Trên cơ sở điều tra chọn mẫu thuận tiện của 190 hộ trồng quýt hồng 4 xã như: Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, do các xã này có diện tích đất trồ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ HỒNG PHÚ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY QUÝT HỒNG Ở HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Đức
TP Hồ Chí Minh, năm 2015
Trang 2Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 1
TÓM TẮT
Đặc sản quýt hồng Lai Vung được vinh danh “Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2014”, quýt hồng là cây ăn quả đặc sản của huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, đã có danh tiến lâu đời và có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây có múi khác Hiện nay cả khu vực Đồng bằng sông Cữu Long chỉ có huyện Lai Vung trồng được quýt hồng
Trên cơ sở điều tra chọn mẫu thuận tiện của 190 hộ trồng quýt hồng 4 xã như: Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, do các xã này
có diện tích đất trồng lớn nhất của huyện, có đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng quýt hồng đã tìm và xác định các yếu tố tác động đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây quýt hồng dựa trên các số liệu điều tra về: Vốn, lượng phân bón hữu cơ, lượng phân bón vô
cơ, kinh nghiệm, diện tích đất canh tác, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ và số người trong hộ, tham gia hợp tác xã, tập huấn
Nghiên cứu được sử dụng phương pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, hàm sản xuất Cobb-Douglas để đánh giá các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả của hộ trồng quýt
Nghiên cứu đã cũng cấp được bằng chứng định lượng về các yếu tố tác động đến năng suất trồng quýt của các hộ nông dân huyện Lai Vung – Đồng Tháp Với các biến được đưa vào mô hình bao gồm: vốn, phân vô cơ, diện tích, học vấn
Nghiên cứu đã cũng cấp được bằng chứng định lượng về các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận trồng quýt của các hộ nông dân huyện Lai Vung – Đồng Tháp Với các biến được đưa vào mô hình bao gồm: vốn, phân vô cơ, học vấn
Về mặt thực tiển, nghiên cứu này giúp cho lãnh đạo ngành nông nghiệp thấy được khái quát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất và hiệu quả kinh tế từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm gia tăng năng suất và hiệu quả kinh tế đối với các hộ dân trồng quýt
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 7
1.1 Lý do chọn đề tài 7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 9
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 9
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 9
1.5 Phương pháp nghiên cứu: 9
1.6 Kết cấu của luận văn 10
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11
2.1 Các lý thuyết liên quan 11
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 11
2.1.1.1 Khái niệm 11
2.1.1.2 Đặc điểm 12
2.1.2 Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp 12
2.1.3 Lý thuyết về các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp 13
2.1.4 Các mô hình lý thuyết về thu nhập 15
2.1.5 Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư ( RR- RATE OF RETURN) 16
2.1.5.1 Khái niệm, phân loại 16
2.1.5.2 Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR – Rate Of Return) 18
2.2 Phân tích kinh tế trong sản xuất nông nghiệp 19
2.2.1 Phương pháp hạch toán 19
2.2.2 Phương pháp lập trình toán 20
2.2.3 Phương pháp hàm sản xuất tân cổ điển 20
2.2.3.1 Khái niệm về hàm sản xuất nông nghiệp 20
2.2.3.2 Định luật năng suất biên giảm dần 23
2.2.3.3 Hàm sản xuất Cobb – Douglas: 23
2.2.3.4 Ứng dụng và đặc tính của hàm sản xuất Cobb – Douglas 24
Trang 4Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 3
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước 26
2.4 Đặc điểm tỉnh Đồng Tháp: 29
2.4.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp 29
2.4.2 Đất nông nghiệp 31
2.5 Đặc điểm và thực trạng trồng quýt hồng tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp 31
2.5.1 Điều kiện tự nhiên 31
2.5.2 Địa hình và đặc điểm thổ nhưỡng 32
2.5.2.1 Địa hình 32
2.5.2.2 Đặc điểm thổ nhưỡng 32
2.5.3 Hiện trạng sản xuất một số loại cây ăn quả 35
2.5.3.1 Diện tích 35
2.5.3.2 Phân bố diện tích cây ăn quả giữa các vùng 35
2.5.3.3 Sản lượng 37
2.5.3.4 Chất lượng sản phẩm quả 38
2.5.3.5 Giá trị sản xuất 38
2.5.4 Tổ chức sản xuất 40
2.5.5 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm 40
2.5.6 Tình hình bảo quản, sơ chế và tiêu thụ 41
2.5.6.1 Tình hình bảo quản, sơ chế 41
2.5.6.2 Tình hình tiêu thụ 42
2.5.7 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Lai Vung: 43
2.6 Đánh giá chung: 48
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 50
3.1 Phương pháp nghiên cứu 50
3.2 Các giai đoạn thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp 51
3.3 Cách thức thu thập dữ liệu 51
3.4 Qui trình sàng lọc và xử lí dữ liệu 51
3.5 Nguồn thu thập dữ liệu 52
Trang 53.6 Qui trình nghiên cứu 52
3.7 Mô hình nghiên cứu 53
3.8 Giải thích các biến và kỳ vọng dấu trong mô hình 54
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
4.1 Thống kê mô tả các biến 58
4.1.1 Các yếu tố tác động đến năng suất quýt 60
4.1.2 Các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận 61
4.2 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đổi 61
4.3 Kết quả hồi quy bằng phương pháp bình phương tối thiểu có trọng số 62
4.4 Thảo luận kết quả hồi quy từ mô hình bình quân tối thiểu có trọng số 63
4.4.1 Đối với mô hình năng suất 63
4.4.2 Đối với mô hình tỷ suất lợi nhuận 65
4.4.3 Kết luận chương 66
4.4.3.1 Mô hình năng suất 66
4.4.3.2 Mô hình tỷ suất lợi nhuận 66
4.4.3.3 Giới hạn của đề tài 66
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2 Kiến nghị 68
5.2.1 Đối với trình độ học vấn 69
5.2.2 Đối với vốn trong sản xuất nông nghiệp 69
5.2.3 Đối với diện tích đất 70
5.2.4 Phân vô cơ 70
Trang 6Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 5
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp……….30
Hình 2.2 Bản đồ đất huyện Lai Vung ….………34
Hình 2.3 Diễn biến diện tích, sản lượng, giá trị sản xuất cây ăn quả chủ lực qua các năm (2011-2013) huyện Lai Vung.…… …… …… ……….…… 39
Hình 2.4 Nhãn hiệu hàng hóa “ Quýt hồng Lai Vung” ……… …41
Hình 2.5 Thu gom, tiêu thụ quýt hồng ở Lai Vung ………… ….42
Hình 2.6 Sơ đồ kênh tiêu thụ cây ăn quả huyện Lai Vung …… 42
Bảng 2.5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu cây ăn quả Lai Vung 43
Bảng 3.1 Giải thích các biến và kỳ vọng dấu trong mô hình… …54
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến ……….….58
Bảng 4.2 Bảng kết quả hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
và tỷ suất sinh lời của các hộ dân trồng quýt ……… ……… 60
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy ……….……….61
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV: bảo vệ thực vật
CAQ: Cây ăn quả
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations): Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
GAP (Good Agricultural Practice): Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
HTX: Hợp tác xã
IPM (Integrated Pest Management): Quản lý dịch hại tổng hợp
NN & PTNT: Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
SX: sản xuất
THT: Tổ hợp tác
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices): Quy trình thực hành sản xuất tốt cho
rau, quả an toàn tại Việt Nam
Trang 8Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài
Tại lễ “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2014” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương tổ chức có 145 sản phẩm nông nghiệp được tôn vinh, trong đó đặc sản quýt hồng Lai Vung được vinh danh “Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2014”
Năm 2013, 2014 sản phẩm quýt hồng Lai Vung luôn được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chứng nhận về chất lượng, có tính xã hội cao, thân thiện mội trường, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và mang tính phát triển bền vững Đặc biệt, sản phẩm đặc sản quýt hồng Lai Vung cũng được công nhận là một trong những sản phẩm chiếm thị phần lớn thị trường trong nước, nhất là vào các ngày lễ, Tết Vì lợi thế của cây quýt hồng là chín đúng dịp tết nguyên đán, màu sắc trái đẹp chất lượng ngon, hiện chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM … nói chung tiềm năng của cây quýt hồng còn rất lớn
Quýt hồng Lai Vung được “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu” không chỉ là cầu nối gắn kết sản phẩm của “4 nhà” (Nhà nông, Nhà nước, Nhà khoa học, Doanh nghiệp) với người tiêu dùng mà còn tiếp thêm nguồn động lực cho nhà vườn đầu tư phát triển sản phẩm quýt hồng Lai Vung theo hướng hiện đại
Quýt hồng là cây ăn quả đặc sản của huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, đã có danh tiến lâu đời và có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây có múi khác Hiện nay cả khu vực ĐBSCL chỉ có huyện Lai Vung trồng quýt hồng nhiều với diện tích 1.176 ha và chỉ quýt hồng trồng tại Lai Vung mới có màu sắc đẹp và hương vị đậm đà hơn những nơi khác Tại huyện Lai Vung không phải tất cả các xã đều trồng được quýt hồng mà hiện nay chỉ có 4 xã Long Hậu, Tân Thành, Tân phước và một phần của xã Vĩnh Thới là trồng được loại cây này,
Trang 9do có giá trị kinh tế cao nên đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt
Quýt hồng Lai Vung không chỉ nổi tiếng về chất lượng, màu sắc mà còn có giá trị và hiệu quả kinh tế rất lớn, sản lượng trung bình hàng năm khoảng 35.000-40.000 tấn (giá trị tương đương 280tỷ đồng) và là cây ăn quả chủ lực của huyện Lai Vung, hiện nay các nhà vườn đang áp dụng các biện pháp kỹ thuật như IPM, GAP để sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời cũng là nguồn thu nhập quan trọng của nhà vườn trong huyện
Để có thể trồng quýt hồng đạt năng suất cao, hiệu quả thì việc nghiên cứu tác động của các yếu tố đầu vào, trang bị kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân, cung cấp vốn đầu tư cho các hộ trồng quýt hồng là rất quan trọng Trong những năm gần đây giá phân bón, nhân công tăng lên khá cao, đồng thời giá đầu ra của quýt hồng luôn biến động thì thu nhập của hộ trồng quýt hồng khó mà đảm bảo, nếu tính toán không kỹ có thể bị thua lỗ, dẫn đến vườn quýt hồng không được đầu tư chăm sóc, thậm chí phải chặt bỏ để trồng cây khác
Nghiên cứu này mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho những người làm công tác quản lý ngành nông nghiệp của huyện Lai Vung và các hộ trồng quýt hồng Đồng thời có thể làm cơ sở để tỉnh có qui hoạch định hướng phát triển, đề ra các giải pháp sử dụng yếu tố đầu vào trong việc trồng quýt hồng nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của loại cây trồng này
Với ý nghĩa trên, việc chọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
và hiệu quả kinh tế của cây quýt hồng ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” để phát hiện,
xác định các yếu tố tác động đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây quýt hồng; đề xuất các yếu tố để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây quýt hồng huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nhằm giúp cho người dân, chính quyền địa phương hiểu rõ lợi ích kinh tế và có những định hướng đầu tư tốt hơn cho cây quýt hồng để giữ thương hiệu và phát triển bền vững
Trang 10Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 9
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau đây:
- Khảo sát hiện trạng và sự phát triển của nghề trồng quýt hồng ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
- Xác định các yếu tố tác động đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây quýt hồng
- Đo lường tác động của các yếu tố đó đến năng suất và hiệu quả kinh tế cây quýt hồng
- Đề xuất kiến nghị liên quan đến nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây quýt hồng
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế của ngành nghề trồng quýt hồng ở huyện Lai Vung như thế nào?
- Các yếu tố nào tác động đến năng suất và hiệu quả kinh tế cây quýt hồng ?
- Mức độ tác động của các yếu tố đó đến năng suất và hiệu quả kinh tế cây quýt hồng như thế nào ?
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là người trực tiếp trồng quýt trong hộ của các nông hộ có vườn chuyên trồng quýt hồng ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp
- Phạm vi nghiên cứu 4 xã như: Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, do các xã này có diện tích đất trồng lớn nhất của huyện, có đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng quýt hồng
- Thời gian: vụ mùa năm 2014
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp định tính
Trước tiên phỏng vấn, thảo luận với các nhân viên phòng Nông nghiệp có trình độ chuyên môn về trồng cây quýt hồng Tiếp đến là khảo sát thực tế và trao đổi trực tiếp với chủ
Trang 11hộ trồng cây quýt hồng Kết hợp giữa kiến thức và kinh nghiệm thực tế, lập bảng câu hỏi để điều tra và thu thập số liệu Sau khi thu thập, dùng phương pháp thủ công để loại bảng câu hỏi không đạt tiêuchuẩn
* Phương pháp định lượng
Được tiến hành với mục đích tìm hiểu diện tích trồng, số người trồng cây quýt hồng trên địa bàn huyện Lai Vung Bên cạnh đó, tiến hành thu thập mẫu điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn
Dùng phần mềm Excel để nhập liệu bảng câu hỏi đạt yêu cầu đã thu thập được Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích qua phần mềm, để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
1.6 Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm 5 chương:
Chương 1 - Tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Chương 2 - Tổng quan cơ sở lý thuyết: các khái niệm, các lý thuyết về năng suất, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, các nghiên cứu trước, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị
Chương 3 – Mô hình nghiên cứu: giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, cách thức thu thập và xử lý số liệu
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: số liệu sau khi đã được xử lý, sử dụng phần mềm để phân tích kết quả
Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: trình bày kết quả nghiên cứu đạt được, kết luận và đưa ra đề xuất
Trang 12Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 11
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chính của Chương 2 là trình bày các lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu bao gồm lý thuyết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, các phương pháp hạch toán, lập trình, phương pháp dùng hàm sản xuất Cobb – Douglas và các ứng dụng của nó; các nghiên
cứu thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
2.1 Các lý thuyết liên quan
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật trồng làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản (Vũ Đình Thắng, 2011)
Theo Đào Công Tiến (2000), trong nông nghiệp có hai loại chính: (1) Thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần nông tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có
sự cơ giới hóa trong sản xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân; ( 2 ) Thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, là hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu Ngày nay, nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, nó không những tạo ra các sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ cho con người mà còn tạo
ra các loại khác như: sợi dệt, chất đốt, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học, lai tạo giống
Trang 13Theo Randy (2002), tỷ suất lợi nhuận lao động nông nghiệp phụ thuộc vào tỷ suất lợi
nhuận đất và qui mô đất Với tỷ suất lợi nhuận đất được tính bằng giá trị tổng sản phẩm tính trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp và qui mô đất là diện tích đất nông nghiệp tính trên một lao động nông nghiệp
Lewis (1955) cho rằng: tình trạng dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp là
nguyên nhân làm tỷ suất lợi nhuận lao động trong khu vực nông nghiệp thấp Dịch chuyển bộ phận lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp sẽ tác động làm tăng tỷ suất lợi nhuận lao động nông nghiệp và tăng sản lượng khu vực công nghiệp Từ đó nâng cao tốc độ phát triển kinh tế
2.1.1.2 Đặc điểm
Theo Todaro (1990, trích từ Đinh Phi Hổ, 2006), phát triển nông nghiệp trải tuần tự 3
giai đoạn từ thấp đến cao Từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp đến giai đoạn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, và giai đoạn phát triển cao nhất của nông nghiệp là giai đoạn nông nghiệp hiện đại
Quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau và được mô tả dưới dạng hàm sản xuất (Park, 1992)
2.1.2 Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra Nó được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh (Hoàng Hùng, 2007)
Theo Nguyễn Thế Nhã và ctg (2010), hiệu quả kinh tế được hiểu là “việc sử dụng
nguồn lực của nền kinh tế hiệu quả nhất để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ nhằm mang lại lợi ích lớn nhất với chi phí thấp nhất” Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế mà một ngành thường sử dụng là:
Tổng doanh thu TR =
Trong đó: Qi : khối lượng sản phẩm thứ i (tính trên ha)
P
Q i n
i i
1
Trang 14Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 13
Pi : giá đơn vị sản phẩm thứ i (tính trên ha)
Thu nhập (P) là phần tiền còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí Thu nhập phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất, người sản xuất thường sẽ quyết định lựa chọn sản xuất sản phẩm nào mà họ có thể đạt được mức thu cao nhất
P = TR – TC
Trong đó: TC là tổng chi phí sản xuất (tính trên ha)
Thu nhập lao động gia đình (Family Labour Income – FLI) là tổng của lợi nhuận và chi phí cơ hội của lao động gia đình (LC) tham gia vào quá trình sản xuất
FLI = P + LC
LC = ngày công x đơn giá thị trường
2.1.3 Lý thuyết về các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp
Theo Nguyễn Thế Nhã và ctg (2010), vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền
đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp Vốn trong nông nghiệp được phân thành vốn cố định và vốn lưu động Vốn sản xuất nông nghiệp có đặc điểm là tính thời vụ do đặc điểm của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp và đầu tư vốn trong nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro vì kết quả sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên Do chu kỳ sản xuất của nông nghiệp dài nên vốn dùng trong nông nghiệp có mức lưu chuyển chậm Vốn trong nông nghiệp được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Vốn tích lũy từ bản thân khu vực nông nghiệp, vốn đầu tư của ngân sách, vốn từ tín dụng nông thôn và nguồn vốn nước ngoài
Theo Nguyễn Văn Thường (2010), nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ
những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp Nguồn lao động nông nghiệp là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động
mà còn cả chất lượng nguồn lao động Đặc biệt là yếu tố phi vật chất của lao động như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm lao động được xem như yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến gia
Trang 15tăng sản lượng Do đó, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động chính là đầu tư làm gia tăng giá trị yếu tố đầu vào đặc biệt này Nhìn chung, nguồn lao động nông nghiệp Việt Nam chất lượng không cao do kỹ năng, kiến thức, tay nghề còn hạn chế, vì vậy thời gian tới cần đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động mới tạo sự gia tăng mạnh về năng suất lao động Để nâng cao chất lượng nguồn lao động hay nói cách khác nâng cao vốn con người thì lao động đó phải được giáo dục và đào tạo, đó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế
Theo Đinh Phi Hổ (2008), kiến thức của người sản xuất nông nghiệp được gọi là kiến
thức nông nghiệp, và có thể được xem như là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế
và cộng đồng mà người nông dân có được và ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình Kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất và coi đây là yếu tố có thể kết hợp các nguồn lực đầu vào chính như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới
và lao động Với các nguồn lực đầu vào giống nhau thì hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau
Theo Nguyễn Thế Nhã và ctg (2010), công nghệ được xem là đầu vào quan trọng
làm thay đổi phương pháp sản xuất, tăng năng suất lao động Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất sẽ nâng cao qui mô sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động, chi phí sản xuất thấp, do đó tác động gia tăng lợi nhuận, hiệu quả kinh tế
Theo Đào Công Tiến (2000), đất đai là nguồn tài nguyên nhưng có giới hạn, do đó
cần có sự quản lý chặt chẽ và sử dụng các phương pháp để nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích Đất có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm
Theo Lê Ngọc Báu (2013), sản xuất là một quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào
thành những yếu tố đầu ra, các yếu tố này có mối quan hệ tương quan mật thiết với nhau, trong thực tế người ta thường sử dụng hàm sản xuất để thể hiện mối quan hệ của các yếu tố, hàm sản xuất có dạng:
Y = F (X1, X2, X3,….Xn)
Trong đó: Y là sản lượng đầu ra; Xi là các yếu tố đầu vào thứ i
Trang 16Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 15
Trong sản xuất, các yếu tố đầu vào được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Là vốn (K) gồm các yếu tố chính như: nhà xưởng, đất đai, máy móc và
nguyên nhiên vật liệu, đây là nhóm các tư liệu sản xuất biểu hiện cho quy mô sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp các yếu tố đầu vào chính thuộc nhóm vốn gồm: đất, hệ thống tưới nước, máy móc nông nghiệp, sân phơi, gia súc làm việc, giống cây trồng, phân bón, thuốc hóa học, nguyên vật liệu
Nhóm 2: Là lao động (L) được đề cập cả về số lượng và chất lượng lao động chất
lượng lao động bao hàm cả những yếu tố phi vật chất như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất
Nhóm 3: Là nhóm các yếu tố tăng tỷ suất lợi nhuận tổng hợp (Total Factor
Productivity - TFP) điển hình như công nghệ sản xuất, thể chế chính trị
2.1.4 Các mô hình lý thuyết về thu nhập
Jolliffe (1998) đã đề nghị mô hình sau để tính thu nhập từ nông nghiệp
πf = π(AF, XF, PF)
AF: giá trị đất canh tác và những thiết bị dành cho sản xuất nông nghiệp
XF : đặc điểm nông hộ (trình độ học vấn, tuổi, giới tính…)
PF : giá cả yếu tố đầu vào, đầu ra
Người ta thường sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để đo lường mức độ đóng góp của các yếu tố đầu vào đóng góp vào sản lượng đầu ra của sản xuất, trong dài hạn hàm Cobb Douglas có dạng:
Y = AKaLb
A: tổng các yếu tố sản xuất
L: lao động
Trang 17K: vốn
a, b: các hệ số của K và L
2.1.5 Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư ( RR- RATE OF RETURN)
2.1.5.1 Khái niệm, phân loại
Theo Phan Văn Dũng (2008) xét trên góc độ đầu tư, chỉ tiêu lợi nhuận thuần ( W –
Worth) được tính cho từng năm hay cho cả đời dự án và bình quân năm của đời dự án
Lợi nhuận thuần từng năm ( Wi ) được xác định như sau:
Wi = Oi - Ci
Trong đó:
Oi : Doanh thu thuần năm i
Ci : Các chi phí năm i bao gồm tất cả các khoản phí có liên quan tới sản xuất, kinh doanh năm i: chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí khấu hao, chi phí thuê tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Lợi nhuận giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động tài chính doanh nghiệp, nó quyết định sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào Vì vậy mà lợi nhuận là một trong nhữngchỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh Trước tiên nó là cái mà bất kỳ ông chủ doanh nghiệp nào cũng quan tâm, ẩn sau đó là động cơ để bất kỳ nhà đầu tư nào bỏ tiền đầu tư
Tuy vậy, không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau vì:
- Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trường tiêu thụ cùa các doanh nghiệp khác nhau dẫn đến lợi nhuận cũng khác nhau
- Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau Ở những doanh nghiệp lớn được đầu tư lớn hơn nhưng do hoạt động
Trang 18Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 17
sản xuất, quản lý kém, nhưng số lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệp quy mô nhỏ dù hoạt động tốt Cho nên để đánh giá một cách đúng đắn chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối người ta còn sử
dụng chỉ tiêu tương đối là tỷ suất lợi nhuận
Theo Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1995) có nhiều cách xác định tỷ suất lợi
nhuận, mỗi loại lại có nội dung khác nhau, sau đây là một số cách phân loại và tính tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn : là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận (trước thuế hoặc sau thuế) thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, các hoạt động khác với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (thường là 1 năm)
Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thu được hàng năm tính trên 1 đồng vốn bỏ ra
Trong đó ta đặc biệt quan tâm tới tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, phần này sẽ được trình bày cụ thể ở sau:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận (trước thuế hoặc sau thuế) thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, các hoạt động khác với tổng doanh thu thuần thu về
Chỉ tiêu này phản ánh: mức lợi nhuận thu được trên 1 đồng doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành: là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
- Ngoài ra còn có 1 số chỉ tiêu khác như:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Trang 192.1.5.2 Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR – Rate Of Return)
Theo Lê Thị Phương Hiệp (2006) chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thuần tính cho
từng năm hoặc tính cho cả đời dự án thu đƣợc từ 1 đơn vị vốn đầu tƣ phát huy tác dụng
Nếu tính cho từng năm:
Wipv
RRi = -
IVO
Trong đó:
RRi : Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tƣ năm i
Wipv : lợi nhuận thuần năm i tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động
IVO : Vốn đầu tƣ tính tại thời điểm dự án đi vào hoạt động
Dựa vào RRi từng năm mà ta co thể so sánh giữa các năm và thấy đƣợc sự khác biệt này ở các dự án khác nhau
Nếu tính bình quân năm của cả đời dự án:
Trang 20Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 19
Tuy nhiên trong thực tế để cho dễ tính ta có thể lấy lợi nhuận thuần của một năm hoạt động ở mức trung bình trong đời dự án thay cho lợi nhuận thuần bình quân năm của đời dự
đó là mục đích cuối cùng của nhà đầu tư
Tuy nhiên chỉ dựa vào tỷ suất lợi nhuận thôi chưa đủ, nhà đầu tư quyết định đầu tư dựa trên hiệu quả biên của vốn (tỷ suất lợi nhuận biên vốn đầu tư)
Tỷ suất lợi nhuận biên vốn đầu tư phản ánh lợi nhuận tăng thêm khi gia tăng thêm 1
đơn vị vốn đầu tư Điều đáng nói ở đây là tỷ suất lợi nhuận biên vốn đầu tư giảm dần theo quy mô vốn đầu tư
Dễ thấy để có được 1 đơn vị vốn đầu tư gia tăng đó nhà đầu tư phải đi vay, phải trả lãi suất cho vay (nếu bản thân vốn tự có thì đó là chi phí cơ hội của đồng vốn đó) và nó chính là giá của vốn vay Do vậy nhà đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư thêm vốn tới khi hiệu quả biên của vốn còn lớn hơn giá của vốn vay
2.2 Phân tích kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
2.2.1 Phương pháp hạch toán
Đây là một phương pháp truyền thống được sử dụng từ lâu trong sản xuất nông nghiệp Có nhiều phương pháp hạch toán khác nhau, phục vụ cho các yêu cầu khác nhau trong nông nghiệp như: hạch toán toàn thể nông trại, hạch toán cho từng ngành sản xuất,
Trang 21hạch toán từng phần Phương pháp hạch toán cho từng ngành sản xuất là bảng hạch toán về chi phí và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất cụ thể một loại gia súc hay một loại cây trồng nào đó Điểm yếu của phương pháp này là không thể dùng để dự báo sự thay đổi về giá
cả các loại nông sản và vật tư đầu vào khi có sự thay đổi về lượng cung ứng trên thị trường (Sankhayan, 1988)
2.2.2 Phương pháp lập trình toán
Phương pháp lập trình toán giúp nông dân xác định được một tổ hợp tối ưu các loại cây trồng, vật trồng, kỹ thuật sản xuất, cách thức quản lý để đạt được doanh thu/lợi nhuận cao nhất tương ứng với điều kiện nguồn lực hiện có tại trang trại Ưu điểm lớn của phương pháp này là xem xét đồng thời nhiều yếu tố khác nhau trong nông trại cùng một lúc Thường dùng để đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi trong chính sách đến chi phí, thu nhập của nông dân và mô phỏng tiến trình hình thành quyết định tại nông trại Tuy nhiên, phương pháp này không dựa trên hành vi thực sự của người sản xuất như tối đa hóa lợi nhuận hoặc
né tránh rủi ro theo lý thuyết kinh tế nông nghiệp và kinh tế lượng (Taylor và Howitt, 1993)
2.2.3 Phương pháp hàm sản xuất tân cổ điển
2.2.3.1 Khái niệm về hàm sản xuất nông nghiệp
Theo Sadoulet và De Janvy (1995), hàm sản xuất nông nghiệp biểu diễn mối quan hệ
kỹ thuật giữa năng suất thu hoạch và các yếu tố đầu vào Các yếu tố đầu vào cùng nhau tương tác và tác động đến năng suất sau cùng của cây trồng hoặc vật nuôi Theo một định nghĩa khác thì hàm sản xuất mô tả mối quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các tài nguyên (yếu tố đầu vào) thành các loại nông sản phẩm Trên cơ sở lý thuyết kinh tế học, các yếu tố đầu vào của nông dân được phân chia thành yếu tố cố định và yếu tố thay đổi Một yếu tố đầu vào được xem là cố định khi số lượng của nó không thay đổi theo năng suất trong một khoảng thời gian nhất định Trong nông nghiệp, các yếu tố như đất đai, học vấn, tri thức nông nghiệp, được gọi là cố định trong một khoảng thời gian ngắn, bởi vì số lượng của nó không thay đổi khi năng suất thay đổi Ngược lại các yếu tố đầu vào thay đổi là các yếu tố
mà nông dân có thể kiểm soát và thay đổi số lượng của chúng để tác động đến năng suất Điều này có ý muốn nói là người nông dân có đủ thời gian để điều chỉnh loại và lượng vật tư
Trang 22Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 21
cần thiết trong sản xuất Tuy nhiên, các yếu tố đầu vào này được giả định là cố định hoặc thay đổi phụ thuộc vào khoảng thời gian được xem xét Các nhà kinh tế thông thường định nghĩa khoảng thời gian được gọi là dài khi khoảng thời gian đó đủ dài để tất cả các yếu tố đều có thể được thay đổi Ngược lại khoảng thời gian được gọi là ngắn hạn khi trong khoảng thời gian này nông dân chỉ thay đổi được một số yếu tố mà thôi Ngoài các yếu tố đầu vào thay đổi và cố định, hàm sản xuất trong nông nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên (nắng, gió, nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ không khí,…), các yếu tố sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp (tập đoàn vi sinh, côn trùng, sâu bệnh hại, và trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý sản xuất (giống địa phương so với giống mới, giống lai ghép; hoặc sản xuất
cơ giới hóa so với sản xuất thủ công, quản lý dinh dưỡng tổng hợp)
Theo Nguyễn Hữu Dũng (2007), trên khía cạnh kỹ thuật, năng suất sinh học hay tổng
lượng sinh khối đạt được và đưa ra khỏi hệ thống sản xuất bao gồm các nông sản phẩm chính (trọng lượng lợn xuất chuồng, hạt lúa, hạt bắp,…), và các phụ phẩm (lượng phân chuồng, rơm rạ) Tuy nhiên, các số liệu sản xuất nông nghiệp thường chỉ chú ý đến phần sản phẩm chính (năng suất thu hoạch trên một đơn vị diện tích, trọng lượng đạt được trong một khoảng thời gian) có thể mua bán và trao đổi trên thị trường Trong các phân tích kinh tế thì kết quả sản xuất thường được đo lường theo khối lượng vật chất (tấn lợn hơi, tấn lúa), hoặc theo giá trị bằng tiền (giá trị sản lượng thu hoạch), mà không nhất thiết phải nêu rõ số lượng vật tư đã
sử dụng Ngược lại trong những phân tích về hàm sản xuất nông nghiệp, thì năng suất hoặc năng suất đất đai (trong một khoảng thời gian) thường dùng để đo lường kết quả sản xuất về mặt vật chất (nghĩa là tỷ lệ sản lượng có thể thu hoạch trong một khoảng thời gian trên một đơn vị diện tích đất Năng suất, năng suất đất này được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố đầu vào
Dạng tổng quát của hàm sản xuất nông nghiệp có thể được biểu diễn như sau:
Y = f (X, Z, R,S,T)
Trong đó Y là kết quả sản xuất trên một đơn vị thời gian (hoặc năng suất); X là véctơ các yếu tố đầu vào thay đổi (ví dụ: lao động, con giống, thức ăn, lượng nước, lượng thuốc thú y); Z là véctơ các yếu tố đầu vào cố định (ví dụ: diện tích, cấu trúc chuồng trại, học vấn
Trang 23của người chăn nuôi); R là véctơ đại diện cho các yếu tố tự nhiên (ví dụ: nhiệt độ, độ ẩm, gió); S là véctơ các yếu tố sinh học (nguồn và tập đoàn dịch bệnh) và T là véctơ các yếu tố về trình độ kỹ thuật và quản lý (giống mới, giống địa phương, thủ công, công nghiệp, quản lý dịch bệnh tổng hợp)
Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra từ việc kết hợp một lượng các yếu tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử dụng ứng với mỗi kỹ thuật để sản xuất mức sản lượng đầu ra theo ý muốn Tuy nhiên, mối quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và dài hạn có những đặc tính riêng do những thay đổi các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và dài hạn khác nhau
Theo Pindyck và Rubinfeld (2001), trong ngắn hạn, do các yếu tố đầu vào cố định –
biểu thị cho các hàng hóa không sử dụng hết trong quá trình sản xuất như nhà xưởng, đất đai
và máy móc thiết bị, không dễ dàng thay đổi nên việc muốn tăng năng suất hay giảm sản lượng chỉ có thể bằng cách thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi như nguyên, nhiên vật liệu, lao động trực tiếp mà thôi Việc gia tăng lượng yếu tố đầu vào biến đổi không phải lúc nào cũng làm cho sản lượng tăng theo, giai đoạn đầu khi tăng lượng yếu tố đầu vào sẽ dẫn đến năng suất cận biên và năng suất trung bình của các yếu tố đó đều tăng dẫn đến sản lượng tăng nhanh, nhưng khi tăng vượt quá một mức nhất định sẽ làm cho năng suất cận biên và năng suất trung bình của các yếu tố đó cùng giảm dần cho đến khi năng suất cận biên (MPi)
< 0 thì sản lượng bắt đầu giảm dần Hiện tượng này có tính quy luật, một quy luật về công nghệ: duy trì tất cả các yếu tố sản xuất không thay đổi ngoại trừ một yếu tố, quy luật năng suất biên giảm dần cho rằng đến một mức nhất định, sự tăng thêm đầu vào biến đổi sẽ dẫn đến năng suất cận biên của nó giảm dần Mối quan hệ giữa năng suất cận biên (MPi), năng suất trung bình (APi) và sản lượng Y như sau:
MPi > APi thì APi tăng dần; MPi > 0 thì Y tăng dần;
MPi < APi thì APi giảm dần; MPi < 0 thì Y giảm dần;
MPi = APi thì APi cực đại; MPi = 0 thì Y cực đại;
Trang 24Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 23
Như vậy hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi cao nhất khi năng suất cận biên
và năng suất trung bình bằng nhau, hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và biến đổi đó vẫn còn khi năng suất cận biên dương và sản lượng sẽ đạt tối đa khi năng suất cận biên bằng 0
Trong dài hạn, tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi, do đó khả năng thay đổi sản lượng đầu ra trong dài hạn sẽ lớn hơn trong ngắn hạn, sản lượng đầu ra trong dài hạn sẽ phụ thuộc vào tất cả các yếu tố đầu vào và sẽ quyết định quy mô sản xuất Nếu tỉ lệ tăng sản lượng bằng tỉ lệ tăng của các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là hiệu suất không đổi theo quy mô; Nếu tỉ lệ tăng sản lượng lớn hơn tỉ lệ tăng của các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa
là hiệu suất tăng theo quy mô, thể hiện tính kinh tế của quy mô; Nếu tỉ lệ tăng sản lượng nhỏ hơn tỉ lệ tăng của các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là hiệu suất giảm dần theo quy mô, thể hiện tính phi kinh tế của quy mô
2.2.3.2 Định luật năng suất biên giảm dần
Định luật năng suất biên giảm dần là một vấn đề cơ bản trong kinh tế sản xuất Định luật này phát biểu rằng khi tăng thêm một hay nhiều đơn vị yếu tố đầu vào thay đổi, trên nền tảng ban đầu của các yếu tố đầu vào cố định đến một giới hạn nào đó thì năng suất tăng thêm
bị giảm dần Ví dụ, khi gia tăng thêm lượng phân đạm vào sản xuất lúa, đến một lượng nhất định nào đó (tùy theo giống lúa), thì mỗi kilogram tăng thêm của phân đạm sẽ thu hoạch được lượng lúa gia tăng ngày càng ít đi (mặc dù năng suất vẫn cao hơn) Từ đây có thể suy luận rằng nếu dạng hàm tuyến tính được gán vào cho sản xuất cây trồng và vật nuôi thì định luật này sẽ không được thỏa vì lúc đó mức gia tăng trong năng suất là như nhau cho mỗi đơn
vị yếu tố đầu vào được thêm vào (Y= bX) (Debertin, 1986)
2.2.3.3 Hàm sản xuất Cobb – Douglas:
Hàm sản xuất vừa trình bày trong phần trên đơn thuần chỉ thể hiện mối quan hệ kỹ thuật giữa năng suất và các yếu tố đầu vào, không có một yếu tố kinh tế nào được xem xét và chủ yếu được các nhà kỹ thuật nông học sử dụng
Mãi đến năm 1928 thì những vấn đề cơ bản trong lý thuyết kinh tế sản xuất do Cobb
và Douglas đề xuất, và các nhà kinh tế nông nghiệp là những người tiên phong trong việc
Trang 25ứng dụng những tiến bộ về kinh tế sản xuất này Với lý thuyết kinh tế sản xuất, giá cả nông sản và giá các yếu tố đầu vào được đưa vào hàm sản xuất để nghiên cứu hành vi kinh tế của người sản xuất theo lý thuyết kinh tế tân cổ điển Có rất nhiều dạng hàm số khác nhau có thể được sử dụng để mô tả mối quan hệ kỹ thuật giữa yếu tố đầu vào và năng suất trong nông nghiệp Việc lựa chọn dạng hàm nào tùy thuộc vào mục đích sử dụng của nghiên cứu, và cần phải mô tả sát với thực tế sản xuất Dạng tuyến tính như vừa nêu trên không được áp dụng vì trên thực tế khi đưa thêm yếu tố đầu vào đến một mức nào đó thì năng suất tăng thêm sẽ giảm dần chứ không thể là hằng số (Nguyễn Hữu Dũng, 2007) Vào giữa thập niên 1950, rất nhiều nhà kinh tế và kinh tế nông nghiệp phát hiện ra nhiều điểm yếu của dạng hàm Cobb – Douglas (đặc biệt là không thể mô tả được hết 3 giai đoạn của một hàm sản xuất, hệ số co giản sản lượng và hệ số co giản thay thế là hằng số), và đã xây dựng nhiều dạng hàm số khác sát thực hơn được Vào thập niên 60 và 70, các nhà kinh tế nông nghiệp đa số sử dụng các dạng hàm số linh hoạt hơn để nghiên cứu sản xuất nông nghiệp và tìm ra các hệ số co giản thay thế giữa các yếu tố đầu vào không phải là hằng số nữa mà khác nhau trong từng cặp yếu
tố (Debertin, 1986)
2.2.3.4 Ứng dụng và đặc tính của hàm sản xuất Cobb – Douglas
Theo Debertin (1986), mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng rộng rãi
trong nghiên cứu kinh tế sản xuất nông nghiệp bởi vì những đặc tính đơn giản về toán học,
và diễn giải kết quả ước lượng Dạng hàm số này thường sử dụng như một trường hợp cơ bản
để so sánh với các dạng hàm số khác Khi kiểm định về đặc tính của nó không được thỏa (ví dụ: Thu nhập không đổi theo qui mô) thì nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm một dạng khác thích hợp hơn Đây là hàm số luôn tăng nhưng có độ dốc giảm dần, đặc tính này phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu là khi tăng thêm một lượng đầu vào cố định thì đầu ra luôn tăng nhưng với
tỉ lệ giảm dần (tức là đơn vị đầu vào sử dụng trước có tác động lớn hơn đơn vị sử dụng sau) Tuy nhiên, dạng hàm này không thể mô tả đúng 3 giai đoạn của một hàm sản xuất nông nghiệp Từ những điểm trên, hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng làm mô hình toán trong các ước lượng của nghiên cứu này Mô hình tổng quát như sau: Y = aXi i
; i = 1, 2,…n
là biến số đầu vào, a, là những thông số chưa biết, i là thứ tự các quan sát Lấy logarit thập
Trang 26Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 25
phân hai vế và thêm vào số hạng sai số, chúng ta có được hàm tuyến tính Cobb – Douglas
như sau:
LnYj = Bj + 1lnX1j + 2lnX2j + + nlnXnj + uj (với Bj = lna)
Qua chuyển đổi này, hàm Cobb – Douglas là hàm tuyến tính theo hệ số ước lượng Nói cách khác là LnY là hàm quan hệ tuyến tính với LnXi và có thể ước lượng các hệ số bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) Theo Debertin (1986), trong các ứng dụng hàm Cobb – Douglas hiện nay, không phải là hàm Cobb – Douglas nguyên thủy, mà chỉ là một dạng của hàm Cobb – Douglas mà thôi Hàm Cobb – Douglas nguyên thủy chỉ có hai biến số là lao động và vốn, và tổng giá trị của hai hệ số co giản sản lượng là bằng 1 Các hàm Cobb – Douglas khác có nhiều hơn 2 biến số và tổng giá trị của các hệ số co giản sản lượng
Hệ số co giãn sản lượng riêng phần: Trong mô hình này các hệ số có ý nghĩa là hệ số
co giản năng suất (nghĩa là tỷ phần trăm thay đổi trong năng suất so với phần trăm thay đổi trong yếu tố đầu vào)
Sản phẩm trung bình (AP): Sản phẩm trung bình là lượng sản phẩm được tạo ra trên một
đơn vị yếu tố đầu vào thay đổi, giữ nguyên giá trị của các yếu tố khác Giá trị sản phẩm trung bình được tính bằng cách lấy sản lượng chia cho lượng yếu tố đầu vào Giá trị này được tính riêng cho từng yếu tố đầu vào Giá trị sản phẩm trung bình đạt mức tối đa (cực đại) khi giá trị của nó bằng với giá trị sản phẩm biên (MP)
Sản phẩm biên (MP): Sản phẩm biên của một yếu tồ đầu vào là lượng sản phẩm tăng
thêm khi giá tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu đó Đạo hàm của Y theo từng yếu tố đầu vào
Xi,ta tìm được sản phẩm biên (MPi) của hàm số trên:
dLnY/dLnXi = (dY/dXi) (Xi/Y) = (MPi) (Xi/Y) = i hay MPi = i (Y/Xi)
Trang 27 Giá trị sản phẩm biên: Hàm sản suất Cobb – Douglas có quy luật năng suất cận biên
giảm dần VMP= MPi x PY được gọi là giá trị của sản phẩm và nó bằng với chi phí biên của yếu tố đầu vào thứ i Trong đó: MPi là giá trị sản phẩm biên; PXi là giá nhân tố đầu vào thứ i,
PY là giá sản phẩm đầu ra
Tối đa hóa lợi nhuận và lượng yếu tố đầu vào tối ưu: VMPi = MPi x PY được gọi là giá trị của sản phẩm biên của yếu tố đầu vào thứ i và nó bằng với chi phí biên của yếu tố đầu vào thứ i Phân tích kinh tế trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, với giả định là người nông dân có hành vi tối đa hóa lợi nhuận, và giá cả của nông sản, giá cả của các yếu tố đầu vào là
do thị trường quyết định (nghĩa là nông dân là người chấp nhận giá) Ta có điều kiện bậc nhất của bài toán tối đa hóa lợi nhuận là:
VMPi = Pxi Trong đó: MPi là giá trị sản phẩm biên; PY là giá sản phẩm đầu ra;
Pxi là giá của yếu tố đầu vào
VMPi = MPi x PY = Pxi
Thay thế giá trị của MPi vào công thức trên ta có: i (Y/Xi) x PY = Pxi Từ đây có thể tìm ra được mức độ tối ưu của một yếu tố đầu vào để đạt được lợi nhuận tối đa, giữ nguyên các yếu tố khác không thay đổi như sau:
Xi = i (Y x PY/Pxi)
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước
- Theo Hoàng Thị Việt Hà (2011) về phát triển cây ăn trái tỉnh Đồng Tháp, thực trạng
và giải pháp: Đồng Tháp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng cây ăn trái Tuy nhiên, hiện ngành trồng cây ăn trái của Tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế như: chất lượng cây trái còn thấp, chưa đồng đều, sản xuất còn nặng tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún; thị trường đầu ra chưa ổn định;… Do đó, việc thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng cây ăn trái trên địa bàn Tỉnh là rất quan trọng và cần thiết
Giải pháp dành cho các nhà vườn và nhà doanh nghiệp:
+ Để nâng cao chất lượng trái cây, trước tiên người nông dân phải mạnh dạn thay những giống cây ăn trái chất lượng kém đang trồng bằng những giống mới chất lượng cao
Trang 28Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 27
hơn, cụ thể là trồng bưởi da xanh, Năm Roi thay bưởi chua, trồng xoài cát Hòa Lộc để thay các giống xoài ghép
+ Các nhà sản xuất phải liên kết với nhau, thành lập các hợp tác xã, tổ sản xuất và tiêu thụ nông sản để nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường năng lực tài chính, ứng dụng kĩ thuật vào sản xuất, bảo quản và chế biến trái cây…
+ Chính quyền địa phương tiến hành rà soát, quy hoạch các vùng chuyên canh trái cây đặc sản có qui mô từ 1.000 ha trở lên trên cơ sở phát triển gắn với các điều kiện lợi thế của từng vùng sinh thái, hạ tầng, thương hiệu Cụ thể ở tỉnh Đồng Tháp đó là: xoài cát Chu, xoài cát Hòa Lộc, quýt hồng Lai Vung, nhãn Châu Thành Đặc biệt hạn chế việc trồng xen nhiều loài cây trên cùng một diện tích
+ Thực hiện đồng bộ bốn khâu sản xuất, thu mua, chế biến – bảo quản và tiêu thụ với chương trình liên kết bốn nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) Trong
đó, Nhà nước đảm nhiệm việc xây dựng chính sách, tạo hành lang pháp lí hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nhà khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu, cải tạo nguồn giống cây ăn trái, hướng dẫn nông dân áp dụng những kỹ thuật tiên tiến (như tiêu chuẩn GAP) để sản xuất những loại trái cây an toàn Nhà doanh nghiệp đóng vai trò trong khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm cây ăn trái của tỉnh Đồng Tháp
+ Các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhà vườn nâng cao công nghệ sau thu hoạch và bảo quản nông sản và gắn với chế biến tại chỗ để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao Nâng cao chất lượng hàng nông sản theo hướng sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học thay bằng phân bón hữu cơ, vi sinh Có thể nói, việc đánh giá hiện trạng và đề xuất các các giải pháp nhằm phát triển cây ăn trái ở tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết Mỗi giải pháp có những ưu điểm riêng, vì vậy trong quá trình thực hiện cần phải áp dụng đồng bộ, linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất
- Nghiên cứu của Bùi Thị Sáu (2013) về ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu
quả kinh tế cây cà rốt trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thấy các nông hộ sản xuất cà rốt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa sử dụng có hiệu quả các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đầu ra của cà rốt Các yếu tố đã được sử dụng quá nhiều so với mức tối ưu Để có thể đạt
Trang 29được hiệu kinh tế trong sản xuất cà rốt thì nông dân ở Lâm Đồng cần phải giảm lượng giống khoảng 255 g, giảm lượng phân khoảng 229 kg, giảm lượng thuốc phun khoảng 456 kg, giảm lượng nước tưới khoảng 245 m3 và giảm lượng công lao động khoảng 9 công tính trên 1.000 m2
- Nghiên cứu của Trần Thị Đỏ (2012) về năng suất hoa lan ở Thành Phố Hồ Chí Minh
cho thấy năng suất hoa lan có quan hệ tuyến tính với các biến độc lập trong mô hình với độ tin cậy đến 99% Trong đó, 59,3% thay đổi năng suất hoa lan được giải thích bởi 4 biến và vị trí ảnh hưởng của các biến là: (1) kinh nghiệm trồng lan, (2) Chi phí chăm sóc, (3) chủ hộ tham gia trồng và (4) là biến trình độ học vấn Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu người trồng hoa lan tăng 1% số năm kinh nghiệm thì năng suất hoa lan sẽ tăng 0,223%, nếu tăng chi phí chăm sóc trong năm lên 1% thì năng suất hoa lan sẽ tăng lên 0,399%, năng suất hoa lan sẽ tăng 0,155% nếu người trồng hoa lan trực tiếp tham gia vào quá trình nuôi trồng hoa lan và người trồng hoa lan có số năm đi học tăng 1% thì năng suất hoa lan sẽ tăng lên 0,149%
- Kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Báu (2013) về chi phí sản xuất cho thấy, trong tổng
chi phí, phân bón chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 41%, kế đến là nước tưới (39%) và thu hoạch (8%) Các hoạt động còn lại mỗi thứ chỉ chiếm từ 2% - 3%, chủ yếu là chi phí thuê lao động Tác giả này còn xác định lao động gia đình cũng là một nguồn quan trọng trong sản xuất cà phê Lao động gia đình sử dụng để làm cỏ, bảo dưỡng bồn tưới, tỉa thưa, thu hoạch và vận chuyển Chi phí lao động gia đình cao nhất là trong tỉa thưa, vận chuyển và thu hoạch, lần lượt chiếm 57%, 55% và 50% tổng chi phí nhân công Kế đến là chi phí về làm cỏ và bảo dưỡng bồn tưới cây, lần lượt là 47% và 42% Về sử dụng phân bón, kết quả cho thấy có tới 99% hộ điều tra đã từng sử dụng phân bón Chỉ có 1% hộ chưa bao giờ sử dụng
- Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2011), nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trồng cà phê tại hai tỉnh Lâm Đồng và ĐắK LắK, nghiên cứu khảo sát 293 hộ gia đình sản xuất cà phê tại hai tỉnh Lâm Đồng và ĐắK LắK cho thấy ngoài các yếu tố như diện tích thu hoạch, số lao động, qui mô vốn vay, chi phí sinh học,
