế, kế toán chỉ cần hạch toán số lượng xuất kho vì Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Tuy nhiên, cũng chính phương pháp này gây ra hạn chế đó là: đến cuối tháng phần mềm mới xác định được trị giá xuất kho. Vì vậy, Công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Công việc sẽ bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ lập báo cáo. Đối với tài khoản sử dụng, Công ty không sử dụng tài khoản 152 “ nguyên vật liệu” mà tất cả các loại nguyên liệu đầu vào đều được hạch toán chung cho tài khoản 1561, không có sự chia tách tài khoản chi tiết cụ thể. 4.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Đối với Công ty, do việc sản xuất mang tính thời vụ nên nhân công trực tiếp sản xuất của Công ty chủ yếu là lao động thuê ngoài gia công; thực hiện các công việc như bốc vác, trực gát máng tại Xí nghiệp. 4.1.3.1 Hình thức trả lương Với lao động thuê ngoài gia công, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương được tính cho công nhân căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành. Vì thế, Công ty không tiến hành trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn cho lao động mà khoán vào đơn giá gia công. 4.1.3.2 Chứng từ và sổ sách - Chứng từ: Danh sách trả lương, bảng chấm công…. - Sổ sách:  Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 622  Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 37  Sổ cái tài khoản 622 4.1.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ Hàng ngày, quản đốc phân xưởng theo dõi tình hình lao động thông qua bảng chấm công. Cuối tháng, bảng chấm công được tập hợp cho phòng kế toán. Phòng kế toán tiến hành lập danh sách trả lương và trình Giám đốc xét duyệt. Dựa vào bảng chấm công và danh sách trả lương, kế toán hạch toán các khoản phải trả cho công nhân, ghi tăng các khoản chi phí phát sinh và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản 154 “Chi phí sản phẩm dở dang” để tính giá thành sản phẩm. 4.1.3.4 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bảng 4.2 Tổng hợp chi phí nhân công bốc xếp ĐVT: đồng Số TT Tên công việc Khối lƣợng (tấn) Đơn giá (đ/tấn) Thành tiền 1 Lúa, gạo nguyên liệu xuất kho 3.191,00 7.000 22.337.000 2 Trực máng, gát máng 2.812,89 10.000 28.128.900 3 Gạo, tấm, cám nhập kho 2.988,00 7.000 20.916.000 Cộng 71.381.900 (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) Hàng tháng, Công ty tiến hành nghiệm thu công việc và tính lương cho lao động thuê ngoài gia công dựa trên đơn giá gia công và số ngày công sản xuất như sau: Ví dụ, đối với công việc nhập kho gạo, tấm cám, tổng số ngày công là 256 ngày. Vậy tiền lương phải trả mỗi ngày cho một công nhân thực hiện mảng công việc này là: Tiền lương = 2.988 * 7.000  81.703 đ/người/ngày 256 Ngày 30/06/2014, căn cứ vào bảng chấm công kế toán tính và lập danh sách trả lương cho người lao động, đồng thời hạch toán: Nợ TK 622GC Có TK 3342 : 71.381.900 đ : 71.381.900 đ (Xem phụ lục chứng từ 06A-Danh sách tiền lương, trang 77) Đồng thời kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào phiếu kế toán X806/Z02 ngày 30/06/2014: 38 Nợ TK 154GC : 71.381.900 đ Có TK 622GC : 71.381.900 đ (Xem phụ lục chứng từ 06B-Phiếu kế toán, trang 78) Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Do chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên Công ty phân bổ khoản chi phí này theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong kỳ, Xí nghiệp Mỹ Thới tiến hành xuất gia công gạo nguyên liệu và gạo 15% tấm để dùng sản xuất gạo 5% tấm, lúa Jasmine được gia công thành gạo nguyên liệu Jasmine và gạo nguyên liệu Jasmine được dùng để sản xuất nên gạo thơm 5% tấm. Vì vậy, chi phí nhân công trực tiếp sẽ được phân bổ như sau: - Chi phí nhân công trực tiếp dùng sản xuất gạo 5%: 71.381 .900  (782 .362 .567  11.015 .181 .591)  38.197 .216,67 đ 22.046 .923 .594 - Chi phí nhân công trực tiếp dùng sản xuất gạo nguyên liệu Jasmine: 71.381 .900  5.062 .323 .804  16.390 .417 ,92 đ 22.046 .923 .594 - Chi phí nhân công trực tiếp dùng sản xuất gạo thơm 5% tấm: 71.381 .900  5.187 .055 .632  16.794 .265,41đ 22.046 .923 .594 4.1.3.5 Ghi sổ kế toán (Xem phụ lục 06C-Sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 622, trang 79) 4.1.3.6 Nhận xét Nhìn chung, chứng từ và sổ sách liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp được Công ty áp dụng theo đúng quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Nhưng do ảnh hưởng của việc sản xuất theo mùa vụ nên chi phí nhân công trực tiếp thường không ổn định qua các kỳ sản xuất. Nhân công sản xuất chủ yếu Công ty thuê ngoài là nông dân trong vùng. Nên khi hạch toán tiền lương phải trả, kế toán không cần cần phải trích nộp các khoản theo lương mà trả theo đơn giá sản phẩm. 4.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng bao gồm nhiều khoản chi phí như: chi phí điện nước sản xuất, chi phí thuê ngoài 39 gia công, chi phí mua than đá sấy gạo, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và chi phí khấu hao tài sản cố định. 4.1.4.1 Chứng từ và sổ sách - Chứng từ: hóa đơn dịch vụ, phiếu chi, bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng thanh toán tiền lương….. - Sổ sách:  Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 627  Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ  Sổ cái tài khoản 627 4.1.4.2 Trình tự luân chuyển chứng từ Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ có liên quan, kế toán phân xưởng tiến hành tập hợp chi phí và trình giám đốc phân xưởng xét duyệt. Sau khi kiểm tra sự hợp lệ của chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ và chuyển cho thủ quỹ chi tiền, và tiến hành ghi sổ kế toán. Cuối tháng, kế toán phân xưởng tập hợp số liệu và lập bảng kê gởi về phòng kế toán của Công ty. Tại công ty, kế toán tiến hành tổng hợp lại, kiểm tra và lập báo cáo. 4.1.4.3 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh  Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thường được tập hợp cho từng phân xưởng. Các nguyên vật liệu này thường được mua ngoài và sử dụng trực tiếp không qua nhập kho. Trong tháng 6/1014, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chủ yếu là than đá được dùng để sấy gạo. Ngày 19/06/2014, căn cứ vào phiếu chi X806/34 chi tiền mua than đá phục vụ việc sấy gạo, kế toán ghi: Nợ TK 627GC : 39.552.637 đ Nợ TK 133 : 3.955.264 đ : 43.507.901 đ Có TK 111  Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm chi phí trích khấu hao cho nhà xưởng, máy móc và trang thiết bị tại phân xưởng. Công tác tính khấu hao tài sản cố định được Công ty áp dụng theo phương pháp đường thẳng. Mức trích khấu hao = hàng năm Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng 40 (4.1) Mức trích khấu hao hàng năm Mức trích khấu = hao hàng tháng 12 (4.2) Trong tháng 6/2014, Công ty phát sinh nghiệp vụ trích khấu hao tài sản cố định tại Xí nghiệp như sau: Căn cứ Bảng trích khấu hao tài sản cố định tháng 6/2014 Xí nghiệp Mỹ Thới, kế toán ghi: Nợ TK 627GC Có TK 214 : 71.087.940 đ : 71.087.940 đ  Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản mua ngoài như: Chi phí thuê ngoài gia công, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, chi phí điện nước,…Trong tháng 6/2014, Tại xí nghiệp Mỹ Thới phát sinh những chi phí dịch vụ mua ngoài như sau: Ngày 13/06/2014, căn cứ vào phiếu chi X806/16 chi tiền quấn motor quạt hút, thay bạc điện trong dây chyền máy lau trị giá 680.000 đồng đã trả bằng tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 627GC Có TK 111 : 680.000 đ : 680.000 đ (Xem phụ lục chứng từ 07A-Phiếu chi, trang 83) Ngày 18/06/2014, căn cứ vào phiếu chi X806/26 chi tiền khởi động từ sửa chữa trong dây chuyền máy lau số tiền 1.405.000 đồng, kế toán ghi: Nợ TK 627GC Có TK 111 : 1.405.000 đ : 1.405.000 đ (Xem phụ lục chứng từ 07B-Phiếu chi, trang 84) Ngày 25/06/2014, căn cứ vào phiếu chi X806/35 chi tiền điện sản xuất Xí nghiệp Mỹ Thới, kế toán ghi: Nợ TK 627GC : 194.244.567 đ Nợ TK 133 : 19.424.457 đ : 213.669.024 đ Có TK 112 Ngày 25/06/2014, căn cứ vào phiếu chi X806/36 thanh toán tiền mua cao su sát trắng gạo, kế toán ghi: 41 Nợ TK 627GC : 25.454.545 đ Nợ TK 133 : 2.545.455 đ : 28.000.000 đ Có TK 112 Ngày 30/06/2014, trích trước tiền vận chuyển gia công gạo theo Biên bảng thanh lý hợp đồng số 30/HĐVC.2014 trị giá 46.660.800 đồng, thuế VAT 10%, kế toán ghi: Nợ TK 627GC : 46.660.800 đ Nợ TK 133 : 4.666.080 đ : 51.326.880 đ Có TK 331 Ngày 30/06/2014, căn cứ vào phiếu chi X806/57 chi tiền mua trái đá CD60, kế toán ghi: Nợ TK 627GC : 24.000.000 đ Nợ TK 133 : 2.400.000 đ : 26.400.000 đ Có TK 111 Ngoài ra còn một số nghiệp vụ phát sinh khác… Bảng 4.3 Tổng hợp chi phí sản xuất chung ĐVT: đồng Số TT TK đối ứng Diễn giải Số tiền 1 Chi phí mua than đá sấy gạo 627GC 39.552.637 2 Chi phí khấu hao tài sản cố định 627GC 71.087.940 3 Chi phí thuê ngoài gia công 627GC 46.660.800 4 Chi phí điện nước sản xuất 627GC 194.244.567 5 Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị 627GC 90.337.845 Tổng cộng 441.883.789 (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán, Công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long) Cũng giống như chi phí nhân công trực tiếp, cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất chung và kết chuyển sang tài khoản 154 căn cứ vào phiếu kế toán X806/Z03 ngày 30/06/2014. Nợ TK 154GC : 441.883.789 đ Có TK 627GC : 441.883.789 đ Đồng thời phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau: 42 Phân bổ chi phí mua than đá sấy gạo - Chi phí mua than đá để sản xuất gạo nguyên liệu Jasmine là: 39.552 .637  5.062 .323 .804  9.081 .913,63đ 22.046 .923 .594 - Chi phí mua than đá để sản xuất gạo thơm 5% tấm là: 39.552 .637  5.187 .055 .632  9.305 .685,11đ 22.046 .923 .594 - Chi phí mua than đá để sản xuất gạo 5% tấm là: 39.552 .637  (782 .362 .567  11.015 .181 .591)  21.165 .038,26đ 22.046 .923 .594 Phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí khấu hao TSCĐ sản xuất gạo nguyên liệu Jasmine: 71.087 .940  5.062 .323 .804  16.322 .920,03đ 22.046 .923 .594 - Chi phí khấu hao TSCĐ sản xuất gạo thơm 5% tấm 71.087 .940  5.187 .055 .632  16.725 .104,43đ 22.046 .923 .594 - Chi phí khấu hao TSCĐ sản xuất gạo 5% tấm 71.087 .940  (782 .362 .567  11.015 .181 .591)  38.039 .915,54 đ 22.046 .923 .594 Phân bổ chi phí thuê ngoài gia công - Chi phí thuê ngoài gia công để sản xuất gạo nguyên liệu Jasmine 46.660 .800  5.062 .323 .804  10.714 .060,74 đ 22.046 .923 .594 - Chi phí thuê ngoài gia công để sản xuất gạo thơm 5% tấm 46.660 .800  5.187 .055 .632  10.978 .047 ,09 đ 22.046 .923 .594 - Chi phí thuê ngoài gia công để sản xuất gạo 5% tấm 46.660 .800  (782 .362 .567  11.015 .181 .591)  24.968 .692,17 đ 22.046 .923 .594 43 Phân bổ chi phí điện nƣớc sản xuất - Chi phí điện nước để sản xuất gạo nguyên liệu Jasmine là: 194 .244 .567  5.062 .323 .804  44.601 .637 ,55đ 22.046 .923 .594 - Chi phí điện nước để sản xuất gạo thơm 5% tấm là: 194 .244 .567  5.187 .055 .632  45.700 .588,15đ 22.046 .923 .594 - Chi phí điện nước để sản xuất gạo 5% tấm là: 194 .244 .567  (782 .362 .567  11.015 .181 .591)  103 .942 .341,3đ 22.046 .923 .594 Phân bổ chi phí sửa chữa máy móc thiết bị - Chi phí sửa chữa được được phân bổ cho gạo nguyên liệu Jasmine: 90.337 .845  5.062 .323 .804  20.743 .003,95đ 22.046 .923 .594 - Chi phí sửa chữa được dùng sản xuất gạo thơm 5% tấm: - 90.337 .845  5.187 .055 .632  21.254 .095,87 đ 22.046 .923 .594 - Chi phí sửa chữa được dùng sản xuất gạo 5% tấm: 90.337 .845  (782 .362 .567  11.015 .181 .591)  48.340 .745,18đ 22.046 .923 .594 Như vậy, sau khi cộng các khoản chi phí đã được phân bổ thì: Chi phí sản xuất chung sản xuất gạo nguyên NL Jasmine: 101.463.535,90 đ Chi phí sản xuất chung sản xuất gạo thơm 5% tấm: 103.963.520,65 đ Chi phí sản xuất chung sản xuất gạo 5% tấm: 236.456.732,45 đ 4.1.4.4 Ghi sổ kế toán (Xem phụ lục 07C-Sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 627, trang 85) 4.1.4.5 Nhận xét Giống như chi phí nhân công trực tiếp, các mẫu sổ sách chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất chung được Công ty áp dụng theo đúng quy định. Tuy nhiên, Công ty chỉ sử dụng tài khoản 627 để hạch toán chung cho tất cả 44 các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng, không có sự phân chia tài khoản chi tiết cấp 2 làm Xí nghiệp rất khó quản lý chi phí sản xuất chung theo từng yếu tố. 4.1.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4.1.5.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Cuối tháng, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trên cơ sở đó tiến hành tính giá thành sản phẩm. Tài khoản sử dụng: 154 “chi phí sản xuất dở dang”. Tài khoản này được tập hợp chi tiết theo từng Xí nghiệp. Ngày 30/06/2014, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ: Nợ TK 154GC : 22.560.189.283 đ Có TK 621GC : 22.046.923.594 đ Có TK 622GC : 71.381.900 đ Có TK 627GC : 441.883.789 đ Bảng 4.4 Tổng hợp chi phí sản xuất gạo ĐVT: đồng TÀI KHOẢN KHOẢN MỤC STT CHI PHÍ SẢN XUẤT I CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP 621GC 1 Lúa Jasmine 621GC 22.046.923.594 5.062.323.804 2 Gạo 15% 621GC 782.362.567 3 Gạo nguyên liệu 621GC 11.015.181.591 4 Gạo NL Jasmine 621GC 5.187.055.632 II CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 622GC 71.381.900 III CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 627GC 441.883.789 1 Chi phí mua than đá sấy gạo 627GC 39.552.637 2 Chi phí khấu hao tài sản cố định 627GC 71.087.940 3 Chi phí thuê ngoài gia công 627GC 46.660.800 4 Chi phí điện nước sản xuất 627GC 194.244.567 5 Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị.. 627GC 90.337.845 TỔNG 22.560.189.283 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long)  Ghi sổ kế toán (Xem phụ lục 08-Sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 154) 45 4.1.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Theo quy trình gia công lúa gạo, các loại nguyên liệu sẽ được đưa vào liên tục để chế biến cho đến khi tạo ra thành phẩm và sản phẩm phụ, không có sản phẩm dở dang. Do đó, kế toán không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 4.1.5.3 Tính giá thành và nghiệp vụ nhập kho thành phẩm Quy trình sản xuất hàng lương thực của công ty gồm 2 giai đoạn là gia công và pha chế. Cuối kỳ, kế toán tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm riêng cho từng giai đoạn. Tính giá thành sản phẩm gia công là quá trình tập hợp tất cả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Sau quá trình xay xát và lau bóng, gạo thành phẩm tạo ra bao gồm cả sản phẩm chính và nhiều sản phẩm phụ. Sau đó, gạo thành phẩm được mang đi đấu trộn và pha chế lại với nhau theo tỷ lệ yêu cầu. Đề tài chủ yếu đề cập và tính giá thành ở công đoạn gia công sản phẩm. Trong kỳ sản xuất, Xí nghiệp Mỹ Thới hoàn thành nhập kho 3 loại sản phẩm chính là: gạo 5% tấm, gạo nguyên liệu Jasmine, gạo thơm 5% tấm và hàng loạt các phụ phẩm như tấm, cám các loại. Do cùng một quy trình chế biến vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ nên Công ty áp dụng phương pháp loại trừ sản phẩm phụ để tính giá thành từng loại sản phẩm. Giá trị Tổng giá CPSX Giá trị khoản giảm thành thực = CPSXDD+ phát sinh - CPSXDD - ƣớc tính giá thành đầu kỳ tế sản phẩm trong kỳ - cuối kỳ - SP phụ Bảng 4.5 Tổng hợp biên bản thu hồi gia công Xuất GC Nhập GC Gạo 5% Gạo NL jasmine Gạo thơm 5% Tấm 1 Tấm 2 Tấm 1 Jasmine Cám lau Cám to Cám xát Lúa Jasmine 622.144 4.000 - Gạo 15% 81.050 15.650 1.800 600 - Gạo NL 1.052.890 263.440 43.900 63.750 224.650 ĐVT: kg Gạo NL Jasmine Tổng cộng - 392.010 17.600 112.220 27.850 64.400 1.133.940 622.144 392.010 279.090 63.600 112.220 92.200 4.000 289.050 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) Trong Công ty, giá trị sản phẩm phụ được tính chính là giá bán của các sản phẩm này trên thị trường tại thời điểm tính giá thành. Giá trị sản phẩm phụ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính cho sản phẩm chính. Giá trị phụ phẩm = Số lƣợng * Đơn giá bán 46 Bảng 4.6 Tổng hợp giá bán sản phẩm phụ STT 1 2 3 4 5 6 ĐVT: đồng Loại hàng Tấm 1 Tấm 2 Tấm Jasmine Cám lau Cám xát Cám to Đơn giá 6.300 5.800 6.700 5.000 4.000 900 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) Cuối kỳ, dựa vào biên bản thu hồi gia công và giá bán của phụ phẩm trên thị trường kế toán tính giá thành cho từng loại sản phẩm như sau: (Xem phụ lục 09A- Phương pháp tính giá thành sản phẩm, trang 93) - Tổng giá thành thực tế của gạo 5% tấm: Z = 8.828.521.107 đ Đơn giá Gạo 5% tấm = 8.828 .521 .107  7.785,70 đ/kg 1.133 .940 - Tổng giá thành thực tế của gạo nguyên liệu Jasmine: Z = 5.176.577.758 đ Đơn giá Gạo NL Jasmine = 5.176 .577 .758  8.320,55 đ/kg 622 .144 - Tổng giá thành thực tế của gạo thơm 5% tấm: Z = 4.057.009.418 đ Đơn giá Gạo thơm 5% tấm = 4.057 .009 .418  10.349,25 đ/kg 392 .010 Cuối tháng, kế toán tiến hành lập Báo cáo gia công hàng lương thực thay thế cho phiếu tính giá thành sản phẩm. (Xem phụ lục 09B-Báo cáo gia công hàng lương thực, trang 95) Bảng 4.7 Tổng hợp giá thành sản phẩm gạo ĐVT: đồng STT Loại sản phẩm 1 Gạo 5% tấm 2 3 Số lƣợng (kg) Đơn giá Thành tiền 1.133.940 7.785,70 8.828.521.107 Gạo nguyên liệu Jasmine 622.144 8.320,55 5.176.577.758 Gạo thơm 5% tấm 392.010 10.349,25 4.057.009.418 Cộng 2.148.094 18.062.108.283 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) 47 Bảng 4.8 Tổng hợp giá trị sản phẩm phụ ĐVT: đồng STT 1 2 3 4 5 6 Loại hàng Tấm 1 Tấm 2 Tấm Jasmine Cám lau Cám xát Cám to Cộng Số lƣợng (kg) 279.090 63.300 112.220 92.200 289.050 4.000 839.860 Đơn giá 6.300 5.800 6.700 5.000 4.000 900 Thành tiền 1.758.267.000 367.140.000 751.874.000 461.000.000 1.156.200.000 3.600.000 4.498.081.000 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) Ngày 30/06/2014, tiến hành nhập kho thành phẩm và phụ phẩm như sau:  Nhập kho thành phẩm Nợ TK 1561L : 18.062.108.283 đ Có TK 154GC : 18.062.108.283 đ (Xem phụ lục 09C- phiếu nhập kho, trang 96)  Nhập kho phụ phẩm Nợ TK 1561L : 4.498.081.000 đ Có TK 154GC : 4.498.081.000 đ  Ghi sổ kế toán: (Xem phụ lục 09D-Sổ cái tài khoản 155, trang 97) 621GC 154GC 22.046.923.594 1561L 4.498.081.000 18.062.108.283 622GC 71.381.900 627GC 441.883.789 22.560.189.283 22.560.189.283 Hình 4.2 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 48 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TẠI CÔNG TY Trong kỳ sản xuất, các xí nghiệp tiến hành gia công và chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Tùy theo yêu cầu, các sản phẩm có thể được sản xuất không liên tục và số lượng không đồng đều qua các tháng. Riêng mặt hàng gạo 5% tấm là sản phẩm chủ lực của Công ty dùng để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa nên được gia công ổn định và liên tục. Vì giới hạn về số liệu, đề tài chủ yếu đánh giá và phân tích tình hình biến động giá thành mặt hàng gạo 5% tấm của Công ty điển hình tại xí nghiệp Mỹ Thới qua các tháng của quý II năm 2014. 4.2.1 Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm qua 3 tháng 4, 5, 6 năm 2014 Quá trình gia công lúa gạo của Công ty có một đặc điểm đó là: sản xuất theo vụ mùa và tùy thuộc vào hợp đồng cũng như là nhu cầu xuất khẩu sẽ quyết định nên kế hoạch sản xuất trong kỳ. Từ các chỉ tiêu được Công ty giao cho, các xí nghiệp tính toán giá trị nguyên vật liệu, các khoản mục chi phí và thực hiện gia công sản phẩm cho từng tháng. Vì vậy, sản lượng gạo thành phẩm hầu như không ổn định và có biến động rất lớn. Chính vì điều này đã làm ảnh hưởng đến tổng giá thành sản phẩm trong các quý đặc biệt là quý II/2014. Bảng 4.9 Tình hình biến động giá thành gạo Tháng Tổng giá thành (đồng) Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 1.244.304.607 8.396.622.820 8.828.521.107 Sản lượng (kg) 164.060 1.087.270 1.133.940 Giá thành đơn vị (đồng/kg) 7.584,45 7.722,67 7.785,70 Chênh lệch đơn vị (đồng) - 138,22 63,03 Tỷ lệ (%) - 1,82 0,82 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) Nhìn chung, tổng giá thành của các tháng trong quý II có chênh lệch rất lớn cụ thể là tháng 4 tổng giá thành chỉ đạt hơn 1,2 tỷ đồng tương ứng với việc sản xuất 164.060 kg thành phẩm. Mặc dù tháng 4 là tháng trọng điểm về xuất khẩu gạo, nhưng tháng 4 năm nay hầu hết các thị trường tiêu thụ đều giảm sút, đặc biệt là thị trường châu Phi. Nguyên nhân là do Thái Lan đang tìm mọi cách xuất khẩu để trả tiền cho nông dân và giảm bớt lượng hàng tồn kho lớn đang xuống cấp. Điều này đã khiến tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam không đạt chỉ tiêu đề ra và thị phần cũng bị ảnh hưởng. Vì những lý do trên, các 49 doanh nghiệp chế biến cũng như Công ty rất lo ngại khi sản xuất với số lượng lớn vì sợ rủi ro của hàng tồn kho và chi phí lãi vay. Đồng Bước sang tháng 5, tháng 6, thị trường tiêu thụ có nhiều diễn biến khởi sắc. Công ty tiến hành chuẩn bị cho các hợp đồng xuất khẩu lớn cũng như là đáp ứng với nhu cầu thị trường. Theo sự chỉ đạo của Công ty, các xí nghiệp bắt đầu tăng cường gia tăng sản xuất. Vì vậy, bước qua tháng 5 sản lượng đã tăng hơn 6 lần so với tháng 4 cụ thể là 1.087.270 kg thành phẩm góp phần đẩy giá thành đạt hơn 8,3 tỷ đồng, tăng hơn 7 tỷ đồng. Đến cuối quý II, mức sản xuất gần như ổn định lại có tăng so với tháng 5 nhưng không quá cao chỉ hơn 46 tấn. Tuy nhiên, tháng 6 lại tháng có giá thành đơn vị cao nhất quý vì vậy khoảng chênh lệch này tuy nhỏ nhưng đã làm tổng giá thành đạt hơn 8,8 tỷ đồng, tăng hơn 430 triệu đồng so với tháng 5. 