GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 71 - 72)

5.3 GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SẢN PHẨM

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

+ Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất và có ảnh hưởng quyết định đến giá thành sản phẩm nên việc tiết kiệm chi phí này là ưu tiên hàng đầu. Do giá cả mặt hàng lúa gạo hay biến động và khó dự đoán nên Công ty cần dự toán tình hình thị trường và lập kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất. Đồng thời nhanh nhạy trong việc chọn thời điểm tốt giá để mua bán. Tránh trường hợp tồn kho quá nhiều khi giá giảm khiến Công ty phải gánh chịu nhiều khoản tổn thất lớn như: chi phí kho bãi, chi phí bảo quản, chi phí lãi vay…

+ Do đặc thù của mặt hàng gạo là khó bảo quản và thời gian tồn kho không quá lâu nên Công ty cần chú ý tới việc bảo quản chất lượng hàng tồn kho, chủ động trong việc đảo hàng thường xuyên, kiểm tra chất lượng hàng tồn kho để tránh hư hỏng do lưu kho lâu, và thất thoát.

+ Đối với nguyên liệu mua vào sản xuất Công ty cần chú ý đến chất lượng vì chất lượng nguyên liệu sẽ quyết định nên tỷ lệ thu hồi và làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nên kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên liệu trước khi thu mua và nhập kho.

+ Đối với các đơn vị cung ứng nguyên liệu, cần xây dựng mối quan hệ kinh tế hợp tác lâu dài và ổn định. Hơn nữa, việc thiết lập thêm nhiều kênh thu mua trực tiếp của nông dân tại vùng sản xuất sẽ giúp Công ty tiết kiệm nhiều chi phí vận chuyển, giá rẽ có thể hỗ trợ lẫn nhau. Vì thế khi có biến động giá cả cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá thành.

+ Trong quá trình gia công, bốc vác, Công ty cần chú ý đến việc tiết kiệm tối đa nguyên liệu tránh rơi vãi hao hụt. Bằng cách đầu tư, cải tiến hệ thống máy móc thiết bị sản xuất hạn chế việc thất thoát thành phẩm làm giảm tỷ lệ hạt gãy, tăng tỷ lệ thành phẩm. Xây dựng một hệ thống định mức nguyên vật liệu thật chính xác.

- Chi phí nhân công trực tiếp:

+ Chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu phát sinh ở khâu vận chuyển và bốc vác lúa gạo. Vì vậy để hạn chế khoản chi phí này, Công ty cần xây dựng một quy trình làm việc khép kín, lắp đặt thêm nhiều bồn chứa nguyên liệu,

thành phẩm từ đó có thể tự động nhập xuất hàng giảm thiểu tốt đa lao động thủ công. Mặt khác, Công ty cần ổn định lại nhân công thuê ngoài để tránh tình trạng thiếu lao động làm biến động đơn giá nhân công.

+ Để tăng năng sức lao động cho nhân công, Công ty nên quan tâm đến môi trường làm việc như: ánh sáng, nhà xưởng, chế độ an toàn và bảo hộ lao động. Khuyến khích thi đua khen thưởng tạo tinh thần phấn đấu trong sản xuất góp phần gia tăng sản lượng và chất lượng lao động.

- Chi phí sản xuất chung

+ Với chi phí sản xuất chung, Công ty tiếp tục thực hiện đề án tiết kiệm năng lượng trong gia công chế biến. Đặc biệt là chi phí sử dụng điện năng. Nên gia công với số lượng lớn và liên tục nhằm hạn chế phần nhiên liệu tiêu hao đối nóng máy.

+ Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ và công nhân viên, công ty nên xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của Công ty.

+ Sau chi phí điện, chi phí sửa chữa hàng tháng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất chung, vì thế rất cần thiết thành lập tổ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị, kịp thời sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị hư hỏng ngoài việc hạn chế chi phí bảo trì sửa chữa còn tránh tình trạng tiêu hao năng lượng, tiêu hao nguyên vật liệu, và ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)