Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
1,36 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ HOÀNG DIỄM
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LƯỢNG TIỀN VAY CHÍNH THỨC
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 12 – Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ HOÀNG DIỄM
MSSV: 4104665
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LƯỢNG TIỀN VAY CHÍNH THỨC
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS. LÊ KHƯƠNG NINH
Tháng 12 - Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự giúp đỡ của mọi ngƣời xung quanh. Đó không chỉ là những kiến thức
bổ sung trên giảng đƣờng đại học mà còn là những kinh nghiệm vô giá từ thực
tiễn, là những cái nhìn về cuộc sống, là biết bao thăng trầm của 1 đời ngƣời, là
những cách nhìn nhận vấn đề,...
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các hộ gia đình đã thực hiện
phỏng vấn để tôi thu thập số liệu cho đề tài. Xin cám ơn các cô, chú, anh, chị,
ông, bà đã cung cấp những thông tin quý báo, những trải nghiệm thăng trầm
trong cuộc sống để tôi hiểu thêm về những điều chƣa từng có trên sách vở,
cảm thông với những khó khăn và vững tin đứng dậy từ những vấp ngã trong
cuộc sống. Xin cảm ơn những tình cảm chân thành dành cho 1 anh chàng sinh
viên đi thu thập số liệu, cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình và sự động
viên khích lệ đầy ý nghĩa vào những lúc khó khăn, chán nản. Những điều đó
sẽ khó có thể nào bắt gặp lần nữa trên chặng đƣờng mà tôi bƣớc tiếp sau này.
Sẽ không còn nhiều cơ hội để gặp lại và nói lời cảm ơn với tất cả mọi ngƣời
nhƣng tôi tin rằng sự quý trọng mọi ngƣời sẽ luôn đi theo tôi trong suốt những
bƣớc đi sau này. Tôi xin cảm ơn tất cả mọi ngƣời!!
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn của thầy Lê Khƣơng Ninh.
Trong lúc thực hiện đề tài, tôi đã tạo ra không ít rắc rối không đáng có cho
thầy. Tôi thành thật xin lỗi và ghi nhớ những lỗi đó để sau này khi ra trƣờng
không phạm phải nữa. Tôi rất cảm ơn vì thầy đã thông cảm và tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã cung cấp những kiến thức quý báo để tôi
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị trong Ủy ban nhân dân
xã An Phú Thuận, An Khánh, An Nhơn và Phú Hựu đã nhiệt tình giúp đỡ
trong quá trình thu thập số liệu. Cảm ơn tấm lòng của cô chú, anh chị đã dành
thời gian quý báo để giúp tôi thu thập thông tin đúng tiến độ.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã khuyến khích, động viên,
luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi sau những vấp ngã, là nơi tôi có thể trút hết
gánh nặng và san sẽ mọi khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập cũng nhƣ lúc thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Kính chúc sức khỏe quý thầy, cô, các cô, chú, anh, chị. Tôi xin chân
thành cảm ơn!!!
Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
(đã ký)
Võ Hoàng Diễm
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
(đã ký)
Võ Hoàng Diễm
ii
MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ............................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian ............................................................................ 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................ 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 2
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 3
2.1 Phƣơng pháp luận .................................................................................. 3
2.1.1 Khái quát nông hộ ............................................................................... 3
2.1.2 Khái quát về tín dụng .......................................................................... 5
2.1.3 Vốn trong sản xuất nông hộ ................................................................ 9
2.1.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vón của nông hộ .................................... 10
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 10
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu............................................................ 10
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................... 11
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TÍN DỤNG ....... 14
3.1 Khái quát về huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp và tình hình kinh tếxã hội tại địa bàn ........................................................................................ 14
3.1.1 Khái quát về huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ........................... 14
3.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội của huyện Châu Thành ........................... 16
3.2 Tổng quan hoạt động của hệ thống tín dụng tại huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp .......................................................................................... 18
3.2.1 Tổ chức tín dụng chính thức ............................................................. 18
iii
3.2.2 Tổ chức tín dụng bán chính thức ...................................................... 22
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG
TIỀN VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP .................................................... 24
4.1 Mô tả số liệu và mẫu nghiên cứu ......................................................... 24
4.1.1 Thông tin chung về nông hộ của mẫu điều tra ................................. 24
4.1.2 Tuổi của chủ hộ................................................................................. 24
4.1.3 Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................. 25
4.1.4 Tình hình rủi ro khi sản xuất của nông hộ ........................................ 26
4.1.5 Tình hình đất đai của nông hộ .......................................................... 26
4.1.6 Tình hình giá trị tài sản của nông hộ ................................................ 27
4.1.7 Tình hình thu nhập và chi tiêu cho sản xuất của nông hộ ................ 28
4.1.8 Tình hình số lao động của nông hộ ................................................... 28
4.1.9 Tình hình đi vay của nông hộ ........................................................... 29
4.1.10 Một số thông tin khác về sản xuất của nông hộ .............................. 30
4.2 Thực trạng vay tín dụng chính thức của nông hộ ................................ 32
4.2.1 Lƣợng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ............................. 32
4.2.2 Lãi suất vay vốn từ tổ chức tín dụng chính thức của nông hộ .......... 33
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền vay tín dụng chính
thức của nông hộ ........................................................................................ 34
4.3.1 Kết quả mô hình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền vay
tín dụng chính thức của nông hộ ................................................................ 34
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng vốn tín dụng chính thức
của nông hộ ................................................................................................ 35
Chƣơng 5: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TIỀN VAY TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH
ĐỒNG THÁP ............................................................................................ 38
5.1 Khả năng đáp ứng của lƣợng vốn vay tín dụng chính thức cho nhu cầu
chi tiêu sản xuất của nông hộ và những sự hỗ trợ trong sản xuất nông
nghiệp......................................................................................................... 38
5.1.1 Khả năng đáp ứng của lƣợng vốn vay tín dụng chính thức cho nhu
cầu chi tiêu sản xuất ................................................................................... 38
iv
5.1.2 Những sự hỗ trợ cho nông hộ trong sản xuất ................................... 39
5.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng lƣợng tiền vay tín dụng chính thức của
nông hộ ...................................................................................................... 40
5.2.1 Tình hình trả nợ và nguồn trả nợ cho ngân hàng của nông hộ ......... 40
5.2.2 Đánh giá thu nhập của nông hộ trƣớc và sau khi vay vốn ................ 41
Chƣơng 6: GIẢI PHÁP .............................................................................. 43
6.1 Giải quyết vấn đề đảm bảo lƣợng vốn vay tín dụng chính thức cung
câp cho nông hộ để sản xuất ...................................................................... 43
6.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................... 43
6.1.2 Các nhóm giải pháp .......................................................................... 43
6.2 Giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để nâng cao chất
lƣợng cuộc sống cho nông hộ .................................................................... 44
6.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................... 44
6.2.2 Các nhóm giải pháp .......................................................................... 45
Chƣơng 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 47
7.1 Kết luận ................................................................................................ 47
7.2 Kiến nghị.............................................................................................. 47
7.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng ...................................................... 47
7.2.2 Đối với các tổ chức tín dụng ............................................................. 48
7.2.3 Đối với nông hộ ................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 50
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................... 52
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................... 59
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................... 62
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Châu Thành, năm 2011 và 2012 .................................... 19
Bảng 3.2: Số lƣợng nông hộ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, năm 2011 và 2012 ... 20
Bảng 3.3: Doanh số cho vay các lĩnh vực sản xuất của Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Châu Thành, 2011 – 2012 ................................. 21
Bảng 3.4: Doanh số cho vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2011 và 2012 ........ 23
Bảng 4.1: Thông tin về số lƣợng mẫu điều tra ở huyện Châu Thành,
2012 ........................................................................................................... 24
Bảng 4.2: Các loại rủi ro mà nông hộ ở huyện Châu Thành gặp phải,
2012 ........................................................................................................... 26
Bảng 4.3: Diện tích đất của nông hộ ở huyện Châu Thành, 2012 ............. 27
Bảng 4.4: Tổng giá trị tài sản của nông hộ ở huyện, 2011 – 2012 ............ 27
Bảng 4.5: Chi tiêu và thu nhập từ sản xuất của nông hộ huyện năm
2012 ........................................................................................................... 28
Bảng 4.6: Chi phí đi vay và độ dài mối quan hệ tín dụng của nông hộ ở
huyện năm 2012 ......................................................................................... 29
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng của huyện năm 2012 .................. 30
Bảng 4.8 Một số thông tin khác về nông hộ huyện Châu Thành, 2012 .... 31
Bảng 4.9: So sánh lƣợng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở
huyện Châu Thành qua các năm 2011, 2012 ............................................. 32
Bảng 4.10: Lãi suất vay vốn của nông hộ ở huyện Châu Thành, 2011 –
2012 ........................................................................................................... 33
Bảng 4.11: Kết quả mô hình hồi quy ......................................................... 34
Bảng 5.1: So sánh lƣợng vốn vay và chi tiêu cho sản xuất của nông hộ
ở huyện Châu Thành năm 2012 ................................................................. 38
Bảng 5.2: Những thông tin nông hộ đƣợc hỗ trợ ở huyện Châu Thành,
2012 ........................................................................................................... 39
Bảng 5.3: Tình hình trả nợ và nguồn trả nợ của nông hộ ở huyện Châu
Thành, 2012 ............................................................................................... 40
Bảng 5.4: Kết quả xử lý kiểm định sự khác biệt của hai trung bình tổng
thể............................................................................................................... 41
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Logo huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2013 ................ 14
Hình 3.2: Cơ cấu cho vay ngắn hạn hộ sản xuất, 2011 – 2012 ................. 22
Hình 4.1: Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ ở huyện Châu Thành,
2012 ........................................................................................................... 25
vii
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hội thảo “Báo cáo đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam” năm 2012 cho
thấy thu nhập một ngày của hộ gia đình nông thôn ở mức dưới 50.000đ. Đây
là kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn tại 12 tỉnh của Viện Nghiên cứu quản
lí kinh tế Trung Ương. Thu nhập của nông hộ đang giảm dần, tỉ lệ hộ nghèo
không giảm trong giai đoạn 2010 – 2012, tương ứng là số hộ tái nghèo tăng
lên. Điều đó cho thấy khả năng tích lũy vốn để sản xuất của nông hộ là rất
kém. Với mức thu nhập đó thì người nông dân phải đối mặt với rất nhiều rủi ro
như thiên tai, dịch bệnh, giá cả đầu vào (giống, phân bón, thuốc trừ sâu) tăng
mạnh, thị trường hoạt động không hoàn hảo làm cho người nông dân “trúng
mùa thì mất giá” – giá lúa thương lái thu mua có lúc thấp hơn cả chi phí sản
xuất. Vốn ít nên khi sản xuất thì nông hộ phải vay mượn và một khi rủi ro xảy
ra thì nông hộ không thể nào còn vốn để “bù đắp” vào sản xuất và bắt buộc họ
phải đi vay mượn từ nguồn bên ngoài.
Với con số 50% nông hộ phải vay nợ theo thống kê của Viện Nghiên cứu
quản lí kinh tế Trung ương thì chủ yếu là vay tư nhân với lãi suất cao vì đây là
nguồn dễ tiếp cận, thủ tục đơn giản hơn vay ngân hàng. Mức lãi cao làm gia
tăng chi phí sản xuất, giảm thu nhập của nông hộ. Khi xảy ra rủi ro do thiên
tai, dịch bệnh thì tổn thất mà người nông dân phải gánh chịu là rất nặng nề.
Lúc đó, nông hộ vừa cần vốn để tái sản xuất vừa cần vốn để trả nợ. Sự “khát
vốn” này là nhu cầu chính đáng của người dân để có thể tiếp tục sản xuất phục
vụ đời sống. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP
(12/04/2010) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn để giúp người dân tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đây
là chủ trương đã được thực hiện trong 3 năm qua, gặt hái được nhiều thành
công trong việc giải quyết vấn đề tiếp cận vốn cho người nông dân. Tuy nhiên,
các ngân hàng hiện nay không “mặn mà” lắm với các khoản cấp tín dụng cho
nông hộ vì dễ xảy ra rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và tốn nhiều chi phí giám sát
các khoản vay làm cho lợi nhuận thu được thấp. Vì vậy lượng vốn tiếp cận của
nông hộ thấp hơn nhiều so với nhu cầu sản xuất dẫn đến tình trạng nông hộ đi
vay các nguồn lãi suất cao. Do đó, cần phải xác định các nhân tố ảnh hưởng
lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ. Để từ đó đề xuất các giải
pháp giúp tăng cường vốn cho nông hộ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Châu Thành là huyện ở rìa phía nam của tỉnh Đồng Tháp, thuần canh
nông nghiệp nên ngành nông nghiệp khá phát triển. Nhất là ngành nuôi trồng
thủy sản với con cá tra phân bố chủ yếu tại các xã cù. Đây là nguồn nguyên
liệu quan trọng cho các cơ sở chế biến tại khu công nghiệp thành phố Sa Đéc,
cụm công nghiệp An Nhơn – Cái Tàu Hạ. Do đó việc tiếp cận vốn vay để sản
xuất có ý nghĩa rất quan trọng để tạo ra thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân. Vì vậy, vấn đề lượng vốn vay hay chính là xác định các
1
nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay có ý nghĩa rất quan trọng để tìm ra giải
pháp toàn diện cung cấp đầy đủ lượng vốn cho nông hộ sản xuất.
Do đó, tác giả chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng tiền vay tín dụng chính thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của
nông hộ huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Đề tài tìm hiểu thực trạng
lượng vốn tín dụng chính thức, những nhân tố ảnh hưởng và tiến hành đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ. Qua đó đề tài đề ra giải pháp giúp
người nông dân tiếp cận với đúng lượng vốn mà họ cần và sử dụng vốn hiệu
quả hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính
thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp. Từ kết quả phân tích, tác giả đề xuất giải pháp giúp họ tiếp cận
lượng vốn phù hợp với nhu cầu sản xuất và sử dụng có hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được những mục tiêu chung, đề tài có những mục tiêu cụ thể sau:
– Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng lượng tiền vay tín dụng chính thức của
nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
– Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín
dụng chính thức của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
– Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua khả năng hoàn
trả khoản nợ trước đó và sự gia tăng trong thu nhập.
– Mục tiêu 4: Giải pháp tăng cường lượng vốn tiếp cận của nông hộ và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho sản xuất nông nghiệp.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện trong phạm vi huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
1.3.2 Phạm vi thời gian
– Thời gian thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu
được khảo sát thực tế tháng 9 và tháng 10 năm 2013.
– Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: sử dụng số liệu năm 2011, 2012.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Các nông hộ có nguồn thu nhập chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và đã
vay vốn từ nguồn cấp tín dụng chính thức.
2
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát nông hộ
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ
Nông hộ là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp, là các thành viên
có tài sản chung, cùng góp chung công sức để hoạt động trong sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp hoặc một số sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định,
là chủ thể trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, kinh tế nông hộ có những đặc điểm sau:
– Là một nhóm người.
– Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
– Cùng tiến hành sản xuất chung.
Nước ta với đặc trưng nền kinh tế nông nghiệp nên số lượng nông hộ rất
đông, đặc biệt ở vùng nông thôn chiếm tỉ trọng rất lớn. Ngày nay, với sự tiến
bộ của khoa học – kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất thì số lượng sản phẩm cũng
như năng suất và chất lượng sản phẩm đã tăng lên đáng kể.
2.1.1.2 Phân loại nông hộ
a. Theo quy mô
– Quy mô trang trại: là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
Trang trại gia đình là một hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ tự chủ trong cơ chế thị trường mang tính
chất sản xuất hàng hoá rõ rệt. Các trang trại gia đình sản xuất hàng hoá chỉ có
thể được thực hiện khi ruộng đất, tiền vốn, tư liệu sản xuất được tập trung tới
quy mô đủ lớn. Đồng thời lực lượng lao động không chỉ là các thành viên
trong gia đình mà còn thuê mướn thêm lao động.
– Quy mô cá thể: là do một cá nhân làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm
cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
– Quy mô hợp tác xã: là một số hộ gia đình liên kết lại cùng nhau góp
vốn và tài sản để sản xuất. Cùng nhau góp công sức làm việc và trang thiết bị
để sản xuất. Cùng sản xuất một sản phẩm chung và sản xuất cùng thời vụ với
nhau. Phần lớn hợp tác xã thường thực hiện chức năng chính là đầu mối yếu tố
đầu vào của sản xuất và đầu ra của sản phẩm. Các hộ thành viên tự sản xuất
vẫn là chính.
3
b. Theo phương thức sản xuất
– Nông hộ chuyên sản xuất trồng trọt.
– Nông hộ chuyên sản xuất chăn nuôi.
– Nông hộ sản xuất vừa trồng trọt vừa chăn nuôi.
c. Theo tính chất sản xuất
– Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp.
– Nông hộ kiêm: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ
công nghiệp.
– Nông hộ chuyên: là loại hộ làm dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp (cơ
khí, rèn, sản xuất vật liệu xây dựng), loại hộ trên không ổn định mà có thể thay
đổi khi điều kiện cho phép.
d. Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ
– Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
– Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.1
– Hộ khá ở nông thông là hộ có mức thu nhập bình quân trên 520.000
đồng/người/năm.