7.850,00 7.800,00 7.750,00 7.700,00 7.650,00 7.600,00 7.550,00 7.500,00 7.450,00 7.785,70 7.722,67 7.584,45 4 5 6 Tháng Hình 4.3 Biến động giá thành đơn vị của gạo 5% tấm Từ đầu tháng 4 đến tháng 6 của quý II/2014, cả sản lượng và giá thành đơn vị sản phẩm đều biến động theo một chiều hướng tăng, tuy nhiên chênh lệch giá thành đơn vị giữa các tháng hầu như không đều nhau: - Tháng 4/2014 là tháng mà Công ty có giá thành gạo 5% tấm thấp nhất trong quý II/2014 đạt 7.584,45 đ/kg, vì đây là thời điểm thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân với nguồn nguyên liệu dồi dào và giá cả trên thị trường đang biến động giảm. Do vậy, tháng 4 là tháng có nhiều lợi thế về hoạt động chế biến và xuất khẩu lúa gạo. Bước sang tháng 5, giá thành đơn vị biến động một cách rõ rệt tăng 138,22 đ/kg so với tháng 4 tương ứng 1,82% và đạt 7.722,67 đ/kg. Đến cuối quý II, tình hình cho thấy giá thành gạo 5% vẫn tiếp tục tăng và đạt mức giá thành cao nhất trong quý là 7.785,70 đ/kg tăng 63,03 đ/kg tương ứng 0,82% so với tháng 5 và tăng 201,25 đ/kg so với tháng 4. Thông thường khi xét biến động tăng giảm của giá thành đơn vị sản phẩm các yếu tố chi phí sản xuất luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, đối với mặt hàng lúa gạo giá thành sản phẩm không những chịu tác động của chi phí sản xuất trong kỳ mà tỷ lệ thu hồi cũng là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ. 50 Do đó, cần phân tích và xác định được nguyên nhân của sự biến động giá thành sản phẩm thông qua các khoản mục chi phí và yếu tố tỷ lệ thu hồi để có những động thái điều chỉnh phù hợp với Công ty. 4.2.2 Phân biến biến động các khoản mục chi phí qua 3 tháng 4, 5, 6 năm 2014 4.2.2.1 Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong chế biến lương thực, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm. Tùy theo yêu cầu thành phẩm trong từng kỳ mà tổng giá trị nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tính toán và xuất dùng cho phù hợp. Thông thường con số này không ổn định và có chênh lệch lớn. Để gia công sản xuất lúa gạo xí nghiệp phải bỏ ra giá trị nguyên vật liệu trực tiếp có thể cao hơn cả giá thành sản phẩm. Vì qua quá trình chế biến các nguyên vật liệu này không những tạo ra các thành phẩm chính mà kèm theo đó các phụ phẩm khác như: tấm, cám và một phần nguyên liệu bị hao hụt. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên tục biến động theo chiều hướng tăng trong quý II/2014 ngoài lý do chịu ảnh hưởng trực tiếp của sản lượng thành phẩm tăng qua các tháng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị cũng có tác động không nhỏ. Khi xét khía cạnh CPNVLTT ĐV mới thấy rõ mức độ tăng, giảm không ổn định giữa các tháng. Cụ thể như sau: Bảng 4.10 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khoản mục CPNVLTT (đồng) Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 1.692.594.283 11.384.430.816 11.797.544.158 164.060 1.087.270 1.133.940 10.316,92 10.470,66 10.404,03 Chênh lệch (đồng) - 153,74 (66,63) Tỷ lệ (%) - 1,49 (0,64) Thành phẩm (kg) CPNVLTT ĐV (đồng/kg) (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) - Tháng 4 có CPNVLTT ĐV chỉ đạt 10.316,92 đ/kg. Đây là mức giá tương đối thấp vì rơi đúng vào thời điểm thu hoạch nên giá lúa gạo nguyên liệu vẫn duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, do tình hình xuất khẩu chưa khả quan nên Công ty hạn chế sản xuất mặc dù tại thời điểm này đang có lợi thế về giá. Trong khi đó, bước qua tháng 5/2014, CPNVLTT ĐV đã tăng 153,74 đ/kg tương ứng 1,49% so với tháng 4/2014 và đạt 10.470,66 đ/kg. Góp phần đẩy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng hơn 6 lần so với tháng trước. Mặc dù 51 trong tháng này sản lượng thành phẩm đạt được không phải là cao nhất trong quý nhưng vì chịu ảnh hưởng của chương trình thu mua tạm trữ 1triệu tấn quy gạo của Chính phủ vừa kết thúc nên kéo giá gạo tăng rất cao, đây là nguyên nhân chính gây ra biến động lớn trong tổng chi phí nguyên liệu đầu vào của Công ty. Nếu như CPNVL đầu vào đột ngột tăng mạnh vào tháng 5 thì bước sang tháng 6 cơn sốt giá gạo bắt đầu hạ nhờ vậy CPNVLTT ĐV giảm nhanh 66,63 đ/kg tương ứng 0,64% so với tháng trước và đạt 10.404,03 đ/kg. Tuy CPNVLTT ĐV tháng 6 vẫn còn cao hơn đầu quý là 87,11 đ/kg, nhưng mức giá này đã ổn định và giảm nhiều so với tháng 5. Có thể nói sự biến động tăng hay giảm của giá thành sản phẩm được quyết định bởi khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vì nó chiếm hơn 95% giá thành sản phẩm. Khoản chi phí này rất dễ bị biến động và khá nhạy cảm với giá cả thị trường. Chỉ cần thị trường có một biến đổi nhỏ cũng làm ảnh hưởng lớn đến chi phí và tình hình sản xuất của các doanh nghiệp kinh doanh lương thực. Vì thế, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với doanh nghiệp khi muốn cắt giảm giá thành sản phẩm. Như đã nói, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ngoài việc chịu ảnh hưởng của giá cả thị trường của mặt hàng lúa gạo, thì chất lượng của nguyên liệu cũng là một vấn đề khi nó quyết định nên tỷ lệ thu hồi của thành phẩm. Khi các xí nghiệp gia công chế biến lúa gạo, tỷ lệ thu hồi thấp hay cao sẽ phụ thuộc vào nguyên liệu xuất ra trong kỳ. Các loại gạo nguyên liệu có chất lượng tốt qua sản xuất sẽ cho ra tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm cao và phế phẩm thấp khi đó giá thành sản phẩm sẽ giảm và mang lại hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Trường hợp, chất lượng gạo nguyên liệu kém tạo ra thành phẩm có tỷ lệ thu hồi thấp, không đạt chỉ tiêu khiến Công ty phải đấu trộn thêm gạo thành phẩm từ đó kéo giá thành tăng cao. Tỷ lệ thu hồi thành phẩm thông thường nằm trong khoảng 60%-65%. Với các Công ty chuyên gia công lau bóng gạo nguyên liệu, tỷ lệ này có thể đạt cao hơn. Do vậy, Công ty chấp nhận lượng sản phẩm phụ trong kỳ nhỏ hơn 37%, đồng nghĩa với định mức thu hồi của thành phẩm gia công là trên 63% sản lượng gạo nguyên liệu. Bảng 4.11 Tỷ lệ thu hồi thành phẩm gạo Tháng Tỷ lệ thu hồi (%) Chênh lệch (%) Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 64,53 63,66 64,05 - (0,87) 0,39 (Nguồn: Bộ phận kho Xí nghiệp Mỹ Thới-Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) 52 Nhìn chung, qua 3 tháng của quý II/2014 tình hình sản xuất của Công ty tương đối tốt khi tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm đều cao hơn 63%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có biến động nhưng không cao. - Tháng 5/2014 là tháng có tỷ lệ thu hồi thấp nhất khi chỉ đạt 63,66% giảm 0,87% so với tháng 4/2014. Trong tháng này, Xí nghiệp chỉ sử dụng 1 loại gạo nguyên liệu để gia công sản phẩm nhưng do chất lượng gạo không được tốt cho ra tỷ lệ phụ phẩm là 36,34%. Trong khi tháng 4/2014, Công ty sử dụng thêm gạo nguyên liệu và gạo 15 % tấm để lau bóng và đấu trộn với nhau, chất lượng gạo của tháng này tương đối tốt cho ra 64,53% tỷ lệ thu hồi thành phẩm và 35,47% tỷ lệ phụ phẩm, đây cũng là tháng có tỷ lệ thu hồi cao nhất quý. - Đến tháng 6/2014, tỷ lệ thu hồi thành phẩm tăng 0,39% tương ứng 64,05% so với tháng 5/2014 vì xí nghiệp sử dụng 2 loại: gạo 15% tấm và gạo nguyên liệu để gia công sản phẩm. Tuy nhiên, ngoài yếu tố chất lượng nguyên liệu quyết định đến tỷ lệ thu hồi, còn phải kể đến ảnh hưởng của quy trình sản xuất đối với thành phẩm. Khi tỷ lệ thu hồi thành phẩm thấp, Công ty cần xem xét nguyên nhân là do chất lượng nguyên liệu thấp hay máy móc có vấn đề từ đó đề ra biện pháp khắc phục thích hợp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sau khi loại trừ giá trị sản phẩm phụ sẽ được tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp so với giá thành đơn vị. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm. Hầu hết các tháng của quý II đều trên 95%. Cụ thể như sau: Bảng 4.12 Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp so với giá thành đơn vị Tháng Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 CPNVLTT ĐV (đồng/kg) 7.271,45 7.554,72 7.543,49 Giá thành đơn vị ( đồng/kg) 7.584,45 7.722,67 7.785,70 95,87 97,83 96,89 - 1,96 (0,94) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (%) (Nguồn: Phòng Tài chính -Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) - Tháng 4 là tháng có CPNVLTT ĐV thấp nhất quý II do hệ quả của tỷ lệ thu hồi cao và giá nguyên vật liệu đầu vào thấp. Trong tháng này, CPNVLTT ĐV chỉ chiếm 95,87% giá thành sản phẩm và bắt đầu tăng 1,96% đạt 97,83% vào tháng 5/2014. - Tháng 5 là tháng có CPNVLTT ĐV cao nhất trong quý đạt 7.554,72 đ/kg do chịu ảnh hưởng chính của chi phí nguyên vật liệu đầu vào cao. Cũng trong tháng này, tỷ trọng của CPNVLTT đạt cao nhất chiếm đến 97,83% giá 53 thành sản phẩm vì vậy khi khoản chi phí này tăng cao cộng với tỷ lệ thu hồi thấp hơn các tháng khác đã khiến giá thành cao hơn nhiều so với tháng 4. Bước qua tháng 6/2014 tỷ trọng của CPNVLTT trong giá thành đã giảm nhẹ 0,94% so với tháng trước đạt 96,89%. Tuy nhiên, con số này vẫn còn cao hơn so với đầu tháng 4 là 1,02%. Mặc dù tháng 6 là tháng có tỷ lệ thu hồi tương đối cao và giá nguyên liệu đầu vào thấp hơn tháng 5 nhưng đây lại là tháng có giá thành đơn vị cao nhất trong quý vì giá thành còn phải chịu ảnh hưởng của hai khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nhận xét: Mặc dù, tháng 4 không phải là tháng có tỷ trọng CPNVLTT cao nhất trong quý II nhưng đây là tháng Công ty có tình hình sản xuất hiệu quả nhất khi xét về khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong tháng này, Công ty có được lợi thế về nhiều mặt khiến giá thành sản phẩm thấp như: tỷ lệ thu hồi cao và giá gạo nguyên liệu trên thị trường đang có biến động giảm vì ngay mùa thu hoạch. Vì vậy, giá thành tháng 4 thấp nhất quý. Ngược lại, tình hình sản xuất tháng 5 không mấy thuận lợi vì rơi vào cơn sốt giá nguyên liệu do chính sách thu mua tạm trữ nhằm điều chỉnh giá của Chính phủ vừa kết thúc, mặc dù nguồn cung dồi dào nhưng chất lượng nguyên liệu không đồng đều cho ra tỷ lệ thu hồi thành phẩm thấp hơn các tháng khác, trong tháng này CPNVLTT lại có tỷ trọng cao nhất trong quý. Nhìn chung tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp so với giá thành tăng giảm không đều qua các tháng và mức độ biến động không quá cao. Nhưng do khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất lớn nên những biến đổi của nó dù nhỏ cũng sẽ có tầm ảnh hưởng quyết định đến giá thành sản phẩm. 4.2.2.2 Biến động chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty được thể hiện qua chỉ tiêu tiền lương