1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận ô môn thành phố cần thơ có thể tiếp cận

66 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN THỊ CHI PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CHÍNH THỨC MÀ CÁC NÔNG HỘ CHĂN NUÔI HEO Ở QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ CÓ THỂ TIẾP CẬN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 8/ 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN THỊ CHI MSSV/HS: LT11024 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CHÍNH THỨC MÀ CÁC NÔNG HỘ CHĂN NUÔI HEO Ở QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ CÓ THỂ TIẾP CẬN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VƯƠNG QUỐC DUY Tháng 8/ 2013 LỜI CẢM TẠ Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quí thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản Trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức quí báu trong suốt quá trình học tập. Em xin kính lời cám ơn TS. Vương Quốc Duy đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này với tất cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt tình. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những cô, chú, anh, chị ở Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận Ô Môn, Ngân hàng Chính sách xã hội quận Ô Môn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp số liệu cho tôi để bài nghiên cứu này được hoàn chỉnh trung thực. Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những cô chú sống trên địa bàn quận Ô Môn thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình dành thời gian cung cấp số liệu chính xác cho tôi để tôi có thể lấy số liệu hoàn thành luận văn. Tiếp đến em xin gửi lời cảm ơn đến anh Đặng Hoàng Trung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng, em gửi lời cảm ơn tất cả bạn bè, những người luôn quan tâm, động viên em về tất cả mọi mặt. Một lần nữa, xin hãy nhận nơi em lời cám ơn chân thành nhất!!! Cần thơ, ngày…..tháng……năm 2013 Người thực hiện PHAN THỊ CHI i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện PHAN THỊ CHI ii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU........................................................................................ 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................... ... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................... 2 1.4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu................................................................. 2 1.4.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu .................................................................. 2 1.4.3 Giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu ........................................... 3 1.5 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG .......................................................................... 3 1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................. 5 2.1.1 Khái niệm nông hộ ....................................................................................... 5 2.1.2 Bản chất kinh tế của nông hộ ........................................................................ 6 2.1.3 Nhu cầu tín dụng .......................................................................................... 6 2.1.4 Các vấn đề cơ bản về tín dụng ...................................................................... 6 2.1.5 Phân loại tín dụng......................................................................................... 9 2.1.6 Vốn trong sản xuất nông thôn ..................................................................... 10 2.1.7 Hệ Thống Tín Dụng Nông Thôn Việt Nam................................................. 11 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 16 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................... 16 2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ......................................................... 17 2.2.3 Diễn giải của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hộ chăn nuôi........................................................................................................ 18 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUẬN Ô MÔN VÀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG Ở QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................ . 25 3.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................... . 25 iii 3.1.1 Khái Quát Về Thành Phố Cần Thơ ............................................................. 25 3.1.2 Tổng quan về Quận Ô Môn ........................................................................ 28 3.2 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN KHẢO SÁT. ............................. 30 3.2.1 Các hộ không tham gia thị trường tín dụng năm 2012................................. 31 3.2.2 Các hộ có tham gia tín dụng năm 2012 ....................................................... 32 Chương 4: XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở QUẬN Ô MÔN- TP. CẦN THƠ ................................ 35 4.1 MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU ĐIỀU TRA ............................................................. 35 4.2 KẾT QUẢ MÔ HÌNH TOBIT ....................................................................... 38 4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP NĂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐẾN CÁC HỘ CHĂN NUÔI....................................................................................... 41 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 44 5.1 KẾT LUẬN................................................................................................... 44 5.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 45 5.2.1 Đối với nông hộ.......................................................................................... 45 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương................................................................. 45 5.2.3 Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng ................................................. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 48 iv DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu theo số lượng ............................................................................ 17 Bảng 2.2: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hộ chăn nuôi heo ở quận............. 22 Bảng 3.1: Số lượng heo theo phường trên địa bàn quận Ô Môn đến tháng 9/2013........................................................................................................ 29 Bảng 3.2: Cơ cấu tham gia tín dụng..................................................................... 30 Bảng 3.3: Điều kiện quan trọng nhất được vay vốn theo đánh giá của chủ hộ…..31 Bảng 3.4: Nguồn vốn thay thế của các hộ có nhu cầu vay.................................... 31 Bảng 3.5: Quyết định vay vốn của các chủ hộ không vay khi có nhu cầu............. 32 Bảng 3.6: Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng..................................................... 33 Bảng 4.1: Nhân khẩu và lao động ........................................................................ 35 Bảng 4.2 Tuổi của chủ hộ.................................................................................... 36 Bảng 4.3: Học vấn của chủ hộ ............................................................................. 36 Bảng 4.4: Thông tin về giới tính và dân tộc của chủ hộ ....................................... 37 Bảng 4.5: Một số nhân tố khác ............................................................................ 38 Bảng 4.6: Kết quả mô hình đa cộng tuyến ........................................................... 38 Bảng 4.7: Kết quả phân tích mô hình hồi qui Tobit.............................................. 39 Bảng 4.8: Kết quả mô hình Tobit (tác động biên) ................................................ 40 v DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Nguồn cung tín dụng cho nông hộ ........................................................ 32 Hình 3.2 Hiện trạng sử dụng vốn......................................................................... 33 Hình 3.3 Sử dụng vốn thực tế .............................................................................. 34 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSXH NNo&PTNT Vietcombank Sacombank DongAbank MHBbank QĐ-TTg NĐ-CP : CHÍNH SÁCH XÃ HỘI : NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín : Ngân hàng Đông Á : Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long : Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ : Nghị định Chính Phủ vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, chưa ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới. Trình độ dân trí vẫn thấp, đời sống người dân có sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng này và vùng kia. Chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ trợ người dân phát triển để giảm bớt sự phân biệt giàu nghèo, cải thiện cuộc sống của người dân ở nông thôn. Nhưng trước tiên, người dân phải biết thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng hàng hóa của nước ta, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2012, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 22%GDP. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2012 ước đạt 27,5 tỉ USD, chiếm 24% xuất khẩu cả nước, có 6/22 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Do đó, việc cấp tín dụng vào các ngành nghề nói chung và nông nghiệp nói riêng là việc hết sức cần thiết, giảm thiểu được những khó khăn của người dân giúp họ cải thiện cuộc sống và giảm bớt được sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Như năm 2012, các cấp, các ngành và địa phương hỗ trợ các hộ nghèo 22.600 tấn lương thực và 24,4 tỷ đồng. Khu vực nông thôn cả nước có 450.300 lược hộ nghèo, giảm 27,6% so với năm 2011, tương ứng với 1911,8 nghìn lượt nhân khẩu, giảm 26,9%. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2012 ước tính là 11,3-11.5%, giảm 1,1-1,3% so với năm 2011. Các chính sách từ cho vay hỗ trợ lãi suất của Nhà nước nếu không phát đúng đối tượng, không có sự quản lý chặt chẽ và giám sát của các cấp có thẩm quyền thì ngược lại tạo điều kiện cho những người có chức có quyền trong xã hội trục lợi. Để tránh đi ngược với mục tiêu đặt ra, trước khi áp dụng và thi hành chính sách tín dụng nào thì chúng ta cần nghiên cứu, nắm bắt được sự cần thiết và cấp bách, phải đảm bảo chính sách đó cấp đúng đối tượng và đúng nhu cầu họ cần, đặc biệt là các chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất trong nông nghiệp. Muốn làm được điều đó thì vấn đề đặt ra là những nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng vốn vay của người dân và tìm ra những giải pháp giúp người dân có thể tiếp cận đầy đủ nguồn vốn. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận Ô Môn TP. Cần Thơ có thể tiếp cận”. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ nhận được, cụ thể là nông hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Quận Ô Môn – Thành Phố Cần Thơ có thể tiếp cận được. Từ đó, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giúp các nông hộ này có thể được các tổ chức tín dụng cấp đủ lượng vốn cần thiết để chăn nuôi heo cải thiện đời sống. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung nói trên, đề tài tập trung phân tích các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Phân tích tổng quan hoạt động tín dụng cho nông hộ trên địa bàn Ô Môn – Thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 2: Xác định được nhu cầu vốn vay của các nông hộ. Mục tiêu 3: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các nông hộ. Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp đáp ứng được nhu cầu vốn của các nông hộ chăn nuôi heo. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nhu cầu vay vốn của các nông hộ như thế nào? Lượng vốn vay chính thức của các nông hộ có thể tiếp cận từ các tổ chức tín dụng? Những giải pháp nào có thể giúp các nông hộ chăn nuôi heo được các tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của các nông hộ trên địa bàn Quận Ô Môn – Thành Phố Cần Thơ. Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế, nên đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu trên các hộ chăn nuôi heo ở địa bàn. 1.4.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của các nông hộ chăn nuôi heo. 2 1.4.3 Giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu - Không gian: đề tài được nghiên cứu trên Quận Ô Môn thuộc thành phố Cần Thơ. - Thời gian: từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013. 1.5 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG Các nông hộ chăn nuôi heo nói riêng và các nông hộ nói chung có thể tính toán được nhu cầu sử dụng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Các tổ chức tài chính tín dụng có thể cấp phát vốn đúng đối tượng, đúng lúc và đúng mục đích. Chính quyền địa phương, trung ương; các tổ chức, ban ngành có thể đề ra các chủ trương, chính sách hỗ trợ và nâng cao khả năng quản lý vốn có hiệu quả. 1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. Võ Xuân Hòa (2012). “Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh”. Kết quả phân tích mô hình hồi qui Tobit cho thấy nhân tố ảnh hưởng của trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, vị trí xã hội, diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu nhập, mục đích vay của chủ hộ và cuối cùng là khoảng cách từ chủ hộ đến ngân hàng có ảnh hưởng đến lượng vốn mà các tổ chức tín dụng chính thức cho nông hộ vay. 2. Võ Văn Khúc (2008). “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở Huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ”. