PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 25)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập, tổng hợp từ Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long và trên website chính thức của Công ty.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm giai đoạn 2011-2013, 6 tháng đầu năm 2014 và phân tích biến động giá thành sản phẩm. Đề tài chủ yếu sử dụng 2 hình thức: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.

So sánh tuyệt đối

Phương pháp so sánh số tuyệt đối là kết quả so sánh giữa trị số kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được dùng để xác

Tổng giá thành thực tế sản phẩm = CPSXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ - Giá trị ước tính SP phụ - Giá trị khoản giảm giá thành (2.14) Giá trị sản

định độ biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Trong đó:

Y0: là chỉ tiêu năm trước Y1: là chỉ tiêu năm nay

Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu phân tích

So sánh tương đối

So sánh tương đối là kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. So sánh tương đối giúp nhà quản lý nắm được kết cấu, mức độ phát triển và xu hướng biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu, so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu qua các năm và tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.

Trong đó:

Y0: là chỉ tiêu năm trước Y1: là chỉ tiêu năm nay

Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế - Phương pháp hạch toán

Phương pháp hạch toán được sử dụng trong việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ và kết chuyển chi phí, tính giá thành sản phẩm dựa theo quy định của Bộ Tài Chính và Luật kế toán.

0 1 Y Y Y    (%) 100 0 0 1     Y Y Y Y (2.16) (2.17)

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Tên công ty: Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long Tên viết tắt: Vinh Long Food

Tên tiếng anh: Vinh long Cereal And Food Import Export Company Website: www.vinhlongfood.com

Email: vinhlongfood@hcm.vnn.vn Fax: (070) 3823 773

Trụ sở chính của công ty: Số 38, Đường 2/9, Phường 1, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.

Mã số thuế: 1500179000

Vốn điều lệ của công ty: 119.599.820.000 đồng. Mã cổ phiếu: VLF

Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long được thành lập từ sự sáp nhập của Công ty Lương thực Thực phẩm tỉnh Vĩnh Long và Công ty Lương thực thị xã Vĩnh Long theo Quyết định số 190/UBT ngày 13/04/1993 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Vĩnh Long. Đến 1995 Công ty được bàn giao về Tổng công ty Lương thực Miền Nam theo Quyết định số 40/CP của Thủ Tướng Chính phủ.

Năm 2006, Công ty được cổ phần hóa và đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 1500170900 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp lần đầu ngày 29 tháng 12 năm 2006 với vốn đều lệ ban đầu là 52 tỷ đồng. Đến nay, Công ty đã đăng ký thay đổi lần thứ 15 vào ngày 15 tháng 4 năm 2014.

Năm 2010, Công ty triển khai Dự án nhà máy chế biến lương thực xuất khẩu tại huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang. Dự án được triển khai trên diện tích 78.000 m2 với sức chứa lên đến 57.000 tấn. Ngày 12/11/2010 Công ty đã quyết định thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lương thực Kiên Nông với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng từ nhà máy chế biến này. Cũng trong năm này, toàn bộ cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn

giao dịch Chứng khoán TPHCM vào ngày 21/12/2010 với mã cổ phiếu VLF, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Công ty.

Hiện tại, Công ty là thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam và là hội viên phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, và có chi nhánh đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty hiện có hệ thống các Xí nghiệp và cửa hàng sau:

- Xí nghiệp Chế biến nông sản và Nuôi trồng thủy sản: 32/2A Phạm Hùng, P9, Tp.Vĩnh Long, T. Vĩnh Long;

- Xí nghiệp chế biến lương thực số 3: Thị trấn Cái Vồn, Huyện Bình Minh, T. Vĩnh Long;

- Xí nghiệp chế biến lương thực số 4: Xã Phú Lộc, Huyện Tam Bình, T. Vĩnh Long;

- Xí nghiệp chế biến lương thực số 5:Thị trấn Tam Bình, Huyện Tam Bình, T.Vĩnh Long;

- Xí nghiệp bao bì: Xã Lộc Hòa, Huyện Long Hồ, T. Vĩnh Long;

- Xí nghiệp chế biến lương thực số 7: Xã Thới Thạnh, Huyện Cờ Đỏ, Tp. Cần Thơ;

- Xí nghiệp chế biến lương thực số 8: Mỹ Thới, Tp. Long Xuyên, T. An Giang;

-Xí nghiệp chế biến lương thực số 9: Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ;

- Văn phòng đại diện tại TP HCM: 31 Nguyễn Kim, Quận 5, Tp. HCM; - Cửa hàng tiện lợi: 4,6,10 Phạm Hùng, P2, Tp. Vĩnh Long, T. Vĩnh Long.