Trang 30Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 29
chi phí cơ giới, kiến thức nông nghiệp tác giả đã bổ sung thêm một số yếu tố ảnh hưởng đến
tỷ suất lợi nhuận lao động/thu nhập hộ
- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nhiều (2013), nghiên cứu các yếu tố đầu vào ảnh
hưởng đến năng suất xoài của hộ trồng xoài tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất xoài của các hộ trồng xoài tại huyện Cao Lãnh chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Diện tích đất trồng xoài, lực lượng lao động tham gia sản xuất xoài, học vấn của người trồng xoài, tuổi cây xoài, mật độ trồng, lượng phân bón và vốn để sản xuất xoài Trong đó yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là diện tích đất trồng xoài
2.4 Đặc điểm tỉnh Đồng Tháp:
2.4.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long với vị trí:
- Cách thành phố Hồ Chí Minh: 165 km về phía Tây Nam
- Bắc và Tây Bắc: giáp tỉnh Prây Veng (Campuchia), đường biên giới 48,7 km
- Nam và Đông Nam: giáp tỉnh Vĩnh Long
- Đông: giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An
- Tây: giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ
Trang 31Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa) Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông thương Ngoài sông Tiền, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên,
110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng ruộng
Trang 32Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 31
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện
2.4.2 Đất nông nghiệp
Đồng Tháp có tiềm năng lớn về nông nghiệp, là vùng trọng điểm lương thực của cả nước, là một trong những vựa lúa lớn nhất ở Đồng Bằng sông Cửu Long Tổng diện tích đất nông nghiệp là 206.784 ha, trong đó cây ngắn ngày 191.908 ha, cây dài ngày 14.959 ha Đất đai được thiên nhiên ưu đãi rất màu mỡ, cây cối xanh tươi, nước ngọt quanh năm Hai con sông Tiền và sông Hậu, hàng năm mang khối lượng lớn phù sa 600-1000gr/m3 nước, cùng với hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh bồi đắp cho đồng ruộng Đất Đồng Tháp rất thích hợp cho sự phát triển của các loại cây ăn trái với sản lượng lớn như cam, quýt, bưởi, chanh, quýt, chôm chôm, nhãn,… Diện tích khoảng trên 10.000 ha với sản lượng khoảng 100.000 tấn
2.5 Đặc điểm và thực trạng trồng quýt hồng tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
Lai Vung là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Đồng Tháp, diện tích tự nhiên 23.844,4570 ha, dân số năm 2013 là 161.432 người, mật độ dân số bình quân 673 người/km2
Với vị trí quan trọng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu; gần khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) và tiếp giáp với các Trung Tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (An Giang) rất thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội
Mạng lưới giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi, với các tuyến huyện lộ đường nhựa kết nối với Tỉnh lộ 851, 852, 853, Quốc lộ 54 và 80; cách cảng Sa Đéc và cảng Cần Thơ chỉ 20km đi từ khu công nghiệp sông Hậu Hàng năm dòng sông Hậu bồi đắp lượng phù sa rất lớn, giúp sản xuất nông nghiệp nhất là Quýt Hồng sản lượng ổn định 30.000 tấn/năm, quýt đường 10.000 tấn, cam 9.000 tấn (cam soàn 5.000 tấn) Ngoài ra, huyện có làng nghề truyền
Trang 33thống như: sản xuất nem Lai Vung, đóng xuồng ghe, đan đát lờ lợp, đan bội, sản xuất nấm rơm với sản lượng bình quân 8.000 tấn/năm
2.5.2 Địa hình và đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai vùng ven sông Hậu là các dãy đất phù sa ven sông và ven các kênh rạch lớn lâu đời hàng năm được bồi đắp, nguồn nước ngọt đồi dào quanh năm thuận lợi cho phát triển lúa, màu, cây ăn trái, nuôi trồng và khai thác thủy sản
2.5.2.2 Đặc điểm thổ nhưỡng
- Nhóm đất phù sa: Tổng diện tích khoảng 11.445 ha chiếm 48% diện tích tự nhiên toàn huyện, hình thành từ trầm tích phù sa sông, phân bố chủ yếu dọc theo sông Hậu, hàng năm được bồi dắp thêm phù sa mới Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ và dinh dưỡng, thích hợp cho việc trồng lúa 2-3 vụ, ngoài ra những nơi có địa hình cao có thể trồng hoa màu và cây ăn trái (tập trung ở các xã như: Phong Hòa, Định Hòa, Tân Hòa, Vĩnh Thới, Tân Thành, Tân Phước, Long Hậu)
+ Đất phù sa chưa phân dị: phân bố ven sông Hậu thuộc địa bàn các xã Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa là loại đất non trẻ, hàm lượng chất hữu cơ cao, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ thích hợp cho nhiều loại cây trồng cho năng suất cao
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: phân bố ở xa sông hơn các phù sa không được bồi nhưng đã phát triển, thích nghi trồng lúa nước và hoa màu thâm canh hoặc xen canh
Trang 34Học viên: Lê Hồng Phú- ME4 Trang 33
- Nhóm đất phèn: Tổng diện tích khoảng 12.399 ha chiếm 52% diện tích tự nhiên toàn địa bàn Phân bố chủ yếu tại khu vực lòng máng trũng, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, bao gồm 2 loại đất sau:
+ Đất phèn hoạt động nông: chiếm 7% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở xã Long Thắng, Hòa Long và một phần ở xã Phong Hòa, Vĩnh Thới
+ Đất phèn hoạt động sâu: là nhóm đất có diện tích khá lớn chiếm 45% diện tích tự nhiên và chiếm 87% diện tích trong nhóm đất phèn, phân bố chủ yếu ở các xã: Tân Dương, Hòa Thành, Long Hậu, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa, Long Thắng, Hòa Long
và thị trấn Lai Vung Khả năng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp phụ thuộc vào độ sâu tầng sinh phèn và khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô
Trang 35Hình 2.2 Bản đồ đất huyện Lai Vung
Trang 36Học viên: Lê Hồng Phú Trang 35
2.5.3 Hiện trạng sản xuất một số loại cây ăn quả
2.5.3.2 Phân bố diện tích cây ăn quả giữa các vùng
Cây ăn quả phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã ven sông Hậu với 4 loại cây trồng có giá trị như: quýt hồng, quýt đường, cam, nhãn Có thể tạm phân vùng sản xuất như sau:
- Vùng I (Phong Hòa, Định Hòa) diện tích 1.064,5 ha, chiếm 25% tổng diện tích, trong đó: tập trung là cây nhãn với diện tích 457 ha, chiếm 10,7% tổng diện tích, sản lượng 4.469 tấn, chiếm 6,2 % tổng sản lượng Ngoài ra còn phát triển thêm trồng 02 loại cây ăn quả chính như: quýt đường, cam và một số loại cây ăn trái khác Tuy nhiên, việc sản phẩm cây ăn quả rất manh mún, không tập trung từng loại trên một tiểu vùng
- Vùng II (Tân Hòa, Vĩnh Thới, Tân Thành, Tân Phước, Long Hậu) diện tích 2.716,3, chiếm 63,9% tổng diện tích, tập trung các loại cây có múi như: quýt hồng, quýt đường, cam Trong đó, chỉ có 03 xã Tân Thành, Tân Phước, Long Hậu có diện tích sản xuất tập trung trên cùng 01 tiểu vùng Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng nhân dân thực hiện