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi qui Probit phân tích các nhân tố tác động tốt đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức với các nhân tố ảnh hưởng là giới tính, có bằng đỏ quyền sử dụng đất, trình độ học vấn, số người phụ thuộc, còn lượng tín dụng chính thức chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chi tiêu trung bình, mục đích vay vốn, các thành viên có tham gia tổ chức kinh tế xã hội, số người phụ thuộc. Cuối cùng tác giả đưa ra những kiến nghị như sau: nâng cao trình độ học vấn, các chương trình tín dụng nông thôn không chỉ dừng lại ở hình thức đơn thuần là cấp vốn cho người nông dân mà phải kết hợp với các chương trình khuyến nông, khoa học kỹ thuật giúp nông hộ có cơ sở vững chắc, phát huy được hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Phải tuyên truyền rộng rãi các chương trình kế hoạch hóa gia đình giúp người dân có ý thức và thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói, tăng khả năng tích lũy tài sản. Bên cạnh đó 3 thì các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cần thường xuyên giới thiệu sản và triển khai các chương trình tín dụng với lãi suất thấp hỗ trợ nông hộ. 3. Hồng Hoàng Anh (2008). “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở Huyện Kế Sách – Tỉnh Sóc Trăng”. Tác giả kết luận việc tiếp cận vốn vay của nông hộ vẫn còn một số hạn chế là phụ thuộc vào sự quen biết và địa vị xã hội, có đất hay không nhất là đất có bằng khoán đỏ, trình độ dân trí của nông hộ, ngoài ra lượng vốn vay của nông hộ còn phụ thuộc vào diện tích đất có bằng khoán đỏ, sự quen biết của chủ hộ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề ra một số kiến nghị: đối với ngân hàng phải công bằng trong quyết định cho vay, lượng vốn vay của các hộ, nên mở rộng chi nhánh đến cấp xã, tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm của ngân hàng cho nông dân biết khi có nhu cầu thì họ tìm đến nguồn tín dụng chính thức này; chính quyền địa phương thì giúp đỡ nông hộ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý hồ sơ vay nhanh chóng, tư vấn nông hộ các kỹ thuật mới; về phía nông hộ phải tuân thủ theo hồ sơ vay, hạn chế chi phí khác phát sinh, thực hiện kế hoạch hóa gia đình… 4. Bùi Thị Minh Thơ (2010). “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở Huyện Trà Ôn - Tỉnh Vĩnh Long”. Qua quá trình phân tích tác giả đưa ra kết luận: việc tiếp cận vốn vay của nông hộ phụ thuộc vào mức độ quen biết, thu nhập và khoảng cách từ nhà đến trung tâm huyện; lượng vốn vay được phụ thuộc nhiều vào yếu tố diện tích đất, trình độ học vấn, mục đích vay. Tác giả đã đưa ra một số kiến nghị như: Đối với ngân hàng thì phải công bằng hơn trong quyết định cho vay, tư vấn hỗ trợ nông hộ biết cách thức sử dụng vốn hiệu quả, nhắc đóng lãi, cần mở rộng chi nhánh đến cấp xã, đồng thời phải tuyên truyền giới thiệu các hoạt động của ngân hàng cho nông dân biết khi cần họ tìm đến, phát huy vai trò thông qua hội Phụ nữ, hội Nông dân,… đối với chính quyền địa phương giúp nông hộ trong việc tìm đầu ra, tạo điều kiện cho nông hộ sử dụng có hiệu quả đồng vốn vay, hỗ trợ nông hộ tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xử lý nhanh chóng trong công tác xác nhận hồ sơ vay,… đối với nông hộ thì tuân thủ theo hồ sơ vay, tiết kiệm các khoản chi phí, thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình, thường xuyên trao dồi kiến thức pháp luật, thông tin kinh tế xã hội, có trách nhiệm trong việc hoàn trả nợ ngân hàng và giữ gìn uy tín bản thân. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm nông hộ Về hộ nông dân, tác giả Ellis (1988) định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao". Nhà nông học Nga - Traianốp cho rằng "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định" và ông coi "Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp". Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển. Đồng tình với quan điểm trên của Traianốp, hai tác giả Mats Lundahl và Tommy Bengtsson bổ sung và nhấn mạnh thêm "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản". Chính vì vậy, cải cách kinh tế ở một số nước những thập kỷ gần đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp". Sau khi nghiên cứu các khái niệm trên về nông hộ của các nhà khoa học và theo nhận thức của bản thân, đã đưa ra nhận định: Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ dân sống ở nông thôn, thu nhập và sinh sống bằng nghề nông là 5 chủ yếu. Ngoài ra, các hộ dân trên còn có thể tham gia vào các hoạt động trong các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ…… 2.1.2 Bản chất kinh tế của nông hộ Kinh tế nông hộ là hình thức tự chủ trong nông nghiệp. Nó được hình thành do sự tích lũy các mô hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp, thích ứng, tồn tại và phát triển với mọi chế độ kinh tế, phát triển một cách khách quan, lâu dài về sự tư hữu các yếu tố sản xuất. Đặc điểm của sự tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện như: - Tự làm chủ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp. - Phân bố và sắp xếp công việc độc lập không lệ thuộc vào người khác. - Tự do trong việc phân phối sản phẩm, và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước. 2.1.3 Nhu cầu tín dụng Khái niệm nhu cầu: Nhu cầu của con người: là những nhu cầu thiết yếu của con người như: ăn, mặc, ở, đi lại… ngoài ra còn những nhu cầu cao hơn như: giáo dục, thể thao, giải trí… Nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm là khối lượng sản phẩm được người tiêu dùng mua trong một thời điểm, khu vực và chương trình tiếp thị của sản phẩm đó. Nhu cầu vốn của các nông hộ là nhu cầu quan trọng vì phải có vốn họ mới tham gia vào hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thân và cải thiện đời sống gia đình. Nông hộ cần được cung cấp vốn, trang thiết bị, kiến thức… 2.1.4 Các vấn đề cơ bản về tín dụng 2.1.4.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. 2.1.4.2 Chức năng của tín dụng Tín dụng có ba chức năng chủ yếu: - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong 6 xã hội được điều hòa từ nơi “thừa vốn” sang nơi “thiếu vốn” để sử dụng nhằm mục đích phát triển nền kinh tế. Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả, vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt. Nó kích thích mặt tập trung vốn nhàn rỗi bằng huy động và thúc đẩy việc sử dụng vốn cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng. Việc phân phối vốn tiền tệ này được thực hiện bằng hai cách: + Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của Nhà nước và các Công ty. + Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính… - Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán… thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm giảm chi phí in, vận chuyển, bảo quản tiền. Thông qua Ngân hàng, các khách hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ và cũng nhờ hoạt động tín dụng mà nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên. - Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế: Thông qua hoạt động tín dụng, Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn, mà cụ thể trong tín dụng nông thôn là các hộ vay vốn qua mục đích vay của hộ và giám sát việc sử dụng vốn. Từ đó có thể theo sát tình hình phát triển của nông thôn và có những chính sách điều chỉnh thích hợp khi cần thiết. 2.1.4.3 Vai trò của tín dụng Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy tín dụng có các vai trò chủ yếu như sau: - Đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì sản xuất được liên tục. - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. - Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế phát triển. 7 - Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. 2.1.4.4 Bản chất tín dụng Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở mỗi phương thức, tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là sự vay mượn tạm thời một vật hoặc một số tiền tệ. Quan hệ tín dụng dù vận động ở bất cứ phương thức nào thì tín dụng cũng tồn tại 3 đặc điểm cơ bản: - Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu tín dụng. - Có thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người đi vay và người cho vay. - Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức. 2.1.4.5 Nguyên tắc tín dụng Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải tuân thủ hai nguyên tắc sau: - Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. - Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. 2.1.4.6 Hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế mang tính chất dân sự, được ký kết giữa ngân hàng với một pháp nhân hay thể nhân vay vốn để đầu tư hay sử dụng vốn cho một mục đích hợp pháp nào đó. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng luôn quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mọi biểu hiện suy giảm trong quản lý và kết quả kinh doanh yếu kém của khách hàng đều dẫn đến hành động điều chỉnh kịp thời của Ngân hàng. 2.1.4.7 Điều kiện cho vay Các khách hàng muốn được vay vốn Ngân hàng phải có các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 8 - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả. - Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.1.4.8 Đối tượng cho vay của Ngân hàng * Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: - Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ,... - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. * Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau: - Số tiền thuế phải nộp. - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác. - Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn. 2.1.4.9 Lãi suất tín dụng Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của người đi vay. Vì vậy việc quyết định lãi suất cho vay phải dựa vào các thông số về mức kỳ vọng sinh lời của Ngân hàng, mức độ rủi ro, thời hạn cho vay của từng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng… Do đó lãi suất cho vay được Giám đốc sở giao dịch Ngân hàng và các Trưởng phòng Nghiệp vụ tín dụng trực tiếp cho vay nghiên cứu và tính toán cụ thể để đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động vốn, chi phí quản lý món vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi nhưng không được thấp hoặc cao hơn mức lãi suất sàn do Ngân hàng Trung ương quy định. 2.1.5 Phân loại tín dụng * Phân loại theo hình thức - Tín dụng chính thức: là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và chi phối của Ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định của Luật ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho 9 vay… và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được. Các tổ chức tài chính chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của Chính phủ... - Tín dụng phi chính thức: là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, vay từ người thân, bạn bè, họ hàng, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi… Lãi suất cho vay và những quy định trên thị trường này do người cho vay và người đi vay quyết định. Trong đó, cho vay chuyên nghiệp là hình thức cho vay nặng lãi bị Nhà nước nghiêm cấm. Đề tài này chỉ tập trung xem xét và khảo sát việc nông hộ vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức. * Phân loại theo kỳ hạn Tín dụng nông thôn phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại: - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng. Đây là loại tín dụng phổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thức cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn huy động là các khoản tiền gửi ngắn hạn. Trong thị trường tín dụng ngắn hạn ở nông thôn, các nông hộ thường vay để sử dụng cho sản xuất như mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất… và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Lãi suất của các khoản vay này thường thấp. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng dùng để cho vay vốn mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua giống vật nuôi, cây trồng lâu năm và xây dựng các công trình nhỏ. Loại tín dụng này ít phổ biến ở thị trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử dụng để cấp vốn các đối tượng nông hộ cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn, kế hoạch sản xuất khả thi. Cho vay theo hình thức này rất ít ở thị trường nông thôn và rủi ro cao. 2.1.6 Vốn trong sản xuất nông thôn 2.1.6.1 Khái niệm và phân loại Vốn là của cải mang lại của cải, là tài sản, là biểu hiện bằng phương tiện dùng vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích cuối cùng mang lại lợi nhuận. Vốn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, thường chia làm hai loại cơ bản sau: 10 - Vốn cố định: là hình thức vốn chuyển dịch dần dần vào từng bộ phận giá trị sản phẩm và hoàn thành trong vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Ví dụ như về mặt giá trị tài sản cố định hao mòn dần trong quá trình sử dụng (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình). Giá trị của vốn cố định được dịch chuyển dần dần vào giá trị sản phẩm mới cho đến khi nào tài sản cố định hết thời hạn sử dụng thì nó hoàn thành một lần chu chuyển dưới hình thức trích khấu hao. Vốn cố định bao gồm: máy móc, công cụ cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản,... - Vốn lưu động: là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm hàng hoá, tiền tệ… Nó luân chuyển một lần vào giá trị sản phẩm cho đến khi nào nó chuyển thành tiền thì vốn lưu động hoàn thành một vòng luân chuyển. Về mặt hiện vật thì vốn lưu động thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu sau quá trình sản xuất. Vốn lưu động bao gồm: giống vật nuôi, cây trồng, vật tư nông nghiệp,… 2.1.6.2 Nguồn hình thành nên vốn trong sản xuất nông thôn - Nguồn vốn tự có và coi như tự có. Ví dụ: lợi nhuận giữ lại, trích khấu hao,... - Nguồn vốn tín dụng. Ví dụ: vay tín dụng từ Ngân hàng, vay từ các nguồn phi chính thức khác, tín dụng thương mại... - Nguồn vốn khác. Ví dụ: nguồn từ ngân sách Nhà nước cấp. 2.1.7 Hệ Thống Tín Dụng Nông Thôn Việt Nam. 2.1.7.1 Khu vực tài chính chính thức * Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Là ngân hàng lớn nhất của nước