PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 59 - 61)

VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TẠI CÔNG TY

Trong kỳ sản xuất, các xí nghiệp tiến hành gia công và chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Tùy theo yêu cầu, các sản phẩm có thể được sản xuất không liên tục và số lượng không đồng đều qua các tháng. Riêng mặt hàng gạo 5% tấm là sản phẩm chủ lực của Công ty dùng để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa nên được gia công ổn định và liên tục. Vì giới hạn về số liệu, đề tài chủ yếu đánh giá và phân tích tình hình biến động giá thành mặt hàng gạo 5% tấm của Công ty điển hình tại xí nghiệp Mỹ Thới qua các tháng của quý II năm 2014.

4.2.1Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm qua 3 tháng 4, 5, 6 năm 2014

Quá trình gia công lúa gạo của Công ty có một đặc điểm đó là: sản xuất theo vụ mùa và tùy thuộc vào hợp đồng cũng như là nhu cầu xuất khẩu sẽ quyết định nên kế hoạch sản xuất trong kỳ. Từ các chỉ tiêu được Công ty giao cho, các xí nghiệp tính toán giá trị nguyên vật liệu, các khoản mục chi phí và thực hiện gia công sản phẩm cho từng tháng. Vì vậy, sản lượng gạo thành phẩm hầu như không ổn định và có biến động rất lớn. Chính vì điều này đã làm ảnh hưởng đến tổng giá thành sản phẩm trong các quý đặc biệt là quý II/2014.

Bảng 4.9 Tình hình biến động giá thành gạo

Tháng Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng giá thành (đồng) 1.244.304.607 8.396.622.820 8.828.521.107 Sản lượng (kg) 164.060 1.087.270 1.133.940 Giá thành đơn vị (đồng/kg) 7.584,45 7.722,67 7.785,70 Chênh lệch đơn vị (đồng) - 138,22 63,03 Tỷ lệ (%) - 1,82 0,82

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long)

Nhìn chung, tổng giá thành của các tháng trong quý II có chênh lệch rất lớn cụ thể là tháng 4 tổng giá thành chỉ đạt hơn 1,2 tỷ đồng tương ứng với việc sản xuất 164.060 kg thành phẩm. Mặc dù tháng 4 là tháng trọng điểm về xuất khẩu gạo, nhưng tháng 4 năm nay hầu hết các thị trường tiêu thụ đều giảm sút, đặc biệt là thị trường châu Phi. Nguyên nhân là do Thái Lan đang tìm mọi cách xuất khẩu để trả tiền cho nông dân và giảm bớt lượng hàng tồn kho lớn đang xuống cấp. Điều này đã khiến tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam không đạt chỉ tiêu đề ra và thị phần cũng bị ảnh hưởng. Vì những lý do trên, các

doanh nghiệp chế biến cũng như Công ty rất lo ngại khi sản xuất với số lượng lớn vì sợ rủi ro của hàng tồn kho và chi phí lãi vay.

Bước sang tháng 5, tháng 6, thị trường tiêu thụ có nhiều diễn biến khởi sắc. Công ty tiến hành chuẩn bị cho các hợp đồng xuất khẩu lớn cũng như là đáp ứng với nhu cầu thị trường. Theo sự chỉ đạo của Công ty, các xí nghiệp bắt đầu tăng cường gia tăng sản xuất. Vì vậy, bước qua tháng 5 sản lượng đã tăng hơn 6 lần so với tháng 4 cụ thể là 1.087.270 kg thành phẩm góp phần đẩy giá thành đạt hơn 8,3 tỷ đồng, tăng hơn 7 tỷ đồng. Đến cuối quý II, mức sản xuất gần như ổn định lại có tăng so với tháng 5 nhưng không quá cao chỉ hơn 46 tấn. Tuy nhiên, tháng 6 lại tháng có giá thành đơn vị cao nhất quý vì vậy khoảng chênh lệch này tuy nhỏ nhưng đã làm tổng giá thành đạt hơn 8,8 tỷ đồng, tăng hơn 430 triệu đồng so với tháng 5.

7.584,45 7.722,67 7.785,70 7.450,00 7.500,00 7.550,00 7.600,00 7.650,00 7.700,00 7.750,00 7.800,00 7.850,00 4 5 6 Tháng Đồng

Hình 4.3 Biến động giá thành đơn vị của gạo 5% tấm

Từ đầu tháng 4 đến tháng 6 của quý II/2014, cả sản lượng và giá thành đơn vị sản phẩm đều biến động theo một chiều hướng tăng, tuy nhiên chênh lệch giá thành đơn vị giữa các tháng hầu như không đều nhau:

- Tháng 4/2014 là tháng mà Công ty có giá thành gạo 5% tấm thấp nhất trong quý II/2014 đạt 7.584,45 đ/kg, vì đây là thời điểm thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân với nguồn nguyên liệu dồi dào và giá cả trên thị trường đang biến động giảm. Do vậy, tháng 4 là tháng có nhiều lợi thế về hoạt động chế biến và xuất khẩu lúa gạo. Bước sang tháng 5, giá thành đơn vị biến động một cách rõ rệt tăng 138,22 đ/kg so với tháng 4 tương ứng 1,82% và đạt 7.722,67 đ/kg. Đến cuối quý II, tình hình cho thấy giá thành gạo 5% vẫn tiếp tục tăng và đạt mức giá thành cao nhất trong quý là 7.785,70 đ/kg tăng 63,03 đ/kg tương ứng 0,82% so với tháng 5 và tăng 201,25 đ/kg so với tháng 4.

Thông thường khi xét biến động tăng giảm của giá thành đơn vị sản phẩm các yếu tố chi phí sản xuất luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, đối với mặt hàng lúa gạo giá thành sản phẩm không những chịu tác động của chi phí sản xuất trong kỳ mà tỷ lệ thu hồi cũng là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ.

Do đó, cần phân tích và xác định được nguyên nhân của sự biến động giá thành sản phẩm thông qua các khoản mục chi phí và yếu tố tỷ lệ thu hồi để có những động thái điều chỉnh phù hợp với Công ty.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 59 - 61)