Nhận xét về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 69 - 70)

giá thành sản phẩm

5.1.2.1 Ưu điểm

Xuất phát từ những đặc điểm của sản phẩm cũng như là quy trình sản xuất, Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí và kỳ tính giá thành một cách phù hợp.

Các chi phí sản xuất của Công ty được kế toán phần hành theo dõi chặt chẽ và tập hợp một cách tương đối chính xác, từ đó hạn chế việc hao hụt và thất thoát vật tư, nguyên vật liệu.

Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty khá phức tạp khi quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của phần mềm đã làm giảm bớt khối lượng công việc tính toán cho người làm kế toán và hạn chế sai sót.

5.1.2.2 Hạn chế

- Về tài khoản sử dụng: do đặc điểm nguyên liệu mua ngoài là gạo thành phẩm nên Công ty không sử dụng tài khoản 152 để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp mà sử dụng tài khoản 1561 “Hàng hóa” cho cả nguyên liệu xuất kho và thành phẩm nhập kho, trong đó có cả sản phẩm chính và phụ phẩm. Giữa các loại nguyên vật liệu và các loại thành phẩm hầu như không có có sự phân chia tài khoản chi tiết. Tương tự đối với chi phí sản xuất chung, Công ty chỉ sử dụng tài khoản 627 để hạch toán toán chung cho các chi phí phát sinh tại phân xưởng, không phân chia tài khoản chi tiết cấp 2.

- Về phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền được sử dụng khi tính giá xuất kho có một hạn chế đó là: mỗi khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho kế toán chỉ có thể theo dõi số lượng xuất còn về trị giá xuất kho phải đến cuối kỳ phần mềm mới có thể tính được đều này khiến Công ty gặp khó trong việc cung cấp thông tin kịp thời cũng như là quản lý giá trị hàng tồn kho. Đây cũng là lý do khiến công việc bị tồn đọng vào cuối tháng. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng có nhược điểm là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ không phản ánh được giá hiện hành khi giá cả thị trường đang biến động nhất là đối với mặt hàng lương thực.

- Cuối tháng, sau khi tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Công ty không sử dụng phiếu tính giá thành sản phẩm mà sử dụng Báo cáo gia công

nhiên trên Báo cáo gia công chưa chia tách khoản mục chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại thành phẩm mà gộp chung thành chi phí gia công.

- Về các khoản chi phí:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí lớn nhất ảnh quyết định đến giá thành sản phẩm. Hiện tại, nguồn nguyên liệu có nhiều biến động về cả giá cả và chất lượng đã gây khó khăn không ít cho Công ty cũng như là ngành lương thực. Nếu không nhận định đúng tình hình Công ty sẽ gặp rủi ro lớn trong việc thu mua tồn trữ và bảo quản lúa gạo.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: do lúa gạo được gia công theo mùa và thường không liên tục qua các tháng nên Công ty chỉ thuê ngoài công nhân. Mặc dù, khoản chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng thường xuyên biến đổi. Vì số lượng công nhân thường không cố định và đơn giá gia công cũng có thể thay đổi.

+ Chi phí sản xuất chung thường khó quản lý hơn những khoản chi phí khác vì bao gồm nhiều khoản chi phí hay biến động theo giá thị trường như: giá điện, giá nhiên liệu… Hàng tháng, Công ty bỏ ra một khoản chi phí lớn cho năng lượng tiêu hao và chi phí vận hành sửa chữa máy móc. Thường các chi phí này là nguyên nhân gây ra sự biến động của chi phí sản xuất chung.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)