ta cả về vốn, mạng lưới hoạt động và lượng khách hàng… Tính đến 31/12/2012 Agribank có tổng tài sản trên 617.859 tỷ đồng, tổng nguồn vốn trên 540.378 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia. 11 * Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam Là ngân hàng phục vụ người nghèo (thành lập năm 1995), ngân hàng chính sách xã hội hoạt động là ngân hàng phi lợi nhuận với chức năng chính là cung cấp tín dụng để xóa đói giảm nghèo của Nhà nước thông qua việc cho vay những nông hộ nghèo, cho vay dưới hình thức tín chấp với lãi suất thấp, nhằm giúp các nông hộ này cải thiện tình hình tài chính vươn lên thoát nghèo. Lúc đầu hoạt động thông qua Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau khi đã đổi tên từ Ngân hàng người nghèo sang Ngân hàng chính sách xã hội (2003), những hoạt động vẫn thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2004, Ngân hàng Chính sách xã hội tách ra thành một hệ thống hoạt động riêng. Tại thời điểm điều tra, Ngân hàng chính sách xã hội quận Ô Môn chiếm thị phần trên 90% trong số nông hộ điều tra. * Ngân hàng thương mại Quận Ô Môn là cột mốc giao thông giữa các quận huyện của thành phố Cần Thơ, nên có rất nhiều Ngân hàng thương mại đặt chi nhánh và phòng giao dịch như: Vietcombank, Sacombank, DongAbank, MHBbank… do các ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên các hộ dân rất khó khăn trong việc tiếp cận với vốn vay, khi vay ở các ngân hàng này thì phải có tài sản thế chấp (chủ yếu là bất động sản). * Quỹ tín dụng nhân dân Tín dụng nhân dân là một dạng mới trong cấc tổ chức trung gian tài chính ở nông thôn nước ta, bắt đầu hoạt động năm 1993 như một hình thức của Hợp tác xã tín dụng. Để vay vốn từ Quỹ tín dụng nhân dân, yêu cầu các thành viên phải có lượng tiền gửi nhất định và lượng tiền gửi ít nhất là 50.000 đồng. Vốn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu còn nguồn quỹ hoạt vay từ Ngân hàng Nhà nước và từ nguồn vốn huy động của quỹ. 2.1.7.2 Khu vực tài chính không chính thức * Vay bạn bè hoặc người thân Tín dụng loại này thường không phải trả lãi suất và kỳ hạn cũng linh hoạt, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người vay và người cho vay. Những khoản vay này thường dựa vào sự thân thiết và phụ thuộc vào khả năng tài chính của người cho vay và uy tín của người đi vay. Trong một xã hội còn nhiều người nghèo như hiện nay thì việc cho vay giữa bạn bè và người thân trong gia đình còn nhiều hạn chế. 12 * Cho vay nặng lãi Người cho vay nặng lãi cho vay với nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau theo mùa, vụ hoặc theo ngày bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật (giống, thức ăn, thuốc,…). Họ thường là những người khấm khá ở nông thôn, có nhiều tiền hoặc nhiều hàng hóa. Họ cho vay dựa vào lãi suất thị trường đối với những nông hộ nghèo thường phải trả lãi suất cao hơn so với những hộ khá giả vì những hộ này không có tài sản thế chấp. Những người này thường cho vay với lãi suất khá cao khi biết người vay cần vốn (ốm đau, ma chay, bệnh tật), những nhu cầu không thể không vay của nông dân. Do vậy gia đình nông thôn mắc nợ có thể dễ dàng trở nên nghèo đói và lâm vào vòng luẩn quẩn của nợ nần, gia đình rất dễ xảy ra mâu thuẩn và tranh cải. Còn một thực tế khá phổ biến nữa là các chủ cửa hàng cho vay dưới dạng hiện vật (thức ăn, thuốc, con giống…) thường cho vay và kèm theo điều kiện khi thu hoạch vào cuối vụ thì phải bán cho họ, họ thường mua với giá thấp hơn thị trường rất nhiều. Cuối cùng thì người nông dân vẫn là người chịu thiệt, thiếu vốn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của mình. * Họ, phường, hụi Có thể nói về cơ bản thì cả ba loại hình này giống nhau. Đó là những hội tín dụng nhỏ do địa phương tự lập ra. Mỗi hội có từ 5-20 thành viên thường chung một dòng họ với nhiều thế hệ khác nhau hoặc các nhóm nghề nghiệp giống nhau. Các thành viên của hội đóng góp tiết kiệm để gây quỹ cho vay lần lượt từng thành viên trong hội, cho vay thường được thực hiện theo vòng quay lần lượt. Các nhóm thường gặp nhau vào thời điểm mùa vụ để huy động vốn và quyết định cho vay. 2.1.7.3 Chính sách tín dụng vốn nông nghiệp ở Việt Nam Tín dụng là một trong những chính sách phổ biến nhất của các nước nhằm can thiệp vào lĩnh vực nông thôn và nông nghiệp. Trong thời điểm hiện nay, khu vực nông thôn và nông nghiệp là nơi nhận nhiều tiền vay nhất từ các quỹ hỗ trợ trong cũng như ngoài nước. Nước ta là nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số làm nông nghiệp. Vì vậy, nông nghiệp - nông thôn - nông dân chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Do đó, Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển nông nghiệp nông thôn và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược. Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn tín dụng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nhà nước đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Quyết định 13 số 67/1999/QĐ-TTg là chính sách cụ thể hóa Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn, khơi thông nguồn vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì vẫn còn một số hạn chế trong quá trình triển khai như nguồn vốn tín dụng nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chung của nền kinh tế, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương, một số quy định bộc lộ những bất cập, nhưng có thể khẳng định, kết quả của chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg trên đây, cùng với các chính sách về đất đai, giải phóng sức sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần phát triển kinh tế khu vực này và góp phần quan trọng đối với những thành tựu phát triển kinh tế đất nước 10 năm qua. Từ những bất cập, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung. Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ra đời đánh dấu một sự thay đổi quan trọng của chính sách của Nhà nước đối với tín dụng nông nghiệp, nông thôn và về cơ bản, đã khắc phục được những bất cập của Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg sau hơn 10 năm thực hiện. Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức sau: tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại. Các lĩnh vực cho vay gồm có: cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn; cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; cho vay phục vụ sản xuất 14 công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn và cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ. Cũng theo Nghị định này, tổ chức tín dụng xem xét cho vay tín chấp đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có bảo đảm của các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn theo quy định hiện hành. Các cá nhân, hộ gia đình khi đăng ký giao dịch bảo đảm để vay vốn tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh thì không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm. Thời hạn cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, khả năng hoàn vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Qua đó, chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có những cơ chế cho vay thông thoáng và nhiều ưu đãi hơn. Cho dù đã có bước tiến khá xa trong việc đưa vốn về nông thôn, thế nhưng, so với nhu cầu thực tiễn, nguồn vốn này mới chỉ như “muối bỏ bể”, vì nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn là rất lớn. Một thực tế chỉ ra là ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó riêng tại đồng bằng sông Cửu Long, có khoảng 80% nông dân vẫn phải chạy vay vốn cho sản xuất từ “tín dụng đen”. Và nhiều nghiên cứu cho thấy, khu vực nông thôn vẫn đang trong tình cảnh “khát vốn trầm trọng”. Nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn chỉ ra rằng, vốn tự có của nông dân chủ yếu là sức lao động và các tài sản giản đơn của gia đình, còn vốn tự có bằng tiền và vốn tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp, thậm chí nhiều nơi không có. Từ năm 2002 trở lại đây, mức tích lũy trung bình của người dân nông thôn chỉ từ 800.0001.000.000 đồng/năm. Do vậy, việc nông dân dùng lợi nhuận để tái đầu tư rất ít, ngoại trừ các trang trại trồng trọt, chăn nuôi có qui mô lớn. Phần đông nông dân chỉ lấy công làm lãi như một cách tự trả công cho mình chứ không mấy khi nghĩ tới lợi nhuận và tái đầu tư. Tình trạng nông dân mua nợ vật tư nông nghiệp của các đại lý quen mặc cho giá cao hơn thị trường diễn ra phổ biến. Và đặc biệt, trước mỗi vụ, đa phần các hộ nông dân thường phải vay 40% vốn từ các quỹ tín dụng để phục vụ sản xuất. Do đó, nhu cầu được vay, cung ứng vốn trước khi vào vụ sản xuất là lớn và bức thiết. Việc thay thế Quyết định 67 bằng Nghị định 41 với những cơ chế vay vốn cởi mở hơn, nhằm tập trung mọi nguồn lực để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng phát triển nông thôn mới bền vững, tiến tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiên đại 15 hóa. Tuy nhiên, sau hơn một năm thực hiện, chính sách ưu đãi này vẫn chưa thấm vào đâu so với nhu cầu vốn của các hộ dân, thậm chí rất nhiều hộ nông dân vẫn hoàn toàn xa lạ với nguồn vốn này. Chính những khó khăn trên khiến cho việc thực hiện chính sách mới của Chính phủ dù nhiều ưu đãi, dù mở rộng hạn mức và điều kiện vay vốn nhưng kênh tín dụng nông thôn vẫn khó chảy một cách mạnh mẽ, nếu không được khơi thông và tháo gỡ những nút thắt hiện tại. Bên cạnh đó, bản thân mỗi nông hộ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ. Người nông dân ngày nay tuy đã có nhiều tiến bộ hơn trước nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Thứ nhất, do trình hạn chế về tin học, Internet nên việc nắm bắt thông tin của nông hộ còn yếu và chậm hơn các đối tượng khác. Thứ hai, do trình độ học vấn thấp nên người nông dân rất ngại các giao dịch trên giấy tờ. Thứ ba, do quan niệm muốn vay ngân hàng thì phải có tài sản thế chấp nên những hộ không có tài sản thế chấp sẽ không dám chủ động đến ngân hàng hỏi vay dù có nhu cầu. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu a. Số liệu thứ cấp + Các tài liệu, giáo trình tham khảo liên quan đến đề tài. + Các báo cáo khoa học của cơ quan, viện nghiên cứu, trường học, tổ chức trong và ngoài nước. + Thư viện trường Đại học Cần Thơ. + Thông tin từ Internet. b. Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách gửi bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nông hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Quận Ô Môn – Thành Phố Cần Thơ theo phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên. Tổng số mẫu thu thập là 223 mẫu để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác của số liệu. Cơ cấu mẫu được lấy theo phương pháp phân tầng như sau: Phường Thới An là phường có số lượng heo nuôi nhiều nhất, gồm 18 khu vực, được chia thành 26 tổ, có diện tích và dân số đông, đang được xem xét chia thành 2 phường, với sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, đã thu được 161 mẫu phỏng vấn, chiếm (72,20%) và các số mẫu còn lại được thể hiện dưới bảng 2.1: 16 Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu theo số lượng Địa bàn Số mẫu P Châu Văn Liêm Tỷ trọng mẫu(%) 3 1,35 161 72,20 P Thới Long 25 11,21 P Long Hưng 14 6,28 P Trường Lạc 20 8,96 223 100 P Thới An Tổng cộng Nguồn: Thống kê theo kết quả điều tra, 2013. 2.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu Mục tiêu 1& 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để biết được thực trạng tình hình tín dụng và nhu cầu vay vốn của nông hộ. Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, kiểm định giả thuyết thống kê và trình bày số liệu đưa vào lĩnh vực kinh tế dựa trên kết quả thu thập được. Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Mục tiêu 3: Sử dụng mô hình hồi qui Tobit để xác định được lượng vốn vay chính thức của các nông hộ. Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ (số lượng) biến động của biến phụ thuộc (số tiền vay) với các biến độc lập (các nhân tố kinh tế - xã hội, tuổi giới tính…). Mô hình Tobit được sử dụng để phân tích trong kinh tế lượng lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học James Tobin năm 1958. Nó còn được gọi là mô hình hồi qui chuẩn được kiểm duyệt hoặc mô hình hồi qui có biến phụ thuộc bị chặn. Mô hình Tobit được trình bày như sau: Y* =  +  X i + U khi Y* > 0 0 khi Y*  0 Y= Áp dụng trong đề tài: Y: Lượng tín dụng mà nông hộ vay được trên địa bàn quận Ô Môn Tp. Cần Thơ. Y nhận giá trị: Y= Y*, khi Y* > 0 Cho các mẫu có vay vốn Y=0, khi Y*  0 Cho các mẫu không có vay. 17 X i : các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ chăn nuôi như: giới tính, học vấn, tuổi, quyền sử dụng đất, tỷ lệ phụ thuộc, thu nhập, chi tiêu, nghề nghiệp, dân tộc, vị trí xã hội, kinh nghiệm, diện tích đất,…  : là hệ số hồi qui của biến độc lập. U: Sai số ngẫu nhiên của mô hình Tobit. 2.2.3 Diễn giải của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hộ chăn nuôi. 2.2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên Chăn nuôi luôn gắng liền với các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thời tiết,… vì các yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi của nông hộ. Các nông hộ rất khó trả được vốn vay khi gặp điều kiện thiên nhiên bất lợi, cho thấy đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ. Khi ngân hàng muốn món vay mình được an toàn thì thường cho vay hạn chế lượng vốn vay nếu ngân hàng dự báo điều kiện tự nhiên không thuận lợi, và ngân hàng thường cho vay theo thời vụ, cho vay vào đầu vụ và thu nợ vào cuối vụ. Đặc biệt là những lúc thời tiết thất thường như mưa bão, nắng hạn kéo dài,… rất dễ kéo theo dịch bệnh trong lúc này nông hộ cần vốn để chăm sóc và phòng dịch cho đàn gia súc của họ, nhưng ngân hàng lại hạn chế lượng vốn vay cho nông hộ vì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. 