THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 43)

THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG

4.1.1 Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

4.1.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí

Do đặc trưng của ngành sản xuất lúa gạo, Công ty có nhiều Xí nghiệp chế biến và được phân bố ở nhiều vùng nguyên liệu trọng điểm. Vì thế, để thuận lợi cho việc quản lý và tính toán, chi phí sản xuất sẽ được tập hợp theo từng Xí nghiệp sau đó tổng hợp về Công ty. Do giới hạn về mặc thời gian và số liệu, vì vậy đối tượng tập hợp chi phí cụ thể trong luận văn này là Xí nghiệp Mỹ Thới.

4.1.1.2 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty được xác định là các loại gạo thành phẩm hoàn thành trong kỳ. Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm còn phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch sản xuất của mỗi kỳ. Cụ thể trong tháng 6/2014 đối tượng tính giá thành của Xí nghiệp Mỹ Thới gồm 3 loại sản phẩm chính là: gạo nguyên liệu Jasmine, gạo 5% tấm và gạo thơm 5% tấm.

4.1.1.3 Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành được xác định khoa học và phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty sẽ cung cấp kịp thời thông tin về giá thành, trên cơ sở đó giúp Công ty có chiến lược giá thành thích hợp với từng thời điểm. Do đặc trưng của quy trình sản xuất liên tục và sản phẩm gạo có chu kỳ ngắn nên Công ty lựa chọn kỳ tính giá thành là tháng. Cụ thể kỳ tính giá thành trong bài là tháng 6/2014

4.1.1.4 Quy trình sản xuất

Công ty tiến hành thu mua lúa gạo nguyên liệu từ các đơn vị kinh doanh, thương lái, nhà máy xay xát trong địa bàn hoặc trực tiếp từ nông dân. Gạo nguyên liệu được nhập kho, khi cần sẽ xuất ra chế biến, lau bóng lại cho phù

hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Gạo được chế biến xong tiến hành đóng bao, lưu kho bảo quản và xuất khẩu theo yêu cầu của Công ty.

Hình 4.1 Quy trình sản xuất gạo tại Công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long - Trước tiên nguyên liệu được nạp qua bộ phận làm sạch (sàng tạp chất) để loại bỏ các tạp chất còn lẫn trong hạt.

- Nguyên liệu sau khi làm sạch qua hệ thống máy xát trắng. Trong khâu này, tuỳ theo chất lượng nguyên liệu đưa vào (độ ẩm hạt, hạt vàng, hạt đỏ.…) tổ vận hành máy sẽ vận hành mức độ thích hợp để đạt được độ trắng hạt theo yêu cầu để hạn chế được tỷ lệ gạo gãy.

- Nguyên liệu tiếp tục qua các máy lau bóng 1 và máy lau bóng 2. Tuỳ theo yêu cầu chất lượng thành phẩm mà tổ vận hành máy điều chỉnh độ phun sương để đạt độ bóng thích hợp. Tại bồn chứa bán thành phẩm gạo được sấy để đạt độ ẩm theo yêu cầu.

- Sau đó, gạo được đưa qua bộ phận tách hạt tách ra gạo thành phẩm, tấm 1, tấm 2 và tấm 3. Ngoài ra, trong quá trình vận hành gạo nguyên liệu còn đi qua bộ phận sàng tách thóc để loại thóc còn lẫn trong nguyên liệu trong khâu xay xát.

4.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đối với việc gia công chế biến gạo, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng, chiếm hơn 95% tỷ trọng giá thành sản phẩm. Từ một loại gạo nguyên liệu có thể sản xuất ra nhiều thành phẩm khác nhau. Gạo nguyên liệu qua quá trình gia công tạo ra gạo 20% tấm và 5% tấm. Hoặc gạo 15% tấm và gạo nguyên liệu có thể được gia công thành gạo 5% tấm và

Nguyên liệu

đưa vào làm sạch Bộ phận trắng số 1 Máy xát trắng số 2 Máy xát bong số 1 Máy lau bong số 2 Máy lau

Cám khô thu hồi Cám ướt thu hồi Bồn sấy số 1 Bồn sấy số 2 Máy tách thóc Sàng đảo tách tấm Trống trọn Gạo thành phẩm Thóc thu hồi Tấm 3 thu hồi Tấm 1 thu hồi Tấm 2 thu hồi

nhiều loại gạo thành phẩm khác…. Do đó, nguyên liệu xuất ra để chế biến sẽ phụ thuộc vào yêu cầu thành phẩm thu được trong mỗi tháng.

Với công ty, nguyên liệu trực tiếp chủ yếu là gạo nguyên liệu, gạo thành phẩm các loại,…được mua ngoài. Vì vậy, Công ty không sử dụng tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”, tài khoản 155 “Thành phẩm” mà sử dụng chung tài khoản 1561 “Hàng hóa” khi nhập xuất kho nguyên liệu, thành phẩm.

4.1.2.1 Chứng từ và sổ sách

- Chứng từ: phiếu xuất kho,… - Sổ sách:

Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 621

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ cái tài khoản 621

4.1.2.2 Trình tự luân chuyển chứng từ

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hay hợp đồng xuất khẩu của từng kỳ, Công ty giao chỉ tiêu về thành phẩm và lợi nhuận cho các xí nghiệp, các xí nghiệp tiến hành tính toán và lập giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu gởi đến phòng kế toán và giám đốc xét duyệt. Sau khi xét duyệt, kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho, phiếu xuất kho gồm có 2 liên: một liên lưu tại phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ, một liên chuyển đến bộ phận kho để tiến hành xuất kho. Thủ kho căn cứ vào đó để ghi vào thẻ kho. Cuối tháng, thủ kho đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán chi tiết sau khi tính toán số nguyên liệu nhập, xuất và tồn trong kỳ. Trị giá xuất kho được phần mềm tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

4.1.2.3 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Do Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để tính trị giá xuất kho. Nên mỗi khi phát sinh nghiệp vụ, kế toán hạch toán số lượng nguyên liệu vào phần mềm máy tính. Cuối kỳ, phần mềm cập nhập đơn giá và giá trị nguyên liệu. Vì thế, trên các sổ sách và báo cáo của Công ty, ngày hạch toán xuất kho luôn là ngày cuối kỳ. Tháng 6/2014, xí nghiệp Mỹ Thới tiến hành xuất kho nguyên vât liệu đưa vào gia công chế biến như sau:

Ngày 03/06/2014, căn cứ vào phiếu xuất kho X806/M01 xuất 797.620 kg lúa Jasmine để chế biến thành gạo nguyên liệu Jasmine, kế toán ghi:

Ngày 09/06/2014, căn cứ vào phiếu xuất kho X806/01 xuất gia công 622.144 kg gạo Jasmine, dùng để sản xuất gạo thơm 5% tấm, kế toán ghi:

Nợ TK 621GC :SL 622.144 kg Có TK 1561L :SL 622.144 kg

(Xem chứng từ phụ lục 05A- Phiếu xuất kho, trang 70)

Ngày 14/06/2014, căn cứ vào phiếu xuất kho X806/02 xuất gia công 100.000 kg gạo 15% tấm, dùng cho việc sản xuất gạo 5% tấm, kế toán ghi:

Nợ TK 621GC :SL 100.000 kg Có TK 1561L :SL 100.000 kg

(Xem chứng từ phụ lục 05B- Phiếu xuất kho, trang 71)

Ngày 18/06/2014, căn cứ vào phiếu xuất kho X806/03 xuất gia công 130.133 kg gạo nguyên liệu, dùng sản xuất ra gạo 5% tấm, kế toán ghi:

Nợ TK 621GC :SL 130.133 kg Có TK 1561L :SL 130.133 kg Ngoài ra còn một số nghiệp vụ phát sinh khác…

Cuối tháng, phần mềm cập nhật trị giá xuất kho nguyên vật liệu đồng thời kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản 154 để tập hợp chi phí.

Bảng 4.1 Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

ĐVT: đồng

Số

TT Loại hàng Số lƣợng Đơn giá Thành tiền

1 Lúa Jasmine 797.620 6.346,79 5.062.323.804

2 Gạo 15% 100.000 7.823,63 782.362.567

3 Gạo nguyên liệu 1.670.333 6.594,60 11.015.181.591 4 Gạo NL Jasmine 622.144 8.337,39 5.187.055.632

Cộng 2.392.477 22.046.923.594

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long)

Căn cứ vào phiếu kế toán X806/Z01 ngày 30/06/2014 kết chuyển chi chí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 154GC : 22.046.923.594đ Có TK 621GC : 22.046.923.594 đ

4.1.2.4 Ghi sổ kế toán

(Xem phụ lục 05D-Sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 621, trang 73)

4.1.2.5 Nhận xét

Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất của cấp trên các xí nghiệp tiến hành gia công chế biến gạo. Số lượng, chủng loại và trị giá xuất kho của nguyên liệu phụ thuộc yêu cầu của thành phẩm. Nhờ sự hỗ trợ của phần mềm máy tính mà công tác kế toán tại Công ty trở nên đơn giản hơn đặc biệt trong khâu tính giá xuất kho nguyên vật liệu. Mỗi khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế, kế toán chỉ cần hạch toán số lượng xuất kho vì Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Tuy nhiên, cũng chính phương pháp này gây ra hạn chế đó là: đến cuối tháng phần mềm mới xác định được trị giá xuất kho. Vì vậy, Công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Công việc sẽ bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ lập báo cáo. Đối với tài khoản sử dụng, Công ty không sử dụng tài khoản 152 “ nguyên vật liệu” mà tất cả các loại nguyên liệu đầu vào đều được hạch toán chung cho tài khoản 1561, không có sự chia tách tài khoản chi tiết cụ thể.

4.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Đối với Công ty, do việc sản xuất mang tính thời vụ nên nhân công trực tiếp sản xuất của Công ty chủ yếu là lao động thuê ngoài gia công; thực hiện các công việc như bốc vác, trực gát máng tại Xí nghiệp.

4.1.3.1 Hình thức trả lương

Với lao động thuê ngoài gia công, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương được tính cho công nhân căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành. Vì thế, Công ty không tiến hành trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn cho lao động mà khoán vào đơn giá gia công.

4.1.3.2 Chứng từ và sổ sách

- Chứng từ: Danh sách trả lương, bảng chấm công…. - Sổ sách:

Sổ cái tài khoản 622

4.1.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ

Hàng ngày, quản đốc phân xưởng theo dõi tình hình lao động thông qua bảng chấm công. Cuối tháng, bảng chấm công được tập hợp cho phòng kế toán. Phòng kế toán tiến hành lập danh sách trả lương và trình Giám đốc xét duyệt. Dựa vào bảng chấm công và danh sách trả lương, kế toán hạch toán các khoản phải trả cho công nhân, ghi tăng các khoản chi phí phát sinh và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản 154 “Chi phí sản phẩm dở dang” để tính giá thành sản phẩm.

4.1.3.4 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bảng 4.2 Tổng hợp chi phí nhân công bốc xếp

ĐVT: đồng

Số

TT Tên công việc Khối lƣợng (tấn) Đơn giá (đ/tấn) Thành tiền

1 Lúa, gạo nguyên liệu xuất kho 3.191,00 7.000 22.337.000 2 Trực máng, gát máng 2.812,89 10.000 28.128.900 3 Gạo, tấm, cám nhập kho 2.988,00 7.000 20.916.000

Cộng 71.381.900

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long)

Hàng tháng, Công ty tiến hành nghiệm thu công việc và tính lương cho lao động thuê ngoài gia công dựa trên đơn giá gia công và số ngày công sản xuất như sau:

Ví dụ, đối với công việc nhập kho gạo, tấm cám, tổng số ngày công là 256 ngày. Vậy tiền lương phải trả mỗi ngày cho một công nhân thực hiện mảng công việc này là:

Tiền lương = 81.703 256 000 . 7 * 988 . 2  đ/người/ngày

Ngày 30/06/2014, căn cứ vào bảng chấm công kế toán tính và lập danh sách trả lương cho người lao động, đồng thời hạch toán:

Nợ TK 622GC : 71.381.900 đ Có TK 3342 : 71.381.900 đ

(Xem phụ lục chứng từ 06A-Danh sách tiền lương, trang 77)

Đồng thời kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào phiếu kế toán X806/Z02 ngày 30/06/2014:

Nợ TK 154GC : 71.381.900 đ Có TK 622GC : 71.381.900 đ

(Xem phụ lục chứng từ 06B-Phiếu kế toán, trang 78)

Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Do chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên Công ty phân bổ khoản chi phí này theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Trong kỳ, Xí nghiệp Mỹ Thới tiến hành xuất gia công gạo nguyên liệu và gạo 15% tấm để dùng sản xuất gạo 5% tấm, lúa Jasmine được gia công thành gạo nguyên liệu Jasmine và gạo nguyên liệu Jasmine được dùng để sản xuất nên gạo thơm 5% tấm. Vì vậy, chi phí nhân công trực tiếp sẽ được phân bổ như sau:

- Chi phí nhân công trực tiếp dùng sản xuất gạo 5%:

- Chi phí nhân công trực tiếp dùng sản xuất gạo nguyên liệu Jasmine:

- Chi phí nhân công trực tiếp dùng sản xuất gạo thơm 5% tấm:

4.1.3.5 Ghi sổ kế toán

(Xem phụ lục 06C-Sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 622, trang 79)

4.1.3.6 Nhận xét

Nhìn chung, chứng từ và sổ sách liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp được Công ty áp dụng theo đúng quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Nhưng do ảnh hưởng của việc sản xuất theo mùa vụ nên chi phí nhân công trực tiếp thường không ổn định qua các kỳ sản xuất. Nhân công sản xuất chủ yếu Công ty thuê ngoài là nông dân trong vùng. Nên khi hạch toán tiền lương phải trả, kế toán không cần cần phải trích nộp các khoản theo lương mà trả theo đơn giá sản phẩm.

4.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng bao

đ 67 , 216 . 197 . 38 ) 591 . 181 . 015 . 11 567 . 362 . 782 ( 594 . 923 . 046 . 22 900 . 381 . 71    đ 92 , 417 . 390 . 16 804 . 323 . 062 . 5 594 . 923 . 046 . 22 900 . 381 . 71   đ 41 , 265 . 794 . 16 632 . 055 . 187 . 5 594 . 923 . 046 . 22 900 . 381 . 71  

gia công, chi phí mua than đá sấy gạo, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và chi phí khấu hao tài sản cố định.

4.1.4.1 Chứng từ vàsổ sách

- Chứng từ: hóa đơn dịch vụ, phiếu chi, bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng thanh toán tiền lương…..

- Sổ sách:

Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 627

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ cái tài khoản 627

4.1.4.2 Trình tự luân chuyển chứng từ

Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ có liên quan, kế toán phân xưởng tiến hành tập hợp chi phí và trình giám đốc phân xưởng xét duyệt. Sau khi kiểm tra sự hợp lệ của chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ và chuyển cho thủ quỹ chi tiền, và tiến hành ghi sổ kế toán. Cuối tháng, kế toán phân xưởng tập hợp số liệu và lập bảng kê gởi về phòng kế toán của Công ty. Tại công ty, kế toán tiến hành tổng hợp lại, kiểm tra và lập báo cáo.

4.1.4.3 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

 Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thường được tập hợp cho từng phân xưởng. Các nguyên vật liệu này thường được mua ngoài và sử dụng trực tiếp không qua nhập kho. Trong tháng 6/1014, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chủ yếu là than đá được dùng để sấy gạo.

Ngày 19/06/2014, căn cứ vào phiếu chi X806/34 chi tiền mua than đá phục vụ việc sấy gạo, kế toán ghi:

Nợ TK 627GC : 39.552.637 đ

Nợ TK 133 : 3.955.264 đ

Có TK 111 : 43.507.901 đ

 Chi phí khấu hao tài sản cố định

Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm chi phí trích khấu hao cho nhà xưởng, máy móc và trang thiết bị tại phân xưởng. Công tác tính khấu hao tài sản cố định được Công ty áp dụng theo phương pháp đường thẳng.

= Mức trích khấu hao hàng năm Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng (4.1)

Trong tháng 6/2014, Công ty phát sinh nghiệp vụ trích khấu hao tài sản cố định tại Xí nghiệp như sau:

Căn cứ Bảng trích khấu hao tài sản cố định tháng 6/2014 Xí nghiệp Mỹ

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 43)