phải trả cho Công nhân. Trong sản xuất gạo, chi phí nhân công trực tiếp chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Chủ yếu chi phí nhân công chỉ phát sinh cho việc bốc xếp, vận chuyển lúa gạo…Nhưng do công ty trả lương cho công nhân thuê ngoài theo sản phẩm nên đây là khoản chi phí có nhiều biến động. Hàng tháng, sản lượng và quy mô sản xuất không đồng đều làm ảnh hưởng đến số lượng nhân công và vì là công việc nặng nhọc nên đơn giá cũng hay thay đổi. Cũng giống như chi phí nguyên vật liệu tổng chi phí nhân công trực tiếp chịu ảnh hưởng của sản lượng thành phẩm và chi phí nhân công đơn vị. Đây là loại biến phí trong chi phí sản xuất nên khi CPNCTT ĐV càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng chi phí và giá thành sản phẩm càng tối ưu. Khi CPNCTT ĐV thấp và sản lượng sản phẩm hoàn thành càng cao chứng tỏ Công ty quản lý chi phí 54 nhân công tốt. Trong Quý II/2014, sản lượng thành phẩm luôn tăng qua các tháng nhưng CPNCTT ĐV lại biến động theo một chiều hướng khác: tăng, giảm không đồng đều với tỷ lệ khá lớn. Bảng 4.13 Biến động chi phí nhân công trực tiếp Tháng Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 CPNCTT (đồng) 6.932.350 27.390.785 38.197.217 Thành phẩm (kg) 164.060 1.087.270 1.133.940 42,25 25,19 33,69 Chênh lệch (đồng) - (17,06) 8,5 Tỷ lệ (%) - (40,38) 33,74 CPNCTT ĐV (đồng/kg) (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) - CPNCTT ĐV tháng 4 cao nhất trong quý II/2014 đạt 42,25 đ/kg. Đây là tháng vào mùa cũng là lúc Công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động vì hầu hết nhân công đều được Công ty thuê từ nông dân trong vùng. Điều đó đã khiến đơn giá gia công cao hơn rất nhiều so với những tháng khác. Đến tháng 5/2014, sau khi vụ mùa kết thúc tình hình lao động của Công ty đã ổn định hơn, CPNCTT ĐV giảm đáng kể 17,06 đ/kg tương đương 40,38% so với tháng 4/2014 và đạt 25,19 đ/kg, cũng là tháng có CPNCTT thấp nhất trong quý. Điều đó chứng tỏ trong tháng 5 Công ty đã quản lý và sử dụng khá hiệu quả khoản chi phí này. Tháng 6/2014, CPNCTT ĐV đạt 33,69 đ/kg tăng 8,5 đ/kg tương đương 33,74% so với tháng trước. Trong tháng cuối quý, CPNCTT có tăng tuy nhiên không quá cao so với tháng đầu quý II. So với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, mức độ biến động của chi phí nhân công trực tiếp cao hơn rất nhiều. Chủ yếu ảnh hưởng từ đơn giá nhân công thuê ngoài. Nhưng vì là khoản chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ so với giá thành nên mức độ ảnh hưởng của nó không quá cao. Cụ thể như sau: Bảng 4.14 Tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp so với giá thành Tháng CPNCTT ĐV (đồng/kg) Giá thành đơn vị ( đồng/kg) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (%) Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 42,25 25,19 33,69 7.584,45 7.722,67 7.785,70 0,56 0,33 0,43 - (0,23) 0,1 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) 55 Tỷ trọng của chi phí nhân công hầu như tăng giảm theo chiều biến động của CPNCTT ĐV. Trong giá thành đơn vị sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp qua các tháng luôn chiếm tỷ trọng dưới 1%. Tỷ trọng của CPNCTT ĐV đạt cao nhất vào tháng 4 là 0,56 %. Trong khi đó tháng 5 chỉ đạt 0,33% giảm 0,23%. Đến tháng 6/2014, tỷ lệ này bắt đầu tăng lại 0,1% và đạt 0,43%. Trong các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, chi phí nhân công trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, tuy là biến động của nó ảnh hưởng không nhiều đến giá thành đơn vị sản phẩm. Công ty cần chú ý đến việc giữ ổn định khoản chi phí này. 4.2.2.3 Biến động chi phí sản xuất chung Biến động chi phí sản xuất chung của quý II được khái quát như sau: Bảng 4.15 Biến động chi phí sản xuất chung Tháng CPSXC (đồng) Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 44.418.389 155.214.451 236.456.732 164.060 1.087.270 1.133.940 270,74 142,76 208,53 Chênh lệch (đồng) - (127,98) 65,77 Tỷ lệ (%) - (47,27) 46,07 Thành phẩm (kg) CPSXC ĐV (đồng/kg) (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) Nhìn chung, tổng CPSXC biến động theo chiều hướng tăng vì sản lượng thành phẩm tăng quá cao trong quý II. Nhưng khi xét đến CPSXC ĐV mới thấy rõ mức độ biến động khá cao và không ổn định qua các tháng: Chiều hướng biến động của chi phí sản xuất chung giống như chi phí nhân công trực tiếp khi tháng 5/2014 vẫn là có CPSXC ĐV thấp nhất trong quý II đạt 142,76 đ/kg giảm 127,98 đ/kg tương ứng với 47,27% so với tháng 4. Mặc dù tháng 4 là tháng có sản lượng gạo 5% tấm thấp nhất nhưng lại phát sinh chi phí sửa chữa máy móc và tiêu hao năng lượng cao; một phần nhỏ là do đơn giá của chi phí nhân công thuê ngoài vận chuyển của tháng này tăng, đã đẩy CPSXC ĐV cao nhất quý đạt 270,74 đ/kg. Đến tháng 6, CPSXC ĐV bắt đầu tăng lại 65,77 đ/kg tương ứng 46,07% so với tháng 5 và đạt 208,53 đ/kg. Trong hai tháng cuối quý, mức độ hoạt động của xí nghiệp nhiều hơn so với đầu quý. Nhờ sản xuất liên tục với số lượng lớn phần nào giúp các xí nghiệp tiết kiệm được nhiều khoản chi phí như: chi phí khấu hao TSCĐ và một khoản năng lượng tiêu hao cho vận hành máy móc. 56 Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí khó quản lý nhất trong tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Đây là khoản chi phí gián tiếp được Công ty phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Mặc dù chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng không quá cao như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhưng lại chịu tác động của nhiều khoản chi khác nhau. Bao gồm nhiều nội dung kinh tế như: chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, chi phí thuê ngoài gia công và chi phí điện nước. Tất cả các khoản chi phí này đều biến động thất thường và chịu ảnh hưởng của giá cả thị trường. Đặc biệt là chi phí điện, nhiên liệu và chi phí sửa chữa. Trong các kỳ, chi phí điện luôn chiếm hơn 40% tổng chi phí sản xuất chung của xí nghiệp. Gần đây giá điện và các nhiên liệu liên tục tăng gây không ít khó khăn cho sản xuất. Vì thế, xí nghiệp cần xem xét và chú ý đến các khoản chi phí này khi đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạn chế sự biến động tăng của chi phí sản xuất chung. Xét về mặt tỷ trọng của chi phí sản xuất chung, nhận thấy rằng: chi phí sản xuất chung tuy không chiếm tỷ trọng cao nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định trong giá thành sản phẩm. Giống như tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp, tỷ trọng chi phí sản xuất chung cũng tăng giảm theo chiều hướng của CPSXC ĐV và không ổn định trong quý II/2014: Bảng 4.16 Tỷ trọng chi phí sản xuất chung so với giá thành Tháng CPSXC ĐV (đồng/kg) Giá thành đơn vị ( đồng/kg) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (%) Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 270,74 142,76 208,53 7.584,45 7.722,67 7.785,70 3,57 1,85 2,68 - (1,72) 0,83 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực Thực phẩm Vĩnh Long) - Cao nhất vẫn là tháng 4 khi tỷ trọng chi phí sản xuất chung đạt 3,57% nhưng bước qua tháng 5 tỷ trọng này đã giảm 1,72% còn 1,85%. Cuối quý II, con số này bắt đầu tăng nhẹ 0,83% đạt 2,68%. Nguyên nhân của chiều hướng biến động này là do: trong tháng 4, chi phí sửa chữa bảo trì máy móc tại phân xưởng bất ngờ phát sinh cao hơn các tháng khác kéo theo sự tiêu hao năng lượng vì các máy móc thiết bị này; ngoài ra một phần nhỏ là do chi phí thuê ngoài công nhân vận chuyển cũng tăng. 57 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG 5.1 NHẬN XÉT CHUNG 5.1.1 Nhận xét về thực hiện chế độ kế toán 5.1.1.1 Ưu điểm - Hình thức ghi sổ kế toán: hình thức Chứng từ ghi sổ được áp dụng khá phù hợp với quy mô hoạt động và trình độ quản lý của Công ty. Giúp Công ty dễ kiểm tra và đối chiếu, đồng thời giảm thiểu việc ghi chép khi số lượng các tài khoản và nghiệp vụ phát sinh quá nhiều. Nhờ có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán, việc hạch toán trở nên nhẹ nhàng hơn, nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian công sức của kế toán. - Tổ chức ghi chép và hạch toán: Công ty sử dụng các mẫu chứng từ, sổ sách theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Trình tự luân chuyển chứng từ được Công ty tổ chức một cách khoa học, nhịp nhàng giữa các bộ phận, phù hợp với đặc điểm của Công Ty. - Đội ngũ nhân viên của phòng kế toán được bố trí hợp lý và phân công nhiệm vụ rõ ràng. Giữa phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với các phần hành khác có sự phối hợp đồng bộ giúp công tác kế toán của Công ty được thực hiện tốt hơn. - Ngoài ra, Công ty luôn chú ý đến việc cập nhật liên tục và kịp thời các chính sách quy định của Bộ Tài Chính về quản lý thuế, tài chính, xuất khẩu vì các quy định này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. - Việc áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đã đáp ứng yêu cầu theo dõi tình hình vật tư, hàng hóa của Công ty. 5.1.1.2 Hạn chế - Về hình thức kế toán: cũng chính vì Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, đòi hỏi kế toán cần kiểm tra và đối chiếu khớp đúng số liệu tránh việc ghi trùng các chứng từ ghi sổ có thể vô tình làm Công việc kế toán thêm nặng nề. - Công ty còn gặp khó khăn về mặt thời gian trong việc tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc; công tác kế toán của Công ty thường dồn về cuối 58 tháng không đáp ứng được nhu cầu cung cấp nhanh các báo cáo tài chính để phục vụ kịp thời công tác công bố thông tin. 5.1.2 Nhận xét về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5.1.2.1 Ưu điểm Xuất phát từ những đặc điểm của sản phẩm cũng như là quy trình sản xuất, Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí và kỳ tính giá thành một cách phù hợp. Các chi phí sản xuất của Công ty được kế toán phần hành theo dõi chặt chẽ và tập hợp một cách tương đối chính xác, từ đó hạn chế việc hao hụt và thất thoát vật tư, nguyên vật liệu. Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty khá phức tạp khi quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của phần mềm đã làm giảm bớt khối lượng công việc tính toán cho người làm kế toán và hạn chế sai sót. 5.1.2.2 Hạn chế - Về tài khoản sử dụng: do đặc điểm nguyên liệu mua ngoài là gạo thành phẩm nên Công ty không sử dụng tài khoản 152 để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp mà sử dụng tài khoản 1561 “Hàng hóa” cho cả nguyên liệu xuất kho và thành phẩm nhập kho, trong đó có cả sản phẩm chính và phụ phẩm. Giữa các loại nguyên vật liệu và các loại thành phẩm hầu như không có có sự phân chia tài khoản chi tiết. Tương tự đối với chi phí sản xuất chung, Công ty chỉ sử dụng tài khoản 627 để hạch toán toán chung cho các chi phí phát sinh tại phân xưởng, không phân chia tài khoản chi tiết cấp 2. - Về phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền được sử dụng khi tính giá xuất kho có một hạn chế đó là: mỗi khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho kế toán chỉ có thể theo dõi số lượng xuất còn về trị giá xuất kho phải đến cuối kỳ phần mềm mới có thể tính được đều này khiến Công ty gặp khó trong việc cung cấp thông tin kịp thời cũng như là quản lý giá trị hàng tồn kho. Đây cũng là lý do khiến công việc bị tồn đọng vào cuối tháng. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng có nhược điểm là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ không phản ánh được giá hiện hành khi giá cả thị trường đang biến động nhất là đối với mặt hàng lương thực. - Cuối tháng, sau khi tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Công ty không sử dụng phiếu tính giá thành sản phẩm mà sử dụng Báo cáo gia công hàng lương thực điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Tuy 59 nhiên trên Báo cáo gia công chưa chia tách khoản mục chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại thành phẩm mà gộp chung thành chi phí gia công. - Về các khoản chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí lớn nhất ảnh quyết định đến giá thành sản phẩm. Hiện tại, nguồn nguyên liệu có nhiều biến động về cả giá cả và chất lượng đã gây khó khăn không ít cho Công ty cũng như là ngành lương thực. Nếu không nhận định đúng tình hình Công ty sẽ gặp rủi ro lớn trong việc thu mua tồn trữ và bảo quản lúa gạo. + Chi phí nhân công trực tiếp: do lúa gạo được gia công theo mùa và thường không liên tục qua các tháng nên Công ty chỉ thuê ngoài công nhân. Mặc dù, khoản chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng thường xuyên biến đổi. Vì số lượng công nhân thường không cố định và đơn giá gia công cũng có thể thay đổi. + Chi phí sản xuất chung thường khó quản lý hơn những khoản chi phí khác vì bao gồm nhiều khoản chi phí hay biến động theo giá thị trường như: giá điện, giá nhiên liệu… Hàng tháng, Công ty bỏ ra một khoản chi phí lớn cho năng lượng tiêu hao và chi phí vận hành sửa chữa máy móc. Thường các chi phí này là nguyên nhân gây ra sự biến động của chi phí sản xuất chung. 5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM  Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để phục vụ kịp thời cho công tác công bố thông tin, Công ty cần đầu tư nhanh chóng phần mềm kế toán trực tuyến cho các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổng hợp số liệu, cung cấp nhanh các báo cáo tài chính cho nhà quản lý. Công ty nên sử dụng tài khoản 152 cho nguyên vật liệu, 155 cho thành phẩm và phân chia tài khoản chi tiết cụ thể hơn giữa các loại nguyên vật liệu, phụ phẩm và thành phẩm sẽ giúp Công ty quản lý tốt hàng tồn kho. Đồng thời phân chia tài khoản chi tiết cấp 2 đối với các yếu tố của chi phí sản xuất chung. Cần chia tách các khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trên Báo cáo gia công hàng lương thực để thấy rõ mức độ biến động và ảnh hưởng của nó đối với giá thành sản phẩm. 60 Phát triển hệ thống kế toán quản trị, thường xuyên phân tích biến động giá cả, nghiên cứu thị trường từ đó lập dự toán và kế hoạch sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. 5.3 GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: + Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất và có ảnh hưởng quyết định đến giá thành sản phẩm nên việc tiết kiệm chi phí này là ưu tiên hàng đầu. Do giá cả mặt hàng lúa gạo hay biến động và khó dự đoán nên Công ty cần dự toán tình hình thị trường và lập kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất. Đồng thời nhanh nhạy trong việc chọn thời điểm tốt giá để mua bán. Tránh trường hợp tồn kho quá nhiều khi giá giảm khiến Công ty phải gánh chịu nhiều khoản tổn thất lớn như: chi phí kho bãi, chi phí bảo quản, chi phí lãi vay… + Do đặc thù của mặt hàng gạo là khó bảo quản và thời gian tồn kho không quá lâu nên Công ty cần chú ý tới việc bảo quản chất lượng hàng tồn kho, chủ động trong việc đảo hàng thường xuyên, kiểm tra chất lượng hàng tồn kho để tránh hư hỏng do lưu kho lâu, và thất thoát. + Đối với nguyên liệu mua vào sản xuất Công ty cần chú ý đến chất lượng vì chất lượng nguyên liệu sẽ quyết định nên tỷ lệ thu hồi và làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nên kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên liệu trước khi thu mua và nhập kho. + Đối với các đơn vị cung ứng nguyên liệu, cần xây dựng mối quan hệ kinh tế hợp tác lâu dài và ổn định. Hơn nữa, việc thiết lập thêm nhiều kênh thu mua trực tiếp của nông dân tại vùng sản xuất sẽ giúp Công ty tiết kiệm nhiều chi phí vận chuyển, giá rẽ có thể hỗ trợ lẫn nhau. Vì thế khi có biến động giá cả cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá thành. + Trong quá trình gia công, bốc vác, Công ty cần chú ý đến việc tiết kiệm tối đa nguyên liệu tránh rơi vãi hao hụt. Bằng cách đầu tư, cải tiến hệ thống máy móc thiết bị sản xuất hạn chế việc thất thoát thành phẩm làm giảm tỷ lệ hạt gãy, tăng tỷ lệ thành phẩm. Xây dựng một hệ thống định mức nguyên vật liệu thật chính xác. - Chi phí nhân công trực tiếp: + Chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu phát sinh ở khâu vận chuyển và bốc vác lúa gạo. Vì vậy để hạn chế khoản chi phí này, Công ty cần xây dựng một quy trình làm việc khép kín, lắp đặt thêm nhiều bồn chứa nguyên liệu, 61 thành phẩm từ đó có thể tự động nhập xuất hàng giảm thiểu tốt đa lao động thủ công. Mặt khác, Công ty cần ổn định lại nhân công thuê ngoài để tránh tình trạng thiếu lao động làm biến động đơn giá nhân công. + Để tăng năng sức lao động cho nhân công, Công ty nên quan tâm đến môi trường làm việc như: ánh sáng, nhà xưởng, chế độ an toàn và bảo hộ lao động. Khuyến khích thi đua khen thưởng tạo tinh thần phấn đấu trong sản xuất góp phần gia tăng sản lượng và chất lượng lao động. - Chi phí sản xuất chung + Với chi phí sản xuất chung, Công ty tiếp tục thực hiện đề án tiết kiệm năng lượng trong gia công chế biến. Đặc biệt là chi phí sử dụng điện năng. Nên gia công với số lượng lớn và liên tục nhằm hạn chế phần nhiên liệu tiêu hao đối nóng máy. + Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ và công nhân viên, công ty nên xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của Công ty. + Sau chi phí điện, chi phí sửa chữa hàng tháng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất chung, vì thế rất cần thiết thành lập tổ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị, kịp thời sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị hư hỏng ngoài việc hạn chế chi phí bảo trì sửa chữa còn tránh tình trạng tiêu hao năng lượng, tiêu hao nguyên vật liệu, và ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. 5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC - Đối với Công ty nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh ngành lúa gạo nói chung: cần tập trung phát triển thương hiệu lúa gạo của mình trên thị trường trong nước và nước ngoài. Nên có chiến lược thương mại hóa sản phẩm, có nghĩa là đầu tư cho vùng nguyên liệu từ khâu gieo sạ đến khâu chế biến thành phẩm. Đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín cho gạo Việt Nam. Đồng thời, quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình với các khách hàng thế giới thông qua việc tham dự vào các kỳ hội chợ trong nước và quốc tế. Ngoài ra, Công ty không ngừng duy trì và củng cố các thị trường truyền thống như Philipines, Malaysia, Indonesia,….Đồng thời chủ động mở rộng các thị trường có tiềm năng khác. - Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ như hiện nay, Công ty cần phải linh hoạt hơn trong việc định giá bán đối với mặt hàng gạo. Việc định giá phải dựa trên việc theo dõi thường xuyên tình hình thị trường và cơ sở tính toán các định mức chi phí, từ đó điều chỉnh giá bán hợp lý cho từng đối tượng khách hàng. 62 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong những năm qua, tình hình chế biến và xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp không ít khó khăn do áp lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu ngày càng quyết liệt. Mặc dù chịu ảnh hưởng của tình hình chung nhưng Công ty Cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long không ngừng nổ lực để duy trì và phát triển, tạo niềm tin cho khách hàng trong và ngoài nước. Để có thể đứng vững và giữ uy tính trên thương trường đòi hỏi Ban lãnh đạo Công ty đưa ra nhiều giải pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục khó khăn và hòa nhip với nền kinh tế thị trường. Trong đó, Công ty đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm cung ứng cho người tiêu dùng nhưng phải đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp. Do đó, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn tiết kiệm tối đa chi phí và hạn chế những hao hụt trong quá trình sản xuất. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long, em nhận thấy rằng Công ty đã thực hiện tốt công tác kế toán chi phí, phản ánh đầy đủ và kịp thời các loại chi phí sản xuất phát sinh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thị trường nên những khoản chi phí này còn tăng giảm thất thường nhưng hầu như biến động không quá cao. Do đó, Công ty cần có một số biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, thu mua và bảo quản để hạ giá thành sản xuất, tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh về giá; giúp Công ty ít bị thiệt hại đối với biến động giá bất lợi trên thị trường. 6.2 KIẾN NGHỊ  Đối với hiệp Hiệp Hội Lƣơng Thực Việt Nam và tổ chức kinh tế: - Đối với Hiệp Hội Lương thực Việt Nam và tổ chức kinh tế: tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh kịp thời giá sàn xuất khẩu gạo cho phù hợp với cân đối cung cầu lúa gạo trong nước và dự báo thị trường xuất khẩu gạo, ngăn ngừa những diễn biến bất lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Đồng thời, cần tăng cường chức năng và quyền hạn của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam để hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo. - Đối với các ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ vốn và lãi suất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong việc thu mua và tạm trữ lúa gạo. 63  Đối với nhà nông - Để cung cấp nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, thì việc lựa chọn giống lúa có phẩm chất tốt khi gieo trồng là rất quan trọng. Đồng thời kết hợp với các biện pháp khoa học trong canh tác sẽ giúp bà con nông dân đạt hiệu quả cao trong sản xuất và các công ty chế biến có được nguồn nguyên liệu chất lượng. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Trần Quốc Dũng, 2008. Kế toán tài chính. Đại học Cần Thơ. 2) Huỳnh Lợi, 2009. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống Kê 3) Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2010. Kế toán chi phí. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động-Xã hội. 4) Bùi Văn Trường, 2008. Kế toán chi phí. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động- Xã hội. 65 PHỤ LỤC 01 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 66 PHỤ LỤC 02 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 67 PHỤ LỤC 03 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 68 PHỤ LỤC 04 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 69 PHỤ LỤC 05 CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP PHỤ LỤC 05A: Phiếu xuất kho Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực Mẫu số: 02 – VT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC phẩm Vĩnh Long Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Bộ phận: Xí nghiệp Mỹ Thới PHIẾU XUẤT KHO Ngày 09 tháng 06 năm 2014 Số X806/01 Nợ TK 621GC Có TK 1561L - Họ và tên người nhận hàng: Lê Văn Trang - Lý do xuất kho: Gia công hàng lương thực - Xuất tại kho (ngăn lô): X801 - Địa điểm: xí nghiệp Mỹ Thới Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính A B C D 1 Gạo nguyên liệu Jasmine 05 Kg ST T Cộng Số lượng Yêu cầu 1 622.144 Thực xuất 2 Đơn giá Thành tiền 3 4 622.144 - - 622.144 - - - Tổng số tiền (viết bằng chữ): .................................................................................... - Số chứng từ gốc kèm theo: ....................................................................................... Ngày 09 tháng 06 năm 2014 Ngƣời lập phiếu (Ký, họ tên) Ngƣời nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) 70 Kế toán trƣởng (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) PHỤ LỤC 05B: Phiếu xuất kho Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực Mẫu số: 02 – VT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC phẩm Vĩnh Long Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Bộ phận: Xí nghiệp Mỹ Thới PHIẾU XUẤT KHO Ngày 14 tháng 06 năm 2014 Số X806/02 Nợ TK 621GC Có TK 1561L - Họ và tên người nhận hàng: Lê Văn Trang - Lý do xuất kho: Gia công hàng lương thực - Xuất tại kho (ngăn lô): X801 - Địa điểm: xí nghiệp Mỹ Thới ST T Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Số lượng Mã số Đơn vị tính Yêu cầu Thực xuất Đơn giá Thành tiền 2 3 4 A B C D 1 1 Gạo 15% tấm 03 Kg 100.000 Cộng 100.000 - - 100.000 - - - Tổng số tiền (viết bằng chữ): .................................................................................... - Số chứng từ gốc kèm theo: ....................................................................................... Ngày 14 tháng 06 năm 2014 Ngƣời lập phiếu (Ký, họ tên) Ngƣời nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) 71 Kế toán trƣởng (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) PHỤ LỤC 05C: Phiếu kế toán Đơn vị: Công Ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long PHIẾU KẾ TOÁN Ngày 30/06/2014 Số X806/Z01 Nội dung Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tổng TK Nợ TK C Thành tiền 154GC 621GC 22.046.923.594 22.046.923.594 Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Người lập phiếu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (ký, họ tên) 72 PHỤ LỤC 05D: Sổ chi tiết và Sổ tổng hợp tài khoản 621 Đơn vị: Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đường 2/9, phường 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Mẫu số S36-DN (Ban hành theo Q số 15 2006 Q -BTC ngày 20 3 2006 của Bộ trư ng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH - Tên phân xưởng: Xí nghiệp Mỹ Thới - Tên sản phẩm, dịch vụ: Hàng lương thực - Tài khoản: 621GC Kỳ phát sinh: 01 06 2014 đến 30 06 2014 ĐVT: đồng Ghi nợ tài khoản Chứng từ Ngày, tháng ghi sổ A 30/06/14 30/06/14 30/06/14 30/06/14 ……… Số hiệu Ngày, tháng Diễn giải B PX X806/M1 PX X806/01 PX X806/02 PX X806/03 ……………. C 03/06/14 09/06/14 14/06/14 18/06/14 …… D -Xuất GC lúaJasmine -Xuất GC gạo Jasmin -Xuất GC gạo 15% -Xuât GC gạo NL …………………… - Cộng số phát sinh - Ghi Có TK 621GC TK đối ứng Chia ra Tổng số tiền E 1561L 1561L 1561L 1561L …….. 1 5.062.323.804 5.187.055.632 728.362.567 858.175.082 …………. 154GC 22.046.923.594 22.046.923.594 Luá Jasmine 2 5.062.323.804 Gạo Jasmine Gạo 15% Gạo NL 3 4 5 5.187.055.632 728.362.567 …….. ………… …….. 858.175.082 …………. 5.062.323.804 5.187.055.632 728.362.567 11.015.181.591 - Sổ này có ........trang, đánh số từ trang 01 đến trang.......... - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngƣời ghi sổ (K , h tên) Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Kế toán trƣởng (K , h tên) 73 Mẫu số: S02a-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Số 001 Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Số hiệu tài khoản Trích yếu A Xuất lúa Jasmine gia công hàng lương thực Xuất gạo Jasmine gia công hàng lương thực Xuất gạo 15% gia công hàng lương thực Xuất gạo NL gia công hàng lương thực …………………………………………… Cộng Nợ Có B 621GC 621GC 621GC 621GC ………. C 1561L 1561L 1561L 1561L …...... Số tiền 1 5.062.323.804 5.187.055.632 782.362.567 858.175.082 ……………….. 22.046.923.594 Kèm theo PXK chứng từ gốc. Ngày 30 tháng 6 năm 2014 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 74 Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, Mẫu số: S02b-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Kỳ phát sinh: từ 01 06 2014 đến 30 06 2014 Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng A B 1 ………………… ……………. 001 30/06/2014 ………….. …………… - Cộng cuối tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý ……………. 22.046.923.594 …………….. - Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang .... - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 75 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Mẫu số: S02c1-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Kỳ phát sinh: từ 01 06 2014 đến 30 06 2014 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621GC ĐVT: đồng Ngày, Tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu TK đối ứng Nợ Có Ghi chú 2 G Số tiền A B C D E 1 30/06/2014 30/06/2014 001 004 30/06/2014 30/06/2014 Xuất nguyên liệu gia công hàng lương thực Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản 154 1561L 154GC 22.046.923.594 - Cộng số phát sinh tháng x 22.046.923.594 - Số dƣ cuối tháng x - Cộng lũy kế từ đầu quý x 22.046.923.594 - 22.046.923.594 - Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 76 x x - Sổ này có 1 trang, đánh số từ trang sô 01 đến trang .... - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) x Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 06A – Danh sách chi tiền lƣơng CTY CP LT-TP VĨNH LONG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÍ NGHIỆP MỸ THỚI Độc lập - Tự do – Hạnh phúc DANH SÁCH CHI TIỀN LƢƠNG THÁNG 06/2014 CHO CÔNG NHÂN THUÊ NGOÀI GIA CÔNG Tổng tiền được chi: 71.381.900 đồng Tổng ngày công của CN trực, gát máng: 245 Lương bình quân: 114.812 đ/người/ngày Tổng ngày công của CN xuất kho: 227 Lương bình quân: 98.401 đ/người/ngày Tổng ngày công của CN nhập kho: 256 Lương bình quân: 81.703 đ/người/ngày STT Họ và tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Nguyễn Hữu Tâm Nguyễn Văn Bảo Phan Quốc Dũng Nguyễn Bảo Quốc Lê Công Thành Huỳnh Ngọc Thanh Nguyễn Văn Dốn Đinh Tấn Tài Huỳnh Trung Hậu Dương Văn Liêm Võ Minh Chánh Đinh Tuấn Anh Đinh Văn Thái Châu Văn Liêm Lê Công Tuấn Nguyễn Thái Truyền Nguyễn Văn Đầy Lê Công Kỹ Trần Văn Sinh Lê Công Anh Nguyễn Vũ Phương Lê Thanh Dũng Lê Hoàng Đông Lê Thanh Việt Huỳnh Đông Hồ Lế Quang Thanh Trương Ngọc Lâm Đoàn Văn Trí Lê Văn Tùng Trương Minh Hồng Tổng cộng Nội dung công việc Trực, gát máng Trực, gát máng Trực, gát máng Trực, gát máng Trực, gát máng Trực, gát máng Trực, gát máng Trực, gát máng Trực, gát máng Trực, gát máng Trực, gát máng Xuất hàng Xuất hàng Xuất hàng Xuất hàng Xuất hàng Xuất hàng Xuất hàng Xuất hàng Xuất hàng Nhập hàng Nhập hàng Nhập hàng Nhập hàng Nhập hàng Nhập hàng Nhập hàng Nhập hàng Nhập hàng Nhập hàng 77 Số ngày công 20 19 25 23 26 18 24 22 24 23 21 24 28 25 21 30 19 26 26 28 30 19 25 26 19 29 27 26 28 27 Số tiền lƣơng (đ/ tháng) 2.296.237 2.181.425 2.870.296 2.640.672 2.985.108 2.066.613 2.755.484 2.525.860 2.755.484 2.640.672 2.411.049 2.361.621 2.755.225 2.460.022 2.066.419 2.952.026 1.869.617 2.558.423 2.558.423 2.755.225 2.451.094 1.552.359 2.042.578 2.124.281 1.552.359 2.369.391 2.205.984 2.124.281 2.287.688 2.205.984 71.381.900 PHỤ LỤC 06 B: Phiếu kế toán Đơn vị: Công Ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long PHIẾU KẾ TOÁN Ngày 30/06/2014 Số X806/Z02 Nội dung Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Tổng TK Nợ TK C 154GC 622GC Thành tiền 71.381.900 71.381.900 Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Người lập phiếu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (ký, họ tên) 78 PHỤ LỤC 06C: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 622 Đơn vị: Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đường 2/9, phường 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Mẫu số S36-DN (Ban hành theo Q số 15 2006 Q -BTC ngày 20 3 2006 của Bộ trư ng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH - Tài khoản: 622GC - Tên phân xưởng: Xí nghiệp Mỹ Thới - Tên sản phẩm, dịch vụ: Hàng lương thực Kỳ phát sinh: 01 06 2014 đến 30/06/2014 ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Số hiệu A B 30/06/2014 BTL X806/01 Diễn giải Ngày, tháng C D 30/06/2014 - Trích tiền lương thuê ngoài cho nhân công bốc xếp - Cộng số phát sinh - Ghi Có TK 622GC - Số dƣ cuối kỳ TK đối ứng E 3342 154GC Ghi nợ TK 622 Tổng số tiền Tiền lương thuê ngoài 1 2 71.381.900 71.381.900 71.381.900 71.381.900 - 71.381.900 - Sổ này có ........trang, đánh số từ trang 01 đến trang.......... - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngƣời ghi sổ (K , h tên) Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Kế toán trƣởng (K , h tên) 79 Mẫu số: S02a-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Số 002 Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Số hiệu tài khoản Trích yếu A Nợ Có B C Trích tiền lương thuê ngoài cho nhân 622GC công bốc xếp 3342 Cộng Số tiền 1 71.381.900 71.381.900 Kèm theo BTLX806/01 chứng từ gốc. Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 80 Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, Mẫu số: S02b-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Kỳ phát sinh: 01 06 2014 đến 30 06 2014 Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng A B 1 ………………… ……………. 