2.2.3.2 Tài sản Tài sản là một yếu tố quyết định đến lượng vốn vay vì khi vay vốn ở ngân hàng thì cần có tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo càng nhiều thì lượng vốn vay càng nhiều. Những nông hộ có tài sản đảm bảo thì được ưu tiên cho vay hơn nông hộ không có tài sản thế chấp vì rủi ro thấp. 2.2.3.3 Nghề nghiệp Chúng ta muốn tồn tại trong xã hội hiện nay thì phải tạo ra thu nhập từ quá trình lao động. Trong lúc lao động thì chúng ta sẽ tiếp xúc với một nghề hoặc công việc, tùy thuộc vào năng lực và khả năng thích nghi với công việc mà họ có thể tiếp tục công việc đó suốt cuộc đời, hoặc phải thay đổi công việc liên tục do không đáp ứng được nhu cầu của công việc, công việc không hợp, không tạo cho họ sự yêu nghề… Trong cuộc đời một người ít hay nhiều thì họ cũng đã từng tiếp xúc với một nghề. Nghề là lĩnh vực hoạt động mà trong đó con người sử dụng trí thức hoặc sức lao động của mình tạo ra sản phẩm phục vụ xã hội. 18 Có công việc tạo ra thu nhập cao, cũng có công việc tạo ra thu nhập thấp tùy vào năng lực và khả năng mà chúng ta chọn. Những công việc nào tạo nhiều thu nhập cho nông hộ thì ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay với lượng vốn nhiều. Vì khi đó nông hộ tạo được nhiều tài sản, khả năng trả nợ cao. Khi muốn cho một khách hàng vay thì ngân hàng thường tự hỏi khách hàng của mình là ai? Làm nghề gì? Có đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng không? 2.2.3.4 Vị thế xã hội Là vị trí của cá nhân trong xã hội, thể hiện địa vị và mối quan hệ của cá nhân với những cá nhân khác trong xã hội. Là sự đánh giá của cộng đồng đối với một cá nhân được thể hiện bằng sự tôn trọng, kính nể về sự hiểu biết, tài năng, kiến thức, thâm niên nghề nghiệp… Một cá nhân có thể có nhiều vị trí trong xã hội tùy theo người đó tham gia hoạt động trong nhiều tổ chức xã hội khác nhau. Chủ hộ nào có vị trí trong xã hội càng cao thì càng dễ tiếp xúc với mọi người, được mọi người tôn trọng, kính nể và được sự tin tưởng của mọi người. Nông hộ nào tạo được niềm tin cho ngân hàng thì nông hộ đó đã có một lợi thế khi vay vốn, nông hộ đó sẽ được cho vay nhiều hơn hoặc thời gian vay dài hơn những hộ khác. 2.2.3.5 Thu nhập của nông hộ Thu nhập của nông hộ được xác định bằng tổng thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, làm vườn và các hoạt động phi nông nghiệp. Ngoài ra còn bao gồm các khoản trợ cấp của Chính phủ, lãi suất tiền gửi ngân hàng. Thực tế những hộ có thu nhập thấp thường có nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất cải thiện đời sống. Cũng có một số trường hợp những hộ có thu nhập cao vẫn có nhu cầu vay vốn, lượng vốn họ vay còn nhiều hơn những hộ có thu nhập thấp vì họ muốn tăng nguồn vốn vào các khoản đầu tư của họ. Những hộ có thu nhập cao được đánh giá có khả năng trả nợ cao hơn những hộ có thu nhập thấp. 2.2.3.6 Trình độ học vấn Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và kỹ năng tiên tiến. Trong quá trình chăn nuôi phải không ngừng trao dòi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng những tiến bộ của kỹ thuật nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của nông hộ, không những vậy mà còn phải có tố chất của một nhà kinh doanh, dám nghĩ dám làm. Những lao động có trình độ cao thường biết làm 19 như thế nào để nguồn vốn của họ mang lại lợi nhuận hiệu quả nhất. Ngân hàng đánh giá cao về những chủ hộ có trình độ học vấn cao. 2.2.3.7 Dân tộc Khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng thường được hiểu: Dân tộc là một cộng đồng người có mối quan hệ chặt chẽ, bền vững có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng so với các dân tộc khác, và có những nét văn hóa đặc thù. Với khái niệm trên cho thấy mỗi dân tộc có một cuộc sống riêng, có một nền văn hóa riêng. Do đó mỗi dân tộc sẽ có một khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật sản xuất khác nhau. Nước ta nói chung và quận Ô Môn nới riêng thì dân tộc kinh chiếm đa số còn lại là các dân tộc khác với số lượng ít. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, tình đoàn kết các dân tộc anh em luôn được đề cao và phát huy, nên tình trạng phân biệt chủng tộc được hạn chế một cách tối thiểu. Đảng và nhà nước đã tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số giúp các dân tộc phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống. Trong tín dụng cũng vậy, nông hộ đồng bào dân tộc đa số là những hộ nghèo, thường được ưu đãi cho vay với lãi suất thấp, không cần tài sản đảm bảo. Do trình độ hiểu biết và nhận thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật khác nhau nên nhu cầu vốn và lượng vốn vay cũng khác nhau giữa các dân tộc. 2.2.3.8 Tuổi chủ hộ Để nhận biết một người trên tất cả các giấy tờ nào cũng có một thông số cơ bản và luôn thay đổi theo thời gian nhưng không thể thiếu được đó là tuổi. Tuổi cho ta biết được người đó trẻ hay già, thực tế có nhiều khái niệm về tuổi như: tuổi sinh học, tuổi tâm lý, tuổi trí tuệ,… Chủ hộ có tuổi càng cao thì càng có kinh nghiệm và thâm niên trong nghề cao hơn những hộ trẻ tuổi. Đối với ngân hàng chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện, có khả năng trả nợ thì cho vay, không quan trọng chủ hộ trẻ hay cao tuổi, nếu chủ hộ cao tuổi thì người thân trong gia đình sẽ trả nợ thay cho họ. 2.2.3.9 Giới tính Trong vấn đề giới tính luôn xãy ra sự phân biệt giữa nam và nữ. Xã hội ngày nay đã tiến bộ những vẫn còn một bộ phận mang tư tưởng truyền thống “trọng nam” vị trí của phụ nữ trong gia đình vẫn không được xem trọng. Để giải quyết vấn đề bình đẳng giới, tăng cường vai trò của phụ nữ trong nhiều chương trình tín dụng đặc biệt cho phụ nữ điển hình như hội phụ nữ giúp nhau xoay vòng vốn. Do vậy quan điểm nam giới mới có khả năng tiếp cận vốn vay không còn phù hợp nữa. Vì phụ nữ vẫn có khả năng vay được vốn và họ có 20 trách nhiệm nhiều hơn, họ luôn tìm cách cải thiện đời sống gia đình, tạo điều kiện cho con cái họ sống tốt hơn, có điều kiện học tập tốt hơn. 2.2.3.10 Số thành viên, số người tạo ra thu nhập, tỷ lệ phụ thuộc Trong gia đình có bao nhiêu người, có bao nhiêu người tạo ra thu nhập và tỷ lệ người phụ thuộc cũng có sự ảnh hưởng lớn đến lượng vốn vay được của nông hộ, số người tạo ra thu nhập nhiều thì lượng vốn vay nhận được sẽ cao hơn, ngân hàng cũng an tâm hơn về khả năng thu hồi vốn của mình. Còn nếu tỷ lệ phụ thuộc cao thì số vốn nhận được sẽ ít ngân hàng ngại về khả năng trả nợ của hộ. 2.2.3.11 Kinh nghiệm Số năm tham gia hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề. Chủ hộ có càng nhiều kinh nghiệm thì càng ít gặp rủi ro trong quá trình sản xuất, tạo được hiệu quả kinh tế hơn các hộ mới tham gia sản xuất. Ngân hàng sẽ đáp ứng lượng vốn tương đối phù hợp với nhu cầu vay của các hộ có nhiều kinh nghiệm vì họ cho rằng các nông hộ này sẽ sử dụng vốn có hiệu quả, ít gặp rủi ro trong sản xuất. Nhìn chung: Mỗi nhân tố sẽ tác động khác nhau đến lượng vốn vay mà các tổ chức tín dụng chính thức cho nông hộ vay. Tùy theo đặc trưng và sự quản lý của chính quyền địa phương mà mỗi nhân tố sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến lượng vốn mà nông hộ được vay. Các biến có ý nghĩa và sự kỳ vọng sự ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hô chăn nuôi như sau: 21 Bảng 2.2: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hộ chăn nuôi heo ở quận Biến Kí hiệu Đơn vị tính Kỳ vọng Giới tính GIOITINH Nam:1, Nữ:0 + Học vấn của chủ hộ HOCVAN Tốt nghiệp tiểu học:1 + Chưa tốt nghiệp: 0 Tuổi TUOI Năm Quyền sử dụng đất QUYENSUDUNGDAT Có:1, không: 0 + + Số người tạo ra thu SNTRTHUNHAP nhập Thành viên + Diện tích đất DIENTICHDAT M2 + Tỷ lệ phụ thuộc TYLEPHUTHUOC % + Thu nhập THUNHAP Triệu đồng/Tháng + Chi tiêu CHITIEU Triệu đồng/Tháng + Nghề nghiệp chủ hộ NGHENGHIEP Chăn nuôi:1 + Khác:0 Dân tộc DANTOC Kinh:1, Khác:0 + Vị trí xã hội VITRIXAHOI Có: 1, Không:0 + Kinh nghiệm KINHNGHIEM Năm + Số thành viên SOTHANHVIEN Người + Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc. Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc. Giới tính là giới tính chủ hộ. Đây là biến giả, nhận giá trị 1 chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 với chủ hộ là nữ. Hệ số biến này được kỳ vọng là dương. Trình độ học vấn thể hiện sự hiểu biết và số năm đến lớp của chủ hộ. Chủ hộ có học vấn càng cao thì càng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, ngược lại thì sẽ gặp trở ngại nhiều trong vấn đề thủ tục vay. Nếu chủ hộ tốt nghiệp tiểu học nhận giá trị là 1, ngược lại nhận giá trị là 0. Và hệ số của biến cũng được kỳ vọng là dương. Tuổi tính từ năm sinh của chủ hộ. Các chủ hộ có tuổi càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm, có uy tín và sự am hiểu về nhiều lĩnh vực và dễ dàng vay vốn ở ngân hàng, còn chủ hộ trẻ tuổi thường không được đánh giá cao do thiếu kinh nghiệm và uy tín. Do vậy hệ số của biến được kỳ vọng là dương. 22 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là biến giả. Nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngân hàng khi muốn cho vay thì phải có tài sản thế chấp để làm vật đảm bảo. Hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ dễ dàng tiếp cận, lượng vốn vay được nhiều hơn hộ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với sự quan trọng của biến nên hệ số của biến được kỳ vọng là dương. Số người tạo ra thu nhập là số người có thu nhập giúp tình hình kinh tế trong gia đình được cải thiện, và đó cũng là người góp phần trả nợ cho ngân hàng. Số người tạo ra thu nhập càng nhiều thì lượng vốn vay nhận được nhiều, hệ số này được kỳ vọng dương. Diện tích đất là tổng diện tích đất của chủ hộ gồm đất thổ cư và ruộng vườn hoặc diện tích ao. Hộ có diện tích đất càng lớn thì vay được lượng vốn lớn hơn vì có tài sản đảm bảo cao, mang tính rủi ro thấp. Đơn vị tính là met vuông, và hệ số của biến cũng được kỳ vọng dương để thấy được sự ảnh hưởng tích cực của biến đến lượng vốn vay. Tỷ lệ phụ thuộc biến này được tính theo tỷ lệ giữa số người không có hoạt động tạo ra thu nhập, hay sống phụ thuộc vào thành viên lao động khác chia cho số tổng thành viên trong gia đình. Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì khó được ngân hàng cho vay lượng vốn vay lớn, vì ngân hàng không tin tưởng là họ sẽ hoàn vốn đúng hạn. Với sự ngằn ngại của ngân hàng thì hệ số của biến cũng được kỳ vọng là dương. Thu nhập là tổng các nguồn thu của nông hộ trong một tháng từ các nguồn thu nhập: chăn nuôi, ruộng, vườn, làm thuê… Đơn vị tính là triệu đồng/tháng. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng trả nợ của nông hộ nên hệ số biến được kỳ vọng là dương. Chi tiêu là tổng các chi phí của nông hộ tính từ chi phí cho chăn nuôi, làm ruộng, làm vườn, sinh hoạt gia đình… Chi tiêu càng cao sẽ có nhu cầu cao về tín dụng. Chỉ tiêu này có mức ảnh hưởng cao đối với lượng vốn chính thức mà nông hộ nhận được từ nguồn vốn vay của ngân hàng. Đơn vị tính triệu đồng/tháng. Nông hộ nào chi tiêu càng nhiều thì tiền dùng để trả nợ khi đến hạn sẽ hạn chế nên hệ số của biến được kỳ vọng dương. Nghề nghiệp là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu nông hộ chăn nuôi và nhận giá trị khác nếu nông hộ làm nghề khác. Bản chất của nông dân là thật thà nên rất dễ tạo được thiện cảm với cán bộ tín dụng, thường có đất làm vật thế chấp, đồng thời thị trường tín dụng nông thôn khách hàng chính là nông dân. Hệ số của biến này được kỳ vọng là dương. 23 Dân tộc là biến giả có giá trị 1 nếu chủ hộ là người kinh và giá trị 0 nếu chủ hộ là người dân tộc khác (đa số là dân tộc Khmer). Nông hộ là người dân tộc thường được chính phủ ưu đãi hơn với các chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách hỗ trợ vay vốn, xóa đói giảm nghèo, do ít đất canh tác và ngại tiếp xúc với ngân hàng nên các nông hộ này rất ít vay. Do vậy hệ số của biến này được kỳ vọng dương. Vị trí xã hội là biến giả có giá trị là 1 nếu chủ hộ có quen biết và tham gia vào các đoàn thể ngược lại mang giá trị 0. Hệ số của biến được kỳ vọng là dương. Vì những người có địa vị cao trong xã hội thường rất dễ dàng tiếp cận với vốn vay và lượng vốn vay được đáp ứng đúng với lượng vốn vay yêu cầu. Kinh nghiệm cũng có sự ảnh hưởng đến lượng tín dụng mà nông hộ được đáp ứng, chủ hộ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi thì càng ít rủi ro. Hệ số này được kỳ vọng là dương. Số thành viên là số thành viên trong gia đình gồm cả người tạo ra thu nhập và người không tạo ra thu nhập. Hệ số của biến này được kỳ vọng dương. Mục tiêu 4: Sử dụng kết quả nghiêm cứu ở mục tiêu 3 kết hợp với thực trạng và nhu cầu vốn của nông hộ ở mục tiêu 1 & 2 để đưa ra một số giải pháp cho các nông hộ được đáp ứng nhu cầu và lượng vốn cần thiết cho hoạt động chăn nuôi. 24 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUẬN Ô MÔN VÀ TỈNH HÌNH TÍN DỤNG Ở QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Khái Quát Về Thành Phố Cần Thơ 3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của nước ta, nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, chiếm 3,49 % (1.400,96 km 2) diện tích tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với việc là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, thành phố Cần Thơ có ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh An Giang Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý nằm trong giới hạn 1050 13’38’’ – 105050’35’’ kinh độ Đông và 9055’08’’- 10019’38’’ vĩ độ Bắc. Với những điều kiện địa lý như thế thành phố Cần Thơ đã trở thành một cột mốc giao thông thủy bộ chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vung Tứ Giáp Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, đặc biệt là Cầu Cần Thơ đã xây dựng hoàn tất và đưa vào hoạt động, cùng với nhiều công trình khác càng cho thấy được sự quan trọng và sự phát triển của thành phố Cần Thơ trong tương lai. Về đơn vị hành chính: thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh) với 67 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (4 thị trấn, 33 xã và 30 phường) 3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên. Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ 25 sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ). Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1- 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và ven sông Cần Thơ thấp dần về phía Đông Bắc sang phía Tây Nam. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là Địa hình ven sông Hậu hình thành dãi đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu. Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ. Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 280 C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h, lượng mưa trung bình hằng năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, mùa khô thường đi với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3/s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nước biển. Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và 26 có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng lưới đường thủy. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất. 3.1.1.3 Kinh tế Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục chuyển biến tích cực cụ thể: tổng sản phẩm GDP của 9 tháng dầu năm (giá so sánh 1994) trên địa bàn đạt 16.756,2 tỷ đồng, tăng 10,32% so cùng kỳ, trong đó: Khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản) đạt 1.533,2 tỷ đồng, giảm 0,41%; khu vực II (công nghiệp xây dựng) đạt 6.689,4 tỷ đồng, tăng 9,85%; khu vực III (thương mại - dịch vụ) đạt 8.533,5 tỷ đồng, tăng 12,87% so cùng kỳ; lãi suất ngân hàng giảm; các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; hầu hết ngành, lĩnh vực duy trì tốc độ tăng so cùng kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dần qua từng quý; sản xuất nông nghiệp diện tích được giữ vững, phương thức sản xuất chuyển dần sang hướng tập trung, hình thành sự liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; thu ngân sách nhà nước có chuyển biến tích cực. Lĩnh vực văn hóa - xã hội được chú trọng, quan tâm đầu tư cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân; chăm sóc trẻ em; thể thao thành tích cao tiếp tục được đầu tư có trọng tâm và đạt nhiều thành tích ở một số giải thể thao trong nước và quốc tế; công tác an sinh xã hội được quan tâm thường xuyên; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo được chú trọng; thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; kết quả các ngành, lĩnh vực đạt được vẫn còn thấp so kế hoạch. Sức mua của thị trường hàng hóa và dịch vụ chưa cao; doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn, mặt khác giá cả một số nguyên liệu đầu vào vẫn còn chiều hướng tăng làm tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực gặp nhiều khó khăn về giá và thị trường, rào cản kỹ thuật và thuế quan tại các thị trường nhập khẩu chủ lực. Sự liên kết giữa các địa phương trong khai thác tuyến, điểm du lịch chưa chặt chẽ. Chính 27 sách hỗ trợ kêu gọi đầu tư chưa thật sự hấp dẫn các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút đầu tư nước ngoài còn thấp, quy mô nhỏ, chưa có tín hiệu khởi sắc. 3.1.2 Tổng quan về Quận Ô Môn Phía Bắc giáp quận Thôt Nốt; Phía Nam giáp quận Bình Thủy và Phong Điền; Phía Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp; Phía Tây giáp huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ. Về đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường: Phường Châu Văn Liêm: thành lập từ thị trấn Ô Môn, diện tích: 882 hecta, dân số: 23.398 người. Phường Thới Hòa (tách ra từ phường Châu Văn Liêm theo Nghị định số 11/2007/NĐ - CP ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ): diện tích: 743 hecta, dân số: 7.238 người. Phường Thới An, diện tích: 2.489 hacta, dân số: 26.135 người. Phường Phước Thới, diện tích: 2.826 hecta, dân số: 26.593 người. Phường Trường Lạc, diện tích: 2.420 hecta, dân số: 16.690 người. Phường Thới Long, diện tích: 2.047 hecta, dân số: 19.445 người. Phường Long Hưng (tách ra từ phường Thới Long theo nghị định số 162/2007/NĐ - CP ngày 06 tháng 11 năm 2007 của chính phủ): diện tích: 1.815 hecta, dân số: 13.818 người. Quận Ô Môn nằm cách quận Ninh Kiều (Trung tâm thành phố Cần Thơ) 21 km, nên sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của thành phố ít nhiều có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của quận Ô Môn. Bên cạnh đó, quận Ô Môn cũng có một số điều kiện thuận lợi như: Về giao thông đường bộ, Ô Môn có tuyến quốc lộ 91, 91B nối từ quốc lộ 1A qua địa bàn quận dài 20 km, 4 tuyến tỉnh lộ nối từ quốc lộ 91 tỏa ra các hướng; Về đường thủy có sông Hậu chảy qua địa phận quận dài 15km, các phương tiện có trọng tải lớn lưu thông dễ dàng đến cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui. Nhìn chung, cả hai tuyến thủy, bộ đều giao lưu thuận tiện đến các tỉnh lân cận, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước bạn Campuchia. Ngoài ra, còn có sông Ô Môn là đầu mối giao lưu thuận tiện đến các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và hệ thống kênh rạch chằng chịt như: Rạch Tắc Ông Thục, Ba Rích, Cam My, Bà Sự, Tầm Vu, Rạch Bằng Tăng,… rất thuận lợi việc đi lại, vận chuyển. Trên địa bàn quận có Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ trực thuộc 28 Trung ương tọa lạc tại phường Phước Thới thu hút hàng ngàn học sinh từ khắp nơi về theo học. Về sản xuất công nghiệp có nhà máy xi măng Tây Đô, nhà máy thuốc sát trùng, xí nghiệp may Tây Đô, xí nghiệp bản in tráng kẽm cùng nhiều nhà máy có công suất lớn và trên 5.191 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại đang hoạt động như: đóng tàu, ghe, dụng cụ sinh hoạt bằng gỗ, sửa chữa cơ khí, sản xuất thực phẩm, chế biến lương thực,... Đất Ô Môn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, sản xuất nhiều lúa gạo, có sông nước hiền hoà, là nơi phong cảnh đẹp, các vùng Thới Long, Thới An, Trường Lạc nổi tiếng với những vườn cây trái sum suê bốn mùa. Sản lượng lúa hàng năm vẫn giữ vững và tăng đều ở mức trên 92 nghìn tấn, với năng suất bình quân trên 4,93 tấn/ha/năm. Tổng diện tích trồng màu hàng năm đạt trên 1.766 ha, tập trung vào những loại cây phù hợp cho năng suất cao, có thị trường ổn định như: đậu nành, mè, bắp lai, đậu xanh,... vườn cây ăn quả đặc sản các loại trên 2.500 ha, cung cấp sản lượng hàng năm khoảng 25.000 tấn trái cây, có thể gắn với phát triển du lịch sinh thái rất tốt. Các phường nằm ven sông Hậu như: Phước Thới, Thới An, Thới Long còn phát triển với nghề nuôi trồng thủy sản như: cá tra, cá bống tượng, cá rô phi đơn tính, cá rô đồng, tôm với sản lượng khoảng 50.000 tấn/năm. Theo số liệu điều tra trong tháng 4 năm 2013 của Chi cục thống kê. Quận có tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có là 213.733 con, đạt 119% so với kế hoạch. Cụ thể: đàn bò 144 con, đàn heo 13.391 con, đàn gia cầm 200.198 con. Bảng 3.1: Số lượng heo theo phường trên địa bàn quận Ô Môn đến tháng 9/2013 ĐVT: Con Địa bàn Kế hoạch (2013) Thực hiện (9 tháng) Tỷ trọng (%) P Châu Văn Liêm 1.205 1.182 98,09 P Thới Hòa 1.378 1.433 103,99 P Thới An 3.750 3.659 97,57 P Thới Long 1.593 1.382 86,75 P Long Hưng 1.720 1.253 72,85 P Phước Thới 2.421 1.913 79,02 P Trường Lạc 2.781 2.569 92,38 14.848 13.391 90,19 Tổng cộng Nguồn: Phòng kinh tế UBNN Quận Ô Môn. 29 Qua bảng số liệu ta thấy số lượng heo trên địa bàn nghiên cứu tương đối lớn, chủ yếu tập trung ở các phường xa trung tâm quận, thường ở vùng sâu, vùng xa, phường Thới An có số lượng heo lớn nhất (3.659 con) tiếp đến là phường Trường Lạc và phường Phước Long trên 2000 con, các phường còn lại được thể hiện chi tiết trên bảng 3.1: 3.2 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN KHẢO SÁT. Cơ cấu tham gia thị trường tín dụng của quận được thể hiện dưới bảng số liệu sau: Bảng 3.2: Cơ cấu tham gia tín dụng Tiêu chí Số hộ Có vay Không vay Tổng cộng Tỷ trọng (%) 131 58,7 Không có nhu cầu 74 33,2 Không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng 14 6,3 Không biết thủ tục vay vốn như thế nào 2 0,9 Khác 2 0,9 223 100 X Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013. Theo số liệu điều tra từ 223 hộ trên địa bàn khảo sát, số hộ tham gia thị trường tín dụng là 131 hộ, chiếm 58,7% và có 92 hộ không tham gia thị trường tín dụng, có 74 hộ không có nhu cầu vay vốn, chiếm 33,2%, các hộ này có khả năng về tài chính để chăn nuôi mà không cần vay mượn từ các tổ chức tín dụng hoặc bàn bè, lợi nhuận nhận được của các hộ này cao hơn những hộ có tham gia thị trường tín dụng, họ không muốn thiếu nợ vì các hộ tham gia thị trường tín dụng phải trích ra một phần lợi nhuận từ hoạt động chăn nuôi để trả khoản chi phí (lãi vay). Các hộ còn lại có nhu cầu những lại không được ngân hàng đáp ứng nhu cầu theo những lý do như không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng (không thuộc diện ưu tiên cho vay, không đủ tài sản thế chấp…), không biết thủ tục vay vì hầu hết các nông hộ trên địa bàn khảo sát nếu muốn vay vốn thì phải tự tìm hiểu thông tin và thủ tục vay, không được sự tư vấn của các ngân hàng, do đó các nông hộ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi có nhu cầu vay. Xét về các điều kiện vay vốn của ngân hàng thì: theo số liệu thống kê trong bảng 3.3 thì có 42 hộ cho rằng khi đi vay thì nhân thân của chủ hộ đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm 18,8% và có 57 hộ cho rằng tài sản thế chấp quan trọng nhất để vay vốn, chiếm 25,6% sự đánh giá của các hộ còn lại được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: 30 Bảng 3.3: Điều kiện quan trọng nhất được vay vốn theo đánh giá của chủ hộ. Tiêu chí Quan trọng nhất Tỷ trọng (%) Nhân thân chủ hộ 42 18,8 Mục đích sử dụng vốn 24 10,8 Thu nhập 27 12,1 Tài sản thế chấp 57 25,6 Sự quen biết 42 18,8 Chi phí ngầm 31 13,9 223 100 Tổng cộng Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013. 3.2.1 Các hộ không tham gia thị trường tín dụng năm 2012 Các nông hộ không tham gia vào thị trường tín dụng chính thức, sẽ phải nghĩ đến các nguồn vốn thay thế để có thể tiếp tục sản xuất, nông hộ thường tham gia thị trường tín dụng phi chính thức, hò/hụi, vay mượn từ người thân và bạn bè, trong tình hình kinh tế như hiện nay các nông hộ rất khó mượn được vốn từ bạn bè và người thân, dù biết đó là nguồn vốn có thể vay với lãi suất thấp và thời gian rộng, nên các nông hộ phải vay mượn ở thị trường tín dụng phi chính thức với lãi suất cao, có lúc lên đến 6 -10%/tháng. Do đó các nông hộ rất dễ rơi vào khó khăn và nghèo đói. Nguồn vốn thay thế của các nông hộ trong cuộc điều tra được thể hiện dưới bảng số liệu 3.4: Bảng 3.4: Nguồn vốn thay thế của các hộ có nhu cầu vay Tiêu chí Số hộ Tỷ trọng (%) Hò/hụi 2 11,1 Vay mượn từ bạn bè hoặc người thân 1 5,6 15 83,3 18 100 Vay bên ngoài với lãi suất cao Tổng cộng Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013. Đối với các nông hộ không có nhu cầu vay vốn ở hiện tại, họ sẽ tìm đến ngân hàng, vay từ bạn bè hoặc người thân, các đoàn thể mà họ tham gia, vay bên ngoài… Quyết định vay vốn của các chủ hộ không vay khi có nhu cầu được thể hiện cụ thể dưới bảng 3.5, cho thấy các hộ trong cuộc điều tra điều muốn sử dụng nguồn vốn ít tốn chi phí và thời gian tương đối thoải mái là vay từ bạn bè hoặc người thân, sau đó sẽ đến các đoàn thể mà mình tham gia,… 31 Bảng 3.5: Quyết định vay vốn của các chủ hộ không vay khi có nhu cầu Tiêu chí Số hộ Tỷ trọng (%) Ngân hàng 13 17,6 Bạn bè hoặc người thân 47 63,5 Các đoàn thể mà mình tham gia 14 18,9 74 100 Tổng Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013. 3.2.2 Các hộ có tham gia tín dụng năm 2012 Theo kết quả của cuộc phỏng vấn từ các hộ trên địa bàn nghiên cứu, có 131 hộ tham gia thị trường tín dụng, vay vốn ở Ngân hàng Chính Sách Xã Hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết các hộ đều có tham gia vào các tổ chức đoàn thể như tham gia vào Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh Niên,… Họ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn ở ngân hàng nhà nước dưới sự giới thiệu của các đoàn thể. Trong đó vay ở ngân hàng chính sách xã hội chiếm 92% trong số các hộ tham gia tín dụng do các hộ này thuộc diện hộ nghèo, không có nhiều đất để sản xuất, các nông hộ này chủ yếu vay dưới hình thức tín chấp, một số hộ có khả năng về tài sản thế chấp thì nghĩ đến việc vay ở ngân hàng NNo&PTNT. Cụ thể như sau: NNo&PTN T 8% CSXH 92% Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013. Hình 3.1 Nguồn cung tín dụng cho nông hộ Trong số các hộ vay chỉ có một số ít hộ được đáp ứng đủ nhu cầu vốn, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng thể hiện cụ thể như sau: 32 Bảng 3.6: Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng Tỷ lệ đáp ứng Lượng vốn đề nghị vay (triệu đồng) Lượng vốn được vay (triệu đồng) 2938,58 1172 39,88 Ngân hàng NNo&PTNT 474,69 288 48,03 Tổng cộng 3413,27 1400 41,02 Nguồn vay Ngân hàng CSXH (%) Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013. Do vay vốn ở ngân hàng nhà nước và vay bằng tín chấp nên lượng vốn đáp ứng nhu cầu của các nông hộ chỉ chiếm khoảng 40-50% trong tổng nhu cầu vốn cần để sản xuất. Các nông hộ rất khó để mở rộng qui mô sản xuất vì lượng vốn ngân hàng chấp nhận cho vay chỉ đủ một phần vốn trong quá trình sản xuất của nông hộ. Với lượng vốn vay không đáp ứng nhu cầu vốn, có nhiều hộ đã sử dụng lượng vốn vay được để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của hộ. Việc sử dụng vốn như vậy làm cho các ngân hàng rất khó khăn trong việc kiểm tra và thu hồi vốn. Và khi đến hạn các nông hộ này phải vay các nguồn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao hơn để trả. Các hộ này rất dễ rơi vào khó khăn, khó thoát khỏi vòng xoáy của sự nghèo khổ. Cụ thể hiện trạng sử dụng vốn của địa bàn nghiên cứu được như sau: Không đúng mục đích 21% Đúng mục đích 79% Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013. Hình 3.2 Hiện trạng sử dụng vốn Theo số liệu thống kê trong cuộc điều tra, có 104 hộ trong số 131 hộ tham gia thị trường tín dụng sử dụng vốn vay đúng mục đích vay, chiếm 79,0% dẫn đến lượng vốn thực tế được sử dụng vào chăn nuôi chiếm 77,0% trong tổng số lượng vốn vay được. Cho thấy các hộ thực hiện tương đối tốt các điều kiện trong hồ sơ vay vốn, tạo được làng tin và uy tính cho ngân hàng, hộ có thể vay được nhiều vốn hơn trong các hồ sơ vay sau. Còn các hộ chỉ sử 33 dụng đúng một phần mục đích vay, khi các nhân viên ngân hàng đi kiểm tra thực trạng và tình hình sử dụng vốn phát hiện thì sẽ phải hoàn trả lại lượng vốn vay, rất khó có thể vay được trong các lần sau. Chăn nuôi 77% Trồng trọt 5% Khác 3% Chi cho sinh hoạt gia đình 13% Mua sắm khác 2% Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013 Hình 3.3 Sử dụng vốn thực tế. 34 CHƯƠNG 4 XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở QUẬN Ô MÔN- TP. CẦN THƠ Theo số liệu của cuộc điều tra trực tiếp 223 hộ có 131 hộ có vay vốn, có thể thấy rằng lượng vốn vay chính thức của nông hộ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố chủ quan và khách quan xuất phát từ bên cấp tín dụng và bên được cấp tín dụng. Các nhân tố có mức ảnh hưởng ra sao đến lượng tín dụng chính thức mà các nông hộ được đáp ứng. Được trình bày như sau: 4.1 MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU ĐIỀU TRA Ở nông thôn vẫn còn tình trạng nhiều gia đình có đông thành viên, trong gia đình có thể có trên 10 thành viên, gia đình đông thành viên thường gồm nhiều thế hệ chung sống như ông bà, cha mẹ và con cái cùng chung sống dưới một mái nhà. Bảng 4.1: Nhân khẩu và lao động Tiêu chí Cao nhất Thấp nhất Số thành viên 12 2 Số thành viên tạo ra thu nhập 10 1 8 0 Số người phụ thuộc Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013. Theo số liệu điều tra, số thành viên cao nhất trong cuộc điều tra là 12 thành viên, và hộ ít nhất là 2 thành viên, số thành viên tạo ra thu nhập cao nhất là 10 thành viên, kéo theo có những hộ số thành viên phụ thuộc lên đến 8 thành viên. Tuy số người tạo ra thu nhập cao nhưng chỉ có một vài thành viên tham gia trực tiếp vào hoạt động chăn nuôi, còn các thành viên còn lại thì tham gia hoạt động vào các ngành nghề khác của xã hội. Đa số các nông hộ trong cuộc điều tra thường phải thuê, mướn bác sĩ thú y lại xem khi thấy heo có dấu hiệu bất thường. Dẫn đến chi phí cho hoạt động chăn nuôi tăng lên, giảm lợi nhuận của nông hộ. Trong năm 2012, nhiều nông hộ phải điêu đứng trước dịch heo tai xanh, không ít nông hộ đã thua lỗ và bỏ chuồng do không có nguồn vốn để tiếp tục chăn nuôi. Trong khi thua lỗ và gặp khó khăn như vậy số thành viên phụ thuộc cao thì các nông hộ sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức từ các tổ chức tín dụng, nếu được thì lượng vốn sẽ rất hạn chế. Ông bà ta có quan điểm tuổi càng cao thì kinh nghiệm trong ngành nghề hoạt động càng nhiều, còn đối với các nhân viên tín dụng ở ngân hàng thì lại 35 ngần ngại vì họ cho rằng chủ hộ có tuổi càng cao thì gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bảng 4.2 Tuổi của chủ hộ Tiêu chí Số hộ  45 tuổi Tỷ trọng (%) 114 51,1 Trên 45 đến 60 tuổi 88 39,5 Trên 60 tuổi 21 9,4 223 100 Tổng cộng Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013. Tuổi của chủ hộ nằm trong khoảng 45 tuổi đến 60 tuổi chiếm 39,5% tổng số hộ điều tra; chủ hộ có độ tuổi dưới 45 tuổi chiếm 51,1 %; chủ hộ có tuổi trên 60 tuổi chiếm 9,4%. Qua điều tra thực tế cho thấy, phần lớn chủ hộ có độ tuổi trên 45 thì tài sản của hộ có giá trị cao hơn những chủ hộ trẻ tuổi vì những chủ hộ lớn tuổi có thời gian tích lũy tài sản nhiều hơn. Với những hộ có giá trị tài sản cao sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các khoản vay ở Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác với lượng vốn đủ để đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất. Các chủ hộ có độ tuổi dưới 45 thường được cán bộ tín dụng xem xét đến khả năng ứng dụng các phương thức sản xuất mới, phương án sản xuất có khả thi hay không để cung cấp lượng tín dụng đủ để đáp ứng với khả năng của các chủ hộ trẻ tuổi, để họ có thể phát triển kinh tế gia đình mặt khác ngân hàng vẫn đảm bảo được khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn. Ở nông thôn được đánh giá là nơi có nguồn lao động với trình độ thấp, và trình độ học vấn của chủ hộ cũng có ảnh hưởng đến lượng vốn mà nông hộ được vay, khả năng tiếp cận kỹ thuật mới, hiệu quả sử dụng vốn vay,… Bảng 4.3: Học vấn của chủ hộ Tiêu chí Số hộ Tỷ trọng (%) Mù chữ 4 1,8 120 53,8 Trung học cơ sở 87 39 Trung học phổ thông 11 4,9 Cao đẳng, Đại học 1 0,4 Tổng cộng 223 100 Tiểu học Nguồn: Thống kê theo kết quả điều tra, 2013. Trình độ học vấn càng cao thì chủ hộ càng dễ dàng tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm tăng thu nhập trong gia đình. 36 Từ đó khi được chấp nhận cấp tín dụng thì lượng vốn vay được nhiều hơn, sử dụng vốn hiệu quả hơn những hộ khác. Trình độ học vấn khác nhau thì mức độ hiểu biết khác nhau, nhận thức khác nhau,… từ đó sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Theo số liệu điều tra, cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ trên địa bàn chưa cao. Trình độ học vấn của các chủ hộ còn hạn chế, học vấn của chủ hộ ở bậc tiểu học cao chiếm 53,8%, ngoài ra còn có 1,8% chủ hộ mù chữ. Đây thường rơi vào chủ hộ lớn tuổi, ảnh hưởng của hậu quả của chiến tranh để lại, đời sống kinh tế rất khó khăn nên việc. Bảng 4.4: Thông tin về giới tính và dân tộc của chủ hộ Tiêu chí Số hộ Giới tính của chủ hộ Tỷ trọng (%) 223 100 130 58,3 Nữ 93 41,7 Dân tộc 223 100 213 95,5 10 4,5 Nam Kinh Khmer Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013. Do công việc được hỏi trong cuộc điều tra là chăn nuôi và trình độ học vấn thấp nên khi hỏi về chủ hộ thì nhiều nông hộ không ngần ngại nói tên người tham gia vào việc chăn nuôi, chúng ta cũng biết công việc này thường do nữ đảm nhiệm dẫn đến tình trạng giới tính của chủ hộ theo cuộc điều tra thì nữ chiếm 41,7%. Số liệu trên cho ta thấy trong xã hội ngày nay thì phụ nữ cũng có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng không kém hơn nam giới, trong gia đình ngày nay thì nữ bắt đầu khẳng định được vị trí và tiếng nói của mình. Quận Ô Môn có nhiều dân tộc chung sống như dân tộc Kinh, dân tộc Khmer, dân tộc Hoa, nhưng đa số là người Kinh, trong số nông hộ điều tra thì người Kinh chiếm đa số 95,5%, còn lại là người Khmer chiếm 4,5% do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài còn nhiều hạn chế về số mẫu khảo sát. Các nông hộ không được đáp ứng lượng vốn yêu cầu là do sự quen biết hạn chế, trong số nông hộ được khảo sát thì chỉ có 39,0% các hộ có người thân, bạn bè làm trong các đoàn thể, phường và ngân hàng. Theo thống kê số liệu trong bảng 4.5 đã thể hiện được sự chênh lệch lớn giữa các chỉ tiêu thu nhập, chi tiêu, diện tích đất, kinh nghiệm, tổng tài sản, cho thấy trên địa bàn nghiên cứu có sự phân biệt giàu nghèo, có những hộ có 37 giá trị tài sản lớn đến 2.065 triệu đồng, trong khi đó có những hộ chỉ có 8 triệu đồng, nhìn chung tổng tài sản trung bình của các hộ là 314,72 triệu đồng… Bảng 4.5: Một số nhân tố khác Chỉ tiêu Đơn vị tính Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Thu nhập Triệu đồng/tháng 67 4 11,40 Chi tiêu Triệu đồng/tháng 83 3 10,48 Diện tích M2 26.200 35 3.338,39 Kinh nghiệm Năm 50 2 7,79 Tổng tài sản Triệu đồng 2.065 8 314,72 Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013. 4.2 KẾT QUẢ MÔ HÌNH TOBIT Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hộ chăn nuôi heo, đề tài đã sử dụng phần mềm Stata 10 để thiết lập mô hình nghiên cứu. Trước khi tiến hành ước lượng mô hình, đề tài tiến hành kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến độc lập đưa vào mô hình. Bảng 4.6: Kết quả mô hình đa cộng tuyến Ký hiệu Biến Hệ số tương quan TUOI Tuổi của chủ hộ 0,2548 GIOITINH Giới tính của chủ hộ 0,2895 NGHENGHIEP Nghề nghiệp 0,3909 DANTOC Dân tộc 0,1923 TDHV Trình độ học vấn 0,2837 STV Số thành viên 0,6980 TLPT Tỷ lệ phụ thuộc 0,5505 SNTRTN Số người tạo ra thu nhập 0,4744 THUNHAP Thu nhập 0,9777 CHITIEU Chi tiêu 0,4586 DIENTICH Diện tích 0,4946 VTXH Vị trí xã hội 0,2712 KINHNGHIEM Kinh nghiệm 0,4292 QSDD Quyền sử dụng đất 0,1467 SOLUONG Số lượng vật nuôi 0,1136 Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra, 2013. 38 Kết quả kiểm định cho thấy giá trị các biến có hệ số tương quan lớn hơn 0,6 đã được loại trừ ra khỏi mô hình hồi qui. Ta có đã xây dựng lại mô hình hồi qui với các biến độc lập có hệ số tương quan < 0,6. Điều này cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập được đưa vào mô hình. Bảng 4.7: Kết quả phân tích mô hình hồi qui Tobit Ký hiệu Biến Hệ số  Mức ý nghĩa TUOI Tuổi của chủ hộ 0,1419432 0,025** GIOITINH Giới tính của chủ hộ 0,1174054 0,180 NGHENGHIEP Nghề nghiệp của chủ hộ -0,0540373 0,094* DANTOC Dân tộc 0,0864237 0,672 TLPT Tỷ lệ phụ thuộc 0,0043819 0,060* SNTRTN Số người tạo ra thu nhập -0,0269659 0,575 CHITIEU Chi tiêu 0,0252452 0,020** DIENTICH Diện tích đất -0,0000137 0,338 KINHNGHIEM Kinh nghiệm 0,00200884 0,000*** QSDD Quyền sử dụng đất 0,2703313 0,030** Số quan sát 131 Log Likelihood -67,754469 LR Chi 2 48,61 Prob > Chi 2 0,0000 ***: Mức ý nghĩa 1% **: Mức ý nghĩa 5% *: Mức ý nghĩa 10% Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra, 2013. Giá trị kiểm định Prob > Chi 2 = 0,0000 (mức ý nghĩa xử lý), vậy phương trình hồi qui có ý nghĩa. Qua kết quả hồi qui hàm Tobit cho thấy có 6 biến độc lập (tuổi, nghề nghiệp, tỷ lệ phụ thuộc, chi tiêu, kinh nghiệm, quyền sử dụng đất) có ý nghĩa từ 1-10%, và biến độc lập giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, số người tạo ra thu nhập, diện tích đất, là các biến độc lập không có ý nghĩa trong mô hình do giá trị P lớn (khoảng trên 10%). Qua các biến độc lập có ý nghĩa thống kê trên cho thấy các tổ chức tín dụng chú trọng đến các nhân tố có ý nghĩa trong mô hình. Tuy nhiên, trong thực tế còn có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu mà trong giới hạn số liệu không thể giải thích hết được, đây là hạn chế của nghiên cứu. Dưới đây là kết quả cụ thể của mô hình Tobit (tác động biên): 39 Bảng 4.8: Kết quả mô hình Tobit (tác động biên) Ký hiệu Biến Dy/dx Giá trị P TUOI Tuổi của chủ hộ 0,1419432 0,023** GIOITINH Giới tính của chủ hộ 0,1087826 0,177 NGHENGHIEP Nghề nghiệp của chủ hộ -0,0588381 0,092** DANTOC Dân tộc 0,0767359 0,671 TLPT Tỷ lệ phụ thuộc 0,0044342 0,058* SNTRTN Số người tạo ra thu nhập -0,0222727 0,574 CHITIEU Chi tiêu 0,0214561 0,019** DIENTICH Diện tích đất -0,0000145 0,336 KINHNGHIEM Kinh nghiệm 0,0199958 0,000*** QSDD Quyền sử dụng đất 0,279907 0,028** ***: Mức ý nghĩa 1% **: Mức ý nghĩa 5% *: Mức ý nghĩa 10% Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra, 2013 Tuổi của chủ hộ là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, điều nay cho thấy khi tuổi của chủ hộ càng cao thì lượng vốn vay được đáp ứng nhiều hơn so với các chủ hộ trẻ tuổi (do hệ số tác động dương). Các chủ hộ có tuổi càng cao thì uy tín, kinh nghiệm, tài sản tích lũy họ nhiều hơn so với các hộ trẻ tuổi. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, họ nghĩ rằng khi cho vay các chủ hộ này sẽ ít gặp rủi ro, thời gian đóng lãi và hoàn trả vốn đúng hạn. Trong trường hợp các chủ hộ này không trả được nợ thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn có khả năng thu hồi nợ từ người thân và tài sản thế chấp của chủ hộ. Tỷ lệ phụ thuộc là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, cho thấy ngân hàng quan tâm đến số người không có thu nhập trong gia đình nhiều thì nhu cầu vay lớn. Nghề nghiệp là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, ở nông thôn các nông hộ hoạt động trong nhiều ngành nghề như trồng trọt, làm ruộng, chăn nuôi,… ngân hàng an tâm với những hộ chỉ tập trung vào chăn nuôi hơn, do lượng vốn họ cho vay ít bị sử dụng vào mục đích khác, đảm bảo được khả năng trả nợ của hộ. Biến chi tiêu là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, nông hộ chi tiêu càng nhiều thì lượng vốn xin vay càng nhiều, bao gồm chi phí sinh hoạt gia đình, mua sắm đồ dùng cá nhân, chí phí cho chăn nuôi, nhưng ngân hàng lại không an tâm vì khả năng trả nợ khi đến hạn của nông hộ. 40 Trong mô hình nghiên cứu thì biến kinh nghiệm có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, vì các nông hộ đi vay với mục đích là chăn nuôi là chủ yếu do giới hạn của đề tài nghiên cứu, chủ hộ nào có kinh nghiệm càng lâu thì ngân hàng cung ứng lượng vốn càng nhiều và tương đối phù hợp với nhu cầu vay của hộ, họ cho rằng khi cho các hộ này vay sẽ ít rủi ro hơn các hộ mới tham gia chăn nuôi. Biến độc lập có ý nghĩa cuối cùng ở mức 5%, là biến quyền sử dụng đất là sự đảm bảo an toàn khi cung ứng vốn cho nông hộ của ngân hàng, vì nông hộ không muốn mất đất nên sẽ cố gắng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, hộ nào có quyền sử dụng đất sẽ được ngân hàng đáp ứng vốn vay nhiều hơn các hộ không có tài sản đảm bảo. Trong mô hình Tobit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay, kết quả phân tích cho ta thấy các biến độc lập bao gồm: tuổi, nghề nghiệp, tỷ lệ phụ thuộc, chi tiêu, kinh nghiệm, quyền sử dụng đất có ý nghĩa ở mức 110%, và biến giới tính, dân tộc, số người tạo ra thu nhập, diện tích đất, vị trí xã hội, thì không có ý nghĩa trong mô hình. 4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP NĂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐẾN CÁC HỘ CHĂN NUÔI. Qua thực tế tiếp xúc với các nông hộ trên địa bàn đã đề ra một số giải pháp góp phần tăng cao lượng vốn vay chính thức đến các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu: Nâng cao trình độ học vấn, kỹ thuật của chủ hộ: Muốn các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của nông hộ thì nông hộ quận Ô Môn cần phải có kiến thức về chăn nuôi, am hiểu các chính sách tín dụng, chứng minh được cho các tổ chức tín dụng thấy được nguồn thu nhập và chi tiêu của mình đủ để trang trải cuộc sống cho gia đình. Nông hộ cần thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, cần nâng cao sự hiểu biết, nhận thức về các kỹ thuật chăn nuôi mới, am hiểu được các bệnh lý của vật nuôi, làm tốt được các điều kiện trên nông hộ mới đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, thu