Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Đối với Công ty, do việc sản xuất mang tính thời vụ nên nhân công trực tiếp sản xuất của Công ty chủ yếu là lao động thuê ngoài gia công; thực hiện các công việc như bốc vác, trực gát máng tại Xí nghiệp.
4.1.3.1 Hình thức trả lương
Với lao động thuê ngoài gia công, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương được tính cho công nhân căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành. Vì thế, Công ty không tiến hành trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn cho lao động mà khoán vào đơn giá gia công.
4.1.3.2 Chứng từ và sổ sách
- Chứng từ: Danh sách trả lương, bảng chấm công…. - Sổ sách:
Sổ cái tài khoản 622
4.1.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ
Hàng ngày, quản đốc phân xưởng theo dõi tình hình lao động thông qua bảng chấm công. Cuối tháng, bảng chấm công được tập hợp cho phòng kế toán. Phòng kế toán tiến hành lập danh sách trả lương và trình Giám đốc xét duyệt. Dựa vào bảng chấm công và danh sách trả lương, kế toán hạch toán các khoản phải trả cho công nhân, ghi tăng các khoản chi phí phát sinh và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản 154 “Chi phí sản phẩm dở dang” để tính giá thành sản phẩm.
4.1.3.4 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bảng 4.2 Tổng hợp chi phí nhân công bốc xếp
ĐVT: đồng
Số
TT Tên công việc Khối lƣợng (tấn) Đơn giá (đ/tấn) Thành tiền
1 Lúa, gạo nguyên liệu xuất kho 3.191,00 7.000 22.337.000 2 Trực máng, gát máng 2.812,89 10.000 28.128.900 3 Gạo, tấm, cám nhập kho 2.988,00 7.000 20.916.000
Cộng 71.381.900
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long)
Hàng tháng, Công ty tiến hành nghiệm thu công việc và tính lương cho lao động thuê ngoài gia công dựa trên đơn giá gia công và số ngày công sản xuất như sau:
Ví dụ, đối với công việc nhập kho gạo, tấm cám, tổng số ngày công là 256 ngày. Vậy tiền lương phải trả mỗi ngày cho một công nhân thực hiện mảng công việc này là:
Tiền lương = 81.703 256 000 . 7 * 988 . 2 đ/người/ngày
Ngày 30/06/2014, căn cứ vào bảng chấm công kế toán tính và lập danh sách trả lương cho người lao động, đồng thời hạch toán:
Nợ TK 622GC : 71.381.900 đ Có TK 3342 : 71.381.900 đ
(Xem phụ lục chứng từ 06A-Danh sách tiền lương, trang 77)
Đồng thời kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào phiếu kế toán X806/Z02 ngày 30/06/2014:
Nợ TK 154GC : 71.381.900 đ Có TK 622GC : 71.381.900 đ
(Xem phụ lục chứng từ 06B-Phiếu kế toán, trang 78)
Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Do chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên Công ty phân bổ khoản chi phí này theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trong kỳ, Xí nghiệp Mỹ Thới tiến hành xuất gia công gạo nguyên liệu và gạo 15% tấm để dùng sản xuất gạo 5% tấm, lúa Jasmine được gia công thành gạo nguyên liệu Jasmine và gạo nguyên liệu Jasmine được dùng để sản xuất nên gạo thơm 5% tấm. Vì vậy, chi phí nhân công trực tiếp sẽ được phân bổ như sau:
- Chi phí nhân công trực tiếp dùng sản xuất gạo 5%:
- Chi phí nhân công trực tiếp dùng sản xuất gạo nguyên liệu Jasmine:
- Chi phí nhân công trực tiếp dùng sản xuất gạo thơm 5% tấm:
4.1.3.5 Ghi sổ kế toán
(Xem phụ lục 06C-Sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 622, trang 79)
4.1.3.6 Nhận xét
Nhìn chung, chứng từ và sổ sách liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp được Công ty áp dụng theo đúng quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Nhưng do ảnh hưởng của việc sản xuất theo mùa vụ nên chi phí nhân công trực tiếp thường không ổn định qua các kỳ sản xuất. Nhân công sản xuất chủ yếu Công ty thuê ngoài là nông dân trong vùng. Nên khi hạch toán tiền lương phải trả, kế toán không cần cần phải trích nộp các khoản theo lương mà trả theo đơn giá sản phẩm.