2.1.1.3 Vai trò của nông hộ
Đối với quá trình phát triển kinh tế thì công nghiệp và dịch vụ được ưu
tiên phát triển trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chiếm tỉ trọng cao. Tuy nhiên,
không ai có thể phủ nhận vai trò của nông nghiệp và nông hộ. Điển hình là vào
giai đoạn nền kinh tế hiện nay gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp, nhà máy
công nghiệp, dịch vụ thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân công thì nông
nghiệp lại trở thành điểm trở về cho những lao động thất nghiệp, giảm sức ép
về công ăn việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.2 Truyền thống của
nước ta phát triển đi lên từ nền sản xuất truyền thống là nông nghiệp. Nông hộ
của nước ta với nhiều kinh nghiệm trong canh tác sản xuất cây lúa nước, ngày
càng thể hiện vị trí quan trọng trong việc sản xuất đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia và xuất khẩu ra nước ngoài, khẳng định vị thế của đất nước trên
trường quốc tế.
1
Quyết định số 9/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011- 2015 ký ngày 30/01/2011.
2
Ánh Tuyết, (2013). “Để nông nghiệp phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế”.
4
2.1.2 Khái quát về tín dụng
2.1.2.1 Khái niệm và phân loại tín dụng
a. Khái niệm
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cả gốc lẫn lãi cho người cho vay sau
một thời gian nhất định.
b. Phân loại
– Theo hình thức:
+ Tín dụng chính thức: là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép
của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và
chi phối của ngân hàng nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy
định của Luật ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho
vay và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp
được. Các tổ chức tài chính chính thức bao gồm các ngân hàng thương mại,
ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ
giúp của Chính phủ,...
+ Tín dụng phi chính thức: là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản
lý của Nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung
vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, vay từ người thân, bạn
bè, họ hàng, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi. Lãi suất cho vay và những quy
định trên thị trường này do người cho vay và người đi vay quyết định.
+ Tín dụng bán chính thức: là hình thức tín dụng thông qua một tổ chức
hay đoàn thể nào đó như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội nông dân,
Đoàn thanh niên. Hình thức này có tính tương trợ cao, lãi suất cho vay rất thấp
có khi bằng không, thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn.
– Phân theo thời hạn:
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng. Đây là
loại tín dụng phổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các tổ chức tín
dụng chính thức cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn huy
động là các khoản tiền gửi ngắn hạn.
+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng
dùng để cho vay vốn mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua
giống vật nuôi, cây trồng lâu năm và xây dựng các công trình nhỏ. Loại tín
dụng này ít phổ biến ở thị trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn.
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử
dụng để cấp vốn các đối tượng nông hộ cải tiến và mở rộng sản xuất với quy
mô lớn, kế hoạch sản xuất khả thi. Cho vay theo hình thức này rất ít ở thị
trường nông thôn và rủi ro cao.
5
– Phân theo mức độ tín nhiệm:
+ Tín dụng không đảm bảo: còn gọi là tín dụng tín chấp. Đây là loại hình
tín dụng sử dụng uy tín của người đi vay hoặc người đại diện đảm bảo bằng
thương hiệu và uy tín của cá nhân hay tổ chức của họ về khoản nợ vay.
+ Tín dụng có đảm bảo: còn gọi là tín dụng thế chấp. Đây là loại hình tín
dụng phổ biến hiện nay và áp dụng rộng rãi. Theo đó người đi vay phải đảm
bảo trả nợ bằng tài sản của mình hoặc được người khác bảo lãnh trả nợ thay
trong trường hợp không trả được nợ vay.
– Phân theo mục đích:
+ Tín dụng sản xuất: là loại hình tín dụng được cấp nhằm phục vụ nhu
cầu sản xuất hàng hóa, bổ sung vốn kịp thời cho quá trình ổn định và phát
triển sản xuất.
+ Tín dụng tiêu dùng: là loại hình tín dụng nhằm phục vụ nhu cầu chi
tiêu, mua sắm hàng hóa của người đi vay, thường là tạm thời và trong thời
gian ngắn.
+ Tín dụng hỗ trợ và ưu đãi: là loại hình tín dụng được Nhà nước hỗ trợ
cho những đối tượng đặc biệt hay ưu đãi cho những đối tượng thuộc diện ưu
tiên để làm kinh tế vươn lên vượt qua khó khăn. Đặc điểm của loại hình này
thường là lãi suất thấp và chỉ áp dụng cho một nhóm đối tượng nhất định như:
hộ nghèo, thương binh,…
Ngoài ra tín dụng còn được phân loại theo phương pháp hoàn trả bao
gồm: tín dụng hoàn trả một lần (phi trả góp), tín dụng hoàn trả nhiều lần (trả
góp), tín dụng tuần hoàn,…
2.1.2.2 Vai trò của tín dụng đối với sản xuất và nông hộ
Tín dụng có một số vai trò cơ bản sau:
– Là điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường
xuyên liên tục.
- Giúp huy động, tập trung vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
- Góp phần nâng cao mức sống của dân cư, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
sản xuất của các hộ thu nhập thấp.
- Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, tài trợ cho các ngành kinh tế
phát triển đúng hướng.
- Góp phần hình thành, điều chỉnh và chuyển dịch cơ kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
6
2.1.2.3 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng
chính thức của nông hộ
Có nhiều yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức như đặc
điểm chung của hộ, nhóm nhân tố thuộc về chủ hộ, tổ chức tín dụng và chính
sách của Nhà nước, cụ thể:
*Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2011) cho thấy
các nhân tố tác động đến lượng vốn vay là diện tích đất thế chấp, chi phí đi
vay, khoảng cách đến tổ chức tín dụng gần nhất.
Tài sản thế chấp có giấy chứng nhận (TSGCN) gồm diện tích nhà, đất có
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất. Đây là biến định lượng thể hiện nguồn tài sản thế chấp có giá trị
về mặt pháp lý giúp nông hộ vay vốn. Đây cũng là nguồn tài sản mà ngân
hàng tương đối dễ quản lý. Khi nông hộ có nhiều đất thì thuận lợi cho tiến
hành sản xuất với quy mô lớn, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, mua vật tư nông
nghiệp với số lượng lớn giá ưu đãi. Điều này làm giảm chi phí tạo ra nguồn
tiền lớn khi bán nông sản. Đây là cơ sở để ngân hàng thu hồi gốc và lãi. Do
đó, khi nông hộ có nhiều đất có sổ đỏ thì ngân hàng tin tưởng nên cho vay tiền
nhiều hơn những hộ có diện tích đất thế chấp ít. Biến này được kỳ vọng là
mang dấu dương.
Chi phí đi vay (CPDIVAY): là biến định lượng thể hiện tổng các khoản
chi phí đi lại để nộp đơn vay vốn, số tiền chi cho cán bộ, chi phí mua hồ sơ,
phí, lệ phí công chứng, chứng thực, chi phí thời gian chờ đợi,… Thời gian chờ
đợi càng lâu, chi phí thủ tục càng nhiều thì nông hộ càng mất lòng tin vào
lượng vốn thực tế mà họ tiếp nhận được. Mặt khác, lượng vốn mà nông hộ
thực tế vay được cũng sẽ giảm theo sau khi trừ các chi phí đó. Vì vậy, chi phí
đi vay vốn càng nhiều thì nông hộ càng ngại vay vốn và lượng vốn vay trên
thực tế sẽ càng thấp – biến CPDIVAY được kỳ vọng có hệ số âm.
Khoảng cách đến tổ chức tín dụng gần nhất (KCDENTCTD): biến này
thể hiện khoảng cách từ nơi định cư của nông hộ đến tổ chức tín dụng gần
nhất, được kỳ vọng mang hệ số âm. Vì các tổ chức tín dụng thường chỉ mở chi
nhánh hay phòng giao dịch đến chợ huyện, thị tứ nên những hộ ở gần sẽ tiếp
cận được nhiều thông tin tín dụng hơn và chi phí đi vay cũng thấp hơn.
Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến tổ chức tín dụng xa hay gần cũng có
ảnh hưởng đến việc thuận lợi hay khó khăn khi đi lại làm thủ tục vay vốn của
nông hộ. Đối với những hộ có khoảng cách từ nơi ở đến tổ chức tín dụng xa
thì lượng vốn tiếp cận càng ít do các tổ chức tín dụng ngại mất nhiều chi phí
để giám sát việc sử dụng vốn từ khoản vay. Do đó, các tổ chức tín dụng hạn
chế cho va đối với các hộ ở xa. Đồng thời, khi khoảng cách quá xa thì nông hộ
thấy ngại trong việc đi lại cũng như khó tiếp cận thông tin để vay vốn hơn các
hộ ở gần.
7
*Nghiên cứu của Trần Thị Kim Thàng (2001) cho thấy các nhân tố tác
động đến lượng vốn là nhân tố chi tiêu cho sản xuất.
Chi tiêu cho sản xuất (CHITIEUSX): là biến định lượng dùng để thể hiện
tổng chi tiêu trung bình năm của nông hộ, bao gồm các khoản đầu tư vào sản
xuất kinh doanh: mua vật tư, mày móc dùng cho sản xuất kinh doanh,...
Những hộ có chi tiêu hợp lý càng nhiều cho mảnh vườn, mảnh ruộng thì năng
suất cây trồng theo đó cũng tăng lên. Với mức giá cả hợp lí thì thu nhập của
nông hộ cũng tăng lên nên khả năng trả nợ cho ngân hàng được đánh giá rất
khả quan. Do đó, biến này được kỳ vọng có hệ số mang giá trị dương.
Ngoài ra, tác giả đưa vào thêm một số biến như: tài sản không có giấy
chứng nhận, số người trong hộ tham gia lao động, lãi suất vay, tâm lý sợ mang
nợ. Mục đích là xem xét sự ảnh hưởng của các biến này đến lượng vốn vay tín
dụng chính thức của nông hộ.
Tài sản không có giấy chứng nhận (TSKOGCN) là lượng tài sản mà
nông hộ nắm giữ ngoài đất ruộng, đất vườn và nhà đã có giấy chứng nhận.
Mặc dù loại tài sản này có giá trị nhưng không có giấy chứng nhận nên các tổ
chức tín dụng chính thức rất “e dè” khi cho vay vì không thể dùng để làm tài
sản đảm bảo (bản thân các tài sản đó không có giá trị pháp lý nên ngân hàng
không thể phát mãi tài sản nếu người nông dân không trả được nợ). Nhưng
trước áp lực cạnh tranh gay gắt hiện nay thì các tổ chức tín dụng vẫn chấp
nhận rủi ro cho vay đối với những hộ này mặc dù giá trị sẽ giảm đi so với tài
sản có giấy chứng nhận. Khi giá trị tài sản không có giấy chứng nhận càng lớn
thì ngân hàng sẽ càng tăng niềm tin trong khả năng chi trả của khách hàng nên
chấp nhận cho vay nhiều hơn. Do đó, biến này được kỳ vọng mang dấu dương.
Số lao động (SOLD): là biến định lượng thể hiện số lượng người tham
gia vào trồng trọt, chăn nuôi, làm mướn,… Số lao động càng nhiều thì nông
hộ càng đẩy mạnh chuyên sâu vào sản xuất hoặc đa dạng hóa sản xuất. Cả 2
điều đó đều làm cho nguồn thu nhập mang tính chắc chắn hơn. Nguồn thu
nhập càng nhiều thì khả năng trả nợ đúng hạn càng cao. Do đó biến SOLD
được kỳ vọng có hệ số mang giá trị dương.
Lãi suất cho vay (LSVAY): là mức chi phí mà tổ chức tín dụng chính
thức yêu cầu nông hộ phải trả khi sử dụng vốn vay đến hạn. Mức lãi suất này
càng cao thì nông hộ sẽ càng vay ít do chi phí phải trả cao nhưng sản xuất lại
không thể tạo ra được mức lợi nhuận lớn hơn để bù đắp lại chi phí lãi. Do đó,
biến này được kỳ vọng mang hệ số âm.
Tâm lý mang nợ (TLMANGNO): thể hiện tâm lý sợ mang nợ của nông
hộ khi đi vay từ các tổ chức tín dụng chính thức. Các nông hộ mang tâm lý:
khi đi vay các tổ chức tín dụng chính thức tức là đã mang nợ, lo sợ không thể
trả nợ, mang “tai tiếng” khi có rủi ro xảy ra đối với hoạt động sản xuất. Các
nông hộ ở khu vực nông thôn có mối quan hệ khá gần gũi với nhau và họ rất
coi trọng sĩ diện trong các mối quan hệ xã hội. Biến này nhận 2 giá trị: 0 khi
nông hộ không mang tâm lý lo sợ khi vay mượn các tổ chức tín dụng chính
thức và 1 khi ngược lại. Biến này được kỳ vọng có hệ số mang giá trị âm.
8
2.1.3 Vốn trong sản xuất nông hộ
2.1.3.1 Khái niệm và phân loại
Vốn là của cải mang lại của cải, là tài sản, là biểu hiện bằng phương
tiện dùng vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích cuối cùng mang lại lợi
nhuận. Vốn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau, thường chia làm hai loại cơ bản:
– Vốn cố định: là hình thức vốn chuyển dịch dần dần vào từng bộ phận
giá trị sản phẩm và hoàn thành trong vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết
thời hạn sử dụng. Giá trị của vốn cố định được dịch chuyển dần dần vào giá trị
sản phẩm mới cho đến khi nào tài sản cố định hết thời hạn sử dụng thì nó hoàn
thành một lần chu chuyển dưới hình thức trích khấu hao. Vốn cố định bao
gồm: máy móc, công cụ cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất
nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản,...
– Vốn lưu động: là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền
lương, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm hàng hoá,… Nó luân chuyển một
lần vào giá trị sản phẩm cho đến khi nào nó chuyển thành tiền thì vốn lưu
động hoàn thành một vòng luân chuyển. Về mặt hiện vật thì vốn lưu động thay
đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu sau quá trình sản xuất. Vốn lưu động
bao gồm: giống vật nuôi, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp,...
2.1.3.2 Nguồn hình thành nên vốn trong sản xuất nông thôn
– Nguồn vốn tự có và coi như tự có: vốn của nông hộ, lợi nhuận còn lại,
khấu hao,...
– Nguồn vốn tín dụng như: vay tín dụng từ Ngân hàng, vay từ các
nguồn phi chính thức khác, tín dụng thương mại,...
– Nguồn vốn khác như: nguồn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ với lãi
suất thấp hoặc vay ưu đãi.
2.1.3.3 Nhu cầu vay vốn của nông hộ
a. Nhu cầu vốn cho ngành trồng trọt
Hàng năm người nông dân phải bỏ ra một số vốn để trả chi phí làm đât
ruộng, cải tạo vườn nhằm đáp ứng nhu cầu gieo trồng lúa, hoa màu và các loại
cây màu khác trong vụ mùa. Những khoản chi phí đó là chi phí về hạt giống,
cây giống, phân bón thuốc trừ sâu, cày cấy, xới trục. Bên cạnh đó, đòi hỏi phải
có các máy móc phục vụ: máy bơm, máy suốt lúa, máy sấy,…
Ngoài ra người nông dân gần đây còn phải gánh chịu sâu bệnh, cháy
rầy làm gia tăng chi phí trồng trọt. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhu cầu vốn
ngày càng tăng trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa.
b. Nhu cầu vốn cho chăn nuôi
Bên cạnh trồng trọt thì lĩnh vực chăn nuôi gần đây phát triển không
kém, người dân có nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi ngày càng tăng lên với sự
kết hợp của mô hình vườn ao chuồng, vườn ao chuồng rừng,… Chi phí đầu tư
9
cho mô hình thường không nhỏ và chủ yếu là đầu tư về con giống, thức ăn,
thuốc, chuồng trại.
c. Nhu cầu vốn cho thuỷ sản
Cùng với việc phát triển các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt thì thuỷ sản
cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nhu cầu xuất khẩu tăng
mạnh, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn nên được người dân quan tâm đầu tư,
chính quyền khuyến khích sản xuất. Người dân đã đào ao nuôi lớn, số lượng
hàng trăm ngàn con để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. Vì vậy
lượng vốn cần để đầu tư cho con giống, thức ăn, thuốc trong nuôi trồng thuỷ
sản luôn nằm ngoài nguồn vốn tự có của nông hộ.
2.1.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ
Nếu chỉ đáp ứng đủ lượng vốn theo nhu cầu của nông hộ thì chưa đủ mà
cần phải có sự hỗ trợ về định hướng sản xuất của chính quyền để họ theo kịp
cơ chế thị trường, đem lại mức sống tương ứng với giá trị nông sản tạo ra. Bài
viết tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng vốn năm 2012 để tìm ra giải pháp
giúp người nông dân sử dụng vốn có hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo.
– Nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Hồng (2011) cho thấy: Khi nông hộ sử
dụng vốn có hiệu quả thì sẽ thu được lợi nhuận và có khả năng hoàn trả đầy đủ
gốc và lãi đúng hạn. Do đó, năng lực hoàn trả khoản nợ của các nông hộ đi
vay vốn là một trong những chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng nhất cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn của nông hộ. Thông qua những số liệu thống kê về số lượng nông hộ
trả nợ đúng hạn, trễ hạn là nguồn thông tin đáng tin cậy để xem xét hiệu quả
sử dụng vốn trên địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, cần xem xét nguồn trả nợ của
nông hộ để xem xét đó là do nguồn thu nhập tạo ra từ sử dụng vốn vay hay do
vay mượn các khoản tiền khác để “đắp” vào.
– Đo lường thu nhập tạo ra từ việc sử dụng vốn vay để đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn. Khi sử dụng vốn có hiệu quả thì mức thu nhập sẽ tăng lên. Việc
đo lường sự tăng lên của thu nhập được thực hiện thông qua việc kiểm định sự
khác biệt trung bình qua 2 năm 2011 và 2012 của nông hộ trên địa bàn. Bài
viết kết hợp với sử dụng phân tích tần số để tóm tắt dự liệu thành từng tổ khác
nhau, dựa trên tần số xuất hiện trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỉ lệ (Hồng
Hoàng Anh, 2008).
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Huyện Châu Thành có 12 đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 11 xã.
Đề tài chọn lấy mẫu ngẫu nhiên ở 4 xã: An Phú Thuận, An Khánh, An
Nhơn và Phú Hựu để nghiên cứu. Dựa vào những thông tin thu thập được để
suy rộng ra tình hình của toàn huyện.
10
2.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu
Số liệu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân cụm
để đảm bảo ý nghĩa thống kê của mẫu điều tra. Cỡ mẫu được xác định theo
công thức:
n= p(1 – p)(z/E)2
Trong đó: n là cỡ mẫu
p là tỉ lệ mẫu
z là giá trị phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậy
E là ước lượng tỉ lệ tổng thể
Nghiên cứu của Hồng Hoàng Anh (2008) cho thấy ước lượng p=0,8,
tương ứng 1 – p=0,2 và tỉ lệ tổng thể ước lượng là 0,1. Ta chọn độ tin cậy 95%
(z=1,96), thay các giá trị trên vào công thức thu được kết quả cỡ mẫu tối thiểu
n=62.
Tuy nhiên, với kinh phí và thời gian cho phép thì số liệu dùng trong
nghiên cứu này gồm 72 quan sát. Nó đủ lớn để đảm bảo phân phối chuẩn và
mang tính đại diện cho tổng thể.
2.2.1.3 Phương pháp thu thập số liệu
– Số liệu chính dùng trong đề tài là số liệu sơ cấp được điều tra từ việc
phỏng vấn 72 hộ nông dân ở huyện Châu Thành từ tháng 09/2013 đến tháng
10/2013.
– Ngoài ra bài viết còn sử dụng số liệu thứ cấp từ cơ quan chính quyền
huyện như Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Châu Thành và các thông tin trên báo, đài.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Mô hình phân tích số liệu
*Mô hình Tobit
Yi* = βiXi + ui nếu Yi* >0
với ui ~ IN(0, σ 2)
Yi =
0
nếu Yi* ≤ 0
Mô hình này còn có tên khác là mô hình hồi qui chuẩn được kiểm duyệt
bởi vì có một số quan sát Yi* bị kiểm duyệt.
Mô hình Tobit được sử dụng để ước lượng xác xuất xảy ra của biến phụ
thuộc. Biến phụ thuộc được xem như là hàm số của các biến độc lập trong mô
hình. Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa mức độ (số
lượng) biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập. Trong bài này, mô
hình Tobit sẽ được ứng dụng ở chương 4 nhằm mục đích xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ.
11
2.2.2.2 Mô hình nghiên cứu cho đề tài
Dựa trên lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu có liên quan trước đây,
tác giả xây dựng phương trình khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của
nông hộ như sau:
LGVONVAY 0 1TSGCN 2TSKOGCN 3CHITIEUSX 4 SOLD
5 LSVAY 6CPDIVAY 7 KCDENTCTD 8TLMANGNO ui
LGVONVAY là biến phụ thuộc, thể hiện số tiền mà nông hộ nhận được
từ các tổ chức tín dụng chính thức. LGVONVAY có giá trị lớn hơn hoặc bằng
0, không nhận giá trị âm và có đơn vị tính là triệu đồng.
Các biến: TSGCN, TSKOGCN, CHITIEUSX, SOLD, LSVAY,
CPDIVAY, KCDENTCTD, TLMANGNO là các biến độc lập. Đây là các yếu
tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức mà nông hộ vay.
ui: là phần sai số của mô hình.
Bảng 2.1 : Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình
STT
Biến số
Ý nghĩa của biến số
1
TSGCN
2
TSKOGCN
3
CHITIEUSX
4
SOLD
5
LSVAY
6
CPDIVAY
7
KCDENTCTD
8
TLMANGNO
Diện tích nhà, đất thế chấp có Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất (triệu đồng).
Tài sản ngoại trừ nhà, đất có Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất (triệu đồng).
Số tiền chi cho sản xuất (triệu
đồng)
Số người trong hộ tham gia lao
động (người)
Mức chi phí phải trả để sử dụng
vốn (%)
Chi phí để vay được vốn (triệu
đồng)
Khoảng cách đến tổ chức tín dụng
chính thức gần nhất (km)
Tâm lý sợ mang nợ của nông hộ
(có = 1, không = 0)
Kỳ vọng hệ
số của biến
+
+
+
+
+
–
–
–
Nguồn:Tự tổng hợp.
Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc.
Dấu “–“ thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.
12
2.2.2.3 Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể
– Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực
trạng hoạt động tín dụng chính thức trên địa bàn và lượng vốn tín dung chính
thức mà nông hộ hiện tại đang tiếp cận.
– Mục tiêu 2: sử dụng mô hình Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến lượng vốn tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
– Mục tiêu 3: đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn và nguồn trả nợ, sử
dụng kiểm định sự khác biệt về thu nhập trung bình tổng thể của nông hộ qua
các năm 2011, 2012.
– Mục tiêu 4: dựa vào kết quả phân tích thống kê và chạy mô hình kinh
tế lượng kết hợp với tham khảo các chính sách liên quan từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm giúp nông hộ tăng cường lượng vốn tiếp cận và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn vay góp phần làm tăng thu nhập của nông hộ cũng như phát
triển kinh tế địa phương.
13
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TÍN DỤNG
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ
TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN
3.1.1 Khái quát về huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
3.1.1.1 Giới thiệu về huyện Châu Thành
Châu Thành là huyện ở phía nam của tỉnh Đồng Tháp, có diện tích tự
nhiên là 246,164 km2, dân số 151.669 người (2010). Gồm có 12 xã, thị trấn có
Quốc lộ 80 đi qua 4 xã, thị trấn (Thị trấn Cái Tàu Hạ, An Nhơn, Tân Nhuận
Đông, Tân Bình), tuyến đường tỉnh lộ 854 đi qua 5 xã, thị trấn (thị trấn Cái
Tàu Hạ, xã Phú Hựu, xã An Khánh, xã Hòa Tân, xã Tân Nhuận Đông) đã hoàn
thành thông xe bốn bánh, tỉnh lộ 853 đi qua xã Tân Phú Trung đang trong quá
trình xây dựng hoàn thiện, các tuyến đường nông thôn cơ bản cứng hóa. Đến
cuối năm 2010 toàn huyện có 34.712 hộ, có trên 70% số hộ làm nông nghiệp
với diện tích 34.661 ha (trong đó có 6.132 ha vườn cây ăn trái), còn lại khoảng
30% số hộ buôn bán, làm nghề thủ công, lò gạch, rèn, làm bột và các thành
phần kinh tế khác góp phần cho nền kinh tế của huyện đa dạng, đan xen, năng
động, từ đó tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế từng bước bền vững, từng
bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm dần khoảng
cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
Nguồn: Văn phòng UBND huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Hình 3.1 Logo huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2013
14
Châu Thành là huyện thuần canh nông nghiệp nên nông nghiệp khá phát
triển. Nhất là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá tra phân bố tại các xã
cù lao chiếm diện tích rất lớn. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các cơ
sở chế biến tại Khu Công Nghiệp Sa Đéc, cụm công nghiệp Cái Tàu Hạ – An
Nhơn.
Hàng năm vào mùa mưa, nước lũ tràn về, đưa một lượng phù sa màu mở
từ sông Cửu Long, qua hệ thống sông ngòi chằng chịt, bồi đắp cho đồng
ruộng, rất thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Hầu hết diện tích đất ruộng sản xuất
được 2 vụ lúa cao sản mỗi năm, nhiều nơi làm được 3 vụ hoặc 2 vụ lúa 1 vụ
màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày như các loại đậu, khoai, dưa. Những
vùng đất ven sông rạch, bà con nông dân thường lập vườn trồng cây ăn trái và
cây lấy gỗ. Nơi đây có nhiều vườn đặc sản nổi tiếng như: quýt đường, cam
sành, nhãn, xoài,…
Huyện Châu Thành còn biết đến với nhiều ngành nghề truyền thống như:
gạch ngói, gốm, rèn, sản xuất bột, đan thủ công từ sản phẩm lục bình – sản
phẩm đã có mặt nhiều nơi trên thị trường trong và ngoài nước ngoài ra, Huyện
còn có nguồn lao động trẻ dồi dào, trình độ và tay nghề cao, tiếp thu nhanh
những công nghệ tiên tiến, người dân có truyền thống đoàn kết, cần cù và sáng
tạo. Châu Thành còn nhiều tiềm năng và nhiều lĩnh vực chưa được đầu tư khai
thác, là một trong những điểm sáng về cơ hội đầu tư trong khu vực; Châu
Thành đang nổ lực cải thiện môi trường đầu tư để trở thành miền đất hứa cho
nhà đầu tư triển khai những dự án lớn với hiệu quả kinh tế cao.
Trên địa bàn huyện, chợ là hình thức thương mại chủ yếu nhất. Hầu hết
các loại hàng hóa đều được mua bán thông qua hệ thống chợ truyền thống, chợ
dân lập, mạng lưới chợ phát triển khá tốt và góp phần đáng kể vào việc mở
rộng giao lưu hàng hóa, tổng số chợ trên địa bàn có 22 chợ. Trong đó có 1 chợ
hạng nhất, 1 chợ hạng nhì, 13 chợ hạng 3 và 7 chợ tự phát.
Số lượng các cơ sở kinh doanh thương mại ngày càng nhiều, tốc độ tăng
bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 13%, năm 2005 có 4.192 cơ sở hoạt động
thì đến năm 2010 là 7.745 cơ sở, tăng 1,8 lần so với 2005. (Hồng Kha, 2013).
3.1.1.2 Sơ lược về vùng đất huyện Châu Thành
a. Vị trí địa lý
Châu Thành là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp
sông Tiền, phía nam giáp huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp
thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp thành phố Sa Đéc. Huyện
Châu Thành có 11 xã và 1 thị trấn: An Hiệp, An Bình, Tân Phú Trung, Tân
Phú, Tân Nhuận Đông, Hòa Tân, Phú Long, An Nhơn, Phú Hựu, An Khánh,
An Phú Thuận và thị trấn Cái Tàu Hạ – tổng cộng có 45 ấp.
Huyện Châu Thành nằm cặp sông Tiền với chiều dài 12 km, có sông Sa
Đéc chảy qua, có hệ thống kênh trục chính nối ra sông Hậu, ngoài việc cung
cấp nước ngọt còn tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển giao
15
thông thủy. Đồng thời huyện nằm cách Quốc lộ 1A (hay cách cầu Mỹ Thuận)
4 km, Quốc lộ 80 và Tỉnh lộ 853 – 854 có chiều dài 36 km. Ngoài ra còn có 12
tuyến đường huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc vận tải lương thực,
thủy sản, vật tư đáp ứng cho nhu cầu phát triển của huyện.
b. Diện tích
Diện tích đất tự nhiên của huyện theo thống kê của Ban địa chính huyện
là 246.000 ha, chiếm 7,23% diện tích đất của tỉnh Đồng Tháp. Huyện có nhiều
kênh rạch chằng chịt bồi đắp cho đồng ruộng, đất đai khí hậu thuận lợi cho
phát triẻn kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi đem
lại hiệu quả kinh tế cao.
c. Tài nguyên và đất đai khí hậu
Huyện Châu Thành là huyện cù lao chịu ảnh hưởng thủy triều của sông
Tiền. Quanh năm có nguồn nước ngọt dồi dào, phù sa bồi đắp khi lũ về, đất
đai màu mỡ lại chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, có 2
mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình 26,4 oC, lượng mưa hằng năm 1.500 mm.
Huyện Châu Thành có các yếu tố trên nên rất thuận lợi để sản xuất nông
nghiệp.
3.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội của huyện Châu Thành
3.1.2.1 Về kinh tế
Trong 6 tháng đầu năm 2013, kinh tế trên địa bàn huyện vẫn còn bị tác
động và chịu ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế, thời tiết diễn biến
phức tạp, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi còn xảy ra và tiềm ẩn nguy cơ
bùng phát. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng 8,68%, thấp hơn mức cùng kỳ
2012 là 2,41%. Trong đó, khu vực nông nghiệp – thủy sản tăng 440.682 triệu
đồng, tương ứng với mức tăng 4,15%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng
136.060 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 19,2% còn khu vực thương mại –
dịch vụ tăng 183.956 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 13,08%.
a. Nông nghiệp
Huyện đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng trừ
dịch bệnh, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng và đẩy
mạnh các mô hình liên kết. Tổng diện tích trồng lúa là 23.261 ha, trong đó, vụ
Đông Xuân xuống giống 12.626 ha, năng suất bình quân đạt 74 tạ/ha (tăng 0,2
tạ/ha so với cùng kỳ), sản lượng lúa đạt 93.681 tấn (giảm 526 tấn so với cùng
kỳ); vụ Hè Thu đã giống được 10.635, (tăng 76 ha so cùng kỳ), đến ngày
10/06/2013 đã thu hoạch được 9.666 ha, năng suất bình quân đạt 59 tạ/ha, sản
lượng 56.562 tấn, còn 970 ha lúa trong giai đoạn trổ chín.
Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày xuống giống 3.711 ha – tăng 228
ha so với cùng kỳ. Diện tích vườn cây ăn trái là 6.488 ha, trong đó có 3.567 ha
nhãn bị bệnh chỗi rồng, với 12.084 hộ bị thiệt hại. Trước tình hình đó, Ủy ban
nhân dân huyện đã phối hợp với Viện cây ăn quả miền Nam tổ chức hội thảo
chuyển đổi giống cây trồng trên địa bàn huyện, tổ chức nhân rộng mô hình
16
trồng nhãn Idol, cây nha đam (lô hội). Đến nay, đã chuyển đổi nhãn da bò
sang nhãn Idol được 302 ha.
Chăn nuôi phát triển ổn định, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên
gia súc, gia cầm được quan tâm thực hiện tốt, dịch bệnh không xảy ra, tổng
đàn gia súc hiện có 53.469 con, đạt 87% kế hoạch, đàn gia cầm 299.727 con,
đạt 75% kế hoạch. Từ đầu năm đến nay đã tiêm phòng được 32.450 liều vắcxin phòng bệnh các loại cho đàn gia súc, đạt tỷ lệ 61% tổng đàn.
Nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào tăng, giá cá
tra thương phẩm thấp, thiếu vốn đầu tư, nên diện tích nuôi thủy sản giảm so
với cùng kỳ, tính đến ngày 30 tháng 5 năm 2013, diện tích nuôi thủy sản toàn
huyện là 611 ha, đạt 48% kế hoạch (giảm 79 ha so với cùng kỳ), trong đó: diện
tích nuôi cá tra là 233 ha (giảm 04 ha so với cùng kỳ), các loại cá khác 329 ha,
ương giống 50 ha và 56 lồng bè. Sản lượng thủy sản thu hoạch là 20.268 tấn,
trong đó: cá tra 19.409 tấn (giảm 8.146 tấn so với cùng kỳ).
Về kinh tế tập thể, toàn Huyện hiện có 11 hợp tác xã, 241 xã viên, với
tổng vốn điều lệ trên 7.292 triệu đồng và 274 tổ hợp tác, 14 trang trại theo tiêu
chí mới. Loại hình kinh tế trang trại đang phát huy ưu điểm về qui mô quản lý
sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động và đặc biệt là hình thành
vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện tốt cho xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, chỉ có 5/11 hợp tác xã hoạt động (hợp tác xã vận tải thủy bộ
Huyện, hợp tác xã Chín Tâm; hợp tác xã mua bán sản xuất bột nuôi heo; hợp
tác xã mua bán heo thịt, thức ăn gia súc, bộ lọc; hợp tác dịch vụ nông nghiệp
Tân Thuận), còn lại là hoạt động cầm chừng, hiệu quả đạt được chưa cao do
trình độ và kiến thức quản lý kinh doanh của Ban quản trị hợp tác xã còn yếu,
khả năng ứng phó và thích nghi với thị trường còn hạn chế, mô hình kinh
doanh chưa hiệu quả.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Mai Anh thực hiện tư vấn lập thủ tục đăng
ký bảo hộ nhăn hiệu nông sản đặc thù đối với “Nhãn Châu Thành” và “Khoai
lang Châu Thành”. Hiện tại đã thiết kế logo và đang xây dựng quy chế sử
dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc đăng ký thương hiệu hàng hoá mặt dù được
sở ngành tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ
sở sản xuất kinh doanh và các nhà sản xuất đăng ký, nhưng số lượng tham gia
còn ít, nguyên nhân chính là chất lượng hàng hoá và phương thức quản lý, tổ
chức sản xuất, cung ứng cho thị trường chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra, Ủy ban
nhân dân huyện đã phối hợp với công ty Vissan để liên kết tiêu thụ heo trên
địa bàn.
b. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được duy trì phát triển ổn
định, trong 6 tháng đầu giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước
đạt 328.871 triệu đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm đạt khá
như: chế biến thủy sản, xay xát, lau bóng gạo, sản xuất bột gạo,...
Trong 6 tháng đầu năm, có 20 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp đăng ký mới, với số vốn đăng ký là 9.313 triệu đồng, đã thu hồi giấy
17
chứng nhận đăng ký kinh doanh 12 cơ sở, với số vốn là 4.009 triệu đồng, toàn
huyện hiện có 1.240 cơ sở sản xuất, với tổng số vốn đăng ký là 75.645 triệu
đồng, đã giải quyết việc làm 6.765 lao động.
c. Thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại phát triển ổn định, hàng hoá kinh doanh, dịch vụ
trên địa bàn huyện khá đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng
đầu năm ước đạt 1.427.470 triệu đồng, tăng 2% so với cùng kỳ.
Kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển, trong 6 tháng đầu năm có 106 cơ sở
sản xuất đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký là 10.135 triệu đồng, đã thu hồi
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 6 cơ sở với số vốn là 474 triệu đồng.
Toàn huyện hiện có 3.133 cơ sở sản xuất, kinh doanh – dịch vụ, với số vốn
đăng ký là 133.792 triệu đồng, đã giải quyết việc làm cho 9.859 lao động.
Dịch vụ bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin phát triển nhanh,
đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân. Tính đến nay, mật độ sử
dụng điện thoại đạt 46,26 máy/100 dân và mật độ sử dụng Internet đạt trên
16,53 thuê bao/100 hộ dân.
3.2 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TÍN DỤNG TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
3.2.1 Tổ chức tín dụng chính thức
Châu Thành là 1 huyện thuần nông, đang trên đà phát triển nên số lượng
ngân hàng còn ít và chỉ tập trung vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điển hình
là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu
Thành. Chi nhánh này chuyên phục vụ đối tượng là nông hộ sản xuất. Ngoài ra
còn có doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn.
18
Bảng 3.1: Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Châu Thành, năm 2011 và 20123
Đơn vị tính: 1.000 đồng.
Thành phần kinh tế
A – Ngắn hạn
I – Công ty cổ
phần, Công ty trách
nhiệm hữu hạn
II – Doanh nghiệp
tư nhân
III – Hộ Sản Xuất
B – Trung hạn
I – Doanh nghiệp
tư nhân
II – Hộ Sản Xuất
Tổng cộng
Doanh số
cho vay 2011
Doanh số
cho vay 2012
Chênh lệch
Tỉ lệ
(%)
728.264.710
913.018.781
184.754.071
25,4
103.874.500
163.497.000
59.622.500
57,4
51.360.000
55.514.000
4.154.000
8,1
573.030.210
28.611.376
694.007.781
17.130.500
120.977.571
-11.480.876
21,1
-40,1
5.600.000
1.900.000
-3.700.000
-66,1
23.011.376
756.876.086
15.230.500
930.149.281
-7.780.876
173.273.195
-33,8
22,9
Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013.
Doanh số cho vay năm 2012 là 930.149,281 triệu đồng tăng 22,9% so
với năm 2011. Trong đó, cho vay trung và dài hạn giảm đi 40,1% từ năm 2011
sang 2012 nhưng nhờ sự tăng doanh số cho vay ngắn hạn ở mức 25,4% đã đẩy
doanh số cho vay của cả năm tăng lên. Các đối tượng cho vay gồm có: Công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và nông hộ sản
xuất. Đối tượng chủ yếu mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chi nhánh huyện cho vay trong ngắn hạn là nông hộ sản xuất với mức tăng từ
năm 2011 sang 2012 là 21,1%, tương ứng với mức tăng 120.977,571 triệu
đồng. Còn đối với cho vay trung hạn thì nông hộ sản xuất vẫn là đối tượng vay
vốn nhiều nhất với doanh số cho vay năm 2011 là 23.011,376 triệu đồng. Dù
từ năm 2011 sang năm 2012 thì doanh số cho vay nông hộ đã giảm đi 33,8%
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khu vực cho vay trung hạn.
Doanh số cho vay luôn tập trung chiếm phần lớn vào hộ sản xuất do
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện Nghị định
41/2010/NĐ – CP (12/04/2010) của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân. Từ
nguồn vốn tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngân hàng đã
giúp nông hộ tiếp cận với lượng vốn tín dụng nhiều hơn góp phần chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, tạo điều kiện cải tiến và áp dụng
khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và mở rộng quy mô.
3
Bảng tổng kết doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2011 và năm 2012, phụ lục 3, trang 63
19
Bảng 3.2: Số lượng nông hộ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, năm 2011 và 2012
Đơn vị tính: hộ.
Thành phần
kinh tế
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
Tỉ lệ (%)
A – Ngắn hạn
I – Công ty cổ phần, Công
ty trách nhiệm hữu hạn
II – DNTN
III – Hộ Sản Xuất
B – Trung hạn
I – DNTN
II – Hộ Sản Xuất
Tổng cộng:
3.829
4.878
1.049
27,4
5
5
0
0,0
12
3.812
654
2
652
4.483
9
4.864
264
5
259
5.142
-3
1.052
-390
3
-393
659
-25,0
27,6
-59,6
150,0
-60,3
14,7
Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013.
Tương ứng với doanh số cho vay lớn nhất của nông hộ trong ngắn và
trung hạn thì số lượng hộ vay sản xuất cũng chiếm số lượng lớn nhất. Cụ thể,
trong ngắn hạn số lượng nông hộ chiếm 3.812 hộ trong năm 2011 và tăng
thêm 1.052 hộ trong năm 2012 – tương ứng với mức tăng là 27,6% và trong
trung hạn thì số lượng nông hộ vay vốn năm 2012 là 259 hộ – giảm 393 hộ so
với năm 2011 tương ứng với mức giảm 60,3%. Nguyên nhân là do doanh số
cho vay tăng lên trong ngắn hạn từ năm 2011 sang 2012 nên số lượng nông hộ
được cho vay cũng tăng theo. Còn doanh số cho vay trung hạn sụt giảm từ
năm 2011 sang 2012 nên số lượng hộ vay được vốn cũng giảm theo đó.
Tuy nhiên từ năm 2011 sang năm 2012 thì doanh số cho vay nông hộ
ngắn hạn tăng 21,1% nhưng số lượng nông hộ lại tăng nhiều hơn là 27,6% cho
thấy số lượng vốn vay trên mỗi nông hộ sụt giảm từ 2012 sang 2011. Nguyên
nhân là do dịch hại trong sản xuất trồng trọt cũng như biến đổi khí hậu ảnh
hưởng đến chăn nuôi, thủy sản làm nông hộ mất đi phần lớn nguồn thu nhập
dẫn đến thua lỗ. Số lượng nông hộ muốn vay vốn để tái sản xuất tăng lên.
Ngân hàng thì muốn giảm thiểu rủi ro nên hạn chế số tiền cho vay lại đối với
nông hộ. Trong trung hạn thì số lượng nông hộ vay vốn giảm 60,3% tương
ứng doanh số cho vay giảm 33,8%. Điều đó cho thấy số lượng nông hộ vay
giảm nhiều hơn tức là lượng vốn vay trên mỗi nông hộ là nhiều hơn trong cho
vay trung hạn. Tóm lại ở địa bàn huyện Châu Thành thì lượng vốn vay ngắn
hạn trên mỗi nông hộ giảm trong giai đoạn 2011 – 2012 còn thì lượng vốn vay
trung hạn trên mỗi nông hộ thì tăng lên.
20
Bảng 3.3: Doanh số cho vay các lĩnh vực sản xuất của Ngân hàng Chính sách
xã hội huyện Châu Thành, 2011 – 2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng.
Lĩnh vực sản xuất
của nông hộ
A – Ngắn hạn
III – Hộ Sản Xuất
1 – Ngành nông
nghiệp
– Trồng trọt
– Chăn nuôi
– Thủy sản
2 – Ngành thương
nghiệp
3 – Ngành khác
B – Trung hạn
II – Hộ Sản Xuất
1 – Ngành nông
nghiệp
2 – Ngành thương
nghiệp
3 – Ngành khác
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011 – 2012
Tỉ lệ
(%)
573.030.210
694.007.781
120.977.571
21,1
441.301.266
537.454.805
96.153.539
21,8
186.169.266
101.697.000
153.435.000
226.237.105
125.234.000
185.983.700
40.067.839
23.537.000
32.548.700
21,5
23,1
21,2
117.345.000
138.818.484
21.473.484
18,3
14.383.944
17.734.492
3.350.548
23,3
23.011.376
15.230.500
-7.780.876
-33,8
5.651.000
0
-5.651.000
-100,0
0
0
0
x
17.360.376
15.230.500
-2.129.876
-12,3
Nguồn: Tổ kế hoạch- nghiệp vụ của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Các lĩnh vực cho vay sản xuất trong ngắn hạn và trung hạn của nông hộ
là các ngành: nông nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản), ngành thương
nghiệp và 1 số ngành khác. Về ngắn hạn, doanh số cho vay của hộ sản xuất
nông nghiệp năm 2011 chiếm lớn nhất: 441.301,266 triệu đồng, nhanh chóng
tăng lên 537.454,805 triệu đồng trong năm 2012, tương ứng với mức tăng
21,8%. Về trung hạn, doanh số cho vay lĩnh vực nông nghiệp năm 2011 là
5.651 triệu đồng nhưng bước sang năm 2012 thì doanh số cho vay ở lĩnh vực
này đã giảm xuống bằng 0, cho thấy không còn cho thấy các khoản cho vay
trung hạn đã đáo hạn và không tiến hành cho vay thêm.
Dù thương nghiệp không phải là mũi nhọn của ngân hàng này nhưng
doanh số cho vay vẫn ở mức cao 117.345 triệu đồng trong năm 2011 và tăng
lên 138.818,484 triệu đồng trong năm 2012, tương ứng với mức tăng 18,3%
trong ngắn hạn. Còn trong trung hạn thì ngân hàng không tiến hành cho vay ở
lĩnh vực này.
21
Năm 2011
Năm 2012
Hình 3.2: Cơ cấu cho vay ngắn hạn hộ sản xuất, 2011 – 2012
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Nhìn chung, không có sự khác biệt trong cơ cấu doanh số cho vay của
chi nhánh ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2012. Điều đó cho thấy với tốc độ
tăng trưởng của cho vay ngắn hạn là 21,1% thì tất cả các lĩnh vực đều có
doanh số cho vay tăng gần như là bằng nhau. Đó là do chính sách tín dụng
tăng cường vốn cho vay đồng đều ở tất cả nhóm ngành sản xuất nông nghiệp.
Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giai đoạn 2011 – 2012 với
tỉ lệ 42%, thấp nhất là ngành chăn nuôi với tỉ trọng là 23% và còn lại là ngành
thủy sản chiếm 35%. Trồng trọt là ngành truyển thống của huyện nên được
quan tâm phát triển nhiều nhất.
Ngoài ra còn có chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông
Cửu Long, Ngân hàng Công Thương chi nhánh Nha Mân. Các chi nhánh này
chuyên cấp tín dụng cho các hộ vay xây nhà hoặc buôn bán kinh doanh nhưng
các chi nhánh này cũng đang tìm cách xâm nhập cho vay nông hộ để mở rộng
khách hàng, tăng doanh số cho vay.
3.2.2 Tổ chức tín dụng bán chính thức
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Châu Thành cung cấp vốn
cho nông hộ thông qua việc ủy thác cho vay bởi hội đoàn thể như: Hội Phụ nữ,
Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Trong đó, chi nhánh
này ủy thác cho vay qua Hội Phụ nữ chiếm nhiều nhất. Do đây là tổ chức có
nhiều sức thu hút, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân bởi các mô
hình: quỹ tiết kiệm, góp vốn xoay vòng, mở các lớp dạy nghề, chăm sóc và tư
vấn sức khỏe sinh sản. Chi nhánh này đã cung cấp nhiều chương trình cho
giúp nông hộ tiếp cận với nguồn vốn.
22
Bảng 3.4: Doanh số cho vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2011 và 2012
Đơn vị tính: triệu đồng.
STT
Chương trình cho vay
1
2
Cho vay Hộ nghèo
Cho vay giải quyết việc làm
Cho vay nhà thường xuyên ngập
lũ Đồng bằng sông Cửu Long
Cho vay xuất khẩu lao động
Cho vay nhà 167
Cho vay học sinh, sinh viên
Cho vay nước sạch vệ sinh môi
trường
Tổng cộng
3
4
5
6
7
Năm
2011
Năm
2012
Chênh
lệch
Tỉ lệ
(%)
16.263
2.144
18.821
4.447
2.558
2.303
15,7
107,4
234
972
738
315,4
0
992
10.545
30
4.504
8.721
30
3.512
-1.824
x
354,0
-17,3
11.220
9.348
-1.872
-16,7
41.398
46.843
5.445
13,2
Nguồn: Tổ kế hoạch - nghiệp vụ của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Nhìn chung, doanh số cho vay năm 2012 đạt 46.843 triệu đồng tăng
5.445 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng trưởng 13,2%. Nguyên nhân là do
nhận được nguồn vốn tăng thêm từ Trung Ương. Các chương trình có doanh
số cho vay tăng trong giai đoạn 2011 – 2012 là cho vay nhà thường xuyên
ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long tăng 3,15 lần, cho vay hộ nghèo tăng
15,7%, cho vay giải quyết việc làm tăng 107,4%, cho vay nhà 167 tăng 3,54
lần còn các chương trình cho vay có doanh số cho vay giảm trong giai đoạn
này là cho vay học sinh, sinh viên giảm 17,3%; cho vay nước sạch vệ sinh môi
trường giảm 16,7%. Trong số các chương trình cho vay thì chương trình cho
vay hộ nghèo có doanh số cho vay lớn nhất năm 2012 là 18.821 triệu đồng,
tăng 15,7% so với năm 2011. Còn chương trình có doanh số cho vay thấp nhất
là cho vay xuất khẩu lao động với doanh số cho vay là 30 triệu đồng.
Các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì lợi
nhuận. Mục đích là giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách có
điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi. Đây là cở sở để phát triển sản xuất, tạo
việc làm, nâng cao thu nhập – góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế
gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu
– nước mạnh – dân chủ – công bằng – văn minh.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu
Thành và Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành là
2 đơn vị cho vay đối tượng khách hàng là những nông hộ sản xuất. Tuy nhiên,
Phòng Giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tiến hành cho vay vốn
thông qua các hội đoàn thể nên không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đề tài tập trung phân tích về các lĩnh vực vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành.
23
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
LƢỢNG TIỀN VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
4.1 MÔ TẢ SỐ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.1 Thông tin chung về nông hộ của mẫu điều tra
Dựa trên kết quả phỏng vấn nông hộ4 trên địa bàn huyện Châu Thành thì
số liệu thu thập được như sau:
Bảng 4.1: Thông tin về số lượng mẫu điều tra ở huyện Châu Thành, 2012
STT
Xã
Số hộ (hộ)
Tỷ trọng (%)
1
2
3
4
An Phú Thuận
An Khánh
An Nhơn
Phú Hựu
15
29
19
9
20,8
40,3
26,4
12,5
Tổng cộng
72
100
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Số liệu thu được từ phỏng vấn 72 nông hộ ở 4 xã được chọn ngẫu nhiên
(An Phú Thuận, An Khánh, An Nhơn, Phú Hựu). Số liệu được thu thập nhiều
nhất ở xã An Khánh với số lượng 29 hộ dân, chiếm tỉ lệ 40,3% và số liệu thu
thập được ít nhất ở xã Phú Hựu với số lượng 9 hộ chiếm tỉ lệ 12,5%. Hầu hết
hộ dân đều có tâm lý e dè khi được phỏng vấn. Họ đề phòng bị người lạ lợi
dụng, tâm lý sợ bị thu thập thông tin làm ảnh hưởng xấu đến khả năng vay vốn
ngân hàng sau này. Người dân cũng ngại cung cấp thông tin vì tâm lý lo sợ
mọi người xung quanh sẽ biết về tình trạng thiếu nợ của gia đình. Nhưng đối
với những hộ dân có con, cháu đang đi học hoặc đã tốt nghiệp ra trường thì họ
rất vui vẻ khi được phỏng vấn. Họ cũng nhiệt giới thiệu những hộ khác mà họ
quen biết để tác giả phỏng vấn.
4.1.2 Tuổi của chủ hộ
Theo thống kê, độ tuổi bình quân của nông hộ ở huyện là 55 tuổi, tuổi
của chủ hộ nhỏ nhất là 37 tuổi và lớn nhất là 87 tuổi. Thời gian sống tại địa
phương cũng có số liệu gần giống với tuổi của chủ hộ vì phần lớn chủ hộ sống
định cư ở địa phương từ nhỏ đến lớn.
Tuổi của chủ hộ cho thấy mức độ kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ. Tất
nhiên những chủ hộ từ nhỏ đã quen sống với ruộng đồng thì càng lớn tuổi thì
càng có nhiều kinh nghiệm sản xuất. Nhưng những hộ đã quá lớn tuổi lại gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng kiến thức khoa học về sản
4
Bảng phỏng vấn nông hộ, phụ lục 1, trang 54
24
xuất: kinh nghiệm sản xuất lâu năm đã trở thành sức ì cản trở việc ứng dụng
khoa học vào sản xuất hay do lớn tuổi nên khó tiếp thu kiến thức mới, vượt
ngoài độ tuổi lao động.
4.1.3 Trình độ học vấn của chủ hộ
Do ảnh hưởng của chiến tranh và những khó khăn trong những năm xây
dựng lại đất nước sau chiến tranh nên nhiều nông hộ không có điều kiện để đi
học. Các thành viên trong gia đình phải tham gia sản xuất từ lúc nhỏ. Do đó,
trình độ học vấn của nông hộ nhìn chung là thấp, gây ảnh hưởng đến việc lập
phương án sản xuất để vay vốn hay hoàn thiện các thủ tục vay.
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Hình 4.1: Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ ở huyện Châu Thành, 2012
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ chủ hộ chưa học hết cấp 1 chiếm tỷ
trọng tương đối cao 30,6% là vì hoàn cảnh gia đình, điều kiện chiến tranh và
tâm lý chưa xem trọng việc học nên chủ hộ không được đi học. Số lượng chủ
hộ học xong cấp 1 chiếm tỉ lệ cao nhất là 37,5%, tỉ lệ này giảm dần qua việc
học xong cấp 2, cấp 3 và chiếm tỷ lệ thấp nhất là chủ hộ có trình độ học vấn từ
trung cấp chuyên nghiệp trở lên với tỉ lệ 2,7%. Trình độ học vấn là yếu tố
quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để
tăng cường năng suất cây trồng, vật nuôi; quản lý rủi ro dịch hại. Nhưng với
mặt bằng trình độ trương đối thấp thì người dân gặp khó khăn rất nhiều trong
việc tiếp nhận những phương pháp xử lý dịch hại mới – cụ thể là cách trị bệnh
chổi rồng ở cây nhãn. Bệnh này dù đã nở rộ vào năm 2011 nhưng đến năm
2012 và thậm chí là 2013 thì người nông dân vẫn chưa thể xử lý triệt để để cây
ra trái nên đã gây thiệt hại lớn trên diện rộng.
Mặc dù trình độ học vấn của nông hộ có vai trò quan trọng trong việc tạo
ra giá trị sản phẩm nhưng nhân viên tín dụng rất ít xem xét đến nhân tố này
khi quyết định lượng vốn cho vay. Yếu tố này tác động gián tiếp đến thu nhập
trong tương lai nên chỉ có thể ảnh hưởng gián tiếp đến lượng vốn vay tín dụng
chính thức.
25
4.1.4 Tình hình rủi ro khi sản xuất của nông hộ
Trong quá trình sản xuất thì người dân phải đối mặt với nhiều loại rủi ro
như: thiên tai (lũ lụt, hạn hán), mất mùa hay dịch bệnh, thiếu vốn, giá cả sản
phẩm thấp và không ổn định,… Tuy nhiên theo khảo sát phỏng vấn cho thấy
nông hộ ở huyện Châu Thành phải đối mặt với 2 loại rủi ro là mất mùa hay
dịch bệnh và thiếu vốn sản xuất.
Bảng 4.2: Các loại rủi ro mà nông hộ ở huyện Châu Thành gặp phải, 2012
STT
1
2
Các loại rủi ro
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
70
2
72
97,2
2,8
100
Mất mùa hay dịch bệnh
Thiếu vốn
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Trong năm 2012, dịch bệnh chổi rồng xuất hiện trên diện rộng đối với
giống nhãn da bò chủ lực của huyện. Nó đã tác động rất lớn đến đời sống của
người dân: 97,2% nông hộ bị tác động. Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn
Proteobacteria thuộc nhóm phu Gama gây ra và lan truyền qua trung gian
truyền bệnh là nhện lông nhung. Dịch bệnh này tấn công trên các đọt non và
hoa nhãn, tạo nên hiện tượng mọc thành chùm của lá và hoa làm cho cây nhãn
không thể kết trái được.5 Phần lớn chi phí đầu tư của người dân bị mất đi mà
không thu lại được nông sản. Người dân bị mất đi nguồn thu nhập chính từ đó
không có khả năng trả nợ cho tổ chức tín dụng và phải vay mượn tiền nóng để
trả cho các món nợ đến ngân hàng đến hạn. Sau đó tiến hành vay lại từ ngân
hàng đế trả lại cho những người cho vay lãi cao. Điều đó dẫn đến tình trạng
người dân không có vốn để tái đầu tư nên không có khả năng tái sản xuất làm
cho ngân hàng của e dè khi cho các hộ dân này vay vốn.
4.1.5 Tình hình đất đai của nông hộ
Đất đai là tài sản có giá trị lớn nhất và gắn liền lâu đời với đời sống sản
suất của người dân. Từ mảnh đất khai hoang ngày trước, người dân sinh sống
và tiến hành trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết
yếu của bản thân cũng như bán sản phẩm ra thị trường để đổi lấy vật tư sản
xuất và thỏa mãn các nhu cầu khác. Thu nhập từ việc trồng trọt, chăn nuôi
chính là nguồn thu nhập chủ yếu giúp họ có cuộc sống ổn định và tích lũy tài
sản. Đất đai của nông hộ bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp (trồng lúa, trồng
cây ăn trái, hoa màu ngắn ngày) và đất mặt nước nuôi thủy sản.
5
Thông tấn xã Việt Nam, 2013. Đồng Tháp tìm giải pháp khống chế bệnh chổi rồng trên nhãn.
26
Bảng 4.3: Diện tích đất của nông hộ ở huyện Châu Thành, 2012
Đơn vị tính: m2
STT
Loại đất
1
2
3
Đất thổ cư
Đất nông nghiệp
Đất nuôi cá
Số hộ
có đất
(hộ)
Tỉ lệ
(%)
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
33 45,8
71 98,6
2 2,8
324
10.555
178
487
7.378
1.061
0
0
0
2.100
40.000
6.800
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Dựa vào số liệu thống kê thì diện tích đất nông nghiệp của nông hộ bình
quân là 10.555 m2 lớn nhất so với các loại đất khác. Điều này cho thấy trồng
lúa và trồng cây ăn trái như nhãn da bò, nhãn thái, cam là nguồn thu nhập chủ
lực của các hộ đi vay trong huyện. Giá trị độ lệch chuẩn của diện tích đất nông
nghiệp là 7.378 m2 cho thấy sự chênh lệch lớn về diện tích đất khi đi vay vốn
tổ chức tín dụng chính thức giữa các hộ đi vay trong huyện. Tuy nhiên, giá trị
của mỗi m2 đất nông nghiệp lại có giá trị ít hơn đất thổ cư nên mặc dù điện
tích đất thổ cư bình quân là thấp nhất với 324 m2 nhưng đây được xem là
nguồn có giá trị cao và dễ bán nên rất được cán bộ tín dụng xem trọng khi
quyết định số tiền cho vay. Mặt khác, diện tích đất mặt nước nuôi cá chiếm sô
lượng ít (2 hộ) là do người dân chỉ mở ruộng nuôi cá xuất khẩu vào năm 2007
nên chủ yếu là thuê đất bãi bồi ở khu vực cồn để nuôi chứ không sử dụng trực
tiếp đất của hộ.
Diện tích đất của nông hộ là một trong những cơ sở quan trọng để tổ
chức tín dụng ra quyết định lượng vốn cho vay, tương ứng với hộ có nhiều đất
thì chi phí sản xuất và thu nhập tăng theo nên lượng vốn tín dụng vay được
cũng sẽ càng nhiều hơn. Đây cũng là tuyến phòng thủ cuối cùng của tổ chức
tín dụng khi người dân mất khả năng trả nợ. Do đó, nhân viên tín dụng rất
quan tâm đến diện tích đất khi quyết định lượng vốn cho vay.
4.1.6 Tình hình giá trị tài sản của nông hộ
Đất đai là tài sản giá trị nhất của nông hộ. Ngoài ra còn có nhà ở, xe gắn
máy, máy nông nghiệp (máy cày, máy xới). Đây là tiêu chí thể hiện kết quả
sản xuất của nông hộ trong quá khứ và cũng là cơ sở để tạo niềm tin với ngân
hàng khi vay vốn.
Bảng 4.4: Tổng giá trị tài sản của nông hộ ở huyện, 2011 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng.
Năm
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Nhỏ nhất
Lớn nhất
2011
2012
597,3
604,6
437,2
439,4
102
102
2.290
2.290
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
27
Giá trị tài sản bình quân của nông hộ qua 2 năm tăng nhẹ từ 597,3 m2 lên
604,6 m2 cho thấy sự thay đổi không đáng kể. Khi dịch bệnh chổi rồng xảy ra
trên diện rộng của huyện thì Giá trị tài sản nhỏ nhất qua 2 năm vẫn không đổi
là 102 m2 và giá trị tài sản lớn nhất cũng không đổi là 2.290 m2. Khi nhân viên
tín dụng đi khảo sát nhà của nông hộ để cho vay thì giá trị tài sản càng lớn sẽ
càng tạo được niềm tin vì những tài sản này phần nào phản ánh được những
thành tựu trong sản xuất của nông hộ trong quá khứ cũng như những thành tựu
hứa hẹn sẽ đạt được trong tương lai. Vì vậy tổ chức tín dụng sẽ an tâm cho vay
lượng vốn nhiều hơn là những hộ khác có ít tài sản.
4.1.7 Tình hình thu nhập và chi tiêu cho sản xuất của nông hộ
Chi tiêu và thu nhập từ sản xuất là 2 thước đo quan trọng để xem xét việc
sử dụng vốn và thu nhập mang lại từ việc sử dụng vốn đó. Hai nhân tố này là
cở sở quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ. Việc chi tiêu
và thu nhập dựa theo phương án sản xuất kinh doanh của nông hộ là không
khả thi mà phải dựa trên tình hình sản xuất thực tế.
Bảng 4.5: Chi tiêu và thu nhập từ sản xuất của nông hộ huyện năm 2012
Đơn vị tính: triệu đồng.
STT
1
2
Chỉ tiêu
Chi tiêu
Thu nhập
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Nhỏ nhất
Lớn nhất
667,2
748,1
3.474,2
3.933,1
2,5
0
28.978
33.075
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Qua số liệu thống kê cho thấy thu nhập bình quân năm 2012 của nông hộ
là 748,1 triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập của các hộ chênh lệch khá lớn vì có
hộ thu nhập lên đến 33.075 triệu đồng trong khi có hộ không có thu nhập do
dịch bệnh. Thu nhập bình quân của nông hộ vẫn lớn hơn mức chi tiêu bình
quân cho sản xuất là 667,2 triệu đồng. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của thu nhập
là 3.933,1 triệu đồng lớn hơn độ lệch chuẩn của chi tiêu cho sản xuất là
3.474,2 triệu đồng cho thấy một số nông hộ có mức chi tiêu cho sản xuất lớn
hơn mức thu nhập mang lại dẫn đến thua lỗ phải vay mượn lãi cao bên ngoài
để trả nợ cho tổ chức tín dụng. Do đó nông hộ muốn vay lượng vốn nhiều hơn
để một phần trả nợ, một phần đầu tư sản xuất. Nông hộ rơi vào vòng xoáy vay
đầu này đắp đầu kia nên rất cần vốn vay với mức lãi suất hỗ trợ để tái đầu tư
sản xuất.
4.1.8 Tình hình số lao động của nông hộ
Số lao động bình quân của nông hộ năm 2012 là 3 người trong đó lớn
nhất là 5 người thỏa đủ điều kiện là đủ tuổi và có khả năng lao động, thấp nhất
là trường hợp trong hộ chỉ có những người quá tuổi lao động tham gia sản xuất
nông nghiệp6. Nguyên nhân là do những thanh niên trong hộ lớn lên có xu
hướng tìm kiếm việc làm ở thành phố hoặc làm công nhân trong các khu công
nghiệp với mức thu nhập cao và ổn định hơn so với việc làm nông “bán mặt
6
Thống kê số lao động tham gia sản xuất trong nông hộ năm 2012, trang 63.
28
cho đất, bán lưng cho trời”. Điều này đã làm giảm đáng kể số lao động làm
nông nghiệp ở địa phương, gây mất đi lớp lao động kế thừa cũng như thiếu đi
sức trẻ để mạnh dạn áp dụng những mô hình kinh tế mới vào làm sản xuất
nông nghiệp. Số lao động ít đi cũng cho thấy sự mất lòng tin của nông hộ vào
thu nhập do làm nông đem lại, sự mất lòng tin này tác động đến việc lượng
tiền vay tổ chức tín dụng để sản xuất. Người dân vừa muốn vay thêm vốn để
cải tạo cây trồng nhưng lại vừa sợ mất mùa làm cho nợ chồng thêm nợ.
4.1.9 Tình hình đi vay của nông hộ
Khi hộ muốn vay vốn nhanh hơn, lượng tiền vay nhiều hơn thì nông hộ
sẽ chấp nhận chi thêm phí “lót tay” cho các nhân viên làm thủ tục. Điều này
làm cho lượng vốn thực sự mà nông hộ nhận sẽ giảm đi. Đô dài mối quan hệ
tín dụng là khoảng thời gian giao dịch liên tục giữa ngân hàng và nông hộ. Độ
dài mối quan hệ phản ánh phần nào sự tín nhiệm của ngân hàng vào khách
hàng.
Bảng 4.6: Chi phí đi vay và độ dài mối quan hệ tín dụng của nông hộ ở huyện
năm 2012
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Chi phí đi vay
Độ dài mối quan
hệ tín dụng (năm)
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Nhỏ nhất
Lớn nhất
0,5
0,8
0,1
5
5
4
1
16
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Theo kết quả nghiên cứu ở huyện Châu Thành thì chi phí đi vay của
nông hộ năm 2012 bình quân là 0,5 triệu đồng. Đối với các hộ làm vườn, làm
ruộng thì chi phí chủ yếu của nông hộ khi đi vay là mua hồ sơ, công chứng
bằng khoán, các giấy tờ cần thiết và hầu hết là không có lót thêm tiền cho
nhân viên tín dụng. Riêng đối với các hộ nuôi cá trên địa bàn huyện thì họ cần
nguồn vốn với giá trị lớn. Việc vay vốn lãi cao bên ngoài để trả các khoản nợ
đến hạn cho ngân hàng làm người dân phải đối mặt với chi phí đóng lãi rất cao
hằng ngày. Do đó, người dân sẵn sàng chi thêm tiền “ăn nhậu” với nhân viên
tín dụng ngân hàng để phát vay sớm – chấm dứt việc trả lãi cao này. Do đó,
chi phí đi vay càng cao thì thời gian phát vay sẽ được rút ngắn và vay được
lượng vốn nhiều hơn.
Độ dài mối quan hệ tín dụng trung bình của người dân là 5 năm. Cùng
với đó là chi phí đi vay vốn ở mức thấp cho thấy người dân đã dần quen với
các thủ tục, thời gian phát vay nên có thể tự hoàn thành hồ sơ xin vay vốn mà
không cần phải tốn thêm chi phí bôi trơn. Người dân có độ dài mối quan hệ tín
dụng lớn nhất là 16 năm và thấp nhất là vay lần đầu năm 2012. Các hộ dân
mới vay lần đầu thường tìm đến những hộ có vay lâu năm để nhờ họ hướng
dẫn các bước thủ tục, quy trình lập hồ sơ xin vay vốn, xây dựng phương án
sản xuất kinh doanh nên mặc dù là mới bắt đầu vay nhưng nông hộ không hề
29
lúng túng trong vấn đề thủ tục. Bên cạnh đó, việc vay vốn và hoàn trả vốn
đúng hạn hằng năm sẽ làm tăng uy tín của nông hộ với ngân hàng. Khi ngân
hàng xếp hạng tín dụng nông hộ càng cao thì những nông hộ được sẽ càng
được ưu tiên cho vay và được vay lượng vốn nhiều hơn.
4.1.10 Một số thông tin khác về sản xuất của nông hộ
4.1.10.1 Thông tin về cơ sở hạ tầng
Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì cần có hệ thống tưới tiêu, kênh
mương thủy lợi. Đây là những cơ sở cần thiết để nông hộ chủ động trong sản
xuất trước những biến đổi thất thường của thời tiết.
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng của huyện năm 2012
Có
STT
1
2
3
Chỉ tiêu
Số hộ
(hộ)
Sử dụng điện thoại di động
hay điện thoại cố định.
Hộ sử dụng điện từ hệ
thống công cộng.
Hộ sử dụng nước máy.
Không
Tỉ trọng
(%)
Số hộ
(hộ)
Tỉ trọng
(%)
71
99
1
1
72
100
0
0
50
69
22
31
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Theo kết quả khảo sát phỏng vấn cho thấy, 99% nông hộ có điện thoại
liên lạc, 100% nông hộ có điện để sản xuất và 69% nông hộ sử dụng nước
sạch. Điều đó cho thấy điều kiện sản xuất của người dân cũng phần nào được
đáp ứng cơ bản. Việc hầu hết nông hộ đều có điên thoại liên lạc giúp nắm bắt
nhanh thông tin vay vốn và thông tin tư vấn về các sản phẩm vay vốn của ngân
hàng. Điều này giúp giảm bớt chi phí đi lại và thuận tiện hơn khi cần liên lạc
gấp. Điện là năng lượng cơ bản để nông hộ tưới tiêu, bơm thoát nước, xử lý ra
hoa trái mùa, … 100% nông hộ đều có điện để sử dụng giúp tiết kiệm chi phí
sản xuất rất nhiều như tiết kiệm tiền xăng, tiền dầu. Sử dụng nước sạch là nhu
cầu cơ bản của người dân. Con số 69% hộ dân có nước sạch sinh hoạt cho thấy
đời sống của người dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn cần sự giúp đỡ của
chính quyền địa phương.
30
*Một số thông tin khác
Bảng 4.8 Một số thông tin khác về nông hộ huyện Châu Thành, 2012
Trung
Độ lệch
Nhỏ
STT
Chỉ tiêu
bình
chuẩn
nhất
Số lượng tổ chức tín
1
1
0,4
1
dụng nông hộ tiếp cận
Thời gian tham gia tập
2
4
6
0
huấn (năm)
3
Thâm niên nghề (năm)
4
Khoảng cách từ nơi ở
của hộ đến trung tâm xã
(km)
Khoảng cách từ nơi ở
của hộ đến trung tâm
huyện (km)
Khoảng cách từ nơi ở
của hộ đến thành phố
(km)
Khoảng cách từ nơi ở
của hộ đến tổ chức tín
dụng gần nhất (km)
5
6
7
Lớn
nhất
3
32
28
20
2
75
3
2
0
7
6
3
1
11
18
3
11
24
6
3
1
11
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Trên địa bàn huyện Châu Thành chỉ có ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh huyện và ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh
huyện là đối tượng cho vay để sản xuất nông nghiệp. Ngân hàng Chính sách
xã hội cho vay các hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo thông qua các tổ chức
đoàn thể còn ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho vay đối
tượng trực tiếp là người nông dân. Ngoài ra còn có ngân hàng Công Thương
chi nhánh huyện Châu Thành và ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông
Cửu Long. Các ngân hàng này chuyên cho vay để kinh doanh, buôn bán cũng
như vay vốn để cất nhà nên nông hộ rất khó vay vốn từ 2 nguồn này. Tóm lại,
người dân ở huyện Châu Thành rất bị hạn chế trong việc tiếp xúc với các tổ
chức tín dụng để vay vốn sản xuất nông nghiệp.
Thời gian tham gia tập huấn bình quân của nông hộ ở huyện Châu Thành
là 4 năm và nhiều nhất là hộ có thời gian tập huấn là 2 năm. Đó là hộ nông dân
sản xuất giỏi của tỉnh nên được đi tham dự trình diễn nhiều mô hình sản xuất
mới ở các tỉnh khác cũng như các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; có
cơ hội tiếp cận với những kiến thức khoa học vào phòng trị dịch bệnh. Tuy
nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những hộ chưa được tập huấn sản xuất. Khi thời
gian tập huấn càng nhiều thì nông hộ sẽ càng được tiếp thu nhiều mô hình sản
xuất hay, kỹ thuật sản xuất mới để tự đó lựa chọn mô hình thích hợp với đất
đai của mình. Như vậy, thời gian tham gia tập huấn có thể tác động gián tiếp
giúp tăng lượng vốn vay tổ chức tín dụng thông qua việc chuyên nghiệp hóa
quá trình sản xuất.
31
Thâm niên nghề bình quân của nông hộ ở huyện Châu Thành là 28 năm,
nhiều nhất là 75 năm và ít nhất là 2 năm. Thâm niên ít là do nông hộ chuyển
đổi từ đất ruộng lên đất vườn hay do nông hộ vừa chuyển sang nuôi cá xuất
khẩu trong những năm gần đây. Thâm niên cho biết kinh nghiệm sản xuất ứng
phó với những loại bệnh hay khí hậu ở địa phương. Thâm niên của nông hộ ở
huyện tương đối lớn cho thấy phần lớn nông hộ đều dày dặn trong sản xuất.
Đây cũng là 1 yếu tố có thể tác động gián tiếp lên lượng vốn vay tín dụng
chính thức của nông hộ vì nhiều kinh nghiệm thì khả năng tạo ra thu nhập để
trả nợ càng tốt.
Khoảng cách bình quân đến tổ chức tín dụng gần nhất của nông hộ huyện
Châu Thành là 6 km, trong đó khoảng cách gần nhất là 1 km và xa nhất là 11
km. Khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm xã trung bình là 3 km, xa nhất là 7
km và gần nhất là ở khu vực trung tâm xã. Khoảng cách từ nơi ở đến trung
tâm xã và tổ chức tín dụng càng ngắn sẽ giúp cho nông hộ càng dễ tiếp cận với
tổ chức tín dụng: tìm hiểu thông tin vay vốn và thuận tiện trong việc liên hệ
làm thủ tục. Những hộ ở xa thì ngại đường xa xôi, đi lại khó khăn nên khả
năng tiếp cận vốn thấp. Mặt khác, điều này cho thấy phần lớn những hộ vay
vốn đều làm nông nghiệp ở khu vực hẻo lánh xa tổ chức tín dụng. Khi khu vực
đất càng hẻo lánh thì đất ở đó càng khó bán, việc giám sát sử dụng vốn gặp
nhiều khó khăn, tốn kém chi phí nên tổ chức tín dụng rất hạn chế lượng vốn
khi cho vay vốn các hộ ở xa.
4.2 THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
4.2.1 Lƣợng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ
Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu do nông hộ luôn rất cần vốn để
mua vật tư nông nghiệp, máy móc, thuê lao động,… nhằm đảm bảo tính thời
vụ và phòng tránh các rủi ro. Tuy nhiên lượng vốn vay của mỗi nông hộ là
khác nhau và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Bảng 4.9: So sánh lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện
Châu Thành qua các năm 2011, 2012
Chỉ tiêu về
STT
lượng vốn vay
1
Trung bình
2
Độ lệch chuẩn
3
Nhỏ nhất
4
Lớn nhất
2011
2012
112,9
232,5
5
1.200
132,3
330,6
5
2.300
Đơn vị tính: triệu đồng.
Tăng/ giảm
Tỷ lệ (%)
2012 với 2011
19,4
17,2
x
x
0
0
1.100
91,7
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Dựa theo kết quả thống kê thì lượng vốn vay trung bình của nông hộ ở
huyện năm 2012 là 132,3 triệu đồng cao hơn mức trung bình của năm 2011 là
19,4 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 17,2% cho thấy lượng vốn vay mà người
dân tiếp cận được ngày càng nhiều. Trong đó, lượng vốn vay nhiều nhất đã
tăng từ 1.200 triệu đồng lên 2.300 triệu đồng – tức tăng khoảng 91,7%. Lượng
vốn vay của nông hộ tăng lên là nhờ mối quan hệ với ngân hàng lâu năm, thực
32
hiện việc chi trả nợ đúng hạn nên ngân hàng xếp hạng tín nhiệm cao. Bên cạnh
đó, do nhu cầu tái sản xuất để cải tạo vườn tạp cũng như giá vật tư sản xuất
(giá phân bón, giống, giá thức ăn, …) tăng lên làm chi phí sản xuất tăng cao.
Điều đó dẫn đến lượng vốn người dân cần để sản xuất cũng tăng theo. Vì vậy,
hộ dân muốn vay vốn nhiều hơn. Việc cho vay vốn để người dân sản xuất rất
hạn chế bởi lượng vốn vay thường được xác định dựa trên diện tích đất thế
chấp bằng khoán chứ không dựa trên nhu cầu vốn từ phương án sản xuất của
người dân.
Độ lệch chuẩn trong lượng vốn vay ở năm 2012 là 330,6 triệu đồng lớn
hơn năm 2011 là 232,5 triệu đồng. Điều này cho thấy vẫn còn tồn tại tình
trạng nông hộ gặp khó khăn trong sản xuất do dịch bệnh, thời tiết dẫn đến mức
thu nhập thấp tức là khả năng trả nợ cho tổ chức tín dụng giảm. Do đó, khi xét
để cho vay lại thì ngân hàng cho vay lượng vốn ít hơn vì sợ mất vốn. Trong
khi đó nông hộ thì rơi vào tình trạng không đủ vốn để sản xuất nên không thể
tạo ra nông sản để trả các khoản nợ cho ngân hàng.
4.2.2 Lãi suất vay vốn từ tổ chức tín dụng chính thức của nông hộ
Lãi suất vay vốn là chi phí mà nông hộ phải trả để có được quyền sử
dụng vốn trong khoảng thời gian nhất định. Lãi suất vay vốn tác động lớn đến
thu nhập của nông hộ và lượng vốn mà nông hộ muốn vay. Vì khi phải trả lãi
quá nhiều thì thu nhập tạo ra từ sử dụng vốn không đủ để bù đắp lại nên nông
hộ quyết định không mở rộng quy mô sản xuất hay không muốn thay đổi
giống cây trồng.
Bảng 4.10: Lãi suất vay vốn của nông hộ ở huyện Châu Thành, 2011 và 2012
STT
1
2
3
4
Lãi suất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Nhỏ nhất
Lớn nhất
2011
2012
17,4
1,6
13,2
21,6
14,6
1,4
12,0
21,6
Đơn vị tính: %/năm
Tỷ lệ tăng/
Tăng/ giảm
giảm năm
năm 2012 so
2012 so với
với 2011
2011 (%)
-2,8
-16,1
x
x
-1,2
-9,1
0
0
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Nghiên cứu cho thấy lãi suất vay năm 2012 bình quân là 14,6%/năm thấp
hơn 2,8%/năm so với năm 2011 – tương ứng với tỉ lệ giảm mức lãi suất là
16,1%. Mức lãi suất vay ngân hàng của nông hộ vẫn còn thấp hơn rất nhiều
lần mức lãi suất vay lãi cao ở nông thôn. Đây là nguyên nhân chính giúp nông
hộ vượt qua những khó khăn về mặt thủ tục, thời gian chờ đợi để tiếp cận với
lượng vốn tín dụng chính thức.
Mức lãi suất nhỏ nhất năm 2012 là 12%/năm thấp hơn 1,2%/năm so với
năm 2011 và mức lãi suất lớn nhất vẫn là 21,6%/năm không đổi qua 2 năm.
Đó là do sự can thiệp giảm lãi suất cho vay của chính phủ để phát triển nông
nghiệp bền vững làm điểm tựa cho nền kinh tế. Việc giảm lãi suất này theo
33
đánh giá của người dân là diễn ra rất chậm mặc dù dã có thông báo trên báo
đài. Nhân viên tín dụng lấy lí do là do thông tin đến trễ nên vẫn tính thu lãi của
nông hộ ở mức cao hơn quy định mới ban hành thêm 1 quý. Việc giảm lãi suất
này có tác động tích cực giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi trả lãi cũng
như mạnh dạn hơn trong việc tái vay vốn với lượng vốn nhiều hơn vì lãi suất
đã rẻ hơn.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG TIỀN
VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
4.3.1 Kết quả mô hình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền
vay tín dụng chính thức của nông hộ
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng mô hình Tobit để xác
định các yếu tố quyết định đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ
ở huyện Châu Thành. Kết quả thu được như sau:
Bảng 4.11: Kết quả mô hình hồi quy (Biến phụ thuộc: LGVONVAY – số tiền
vay tín dụng chính thức của nông hộ, đơn vị tính triệu đồng)
STT
Biến số
Hệ số
Mức ý nghĩa
1
TSGCN
0,0613
0,056*
2
TSKOGCN
0,1668
0,201
3
CHITIEUSX
0,0681
0,000***
4
SOLD
14,5053
0,085*
5
LSVAY
9,2109
0,222
6
CPDIVAY
115,5776
0,000***
7
KCDENTCTD
-8,9920
0,007***
8
TLMANGNO
-214,8101
0,000***
9
Hằng số C
53,5063
0,654
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Ghi chú: ***: Có ý nghĩa ở mức 1%; **: Có ý nghĩa ở mức 5%; *: Có ý nghĩa ở mức 10%
Hệ số Pseudo R2= 19,7% có ý nghĩa là 19,7% sự biến thiên của lượng
vốn (LGVONVAY) được giải thích bởi mối quan hệ tương quan với các biến
độc lập (TSGCN, TSKOGCN, CHITIEUSX, SOLD, LSVAY, KCDENTCTD,
CPDIVAY, TLMANGNO).
Giá trị P value = 0,000 Bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết Ha ở mức ý nghĩa 10%.
Vậy có thể kết luận lượng vốn vay từ ngân hàng vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ
cho nhu cầu vay vốn sản xuất chính đáng của người dân
Lượng vốn vay có độ lệch chuẩn là 330,6 triệu đồng còn chi phí sản xuất
có độ lệch chuẩn là 3.474,2 triệu đồng cho thấy những hộ càng vay vốn sản
xuất nhiều thì mức vốn tăng thêm từ vay tín dụng chính thức vào sản xuất
càng ít. Đây là khó khăn rất lớn cho nông hộ khi mở rộng sản xuất kinh doanh
theo quy mô lớn. Mặt khác, khi nông hộ không thể vay đủ vốn để sản xuất thì
họ phải vay mượn thêm bên ngoài với mức lãi suất cao làm tăng chi phí sản
xuất dẫn đến mức thu nhập giảm xuống.
5.1.2 Những sự hỗ trợ cho nông hộ trong sản xuất
Vốn là nhân tố cần thiết để tiến hành sản xuất nhưng chưa đủ để giúp
nông hộ sản xuất có hiệu quả. Cần có thêm sự hỗ trợ từ chính quyền địa
phương như giống nào là tốt, cách thức xuống giống, thị trường tiêu thụ,...
Bảng 5.2: Những thông tin nông hộ được hỗ trợ ở huyện Châu Thành, 2012
Đã được cung cấp
Không được cung cấp
STT
Tiêu thức
Số hộ
Số hộ
Tỉ lệ (%)
Tỉ lệ (%)
Kiến thức sử dụng
yếu tố đầu vào của
1
53
73,6
19
26,4
sản xuất (phân bón,
giống,...)
2
53
73,6
19
26,4
Kỹ thuật nuôi trồng
Thông tin thị trường
3
0
0,0
72
100,0
đầu ra
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Dựa vào kết quả khảo sát có 73,6% số lượng nông hộ ở huyện nhận được
sự hỗ trợ về kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào (phân bón, giống) cũng như là
kỹ thuật nuôi trồng. Đây là do tác động của dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn
– loại cây trồng truyền thống chủ lực của huyện. Phòng nông nghiệp huyện
tăng cường mở các lớp tập huấn để phòng, trị bệnh chổi rồng nhưng hiệu quả
đem lại là không cao. Điển hình là dịch chổi rồng bùng phát năm 2010 nhưng
đến năm 2013 thì vẫn chưa thể khống chế dịch bệnh này gây thiệt hại rất lớn
đến thu nhập của người nông dân. Vì vậy dễ dàng nhận thấy hiệu quả từ
những sự hỗ trợ này là không cao.
Thị trường đầu ra là nỗi lo lớn của nông hộ khi sản xuất nhưng không có
hộ nào nhận được sự hỗ trợ thông tin về thị trường đầu ra. Nông hộ là những
hộ sản xuất nhỏ lẻ nên không thể tìm được những đối tác lớn để tiêu thụ nông
sản cho cả vùng. Do đó rất cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phương là cơ
quan có uy tín đứng ra để tìm thị trường. Thế nhưng chính quyền địa phương
lại không tìm được thị trường đầu ra. Nông sản khi thu hoạch phải bán ngay
cho thương lái để có tiền trả nợ cho ngân hàng, cho người bán phân bón, thuốc
trừ sâu dẫn đến hiện tượng ép giá thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại rất lớn
đến thu nhập của người nông dân.
39
5.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LƢỢNG TIỀN VAY TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
5.2.1 Tình hình trả nợ và nguồn trả nợ cho ngân hàng của nông hộ
Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
của nông hộ là khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn của nông hộ. Vì khi họ
trả nợ đúng hạn cho thấy những khoản đầu tư ít nhất cũng đã tạo ra dòng tiền
mới dựa trên thu nhập về sản xuất. Tuy nhiên, nguồn tiền nông hộ trả cho
ngân hàng có thực sự xuất phát từ thu nhập sản xuất hay là do nông hộ vay
mượn bên ngoài với lãi suất cao rồi trả nợ để ngân hàng đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn vay tốt. Sau đó lại làm hồ sơ xin vay vốn tiếp để lấy tiền trả nợ vay
bên ngoài. Do đó, cần phân tích chi tiết về nguồn trả nợ của nông hộ.
Bảng 5.3: Tình hình trả nợ và nguồn trả nợ của nông hộ ở huyện Châu Thành,
2012
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Tiêu chí
Có Không
Có Không
1. Trả nợ vay ngân hàng đúng hạn
68
4
94,4
5,6
2. Nguồn trả nợ từ dòng tiền thu được
65
7
90,3
9,7
từ sản xuất
3. Nguồn trả nợ từ lợi nhuận sản xuất
20
52
27,8
72,2
3.1 Nguồn trả nợ từ lợi nhuận
4
16
20
80
nhưng phải vay lãi cao để trả trước
3.2 Nguồn trả nợ từ lợi nhuận và
16
4
80
20
không phải mượn tiền thêm
4. Nguồn trả nợ từ vay lãi cao
31
41
41,3
56,9
5. Nguồn tiền trả nợ từ bán tài sản
20
52
27,8
72,2
6. Nguồn trả nợ từ người thân
1
71
1,4
98,6
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Dựa trên kết quả thống kê có 68 hộ trả nợ vay đúng hạn chiếm 94,4%
còn lại là 4 hộ trả nợ trễ chiếm tỉ lệ 5,6%. Nguyên nhân việc trả nợ trễ của
nông hộ là do dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn dẫn đến thua lỗ, người dân
phải đi vay mượn lãi cao bên ngoài để trả nợ cho ngân hàng nhưng do nguồn
tiền vay lãi cao không có sẵn nên phải chờ đợi dẫn đến trả nợ ngân hàng trễ.
Việc trả nợ đúng hạn của nông hộ chiếm tỉ lệ lớn là do khi sắp đến hạn các
khoản cho vay thì nhân viên tín dụng ngân hàng đều đi nhắc nhở nông hộ sắp
đến hạn vay và tâm lý của nông hộ là rất sợ nhắc đến nợ và đến tận nhà đòi
nên nông hộ rất quan tâm tìm mọi nguồn tiền có thể để trả nợ ngân hàng. Do
đó, tiêu chí khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn chưa thể phản ánh được
hiệu quả từ việc sử dụng vốn vay của nông hộ.
Tiêu chí nguồn trả nợ từ dòng tiền thu được từ sản xuất cho thấy có
90,3% số lượng nông hộ vay vốn tín dụng chính thức ở huyện sử dụng vốn
vay bước đầu tạo được dòng tiền từ hoạt động sản xuất. Con số 9,7% nông hộ
không tạo được dòng tiền là do dịch bệnh gây thất thu nông sản dẫn đến không
có nguồn thu nhập nào. Điều này cho thấy lượng vốn đầu tư tương ứng không
40
tạo ra được giá trị nào nên lượng vốn tín dụng được xem là sử dụng không
hiệu quả.
Đối với nguồn tiền trả nợ vay từ lợi nhuận sản xuất: theo thống kê có 20
hộ tương ứng với tỉ lệ 27,8% đạt được mức lợi nhuận trong sản xuất đủ để trả
nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên trong đó có 4 hộ – tương ứng với tỉ lệ 20% số
lượng nông hộ tạo ra lợi nhuận phải đi vay lãi cao bên ngoài để trả nợ vì
không gom được tiền kịp. Đây là những hộ nuôi cá xuất khẩu đã xuất ao bán
cá nhưng chưa được doanh nghiệp thu mua thanh toán tiền ngay. Con số này
cho thấy số lượng hộ sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận đủ để trả nợ
ngân hàng là rất thấp ở huyện. Đa phần trồng lúa và cây ăn trái là nghề truyền
thống của nông hộ ở huyện. Do dịch bệnh và giá cả thị trường bấp bênh nên
mức sinh lợi chưa đủ để trả nợ cho ngân hàng. Có 31 hộ dân tương ứng với tỉ
lệ 41,3% phải vay mượn lãi cao để trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn vì thua lỗ
trong sản xuất. Bên cạnh đó có 20 hộ tương ứng với tỉ lệ là 27,8% phải bán tài
sản để có nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng. Có 1 hộ mượn tiền của người thân
để trả nợ ngân hàng.
Nhìn chung, nông hộ phải vay mượn tiền lãi cao để trả nợ rồi xin vay lại
để lấy tiền trả nợ lãi cao chiếm tỉ lệ lớn 41,3% cho thấy việc đảo nợ này làm
cho nông hộ ngày càng kiệt quệ hơn vì phải vay đầu này trả đầu kia mà đầu
nào thì cũng phải đóng lãi trong khi không có vốn để sản xuất nên không thể
tạo ra thu nhập để trả lãi cũng như trả gốc. Do đó xảy ra tình trạng lượng vốn
xin vay lại ngày càng nhiều hơn nhưng không thể đầu tư vào sản xuất mà lại
rơi vào tay người khác khiến nợ chồng nợ, cuộc sống của nông hộ ngày càng
khó khăn hơn. Số lượng nông hộ phải bán tài sản để trả nợ cũng chiếm tỉ lệ
cao 27,8%% cho thấy mức độ thua lỗ trong sản xuất của nông hộ ở huyện đã
vượt mức 69,1%. Tất cả điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở
huyện Châu Thành năm 2012 là chưa tốt.
5.2.2 Đánh giá thu nhập của nông hộ trƣớc và sau khi vay vốn
Từ kết quả thống kê đã phần nào khẳng định hiệu quả sử dụng vốn của
nông hộ là chưa tốt. Tuy nhiên để có căn cứ chính xác hơn trong quá trình sử
dụng vốn vay của nông hộ thì ta sẽ xét đến sự thay đổi trong thu nhập trung
bình của nông hộ qua 2 năm 2011 và 2012.
Bảng 5.4: Kết quả xử lý kiểm định sự khác biệt của hai trung bình tổng thể
Biến
Giá trị trung bình
Thu nhập từ sản xuất 2011 (triệu đồng)
975,9
Thu nhập từ sản xuất 2012 (triệu đồng)
748,1
Chênh lệch (triệu đồng)
227,7
Số quan sát: 72
Giá trị t= 1,1995;
Giá trị p= 0,2343
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
41
H0: TN_SX2011 - TN_SX2012 = 0
Giả thuyết:
Ha: TN_SX2011 - TN_SX2012 ≠ 0
Kết quả xử lý: Giá trị p= 0,2343 > α = 0,1
=> Không đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 10%, chấp
nhận giả thuyết H0 là không có sự khác biệt trong thu nhập trung bình tổng thể
của nông hộ trong năm 2011 và 2012.
Vậy thu nhập của nông hộ nhìn chung là không có sự thay đổi nào từ
năm 2011 sang năm 2012. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của nông
hộ là chưa tốt vì không tạo ra được sự tăng lên trong thu nhập khi sử dụng vốn
vay để đầu tư vào sản xuất. Một trong những nguyên nhân chính là do yếu tố
khách quan là do dịch bệnh làm cây trồng không cho trái, thay đổi thời tiết làm
cho vật nuôi, cá nuôi phát sinh nhiều bệnh gây thiệt hại, hao hụt nhiều trong
thu hoạch.
42
CHƢƠNG 6
GIẢI PHÁP
6.1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO LƢỢNG VỐN VAY TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CUNG CÂP CHO NÔNG HỘ ĐỂ SẢN XUẤT
6.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
Nhiều nông hộ gặp khó khăn trong sản xuất do dịch bệnh hoành hành
làm mất nguồn thu nhập, không thể trả nợ cho ngân hàng.
Khi ngân hàng định giá tài sản thế chấp là đất đai của nông hộ thì giá
được định rất thấp so với giá trị thực của nó. Điều đó làm cho lượng vốn vay
của nông hộ thì ít trong khi nhu cầu vay để sản xuất của nông hộ là rất lớn.
Đối với ngân hàng tài sản thế chấp là điều kiện rất quan trọng khi quyết
định cho vay vốn nhưng không phải nông hộ nào cũng đủ điều kiện này: có
những hộ có diện tích đất ít nên rất khó để ngân hàng chấp nhận cho vay.
Nguyên nhân là diện tích đất ít nên giá trị thấp và rất khó bán do nằm ở vị trí
hẻo lánh. Những hộ này gặp rất nhiều khó khăn khi vay vốn để thay đổi cây
trồng, vật nuôi mặc dù có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Điều này
gây trở ngại cho nông hộ khi muốn áp dụng những giống cây trồng, vật nuôi
mới vào sản xuất. Tóm lại, có nhiều hộ muốn vay vốn sản xuất nhưng lại
không thỏa điều kiện tài sản thế chấp nên vay được lượng vốn rất ít so với nhu
cầu.
Thủ tục cho vay còn nhiều khó khăn gây trở ngại cho người dân khi đi
vay, thời gian giải quyết hồ sơ xin vay vốn chậm làm người dân có tâm lý
ngán, ngại khi đi vay. Do đó nông hộ cũng không dám vay vốn nhiều vì sợ gặp
thêm rắc rối.
Mức lãi suất cho vay mặc dù đã được ngân hàng giảm xuống trong năm
2012 nhưng vẫn còn cao đối với người dân khi sản xuất. Do đó, người dân rất
hạn chế khi vay vốn thêm. Họ đánh giá là vay thêm vốn thì mức đóng lãi tăng
lên nhưng chưa biết thu nhập có thể được tạo ra tương ứng trong thời buổi khó
khăn hiện nay không nên không muốn vay thêm vốn.
6.1.2 Các nhóm giải pháp
Chính quyền địa phương cần phải nhanh chóng tìm ra giải pháp dập dịch
chổi rồng như: nghiên cứu những biện pháp chữa bệnh hoặc tìm ra những
giống cây trồng kháng bệnh để người dân có thể tiếp tục tiến hành sản xuất.
Dựa vào đó, ngân hàng nhận diện những hộ có vườn bị dịch bệnh tấn công gây
hại nghiêm trọng để khoanh nợ, tiếp tục cho vay để người dân có điều kiện tái
sản xuất, tạo ra thu nhập để trả các khoản nợ cho ngân hàng.
Đơn giản hóa các điều kiện thế chấp và tính toán lại giá trị tài sản thế
chấp theo giá trị thực của tài sản để nông hộ có thể vay được lượng vốn nhiều
hơn nhằm đảm bảo cho nông hộ vay đủ lượng vốn cần thiết để sản xuất.
43
Mạnh dạn áp dụng Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng
phát triển nông nghiệp, nông thôn: cho vay tín chấp đối với nông hộ. Những
hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn không cần tài sản thế chấp. Qua đó sẽ giúp
nông hộ có điều kiện tăng gia sản xuất, đẩy mạnh phát triển nông thôn và giải
quyết được phần nào nhu cầu vốn cho những hộ dân gặp khó khăn muốn vươn
lên thoát nghèo. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến việc thu hồi vốn và giảm
thiểu rủi ro cho ngân hàng: cần phải có sự liên kết với các hội đoàn thể địa
phương để đánh giá khách hàng nhanh, chính xác và có giải pháp quản lý tốt
hơn. Hay thực hiện cho vay theo hình thức nhóm nông hộ chịu trách nhiệm
chung – tức là 1 nhóm nông hộ có phương án sản xuất khả thi khi vay tín chấp
ngoài việc phải đảm bảo khả năng trả nợ của mình thì còn phải quan tâm, giúp
đỡ, giám sát các thành viên khác trong nhóm vì nếu 1 thành viên trong nhóm
không trả gốc hoặc lãi đúng hạn thì sẽ làm cả nhóm không được xét cho vay
tiếp. Điều này sẽ giúp làm tăng tính đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất
của nông hộ, giảm thiểu rủi ro tín chấp cho ngân hàng.
Cải tiến cơ chế, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, thuận tiện, nhanh
chóng, giảm bớt chi phí đi lại cho hộ giúp nông hộ dễ dàng tiếp cận với nguồn
vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, rút ngắn thời gian công tác thẩm định, đào tạo
cán bộ tín dụng chuyên nghiệp, có khả năng đi sâu đi sát với quần chúng để
nắm bắt nhu cầu vay vốn sản xuất của nông hộ, cùng với nông hộ giải quyết
những khó khăn trong sản xuât nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn vay cho
nông hộ trong mọi tình huống cũng như giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
cho nông hộ.
6.2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CHO NÔNG HỘ
6.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
Đến cuối mùa vụ khi người dân bán nông sản thì ngân hàng tiến hành thu
nợ gốc và lãi. Sau đó khi bắt đầu mùa vụ mới thì người dân lại làm thủ tục xin
vay lại. Việc vay vốn trong 1 thời gian ngắn như vậy thì người nông dân
không thể tạo ra lượng thu nhập đủ lớn để bù cho lượng vốn vay. Do đó, ở
mùa vụ sau thì nông hộ lại phải tiếp tục làm hồ sơ vay vốn và phải tiếp tục chờ
đợi phát vay từ phía ngân hàng. Bên cạnh đó là áp lực phải trả nợ ngân hàng
cuối vụ làm cho người nông dân phải bán nông sản với mọi giá để có nguồn
tiền kịp trả nợ ngân hàng – đây là điều kiện để vụ sau xin vay tiếp.
Khi gặp dịch hại trên cây trồng vật nuôi thì nông hộ thường lúng túng
trong việc ứng phó và chỉ áp dụng những kinh nghiệm trước đây để ứng phó
nên hiệu quả không cao, gây thiệt hại lớn cho sản xuất dẫn đến kém hiệu quả
trong việc sử dụng đồng vốn vay.
Lượng vốn vay tín dụng chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của
nông hộ, cụ thể là việc người dân phải mua chịu vật tư phân bón với lãi suất
cao để sản xuất hay người nuôi cá phải mua chịu thức ăn, thuốc cho cá cũng
với mức lãi cao.
44
Vẫn còn nhiều hộ dân chưa biết cách lập phương án sản xuất kinh doanh
nên chưa thể xác định đúng lượng vốn mà họ cần và việc sử dụng vốn theo đó
cũng chưa đúng với phương án sản xuất.
6.2.2 Các nhóm giải pháp
Mặc dù việc thu hồi nợ của ngân hàng vào cuối mùa vụ là hợp lý với lý
do là nông dân đã có thu nhập thì phải tiến hành trả tiền lại cho ngân hàng và
nếu để 1 số tiền lớn nhàn rỗi rơi vào trong tay người dân thì có nguy cơ bị tiêu
xài hết. Nhưng điều này đã vô tình tạo ra áp lực phải bán nông sản với giá thấp
và tốn nhiều thời gian, chi phí đi lại, hồ sơ, thủ tục. Do đó ngân hàng cần đa
dạng hóa các loại hình cho vay: áp dụng hình thức cho vay lưu vụ đối với
nông hộ. Đây là hình thức cho vay sau 1 chu kỳ sản xuất sử dụng vốn vay thì
nông hộ chỉ cần trả hết lãi là có thể xin vay lưu vụ để tiếp tục đầu tư cho chu
kỳ sau mà không cần phải làm lại thủ tục từ đầu. Điều này giúp cho các hộ sản
xuất chủ động về vốn, giảm bớt phiền hà và gắn bó nông hộ với cá tổ chức tín
dụng hơn. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này thì rủi ro sẽ cao hơn hình thức
cho vay từng lần vì khoảng thời gian người dân nắm tiền lâu hơn nên khả năng
sử dụng vốn sai mục đích sẽ cao hơn. Do đó ngân hàng nên dựa trên đánh giá
xếp hạng tín nhiệm khách hàng để mạnh dạn áp dụng cho vay lưu vụ đối với
các hộ có mức tín nhiệm cao trước. Sau đó tiến hành mở rộng cho vay lưu vụ
cho nhiều nông hộ hơn. Một giải pháp khác là phát triển áp dụng loại hình tín
dụng cho thuê tài chính bằng việc mua máy móc nông nghiệp để cho nông hộ
thuê lại sản xuất trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm. Điều này sẽ giúp
nông hộ tiếp cận với thiết bị, công nghệ mới cũng như khắc phục được hạn
chế về tài sản đảm bảo khi đi vay vì cho thuê tài chính thì không cần tài sản
thế chấp. Thực hiện được hình thức này thì sẽ giúp đáp ứng nhu cầu vốn cho
nông hộ và từng bước thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng để kịp thời nắm bắt
những biến động trong sản xuất để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả giúp 2
bên cùng có lợi.
Tăng hạn mức cho vay: không nên chỉ dựa vào giá trị tài sản thế chấp để
quyết định lượng tiền cho vay mà cần phảo dựa vào phương án sản xuất kinh
doanh để cung lượng vốn phù hợp hơn. Vì khi vay không đủ vốn thì nông hộ
sẽ vay thêm bên ngoài với lãi cao làm giảm thu nhập trong tương lai. Bên cạnh
đó là việc ngân hàng mở rộng điều kiện cho vay: không chỉ đầu tư cho sản
phẩm cây trồng, con giống mà còn đầu tư cho các khâu dịch vụ nông nghiệp,
các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nông thôn
đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Làm tốt những
nội dung trên sẽ giúp nông hộ thúc đẩy phát triển sản xuất có hiệu quả và hạn
chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nhiều nơi.
Khi vay vốn nông hộ được cán bộ tín dụng và tổ chức đoàn thể xã hội tư
vấn, vạch rõ kế hoạch bắt đầu từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch và
được thường xuyên theo dõi tình hình chi tiêu để giúp họ sử dụng vốn vay
đúng mục đích. Từ đó, nông hộ sẽ có lợi nhuận nhiều hơn và trả nợ đúng hạn.
Do đó, nông hộ cần phải tích cựa tham gia vào các tổ chức đoàn thể địa
45
phương để hỗ trợ nhau kinh nghiệm sản xuất, cây giống, con giống,... Đối với
những hộ làm ăn có hiệu quả thì cần phải chia sẽ kinh nghiệm với các thành
viên khác để tăng thu nhập và cải thiện mức sống.
Chính quyền địa phương cần giúp đỡ nông hộ trong việc tư vấn hỗ trợ kỹ
thuật sản xuất cũng như có những chương trình cầu nối giúp nông hộ giao lưu
với nhau tìm ra những mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với đất đai, khí
hậu ở địa phương để cùng nhau thoát nghèo và làm giàu.
46
CHƢƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 KẾT LUẬN
Đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín
dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ dựa trên kết quả thu
thập thông tin ở 4 xã trong huyện Châu Thành để suy luận tình hình chung cho
những hộ vay vốn sản xuất trong huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6
nhân tố tác động đến lượng vốn vay chính thức: tài sản có giấy chứng nhận,
chi tiêu cho sản xuất, số người trong hộ tham gia lao động, khoảng cách đến tổ
chức tín dụng, chi phí đi vay vốn, tâm lý sợ mang nợ.
Lượng vốn vay tín dụng chính thức vẫn còn một số hạn chế như phụ
thuộc vào tài sản có giấy chứng nhận nên một bộ phận nông hộ vẫn chưa thể
vay đủ lượng vốn để sản xuất mặc dù họ có khả năng sản xuất, phương án sản
xuất khả thi. Lượng vốn vay còn phụ thuộc vào khoảng cách đến tổ chức tín
dụng, chi phí đi vay vốn. Đây là do thiếu sót của ngân hàng trong việc phổ
biến thông tin về các gói tín dụng, thủ tục vay vốn để người dân tiếp cận và sự
thiếu trách nhiệm của nhân viên tín dụng khi giải quyết những khoản vay lớn
theo nhu cầu cấp thiết của người dân. Bên cạnh đó là do tác động tâm lý sợ
mang nợ của người dân làm cho họ vay vốn rất ít do lo sợ không có khả năng
trả nợ. Điều đó gây khó khăn cho sản xuất vì vay không đủ vốn.
Lượng vốn vay tín dụng được xác định theo giá trị diện tích đất mà nông
hộ thế chấp. Tuy nhiên, việc định giá đất đai khi thế chấp của ngân hàng là rất
thấp so với giá trị thực. Do đó lượng vốn mà nông hộ vay là rất ít trong khi
nhu cầu của họ lại lớn. Thiếu vốn làm cho nông hộ phải vay mượn thêm từ
bên ngoài với lãi suất cao làm tăng chi phí sản xuất, giảm nguồn thu nhập tạo
ra. Điều đó gây tác động xấu đến khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng như
khiến đời sống người dân càng gặp nhiều khó khăn hơn do phải dùng thu nhập
ít ỏi để trả tiền vay lãi cao.
Hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ là chưa tốt do yếu tố chủ quan và cả
khách quan là dịch bệnh chổi rồng xuất hiện trên cây trồng truyền thống chủ
lực của huyện. Người dân chưa có biện pháp đối phó bệnh hữu hiệu nên gây
thua lỗ rất nhiều trong sản xuất.
7.2 KIẾN NGHỊ
7.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng
Có chính sách can thiệp, hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa để người dân giảm
thiểu thiệt hại do dịch bệnh và tìm ra hướng tháo gỡ khó khăn cho việc sản
xuất của người dân. Thành lập các đoàn thanh tra để kiểm tra các cơ sở bán
phân bón, tránh hiện tượng bán phân bón giả, phân bón kém chất lượng làm
tăng chi phí sản xuất gây thiệt hại đến năng suất cây trồng của nông hộ.
47
Gặp gỡ nông hộ và tổ chức cho các nông hộ gặp gỡ nhau thông qua các
hội đoàn thể địa phương để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó
khăn, nhu cầu cấp thiết của nông dân để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Đa dạng hóa thu nhập vì thu nhập của nông hộ phụ thuộc chủ yếu vào
trồng lúa và chăn nuôi, thủy sản. Vì thế khi gặp thiên tai, dịch bệnh thì người
dân bị tổn thất rất lớn và do chỉ có 1 nguồn thu nhập nên không có nguồn vốn
nào khác để tái đầu tư. Chính quyền địa phương cần kết hợp với các ban
ngành đoàn thể tạo ra các loại hình kinh doanh, dịch vụ hoặc thu hút đầu tư
của doanh nghiệp tạo ra thêm nguồn thu nhập cho nông hộ.
7.2.2 Đối với các tổ chức tín dụng
Cần nghiên cứu kỹ thị trường để xác định nhu cầu vốn tín dụng, làm cơ
sở cho việc hoạch định chiến lược cho vay khách hàng, giúp đầu tư vốn cho
nông hộ phù hợp hơn với nhu cầu của họ. Tổ chức đổi mới hoạt động đồng
loạt: từ việc hợp lý hóa quy trình, thủ tục cho vay, đa dạng hóa hình thức tín
dụng, phương thức cho vay, tuyển chọn cán bộ giỏi có đủ năng lực, phẩm
chất, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho những cán bộ làm tốt công tác cũng như
xử lý nghiêm đối với cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật
trong hoạt động tín dụng, tổ chức hội thảo giúp ngân hàng am hiểu hơn về
thuận lợi và khó khăn của nông hộ để kịp thời xử lý thỏa đáng.
Ngân hàng cần phải đóng vai trò là người bạn đồng hành cùng người
nông dân, chia sẽ thiệt hại với người nông dân qua việc khoanh nợ, cơ cấu lại
nguồn nợ để giảm bớt thiệt hại cho người nông dân khi rủi ro dịch bệnh xảy ra
cũng như cho vay thêm vốn để sản xuất. Khi đó người dân mấy thực sự an tâm
vay vốn ngân hàng để sản xuất và quan tâm sử dụng vốn hiệu quả để trả nợ
cho ngân hàng.
Nhân viên ngân hàng phải có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn nông hộ từ
khâu lập phương án sản xuất đến sử dụng vốn vay sao cho đúng mục đích,
hiệu quả. Thông qua các phương tiện truyền thông, ngân hàng có thể cung cấp
thông tin về các sản phẩm, quy trình cho vay giúp nông hộ am hiểu hơn về sản
phẩm cũng như nắm rõ quy trình cho vay và các chính sách cho vay đối với
nông hộ.
Mạnh dạn áp dụng Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng
phát triển nông nghiệp, nông thôn để cấp vốn cho những hộ gặp khó khăn về
tài sản thế chấp có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định đời sống, thu hút đầu tư
vào lĩnh vực này. Thực hiện cho vay vốn tín chấp đối với khách hàng có mức
tín nhiệm cao, phương án sản xuất cố tính khả thi, dần dần tiến tới mở rộng áp
dụng cho tất cả nông hộ của huyện có nhu cầu vay vốn chính đáng để sản xuất.
Mặt khác, phát triển loại hình cho thuê tài chính giúp nông hộ mua sắm trang
thiết bị hiện đại giúp khắc phục phần nào hạn chế về tài sản đảm bảo khi đi
vay vốn của khách hàng.7
7
Trần Bá Duy, 2009. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
48
Xóa bỏ suy nghĩ người nghèo không có khả năng trả nợ nên ngân hàng
chỉ phục vụ cho người giàu. Vì điều đó sẽ làm cho vốn vay không thể đến
đúng đối tượng cần phục vụ mà rơi vào tay những người có thế lực, quan hệ
tốt. Sau đó những người này sẽ tiến hành cho vay lại với mức lãi cao làm vô
hiệu hóa nguồn tín dụng giá rẻ cho người dân thực sự cần vốn sản xuất.
Thay đổi điều kiện thế chấp trong vay vốn theo hướng giản đơn và tính
toán giá trị tài sản thế chấp theo giá trị thực của tài sản để nông hộ có thể vay
lượng vốn nhiều hơn nhằm đảm bảo cho định hướng phát triển nền sản xuất
lớn.
Phối hợp với chính quyền, hội đoàn thể địa phương trong việc đánh giá
nông hộ giúp giảm chi phí của ngân hàng và giảm thời gian trong quy trình
cho vay để họ tiếp cận vốn nhanh hơn.
Đào tạo cán bộ tín dụng có năng lực tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn nông hộ
cách thức sử dụng vốn đạt hiệu quả, thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng
vốn của nông hộ, phát hện những hộ sử dụng vốn không đúng mục đích và kịp
thời điều chỉnh giúp hộ vay thực hiện có hiệu quả nguồn vốn vay.
7.2.3 Đối với nông hộ
Thường xuyên nắm bắt thông tin về các gói tín dụng của ngân hàng cũng
như những thay đổi trong thủ tục vay vốn, tham gia tích cực các các hội đoàn
thể, chương trình khuyến nông, các buổi hội thảo với ngân hàng ở địa bàn.
Xóa bỏ tâm lý sợ mang nợ để mạnh dạn vay vốn nhiều hơn để khôi phục
sản xuất giúp hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Tuân thủ các thủ tục, điều
kiện vay vốn trong hợp đồng tín dụng. Sử dụng vốn đúng mục đích, không
dùng để đá gà, đánh bài, cho vay lại lãi suất cao rồi bị giật nợ dẫn đến không
có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
Xây dựng hình ảnh nông hộ tốt có khả năng trả nợ, có phương án sản
xuất kinh doanh rõ ràng, cụ thể, chứng minh được hiệu quả và sẵn sàng chủ
động vay vốn khi cần thiết. Tạo uy tín đối với ngân hàng bằng cách trả nợ
đúng hạn. Mặt khác, phải chú trọng đến việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả
nhất – tránh tâm lý khi hộ vay tín chấp không thể trả được nợ quá lâu thì ngân
hàng sẽ cho “xù nợ” nên ỷ lại không chí thú sản xuất.
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ánh Tuyết, 2013. Để nông nghiệp phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.
[online] [22/11/2013].
2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Nghị định về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hà Nội: ngày
12 tháng 4 năm 2010.
3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2011. Quyết định
về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 –
2015. Hà Nội: ngày 30 tháng 1 năm 2011.
4. Hồng Hoàng Anh, 2008. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận
tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế
Sách – tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
5. Lê Khương Ninh, Phạm Văn Hùng, 2011. Các yếu tố quyết định lượng vốn
vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang. Tạp chí Ngân hàng, số 9,
trang 42 – 48.
6. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp, Tổ kế hoạch- nghiệp vụ. Doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách
xã hội năm 2011, 2012. Đồng Tháp: tháng 10 năm 2013.
7. Thông tấn xã Việt Nam, 2013. Đồng Tháp tìm giải pháp khống chế bệnh
chổi rồng trên nhãn. [online] [22/11/2013].
8. Trần Bá Duy, 2009. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay
của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần
Thơ.
9. Trần Thị Cẩm Hồng, 2011. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ
nông dân ở thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
10. Trần Thị Kim Thàng 2001. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả nẳng
tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Luận văn Đại
học. Đại học Cần Thơ.
11.Trí Dũng. Sơ lược về vùng đất huyện Châu Thành. [online]
[11/09/2013].
50
12.Hồng Kha. Tiềm năng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện châu thành.
[online] [11/09/2013].
13. Hồng Kha. Giới thiệu về huyện Châu Thành. [online]
http://chauthanh.dongthap.gov.vn/wps/portal/hct/!ut/p/c1/04_SB8K8xLLM9M
SSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwOLAHcDA88AI0sTMxM3AwM_E_1w
kA4kFe4BoeYGnpZGvv5mob5GAU4mEHkDHMDRQN_PIz83Vb8gOzvN0
VFREQAitqZp/dl2/d1/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnB3LzZfVVRGRkxVRDQwO
FBHMDBJUDI5NDY0RjAwRjA!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm
/connect/HCT/sithct/sitachinhquyen/sitatongquan/sitathongtinvehuyen/sitadieu
kientunhien/20111115+gioi+thieu+chau+thanh [11/09/2013].
51
PHỤ LỤC 1
BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
52
53
54
55
56
57
58
PHỤ LỤC 2
* Chạy mô hình hồi quy Tobit
Câu lệnh: tobit LGVONVAY TSGCN TSKOGCN CHITIEUSX SOLD LSVAY
CPDIVAY KCDENTCTD TLMANGNO,ll
59
* Chạy kiểm định đa cộng tuyến
Câu lệnh:
corr TSGCN TSKOGCN CHITIEUSX SOLD LSVAY CPDIVAY KCDENTCTD
TLMANGNO
Ta có tất cả r (tương quan cặp giữa các biến giải thích) đều nhỏ hơn 0,6
cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến.
* Một cách kiểm định đa cộng tuyến khác:
Câu lệnh: collin TSGCN TSKOGCN CHITIEUSX SOLD LSVAY CPDIVAY KCDENTCTD
TLMANGNO
Ta có tất cả giá trị VIF (yếu tố phóng đại phương sai) đều nhỏ hơn 10
cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
60
*Chạy kiểm định sự khác biệt lượng vốn vay trung bình và chi tiêu cho sản
xuất năm 2012
ttest LGVONVAY==CHITIEUSX
*Chạy kiểm định sự khác biệt trung bình thu nhập năm 2011 và 2012
Câu lệnh: ttest TN_SX2011==TN_SX2012
* Thống kê số lao động tham gia sản xuất trong nông hộ năm 2012
61
PHỤ LỤC 3
Bảng tổng kết doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2011
Đơn vị tính:1.000 đồng.
Thành phần kinh tế
A- Ngắn hạn
I- Cty Cổ Phần, Cty TNHH
-Ngành Công nghiệp
-Ngành thương nghiệp
II- DNTN
-Ngành Công nghiệp
-Ngành thương nghiệp
III- Hộ Sản Xuất
1- Ngành nông nghiệp
-Trồng trọt
-Chăn nuôi
-Thủy sản
2- Ngành thương nghiệp
3- Ngành khác
B- Trung hạn
I- DNTN
-Ngành Công nghiệp
-Ngành thương nghiệp
II- Hộ Sản Xuất
1- Ngành nông nghiệp
2- Ngành thương nghiệp
3- Ngành khác
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
728.264.710
103.874.500
99.034.500
4.840.000
51.360.000
27.120.000
24.240.000
573.030.210
441.301.266
186.169.266
101.697.000
153.435.000
117.345.000
14.383.944
28.611.376
5.600.000
5.600.000
693.050.375
104.158.500
99.058.500
5.100.000
37.970.000
16.500.000
21.470.000
550.921.875
436.476.921
173.652.671
109.843.500
152.980.750
101.547.700
12.897.254
26.152.460
640.000
600.000
40.000
25.512.460
7.884.790
0
17.627.670
23.011.376
5.651.000
0
17.360.376
62
Dư nợ
Số hộ
3.829
5
4
1
12
4
8
3.812
3.427
1.895
1.458
74
304
81
654
2
1
1
652
7
0
645
Số tiền
321.287.568
26.658.000
25.258.000
1.400.000
31.990.000
18.240.000
13.750.000
262.639.568
207.487.585
78.777.635
58.031.400
70.678.550
52.319.300
2.832.683
27.579.064
5.210.000
5.000.000
210.000
22.462.064
1.908.100
0
20.553.964
Nợ xấu
4.790.650
0
0
0
1.750.000
1.150.000
600.000
3.040.650
2.980.650
25.000
269.100
2.686.550
60.000
0
954.959
0
0
0
954.959
100
0
954.859
Bảng tổng kết doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2012
Đơn vị tính:1.000 đồng.
Thành phần kinh tế
A- Ngắn hạn
I- Cty Cổ Phần, Cty TNHH
-Ngành Công nghiệp
-Ngành thương nghiệp
II- DNTN
-Ngành Công nghiệp
-Ngành thương nghiệp
III- Hộ Sản Xuất
1- Ngành nông nghiệp
-Trồng trọt
-Chăn nuôi
-Thủy sản
2- Ngành thương nghiệp
3- Ngành khác
B- Trung hạn
I- DNTN
-Ngành Công nghiệp
-Ngành thương nghiệp
II- Hộ Sản Xuất
1- Ngành nông nghiệp
2- Ngành thương nghiệp
3- Ngành khác
Doanh số cho vay
913.018.781
163.497.000
159.047.000
4.450.000
55.514.000
41.504.000
14.010.000
694.007.781
537.454.805
226.237.105
125.234.000
185.983.700
138.818.484
17.734.492
17.130.500
1.900.000
1.900.000
0
15.230.500
0
0
15.230.500
Doanh số thu nợ
854.398.566
148.652.000
144.002.000
4.650.000
61.845.000
42.150.000
19.695.000
643.901.566
491.848.258
198.480.908
110.984.900
182.382.450
133.482.984
18.570.324
16.674.541
1.162.500
1.112.500
50.000
15.512.041
405.000
0
15.107.041
63
Dư nợ
Số tiền
Số hộ
4.878
379.907.783
5
41.503.000
4
40.303.000
1
1.200.000
9
25.659.000
4
17.594.000
5
8.065.000
4.864
312.745.783
4.461
253.062.699
2.964
106.502.399
1.426
72.280.500
71
74.279.800
296
57.654.800
107
2.028.284
264
28.035.023
5
5.947.500
3
5.787.500
2
160.000
259
22.180.523
4
1.503.100
0
0
255
20.677.423
Nợ xấu
4.516.500
0
0
0
1.650.000
1.150.000
500.000
2.866.500
2.776.500
473.700
255.000
2.047.800
90.000
0
451.283
0
0
0
451.283
100
0
451.183
[...].. .nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay có ý nghĩa rất quan trọng để tìm ra giải pháp toàn diện cung cấp đầy đủ lượng vốn cho nông hộ sản xuất Do đó, tác giả chọn đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Đề tài tìm hiểu thực trạng lượng vốn tín dụng chính thức, những nhân tố ảnh hưởng và. .. tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ Qua đó đề tài đề ra giải pháp giúp người nông dân tiếp cận với đúng lượng vốn mà họ cần và sử dụng vốn hiệu quả hơn 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Từ kết quả phân tích, tác... cận lượng vốn phù hợp với nhu cầu sản xuất và sử dụng có hiệu quả hơn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được những mục tiêu chung, đề tài có những mục tiêu cụ thể sau: – Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp – Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng. .. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức của nông hộ Có nhiều yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức như đặc điểm chung của hộ, nhóm nhân tố thuộc về chủ hộ, tổ chức tín dụng và chính sách của Nhà nước, cụ thể: *Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2011) cho thấy các nhân tố tác động đến lượng vốn vay là diện tích đất thế chấp, chi phí đi vay, ... tích về các lĩnh vực vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành 23 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG TIỀN VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 4.1 MÔ TẢ SỐ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU 4.1.1 Thông tin chung về nông hộ của mẫu điều tra Dựa trên kết quả phỏng vấn nông hộ4 trên địa bàn huyện Châu Thành thì số liệu thu... để đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng chính thức trên địa bàn và lượng vốn tín dung chính thức mà nông hộ hiện tại đang tiếp cận – Mục tiêu 2: sử dụng mô hình Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu – Mục tiêu 3: đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn và nguồn trả nợ, sử dụng kiểm định sự khác biệt về thu nhập trung bình tổng thể của. .. THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TÍN DỤNG TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN 3.1.1 Khái quát về huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp 3.1.1.1 Giới thiệu về huyện Châu Thành Châu Thành là huyện ở phía nam của tỉnh Đồng Tháp, có diện tích tự nhiên là 246,164 km2, dân số 151.669... tin tín dụng hơn và chi phí đi vay cũng thấp hơn Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến tổ chức tín dụng xa hay gần cũng có ảnh hưởng đến việc thuận lợi hay khó khăn khi đi lại làm thủ tục vay vốn của nông hộ Đối với những hộ có khoảng cách từ nơi ở đến tổ chức tín dụng xa thì lượng vốn tiếp cận càng ít do các tổ chức tín dụng ngại mất nhiều chi phí để giám sát việc sử dụng vốn từ khoản vay Do đó, các tổ... hạn chế số tiền cho vay lại đối với nông hộ Trong trung hạn thì số lượng nông hộ vay vốn giảm 60,3% tương ứng doanh số cho vay giảm 33,8% Điều đó cho thấy số lượng nông hộ vay giảm nhiều hơn tức là lượng vốn vay trên mỗi nông hộ là nhiều hơn trong cho vay trung hạn Tóm lại ở địa bàn huyện Châu Thành thì lượng vốn vay ngắn hạn trên mỗi nông hộ giảm trong giai đoạn 2011 – 2012 còn thì lượng vốn vay trung... hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ Thông qua những số liệu thống kê về số lượng nông hộ trả nợ đúng hạn, trễ hạn là nguồn thông tin đáng tin cậy để xem xét hiệu quả sử dụng vốn trên địa bàn nghiên cứu Tuy nhiên, cần xem xét nguồn trả nợ của nông hộ để xem xét đó là do nguồn thu nhập tạo ra từ sử dụng vốn vay hay do vay mượn các khoản tiền khác để “đắp” vào – Đo lường thu nhập tạo ra từ việc sử dụng vốn