được nhiều lợi nhuận. Mặt khác các nông hộ cần tạo được lòng tin và uy tín của bản thân nếu muốn vay được nguồn vốn với hình thức tín chấp, ngoài ra các nông hộ có điều kiện thì cần có tài sản sở hữu để chăn nuôi, sinh hoạt, nhằm hạn chế chi phí, tăng khả năng sinh lợi từ hoạt động chăn nuôi, chủ động được trong sản xuất, thể hiện được sự ổn định về cuộc sống, đây được xem là một điều kiện đảm bảo để các ngân hàng cho vay dùng tài sản làm vật thế chấp. 41 Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tuyên truyền sâu rộng các chính sách tín dụng đến từng hộ gia đình, xử lý và chứng thực hồ sơ vay phải nhanh chóng, tư vấn cho các nông hộ tìm đến các tổ chức tín dụng chính thức khi họ có nhu cầu vay vốn. Đối với những khu vực có trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cung ứng lượng vốn cho nông hộ, nên có các chương trình hỗ trợ và hướng dẫn các nông hộ sử dụng vốn có hiệu quả. Như vậy, mới đảm bảo được khả năng thu hồi nợ đúng hạn và giúp các hộ có vay vốn cải thiện được đời sống thoát khỏi sự nghèo đói, vươn lên khá giả. Xác định lượng vốn vay phù hợp với nhu cầu của từng hộ (dự kiến): các nông hộ được vay với lãi suất ưu đãi nhưng lượng vốn lại không đáp ứng đủ nhu cầu của hộ, các hộ rất khó mở rộng quy mô sản xuất, một vài trường hợp trong mẫu điều tra ngân hàng chỉ đáp ứng được khoảng 10% lượng vốn họ đề nghị vay, do đó những hộ này buộc phải tham gia vào thị trường tín dụng phi chính thức để tìm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, ở thị trường ở này các nông hộ phải trả lãi cao hơn mấy lần so với lãi suất ngân hàng, có lúc lãi suất lên đến 6-10%/tháng, thời gian thì hạn chế, do đó các ngân hàng phải xác định được nông hộ nào cần lượng vốn ra sao phù hợp với quy mô sản xuất, để tránh tình trạng nguồn vốn hỗ trợ rơi vào tay các hộ không cần vốn, họ có thế lực và mối quan hệ, họ vay được lượng vốn với lãi suất thấp về để cho vay lại với lãi suất cao để thu lợi cho bản thân. Làm ảnh hưởng xấu đến chính sách hỗ trợ các hộ nghèo trên địa bàn điều tra. Hạn chế tối đa thủ tục vay cho các nông hộ (dự kiến): các nông hộ khi đi vay vốn thì phải chờ đợi để được xem xét hồ sơ và chấp nhận cung ứng tín dụng cho họ, họ phải bỏ hết công việc mà kết quả nhận được lại chỉ được đáp ứng một phần nhu cầu vốn họ cần. Trong khi đó thị trường tín dụng phi chính thức thì vay rất dễ dàng, nhận được tiền nhanh, không tốn nhiều thời gian. Do vậy các ngân hàng cần thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ lãi suất, thực hiện vay vốn được dễ dàng nhanh chóng, giảm bớt các thủ tục phiền hà, bảo đảm nông hộ tiếp cận được nguồn vốn chính thức một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện hạn chế được tình trạng vay ngoài với lãi suất cao. Trên địa bàn điều tra thị các nông hộ vẫn không nắm rõ được thủ tục hay quy trình tiến hành hồ sơ vay vốn. Các ngân hàng rất ít hoặc không cử nhân viên xuống tiếp thị các sản phẩm và các chính sách tín dụng của ngân hàng cho nông hộ biết, để khi có nhu cầu thì nông hộ có thể tìm đến vay. Tránh tình trạng, các nông hộ tham gia vào thị trường tín dụng phi chính thức, do vậy các ngân hàng cần mở rộng phạm vi và mạng lưới hoạt động đến các vùng sâu vùng xa. Tạo liên kết với chính quyền địa phương mở các cuộc hội thảo giúp các nông hộ biết được sản phẩm của ngân hàng, quy trình và các thủ tục vay, 42 khi cần vốn thì tìm đến, hạn chế tham gia vào thị trường tín dụng phi chính thức, giúp các nông hộ biết cách sử dụng có hiệu quả được nguồn vốn vay tạo ra thu nhập cải thiện đời sống, phát triển kinh tế của địa phương, của cả nước. Mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thức 43 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Đề tài là một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của các nông hộ chăn nuôi, cụ thể là chăn nuôi heo. Khi muốn hoạt động sản xuất kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực hoặc ngành nghề nào thì cũng cần phải có vốn. Các nông hộ thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn, do các tổ chức tín dụng phải sàn lọc khách hàng để giảm rủi ro, làm ảnh hưởng đến lượng vốn vay mà các nông hộ nhận được. Nhìn chung, các nông hộ hoạt động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Một số nông hộ còn tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp như làm thuê, mua bán nhỏ tạo thêm thu nhập cho gia đình. Các nông hộ này thường có ít đất sản xuất hay gặp khó khăn trong nguồn vốn sản xuất, họ thường không nghĩ đến việc vay vốn ở ngân hàng do không có khả năng trả nợ và không có tài sản thế chấp. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, cụ thể là chăn nuôi heo thịt thường nuôi trong vòng 4 - 6 tháng, heo nái để bán heo giống thì thời gian ngắn hơn. Do chăn nuôi ít với qui mô nhỏ nên lượng vốn các nông hộ vay không quá lớn, chủ yếu vay với mục đích chăn nuôi, thời hạn thường ngắn, khi đến hạn các nông hộ thường gia hạn thêm hoặc trả hết nợ và làm hồ sơ vay lại để có thể tiếp tục chăn nuôi vừa không phải chịu lãi cao, phù hợp với khả năng trả nợ. Trình độ học vấn của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu không cao chỉ ở bậc tiểu học chiếm trên 50%, điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận phương thức sản xuất mới. Các hộ chăn nuôi chủ yếu đúc kết kinh nghiệm từ bản thân và học hỏi từ bạn bè người thân có chăn nuôi, không áp dụng được các phương thức sản xuất mới để tăng năng suất tăng thu nhập, dẫn đến gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Vẫn còn tình trạng các nông hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích trong kế hoạch xin vay, mặc dù vẫn sử dụng nguồn vốn vay để sản xuất kinh doanh. Điều này gây ái ngại cho các tổ chức tín dụng trong việc xem xét cho vay theo yêu cầu. Tuy nhiên, hầu hết các nông hộ vẫn trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng bằng nguồn vốn có được từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình phỏng vấn các nông hộ cho biết thêm họ thường rất cần vốn nhưng lại không dám vay ở ngân hàng, vì phần lớn các chủ hộ này là những 44 hộ khó khăn, một số hộ đã vay nhưng lại sử dụng không hiệu quả, khả năng trả nợ thấp, cũng có trường hợp họ trả hết nợ cho ngân hàng theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng, nhưng lại không được cho vay lại, làm họ rơi vào tình trạng phải vay vốn bên ngoài để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh, nên họ không muốn vay ở ngân hàng. Qua kết quả phân tích mô hình hồi qui Tobit cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của các nông hộ chăn nuôi như: tuổi của chủ hộ càng cao thì lượng vốn vay chính thức nông hộ nhận được nhiều, nghề nghiệp của chủ hộ là chăn nuôi thì lượng vốn vay được nhiều, tỷ lệ người phụ thuộc thấp thì lượng vốn vay nhận được nhiều, những hộ chi tiêu ít thì lượng vốn vay được cung ứng nhiều, những chủ hộ nào có càng nhiều kinh nghiệm thì được ngân hàng tin tưởng và cung ứng nhiều vốn, các chủ hộ có quyền sử dụng đất thì lượng vốn vay họ nhận được nhiều, vì đó là tài sản đảm bảo các nông hộ sẽ trả nợ cho ngân hàng. Qua kết quả phân tích mô hình hồi qui trên, thực tế tồn tại những nguyên nhân mà các nông hộ trên địa bàn gặp phải. Để nhận được đủ lượng vốn vay mà mình muốn thì nông hộ phải tạo lòng tin, uy tính đối với ngân hàng, đáp ứng đủ các điều kiện trong hồ sơ vay, trả nợ và lãi vay đúng hạn, đối với chính quyền địa phương tích cực là cầu nối giữa các tổ chức tín dụng và nông hộ, tạo điều kiện cho các nông hộ phát triển kinh tế, tạo thu nhập, cải thiện đời sống, riêng đối với ngân hàng cần cử các nhân viên xuống địa bàn hướng dẫn cho các nông hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng với mục đích trong hồ sơ vay. 5.2 KIẾN NGHỊ 5.2.1 Đối với nông hộ: Tích cực tham gia các tổ chức đoàn thể ở địa phương như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh Niên,… nhằm có điều kiện đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng chính thức, chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau. Cần tạo được uy tín và lòng tin cho các tổ chức tín dụng để được đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng. Nông hộ chủ động tìm hiểu thông tin kinh tế thị trường, giá cả, kỹ thuật chăn nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm, tránh được tình trạng bị thương lái ép giá. 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương: Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn phương pháp nuôi có hiệu quả, áp dụng các kỹ thuật nuôi mới. Đối với những hộ có mô hình sản xuất hiệu quả, cán bộ địa phương cần phổ biến mô hình đó 45 cho các hộ khác để các hộ khác có thể học hỏi kinh nghiệm cùng nhau sản xuất và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tăng cường là cầu nối trong mối quan hệ giữa nông hộ và các tổ chức tín dụng, xử lý các thủ tục pháp lý trong hồ sơ vay cần nhanh chóng và chính xác, giúp các nông hộ rút ngắn thời gian đi vay vốn. Cần tuyên truyền rộng rãi các chương trình kế hoạch hóa gia đình giúp nông hộ nhận thức được những khó khăn và hạn chế số lượng sinh con thứ 3. Tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đây là yếu tố quan trọng và quyết định đến lượng vốn được vay của nông hộ ở các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng. Có những nông hộ có diện tích đất lớn nhưng lại gặp khó khăn trong hồ sơ vay vốn vì không có tài sản đảm bảo do diện tích đất họ giữ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 5.2.3 Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Cần công bằng hơn trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn cũng như lượng vốn được vay của các nông hộ, nên xem xét tổng giá trị tài sản của hộ chứ không chỉ dựa vào diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vị trí xã hội của các chủ hộ. Trong quá trình cho vay thì cán bộ tín dụng cần tích cực hỗ trợ nông hộ trong việc sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả nhất, nhắc các nông hộ thời gian đóng lãi cũng như hạn trả nợ gốc. Do các nông hộ vay được vốn nhưng lại không biết sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả nhất để cải thiện đời sống, tăng thu nhập, tạo nguồn trả nợ khi đến hạn. Tránh tình trạng khi đến hạn trả nợ thì các nông hộ phải đi vay từ thị trường tín dụng phi chính thức với lãi suất cao để trả được lượng tiền vay, như vậy không những không giúp nông hộ cải thiện đời sống mà các nông hộ sẽ càng khó khăn hơn. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Xuân Hòa, 2012. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh. Trường Đại học Cần Thơ. 2. Bùi Thị Minh Thơ, 2010. Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Trường Đại học Cần Thơ. 3. Mai Văn Nam và cộng sự, 2004. Giáo trình kinh tế lượng. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. 4. Võ Văn Khúc, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ. Trường Đại học Cần Thơ. 5. Hồng Hoàng Anh, 2008. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiểu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Đại học Cần Thơ. 6. Trần Thị Cẩm Hồng, 2011. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân ở Tp. Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ. 7. Lê Thị Thúy An, 2010. Nhu cầu vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất nông nghiệp tại huyện Cờ Đỏ - Thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ. 8. Bùi Minh Triết, 2010. Phân tích tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ tại tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ. 9. Nguyễn Thanh Triều, 2009. Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nông dân nghèo và một số đối tượng chính sách khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ. 47 PHỤ LỤC 1. Cơ cấu tín dụng VAYVON Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 0 92 41.3 41.3 41.3 1 131 58.7 58.7 100.0 Total 223 100.0 100.0 2. Nguyên nhân không vay vốn ngân hàng. NGUYENNHANKHONGVAYVON Valid Missing Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 74 33.2 80.4 80.4 14 6.3 15.2 95.7 4 .9 2.2 97.8 5 .9 2.2 100.0 100.0 1 Total 92 41.3 System 131 58.7 223 100.0 Total 3. Điều kiện quan trọng nhất theo sự đánh giá của chủ hộ khi đi vay DIEUKIENQUANTRONGNHATKHIVAY Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 42 18.8 18.8 18.8 24 10.8 10.8 29.6 3 27 12.1 12.1 41.7 4 57 25.6 25.6 67.3 5 42 18.8 18.8 86.1 6 31 13.9 13.9 100.0 Total 223 100.0 100.0 1 48 4: Nguồn tín dụng khi có nhu cầu của các hộ không vay. KHICONHUCAUVAY Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 13 5.8 17.6 17.6 47 21.1 63.5 81.1 4 14 6.3 18.9 100.0 Total 74 33.2 100.0 System 149 66.8 223 100.0 1 Missing Total 5: Nguồn vốn thay thế của các hộ có nhu cầu nhưng không được đáp ứng NGUONVONTHAYTHE Frequency Valid 1 Missing Percent Valid Percent Cumulative Percent .9 11.1 11.1 3 1 .4 5.6 16.7 4 15 6.7 83.3 100.0 Total 18 8.1 100.0 System 205 91.9 223 100.0 Total 6. Nguồn cung ứng tín dụng NGANHANG VAY Valid Missing Total Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 1 120 53.8 91.6 91.6 2 11 4.9 8.4 100.0 Total 131 58.7 100.0 System 92 41.3 223 100.0 49 7.Tuổi của chủ hộ TUOICHUHO Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 114 51.1 51.1 51.1 88 39.5 39.5 90.6 3 21 9.4 9.4 100.0 Total 223 100.0 100.0 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 0 4 1.8 1.8 1.8 1 120 53.8 53.8 55.6 87 39.0 39.0 94.6 3 11 4.9 4.9 99.6 4 1 .4 .4 100.0 Total 223 100.0 100.0 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 0 93 41.7 41.7 41.7 1 130 58.3 58.3 100.0 Total 223 100.0 100.0 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 1 213 95.5 95.5 95.5 2 10 4.5 4.5 100.0 Total 223 100.0 100.0 1 8. Trình độ học vấn TRINHDOHOCVAN Valid 9. Giới tính và dân tộc Giới tính: GIOITINH Valid Dân tộc DANTOC Valid 50 10: Một số tiêu chí khác Statistics THUNHAP CHITIEU DIENTICH KINHNGHIEM TAISAN Valid 223 223 223 223 223 Missing 0 0 0 0 0 Mean 11.40 10.48 3338.39 7.79 314.72 Minimum 4 3 35 2 8 Maximum 67 83 26200 50 2065 N KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH TOBIT BẰNG PHẦN MÊM STATA . tobit lnlvv TUOI GIOITINH NGHENGHIEP DANTOC TLPT SNTRTN CHITIEU DIENTICH KINHNGHIEM QSDD ,ll(0) Tobit regression Number of obs LR chi2( 10) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -67.754469 lnlvv Coef. Std. Err. t TUOI GIOITINH NGHENGHIEP DANTOC TLPT SNTRTN CHITIEU DIENTICH KINHNGHIEM QSDD _cons .1419432 .1087826 -.0588381 .0767359 .0044342 -.0222727 .0214561 -.0000145 .0199958 .279907 1.337215 .0624971 .0805793 .0348738 .1809114 .0023378 .0396402 .0091253 .000015 .0052831 .1275331 .3578025 2.27 1.35 -1.69 0.42 1.90 -0.56 2.35 -0.96 3.78 2.19 3.74 /sigma .4058674 .025074 Obs. summary: P>|t| 0.025 0.180 0.094 0.672 0.060 0.575 0.020 0.338 0.000 0.030 0.000 = = = = 131 48.61 0.0000 0.2640 [95% Conf. Interval] .0182137 -.0507453 -.1278801 -.2814259 -.0001942 -.1007508 .0033903 -.0000443 .0095366 .0274216 .6288504 .2656728 .2683105 .0102038 .4348977 .0090626 .0562055 .039522 .0000153 .0304551 .5323924 2.045579 .3562268 .455508 0 left-censored observations 131 uncensored observations 0 right-censored observations . mfx compute Marginal effects after tobit y = Fitted values (predict) = 2.2248514 variable TUOI GIOITINH* NGHENG~P DANTOC TLPT SNTRTN CHITIEU DIENTICH KINHNG~M QSDD dy/dx Std. Err. .1419432 .1087826 -.0588381 .0767359 .0044342 -.0222727 .0214561 -.0000145 .0199958 .279907 .0625 .08058 .03487 .18091 .00234 .03964 .00913 .00002 .00528 .12753 z P>|z| [ 2.27 1.35 -1.69 0.42 1.90 -0.56 2.35 -0.96 3.78 2.19 0.023 0.177 0.092 0.671 0.058 0.574 0.019 0.336 0.000 0.028 95% C.I. .019451 -.04915 -.12719 -.277844 -.000148 -.099966 .003571 -.000044 .009641 .029947 (*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 51 ] .264435 .266715 .009513 .431316 .009016 .055421 .039341 .000015 .03035 .529867 X 1.61832 .412214 2.56489 1.0458 37.7458 2.74809 9.44527 2947.4 7.9542 .923664 KẾT QUAN KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN corr (obs=131) TUOI GIOITINH NGHENG~P DANTOC TUOI GIOITINH NGHENGHIEP DANTOC TDHV STV TLPT SNTRTN THUNHAP CHITIEU DIENTICH VTXH KINHNGHIEM lvv QSDD SOLUONG lnlvv 1.0000 -0.2009 -0.1826 -0.0400 0.0625 0.0617 -0.2548 0.2073 -0.0064 -0.0197 0.1199 0.1823 0.2254 0.1774 0.0879 0.0563 0.2109 lvv lvv QSDD SOLUONG lnlvv 1.0000 -0.2241 -0.1093 0.1669 0.1863 0.0627 0.0925 0.1826 0.1863 0.2895 -0.1972 0.1390 0.1330 -0.0994 -0.0483 0.1475 1.0000 -0.1926 -0.1460 -0.1279 -0.0020 -0.0315 -0.1420 -0.1678 -0.3909 -0.0577 -0.3311 -0.2783 0.1646 0.0474 -0.2912 1.0000 -0.0971 -0.0456 -0.0394 -0.0140 -0.0561 -0.0642 -0.0382 -0.1093 -0.0300 -0.0504 -0.1923 -0.0587 -0.0163 TDHV STV 1.0000 0.1028 0.0451 0.0227 0.1558 0.1569 0.2837 0.1220 0.1560 0.0548 0.0653 0.0929 0.0992 1.0000 0.0988 0.6980 0.4039 0.4377 0.3479 -0.1502 0.0344 0.0281 -0.0737 -0.0475 0.0553 QSDD SOLUONG lnlvv 1.0000 0.1239 1.0000 0.0897 0.0936 1.0000 0.9377 0.1467 0.1136 1.0000 52 TLPT SNTRTN THUNHAP CHITIEU DIENTICH 1.0000 -0.5505 -0.1773 -0.1244 -0.0055 -0.0550 0.0355 0.1104 -0.1038 -0.0849 0.1319 1.0000 0.4744 0.4561 0.2516 -0.0900 -0.0077 -0.0174 0.0507 0.0503 -0.0244 1.0000 0.9777 0.3175 -0.1847 0.0681 0.1456 -0.0231 0.4522 0.1800 1.0000 0.2947 -0.1794 0.0872 0.1518 -0.0227 0.4586 0.1921 1.0000 0.0400 0.4946 0.2215 -0.1006 0.1092 0.2116 VTXH KINHNG~M 1.0000 0.1523 0.0844 0.2712 0.1535 0.0978 1.0000 0.4168 0.0590 0.1638 0.4292 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH - o0o - BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN Mã số bảng câu hỏi ……………… Ngày ………………. NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI I. Thông tin về hộ gia đình được phỏng vấn 1.1. Họ tên chủ hộ………………………… Năm sinh: …………… Nam/Nữ 1.2. Trình độ học vấn: …………………… Dân tộc: ………………………… 1.3. Nghề nghiệp: ……………………………………………………………. 1.4. Số thành viên trong gia đình....…người. Trong đó, ……..Nam, …… Nữ 1.5. Số người tạo ra thu nhập trong gia đình: …………người. Trong đó, ………… người tham gia chăn nuôi, …………. người thu nhập từ nguồn khác (từ ……………...........................………………………………………………) 1.6. Anh/chị có thuê lao động ngoài để phục vụ cho việc chăn nuôi hay sản xuất nông nghiệp của gia đình không? a. Không. b. Có. Bao nhiêu người ……………………… người. 1.7. Gia đình anh/chị có ai làm việc cho các tổ chức Đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến binh, …) hoặc chính quyền địa phương không? a. Có: Vị trí công tác ………………… tại ……………………………; mối quan hệ với chủ hộ ………………………………………………… b. Không 1.8. Gia đình anh/chị có ai làm trong ngân hàng hoặc quen biết với nhân viên ngân hàng không? a. Có: Vị trí công tác ………………… tại ……………………………; mối quan hệ với chủ hộ ………………………………………………… b. Không 1.9. Anh/Chị chăn nuôi heo được bao nhiêu năm? …………………………… 1.10. Anh/Chị nuôi được bao nhiêu lứa heo trong một năm? ..………… lứa. Bao nhiêu con một lứa? ……………………… con 1.11. Ngoài chăn nuôi heo, gia đình có chăn nuôi hay tham gia sản xuất nông nghiệp nào khác không? 53 a. Có: Cụ thể …………………………………………………………… b. Không 1.12. Anh/Chị có được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi heo hay các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác không? a. Có b. Không 1.13. Mức độ thường xuyên của các lớp tập huấn: a. 01 lần/tuần b. 01 lần/tháng c. Khác ………………… 1.14. Thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình là bao nhiêu? ……………… đồng. Trong đó: a. Từ chăn nuôi heo:............................................................................đồng b. Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp...…………………………... đồng c. Từ hoạt động khác: ………………….........……………………. đồng 1.15. Chi phí bình quân hàng tháng của gia đình là bao nhiêu? ………. đồng. Trong đó: a. Chi phí chăn nuôi heo: ………………………...……..……….. đồng b. Chi cho chăn nuôi hoặc sản xuất nông nghiệp khác:..………… đồng c. Chi phí lãi vay: ……………………………………….……….. đồng d. Chi phí nhân công: …………………………………….……… đồng e. Chi phí sinh hoạt gia đình: ……………………………………. đồng 2 1.16. Tổng diện tích đất của gia đình là bao nhiêu? …………… m . Trong đó: a. Đất thổ cư …………………… m2 b. Đất nông nghiệp (vườn, lúa, cây lâu năm khác,…) ……………… m2 1.17. Tính pháp lý đối với tổng diện tích đất của gia đình a. Có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. b. Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. c. Khác………………………………………………………………… II. Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng vốn vay của nông hộ 2.1. Trong năm 2012, anh/chị có vay vốn tại các tổ chức tín dụng nào không? a. Có b. Không 54 2.2. Anh/chị hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ quan trọng đối với các điều kiện để được vay vốn ngân hàng (số 1 là quan trọng nhất và số càng lớn thì mức độ quan trọng càng giảm) …… Nhân thân của chủ hộ (tuổi, giới tính, trình độ học vấn,…) …… Mục đích sử dụng vốn …… Thu nhập của hộ …… Tài sản thế chấp (bao gồm cả giá trị và tính pháp lý của tài sản) …… Sự quen biết (có địa vị xã hội hay có quen biết với nhân viên ngân hàng) …… Chi phí ngầm (cò vay vốn, biếu xén…) Các câu hỏi dành cho các chủ hộ không có vay vốn trong năm 2012 2.3. Nguyên nhân anh/chị không vay vốn? a. Không có nhu cầu (di chuyển đến câu hỏi 2.5) b. Không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng c. Không biết vay ngân hàng nào d. Không biết thủ tục vay vốn như thế nào e. Khác ………………………………………………………………… 2.4. Mục đích vay vốn và nguyên nhân không được xét duyệt cho vay: Mục đích:……………………………………………………………….. Nguyên nhân: -……………………………………………………………………… -……………………………………………………………………… -……………………………………………………………………… -……………………………………………………………………… 2.4. Anh/chị sử dụng nguồn vốn nào để thay thế? a. Hò/hụi b. Mượn từ các Đoàn thể mà mình đang tham gia c. Mượn bạn bè hoặc người thân c. Vay bên ngoài với lãi suất cao d. Cầm đồ 2.5. Nếu như có nhu cầu vay vốn, anh/chị sẽ quyết định vay ở đâu? a. Ngân hàng. Cụ thể……………………………………………………… b. Bạn bè hoặc người thân c. Các Đoàn thể mà mình tham gia d. Khác………………………………………………………………… 55 2.6. Các ngân hàng có thực hiện tiếp thị tận nhà sản phẩm vay dành cho nông hộ và hướng dẫn thủ tục vay vốn cho hộ nông dân không? a. Không có b. Có nhưng không thường xuyên c. Rất thường xuyên Các câu hỏi dành cho các chủ hộ có vay vốn trong năm 2012 2.7. Tại sao các anh/chị lại chọn phương thức vay vốn ngân hàng? a. Có quen biết với các nhân viên ngân hàng b. Lãi suất thấp c. Không thể tiếp cận với các phương thức vay vốn khác d. Khác: ………………………………………………………………. 2.8. Anh/chị đang vay tại ngân hàng nào và thông tin tóm tắt về khoản vay? Tên ngân hàng: …………………………………………………………. Thông tin khoản vay: Ngày vay Ngày đến hạn Số tiền vay (ngàn đồng) Mục đích vay Dư nợ (ngàn đồng) Lãi suất (%/năm) Phương thức trả nợ Gốc Lãi Tài sản thế chấp 2.9. Số tiền ngân hàng cho vay có đáp ứng được nhu cầu vay của anh/chị không? a. Đáp ứng đầy đủ (di chuyển đến câu hỏi 2.11) b. Chỉ khoảng ………….% nhu cầu vay ban đầu. 2.10. Nguyên nhân vì sao ngân hàng không cho vay theo nhu cầu của anh/chị? a. Do quy định về số tiền cho vay của ngân hàng dành cho từng hộ b. Do tài sản thế chấp không đủ đảm bảo c. Do nhân viên ngân hàng thẩm định nhu cầu vốn thực tế nhỏ hơn nhu cầu vốn đề nghị vay d. Khác …………………………………………………………………… 2.11. Anh/chị sử dụng vốn có đúng mục đích không? a. Có b. Không. Cụ thể: Mục đích thực tế Số tiền(ngàn đồng) Chăn nuôi 56 Tỷ trọng(%) Trồng trọt Chi cho sinh hoạt gia đình Mua sắm đồ dùng cá nhân Khác Tổng cộng 100 2.12. Anh/chị có kiến nghị gì đối với các ngân hàng đối với các quy trình, thủ tục vay vốn trước, trong và sau khi cho vay không? a. Không b.Có:……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………..................... ……………………………………………………………………...................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. CHÂN THÀNH CÁM ƠN ANH/CHỊ ĐÃ DÀNH THỜI GIAN TRẢ LỜI BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN 57 [...]... của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ nhận được, cụ thể là nông hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Quận Ô Môn – Thành Phố Cần Thơ có thể tiếp cận được Từ đó, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giúp các nông hộ này có thể được các tổ chức tín dụng cấp đủ lượng vốn cần thiết để chăn nuôi heo cải thiện đời sống 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được... dụng chính thức cho nông hộ vay Tùy theo đặc trưng và sự quản lý của chính quyền địa phương mà mỗi nhân tố sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến lượng vốn mà nông hộ được vay Các biến có ý nghĩa và sự kỳ vọng sự ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hô chăn nuôi như sau: 21 Bảng 2.2: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hộ. .. đích vay của chủ hộ và cuối cùng là khoảng cách từ chủ hộ đến ngân hàng có ảnh hưởng đến lượng vốn mà các tổ chức tín dụng chính thức cho nông hộ vay 2 Võ Văn Khúc (2008) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở Huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ Tác giả đã sử dụng mô hình hồi qui Probit phân tích các nhân tố tác động tốt đến. .. của các nông hộ như thế nào? Lượng vốn vay chính thức của các nông hộ có thể tiếp cận từ các tổ chức tín dụng? Những giải pháp nào có thể giúp các nông hộ chăn nuôi heo được các tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của các nông hộ trên địa bàn Quận. .. trung phân tích các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Phân tích tổng quan hoạt động tín dụng cho nông hộ trên địa bàn Ô Môn – Thành phố Cần Thơ Mục tiêu 2: Xác định được nhu cầu vốn vay của các nông hộ Mục tiêu 3: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các nông hộ Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp đáp ứng được nhu cầu vốn của các nông hộ chăn nuôi heo 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nhu cầu vay vốn. .. hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hộ chăn nuôi 2.2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên Chăn nuôi luôn gắng liền với các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thời tiết,… vì các yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi của nông hộ Các nông hộ rất khó trả được vốn vay khi gặp điều kiện thiên nhiên bất lợi, cho thấy đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ Khi... Quận Ô Môn – Thành Phố Cần Thơ Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế, nên đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu trên các hộ chăn nuôi heo ở địa bàn 1.4.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của các nông hộ chăn nuôi heo 2 1.4.3 Giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu - Không gian: đề tài được nghiên cứu trên Quận Ô. .. Quận Ô Môn thuộc thành phố Cần Thơ - Thời gian: từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013 1.5 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG Các nông hộ chăn nuôi heo nói riêng và các nông hộ nói chung có thể tính toán được nhu cầu sử dụng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả Các tổ chức tài chính tín dụng có thể cấp phát vốn đúng đối tượng, đúng lúc và đúng mục đích Chính quyền địa phương, trung ương; các tổ chức, ban ngành có thể đề ra các. .. vốn của nông hộ ở mục tiêu 1 & 2 để đưa ra một số giải pháp cho các nông hộ được đáp ứng nhu cầu và lượng vốn cần thiết cho hoạt động chăn nuôi 24 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUẬN Ô MÔN VÀ TỈNH HÌNH TÍN DỤNG Ở QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Khái Quát Về Thành Phố Cần Thơ 3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ là một trong những đầu mối giao thông quan... ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn và cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ Cũng theo Nghị định này, tổ chức tín dụng xem xét cho vay tín chấp đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có bảo đảm của các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn theo quy định hiện hành Các cá nhân, hộ

Ngày đăng: 08/10/2015, 07:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w