Hoạt động chủ yếu của Các Xí nghiệp là xay sát, đánh bóng, chế biến gạo thành mặt hàng thương mại, sau đó đóng gói và bán trên thị trường hoặc xuất khẩu. Các cửa hàng của Công ty chủ yếu là giới thiệu mặt hàng gạo và bán gạo cho thị trường địa phương

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

- Mua bán lương thực, thực phẩm, nông lâm sản, đồ uống có cồn; - Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo, sản xuất bột thô;

- Sản xuất, mua bán: thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, bao bì PP và PR; - Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm thủy sản;

- Mua bán máy móc nông ngư cơ, thiết bị máy công nghiệp, khai khoáng, lâm nghiệp, xây dựng và phục tùng thay thế. Mua bán phân bón, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp;

- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê, kinh doanh dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống;

-Mua bán thiết bị văn phòng (máy tính, phần mềm máy tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện điện tử viễn thông và điều khiển, điện thoại cố định, di động, máy nhắn tin, máy bộ đàm, thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị điều khiển, thiết bị phát sóng, linh kiện điện thoại, máy in, vật tư ngành in và phụ từng, máy photocopy…);

Công ty hoạt động kinh doanh như quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác được Hội đồng quản trị Công ty và luật pháp cho phép.

3.3CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3.1Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG CÁC XN P. KỸ THUẬT XDCB P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN KIỂM SOÁT P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. XUẤT NHẬP KHẨU PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

P. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC KIỂM SOÁT

3.3.2Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định các chiến lược, phương án sản xuất kinh doanh của Công ty; sửa đổi, bổ sung điều lệ của Công ty và bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quyết định mọi vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển, nhân sự, chính sách đãi ngộ,…Tùy vào tình hình kinh doanh và hoạt động của công ty, hội đồng quản trị sẽ đề ra các quyết định phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Công ty.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, được đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông và phát luật về những công việc thực hiện của Ban.

Kiểm soát nội bộ có chức năng kiểm soát tài chính, kế toán thông qua vệc kiểm tra, so sánh, đối chiếu, phân tích chứng từ, số liệu; xem xét, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy định, chính sách do Công ty ban hành trong hoạt động của các phòng ban; kiểm soát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, việc thu chi, nhập xuất tài sản của Công ty; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phòng chống tiêu cực, lãng phí trong công ty; phát hiện và đánh giá những rủi ro báo cáo cho HĐQT.

Ban Tổng giám đốc

Ban tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của toàn Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Phòng xuất nhập khẩu

Theo dõi và quản lý tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty, nghiên cứu đánh giá khảo sát khả năng tiềm lực của các đối tác nước ngoài khi liên kết kinh doanh với công ty…

Phòng tổ chức hành chính

Phòng tổ chức hành chính có chức năng lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và chi tiêu hành chính cho toàn Công ty; tổ chức và thực hiện việc tuyển dụng nhân sự. Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn xây dựng cấu trúc lương, thưởng và các chế độ phúc lợi cho Công ty. Đồng thời, quản lý, theo dõi các thủ tục giấy tờ hành chính pháp lý và cơ sở vật chất tài sản của Công ty.

Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản

Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản có chức năng giám sát việc thực hiện các quy định về chất lượng hàng hóa, quy trình vận hành bộ máy của Công ty; Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản còn tham mưu cho Ban giám đốc về công tác kỹ thuật chuyên ngành và việc đề ra các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, quy trình hoạt động.

Phòng kế hoạch chiến lƣợc

Phòng kế hoạch chiến lược có chức năng thực hiện kiểm soát các nguồn đầu vào của Công ty (như nguyên liệu, máy móc thiết bị); kết hợp với các xí nghiệp chế biến quản lý việc thu mua của công ty; thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của Công ty. Dự báo khả năng tiêu thụ, diễn biến thị trường và nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Phòng tài chính kế toán

Phòng tài chính kế toán có chức năng thực hiện công tác hạch toán kế toán và lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán của Công ty, lập các báo cáo tài chính và biểu kế toán thống kê. Đồng thời, kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất chế biến gạo.

Ngoài ra, còn giải quyết quan hệ tài chính giữa nhà nước với công ty và các đơn vị khác có mối quan hệ kinh tế với công ty, thiết lập quan hệ kinh tế với ngân hàng nhằm huy động vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh.

Cuối tháng, các chi nhánh gởi báo cáo tình hình tài chính của mình cho phòng kế toán. Hoạt động tài chính của chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc phòng kế toán công ty thể hiện ở chỗ các chi nhánh không đủ tư cách pháp nhân để vay vốn ngân hàng, hạch toán phụ thuộc.

3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Kế toán trƣởng

- Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra và ký vào các văn bản báo cáo tài chính, bảng lương và các giấy tờ có liên quan khác trước khi trình ban giám đốc ký; tổng hợp số liệu, lập các báo biểu, quyết toán tài chính, các biểu mẫu do yêu cầu của các cơ quan, đơn vị cấp trên;

- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; Kiểm tra theo dõi về mặt tài chính việc sửa chữa và đầu tư xây dựng mới các công trình của Công ty;theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, hàng tháng cập nhật kịp thời tình hình tăng giảm tài sản cố định; Kiểm tra ký các hợp đồng thế chấp tài sản, bảo quản hồ sơ và hiện vật các tài sản thế chấp.

Kế toán tổng hợp

- Hàng tháng căn cứ vào số liệu của các thành phần hành kế toán tiến hành phân bổ chi phí mua hàng. Lập các báo cáo theo yêu cầu của kế toán trưởng và cấp trên; Căn cứ vào số liệu từ các chứng từ đã được kiểm tra phản ánh lên các sổ kế toán tổng hợp.

Kế toán ngân hàng

- Kiểm tra đối chiếu giữa tài khoản tiền gởi, tiền vay với chứng từ gốc kèm theo, cập nhật hàng ngày khi nhận được sổ phụ từ ngân hàng vào máy vi tính để phục vụ cho công tác kiểm tra công nợ của Công ty; Theo dõi tình hình thanh toán qua ngân hàng, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ như: giấy báo

KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ PHÕNG KẾ TOÁN KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN KHO HÀNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN TSCĐ, XDCB, THUẾ KẾ TOÁN TIỀN MẶT THỦ QUỶ KẾ TOÁN CÁC XÍ NGHIỆP

có, báo nợ…Thực hiện các công việc, lập báo cáo theo yêu cầu của cấp trên; Làm thủ tục để nộp tiền, rút tiền mặt ở ngân hàng.

Kế toán công nợ

- Kiểm tra lưu trữ các hóa đơn, chứng từ có liên quan về xuất nhập hàng hóa, lập hóa đơn bán hàng hóa; Chịu trách nhiệm theo dõi thu hồi công nợ, tạm ứng, thường xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng.

- Định kỳ, cuối quý, cuối năm, lập biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng, báo cáo kịp thời cho Ban giám đốc những khoản công nợ tồn động.

Kế toán tài sản cố định, xây dựng cơ bản, thuế

- Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ tài sản cố định trong mọi trường hợp tăng giảm, đánh giá lại, tháo dỡ hoặc nâng cấp tài sản cố định;Lập báo cáo có liên quan về tài sản cố định, nguồn vốn theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên và của nhà máy;

- Theo dõi, lập báo cáo tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ tại các bộ phận, phân bổ chi phí vào các đối tượng sử dụng. Theo dõi, tính toán các khoản thuế phải nộp, quyết toán thuế;

- Tính toán chính xác và lập bảng biểu kê khai thuế phải nộp, tình hình sử dụng hóa đơn, giấy nộp tiền…cho cục thuế Vĩnh Long theo đúng thời gian và mẫu biểu qui định.

Kế toán tiền mặt

- Hàng ngày cập nhật vào máy vi tính sổ sách một cách liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu chi, xuất nhập quỹ (tiền mặt- ngân phiếu);

- Việc thu chi căn cứ vào chứng từ được kiểm tra hợp lệ, hợp lý theo qui định của Bộ tài chính hoặc giấy đề nghị thanh toán được Ban giám đốc duyệt;

- Bảo quản và lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc thu chi tiền mặt, có liên quan. Theo dõi tình hình thanh toán, lập các báo cáo theo yêu cầu của kế toán trưởng và cấp trên.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 25)