002 30/06/2014 ………….. …………… - Cộng cuối tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý ……………. 71.381.900 ………….. 71.381.900 - Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang .... - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 81 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Mẫu số: S02c1-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Kỳ phát sinh: từ 01 06 2014 đến 30/06/2014 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622GC ĐVT: đồng Ngày, Tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng Diễn giải Số hiệu TK đối ứng A B C D E 30/06/2014 002 30/06/2014 Trích tiền lương thuê ngoài cho nhân công bốc xếp 3342 30/06/2014 004 30/06/2014 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản 154 Số tiền Nợ Có Ghi chú 1 2 G 71.381.900 154GC - Cộng số phát sinh tháng x - Số dƣ cuối tháng x - Cộng lũy kế từ đầu quý x 71.381.900 71.381.900 - 71.381.900 - Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Kế toán trƣởng Giám đốc 82 x x - Sổ này có 1 trang, đánh số từ trang sô 01 đến trang .... - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngƣời ghi sổ x PHỤ LỤC 07 CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG PHỤ LỤC 07A: Phiếu chi Mẫu số 02 – TT Đơn vị: Công Ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long (Q số: 15 2006 Q -BTC Địa chỉ: Số 38, đường 2/9, phường 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ngày 20 tháng 03 năm2006 của Bộ trư ng BTC) PHIẾU CHI Quyển số: 1 Ngày 13 tháng 06 năm 2014 Số: X806/16 Nợ 627GC Có 111 Họ tên người nhận tiền: Trương Thành An Địa chỉ: Mỹ Thới, Long Xuyên, An Giang Lý do chi: Chi tiền quấn motor quạt hút, thay bạc điện cho máy lau Số tiền: 680.000 Viết bằng chữ: Sáu trăm tám mươi nghìn đồng chẵn. Kèm theo: Chứng từ gốc. Ngày 13 tháng 06 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trƣởng Thủ quỹ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhân tiền (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) + Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá qúy): ......................... + Số tiền quy đổi: 83 PHỤ LỤC 07B: Phiếu chi Mẫu số 02 – TT Đơn vị: Công Ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long (Q số: 15 2006 Q -BTC Địa chỉ: Số 38, đường 2/9, phường 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ngày 20 tháng 03 năm2006 của Bộ trư ng BTC) PHIẾU CHI Quyển số: 1 Ngày 18 tháng 06 năm 2014 Số: X806/26 Nợ 627GC Có 111 Họ tên người nhận tiền: Lê Văn Trung Địa chỉ: Mỹ Thới, Long Xuyên, An Giang Lý do chi: Chi tiền khởi động từ sửa chữa trong dây chuyền máy lau. Số tiền: 1.405.000 Viết bằng chữ: Một triệu bốn trăm lẽ năm nghìn đồng chẵn. Kèm theo: Chứng từ gốc. Ngày 18 tháng 06 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trƣởng Thủ quỹ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhân tiền (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) + Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá qúy): ......................... + Số tiền quy đổi: 84 PHỤ LỤC 07C: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 627 Đơn vị: Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đường 2/9, phường 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Mẫu số S36-DN (Ban hành theo Q số 15 2006 Q -BTC ngày 20 3 2006 của Bộ trư ng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH - Tên phân xưởng: Xí nghiệp Mỹ Thới - Tên sản phẩm, dịch vụ: Hàng lương thực - Tài khoản: 627GC Kỳ phát sinh: 01 06 2014 đến 30 06 2014 ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi sổ A 13/06/14 18/06/14 19/06/14 25/06/14 25/06/14 ……….. 30/06/14 30/06/14 30/06/14 ……….. Chứng từ Ghi nợ tài khoản Số hiệu Ngày, tháng B PC X806/16 PC X806/26 PC X806/34 PC X806/35 PC X86/36 …………… BBTL X806/3 PC X086/57 PKT X806/13 …………….. C 13/06/14 18/06/14 19/06/14 25/06/14 25/06/14 …… 30/06/14 30/06/14 30/06/14 ……….. Diễn giải D -Chi tiền quấn motor quạt hút. -Chi mua khởi động từ sửa chữa -Chi mua than đá sấy gạo -Trả tiền điện tháng 6/2014 -Trả tiền mua cao su sát trắng gạo ………………………. -Trích tiền thuê ngoài vận chuyển -chi tiền mua trái đá, CD60 -Trích khấu hao TSCĐ tháng 6/14 ………………………… - Cộng số phát sinh - Ghi Có TK 627GC TK đối ứng Tổng số tiền E 111 111 111 112 112 ……. 331 111 214 …….. 154GC - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngƣời ghi sổ (K , h tên) CP vật liệu CP khấu hao TSCĐ 3 Chia ra CP thuê ngoài GC 4 CP điện 1 2 5 680.000 1.405.000 39.552.637 39.552.637 194.244.567 194.244.567 25.454.545 …………. ……… ………….. …………. ……………. 46.660.800 46.660.800 24.000.000 71.087.940 71.087.940 ……………. ………… ………… …………. …………….. 441.883.789 39.552.637 71.087.940 46.660.800 194.244.567 441.883.789 Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Kế toán trƣởng (K , h tên) 85 CP sửa chữa 680.000 1.405.000 25.454.545 ………. 24.000.000 ………… 90.337.845 Mẫu số: S02a-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Số 003 Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Số hiệu tài khoản Trích yếu Nợ A Chi tiền quấn motor quạt hút. Chi mua khởi động từ sửa chữa Chi mua than đá sấy gạo Trả tiền điện tháng 6/2014 Trả tiền mua cao su sát trắng gạo ……………….. Trích tiền thuê ngoài vận chuyển chi tiền mua trái đá, CD60 Trích khấu hao TSCĐ tháng 6/14 ………………………….. Có B 627GC 627GC 627GC 627GC 627GC …….. 627GC 627GC 627GC …… C 111 111 111 112 112 …… 331 111 214 …… Cộng Số tiền 1 680.000 1.405.000 39.552.637 194.244.567 25.454.545 ………….. 46.660.800 24.000.000 71.087.940 ……….. 441.883.789 Kèm theo … chứng từ gốc. Ngày 30 tháng 6 năm 2014 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 86 Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, Mẫu số: S02b-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Kỳ phát sinh: từ 01 06 2014 đến 30 06 2014 Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng A B 1 ………………… ……………. 003 30/06/2014 ………….. …………… - Cộng cuối tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý ……………. 441.883.789 …………… 441.883.789 - Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang .... - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 87 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Mẫu số: S02c1-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Kỳ phát sinh: Từ 01 06 2014 đến 30 06 2014 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627GC ĐVT: đồng Ngày, Tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Nợ Có E 1 2 111 111 111 112 112 ….. 331 111 214 ……… 154GC 680.000 1.405.000 39.552.637 194.244.567 25.454.545 ……………. 46.660.800 24.000.000 71.087.940 ………… - Cộng số phát sinh tháng x 441.883.789 - Số dƣ cuối tháng x Số hiệu Ngày, tháng A B C 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 ………….. 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 ………… 30/06/2014 003 003 003 003 003 …… 003 003 003 ……. 004 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 …………. 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 ………….. 30/06/2014 - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Số tiền TK đối ứng D Chi tiền quấn motor quạt hút. Chi mua khởi động từ sửa chữa Chi mua than đá sấy gạo Trả tiền điện tháng 6/2014 Trả tiền mua cao su sát trắng gạo …………………………… Trích tiền thuê ngoài vận chuyển chi tiền mua trái đá, CD60 Trích khấu hao TSCĐ tháng 6/2014 ……………………………………………… Kết chuyển sản xuất chung sang tài khoản 154 Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 88 Ghi chú G 441.883.789 - 441.883.789 - Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) X X PHỤ LỤC 08: sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 154 Đơn vị: Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đường 2/9, phường 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Mẫu số S36-DN (Ban hành theo Q số 15 2006 Q -BTC ngày 20 3 2006 của Bộ trư ng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH - Tên phân xưởng: Xí nghiệp Mỹ Thới - Tên sản phẩm, dịch vụ: Hàng lương thực - Tài khoản: 154GC Kỳ phát sinh: từ 01 06 2014 đến 30 06 2014 ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi Chứng từ sổ Số hiệu A B PKT X806/Z01 30/06/14 30/06/14 30/06/14 PKT X806/Z02 PKT X806/Z03 Ngày, tháng C 30/06/14 30/06/14 30/06/14 TK đối ứng Diễn giải D E Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621GC Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622GC Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627GC - Cộng số phát sinh - Ghi Có TK 154GC 1561L Ghi nợ tài khoản 154 Tổng số tiền 1 22.046.923.594 CP NVLTT 2 Chia ra CP NCTT 3 22.046.923.594 71.381.900 71.381.900 441.883.789 441.883.789 22.560.189.283 22.560.189.283 CP SXC 4 22.046.923.594 71.381.900 441.883.789 - Sổ này có ........trang, đánh số từ trang 01 đến trang.......... - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngƣời ghi sổ (K , h tên) Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Kế toán trƣởng (K , h tên) 89 Mẫu số: S02a-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Số 004 Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Số hiệu tài khoản Trích yếu A Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí sản xuất chung Cộng Số tiền Nợ Có B C 1 154GC 621GC 22.046.923.594 154GC 154GC 622GC 627GC 71.381.900 441.883.789 22.560.189.283 Kèm theo … chứng từ gốc. Ngày 30 tháng 6 năm 2014 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 90 Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, Mẫu số: S02b-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Kỳ phát sinh: từ 01 06 2014 đến 30 06 2014 Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng A B 1 ………………… ……………. 004 30/06/2014 ………….. …………… - Cộng cuối tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý ……………. 22.560.189.283 …………… 22.560.189.283 - Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang .... - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 91 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Mẫu số: S02c1-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Kỳ phát sinh: Từ 01 01 2014 đến 30 06 2014 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất dở dang Số hiệu: 154GC ĐVT: đồng Chứng từ ghi sổ Diễn giải Ngày, Tháng ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng A B C 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 004 004 004 005 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 30/06/2014 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nhập kho thành phẩm 621GC 622GC 627GC 1561L 30/06/2014 005 30/06/2014 Nhập kho sản phẩm phụ 1561L D Nợ Có Ghi chú E 1 2 G 22.046.923.594 71.381.900 441.883.789 18.062.108.283 4.498.081.000 - Cộng số phát sinh tháng x 22.560.189.283 22.560.189.283 X - Số dƣ cuối tháng x - - X - Cộng lũy kế từ đầu quý x - Sổ này có .. trang, đánh số từ trang sô 01 đến trang .... - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Số tiền TK đối ứng X Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 92 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 09A: Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm Cuối kỳ, Xí nghiệp Mỹ Thới hoàn thành nhập kho 3 loại sản phẩm chính là: gạo 5% tấm, gạo thơm 5% tấm và gạo nguyên liệu Jasmine. Kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. Trong đó giá trị sản phẩm phụ được tính toán căn cứ vào số lượng trên biên bảng thu hồi gia công và giá bán của sản phẩm phụ trên thị trường tại thời điểm tính giá thành sản phẩm. Bảng 4.5 Tổng hợp biên bản thu hồi gia công ĐVT: kg Xuất GC Nhập GC Gạo 5% Gạo NL jasmine Gạo thơm 5% Tấm 1 Tấm 2 Tấm 1 Jasmine Cám lau Cám to Cám xát Lúa Jasmine 622.144 4.000 - Gạo 15% 81.050 15.650 1.800 600 - Gạo NL 1.052.890 263.440 43.900 63.750 224.650 Gạo NL Jasmine Tổng cộng - 392.010 17.600 112.220 27.850 64.400 1.133.940 622.144 392.010 279.090 63.600 112.220 92.200 4.000 289.050 (Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long) Bảng 4.6 Tổng hợp giá bán sản phẩm phụ ĐVT: đồng STT 1 Loại hàng Tấm 1 Đơn giá 6.300 2 Tấm 2 5.800 3 Tấm Jasmine 6.700 4 Cám lau 5.000 5 Cám xát 4.000 6 Cám to 900 (Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long)  Tính giá trị sản phẩm phụ Giá trị phụ phẩm = Số lƣợng * Đơn giá bán - Giá trị phụ phẩm thu được khi gia công sản phẩm gạo nguyên liệu Jasmine là: 4.000* 900 = 3.600.000 đồng - Giá trị sản phẩm phụ thu được khi gia công sản phẩm gạo 5% tấm là: = (15.650 + 263.440)*6.300 + (1.800+43.900)*5.800 +(600+63.750)*5.000 +224.650*4.000 = 3.243.677.000 đồng 93 - Giá trị phụ phẩm thu được khi gia công sản phẩm gạo thơm 5% tấm là: =17.600*5.800 +112.220*6.700 +27.850*5.000+64.400*4.000 = 1.250.804.000 đồng  Do đó, Khi áp dụng phƣơng pháp loại trừ sản phẩm phụ Tổng giá thành = thực tế sản phẩm Giá trị Giá trị CPSXDD ƣớc tính khoản cuối kỳ - SP phụ - giảm giá thành CPSX CPSXDD phát đầu kỳ + sinh trong kỳ Ta được:  Tổng giá thành sản phẩm gạo nguyên liệu Jasmine là: Z = 0 +5.062.323.804+16.390.417,92+101.463.535,90 -0 - 3.600.000-0 = 5.176.577.758 đồng  Tổng giá thành sản phẩm gạo 5% tấm là: Z= 0+782.362.567+11.015.181.591+ 38.197.216,67+236.456.732,45 - 0 – 3.243.677.000-0 = 8.828.521.107 đồng  Tổng giá thành sản phẩm gạo thơm 5% tấm là: Z = 0 + 5.187.055.632+16.794.265,41+103.963.520,65 - 0 - 1.250.804.000-0 = 4.057.009.418 đồng 94 PHỤ LỤC 09B: Báo cáo gia công hàng lƣơng thực Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long- Xí nghiệp Mỹ Thới Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long BÁO CÁO GIA CÔNG HÀNG LƢƠNG THỰC THÁNG 06/2014 ST T LOẠI HÀNG XUẤT S.LƢỢNG 1 Lúa Jasmine 2 Gạo 5% 3 Gạo 15% 4 797.620 Đ.GIÁ 6.346,79 NHẬP T.TIỀN 7.823,63 782.362.567 Gạo nguyên liệu 1.670.333 6.594,60 11.015.181.591 5 Gạo NL Jasmine 622.144 8.337,39 5.187.055.632 6 Gạo thơm 5% 2.392.477 7.099,17 Đ.GIÁ T LỆ T.TIỀN % GIÁ THÀNH CHI PHÍ S.LƢỢNG Đ.GIÁ T.TIỀN 5.062.323.804 100.000 Gạo các loại S. LƢỢNG Đơn vị tính: đồng 16.984.599.790 1.133.940 7.543,49 8.553.867.158 35,55 274.653.949 1.133.940 7.785,70 8.828.521.107 622.144 8.131,11 5.058.723.804 19,50 117.853.954 622.144 8.320,55 5.176.577.758 392.010 10.041,20 3.936.251.632 12,29 120.757.786 392.010 10.349,25 4.057.009.418 17.548.842.594 2.148.094 2.148.094 18.062.108.283 7 Tấm 1 279.090 6.300,00 1.758.267.000 8,75 279.090 6.300,00 1.758.267.000 8 Tấm 2 63.300 5.800,00 367.140.000 1,98 63.300 5.800,00 367.140.000 9 Tấm Jasmine 112.220 6.700,00 751.874.000 3,52 112.220 6.700,00 751.874.000 Tấm các loại 454.610 6.329,12 2.877.281.000 454.610 6.329,12 2.877.281.000 10 Cám lau 92.200 5.000,00 461.000.000 2,89 92.200 5.000,00 461.000.000 11 Cám xát 289.050 4.000,00 1.156.200.000 9,06 289.050 4.000,00 1.156.200.000 12 Cám to 4.000 900,00 3.600.000 0,13 4.000 900,00 3.600.000 385.250 4.207,14 1.620.800.000 93,66 385.250 4.207,14 1.620.800.000 Cám các loại Cộng gia công 3.190.097 22.046.923.594 2.987.954 22.046.923.594 95 513.265.689 2.987.954 22.560.189.283 PHỤ LỤC 09C: Phiếu nhập kho Mẫu số: 01 – VT Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC thực phẩm Vĩnh Long Bộ phận: Xí nghiệp Mỹ Thới Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Nợ TK 1561L Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Có TK 154GC Số X8L06/01 Họ và tên người giao: Lê Hoàng Long Nhập tại kho: X801 Địa điểm: Xí nghiệp Mỹ Thới Số lượng STT Tên, nhãn hiệu quy cách, Đơn Mã phẩm chất vật tư, dụng vị Theo số cụ sản phẩm, hàng hóa tính chứng từ A B C D 1 Thực nhập 2 Đơn giá Thành tiền 3 4 1 Gạo 5% tấm 02 Kg 1.13940 7.785,70 8.828.521.107 2 Gạo NL Jasmine 05 Kg 622.144 8.320,55 5.176.577.758 3 Gạo thơm 5% tấm 06 Kg 392.010 10.349,25 4.057.009.418 Cộng x x x 2.148.094 18.062.108.283 - Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười tám tỷ không trăm sáu mươi hai triệu một trăm linh tám nghìn hai trăm tám mươi ba đồng chẵn. - Số chứng từ gốc kèm theo: Ngƣời lập phiếu Ngƣời giao hàng (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhận) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 96 PHỤ LỤC 09D: Sổ sách kế toán Mẫu số: S02a-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Số 005 Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Trích yếu A Nhập kho phụ phẩm Nhập kho thành phẩm Cộng Số hiệu tài khoản Nợ B 1561L 1561L Số tiền Có C 154GC 154GC 1 4.498.081.000 18.062.108.283 22.560.189.283 Kèm theo … chứng từ gốc. Ngày 30 tháng 6 năm 2014 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 97 Đơn vi: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, Mẫu số: S02b-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Kỳ phát sinh: từ 01 06 2014 đến 30 06 2014 Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng A B 1 ………………… ……………. 005 30/06/2014 ………….. …………… - Cộng cuối tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý ……………. 22.560.189.283 …………… 22.560.189.283 - Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang .... - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 98 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long Địa chỉ: Số 38, đƣờng 2/9, phƣờng 1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Mẫu số: S02c1-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Kỳ phát sinh: từ 01 06 2014 đến 30 06 2014 Tên tài khoản: Hàng lương thực Số hiệu: 1561L ĐVT: đồng Ngày, Tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng A B C 30/06/2014 005 30/06/2014 30/06/2014 005 30/06/2014 Diễn giải Số hiệu TK đối ứng D E Nhập kho phụ phẩm Số tiền 154GC Có 1 2 G 4.498.081.000 Nhập kho thành phẩm 154GC 18.062.108.283 - Cộng số phát sinh tháng x 22.560.189.283 - Số dƣ cuối tháng x - Cộng lũy kế từ đầu quý x - Ngày mở sổ: 01/01/2014 Ngƣời ghi sổ (ký, họ tên) Nợ Ghi chú - x - x Ngày 30 tháng 06 năm 2014 Kế toán trƣởng (ký, họ tên) 99 x Giám đốc (ký, họ tên, đóng dấu) [...]... đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và giảm giá thành sản phẩm cho Công ty 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh. .. định và kiểm soát chi phí nhằm ra quyết định kinh doanh Do đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi như là một công cụ hữu ích và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất Ý thức được vai trò của kế toán chi phí sản xuất, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn thực hiện đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long ... nhóm X Giá thành định mức sản phẩm (2.11) - Bước 3: Tính tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí Tỷ lệ giá thành Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm (2.12) của nhóm sản = Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm phẩm - Bước 4: Tính giá thành sản phẩm Giá thành đơn = vị sản phẩm  Tỷ lệ tính giá thành nhóm sản phẩm (từng khoản mục chi phí) 14 X Giá thành định mức sản phẩm (2.13)... trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán Lựa chọn đối tượng tính giá thành phù hợp là cơ sở để phân tích, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác 6 2.1.3.3 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà kế toán giá thành cần tiến hành tập hợp chi phí sản xuất, tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho các đối tượng tính giá thành. .. hạch toán Phương pháp hạch toán được sử dụng trong việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ và kết chuyển chi phí, tính giá thành sản phẩm dựa theo quy định của Bộ Tài Chính và Luật kế toán 16 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Tên công ty: Công ty Cổ phần Lương thực Thực... 2014 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Chế độ kế toán và tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất Theo Bùi Văn Trường (2008, trang 11), chi phí là các khoản tiêu hao của các nguồn... loại chi phí sản xuất a Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Căn cứ vào chức năng hoạt động, chi phí được chia thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất Cách phân loại này giúp doanh nghiệp dễ dàng tính giá thành sản phẩm đồng thời xác định được biến động từng loại chi phí ảnh hưởng đến giá thành Từ đó đề ra biện pháp thích hợp để hạ giá thành sản phẩm  Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí. .. loại giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp hao phí để tạo nên một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ (Trần Quốc Dũng, 2008, trang 47) Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá thành được coi là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Do đó, giá thành sản phẩm và chi phí sản. .. Dũng, 2008, trang 48) Tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất và đặc điểm sản xuất của sản phẩm, kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm, khi kết thúc đơn đặt hàng hoặc cuối mỗi công đoạn sản xuất 2.1.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm a Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong quá trình sản xuất sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng có thể liên quan đến... hợp chi phí sản xuất chung d Tổng hợp chi phí sản xuất theo phạm vi tính giá thành Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán để tính giá thành sản phẩm  Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng tài khoản 154 Chi phí sản

Ngày đăng: 17/10/2015, 09:19

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan