phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp

91 591 1
phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THÀNH NAM PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG TRÊN ĐẤT RUỘNG CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KINH TẾ Mã số ngành: 52310101 08-2014 i TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THÀNH NAM MSSV: 4113909 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG TRÊN ĐẤT RUỘNG CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ Mã số ngành: 52310101 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TS. NGUYỄN TUẤN KIỆT 08-2014 ii LỜI CẢM TẠ Trước hết em xin ghi nhận lòng biết ơn chân thành của em với đối Thầy, Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em được rèn luyện và học tập trong suốt những năm qua. Đó là những ngày em được trang bị những cơ sở lý luận cơ bản thiết thực nhất và học tập được những kinh nghiệm thực tiễn quý báo từ Thầy Cô của Khoa. Điều này đã giúp em càng có ý thức và tinh thần vững vàng hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này. Luận văn hoàn thành ngoài sự cố gắn của bản thân, em còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báo của Thầy Nguyễn Tuấn Kiệt. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị ở Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Lai Vung đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài luận văn của mình. Và xin gửi lời tri ân, cảm ơn chân thành sự hợp tác và giúp đỡ của 70 hộ sản xuất hoa huệ trắng ở huyện Lai Vung, giúp em có được đầy đủ thông tin quý báo về tình hình sản xuất hoa huệ trắng để phục vụ tốt trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong quý Thầy Cô và cơ quan thông cảm. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả quý Thầy Cô, các Cô Chú, Anh Chị ở Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Lại Vung, và xin chúc tất cả mọi người được dồi dào sức khỏe, thành đạt hơn nữa trong sự nghiệp! Cần Thơ, Ngày……Tháng…..Năm 2014 Sinh viên thực hiện Lê Thành Nam iii LỜI CAM KẾT Em xin cam kết rằng đây là đề tài do chính em thực hiện, số liệu thu thập và phân tích là hoàn toàn trung thực. Tên đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, Ngày……Tháng…..Năm 2014 Sinh viên thực hiện Lê Thành Nam iv MỤC LỤC CHƢƠNG 1 ........................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................. 2 1.3.1 Kiểm định giả thuyết ............................................................................... 2 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 1.4.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................... 3 1.4.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 CHƢƠNG 2 ........................................................................................................... 4 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 4 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 4 2.1.1 Khái quát về nông hộ .............................................................................. 4 2.1.2 Khái niệm về hiệu quả sản xuất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ................................................................................................................... 6 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 8 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ....................................................... 8 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ........................................................ 8 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 9 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 10 CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 17 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................................... 17 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP ................................................................................................................ 17 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 17 v 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 18 3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp ............................................................ 19 3.2 SƠ LƢỢC VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG ........... 20 3.2.1 Giới thiệu .............................................................................................. 20 3.2.2 Kỹ thuật trồng ....................................................................................... 21 3.2.3 Chăm sóc ............................................................................................... 21 3.2.4 Phòng trừ sâu bệnh ................................................................................ 22 3.2.5 Thu hoạch .............................................................................................. 23 3.2.6 Nhân giống ............................................................................................ 23 3.3 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN LAI VUNG TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................ 24 3.3.1 Đánh giá chung ..................................................................................... 24 3.3.2 Mục tiêu và các chỉ tiêu chính trong năm 2015 .................................... 26 3.3.3 Các giải pháp thực hiện trong thời gian tới........................................... 26 CHƢƠNG 4 ......................................................................................................... 28 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG HOA HUỆ TRẮNG Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP ................................... 28 4.1 THỰC TRẠNG CHUNG CỦA CÁC NÔNG HỘ SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG ................................................................................................... 28 4.1.1 Giới tính, số tuổi và số năm kinh nghiệm ............................................. 29 4.1.2 Lực lượng lao động ............................................................................... 30 4.1.3 Diện tích đất trồng huệ của nông hộ ..................................................... 30 4.1.4 Trình độ học vấn và tham gia hội thảo, tập huấn của nông hộ ............. 31 4.1.5 Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình trồng huệ .................................... 32 4.1.6 Thông tin về quá trình thu hoạch .......................................................... 33 4.1.7 Thông tin về tình hình tiêu thụ .............................................................. 34 4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH TRỒNG HOA HUỆ TRẮNG ............................................................................................................. 35 4.2.1 Phân tích các khoảng chi phí trong quá trình sản xuất hoa huệ trắng... 35 vi 4.2.2 Phân tích năng suất của mô hình........................................................... 40 4.2.3 Phân tích lợi nhuận của mô hình ........................................................... 41 4.2.4 Phân tích các tỷ số tài chính .................................................................. 42 4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG HUỆ ............................................. 43 4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất .................................................... 43 4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ................................................... 51 4.4 NHẬN ĐỊNH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ........................................................................... 55 4.4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất......................... 56 4.4.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ .......................... 57 CHƢƠNG 5 ......................................................................................................... 60 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG HUỆ CHO NÔNG HỘ ........................................................................................................... 60 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ........................................ 60 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG CỦA NÔNG HỘ ........................................................... 60 5.2.1 Giải pháp thứ nhất ................................................................................. 61 5.2.2 Giải pháp thứ hai ................................................................................... 63 5.2.3 Giải pháp thứ ba .................................................................................... 63 5.2.4 Giải pháp thứ tư .................................................................................... 63 5.2.5 Giải pháp thứ năm ................................................................................. 64 5.2.6 Giải pháp thứ sáu .................................................................................. 65 5.2.7 Giải pháp thứ bảy .................................................................................. 65 CHƢƠNG 6 ......................................................................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 66 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 66 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 67 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Dấu kì vọng của mô hình lợi nhuận ..................................................... 14 Bảng 4.1: Thể hiện diện tích và sản lượng qua các năm (2012 - 9/2014) ............ 28 Bảng 4.2: Thể hiện số tuổi và số năm kinh nghiệm.............................................. 29 Bảng 4.3: Thể hiện ngày công lao động ............................................................... 30 Bảng 4.4: Diện tích đất trồng huệ ......................................................................... 30 Bảng 4.5: Các khoảng chi phí trung bình trong quá trình sản xuất huệ ............... 35 Bảng 4.6: Lượng phân và chi phí phân bón (công) .............................................. 37 Bảng 4.7: Chi phí thuốc BVTV (công) ................................................................. 38 Bảng 4.8: Năng suất của mô hình trồng hoa huệ trắng......................................... 40 Bảng 4.9: Lợi nhuận trung bình của nông hộ sản xuất huệ/công ......................... 41 Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình trồng huệ (công) ...... 42 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc Y (năng suất) ............................ 44 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy với các biến phụ thuộc Y (năng suất*) .................... 46 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc Y (lợi nhuận) ............................ 52 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến năng suất........................................... 11 Hình 2.2: Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ........................................... 13 Hình 4.1: Giới tính ................................................................................................ 29 Hình 4.2: Trình độ học vấn ................................................................................... 31 Hình 4.3: Biểu đồ tham gia tập huấn .................................................................... 32 Hình 4.4: Bắt đầu thu hoạch ................................................................................. 33 ix DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT CP: chi phí ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long NN và PTNT: nông nghiệp và phát triển nông thôn DT: doanh thu CPSX: chi phí sản xuất CPLĐ: chi phí lao động BVTV: bảo vệ thực vật x CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một nước đi lên và phát triển từ truyền thống nông nghiệp lâu đời, với những ưu đãi đặc trưng của thiên nhiên về mặt khí hậu và thổ nhưỡng, mọi vùng miền trên đất nước đều có những sản phẩm đặt trưng riêng. Trong đó thì Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi hội tụ nhiều loại hình nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân, với một đồng bằng châu thổ mang đậm dấu ấn phù sa qua hương vị ngọt lành từ các loại cây ăn trái, bát ngát hương thơm của các loài hoa và sự đa dạng về nhiều mô hình nông nghiệp mới giúp cho tình hình nông nghiệp nơi đây ngày càng phát triển, nông hộ được cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu đời sống của người dân thì đã có nhiều loại hình nông nghiệp mới đã và đang được đưa vào nghiên cứu để đánh giá mức độ hiệu quả của các mô hình để từ đó chúng ta có thể hiểu nhiều hơn về đặt tính cũng như hiệu quả kinh tế từ các mô hình mới này. Như nghiên cứu của Ngô Thị Chuyền (2011), “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng mía nguyên liệu ở Giồng Trôm tỉnh Bến Tre”(qua tính toán và phân tích thì tác giả kết luận doanh thu trung bình từ việc trồng mía là 9.917.500 đồng/1.000m2 ), hay của tác giả Mai Thị Diễm Trang (2011) với nghiên cứu “phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng gừng ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” (kết quả nghiên cứu từ 50 trồng gừng thì cho thấy mô hình trồng gừng đem lại hiệu quả kinh tế cũng khá cao gần 18 triệu/1.000m2 và trong quá trình sản xuất thì phát sinh nhiều loại chi phí là ảnh hưởng đến năng suất cũng như làm giảm lợi nhuận của mô hình; CP phân, CP thuốc, CP giống,..) và đề tài “phân tích hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ ở huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang” của Huỳnh Tuyết Mai (cho thấy trong 60 hộ được chọn làm nghiên cứu thì qua kết quả ta biết được mô hình trồng khóm đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con tại địa bàn nghiên cứu, qua đó tác giả đã thấy được những khó khăn trong quá trình trồng khóm, từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của mô hình). Với sự cần cù, chịu khó học hỏi và luôn tìm ra nhiều loại hình nông nghiệp mới có hiệu quả kinh tế cao của người nông dân thì hiện nay có một loại hình tuy chưa được nhiều người biết đến nhưng nó đã giúp nhiều hộ nông dân có nguồn thu nhập ổn định từ việc sản xuất mô hình này đó là hoa huệ trắng. Hoa huệ trắng hiện nay được trồng nhiều ở ĐBSCL với một số vùng như Cần Thơ, Tiền Giang, Ang Giang và Đồng Tháp…Với năng suất khá cao cây huệ đã giúp cho nhiều hộ nông dân thoát khỏi cảnh nghèo khó và trở nên khá giả, giàu có từ trồng huệ. Chính vì thế mà diện tích trồng huệ đang ngày càng được người dân mở rộng trên 1 các thửa ruộng của mình mà trước đây là trồng lúa. Tuy trồng huệ trắng vất vả không kém gì làm ruộng nhưng huệ cho thu nhập ổn định và đạt năng suất cao hơn so với trồng lúa. Và trong những năm gần đây, nông dân tại các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng nhiều diện tích đất ruộng gò, đất rẫy và đất trống quanh nhà để lên liếp trồng cây huệ trắng, với diện tích lên tới hàng trăm héc-ta. Trong đó Lai Vung là vùng có diện tích trồng cây huệ trắng cao nhất tỉnh và tính đến 9 tháng đầu năm 2014 thì diện tích đất trồng huệ là 258.8 ha với 246 ha đang trong quá trình thu hoạch; tập trung nhiều ở các xã Phong Hòa, Tân Hòa, Định Hòa, Vĩnh Thới, và theo dự báo đến đầu năm 2015 thì diện tích đất huệ sẽ đạt 259 ha. Tuy nhiên, do mô hình trồng huệ trắng này còn mới, người dân còn thiếu kiến thức, chưa áp dụng được nhiều về khoa học công nghệ và chủ yếu do hiểu biết từ những người trồng trước, chưa được nhiều người biết đến, giá cả biến động, thương lái ép giá… Từ những vấn đề thực tế đó và nhằm để tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển toàn diện của một loại cây đã và đang mang đến cho đời sống người dân sự cải thiện đáng kể về mặt kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ trên chính mảnh đất canh tác của mình là một vần đề hết sức bức thiết hiện nay và đó là nguyên nhân to lớn thúc đẩy em thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất của mô hình hoa huệ trắng trên đất ruộng. Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình trồng huệ. Mục tiêu 3: Đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng cho các nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Kiểm định giả thuyết Đề tài nghiên cứu nhằm kiểm định hai giả thuyết: Mô hình sản xuất hoa huệ trắng đem lại nguồn thu nhập ổn định hơn so với trồng lúa của nhiều nông hộ 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng sản xuất hoa huệ trắng hiện nay ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng của nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp? Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng cho người dân ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn huyện Lai Vung. Địa bàn trên được chọn là vì nơi đây có diện tích trồng hoa huệ trắng lớn nhất tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể là đề tài được thực hiện chủ yếu ở 3 xã: Phong Hòa, Định Hòa và Tân Hòa. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ 11 tháng 8 đến 17 tháng 11 năm 2014 Số liệu sơ cấp được thu thập từ các nông hộ trong vụ sản xuất hoa huệ trắng gần nhất Số liệu thức cấp của đề tài được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014. 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ thuộc 3 xã Phong Hòa, Định Hòa, Tân Hòa ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái quát về nông hộ 2.1.1.1 Hộ Theo Liên hợp quốc: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”. Năm 1981, Harris cho rằng “Hộ là nguồn đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”. Theo từ điển tiếng việt do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1986: “Hộ là tất cả những người cùng sống chung một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công”. Như vậy ta có thể hiểu hộ là một nhóm người có mối quan hệ khăng khít, cùng sống dưới một mái nhà và có cùng nguồn ngân quỹ, là đơn vị kinh tế mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng. 2.1.1.2 Nông hộ Theo Frank Ellis (1988) nông hộ được hiểu là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mãnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, các thành viên trong hộ gia đình sé giành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp cũng như một số hoạt động liên quan đến thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra. Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam, nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh in năm 2000, tác giả Nguyễn Lân nhận định “Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông”. Nông hộ là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ..) ở các mức độ khác nhau. Nông hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lao động trong gia đình cũng chính là nguồn lao động chủ yếu tạo nên thu nhập của hộ. Lao động trong gia đình nông hộ gồm lao động trong độ tuổi và cả lao động ngoài tuổi lao động. Trẻ em và người lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công việc của hộ gia đình, lao động này cũng góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.(Nguyễn Thị Minh Thảo, 2013) Nông hộ có những đặc điểm sau: 4 - Vừa là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dung - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự cấp, tự túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa nông hộ và thị trường. - Các hộ nông dân ngoài tham gia hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau. 2.1.1.3 Kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ hay còn gọi là kinh tế hộ gia đình (kinh tế nông dân) đã có từ rất lâu. Vào những năm 20, nhà nông học người Nga Chayanov đã phát biểu “kinh tế nông dân được hiểu là một hình thức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình và nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối với mỗi thành viên của nó”. Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất và các yếu tố khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Đặc trưng của kinh tế nông hộ: - Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao về sản xuất và tiêu dùng, căn bản dựa trên cân bằng nguồn lực sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của gia đình. - Kinh tế nông hộ từ tự cấp đến sản xuất hàng hóa, từ chổ chỉ có quan hệ với tự nhiên, đến chổ có quan hệ xã hội. - Nền tảng tổ chức căn bản của kinh tế hộ vẫn là định chế gia đình với sự bền vững vốn có. Với lao động gia đình, đất đai được sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ gia đình, với tài sản và vốn sản xuất chủ yếu của gia đình,của quan hệ gia tộc, quan hệ huyết thống, kinh tế nông hộ không thay đổi về bản chất, không bị biến dạng cả khi nó được gắn với khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại gắn với thị trường để phát triển. Tóm lại, kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu, dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa. Kinh tế nông hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng và giá trị cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi người dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp 5 sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ. 2.1.2 Khái niệm về hiệu quả sản xuất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất 2.1.2.1 Hiệu quả sản xuất Trong kinh tế học tân cổ điển hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dung của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định. Còn hiệu quả hiểu theo cách nghĩ phổ thông trong cách nói của mọi người thì là “kết quả theo yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” và là việc xem xét chọn các thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm. Hiệu quả sản xuất bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối. Trong đề tài, chủ yếu chỉ phân tích hiệu quả kinh tế và không đề cập đến các loại hiệu quả khác, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật chất, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Hiệu quả kinh tế là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất. Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị. Nghĩa là sự kết hợp yếu tố sản xuất thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì chưa hiệu quả. 2.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế a) Chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí được thể hiện bằng tiền trong quá trình sản xuất với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của chủ cơ sở nhắm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. Tổng chi phí sản xuất là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chỉ ra cho hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm. 6 b) Doanh thu Doanh thu là tổng số khoảng thu nhập của nông hộ từ quá trình sản xuất. Tổng doanh thu được tính bằng số lượng tổng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được bán ra trên thị trường. Tổng doanh thu = Tổng sản lƣợng x Đơn giá sản phẩm c) Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh đó chính là phần chênh lệch giữa chi phí và lợi nhuận. Lợi nhuận được tính bằng cách tổng doanh thu trừ tổng chi phí sản xuất. Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất d) Thu nhập Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động nhận được trong việc tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh. Thu nhập = Lợi nhuận + CPLĐ 2.1.3 Cơ sở lí luận về phƣơng pháp nghiện cứu 2.1.3.1 Phương pháp thống kê mô tả Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập. Thống kê mô tả là một trong hai hình thức chính của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu. Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả sử dụng các phương pháp lập bảng, biểu đồ và các phương pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu, nêu bật những thông tin cần tìm hiểu. Có thể phân ra thành các dạng: - Biểu diễn dữ liệu bằng các biểu đồ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu. - Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu - Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu Các khái niệm cơ bản trong phương pháp thống kê mô tả :  Tổng thể là tập hợp những thông tin về người, sự vật hoặc sự việc riêng biệt kết hợp với nhau trên cở sở một đặc điểm chung nào đó mà người nghiên cứu quan tâm.  Mẫu là một bộ phận của tổng thể được nghiên cứu được chọn ra một cách ngẫu nhiên để quan sát và suy rộng cho tổng thể. 7  Quan sát là cơ sở để thu thập số liệu và thông tin cần nghiên cứu. Mỗi đơn vị của mẫu là một quan sát  Giá trị trung bình (Mean, Average) bằng tổng của tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát  Số trung vị (Media) là giá trị của biến đứng ở giữa một dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số quan sát thành hai phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.  Mode là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số quan sát trong một dãy số phân phối.  Phương sai (Vatiance) là trung bình của bình phương các độ lệch chuẩn của các biến và trung bình của các biến đó.  Độ lệch chuẩn (Standard deviation) là căn bậc hai của phương sai. 2.1.3.2 Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan Phương pháp phân tích hồi quy là phương pháp dùng để xác định độ biến thiên của biến phụ thuộc theo biến độc lập. Phương pháp phân tích tương quan là phương pháp dùng để xem xét mối liên hệ giữa một biến phụ thuộc với một hoặc nhiều biến độc lấp. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu của đề tài chủ yếu được thực hiện ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Lý do chọn vùng này để nghiên cứu là do Lai Vung là một trong những huyện của tỉnh Đồng Tháp có trồng hoa huệ trắng nhiều nhất với hơn 240 ha diện tích đất sản xuất hoa huệ trắng, trong đó xã Phong Hòa là xã chiếm hơn 50% diện tích, kế đến là Định Hòa và Tân Hòa. Để thực hiện đề tài này tôi đã chọn ra ba xã: Phong Hòa, Định Hòa và Tân Hòa để thu thập số liệu. Đây là ba xã tiêu biểu tập trung nhiều hộ trồng hoa huệ trắng nhất của huyện, có kinh nghiệm trong sản xuất nên sẽ thuận lợi trong việc phỏng vấn cũng như nghiên cứu. Từ đó, số liệu thu thập được mang tính đại diện cũng cao hơn, giúp cho việc phân tích số liệu được chính xác, dẫn đến kết quả nghiên cứu được mang tính khả thi cao. 2.2.2 Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, phân chia tổng thể đối tượng ra theo đặt tính, đối tượng phỏng vấn nằm trong 3 xã trồng hoa huệ trắng tiêu biểu là Phong Hòa, Định Hòa và Tân Hòa. Sau đó, sẽ phỏng vấn 8 trực tiếp bằng bảng câu hỏi để tìm hiểu tất cả thông tin liên quan trong quá trình sản xuất của nông hộ. Để xác định cỡ mẫu cho mô hình nghiên cứu này tác giả đã sử dụng công thức tính kích thước mẫu như sau: 1 Trong đó: n = kích cỡ mẫu được tính z = độ tin cậy của mô hình (trong mô hình này tác giả đã chọn độ tin cậy là 90% ứng với giá trị của z = 1,65). p = ước tính phần trăm trong tập hợp. Thông thường p sẽ thấy ở một vài nghiên cứu trước đó hoặc một vài nguồn thông tin. Trong trường hợp này, chúng ta không có thông tin trước liên quan đến p, nên tác giả đã thiết lập giá trị của p tới 0.5. Điều này sẽ dẫn đến một phân tách 50%-50% để nắm bắt biến số lớn nhất có thể trong tập hợp. q = (1-p) e = sai số (10%) Từ công thức trên chúng ta có thể tính được cỡ mẫu trong mô hình này là 68 nên tác giải đã chọn thu 70 mẫu để làm đại diện cho tổng thể, trong đó: - Xã Phong Hòa chiếm 38 hộ - Xã Định Hòa chiếm 20 hộ - Xã Tân hòa là 12 hộ 2.2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.2.3.1 Thu thập số liệu sơ cấp Đề tài được tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các hộ ở ba xã Phong Hòa, Định Hòa và Tân Hòa có tham gia sản xuất hoa huệ trắng. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở thực tế, có nội dung phù hợp với nội dung nghiên cứu. Sau đó tiến hành thu mẫu bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Nội dung thông tin thu thập từ nông dân là tất cả các loại chi phí và doanh thu có liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất huệ như: chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV, chi phí lao động….Ngoài những loại chi phí đó còn lấy thêm một số thông tin liên quan như diện tích, sản lượng, giá cả,… 1 Trung tâm thông tin và phân tích số liệu Việt Nam http://vidac.org/vn/cong-cu-ho-tro/tinh-kich-thuocmau.html 9 2.2.3.2 Thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng NN và PTNT huyện Lai Vung, niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp và các thông tin truyền thông khác từ báo đài và internet. 2.2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu a) Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, tổng hợp, dùng số tương đối và tuyệt đối để phân tích tình hình sản xuất hoa huệ trắng từ vụ gần nhất. Từ đó đưa ra nhận xét và kết luận về tình hình sản xuất hoa huệ trắng của nông hộ. b) Đối với dữ liệu sơ cấp: - Dùng các dữ liệu sơ cấp để phân tích các khoảng mục chi phí và tính lợi nhuận của nông hộ. - Tiến hành mã hóa dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. - Sau đó sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để chạy phương trình hồi quy, xác định các yếu tố anh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của mô hình. Sau đó, dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các yếu tố. 2.2.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: tìm hiểu khái quát về tình hình sản xuất hoa huệ trắng ở huyện Lai Vung qua các năm 2013, và 9 tháng đầu năm 2014. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối thông qua diện tích, sản lượng hoa huệ thu hoạch được để phân tích tình hình sản xuất hoa huệ trắng  Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và rình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu thu thập được.  So sánh số tuyệt đối là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chi tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của của hiện tượng kinh tế.  So sánh số tương đối là kết quả giữa hiệu số của trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc. Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế. Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích CBA (Cost Benefit Analysis) để phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng hoa huệ trắng. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích CBA (Cost Benefit Analysis) là phương pháp giúp tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Nói cách khác, đây là phương pháp ước tính đánh đổi thực giữa các phương án, nhờ đó giúp xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình. 10 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích ngoài việc giúp đánh giá sự ưa thích và lựa chọn các phương án đầu tư, nó còn là phương pháp thường được sử dụng phân tích kết quả hoạt động sản xuất, xát định lợi ích đạt được so với phần chi phí bỏ ra. Vì vậy, phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích kinh tế. Trong nghiên cứu này, phương pháp CBA được sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất của các nông hộ trồng huệ bằng cách so sánh giữa DT và CPSX. Thông qua công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí + Nếu lợi nhuận > 0 => mô hình sản xuất đạt hiệu quả + Nếu lợi nhuận < 0 => mô hình sản xuất chưa hiệu quả Mục tiêu 3: Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ. Đồng thời nhằm để giải thích mối tương quan giữa các biến phụ thuộc Y với một hay nhiều biến độc lập X cũng như giải thích sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông hộ thì phân tích hồi quy tương quan đa biến bằng phần mềm SPSS là mô hình được chọn làm nghiên cứu cho đề tài. Thiết lập mô hình hồi quy (1) Năng suất của việc trồng huệ chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn nên phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất hoa huệ trắng như sau: diện tích trồng huệ, lao động gia đình, lao động thuê, lượng phân bón, số lần phun thuốc, số lần tô liếp, số lần tưới. Lao động thuê Diện tích Lao động gia đình Năng suất Số lần phun thuốc Số lần tô liếp Số lần tưới Lượng phân Hình 2.1: Mô hình nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất 11 Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng: ln2Y = β0 + β1lnX1 + β2lnX2 + … + β7lnX7 (1) lnY: năng suất (biến phụ thuộc) lnXi (i=1,2,…,7): các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất (bông/công, biến độc lập) β0: hệ số tự do βi (i=1,2,…,7): các tham số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến từ phần mềm SPSS 16.0 Các biến độc lập trong mô hình (1) bao gồm: lnX1: Diện tích đất trồng huệ lnX2: Lao động gia đình lnX3: Lao động thuê lnX4: Số lần phun thuốc lnX5: Số lần tưới lnX6: Số lần tô liếp lnX7: Lượng phân Diễn giải các biến độc lập  Diện tích trồng huệ (lnX1): là một khoảng diện tích mà nông hộ sử dụng để sản xuất hoa huệ trắng (công).  Lao động gia đình (lnX2): là số ngày công mà gia đình bỏ ra trên đơn vị diện tích để sản xuất huệ (ngày/công/tháng).  Lao động thuê (lnX3): là số ngày công mà nông hộ thuê để sản xuất huệ trên đơn vị diện tích (ngày/công/tháng).  Số lần phun thuốc (lnX4): là số lần phun thuốc BVTV được nông hộ sử dụng trên đơn vị diện tích (lần/tháng).  Số lần tưới (lnX5): là số lần nông hộ tưới nước cho huệ trên đơn vị diện tích (lần/tháng).  Số lần tô liếp (lnX6): là số lần tô liếp mà nông hộ thuê trong quá trình sản xuất huệ (lần/vụ).  Lượng phân bón (lnX7): là lượng phân mà nông hộ dùng để bón cho huệ trên đơn vị diện tích trồng (kg). Thiết lập phương trình hồi quy (2) Để phân tích rõ về hiệu quả sản xuất của mô hình chúng ta tìm hiểu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ mô hình hồi quy nhằm mục đích giúp cho nông dân có cơ sở để mạnh dạng đầu tư các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý, hướng đến tăng hiệu quả sản xuất, từ đó gia tăng lợi nhuận của mô hình. Lợi nhuận của nông hộ trồng hoa huệ trắng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn, phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất như sau: CP3 giống, CP phân bón, CP 2 3 Ln(X): Logarit tự nhiên (còn gọi là logarit Nêpe) CP: các loại chi phí đầu vào của mô hình 12 thuốc BVTV, CPLĐ, CP công cụ, CP tưới, CP tô liếp, CP khác, năng suất, giá bán. Chi phí giống Chi phí phân Chi phí thuốc Chi phí khác Chi phí tô liếp Chi phí lao động Lợi nhuận Chi phí tưới Chi phí công cụ Năng suất Giá bán Hình 2.2: Mô hình nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng: Y2= β0 + β1X1+ β2X2+ … + β10X10 (2) Y2: lợi nhuận (biến phụ thuộc) Xi: (i=1,2,3,…,10) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SX (biến độc lập) Β0: hệ số tự do Βi (i=1,2,3,…,10): các tham số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính từ phần mềm SPSS 16.0 Các biến độc lập trong mô hình (2) bao gồm: X1: chi phí giống X2: chi phí phân bón X3: chi phí thuốc BVTV X4: chi phí LĐ X5: chi phí mua công cụ 13 X6: chi phí tưới X7: chi phí tô liếp X8: chi phí khác X9: năng suất X10: giá bán Bảng 2.1: Dấu kì vọng của mô hình lợi nhuận Tên biến Đơn vị tính Chi phí giống Đồng/công/vụ Chi phí phân bón Đồng/công/vụ Chi phí thuốc BVTV Đồng/công/vụ Chi phí LĐ Đồng/công/vụ Chi phí công cụ Đồng/công/vụ Chi phí tưới Đồng/công/vụ Chi phí tô liếp Đồng/công/vụ Chi phí khác Đồng/công/vụ Năng suất Dấu kỳ vọng - Bông/công/vụ + Giá bán Đồng/bông Diễn giải Kỳ vọng ở các biến này là dấu âm vì khi chi phí tăng thì làm cho lợi nhuận giảm xuống Biến này được kỳ vọng dương, vì có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Khi năng suất và giá bán tăng thì lợi nhuận tăng lên. Diễn giải các biến độc lập (2)  Chi phí giống (X1): là chi phí mà nông hộ bỏ ra mua giống về gieo trồng trên đơn vị diện tích (triệu/công).  Chi phí phân bón (X2): là số tiền nông hộ bỏ ra để mua các loại phân hữu cơ hay phân vi lượng để bón cho cây, nhằm làm tăng sự phát triển của cây huệ với mục đích tăng năng suất trên phần diện tích mà nông hộ đang sản xuất với một lượng nhất định (đồng/vụ/công).  Chi phí thuốc BVTV (X3): là chi phí nông hộ bỏ ra để mua các loại thuốc BVTV, nhằm diệt trừ sâu bệnh hại, dưỡng cây xanh lá, giúp cây sinh trưởng một cách tốt nhất (thuốc diệt sâu, nhện, dưỡng cây, dưỡng củ), 14 tránh các tác động xấu ảnh hưởng đến cây huệ đặc biệt là bông để tăng năng suất bông trên đơn vị diện tích (đồng/vụ/công).  Chi phí lao động (X4): là chi phí nông hộ bỏ ra để thuê lao động hoặc sử dụng lao động gia đình để chăm sóc cho cây trong quá trình sản xuất và thu hoạch (đồng/vụ/công).  Chi phí công cụ (X5): chi phí nông hộ bỏ ra để mua một số vật chất, máy móc để sử dụng trong quá trình sản xuất (máy bơm, máy tưới, bình xịt…).  Chi phí tưới (X6): là chi phí mua nhiên liệu (xăng, dầu…) nhằm phục vụ trong quá trình tưới tiêu trên diện tích huệ của nông hộ (đồng/vụ/công).  Chi phí tô liếp (X7): là chi phí thuê lao động để tô liếp huệ, nào véc bùn để giúp cây huệ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nhằm tăng năng suất trên đơn vị diện tích (đồng/công/vụ)  Chi phí khác (X8): là chi phí chuẩn bị làm đất và một số chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (rơm mục, phân bò, phân vịt….) nhằm giúp cho cây huệ sinh trưởng tốt để cho năng suất cao (đồng/vụ/công).  Năng suất (X9): là tổng sản lượng bông mà nông hộ thu hoạch được trên đơn vị diện tích (bông/công/vụ).  Giá bán (X10): là giá của một bông huệ mà nông hộ cung cấp cho thị trường thông qua thương lái (đồng/bông). *Các thông số đƣợc xem xét khi phân tích: + R Square: hệ số xác định R2, cho biết tỷ lệ % sự biến động của Y được giải thích bởi các biến số X trong mô hình. 0 < R2 < 1, R2 càng tiến gần về 1 thì mô hình giải thích được càng nhiều sự biến động của Y, mô hình càng đáng tin cậy. Tuy nhiên, R2 có nhược điểm là giá trị của nó tăng khi số biến X đưa vào mô hình tăng, bất chấp biến đưa vào mô hình không có ý nghĩa. + Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, khi đưa thêm biến vào mô hình mà làm cho R2 điều chỉnh tăng thì nên đưa thêm biến vào và ngược lại. + Dùng kiểm định F để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng lớn, Sig.F càng nhỏ, mô hình hồi quy càng có ý nghĩa. + F là cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ giả thuy ết H0. F càng lớn thì khả năng bác bỏ giả thuyết H0 càng cao. + Significance F trong bảng kết quả phân tích hồi quy ANOVA cho biết mức ý nghĩa của phương trình hồi quy. Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F α). + Ngoài ra VIF (Variance inflation factor) dùng để kiểm tra có biến nào vi phạm trong mô hình. Nếu VIF < 10 thì không có biến nào vi phạm, nếu VIF lớn 15 thì các biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ với nhau tạo nên R2 giả và mô hình bị đa cộng tuyến., mô hình không có nghĩa. Mục tiêu 4: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, dùng phương pháp suy luận để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng huệ trong thời gian tới ở địa bàn nghiên cứu. 16 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý - Diện tích tự nhiên: 238 Km2 - Đơn vị hành chính: 11 xã và 1 thị trấn Lai Vung Lai Vung nằm ở phía Nam của tỉnh Đồng Tháp, trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của Tỉnh (vùng Sa Đéc). Huyện Lai Vung có vị trí hết sức quan trọng, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu; nằm kề với khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (An Giang) rất thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển. 3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Tháng 2 năm 1976, Lấp Vò là huyện của tỉnh Đồng Tháp, bao gồm 14 xã: Long Hưng, Dương Hoà, Định Yên, Phong Hoà, Tân Thới, Bình Thành, Vĩnh Thạnh, Bình An Trung, Mỹ An Hưng, Tân Mỹ, Long Hậu, Phước Thành, Tân Khánh Trung, Hoà Thắng. Ngày 27 tháng 12 năm 1980, Hội đồng Chính phủ Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 382/CP[2] về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp: Chia xã Bình An Trung thành hai xã lấy tên là xã Bình Thạnh Trung và xã Hội An Đông Chia xã Hoà Thắng thành hai xã lấy tên là xã Hoà Long và xã Long Thắng. Ngày 05 tháng 01 năm 1981, Hội đồng Chính phủ Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 4-CP[3] về việc đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng. Ngày 06 tháng 03 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 36-HĐBT[4] về việc phân vạch địa giới một số xã của huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp như sau: Chia xã Long Hưng thành 2 xã lấy tên là xã Long Hưng A, xã Long Hưng B Chia xã Dương Hoà thành 2 xã, lấy tên là xã Tân Dương, xã Hoà Thành 17 Chia xã Định Yên thành 2 xã lấy tên là xã Định Yên, xã Định An Chia xã Phong Hoà thành 2 xã lấy tên là xã Phong Hoà và xã Định Hoà: Chia xã Tân Thới thành 2 xã lấy tên là xã Vĩnh Thới, xã Tân Hoà Ngày 27 tháng 09 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 149-HĐBT[5] về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã của huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp như sau: Chia xã Mỹ An Hưng thành hai xã lấy tên là xã Mỹ An Hưng A và xã Mỹ An Hưng B Chia xã Phước Thành thành 2 xã lấy tên là xã Tân Phước và xã Tân Thành Ngày 27 tháng 06 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 77/HĐBT[6] về việc chia huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp thành hai huyện lấy tên là huyện Thạnh Hưng và huyện Lai Vung. Huyện Lai Vung có 11 xã: Tân Dương, Hoà Thành, Long Thắng, Hoà Long, Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hoà, Định Hoà và Phong Hoà gồm 23.864 hécta và 142.267 nhân khẩu. Huyện lỵ đặt tại xã Hoà Long. Năm 1999, thị trấn Lai Vung được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Hoà Long. Huyện Lai Vung có 12 đơn vị hành chánh, bao gồm thị trấn Lai Vung và 11 xã như hiện nay. 3.1.1.3 Khí hậu và đất đai Lai Vung trực thuộc Đồng Tháp và nằm trong vùng trung tâm của ĐBSCL nên mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện. Đất đai chủ yếu là đất phù sa chiếm diện rộng trên toàn huyện nên thích hợp cho nền nông nghiệp phát triển với một số loại cây ăn trái đã tạo được thương hiệu lớn trên thị trường như: quýt hồng, cam,…và một số loại hoa màu khác như: dưa hấu, huệ,.. 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Dòng sông Hậu hiền hoà, tươi mát và bồi đắp cho Lai Vung lượng phù sa, tạo nên dãy đất màu mỡ, tốt tươi để sản xuất ra loại Quýt Hồng nổi tiếng, có vị chua ngọt đậm đà, hương thơm độc đáo mà chỉ nơi đây mới có với sản lượng ổn định 30.000 tấn/năm. Có làng nghề truyền thống sản xuất "nem Lai Vung" nổi tiếng, làng nghề đóng xuồng ghe Bà Đài, làng nghề đan đát lờ lợp, có chợ rơm là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất nấm rơm với sản lượng trên 8000 tấn/năm. 18 Đây là một huyện nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa và hoa quả. Huyện có đặc sản là trái cây quýt hồng, bưởi Phong Hòa, nem Lai Vung, nấm rơm. Từ năm 2006, Lai Vung xây dựng huyện công nông nghiệp. Khu công nghiệp Sông Hậu nằm trên Quốc lộ 54 đang được quy hoạch và kêu gọi đầu tư. Lai Vung còn rất nổi tiếng với nghề đóng xuồng ở Xã Long Hậu, và làng nem dọc theo Quốc lộ 80. Mạng lưới giao thông thuỷ bộ rất thuận lơi, huyện có các tuyến huyện lộ trên 100 km đường nhựa phủ khắp liên thông với Tỉnh lộ 851, 852, 853 nối liền với Quốc lộ 54 và 80; cách cảng Sa Đéc và cảng Cần Thơ chỉ 20 km đi từ khu công nghiệp sông Hậu 3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp 3.1.3.1 Lĩnh vực trồng trọt Tổng diện tích gieo trồng hàng năm 37.918 ha, đạt 103,4% kế hoạch, trong đó: Cây lúa: tiếp tục thắng lợi về năng suất và sản lượng, diện tích gieo trồng cả năm 35.098 ha, đạt 104% kế hoạch (vụ Đông Xuân 13.570 ha, Hè Thu 11.581 ha, Thu Đông là 9.677 ha), sản lượng ước đạt 229.169 tấn. Cơ giới hóa trong sản xuất lúa được ứng dụng rộng rãi, diện tích thu hoạch bằng máy GĐLH chiếm 95% diện tích áp dụng một trong các biện pháp giảm giá thành chiếm 70%. Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và hoa kiểng: Diện tích gieo trồng cả năm ước đạt là 2.820,3 ha/2.935 ha, đạt 96,1% kế hoạch. Các mô hình sản xuất có hiệu quả như: mà, dưa lê, đậu bắp, huệ, nắm rơm… Riêng đối với cây hoa kiểng: toàn huyện có khoảng 269,4 ha trồng hoa kiểng, trong đó: Tân Dương 5 ha (bông giấy, phát tài…), Hòa Thành 5,6 ha (mai vàng, khế kiểng…) và huệ 258,8 ha (tăng 22,8 ha so với năm 2013). Cây ăn trái: toàn huyện có khoảng 4.380 ha (tăng 128 ha so với năm 2013 chủ yếu là cam, quýt đường), trong đó: Quýt hồng 1.115 ha, quýt đường 994 ha, cam 615 ha, nhãn 520 ha, xoài 274 ha, cây ăn trái khác 861,5 ha. Sản lượng cả năm ước đạt 76.836 tấn. Tình hình tiêu thụ một số loại đặt sản quýt hồng, quýt đường, cam soàn tương đối ổn định. Từ sau tết nguyên đáng đến nay, giá cam soàn và quýt đường liên tục tăng mạnh, cam soàn được thương lái mua tại vườn từ 40-47 nghìn đồng/kg, quýt đường từ 24-32 nghìn đồng/kg. Theo tính toán nhà vườn, 1 ha cam soàn có thể cho 25-30 tấn trái. Với giá trung bình 40 nghìn đồng/kg như hiện nay thì sau khi trừ hết chi phí, nông dân có lãi từ 600-700 triệu đồng/năm. Đối với quýt đường nhà vườn lãi khoảng 500-600 triệu đồng/năm. Riêng với quýt hồng, diện tích không thể phát triển thêm (do đặt điểm thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng của cây trồng này). Lợi nhuận từ cây trồng này đem lại cũng rất cao khoảng 300-500 triệu đồng/năm, tuy nhiên sản lượng chỉ tập trung vào dịp Tết. 19 Hiện nay, sản phẩm quýt hồng đã được đăng kí nhãn hiệu ra nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm sang thị trường Campuchia. 3.1.3.2 Lĩnh vực chăn nuôi Ngay từ đầu năm ngành đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật, phòng chống bệnh cúm gia cầm, dịch bệnh gia súc nên trong 9 tháng đầu năm không có dịch bệnh lớn xãy ra. Tuy nhiên vẫn còn xuất hiện một số loại dịch bệnh thông thường trên đàn gia súc gia cầm như: bệnh tụ huyết trùng trâu, bò; tụ huyết trùng lợn, tụ huyết trùng gia cầm…được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Về tổng đàn: ước tổng đàn gia súc; gia cầm năm 2014, cụ thể như sau: Đàn heo: 30.512/37.005 con đạt 82,5% kế hoạch, đàn bò: 3.720/3.207 con đạt 116% kế hoạch, gia cầm: 320.918/290.361 con (gà 72.168, vịt 247.695 con) đạt 110,2% kế hoạch. 3.1.3.3 Lĩnh vực thủy sản Diện tích mặt nước đang thả nuôi 209,3 ha/214 ha đạt 95,3% kế hoạch, trong đó: Cá tra thương phẩm 61,7 ha, cá tra giống 92,2 ha, thủy sản khác 38,7 ha, tôm càng xanh 11,3 ha, lồng bè 21 cái. Sản lượng ước đạt 24.563 tấn (cá tra 19.000 tấn). Công tác quản lý chất lượng thủy sản tập trung vào các biện pháp tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra và giám sát dư lượng kháng sinh, các chất độc hại các vùng nuôi. 3.2 SƠ LƢỢC VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG 3.2.1 Giới thiệu Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, trông từa tựa cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn. Hoa huệ có màu trắng, thân hoa hình phễu, hương thơm ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân. Huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa. Cây hoa huệ ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, mùa hoa huệ là mùa hè, sang mùa đông thì cây cho ít hoa, hoa cũng nhỏ và bông ngắn hơn so với hoa chính vụ. 20 3.2.2 Kỹ thuật trồng Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải thoát nước tốt vào mùa mưa. • Làm đất: cày xới, lên liếp cao (30-40 cm), phơi đất kỹ; liếp ngang 1,2m, rãnh 0,6-0,8m; đất cục lớn khoảng 3-4 cm (bằng ngón chân cái). • Chọn giống: giống có hai loại + Huệ trâu: thân cao > 1.5-1.5m cây cho bông dài + Huệ sẻ bông nhỏ, chóng tàn + Huệ ta: thân lùn, cho bông trắng, có mùi thơm hơn, thường nở hoa trên cây. • Chọn và tồn trữ củ giống: chọn củ đã trồng từ vụ trước, đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ hơn khi trồng lại). Lấy giống phải phòng trừ rệp sáp trước ngoài ruộng (tháng 12 âm lịch), cắt bớt lá, rải thuốc bột. Đến khoảng 1 tháng đào củ lên cắt bỏ bớt rễ và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (bassa, Mipcin…), nhúng vào thuốc trừ rệp. Để dưới bóng râm mát (nên để một lớp) cho thoáng thì củ huệ ít bị hư hại. • Hiện nay về tiêu chuẩn củ trồng được chia ra từ 3-4 loại như sau: + Củ lớn có đường kính từ 3-4 cm (bằng ngón chân cái) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 07 cho bông. + Củ có đường kính trung bìng (2-3cm) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 08-09 mới cho bông. + Củ nhỏ có đường kính 01-02cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 11 mới cho bông. + Củ nhỏ hơn 1cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tết (tháng 12-01) mới cho bông. • Cách trồng và mật độ: (trồng cho 1.000m2) + Từ 10-15 giạ giống (khoảng 100-150kg), trước khi trồng phải lặt sạch rễ, các tàn dư thực vật trên củ. Có thể trồng một loại củ, hoặc nhiều loại củ mà thu hoạch đồng loạt hay từng đợt tùy ý. + Khoảng cách trồng: mật độ: 20cm x 20cm, cho củ giống nhiều sau này, nhưng khó chăm sóc; mật độ: 40cm x 40cm, không cho củ giống về sau nhiều, nhưng dễ chăm sóc; trồng sâu 2-3cm dưới mặt đất: nếu trồng cạn thì mau cho thu hoạch bông, nếu trồng sâu thì chậm cho bông nhưng cho bông tốt hơn. 3.2.3 Chăm sóc • Tưới nước: trồng xong phải tưới nước liền, ngày tưới 02 lần, sáng sớm và chiều mát. Trồng sau 02 tháng bắt đầu xây ngù (gù). Từ xây ngù đến cắt bông 21 khoảng 1 tháng; tính hết thời gian từ xuống giống cho tới thu hoạch khoảng 3-5 tháng. + Cây huệ là cây đòi hỏi phải được tưới nước, nếu tưới nước cho huệ bằng cách dùng tô, chậu nhỏ múc tạt nước từ dưới rãnh tạt ngược lên trên cây huệ thì ngoài việc cung cấp nước cho cây huệ, nước còn có tác dụng tạt ướt hết mặt dưới của lá huệ làm cho nhện đỏ bị rửa trôi. Không tưới huệ bằng máy bơm nước vì hạt nước rơi xuống mạnh dễ làm rập gẫy lá huệ, mà cũng không tưới bằng bình tưới có vòi hoa sen, vì cả phương pháp tưới bằng máy và tưới bằng vòi hoa sen chỉ làm ướt mặt trên của lá huệ mà không rửa trôi được nhện đang nằm ở mặt dưới của lá. + Để áp dụng cách tưới này khi trồng huệ nên lên liếp (lên mô) trồng huệ rộng khoảng 1,2 m, các liếp cách nhau bằng một cái rãnh rộng khoảng 0,4 m để chứa nước cung cấp cho việc tạt, tưới huệ. • Bón phân (cho 1.000m2 kể cả mương và liếp) Phân rơm mục, phân chuồng (trâu, bò) thật hoai, trước khi trồng thường rải một lớp mỏng rơm để giữ cho đất mát. + Bón lót: 25 - 30kg DAP. Bón thúc lần 1: (30 ngày sau khi trồng) 30kg phân DAP + 30kg phân urê. + Bón thúc lần 2: (20 - 25 ngày sau trồng - gần xây ngù), 15kg urê, phun thêm phân KNO3. + Bón thúc lần 3: sau khi thu bông bón thêm: 15kg phân DAP + 15kg urê. * Chú ý: trước khi bón phải làm sạch cỏ cho huệ; khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn vào màu sắc của lá mà có thể gia giảm phân cho phù hợp. • Ánh sáng: ánh sáng hoàn toàn, nắng càng nhiều, hoa càng tốt. • Nhiệt độ: chịu được nhiệt độ cao (18 - 34oC). • Ẩm độ: chịu ẩm ướt nhiều. Tưới bằng vòi phun vào sáng sớm và xế chiều. 3.2.4 Phòng trừ sâu bệnh • Phòng trừ sâu bệnh: một tháng sau khi trồng, cây huệ thường nhiễm nhện đỏ hại lá. + Từ 3 - 4 tháng trở đi cây huệ thường bị rệp sáp phá hại. Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc sau: Nissorun, Kelthan 20EC, Comite, (liều lượng theo hướng đãn trên bao bì). + Khoảng tháng 9 - 10 tháng mưa dầm huệ dễ bị úng lá, thối củ…Chúng ta có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc sau đây: Anvil, Topsin, Ridomil, Rorval, Alliette… 22 • Phòng trừ các loại sâu ăn lá, chồi non: vào mấy tháng Tết thời tiết trở lạnh, cần xem chừng các bụi huệ, nước đóng ở các nách lá gặp nắng có thể bị úng và dễ nhiễm khuẩn. Nếu một vài bụi bị nấm thì nhổ bỏ ngay, nếu nhiều phải trừ bằng dung dịch Boocđô. • Cách phòng trị nhện đỏ hại cây huệ: nhện đỏ hại cây huệ có một đặc điểm là nằm ở mặt dưới của lá huệ, mà lá huệ lại nằm ở dưới thấp nên rất khó cho việc đưa vòi xịt thuốc xuống bên dưới để xịt ướt mặt dưới của lá huệ (nơi nhện đang bu bám). Vì thế việc phun xịt thuốc hóa học để diệt trừ nhện thường cho hiệu quả không cao, đặc biệt nhện đỏ lại là một đối tượng dịch hại có khả năng kháng thuốc rất nhanh, nên nếu không thận trọng nhện sẽ gây hại nặng hơn. • Để diệt trừ nhện, thường ít dùng thuốc hóa học mà thường dùng biện pháp tạt té nước kết hợp với việc tưới nước cho cây. • Mặt khác, không trồng huệ theo cụm tập trung ba, bốn củ vào một bụi mà trồng huệ theo từng cụm, mỗi cụm 3 - 4 củ dàn theo hàng ngang của líp, để mỗi khi tạt té nước, nước ướt đều tất cả các lá của từng cây. • Mỗi ngày 2 lần, nếu ruộng huệ có rầy lửa (nhện đỏ) thì phải tưới ngày 3 - 4 lần. Với mục đích trừ nhện nên ngày nào đã có mưa vào buổi sáng, mặc dù đã cung cấp đủ nước cho cây huệ nhưng đến chiều cũng vẫn phải tưới thêm một lần. 3.2.5 Thu hoạch • Có thể thu hoạch ở 2 thời điểm: lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thu lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước bông Huệ sẽ bị hở yếm (phải vạt gốc lại và ngâm nước). + Lần đầu tiên dùng dao bén cắt xéo bông gần sát củ, để nước không đọng trong cọng hoa nên dễ làm thối củ. + Lần 2 trở đi dùng chân đạp giữ gốc Huệ, tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong thì buộc lại cho thẳng. Nên ngâm bông vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm bông, bông Huệ sẽ bị nhầy gốc chóng tàn. Nếu để bông chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được nữa tháng. 3.2.6 Nhân giống Bằng cách tách bụi. Cứ vài ba năm cần nhổ hết các liếp Huệ lên, cắt tỉa. Loại bỏ các củ quá già đã cho hoa. Mỗi bụi huệ mới có 4 hoặc 5 củ lớn cỡ ngón tay hay lớn hơn một chút. Lá được cắt đi 2/3, rễ cắt gần sát với gốc, và đưa trồng lại sau khi đã làm líp, vô phân mới. Khi trồng lại nên lựa chọn củ có kích thước lớn và cùng một cỡ để sau này cho hoa đều khắp vườn huệ và có thể cho hoa ngay vào cuối năm mới trồng lại. 23 3.3 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN LAI VUNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.3.1 Đánh giá chung Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; việc chuyển giao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh, hệ thống thủy lợi đê bao đang được gia cố, tu bổ để phục vụ tốt nhu cầu sản xuất. - Sản xuất lúa trong điều kiện thuận lợi, sâu bệnh xuất hiện và gây hại ít. Tuy nhiên, diện tích sử dụng giống IR50404 khá cao 94%, sản lượng lúa vượt kế hoạch đề ra. - Cây màu tiếp tục phát triển khá trên diện tích chuyên canh và luân canh do duy trì được phong trào đưa cây màu xuống ruộng, trong đó cây huệ tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó cây mè tiếp tục duy trì; chiếm 78,1% diện tích rau màu vụ hè thu. Tình hình tiêu thụ thuận lợi vào thời điểm tháng 1,2 khá cao, từ tháng 3-5 giá bán một số loại như: dưa hấu, ớt, bầu, bí, và một số loại rau ăn lá giảm từ 10-30% so với cùng kỳ; nông dân không dám đầu tư. Hiện nay, tình hình tiêu thụ tương đối ổn định. - Đối với mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa: + Đây là mô hình mới nên nông dân chưa thực sự quan tâm, tin tưởng đối với Công Ty. + Ban giám đốc, ban điều hành các HTX, THT chưa thể hiện tốt vai trò quản lý điều hành trong thực nghiệm vụ là đại diện đầu mối liên kết với doanh nghiệp. - Quýt đường đang là cây trồng tiềm năng được nhà vườn lựa chọn phát triển kinh tế. Do quýt đường có ưu điểm là dễ chăm sóc và xử lý trái, nhà vườn có thể cho trái rãi vụ quanh năm. Vì vậy, bên cạnh diện tích trồng quýt thì cam soàn, quýt đường đang được mở rộng diện tích, trong đó: Quýt đường được trồng nhiều ở các xã ven song Hậu như: Vĩnh Thới, Tân Thành, Long Hậu, Tân Phước, diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa, màu, vườn tạp. - Về chăn nuôi: dịch bên trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, công tác kiểm soát giết mổ; kiểm dịch động vật được thực hiện thường xuyên. Tỷ lệ tiêm phòng cúm gia cầm trên gà, vịt đạt tỷ lệ cao. Gía heo hơi tăng 25-37% so với cùng kì năm trước. Đàn gia súc (nhất là đàn bò), gia cầm có xu hướng tăng nhanh. - Về thủy sản: tình hình tiêu thụ cá tra thương phẩm gặp khó khăn trong 2 tháng đầu năm. Hiện nay, việc tiêu thụ cá tra thương phẩm, cá tra giống khá thuận lợi. Đối với cá rô tình hình tiêu thụ khó khăn, giá bán 22.000 đến 25.000 đồng/kg 24 (người nuôi lỗ từ 2000-2500 đồng/kg). Các loại thủy sản khác về tiêu thụ tương đối thuận lợi. - Về lĩnh vực xây dựng cơ bản: + Công trình thủy lợi thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, không bồi thường hỗ trợ nên công tác giải phóng mặt bằng có chậm, ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ công trình mất nhiều thời gian tuyên truyên vận động người dân đốn cây, dời nhà, tháo dỡ cầu ngang kênh, di dời đường ống nước. + Việc ban hành điều chỉnh hệ số nhân công ca máy của tỉnh vào thời điểm chưa hợp lí tháng 4,5 mới ban hành trong khi hồ sơ đã phê duyệt xong, phải điều chỉnh hồ sơ lại và cân đối lại vốn. - Về xây dựng nông thôn mới: Ban Chỉ Đạo chương trình Nông Thôn mới huyện thực hiện tốt vai trò kiểm tra, đôn đốc Ban Chỉ Đạo, các xã tổ chức thực hiện tốt chương trình. Công tác xã hội chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thực hiện tốt các chính sách đối với người có công cách mạng, hộ nghèo, hộ khó khăn; an ninh trật tự trên địa bàn được duy trì ổn định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế: + Khối lượng công việc để hoàn thành kế hoạch ở các xã điểm rất lớn, trong khi xã đang gặp khó khăn trong công tác huy động nguồn lực đầu tư để hoàn thiện hệ thống giao thông, trường học và cơ sở vật chất văn háo. + Một số xã chưa tự tìm ra mô hình, giải pháp phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân, còn trông chờ sự hỗ trợ của cấp trên. + Qúa trình lập hồ sơ thiết kế chậm và thay đổi thường xuyên do không giải phóng được mặt bằng, trượt giá…từ đó tiến độ thi công các côn trình chuyển tiếp từ năm 2013 sang năm 2014 chậm so với tiến độ. + Công tác phối hợp giữa các thành viên, Ban Chỉ Đạo chưa thực hiện thường xuyên, chưa có sang kiến mang tính đột phá, sang kiến để thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. + Công tác triển khai thực hiện các công trình nông thôn mới năm 2014 theo cơ chế Quyết định số 577/UBND-KTN4 ngày 17/9/2013 của UBND tỉnh Đồng Tháp trên địa bàn huyện gặp khó khăn do chưa ban hành được thiết kế mẫu; xã không đủ năng lực để thực hiện; đặc biệt trong công tác giám sát, quản lý, nghiệm thu và thanh, quyết toán. 4 Uỷ ban nhân dân – kinh tế ngành (vụ kinh tế ngành thuộc văn phòng chính phủ) 25 3.3.2 Mục tiêu và các chỉ tiêu chính trong năm 2015 3.3.2.1 Mục tiêu - Đẩy mạnh mô hình cánh đồng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ thông qua hợp đồng. - Đưa sản xuất của huyện theo hướng tập trung với quy mô lớn, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng an toàn, giá thành thấp, tăng khả năng cạnh tranh. - Phấn đấu tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông – thủy sản đạt 4%/năm, theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành trồng trọt; tập trung vào các cây trồng chính như: lúa, cây ăn trái và hoa màu. 3.3.2.2 Chỉ tiêu - Sản lượng lúa đạt 190.000 tấn - Diện tích vườn cây ăn trái: 4.500 ha, sản lượng 100.000 tấn, trong đó cây quýt hồng 1.115 ha, quýt đường 1.100 ha, cam 615 ha. - Diện tích hoa màu 3.600 ha, tập trung các cây trồng chính như: Nấm rơm, dưa lê, mè, đậu bắp và hoa huệ. - Tổng đàn heo: 32.790 con, bò 3.927 con, gia cầm 350.000 con - Sản lượng thủy sản: 26.415 tấn, trong đó cá tra 20.000 tấn - Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 96% - Từ nguồn vốn miển bù thủy lợi phí, vốn nghị định 42/ND-CP, vốn ngân sách tỉnh quản lý xây dựng các công trình phục vụ nông nghiệp và PTNT, vốn chương trình MTQG5 nước sạch và VSMTNT6 tiếp tục nạo vét và nâng cấp 21 công trình kênh mương, 11 cóng hở, 02 trạm bơm điện, cứng hóa 02 tuyến đê bao cánh đồng rau màu và 03 trạm cấp nước. - Phối hợp với các Ban ngành huyện, xã phấn đấu thực hiện đạt ít nhất một tiêu chí Nông thông mới. Riêng xã Hòa Long, Long Thắng đạt 19 tiêu chí. 3.3.3 Các giải pháp thực hiện trong thời gian tới 3.3.3.1 Về sản xuất nông nghiệp - Tuyên truyền vận động nông dân tự nguyện tham gia các hình thức hợp tác liên kết thành vùng sản xuất tập trung với quy mô phù hợp. Đa dạng hóa các loại hình hợp tác liên kết sản xuất: câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã. - Huấn luyện nông dân ghi chép cập nhật chế độ chăm sóc cây ăn trái theo yêu cầu của quy trình VietGAP. - Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phân bón và thuốc BVTV. 5 6 MTQG: môi trường quốc gia VSMTNT: vệ sinh môi trường nông thôn 26 - Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông dân về các yeu cầu cơ bản trong cạnh tranh người sản xuất khi tham gia thị trường chung. - Đa dạng hóa các mô hình tiêu thụ theo nhiều hình thức phù hợp (bán lẻ, hợp đồng tiêu thụ…) khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư sản xuất và thu mua sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời chủ động xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp thu mua nông sản cho nông dân theo hợp đồng, mở rộng thị trường tiêu thụ đối với một số rau màu và lúa. - Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật như hệ thống kênh mương, trạm bơm điện, cống hở để chủ động tưới tiêu, vận chuyển hàng hóa, vật tư nông nghiệp. 3.3.3.2 Xây dựng nông thôn mới - Phối hợp tuyên truyền thực hiện Đề án Tái cơ Nghành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp và chủ trương thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung chuyển khai thực hiện Đề án “Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện Lai Vung”. - Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, nhằm giúp người dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về xây dựng nông thôn mới để thống nhất về nhận thức và cách làm. Đồng thời công khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh thực hiện phong rào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. - Tập trung sự lãnh đạo của cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, coi trọng đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm bằng tiền, hiện vật và ngày công. - Phối hợp với các Ban, ngành huyện phụ trách xã thường xuyên kiểm tra cơ sở để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt trong triển khai thực hiện. 27 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG HOA HUỆ TRẮNG Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP 4.1 THỰC TRẠNG CHUNG CỦA CÁC NÔNG HỘ SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG Bảng 4.1: Thể hiện diện tích và sản lƣợng qua các năm (2012 - 9/2014) Năm Đơn vị 2012 2013 9 tháng đầu năm 2014 Ƣớc lƣợng cuối năm Diện tích ha 76 236 258.8 258.8 Sản lƣợng Triệu bông 7.8 18.9 23.7 24.4 Nguồn: phòng NN và PTNT huyện Lai Vung Từ số liệu thống kê được từ phòng NN và PTNT huyện Lai Vung từ năm 2012 thì diện tích trồng huệ của nông hộ tăng cao, năm 2013 tăng khoảng 2.4 lần và tính đến tháng 9 năm 2014 thì tăng gần 2.7 lần so với năm 2012, từ đó ta có thể thấy rằng diện tích huệ tăng nhanh trong khoảng từ năm 2012 đến năm 2013, vì đây là mô hình còn mới, người dân thấy được lợi nhuận từ những người trồng trước nên đã đầu tư vào sản xuất vì vậy diện tích tăng vượt bật, và cuối năm 2013 đến nay do nhiều yếu tố ảnh hưởng, thị trường được mở rộng nhưng sản lượng tăng nhanh và cao nên lượng cung ra thị trường cao hơn so với trước, từ đó giá cả có nhiều biến động làm cho một số nông hộ không còn mạnh dạng đầu tư như trước nên diện tích huệ tăng không đáng kể. Về sản lượng (triệu bông/ha) qua các năm thì cũng tăng do người dân đã có sự đầu tư hợp lí, áp dụng nhiều khoa học kĩ thuật vào sản xuất, có nhiều thông tin hơn về quá trình xử lí phân thuốc, cách trị sâu rầy nên năng suất đạt cao: năm 2012 là gần 8 triệu bông/ha, năm 2013 là trên 8 triệu bông và tính đến 9 tháng đầu năm 2014 là khoảng 23,7 triệu bông/ha, ước tính đến cuối năm 2014 năng suất sẽ đạt khoảng 24,4 triệu bông/ha. Qua việc phỏng vấn trực tiếp 70 hộ nông dân trồng huệ ở 3 xã Phong Hòa (38 hộ), Định Hòa (20 hộ) và Tân Hòa (12 hộ) của huyện Lai Vung. Và để hiểu rõ hơn về nông hộ và việc sản xuất hoa huệ trắng thì ta tìm hiểu một số thông tin chung sau đây: 28 4.1.1 Giới tính, số tuổi và số năm kinh nghiệm 4.1.1. Giới tính nữ 19% nam 81% Hình 4.1: Giới tính Trong tổng số 70 mẫu được phỏng vấn trực tiếp thì tỉ lệ nữ là 13 người chiếm gần 19%, nam là 57 người chiếm 81%, tỉ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch là nhằm tăng tính đại diện của mô hình, đa số những nông hộ trồng huệ người trực tiếp sản xuất là nam giới, một số hộ có nữ cùng tham gia sản xuất, vì thế tác giả đã chọn cã nam lẫn nữ để phỏng vấn. 4.1.1.2 Số tuổi và số năm kinh nghiệm Bảng 4.2: Thể hiện số tuổi và số năm kinh nghiệm Chỉ tiêu Số tuổi Số năm kinh nghiệm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 28 62 44,6 6,967 1 9 3,23 1,342 (Nguồn: thống kê từ 70 hộ trồng huệ ở huyện Lai Vung) Qua khảo sát trực tiếp các nông hộ sản xuất huệ ta thấy đa phần người trồng huệ là những người nằm trong độ tuổi trung niên. Từ kết quả tổng thể mẫu thu được thì độ tuổi trung bình của nông hộ là 44.6 tuổi, cao nhất là 62 tuổi và thấp nhất là 28 tuổi, và độ tuổi từ 28-40 chiếm 23%, từ 40-50 là 56% và trên 50 tuổi chiếm 27%. Nhìn chung độ tuổi tham gia sản xuất của nông hộ là những người đã có tuổi và đã có một số kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Một lí do nữa là vì có sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ra thành thị, nên lực lượng lao động trẻ ít và đây là một vùng nằm gần các khu công nghiệp nên lượng lao động trẻ đã tập trung khá đông vào ngành này. Bên cạnh đó thì người dân ở đây chủ yếu là người bản xứ, định cư từ nhỏ nên cũng có nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết người dân 29 tại địa bàn nghiên cứu đều mới tham gia sản xuất huệ nên số năm kinh nghiệm không cao, số năm kinh nghiệm thấp nhất là 1 năm, nhiều nhất là 9 năm, và theo thống kê từ bảng trên thì số năm kinh nghiệm trung bình là 3.23 năm. Tóm lại, tuy số năm kinh nghiệm còn thấp do mô hình còn mới nhưng với tinh thần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nông hộ khác và đúc kết từ việc sản xuất thực tế nên bà con trồng huệ ở đây vẫn đạt được năng suất khá cao. 4.1.2 Lực lƣợng lao động Bảng 4.3: Thể hiện ngày công lao động Đơn vị: ngày/tháng/công Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Lao động thuê 0 5 1.97 1,432 Lao động gia đình 2 30 11,54 6,569 (Nguồn: thống kê từ 70 hộ trồng huệ ở huyện Lai Vung) Dựa vào bảng 4.3 ta thấy bình quân tỉ lệ lao động bình quân trên công là khoảng 14 ngày trong tháng với thuê là 2 ngày công và lao động gia đình là 12, từ đó chúng ta có thể hiểu được sự quan trọng trong khâu chăm sóc cũng như quá trình sinh trưởng của hoa huệ trắng, tuy đây là loại dễ trồng nhưng phải mất rất nhiều công lao động. Trong 70 hộ tham gia sản xuất huệ thì chỉ 16 hộ không thuê lao động chiếm 23% (phụ lục), số còn lại đều phải thuê và thường những hộ không thuê lao động là hộ có diện tích đất sản xuất ít (từ 1-2 công), mặt khác chi phí thuê trên ngày công lao động cao (nữ là 100.000/ngày, nam là 150.000/ngày) nên để tiết kiệm bà con đã sử dụng lao động gia đình. Về lao động gia đình thì trung bình một công huệ bà con sử dụng khoảng 12 ngày công trong tháng, ít nhất là 2 ngày, nhiều nhất là 30 ngày. Do huệ là loại thu hoạch nhiều lần, khoảng 4 ngày thì thu hoạch (tính từ lúc bắt đầu huệ cho bông) nên nông dân phải túc trực xem tình hình sinh trưởng của cây huệ gần như mỗi ngày để theo dõi tình hình sâu bệnh, tránh những tác động xấu đến diện tích huệ đang trong thời kì thu hoạch để năng suất đạt cao hơn. 4.1.3 Diện tích đất trồng huệ của nông hộ Bảng 4.4: Diện tích đất trồng huệ Chỉ tiêu Diện tích (công) Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 1 24 5,1 3,779 30 Qua khảo sát thực tế 70 hộ sản xuất huệ ta thấy diện tích đất trồng huệ trung bình của nông hộ là 5.1 công, thấp nhất là 1 và cao nhất là 24 công. Hầu hết những nông hộ sản xuất huệ với quy mô nhỏ lẽ, trồng theo phong trào của địa phương, chuyển đổi từ những diện tích ruộng lúa cho thu nhập thấp sang trồng huệ. Từ 70 hộ mà tác giả thu thập được thì đã có 44 hộ có diện tích từ 1-4 công chiếm 62%, và trong 70 hộ đó thì đã có 30 hộ thuê đất để sản xuất. Từ đó ta có thể thấy được huệ là một loại hình có thể mang lại lợi nhuận cao, nên nhiều hộ đã sẵn sàng thuê đất để sản xuất, giá thuê 1 công đất ruộng trung bình khoảng 7-8 triều/công/năm, số tiền khá cao trong khi giá đất thông thường thuê trồng lúa chỉ khoảng 3-4 triệu/năm nhưng nông hộ vẫn mạnh dạng thuê sản xuất, mặt khác nguyên nhân những người này thuê là do họ đã có nhiều năm trồng huệ, nguồn vốn sẵn có và thấy được lợi nhuận từ cây huệ nên họ mạnh dạng đầu tư vào thuê đất để sản xuất. 4.1.4 Trình độ học vấn và tham gia hội thảo, tập huấn của nông hộ 4% 14% 36% không đi học cấp 1 46% cấp 2 cấp 3 Hình 4.2: Trình độ học vấn Dựa vào hình 4.1.4 cho thấy trình độ văn hóa của các nông hộ tại địa bàn nghiện cứu tỷ lệ không đi học là 4% (3 người), tỷ lệ học hết cấp 1 là 36% (25 người), tỷ lệ học hết cấp 2 là 46% (35 người) và hết cấp 3 là 14% (7). Nhìn chung, tại địa bàn nghiên cứu trình độ học vấn của nông hộ còn thấp nhưng có thể chấp nhận được vì có 96% hộ biết chữ nên phần nào việc tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất cũng khá thuận lợi, cộng với tinh thần học hỏi, đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, tin tức từ báo đài và các cuộc hội thảo của các công ty phân bón, thuốc BVTV nên những nông hộ tại đây sản xuất đạt năng suất khá cao góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống. 31 số hộ 25 20 20 15 10 5 11 13 12 3 7 1 4 5 0 3 7 8 0 1 2 3 6 lần tham gia Hình 4.3: Biểu đồ tham gia tập huấn Tập huấn kĩ thuật là một yếu tố khá quan trọng vì thông qua nó mà bà con có thể biết thêm những thông tin về cây huệ, cũng như cách canh tác huệ có hiệu quả. Tại địa bàn nghiện cứu các nơi cung cấp, bán thuốc BVTV và phân bón có tổ chức các buổi tập huấn, giới thiệu nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu cho bà con nhằm nâng cao hiệu quả cho cây huệ. Qua nghiên cứu và từ biểu đồ trên cho thấy đa số nông hộ đều được mời tham gia các cuộc hội thảo, chỉ có 3 hộ là không tham gia và tham gia nhiều nhất là 3 lần trên vụ với 20 hộ, với đa số bà con đều có tham gia tập huấn như vậy thì cũng nói lên được hiện nay đang có nhiều công ty, nơi sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu quan tâm đến mô hình trồng huệ tại địa bàn để giới thiệu, hướng dẫn cho bà con cách phòng ngừa bệnh và giúp họ hiểu kĩ về quá trình sinh trưởng của cây để có cách chăm sóc đúng kĩ thuật, nhằm nâng cao năng suất cho bà con. 4.1.5 Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình trồng huệ Qua tiến trình phỏng vấn trực tiếp của các nông hộ trồng huệ thì nguyên nhân chính để nông hộ đầu tư vào mô hình sản xuất hoa huệ trắng là do huệ mang lại lợi nhuận cao cho người trồng, theo nhận định từ nhiều nông hộ sản xuất huệ thì việc sản xuất huệ có thể mang lại lợi nhuận cao gấp 4 hoặc5 lần so với trồng lúa tại địa phương. Thấy được lợi ích đó cho nên nhiều nông hộ đã theo phong trào địa phương, tận dụng một số khu đất trống xung quanh nhà hay những thửa ruộng trồng lúa nhưng mang lại năng suất thấp nên đã mạnh dạng lên liếp đầu tư vào trồng huệ để nhằm nâng cao thu nhập và tận dụng tối đa diện tích kém hiệu quả. Thêm một yếu tố thúc đẩy nông hộ tham gia sản xuất huệ là do đây là một sản phẩm dể bán, khi đến ngày thu hoạch thì không cần tốn công vận chuyển hay sử dụng nhiều chi phí cho khâu thu hoạch mà những người thu mua sẽ đến tận nơi thu gom sau khi bà con thu hoạch xong. Đây là vùng chuyên canh nông nghiệp lâu năm, đất đai tại địa bàn chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, được nông hộ cải tạo kĩ nên vùng đất ở địa bàn rất thích hợp với điều kiện phát triển của cây huệ. Nên yếu tố đất đai cũng đã phần nào 32 thúc đẩy nông hộ đầu tư vào mô hình sản xuất huệ, đem lại thu nhập cao cho gia đình. Mặt khác, do huệ trắng là loại dễ trồng, sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hại so với những loại cây trồng khác, nên cũng phần nào làm cho nông hộ yên tâm khi chọn mô hình sản xuất huệ làm mô hình sản xuất chính của nhiều gia đình. 4.1.6 Thông tin về quá trình thu hoạch Qua quá trình tìm hiểu thông tin của nông hộ có sản xuất hoa huệ trắng tại địa bàn thì huệ là loại sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh, chống chọi tốt với nhiều điều kiện bất thường khi thời tiết thay đổi. Và nông hộ thường chọn khoảng thời gian đầu năm (khoảng tháng 2 âm lịch), khí hậu mát mẻ để gieo trồng, để đến khi mùa mưa xuống thì huệ bắt đầu cho thu hoạch nhằm tiết kiệm chi phí tưới tiêu. Sau đây là hình thể hiện thời gian thu hoạch của nông hộ: 9% 33% 4 tháng 5 tháng 58% 6 tháng Hình 4.4: Bắt đầu thu hoạch Dựa vào hình 4.1.6 thì ta thấy sau khi gieo giống thì khoảng 5 tháng là huệ đã bắt đầu cho thu hoạch, chiếm 58% (41 hộ), và trong đó thì có 9% là thu hoạch sau khi 4 tháng gieo giống (6 hộ), có 33% thu hoạch sau 6 tháng (23 hộ). Và theo ý kiến nông hộ thì đây là thời gian thu hoạch mà huệ đã có thể phân thành nhiều loại: loại I7, loại II8, loại III9 và loại dạt10 hay các nông hộ thường gọi huệ nhất, huệ nhì, huệ ba và huệ dạt để cung cấp cho thị trường. Nhưng thường nông hộ có thể thu hoạch sau 2 hoặc 3 tháng, lúc này bông huệ ngắn và nông hộ thường bán sô cho thương lái. Nhìn chung thời gian bắt đầu thu hoạch là ngắn nên nhiều nông hộ cũng không gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, không bị thiếu hụt vốn khi các nhà phân phối thuốc BVTV tại địa bàn đã nắm bắt được tình hình thu hoạch cũng như lợi nhuận từ việc trồng huệ nên nguồn phân, thuốc BVTV bà con có thể yên tâm do các nhà cung ứng sẵn sàng bán thiếu cho nông hộ vì thời gian thu hoạch ngắn sau khi trồng huệ của nông hộ. Mặt khác nhằm thu hút khách hàng 7 Loại I: thường là cây có bông dài khoảng 40cm trở lên hay huệ tua (có nhiều nhánh) được đo từ khoảng bông mọc trên than đến ngọn. 8 Loại II: là loại có bông dài từ 35- 10%, và theo đa số ý kiến của bà con trong quá trình phỏng vấn thì huệ là loại cây trồng cần được chăm sóc thật kĩ nên phải thăm đồng thường xuyên, nếu trồng với diện tích lớn thì khó có thể quan sát kĩ hết diện tích cũng như phát hiện mầm móng sâu, bệnh hại kịp thời trên diện rộng, và với diện tích nhỏ thì nông hộ sẽ chăm sóc kĩ hơn hay phát hiện bệnh nhanh và kịp thời để phòng ngừa, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất của bà con. Tuy nhiên cũng có nhiều hộ trồng với diện tích khá lớn nhưng vẫn cho năng suất khá cao vì hiễu được quá trình sinh trưởng của huệ, chính vì thế mà năng suất không phụ thuộc vào diện tích đất trồng là lớn hay nhỏ. Lao động gia đình Hệ số β=0,064 ở mức ý nghĩa α=5% cho biết khi tăng số ngày công lao động gia đình lên 5% thì năng suất sẽ tăng lên 0,064% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Yếu tố này là quan trọng đối với quá trình sản xuất vì mô hình sản xuất huệ cần phải quan sát kĩ quá trình sinh trưởng của cây, đặc biệt với lượn 47 thu hoạch nhiều lần thì nông hộ gần như chăm sóc rất cẩn thận và tĩ mĩ mỗi ngày để cây huệ không bị các mầm móng sâu hại tấn công gây ra nhiều tác động đến năng suất của cây. Cho nên nông hộ cần phát huy yếu tố này, tuy bỏ ra nhiều ngày công săng sóc, quan sát nhưng năng suất của huệ không bị ảnh hưởng xấu bởi các tác nhân ngoài ý muốn. Thuê lao động Yếu tố này không ảnh hưởng đến năng suất của mô hình vì mức độ ảnh hưởng của nó không có ý nghĩa, với mức ý nghĩa α > 10%, lý do với mô hình hoa huệ trắng này thì chủ yếu nông hộ thuê lao động để giúp làm sạch cỏ trong quá trình sản xuất (thường 2 ngày công thuê/tháng/công), ngoài ra một số hộ trồng với diện tích lớn thì thuê thêm lao động để phun thuốc, mặt khác huệ trắng cần chăm sóc kĩ, quan sát mỗi ngày nên cần lao động gia đình nhiều hơn là lao động thuê mướn. Số lần phun thuốc Với mức ý nghĩa α=1% và hệ số β=0,42 thì khi số lần phun tăng lên 1% thì năng suất sẽ tăng 0,426% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Biến này có ảnh hưởng rất lớn vì để đạt được năng suất cao thì nông hộ phải chăm sóc thật kĩ vấn đề sau bệnh tấn công vào bông và để bông được chất lượng thì nông hộ phải sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp với nhau và phun nhiều lần để tránh ảnh hưởng nhanh từ mầm bệnh. Và yếu tố này có tác động tích cực khi nông hộ phun nhiều lần hơn để quá trình hình thành bông được chất lượng. Mặt khác huệ là loại để trưng bài chứ không phải thực phẩm cho nên chất lượng, màu sắc và độ rực rỡ của nó là điều quan trọng nhất, chính vì thế mà huệ được xem là mô hình sử dụng lượng thuốc với số lượng lớn, trung bình cứ chách 3 hoặc 4 ngày phun một lần, do tốn nhiều cho phí nên một số nông hộ đã hạn chế lượng phun nhằm tiết kiệm cho phí, còn một số phun với lượng dày đặt và nhiều. Và theo kết quả từ mô hình ta thấy nếu nông hộ tăng lượng thuốc cũng như là số lần phân lên thì năng suất đạt được cao hơn, tuy nhiên phải tốn chi phí cũng cao hơn. Số lần tưới Yếu tố này cũng khá quan trọng vì huệ là cây cần lượng nước rất lớn trong việc sinh trưởng, vì huệ thu hoạch nhiều lần cho nên lượng dinh dưỡng cần cho cây là rất cao mà nước à một phần trong đó. Nhưng với kết quả trên thì hệ số thì ở mức ý nghĩa 10% cho ta thấy được nhân tố này không có ý nghĩa trong mô hình và không ảnh hưởng đến năng suất của bà con. Nên nông hộ cần phải cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây, tránh thiếu nước làm héo cây hay thừa nước làm thối củ ảnh hưởng đến năng suất, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên mà nông hộ tưới tiêu sau cho hợp lí, thông thường thì vào mùa mưa bà con đỡ tốn kém khoảng chi phí tưới vì sô lần tưới rất hạn chế, còn vào mùa nắng thì tùy thuộc vào nông hộ mà có số lần tưới khác nhau, tùy thuộc vào lượng nước. Cứ 2 ngày tưới 1 lần, có hộ 3 ngày hoặc 4 ngày và lượng nước sẽ ít nhiều khá nhau để nhằm mục đích cây 48 phát triển tốt, giảm một số chi phí nhất định. Cho nên năng suất không phụ thuộc vào số lần tưới. Số lần tô liếp Thông thường yếu tố này ít được nông hộ chú ý đến vì nông hộ thuê tô theo định kì, mặt khác với chi phí khá cao (khoảng 600.000/công/lần) thì ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nhưng theo kết quả của mô hình và từ thông tin thu thập được thì từ bảng 4.3.1.2 ta biết được hệ số β=0,066 với mức ý nghĩa là α=10% thì thấy rằng nếu tăng số lần tô liếp lên 10% thì năng suất sẽ tăng thêm 0,066% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này được chứng minh bởi khi tăng số lần tô liếp tức là tăng lượng dinh dưỡng cho cây, nhất là trong lượng sìn non được véc đẻ tô lên gốc huệ thì có nhiều loại dinh dưỡng tốt cung cấp cho cây, đồng thời giữ được lượng nước cũng như là độ ẩm trên bề mặt đất là rất tốt cho sự hấp thụ của huệ, tránh bị mất nước khi vào các buổi trưa trời nắng thì huệ thường bị héo lá, mất nhiều sức hồi phục. Chính vì thế mà có nhiều nông hộ hiễu được đều đó nên trong quá trình sản xuất thì đã tăng số lần tô liếp cho diện tích huệ của mình lên 3 hoặc 4 lần trong năm (thường chỉ 2 lần) để năng suất đạt cao và lượng bông thu hoạch không bị gián đoạn bởi điều kiện thiếu phân, thiếu nước. Tuy nhiên, cũng có một số hộ biết được điều đó nhưng không tăng số lần tô lên vì chi phí cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Lượng phân Yếu tố phân bón không ảnh hưởng đến năng suất của mô hình do đây là vùng đất mới được đưa vào sản xuất huệ nên độ phì nhiêu màu mỡ của đất còn khá là cao, nhu cầu phân bón cũng tùy thuộc vào độ dinh dưỡng của đất mà nông hộ có nhiều cách sử dụng phân bón khác nhau để nhằm đạt dược năng suất như mong muốn. Tuy lượng phân được sử dụng khá cao và thông thường nông hộ sử dụng với lượng phân tương đối như nhau (khoảng 50kg/công/tháng), cũng có một số hộ sử dụng lượng phân nhiều hơn do đất ít màu mỡ, vụ trước thường trồng các loại rau màu cần phân nên đến khi trồng huệ thì lượng dinh dưỡng cung cấp cho huệ không cao nên nông hộ bón nhiêu phân hơn với các nông hộ khác, và cũng có nhiều hộ chỉ sử dụng lượng phân rất thấp (30kg/công/tháng) nhưng năng suất lại khá cao do đất tại đó giàu dinh dưỡng. Chính vì thế mà biến lượng phân trong mô hình không có ý nghĩa do phân bón không ảnh hưởng nhiều đến năng suất trong việc sản xuất huệ trắng. Tuổi của nông hộ Yếu tố tuổi không ảnh hưởng đến năng suất của mô hình do đây là mô hình còn mới và lao động tại địa bàn chủ yếu ở tuổi trung niên, đa số vào khoảng 40 đến 50 và có nhiều năm kinh nghiệm trong nông nghiệp nên với mô hình hoa huệ này thì nhiều hộ có độ tuổi thấp khi tham gia sản xuất huệ thì năng suất không thua kém những hộ có tuổi, bên cạnh đó mô hình sản xuất huệ chủ yếu là theo phong trào nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chính vì thế có những 49 hộ có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu năm nhưng năng suất đạt được lại thấp hơn những hộ mới bước vào sản xuất nông nghiệp. Kinh nghiệm sản xuất Kinh nghiệm là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong mô hình sản xuất huệ thì kinh nghiệm của nông hộ đã ảnh hưởng đến năng suất của mô hình. Với mức ý nghĩa α = 1% và hệ số β=0,081 cho biết khi kinh nghiệm của nông hộ tăng lên 1% thì năng suât sẽ tăng lên 0,081%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này là tất yếu vì mô hình này còn mới so với một số hộ và có một số hộ đã trồng được một, hai vụ thì họ đã trải qua một thời gian dài hiểu được quy trình sản xuất cũng như quá trình sinh trưởng của cây huệ, chính vì thế mà có kinh nghiệm trong cách phòng ngừa sâu bệnh, biết được lượng phân thuốc, nước tưới nên năng suất đạt cao hơn những hộ mới trồng. Trình độ học vấn Yếu tố này không có ý nghĩa trong mô hình do tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu nông hộ sống bằng nghề nông, nên tập trung vào canh tác nông nghiệp và trình độ của nông hộ chỉ ở mức thấp, và theo khảo sát nhiều nông hộ trồng huệ thì có nhiều hộ trình độ hóc vấn rất thấp chỉ biết đóc và viết nhưng khi sản xuất huệ lại cho năng suất cao do có kinh nghiệm, còn một số hộ đạt trình độ cấp 2 trở lên nhưng năng suất lại đạt không cao hơn so với những nông hộ có trình độ thấp. Chính vì vậy mà trình độ hóc vấn là yếu tố không ảnh hưởng đến năng suất huệ của bà con. Số lần tham gia hội thảo Hệ số β= -0,03 và với mức ý nghĩa α = 10% thì cho thấy rằng yếu tố này có ảnh hưởng đến năng suất của mô hình. Khi tăng số lần tham gia hội thảo lên 10% thì năng suất giảm 0,03%. Điều này được chứng minh rằng nếu nông hộ tham gia nhiều cuộc hội thảo tập huấn sẽ làm cho năng suất đạt được từ mô hình trồng huệ sẽ giảm. Nguyên nhân là do hiện nay các cuộc hội thảo tập huấn về cây huệ chủ yếu là do các nơi phân phối thuốc bảo vệ thực vật và một số công ty mới thành lập đến để giới thiệu các loại phân và thuốc mới để cung cấp cho nông dân, nhưng theo được biết thì các cuộc hội thảo này chủ yếu là các công ty tổ chức nhằm lôi kéo khách hàng, tạo cho nông hộ niềm tin và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của họ. Do vốn đầu vào rất cao nên nên các công ty này thường tổ chức các buổi tiệt mời bà con tham gia từ đó có thể bán được một số loại phân bón mới chưa được sử dụng trên thị trường. Chính vì các loại phân, thuốc mới đó mà có nhiều nông hộ sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng và hiệu quả lại không cao nên làm cho năng suất cũng bị hạn chế, nên yếu tố này tỉ lệ nghịch với năng suất. 50 4.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận Hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng của nông hộ được thể hiện ở lợi nhuận mà người nông dân nhận được sau khi thu hoạch. Theo đó, lợi nhuận là phần còn lại của tổng doanh thu trừ đi các khoảng mục chi phí trong suốt quá trình sản xuất. Bởi thế, lợi nhuận cao khi đạt doanh thu cao và chi phí thấp. Từ đây ta có thể thấy rằng tác động của doanh thu đối với lợi nhuận là theo hướng có lợi cho nông hộ, còn chi phí thì ngược lại, tác động xấu đến lợi nhuận. Nên trong mô hình nghiên cứu này tác giả đã chọn các nhân tố như CP giống, CP phân bón, CP thuốc BVTV, CP lao động, CP công cụ, CP tưới, CP tô liếp, CP khác, năng suất và giá bán (các khoảng mục biểu hiện đầy đủ và đặc trưng nhất của vùng nghiên cứu đối với mô hình này) để phân tích tính ảnh hưởng của các nhân tố này với mô hình trồng huệ của nông hộ, từ đó giúp chúng ta biết được những nhân tố quan trọng nào quyết định đến hiệu quả sản xuất của mô hình. Phương trình hồi quy tuyến tính (2) có dạng: Y2= β0 + β1X1+ β2X2+ ...+ β9X9+ β10X10 (2) Lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố sau: CP giống (X1), CP phân bón (X2), CP thuốc BVTV (X3), CP lao động (X4), CP công cụ (X5), CP tưới (X6), CP tô liếp (X7), CP khác (X8), năng suất (X9) và giá bán (X10). 51 *Qua chạy số liệu bằng phần mềm SPSS ta có kết quả như sau: Bảng 4.13: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc Y (lợi nhuận) Tên biến Β Ký hiệu Sig.F VIF -168,57*** 0,000 cpgiong 0,77ns 0,917 1,185 Cpphan -1,319*** 0,000 3,264 Chi phí thuốc BVTV cpthuoc -0,937 *** 0,000 3,102 Chi phí LĐ cplaodong -0,959*** 0,000 2,501 Chi phí công cụ cpcongcu1 -0,368ns 0,377 1,422 Chi phí tưới Tcptuoi -1,085ns 0,168 1,784 Chi phí tô liếp cptoliep *** 0,000 1,037 Chi phí khác Cpkhac1 -0,580ns 0,285 1,354 Năng suất nangsuat 0,043*** 0,000 4,551 Giá bán Dongia 0,121*** 0,000 1,127 Lợi nhuận Biến phụ thuộc Sig.F 0,000 R2 0,979 2 R hiệu chỉnh 0,975 Durbin-watson 1,788 Hằng số (Constant) Chi phí giống Chi phí phân bón -0,879 (Nguồn: Kết quả chạy hàm hồi quy tuyến tính từ phần mềm SPSS) Chú thích ***: mức ý nghĩa 1% *: mức ý nghĩa 10% **: mức ý nghĩa 5% ns : không có ý nghĩa Nhìn vào bảng 4.13 cho ta thấy mô hình hồi quy phù hợp với mức ý nghĩa 10%. Hệ số R2 =97,9% cho thấy sự phù hợp của mô hình hồi quy cao, ngoài ra R hiệu chỉnh là 0,975 tức là có 97,5% sự biến thiên của lợi nhuận (Y2) có thể được giải thích từ mối quan tuyến tính giữa các biến CP phân bón (X2), CP thuốc BVTV (X3), CP lao động (X4), CP tô liếp (X7), năng suất (X9) và giá bán (X10) với nhau, còn lại 2,5% sự biến động của lợi nhuận là do các yếu tố khác chưa được đưa vào trong mô hình. Hệ số Durbin-watson = 1,788 (1 < D < 3) chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10, nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra, Significane 52 F = 0,000 là rất nhỏ so với mức ý nghĩa 5%. Điều này cho ta thấy rằng phương trình hồi quy tuyến tính đưa ra là có ý nghĩa cao. Kết quả hồi quy ở bảng 4.13 cho thấy trong mô hình có 4 biến không có ý nghĩa thống kê (chi phí giống, chi phí công cụ, chi phí tưới và chi phí khác) và 6 biến còn lại có ý nghĩa thống kê. Trong 6 biến có ý nghĩa thì có 4 biến tác động ngược chiều và 2 biến có tác động cùng chiều. Cụ thể, lợi nhuận tương quan thuận với sản lượng và giá bán, tương quan nghịch với các biến chi phí. Từ số liệu trên ta xây dựng được mô hình hồi quy như sau: Phương trình hồi quy hàm lợi nhuận: Ylợi nhuân = -168,57*** + 0,77X1ns - 1,319X2*** - 0,937X3*** - 0,959X4*** 0,368X5ns – 1,085X6ns – 0,879X7*** - 0,58X8ns + 0,043X9*** + 0,121X10*** (2) *Giải thích các biến độc lập: 4.3.1.1 Chi phí giống (X1) Qua kết quả hồi quy thì biến chi phí giống không có ý nghĩa trong mô hình vì trong những năm gần đây thì diện tích đất huệ đã tăng nhanh làm cho nguồn giống cũng đa dạng và phong phú hơn từ những người trồng trước và đã hết thu hoạch, tuy diện tích đất trong 2 năm trở lại đây tăng vượt bậc nhưng lượng giống không còn là mối quan tâm vì sợ thiếu giống nữa do lượng cung giống cao hơn so với lượng giống mà nông hộ cần. Nên chi phí mua giống về trồng cũng không đáng ngại cho nông hộ giống như trước, và theo khảo sát 70 hộ với vụ gần nhất thì chi phí giống họ bỏ ra là rất thấp, không phải cạnh trạnh như trước, một số hộ sử dụng giống từ vụ trước cho nên yếu tố này không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuân vì vậy không có ý nghĩa trong mo hình. 4.3.1.2 Chi phí phân bón (X2) Hệ số β= -1,319 ở mức ý nghĩa α=1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi chi phí phân bón tăng lên 1 đồng thì sẽ làm cho lợi nhuận giảm 1,319 đồng. Điều này là hiển nhiên vì nếu mua thêm 1 đồng phân bón thì phải trả thêm khoảng tiền và nó làm cho chi phí đầu vào tăng lên, dẫn đến lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, số tiền bỏ ra để mua thêm phân bón có thể làm cho năng suất tăng, lợi nhuận thu về cũng tăng nên đó là sự bù đắp vào số tiền bỏ ra. Thực tế cũng cho thấy rằng với mô hình trông huệ thì yếu tố phân bón là rất quan trọng, vì lượng phân bón được sử dụng là rất cao và thường xuyên nên chi phí bỏ ra là rất cao (24,4 triệu/công chiếm 33,7% tổng chi phí) nên biến này có ý nghĩa cao trong mô hình. 4.3.1.3 Chi phí thuốc BVTV (X3) Là yếu tố ảnh hưởng cũng rất cao trong mô hình vơi β= -0,937 ở mức ý nghĩa 1% thì khi tăng chi phí thuốc BVTV lên 1 đồng thì lợi nhuận sẽ giảm 0,937 đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Yếu tố này là không thể thiếu trong mô hình vì chi phí thuốc mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản xuất huệ là 53 rât cao (23,2 triệu/công, chiếm 31,7% tổng chi phí) cho nên yếu tố đầu vào tăng làm cho lợi nhuận giảm. Nhưng để bù đắp cho phần chi phí đó thì số tiền bỏ ra để mua thêm thuốc BVTV để phun cho huệ thì đa phần làm cho năng suất đạt được hiệu quả, chất lượng bông cao nên lợi nhuận thu về cũng cao. Do đó yếu tố này là một trong những yếu tố tác động mạnh nhất đồi với lợi nhuận của mô hình. 4.3.1.4 Chi phí LĐ (X4) Đây là yếu tố chi phí để thuê lao động. Từ mô hình thì hệ số β= -0,959 ở mức ý nghĩa α = 1% thì trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tăng 1 đơn vị lao động thì lợi nhuận sẽ giảm 0,959 đồng. Yếu tố này được giải thích bởi huệ là loại cây trồng mất nhiều công chăm sóc nhắm theo dõi tình hình sâu bệnh cũng như các tác nhân khác làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây huệ như cỏ…thì hầu như hộ nào cũng phải thuê lao động để giúp loại bỏ các tác nhân xấu đó, đặt biệt những người có diện tích lớn thì mât rất nhiều ngày công thuê. Cho nên chi phí đầu vào tăng lên làm cho lợi nhuận bị giảm sút, tuy nhiên bù đắp lại là năng suất được cải thiện. 4.3.1.5 Chi phí mua công cụ (X5) Theo kết quả của mô hình thì biến này không có ý nghĩa. Nguyên nhân là do quá trình sản xuất huệ cũng giống như sản xuất các loại cây trồng khác trong nông nghiệp nên phần chi phí để mua may móc, dụng cụ cần thiết trong quá trình sản xuất của nông hộ là rất khác nhau và gần như phần chi phí này ít được bà con tại địa bàn sử dụng nhiều, chủ yếu dựa vào các loại đã có sẵn như bình xịt, máy bơm…để phục vụ cho sản xuất huệ. Chính vì vậy mà yếu tố này không có ý nghĩa trong mô hình. 4.3.1.6 Chi phí tưới (X6) Tuy quá trình sản xuất huệ cũng như quá trình sinh trưởng của cây huệ trắng thì cần một lượng nước nhất định để bổ sung đầy đủ lượng nước cho cây, qua đó đòi hỏi nông hộ phải tưới nhiều lần. Nhưng do để tránh mầm bệnh tấn công vào gốc huệ thì nhiều hộ chọn cách tưới bằng tay, tốn nhiều lao động nhưng chi phí nhiên liệu bỏ ra tưới là không đáng kể đối với lợi nhuận nên biến này không có ý nghĩa trong mô hình. 4.3.1.7 Chi phí tô liếp (X7) Hệ số β = -0,879 ở mức ý nghĩa α= 1% tức là biến này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tăng 1 đồng chi phí tô liếp thì lợi nhuận sẽ giảm xuống 0,875 đồng lợi nhuận. Qua đó ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của chi phí tô liếp lên lợi nhuận. Vì yếu tố này là không thể thiếu đối với quá trình sản xuất huệ vì chi phí bỏ ra cũng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình. Tuy nhiên, chi phí này được bù đắp bởi chi phí đào liếp càng nhiều và chi phí bỏ ra cao hơn bình thường thì năng suất có thể được cải thiện. 54 4.3.1.8 Chi phí khác (X8) Ngoài các khoảng chi phí trên thì vẫn còn tồn tại nhiều loại chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất (rơm) nhưng phần chi phí này là không đáng kể so với lợi thu được nên biến chi phí khác này hoàn toàn không có ý nghĩa trong mô hình. 4.3.1.9 Năng suất (X9) Hệ số β= 0,043 ở mức ý nghĩa α= 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nông hộ tăng năng suất 1 bông/công thì lợi nhuận sẽ tăng 0,043 đồng. Điều này cho thấy rằng năng suất đạt được trên một đơn vị diện tích là đều rất quan trọng nó tác động trực tiếp lên phần lợi nhuận mà nông hộ thu được, và ta có thể thấy được năng suất là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận của nông hộ. Do đó nông hộ nên có những biện pháp làm tăng năng suất dẫn đến lợi nhuận tăng. 4.3.1.10 Giá bán (X10) Giá bán cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất trong mô hình này, với gia trị β= 0,121 ứng với mức ý nghĩa α = 1% và độ tin cậy 99%. Điều này cho ta thấy rằng khi sự biến động của giá tỷ lệ thuận với lợi nhuận mà nông dân nhận được. Có nghĩa là khi giá tăng lên 1 dơn vị thì sẽ làm lợi nhuận tăng tương ứng là 0,121 đơn vị khi các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi. Cụ thể, vào khoảng 1 năm trở lại đây đặc biệt là vào tháng 3 tháng 4 đầu năm thì giá huệ rất thấp (khoảng 800 đồng/bông) và hiện tại thì giá cả đã được ổn định hơn với giá bình quân từ 1.200 đồng/bông, nhưng so với trước đó thì vẫn còn thấp hơn, nên người sản xuất cũng gặp khá nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định do biến động của thị trường làm lợi nhuận của nông hộ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế, qua đây ta có thể thấy rằng yếu tố giá có tác động mạnh đến hiệu quả sản xuất của mô hình trồng hoa huệ trắng trên địa bàn. Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng các yếu tố quan trọng là năng suất, giá bán, chi phí phân, chi phí thuốc BVTV, chi phí tô liếp và chi phí lao động tác động rõ rang nhất đến lợi nhuận. Chỉ cần có sự thay đổi của các yếu tố trên thì lợi nhuận của nông hộ sẽ thay đổi theo. Do đó để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất huệ thì nông hộ nên chú ý đến các yếu tố này để hạn chế được chi phí, đồng thời nâng cao lợi nhuận cho nông hộ. 4.4 NHẬN ĐỊNH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay thì bất kì mô hình nào cũng có những thuận lợi và khó khăn của nó, đối với mô hình hoa huệ trắng cũng vậy. Trong quá trình sản xuất cũng gặp không ít khó khăn, và để biết được những khó khăn cũng 55 như những thuận lợi mà nông hộ gặp phải thì chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này như sau: 4.4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất 4.4.1.1 Thuận lợi trong quá trình sản xuất Trong quá trình phỏng vấn 70 hộ sản xuất huệ thì nông hộ đã cho biết một số thuận lợi khác nhau: - Điều kiện về vốn là vấn đề quan trọng nhất vì vốn đầu vào để chuẩn bị trồng huệ là rất cao, một số hộ thuê đất còn bỏ ra chi phí cao hơn so với những nông hộ khác, nhưng phần lớn thì nông hộ đều đủ vốn sản xuất, không phải vay mượn vì đây là loại hình mới và đa số nông hộ hiểu được quá trình sản xuất huệ tốn nhiều vốn đầu vào cho nên họ đã chuẩn bị đầy đủ vốn để sẵn sàng cho việc sản xuất. Mặt khác, hiện nay thì vốn không còn là vấn đề khó khăn cho bà con vì tại địa bàn thì có nhiều nơi bán phân thuốc cạnh tranh để có được khách hàng nên chi phí phân bón, thuốc BVTV nông hộ không phải chi trả bằng tiền mặt mà có thể trả sau (sau khi thu hoạch) cho nên vốn là một điều kiện thuận lợi cho nông hộ khi bắt đầu sản xuất. - Một thuận lợi của nông hộ trồng huệ nữa là vấn đề giao thông, thì tại địa bàn nghiên cứu có hệ thống sông gạch, đường bộ lưu thông dễ dàng vì vậy nông dân rất an tâm về vấn đề đi lại, vận chuyển các yếu tố đầu vào như phân bón, giống,…rất thuận lợi giúp quá trình sản xuất diễn ra tốt hơn, mặt khác vấn đề đầu ra cũng rất thuận lợi. Hiện nay, thì tại địa bàn nghiên cứu hệ thống giao thông đường bộ rất được bà con cũng như chính quyền địa phương quan tâm vì tình hình sản xuất nông nghiệp rất được quan tâm đặc biệt là các loại rau màu, cây ăn trái vì đây là thế mạnh của vùng. Nên những năm gần đây các hệ thống sông, kênh đào được nạo vét, nâng cấp thường xuyên tạo điều kiện cho nhiều thương lái từ xa đến để thu gom sản phẩm nông nghiệp, bên cạnh đó các hệ thống đường bộ không ngừng mở rộng để người dân được lưu thông dễ dàng, trong các tuyến đường quê thì bà con tự vận động xây cầu, sữa đường để không còn khó khăn trong vấn đề đi lại nữa. Chính vì vậy mà giao thông là yếu tố thuận lợi giúp bà con trồng huệ phần nào yên tâm. - Cùng với sự phát triển cơ sở vật chất thì yếu tố tự nhiên cũng rất thuận lợi, nhất là vào mùa mưa nông hộ không phải tốn nhiều chi phí tưới tiêu, và vì huệ là loại dễ trồng, dễ chăm sóc nên những thay đổi thới tiết khi chuyển giao mùa hay có sự biến động thất thường của thời tiết thì cũng không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. - Với mô hình trồng huệ là mô hình còn mới nhưng vấn đề tập huấn kĩ thuật, dự hợp các cuộc hội thảo của bà con rất được quan tâm. Cùng với đó các nơi cung cấp phân, thuốc BVTV thường xuyên mở các buổi giao lưu trực tiếp với các chuyên gia nghiên cứu sâu bệnh để biết được cách phòng ngừa sâu bệnh cho cây 56 huệ, từ đó nông hộ có thể tiếp thu được nhiều kinh nghiệm cũng như giúp quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao. Nhìn chung thì huệ là loại thích nghi cao với điều kiện tại địa phương và qua nhiều năm thì nông hộ trồng huệ cũng đã vận dụng tốt những thuận lợi sẵn có nên mô hình này được xem là một lợi thế để phát triển trong thời gian tới. 4.4.1.2 Khó khăn trong quá trình sản xuất Bên cạnh một số thuận lợi nhất định thì quá trình sản xuất huệ cũng gặp không ít khó khăn cho nông hộ: - Vì đây là mô hình còn mới, chỉ mở rộng trong vòng vài năm gần đây nên vấn đề kinh nghiệm là điều bà con còn nhiều thiếu sót, nông hộ thường trồng theo phong trào và chưa có sự hướng dẫn kĩ thuật cũng như là cách sinh trưởng cụ thể của cây huệ, nên kinh nghiệm là vấn đề cần được cải thiện của bà con. - Tuy điều kiện tự nhiên khá thuận lợi trong quá trình sản xuất huệ, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn do những thay đổi của thời tiết thất thường như: gió bão, lũ về và nắng hạn trong thời gian dài làm cho chi phí nông hộ tăng lên và ảnh hưởng đến năng suất của cây, nhưng do nông hộ có nhiều năm kinh nghiệm về nông nghiệp và phần nào biết được sự thay đổi đó nên cũng phần nào chuẩn bị trước để đề phòng khi có sự thay đổi nhanh của thời tiết. - Nguồn vốn đầu vào khá cao phần nào làm cho một số hộ không đủ kinh phí để chuyển đổi mô hình nông nghiệp của mình để đầu tư vào sản xuất huệ nên thường những nông hộ trồng huệ là những người đã chuẩn bị sẵn vốn, và do vấn đề đầu vào cao nên diện tích đất của nông hộ thường nhỏ lẻ và không tập trung, và thường trồng trên đất ruộng nên đất thấp, gây nhiều khó khăn trong khâu giữ nước khi có lũ tràn về. - Ngoài ra yếu tố giống cũng gây không ít khó khăn cho nông hộ trong khâu sản xuất vì nguồn giống ở đây là do địa phương cung cấp (những người trồng trước) nên khó có thể chọn lọc ra những giống không có mầm bệnh, không có nơi cung cấp giống và xử lí trước khi gieo nên thường nông hộ chọn giống đại trà, sau đó xử lí theo kinh nghiệm của những người trồng trước rồi gieo trồng. Chính vì thế mà có nhiều hộ sau khi trồng đã phải mua giống thêm để trồng lại do nguồn giống không tốt, nên đã gây nhiều khó khăn cũng như chi phí tăng lên của bà con. 4.4.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ Tiêu thụ là một khâu rất quan trọng vì nó đánh giá nông hộ sản xuất có hiệu quả hay không và mang lại thu nhập là bao nhiêu, và để hiểu thêm về quá trình tiêu thụ huệ của nông hộ có những thuận lợi và khó khăn như thế nào thì tác giả đã nhận định như sau: 57 4.4.2.1 Thuận lợi trong quá trình tiêu thụ Với mô hình hoa huệ trắng này thì nông hộ trồng huệ rất yên tâm về vấn đề tiêu thụ của sản phẩm thu hoạch được do: - Thương lái hầu như đến tận nơi thu hoạch để lấy sản phẩm của nông hộ, nông hộ không cần vận chuyển đi bán mà chỉ cần thu hoạch xong tại ruộng, hay ở nhà thì khi nông hộ đã phân loại xong thì thương lái đến thu gom, nên nông hộ không tốn chi phí vận chuyển như một số loại sản phẩm khác. - Đây là mô hình mới nhưng sản phẩm rất được ưa chuộn trên thị trường hiện nay, tuy giá cả còn bấp bên nhưng lượng sản phẩm mà bà con thu hoạch được luôn được đem đi tiêu thụ nhiều nơi nên đây là loại dễ tiêu thụ, vì vậy một phần thúc đẩy bà con mạnh dạng đầu tư hơn. - Sản phẩm mà nông hộ thu hoạch được thì thương lái thu gom hết sau khi phân loại, không phân biệt loại tốt hay xấu nên bao tiêu sản phẩm là vấn đề đem lại yên tâm cho bà con trồng huệ. - Một yếu tố rất quan trọng mà cây huệ đem lại lợi nhuận cao là huệ cho thu hoạch nhiều lần, khoảng từ 3 đến 6 tháng sau khi trồng thì bắt đầu thu hoạch, thông thường 4 ngày thu hoạch một lần nên thu nhập của nông hộ được ổn định, tuy huệ là cây hoa màu nhưng thời gian sinh trưởng khá dài (khoảng 3 năm) nên với thời gian như vậy và lượng thu hoạch dày đặt thì đây là mô hình đã mang lại khá nhiều thuận lợi cho người nông dân trong khâu thu nhập cũng như cuộc sống hằng ngày. - Ngoài các yếu tố trên thì có một yếu tố mà người trồng huệ quan tâm mà tác giả tìm hiểu được là hiện nay vấn đề cúng bái, lễ hội được người dân đặt biệt quan tâm hơn. Trong đó thì hoa huệ là loại không thể thiếu trong các ngày lễ hội này nên lượng tiêu thụ ngày càng được tăng cao, tuy phải cạnh tranh với nhiều địa bàn khác nhưng sản phẩm huệ tại địa bàn nghiên cứu không đủ để đáp ứng trên thị trường, ngoài ra vào những ngày giữa tháng và cuối tháng (âm lịch) thì sản phẩm thu hoạch của bà con càng khan hiếm hơn và một thuận lợi ở đây là giá cả của những ngày này cao hơn bình thường. 4.4.2.2 Khó khăn trong quá trình tiêu thụ - Như chúng ta đã biết thì mô hình trồng huệ này chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nên thông tin thị trường còn khá mới mẻ, một số người còn chưa biết đến loại sản phẩm này, cho nên gây nhiều khó khăn cho việc tìm hiểu thị trường, tìm hiểu giá cả, chủ yếu giá cả chỉ biết được sau khi thương lái thanh toán tiền cho bà con. - Tuy lượng sản phẩm của nông hộ luôn được tiêu thụ hết nhưng giá cả vẫn còn bấp bên, chưa thể ổn định và khoảng từ đầu năm 2014 thì giá huệ bắt đầu có xu hướng giảm, đặt biệt vào tháng 3 đén tháng 5 (âm lịch) thì giá huệ giảm mạnh 58 gây rất nhiều khó khăn cho nông hộ, tuy hiện tại giá huệ đã được cải thiện và bà con phần nào yên tâm nhưng vẫn còn thấp hơn so với cùng kì nên lợi nhuận của nông hộ không còn cao như những năm trước. - Mặt khác với thương lái chủ động bao tiêu sản phẩm nhưng cũng có một số nông hộ gặp khó khăn do sản phẩm huệ kém chất lượng vì gặp một số loại sâu bệnh tấn công bất ngờ nên sản phẩm kém chất lượng nên đã bị một số thương lái ép giá và bán với giá thấp. - Một vấn đề khác mà trước giờ người nông dân không gặp phải khi tạo ra sản phẩm đó là quyết định giá, đối với huệ tại địa bàn thì giá cả do người mua quyết định và nông hộ chỉ biết giá sau khi số lượng huệ thương lái tiêu thụ hết và bán ra ngoài thị trường cho các thương lái khác, và dựa vào giá cả người mua mà thương lái định giá sản phẩm của nông hộ. Đây là vấn đề mà khó có thể tìm thấy ở một loại sản phẩm nông nghiệp nào mà ngưới bán không có quyền quyết định giá hay thương lượng giá cả. Nên vấn đề này đã và đang gây khó khăn rất nhiều cho người trồng huệ tại địa bàn, mà giá cả là nhân tố quyết định đến thu nhập cũng như lợi nhuận thu được sau khi bỏ công lao động để sản xuất. Tóm lại, với mô hình sản xuất hoa huệ trắng tại địa bàn nghiên cứu thì qua phân tích và tìm hiểu thông tin từ nông hộ thì bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận mà tác giả phân tích thì vẫn còn một số yếu tố nhỏ tác động đến hiệu quả sản xuất nhưng không đáng ngại. Bên cạnh những thuận lợi mà nông hộ áp dụng vào trong quá trình sản xuất thì cũng không ít những khó khăn làm giảm đi hiệu quả sản xuất của nông hộ. Đó là những khó khăn cần được khắc phục nhanh chóng và kịp thời trong thời gian tới để phần nào làm giảm đi chi phí cũng như làm tăng lợi nhuận cho nông hộ. 59 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG HUỆ CHO NÔNG HỘ 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG + Thứ nhất, do những biến đổi của khí hậu làm cho thời tiết và khí hậu đang có xu hướng xấu đi, tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài, sâu bệnh hại trên cây trồng vật nuôi có nhiều diễn biến phức tạp, cho nên nhằm khắc phục và bảo vệ cây trồng của mình thì nhiều hộ phải bỏ ra chi phí cao để tránh bị mất mùa làm cho kinh tế gia đình gặp khó khăn. + Thứ hai, theo nhiều ý kiến của người trồng huệ thì do quá trình thu hoạch huệ diễn ra trong thời gian dài nên sau vụ thì đất không còn độ màu mỡ nữa, và thời gian cải tạo ngắn nên đất có khả năng bị bạc màu dẫn đến năng suất cây trồng vụ tiếp theo giảm. + Thứ ba, diện tích đất huệ còn ít, nhỏ lẻ và không tập trung, thiếu liên kết trong khâu sản xuất nên gây khó khăn trong khâu phòng chóng bệnh hại một cách triệt để. + Thứ tư, trình độ học vấn của nông hộ sản xuất còn nhiều hạn chế cho việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật. + Thứ năm, việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất chưa đồng bộ, nông hộ sản xuất một cách bảo thủ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính. Thiếu số một kĩ thuật canh tác huệ có hiệu quả, vì thế năng suất và sản phẩm còn kém hiệu quả. + Thứ sáu, lực lượng lao động chủ yếu là ở độ tuổi trung niên, độ tuổi trung bình tham gia sản xuất là 44,6 tuổi, lao động trẻ tham gia vào ngành khác hay chuyển ra thành thị làm việc. + Cuối cùng, thiếu đội ngủ cán bộ có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực nông nghiệp cũng như là hiểu sâu về quá trình sinh trưởng tạo năng suất của cây huệ và còn ít những buổi tập huấn kĩ thuật, hướng dẫn nông hộ cách trồng và chăm sóc như thế nào là hiệu quả cao nhất, tuy có nhiều cuộc hội thảo do các nhà phân phối phân, thuốc tổ chức nhưng nhằm giới thiệu sản phẩm chứ chưa chú trọng về khâu kĩ thuật cho bà con. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG CỦA NÔNG HỘ Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của người trồng huệ thì bên cạnh biết được những nguyên nhân tác động đến quá trình sản xuất. Nên cần có một số giải phấp nhất định nhằm khắc phục những khó khăn mà người trông huệ phải gặp, thì từ những nguyên nhân được nêu và những thông tin thu thập được trong quá trình 60 phỏng vấn, tác giải đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp bà con khắc phục những khó khăn còn tồn động và nâng cao hiệu quả sản xuất huệ như sau: 5.2.1 Giải pháp thứ nhất Do thời tiết có xu hướng xấu đi nên sâu, bệnh là một đối tượng nguy hiểm vì vậy bà con trồng huệ nên thường xuyên thăm ruộng huệ của mình mỗi ngày, để kịp thời phát hiện sâu bệnh và biết cách phòng ngừa kịp thời. Ngoài ra bà con nên tìm hiểu một số thông tin về những loại sâu, bệnh thường gặp và cách phòng trị để khi có sâu, bệnh xuất hiện dễ dàng nhận biết và phun thuốc kịp thời giúp ngăn chặn và bảo huệ cây huệ. Sau đây là một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây huệ và cách phòng trị, nếu gặp phải trường hợp tương tự thì bà con nên sử dụng thuốc cho phù hợp.  Bệnh thối bẹ - Tác nhân: Nấm Rhizoctonia solani- Nhóm Nấm Bất thụ: Mycelia sterilia - Triệu chứng, tác hại: trên bẹ lá xuất hiện những đốm tròn hoặc bầu dục màu xanh tái, hơi ướt. Vết bệnh lớn dần, hình dạng thay đổi, màu nâu xám, xung quanh nâu đậm. Lá bị bệnh biến vàng và héo rũ, cây nhỏ, bông nhỏ, ít hoa. Bệnh ít khi làm chết cây, chỉ giảm chất lượng chùm hoa. - Điều kiện phát sinh bệnh: Nấm phát triển dưới dạng sợi và hạch. Sợi nấm trắng hoặc vàng nhạt, thô, các nhánh vuông góc với nhau. Hạch do sợi nấm liên kết lại, màu vàng nhạt hoặc nâu, hình bầu dục dẹt, kích thước thay đổi từ 0,5 – 2,0 mm.Sợi nấm và hạch tồn tại trên cây bệnh và trong đất 1 – 2 năm. Bệnh phát triển nhiều khi khí hậu nóng, mưa nhiều, ẩm thấp, trồng mật độ dày, bón nhiều phân đạm. - Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ, đất chua cần bón vôi, trồng cây mật độ vừa phải, không bón nhiều phân đạm, loại bỏ lá già và lá bệnh, phun thuốc Anvil, Monceren, Validacin.  Bệnh thối gốc (Bệnh héo vàng) - Tác nhân: Nấm Fusarium sp- Lớp Nấm Bất toàn : Deuteromycetes - Triệu chứng, tác hại: Nấm xâm nhập vào gốc cây tạo thành những vết màu nâu. Nấm chủ yếu ăn sâu vào trong thân, phát triển phá hủy mạch dẫn, hạn chế vận chuyển nước, chất dinh dưỡng làm cây sinh trưởng kém,lá vàng, cuối cùng cây chết.Trong đất,nấm cũng phá hại bộ rễ làm cây suy yếu nhanh. Một số cây bị nhẹ có thể hồi phục nhưng ảnh hưởng chất lượng hoa. - Điều kiện phát sinhbệnh: Nấm hình thành 2 loại phân sinh bào tử. Phân sinh bào tử lớn không màu, dài và cong hình lưỡi liềm nhiều vách ngăn. Phân sinh bào tử nhỏ hình trứng, không màu, không hoặc có một vách ngăn. Bào tử tồn tại trong đất tới 1 – 2 năm. Ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều. 61 - Biện pháp phòng trừ: Ruộng bị bệnh cần luân canh lúa nước, làm đất kỹ, đất chua cần bón vôi, bón đủ phân đạm và lân, dùng thuốc gốc Đồng hoặc pha hỗn hợp thuốc Đồng với Benomyl tưới xuống gốc hạn chế một phần sự phát triển của nấm.  Bệnh héo xanh Tác nhân : Vi khuẩn Pseudomonas sp. - Triệu chứng, tác hại: Cây đang sinh trưởng thì đột ngột héo rũ lá vẫn còn xanh. Hiện tượng héo xảy ra khi trời nắng, ban đêm cây xanh lại, sau 2 – 3 ngày cây không hồi phục và chết. Cắt ngang gốc thân cây bệnh thấy mạch dẫn bị nâu, ấn mạnh gần mặt cắt sẽ tiết dịch vi khuẩn màu trắng đục. Vi khuẩn trong đất xâm nhập rễ cây, phát triển lên phá hủy mạch dẫn, ngăn cản hấp thu và vận chuyển nước làm cây bị héo. - Điều kiện phát sinh bệnh: Vi khuẩn hình gậy ngắn, 2 đầu tròn, 1 – 3 tiêm mao ở một đầu, gram âm, phát triển thích hợp ở nhiệt độ 30 – 350C, chết ở 520C trong 10 phút, pH thích hợp khoảng 6,6. Vi khuẩn tồn tại trong cây bệnh và trong đất trên 1 năm, là nguồn lan truyền gây bệnh cho cây vụ sau. - Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ, phơi ải và bón vôi, không để ruộng đọng nước hoặc quá ẩm, không trồng cây ngay sau mưa, tiêu hủy cây bệnh, luân canh với lúa nước, phun ngừa bệnh bằng thuốc kháng sinh: Kasugamycin, Streptomycin hoặc tưới gốc bằng thuốc gốc Đồng.  Sâu hại Sâu hại cây hoa huệ không nhiều. Các loại sâu ăn lá và chích hút như cào cào, bọ cánh cam, bọ trĩ, rệp… gây hại rải rác, loài tác hại phổ biến nhất là Nhện đỏ. Nhện đỏ Tên khoa học: Tetranychus sp. Lớp Nhện: Arachnida Bộ Nhện nhỏ: Acarina - Đặc điểm sinh học và tác hại: Nhện trưởng thành đẻ trứng vào lớp tơ mỏng mặt dưới lá. Một con cái có thể đẻ 200 trứng. Nhện non và trưởng thành sống tập trung mặt dưới lá, chích hút nhựa tạo thành các vệt màu nâu vàng nhạt dọc 2 bên gân lá. Mật độ nhện cao làm lá vàng khô, cây sinh trưởng kém. Nhện còn làm nụ héo, hoa nhỏ. Vòng đời trung bình 20 – 25 ngày. Nhện đỏ phát triển nhiều khi thời tiết nóng và khô. Ngoài hoa huệ, nhện còn hại nhiều loại cây như bông, chè, cam quít, đậu, dưa… - Biện pháp phòng trừ: Bón phân, tưới nước đầy đủ cho cây, khi nhện gây hại, không để ruộng khô, phun thuốc đặc trị như Danitol, Nissorun, Ortus, Sirbon. 62 5.2.2 Giải pháp thứ hai Do trồng nhiều vụ huệ liên tiếp mêm đất có khả năng bị bạc màu vì vậy nên có thời gian cho đất nghỉ ngơi (trong khoảng thời gian từ khi thu hoạch đến khi bắt đầu vụ mới) hạn chế trông cây lên diện tích đất đó. Ngoài ra, cũng có thể tiền hành cải tạo đất bằng nhiều cách như luân canh cây trồng, thâm canh hợp lý, sử dụng phân bón, thủy lợi…Sau đây là một số giải pháp cải tạo đất: -Thủy lợi là biện pháp kỹ thuật dễ làm mà lại mang lại hiệu quả trong việc cải tạo đất. Việc tưới tiêu nước chủ động, khoa học bằng một hệ thống kênh mương hoàn chỉnh nhằm cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, cải thiện được các đặc tính lý hóa trong đất, làm cho đất tơi xốp hơn. Khả năng kết dính tốt hơn, giữ nước tốt hơn, giúp hệ sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn. - Biện pháp hữu cơ gồm chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng cường bón lót bằng các nguông phân hữu cơ như phân chuồng, phân canh…để cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất. Tuy nhiên, khi sử dụng, phân hữu cơ phải được ủ hoai mục để không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại cho cây trồng. Ngoài ra, có thể sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, mùn trấu, than bùn…. Để sản xuất phân hữu cơ vi sinh dùng làm chất cải tạo đất rất tốt. - Đa dạng hóa cây trồng nhằm đạt hiệu quả thu nhập cao trên cùng một đơn vị diện tích canh tác đồng thời góp phần cải tạp đất trồng bằng cách trả lại độ màu mỡ lâu dài cho đất bị vạc màu. Ngoài ra, bà con nên trồng xen canh hoặc luân canh cây trồng chính với các loại họ đậu như lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu trạch…vì chúng có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất rất tốt. - Biện pháp làm đất: hạn chế xới đất để tránh mất nước do bốc hơi, nhất là vào mùa khô. Chỉ nên kết hợp xới xáo khi làm cỏ, bón phân, tưới nước, khi trồng nên lên luống cao kết hợp tưới nước phù hợp. 5.2.3 Giải pháp thứ ba Vì đây là loại cây dễ trồng, có giá trị kinh tế đồng thời thích nghi với thổ nhưỡng của vùng vì thế chính quyền địa phương nên khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng huệ để tăng sản lượng từ đó giúp tăng sản lượng từ đó giúp tăng thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Ngoài ra, tăng diện tích trồng huệ lên sẽ dễ dàng hơn trong khâu quản lý và kiểm soát dịch bệnh. 5.2.4 Giải pháp thứ tƣ Nông hộ cần không ngừng nâng cao trình độ chuyện môn trong quá trình sản xuất, ngoài kinh nghiệm từ bản thân nên nghe thêm thông tin khoa học kỹ thuật trên báo, đài, truyền thanh, truyền hình có liên quan. Ngoài ra, bà con cần phải trao dồi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nông hộ cùng sản xuất huệ. 63 Nông hộ nên khai thác một cách có hiệu quả diện tích canh tác của mình nhưng khai thác phải đi đôi với cải tạo. 5.2.5 Giải pháp thứ năm Nông hộ nên tham gia vào các buổi tập huấn khi có điều kiện vì khi tham gia tập huấn hay các cuộc hội thảo sẽ có nhiều bổ ích bổ sung kiến thức cũng như những kĩ thuật canh tác còn thiếu sót ở bản thân, không nên quá cứng nhắc, bảo thủ làm theo kinh nghiệm từ bản thân. Sau đây là một số kĩ thuật canh tác đạt hiệu quả được khuyến cáo áp dụng vào trong sản xuất huệ. Chuẩn bị giống: chọn củ huệ vừa phải (khoảng bằng ngón chân cái) để làm giống. Giống sau khi thu hoạch cần phơi đủ độ nắng, không quá khô làm chết củ, khi chuẩn bị trồng thì bà con cần xử lí thuốc chống khuẩn và kích thích củ ra mầm nhằm huệ phát triển nhanh cho thu hoạch sớm. Chuẩn bị đất: đất trồng nên được vệ sinh làm sạch tàn dư, cày sâu ít nhất là 20cm và bừa cẩn thận cho tơi xốp, sau đó tiến hành bón lót phân, chế phẩm sinh học, phủ lên bề mặt một lớp rơm mục (càng dày càng tốt), rồi lên liếp cao khoảng 40-50cm, mặt luống rộng từ 1-1,2m (trồng 2 hoặc 3 hàng trên liếp), sang phẳng mặt liếp. Mật độ trồng: trên mỗi liếp trồng thành 2 hàng song song hoặc thêm hàng thứ 3 so le với 2 hàng còn lại, khoảng cách giữa các hàng từ 1-1,2m và 35-40cm giữa các cây. Tưới nước: cần cung cấp đủ lượng nước cho cây, đặt biệt là vào mùa nắng và lúc mới trồng, và bà nên khuyến khích bà con tưới bằng tay để dể loại trừ một số loại sâu rầy bám dưới bề mặt lá. Chăm sóc: tiến hành phun trừ sâu bệnh hại, làm cỏ dạy bằng tay vào các kì trong tháng, kết hợp với bón phân, vun góc, tô liếp cho cây, vào các mùa mưa có gió mạnh thì sử dụng cây để cột bông huệ không bị ngã. Mặt khác cần bảo quả tốt diện tích canh tác, không để các con vật cắn phá, giẩm đạp lên cây. Thường xuyên tô liếp không để củ vươn lên bề mặt của đất tránh khi bà con thu hoạch giẫm lên làm củ huệ bị gãy ngọn. Bón phân: tùy thuộc vào thổ nhưỡng, thực trạng của cây và mục đích sử dụng, lượng phân trên một công là: Bón lót phân rơm lên bề mặt kết hợp với các loại phân chuồn khác Bón thúc từ 40-60kg trên công mỗi tháng khi đã cho thu hoạch, cần kết hợp nhiều loại phân để cây hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng. Phun thuốc BVTV: cần phun thường xuyên và kịp thời khi phát hiện sâu bệnh, phun thêm thuốc dưỡng bông, dưỡng lá và cần phun đúng thuốc, đúng liều. 64 5.2.6 Giải pháp thứ sáu Do độ tuổi lao động tham gia sản xuất huệ khá cao vì vậy nông hộ nên đưa may móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, khi thiếu nhân công trong quá trình sản xuất thì nông hộ liên kết với nhau cùng làm. 5.2.7 Giải pháp thứ bảy - Đào tạo cán bộ chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp nhằm đưa cán bộ chuyên môn về chỉ dẫn cho bà con. - Cán bộ địa phương cần quan tâm hơn nữa đối với việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, đồng thời khuyến khích các nông hộ nên tích cực tham gia các buổi thảo luận, các lớp tập huấn kỹ thuật. - Tạo điều kiện cho các cuộc giao lưu giữa các nông dân cũng sản xuất huệ (có sự tham gia của các bộ khuyến nông) nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về kỹ thuật trồng đạt hiệu quả giúp nhau cũng sản xuất giỏi. 65 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích hiệu quả sản xuất huệ của các nông hộ tại địa bàn huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp thì ta có thể nhận định rằng: Nguyên nhân chính mà nông hộ tham gia sản xuất huệ là do cây huệ là loại dễ trồng, rất thích hợp với khả năng sinh tồn và phát triển tại vùng đất này nên các nông hộ từng bước mở rộng diện tích từ đó dẫn đến diện tích trông huệ toàn huyện cũng tăng lên đáng kể, ước tính đạt 260 ha vào cuối năm 2014. Song song đó, lợi nhuận của việc trồng huệ đem đến cho nông hộ cũng khá cao (80 triệu đồng/công/vụ) mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ. Tuy nhiên, bên cạnh đầu tư sản xuất để đi đến lợi nhuận thì nông hộ vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, một vấn đề nan giải đó là vốn đầu vào rất cao, thiếu lao động, giá cả vẫn còn biến động thất thường… Những vấn đề khó khăn này cần được giải quyết nhanh chóng và tích cực để cây huệ tại địa bàn nghiên cứu ngày một vươn xa hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nông hộ. Vì đây là vùng đất phù sa màu mỡ mang đủ các yếu tố chất để phát triển nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng tốt hơn so với những loại cây ăn trái như: cam, mận, xoài…và lợi nhuận kinh tế cũng khả quan hơn. Bên cạnh đó, qua hai mô hình về năng suất và lợi nhuận của việc trồng huệ thì ta thấy rằng: - Năng suất của mô hình trồng huệ chịu nhiều sự tác động trong quá trình sản xuất, chịu nhiều sự ảnh hưởng khác nhau như kinh nghiệm sản xuất, tham gia hội thảo và các khâu chăm sóc (ngày công lao động gia đình, phun thuốc, tưới nước và tô liếp). - Lợi nhuận của mô hình thì phải chịu tác động mạnh mẽ bởi các loại chi phí trong quá trình sản xuất, ngoài ra năng suất và giá bán cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của mô hình. Tuy nhiên, cần phải nói thêm nếu nông hộ đã quyết định sản xuất huệ thì cần mạnh dạng đầu tư, chăm sóc kĩ thì năng suất mới có thể đạt hiệu quả cao. Nhưng phải sử dụng với lượng vừa phải, tránh việc thiếu nước, thừa phân hay phun thuốc không đúng liều để lợi nhuận đạt được tối đa cho bà con, mà vấn đề đó quan trọng nhất là nhận thức của nông hộ trong quá trình sản xuất hoa huệ trắng. 66 6.2 KIẾN NGHỊ  Đối với nhà nước, nhà khoa học Tiếp tục đưa ra và thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng co hiệu quả, khuyến khích nông dân tham bằng một số hình thức như: cho vay với lãi suất ưu đãi, có chính sách trợ giá đầu vào, đảm bảo đầu ra,… Nghiên cứu những giống huệ có năng suất cao, chất lượng và tiến hành chuyển giao cho phòng NN và PTNT, phòng khuyến nông các cấp.  Đối với cơ quan, ban ngành có liên quan Phòng khuyến nông cấp huyện, xã nên mở định kì các cuộc tập huấn cho nông dân sản xuất huệ tham gia. Khi mở các cuộc tập huấn thì cần thông báo, tuyên truyền trước vài tuần để người dân dành thời gian tham gia. Đồng thời phải trao dồi học hỏi về kinh nghiệm với các vùng khác trong khu vực như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang…nhằm mang về phổ biến và đưa ra những giống huệ mới phù hợp với đất trồng tại địa phương mà năng suất đạt được cao hơn. Tăng cường đào tạo cán bộ kĩ thuật ở các cấp huyện, xã, phường giỏi về kiến thức chuyên mô dể quản lý, kỹ thuật canh tác đạt hiệu quả và phát triển mô hình bền vững. Địa phương tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi…để người dân yên tâm sản xuất.  Đối với nông dân sản xuất Sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất: bón phân đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, thuốc BVTV, nguồn lao động cũng cần được sử dụng hợp lý. Hộ nông dân nên tích cực tham gia các câu lạc bộ khuyến nông, các lớp tập huấn kỹ thuật để trao đổi học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ lẫn nhau kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất. Gắn kết với các nông dân khác cùng sản xuất để trao đổi kinh nghiệm nhằm giảm rủi ro trong sản xuất và nâng cao chất lượng cây hoa huệ. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Thị Chuyền (2011), “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng mía nguyên liệu ở huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre”, luận văn tốt nghiệp – chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp trường Đại Học Cần Thơ. 2. Mai Thị Diểm Trang (2011), “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng gừng ở huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang”, luận văn tốt nghiệp – chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp trường Đại Học Cần Thơ. 3. Huỳnh Tuyết Mai (2013), “Phân tích hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang”, luận văn tốt nghiệp – chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp trường Đại Học Cần Thơ. 4. TS. Mai Văn Nam (2008), “Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế”. Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin. 5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”. Nhà xuất bản Hồng Đức 6. Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Thị Ngọc Yến (2014), “khóa đào tạo – tiếp cận nghiên cứu khoa học”. 7. TS. Phạm Lê Thông, “bài giảng kinh tế lượng” (2011). 8. http://www.youtube.com/watch?v=5g-dHwDa_RI 9. http://www.khuyennongvn.gov.vn/dong-thap-hoa-hue-cay-trong-giup-bacon-lai-vung-thoat-ngheo_t77c629n31888tn.aspx 10. Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về “ báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp và PTNT 2014 và kế hoạch 2015. 68 PHỤ LỤC Giới tính, tuổi – số năm kinh nghiệm 1. Gioitinh Frequency Valid Percent Valid Percent 0 13 18.6 18.6 18.6 1 57 81.4 81.4 100.0 Total 70 100.0 100.0 Tuổi – kinh nghiệm sản xuất tuoi NValid knsx 70 70 0 0 Mean 44.60 3.23 Std. Deviation 6.967 1.342 Minimum 28 1 Maximum 62 9 Missing Lực lƣợng lao động Công lao động – lao động gia đình congld NValid ldgd 70 70 0 0 1.97 11.54 1.434 6.569 Minimum 0 2 Maximum 5 30 Missing Mean Std. Deviation 2. Diện tích Dientich N Cumulative Percent Valid Missing 70 0 69 Mean 5.14 Std. Deviation 3.779 Minimum 1 Maximum 24 Trình độ học vấn và tham gia hội thảo, tập huấn của nông hộ Trình độ học vấn Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent 0 3 4.3 4.3 4.3 1 25 35.7 35.7 40.0 2 32 45.7 45.7 85.7 3 10 14.3 14.3 100.0 Total 70 100.0 100.0 Tham gia tập huấn Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent 0 3 4.3 4.3 4.3 1 11 15.7 15.7 20.0 2 12 17.1 17.1 37.1 3 20 28.6 28.6 65.7 4 7 10.0 10.0 75.7 5 1 1.4 1.4 77.1 6 13 18.6 18.6 95.7 8 3 4.3 4.3 100.0 70 100.0 100.0 Total 3. Bắt đầu thu hoạch Bắt đầu thu hoạch Frequency Valid 4 6 Percent Valid Percent 8.6 8.6 70 Cumulative Percent 8.6 5 41 58.6 58.6 67.1 6 23 32.9 32.9 100.0 Total 70 100.0 100.0 4. Phân bón, thuốc BVTV Phân bón giaphan NValid cpphan luongphan 70 70 70 0 0 0 678.07 24.4106 51.83 120.486 4.33750 8.631 Minimum 440 15.84 35 Maximum 875 31.50 70 Missing Mean Std. Deviation Thuốc bảo vệ thực vật phunthuoc NValid giathuoc cpthuoc 70 70 70 0 0 0 7.94 81.14 2.319171 E1 1.503 11.072 5.4267715 E0 Minimum 5 60 12.6000 Maximum 10 100 36.0000 Missing Mean Std. Deviation 5. Các khoảng chi phí trong quá trình sản xuất Chi phí Valid giathue cpld cpgiong tcptuoi cpphan cpthuoc cplaodon cpcongcu g 1 tcptoliep cpkhac1 70 70 70 70 70 70 70 70 70 70 0 0 0 3.24154 3 .825914 6 1. 6200 5. 7600 0 0 0 0 0 0 2.54764 3.9221 1.44023 Missing 0 Mean 2.179 Std. Deviation 2.65571 2.4264 .360207 .71021 6 . 1. 1 8000 .00 9 4. 3 0000 .60 3.3773 Minimum 0 Maximum .0 24.4106 23.19171 7.097 5.426771 1.040938E 5.1634 1.388055 .59393 5 0 1 12. .50 3. .0 .000 5.84 6000 0 00 71 3 36. 18. 8.0 4. 5.00 1.50 0000 0 00 80 0 4.33750 Năng suất 6. Năng suất nangsuat NValid nangsuatvu 70 70 0 0 Mean 3931.00 121003.00 Std. Deviation 580.869 18807.399 Minimum 2940 88200 Maximum 5600 179200 Missing Phân tích lợi nhuận của mô hình Bảng thống kê dongia NValid tongcp doanhthu Loinhuanvu nangsuat 70 70 70 70 70 0 0 0 0 0 Mean 1265.71 73.072 153.45 80.422 3931.00 Std. Deviation 101.989 8.4671 29.168 26.7980 580.869 Minimum 1000 52.6 105.84 40.0 2940 Maximum 1500 92.2 268.8 183.1 5600 Missing Kết quả hồi quy mô hình về năng suất 7. 8. Model Summaryb Model 1 R .915a R Square Adjusted R Square .838 Std. Error of the Estimate Durbin-Watson .820 7987.925 2.177 a. Predictors: (Constant), luongphan, toliep, dientich, sltuoi, congld, phunthuoc, ldgd b. Dependent Variable: nangsuatvu Coefficientsa Unstandardized Coefficients Model 1 B (Constant) 45648.933 Standardized Coefficients Std. Error Beta 10161.639 Collinearity Statistics t 4.492 72 Sig. .000 Tolerance VIF dientich 770.276 327.897 .155 2.349 .022 .602 1.661 congld 248.822 1246.158 .019 .200 .842 .289 3.455 ldgd 1607.019 336.579 .561 4.775 .000 .189 5.286 sltuoi 1062.439 588.931 .153 1.804 .076 .364 2.747 phunthuoc 5373.528 1265.038 .429 4.248 .000 .256 3.907 toliep 1912.742 698.658 .161 2.738 .008 .755 1.324 luongphan -300.746 248.709 -.138 -1.209 .231 .201 4.983 a. Dependent Variable: nangsuatvu Mô hình 2 Model Summaryb Model R 1 .915a Adjusted R R Square Square .838 Std. Error of the Estimate .820 DurbinWatson 7987.925 2.177 a. Predictors: (Constant), luongphan, toliep, dientich, sltuoi, congld, phunthuoc, ldgd b. Dependent Variable: nangsuatvu Coefficientsa Unstandardized Coefficients Model 1 B (Constant) Standardized Coefficients Std. Error 45648.933 10161.639 dientich 770.276 327.897 congld 248.822 ldgd Beta Collinearity Statistics t Sig. Tolerance VIF 4.492 .000 .155 2.349 .022 .602 1.661 1246.158 .019 .200 .842 .289 3.455 1607.019 336.579 .561 4.775 .000 .189 5.286 sltuoi 1062.439 588.931 .153 1.804 .076 .364 2.747 phunthuoc 5373.528 1265.038 .429 4.248 .000 .256 3.907 toliep 1912.742 698.658 .161 2.738 .008 .755 1.324 luongphan -300.746 248.709 -.138 -1.209 .231 .201 4.983 a. Dependent Variable: nangsuatvu Mô hình thêm biến 73 Model Summaryb Model R R Square .904a 1 Adjusted R Square .817 Std. Error of the Estimate Durbin-Watson .786 .069486 1.704 a. Predictors: (Constant), tdhv, knsx, L.LANPHUN, L.TOLIEP, tuoi, L.LDTHUE, L.TUOI, L.DIENTICH, L.LUONGPHAN, L.LAODONGGIADINH b. Dependent Variable: L.NÁNGUAT Coefficientsa Unstandardized Coefficients Model B 1 10.410 .323 3.515E-5 .023 .058 (Constant) Std. Error Standardize d Coefficient s Beta Collinearity Statistics t Sig. Toleranc e VIF 32.276 .000 .000 .001 .999 .351 2.851 .029 .243 1.967 .054 .204 4.911 -.010 .011 -.094 -.921 .361 .300 3.334 .450 .083 .580 5.442 .000 .274 3.653 -.002 .060 -.003 -.027 .979 .326 3.065 L.TOLIEP .062 .039 .098 1.586 .118 .820 1.219 L.LUONGPHAN .040 .108 .046 .372 .711 .204 4.894 tuoi -.002 .001 -.086 -1.327 .190 .744 1.344 knsx .017 .008 .151 2.196 .032 .656 1.525 tdhv .002 .012 .011 .181 .857 .804 1.244 L.DIENTICH L.LAODONGGIADI NH L.LDTHUE L.LANPHUN L.TUOI a. Dependent Variable: L.NÁNGUAT 9. Kết quả hồi quy mô hình về lợi nhuận Model Summaryb 74 Model R R Square .989a 1 Adjusted R Square .979 Std. Error of the Estimate .975 DurbinWatson 3.9921 1.788 a. Predictors: (Constant), dongia, cpcongcu1, tcptoliep, cpgiong, cpphan, cpkhac1, tcptuoi, cpthuoc, cplaodong, nangsuat b. Dependent Variable: loinhuan ANOVAb Model 1 Sum of Squares Regression Mean Square 43677.093 10 4367.709 940.288 59 15.937 44617.381 69 Residual Total df F 274.059 Sig. .000a a. Predictors: (Constant), dongia, cpcongcu1, tcptoliep, cpgiong, cpphan, cpkhac1, tcptuoi, cpthuoc, cplaodong, nangsuat b. Dependent Variable: loinhuan Coefficientsa Unstandardized Coefficients Model 1 B (Constant) Std. Error -168.570 8.661 .077 .737 cpphan -1.319 cpthuoc Standardized Coefficients Beta Collinearity Statistics t Sig. Tolerance VIF -19.463 .000 .002 .104 .917 .844 1.185 .200 -.225 -6.588 .000 .306 3.264 -.937 .156 -.200 -6.010 .000 .322 3.102 cplaodong -.959 .147 -.195 -6.518 .000 .400 2.501 cpcongcu1 -.368 .413 -.020 -.891 .377 .703 1.422 -1.085 .777 -.035 -1.396 .168 .561 1.784 tcptoliep -.879 .124 -.136 -7.088 .000 .964 1.037 cpkhac1 -.580 .537 -.024 -1.080 .285 .738 1.354 nangsuat .043 .002 .974 24.152 .000 .220 4.551 dongia .121 .005 .484 24.137 .000 .888 1.127 cpgiong tcptuoi a. Dependent Variable: loinhuan 75 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP Xin chào ông/bà, tôi tên: Lê Thành Nam hiện là sinh viên khoa Kinh Tế QTKD Trƣờng Đại Học Cần Thơ, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về “Phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp”. Rất mong ông/bà vui lòng dành chút ít thời gian để giúp tôi hoàn thành một số câu hỏi có liên quan đến mô hình trồng huệ của ông/bà dưới đây. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà. Tôi cam đoan những thông tin nhận được chỉ nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu và sẽ giữ bí mật tuyệt đối. Xin chân thành cảm ơn ông/bà. Mẫu số:...............ngày…………..tháng…………..năm 2014. Họ & tên người phỏng vấn: LÊ THÀNH NAM I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ 1. Họ & tên đáp viên:…………………………………... SĐT (nếu có):………… Tuổi:………………… 2. Giới tính:  Nam  Nữ 3. Địa chỉ: ấp…………………….xã…………………….huyện Lai Vung – Đồng Tháp 4. Trình độ học vấn:  Cấp 1  Cấp 2  Cấp 3  CĐ, ĐH  Không đi học 5. Số nhân khẩu trong gia đình:……………………………(người) 6. Số người tham gia sản xuất huệ:…………………………(người) 7. Thời gian cư trú ở địa phương:…………………………...(năm) II. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 8.Diện tích đất trồng huệ là bao nhiêu:………………………….(công) 9. Ông (Bà) có thuê đất sản xuất huệ không?  Có  Không (Nếu chọn “có” thì trả lời câu 10, chọn “không” thì sang câu 11) 76 10. Nếu có, giá thuê đất là bao nhiêu/công:……………………………….(đồng) 11. Một vụ sản xuất là bao nhiêu lâu:…………………………………………(năm) 12. Ông (Bà) sản xuất huệ được bao nhiêu năm:…………………………….(năm) 13. Nguyên nhân nào Ông (Bà) chọn sản xuất huệ? (Có thể chọn nhiều phương án)  Truyền thống gia đình  Bạn bè giới thiệu  Theo phong trào địa phương  Lợi nhuận cao  Sản phẩm dễ bán  Vốn đầu tư thấp  Đất đai thích hợp  Dễ trồng, ít bệnh hại  Khác…………………………………………………………………………… 14. Nguồn cung cấp giống cho Ông (Bà) từ đâu?  Trung tâm giống cây trồng  Hợp tác xã  Gần nhà  Tự có (giống từ vụ trước) 15. Ông (Bà) có được mời tham gia các cuộc hội thảo để tập huấn kỹ thuật trồng huệ hay không? (Chọn “có” thì tiếp tục trả lời câu 16-17, chọn “không” thì sang câu 18) 16. Ông (Bà) tham gia được bao nhiêu lần/vụ:………………………….(lần) 17. Các cuộc hội thảo Ông (Bà) dự là do ai tổ chức?  Trạm khuyến nông xã, huyện, tỉnh  Nơi Ông (Bà) mua phân bón, thuốc BVTV  Khác (ghi rõ)………………………………………………………………… 18. Nguồn vốn sản xuất huệ là từ đâu?  Tự có  Vay, hỗ trợ  Cả 2 77 III. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 19. Loại huệ trắng có phải là loại dễ trồng hay không?  Phải  Không 20. Sau khi gieo giống thì bao lâu Ông (Bà) có thể thu hoạch?  3 tháng  4 tháng  5 tháng  6 tháng 21. Trong thời gian thu hoạch thì khoảng cách giữa các lần thu hoạch là bao lâu?  3 ngày  4 ngày  5 ngày 22. Sau khi thu hoạch Ông (Bà) thường bán huệ cho ai?  Hợp tác xã  Công ty, doanh ngiệp  Thương lái  Chợ đầu mối 23. Tại sau Ông (Bà) lại chọn bán cho đối tượng trên?  Mua với giá cao  Trả tiền ngay  Uy tín  Quen biết trước  Bao tiêu sản phẩm  Đến tận nhà  Khác (ghi rõ)…………………………………………………………….. 24. Hình thức đối tượng trên thanh toán cho Ông (Bà)?  Trả ngay bằng tiền  Trả trước một khoảng  Thanh toán sau (thiếu) 25. Khi mua, bán giá cả do ai quyết định?  Người mua  Người bán  Thỏa thuận  Gía thị trường IV. THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ VÀ TÌNH HÌNH THU NHẬP (Thông tin được lấy từ vụ sản xuất gần nhất) 26. Xin Ông (Bà) cho biết chi phí làm đất chuẩn bị trồng là bao nhiêu? ……................ (đồng/công) (Bao gồm: bón vôi, lên liếp, đắp dòng……) 27. Chi phí giống:……………………………(đồng/công) Giá huệ giống:……………….(đồng/kg) Trồng bao nhiêu kg/công:………….(kg) 28. Chi phí tưới tiêu là bao nhiêu tiền/vụ?.....................................(đồng) Số lần tưới/tháng:……………(lần) Số tiền/lần tưới:………………(đồng) 78 29. Chi phí phân bón là bao nhiêu/công/vụ?...........................................(đồng) Lần bón/tháng Lượng phân (kg/lần) Giá phân/lần (đồng) Thành tiền 30. Chi phí thuốc BVTV là bao nhiêu/công/vụ?.........................................(đồng) Lần phun/tháng/công Lượng thuốc (chai/lần) Giá thuốc/lần (đồng) Thành tiền 31. Chi phí lao động…………………………..(đồng/công/vụ) Số ngày /tháng/công (Ngày) Lao động Đơn giá Thành tiền Lao động thuê (mướn) Lao động gia đình 32. Chi phí mua dụng cụ sản xuất:…………………..(đồng/công/vụ) 33. Chi phí đắp đê, bơm nước:………………………(đồng/công/vụ) 34. Chi phí tô liếp:………………………………….(đồng/công/vụ) Số lần tô/vụ:……………………. Số tiền/lần tô/công/vụ 35. Chi phí rơm mục:……………..(đồng/công/vụ) 36. Thông tin về thu nhập Tổng diện tích (công) Năng suất/tháng/ công (bông) Tổng sản lượng (bông) 79 Đơn giá Thành tiền (1000 đồng/bông) 37. Thuận lợi và khó khăn khi bắt đầu sản xuất (Có thể chọn nhiều phương án) a. Thuận lợi  Đủ vốn  Điều kiện tự nhiên thuận lợi  Giao thông thuận lợi  Giá đầu vào ổn định  Tập huấn kỹ thuật  Có kinh nghiệm b. Khó khăn  Thiếu kinh nghiệm  Giá đầu vào cao  Nguồn giống không tốt  Thiếu hụt vốn  Thời tiết thất thường  Khác (ghi rõ)………………… 38. Thuận lợi và khó khăn của đầu ra sản xuất (Có thể chọn nhiều phương án) a. Thuận lợi  Dễ tiêu thụ  Được bao tiêu sản phẩm  Chủ động khi bán  Giá cao  Bán tại chỗ  Thu hoạch nhiều lần b. Khó khăn  Thiếu thông tin thị trường  Bị ép giá  Giá cả bấp bên  Sản phẩm kém chất lượng  Không được định giá sản phẩm  Khác (ghi rõ)………………………….. 80 81 [...]... xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất của mô hình hoa huệ trắng trên đất ruộng Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình trồng huệ Mục tiêu 3: Đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng cho các nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh. .. cao hiệu quả sản xuất của nông hộ trên chính mảnh đất canh tác của mình là một vần đề hết sức bức thiết hiện nay và đó là nguyên nhân to lớn thúc đẩy em thực hiện đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất. .. ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng của nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp? Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng cho người dân ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn huyện Lai Vung Địa bàn trên được chọn là vì nơi đây có diện tích trồng hoa huệ trắng lớn... Vung, tỉnh Đồng Tháp 1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Kiểm định giả thuyết Đề tài nghiên cứu nhằm kiểm định hai giả thuyết: Mô hình sản xuất hoa huệ trắng đem lại nguồn thu nhập ổn định hơn so với trồng lúa của nhiều nông hộ 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng sản xuất hoa huệ trắng hiện nay ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp như... sau: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm Hiệu quả sản xuất bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối Trong đề tài, chủ yếu chỉ phân tích hiệu quả kinh tế và không đề cập đến các loại hiệu quả khác, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với... được sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất của các nông hộ trồng huệ bằng cách so sánh giữa DT và CPSX Thông qua công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí + Nếu lợi nhuận > 0 => mô hình sản xuất đạt hiệu quả + Nếu lợi nhuận < 0 => mô hình sản xuất chưa hiệu quả Mục tiêu 3: Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ Đồng thời nhằm để giải thích mối tương quan giữa các biến phụ... dụng trên đơn vị diện tích (lần/tháng)  Số lần tưới (lnX5): là số lần nông hộ tưới nước cho huệ trên đơn vị diện tích (lần/tháng)  Số lần tô liếp (lnX6): là số lần tô liếp mà nông hộ thuê trong quá trình sản xuất huệ (lần/vụ)  Lượng phân bón (lnX7): là lượng phân mà nông hộ dùng để bón cho huệ trên đơn vị diện tích trồng (kg) Thiết lập phương trình hồi quy (2) Để phân tích rõ về hiệu quả sản xuất của. .. chọn vùng nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu của đề tài chủ yếu được thực hiện ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp Lý do chọn vùng này để nghiên cứu là do Lai Vung là một trong những huyện của tỉnh Đồng Tháp có trồng hoa huệ trắng nhiều nhất với hơn 240 ha diện tích đất sản xuất hoa huệ trắng, trong đó xã Phong Hòa là xã chiếm hơn 50% diện tích, kế đến là Định Hòa và Tân Hòa Để thực hiện đề tài này tôi đã chọn... Diện tích trồng huệ (lnX1): là một khoảng diện tích mà nông hộ sử dụng để sản xuất hoa huệ trắng (công)  Lao động gia đình (lnX2): là số ngày công mà gia đình bỏ ra trên đơn vị diện tích để sản xuất huệ (ngày/công/tháng)  Lao động thuê (lnX3): là số ngày công mà nông hộ thuê để sản xuất huệ trên đơn vị diện tích (ngày/công/tháng)  Số lần phun thuốc (lnX4): là số lần phun thuốc BVTV được nông hộ sử... huyện Lai Vung, niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp và các thông tin truyền thông khác từ báo đài và internet 2.2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu a) Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, tổng hợp, dùng số tương đối và tuyệt đối để phân tích tình hình sản xuất hoa huệ trắng từ vụ gần nhất Từ đó đưa ra nhận xét và kết luận về tình hình sản xuất hoa huệ trắng của nông hộ

Ngày đăng: 17/10/2015, 08:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan