PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận ô môn thành phố cần thơ có thể tiếp cận (Trang 25)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu a. Số liệu thứ cấp

+ Các tài liệu, giáo trình tham khảo liên quan đến đề tài.

+ Các báo cáo khoa học của cơ quan, viện nghiên cứu, trường học, tổ chức trong và ngoài nước.

+ Thư viện trường Đại học Cần Thơ. + Thông tin từ Internet.

b. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách gửi bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nông hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Quận Ô Môn – Thành Phố Cần Thơ theo phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên. Tổng số mẫu thu thập là 223 mẫu để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác của số liệu.

Cơ cấu mẫu được lấy theo phương pháp phân tầng như sau:

Phường Thới An là phường có số lượng heo nuôi nhiều nhất, gồm 18 khu vực, được chia thành 26 tổ, có diện tích và dân số đông, đang được xem xét chia thành 2 phường, với sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, đã thu được 161 mẫu phỏng vấn, chiếm (72,20%) và các số mẫu còn lại được thể hiện dưới bảng 2.1:

Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu theo số lượng

Địa bàn Số mẫu Tỷ trọng mẫu(%)

P Châu Văn Liêm 3 1,35

P Thới An 161 72,20

P Thới Long 25 11,21

P Long Hưng 14 6,28

P Trường Lạc 20 8,96

Tổng cộng 223 100

Nguồn: Thống kê theo kết quả điều tra, 2013.

2.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Mục tiêu 1& 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để biết được thực

trạng tình hình tín dụng và nhu cầu vay vốn của nông hộ. Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, kiểm định giả thuyết thống kê và trình bày số liệu đưa vào lĩnh vực kinh tế dựa trên kết quả thu thập được. Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Mục tiêu 3: Sử dụng mô hình hồi qui Tobit để xác định được lượng vốn

vay chính thức của các nông hộ.

Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ (số lượng) biến động của biến phụ thuộc (số tiền vay) với các biến độc lập (các nhân tố kinh tế - xã hội, tuổi giới tính…). Mô hình Tobit được sử dụng để phân tích trong kinh tế lượng lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học James Tobin năm 1958. Nó còn được gọi là mô hình hồi qui chuẩn được kiểm duyệt hoặc mô hình hồi qui có biến phụ thuộc bị chặn. Mô hình Tobit được trình bày như sau:

Y* = + Xi + U khi Y* > 0 Y=

0 khi Y* 0 Áp dụng trong đề tài:

Y: Lượng tín dụng mà nông hộ vay được trên địa bàn quận Ô Môn Tp. Cần Thơ. Y nhận giá trị:

Y= Y*, khi Y* > 0 Cho các mẫu có vay vốn Y=0, khi Y* 0 Cho các mẫu không có vay.

Xi: các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ chăn nuôi như: giới tính, học vấn, tuổi, quyền sử dụng đất, tỷ lệ phụ thuộc, thu nhập, chi tiêu, nghề nghiệp, dân tộc, vị trí xã hội, kinh nghiệm, diện tích đất,…

: là hệ số hồi qui của biến độc lập. U: Sai số ngẫu nhiên của mô hình Tobit.

2.2.3 Diễn giải của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hộ chăn nuôi. thức của nông hộ chăn nuôi.

2.2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Chăn nuôi luôn gắng liền với các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thời tiết,… vì các yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi của nông hộ. Các nông hộ rất khó trả được vốn vay khi gặp điều kiện thiên nhiên bất lợi, cho thấy đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ. Khi ngân hàng muốn món vay mình được an toàn thì thường cho vay hạn chế lượng vốn vay nếu ngân hàng dự báo điều kiện tự nhiên không thuận lợi, và ngân hàng thường cho vay theo thời vụ, cho vay vào đầu vụ và thu nợ vào cuối vụ. Đặc biệt là những lúc thời tiết thất thường như mưa bão, nắng hạn kéo dài,… rất dễ kéo theo dịch bệnh trong lúc này nông hộ cần vốn để chăm sóc và phòng dịch cho đàn gia súc của họ, nhưng ngân hàng lại hạn chế lượng vốn vay cho nông hộ vì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ.

2.2.3.2 Tài sản

Tài sản là một yếu tố quyết định đến lượng vốn vay vì khi vay vốn ở ngân hàng thì cần có tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo càng nhiều thì lượng vốn vay càng nhiều. Những nông hộ có tài sản đảm bảo thì được ưu tiên cho vay hơn nông hộ không có tài sản thế chấp vì rủi ro thấp.

2.2.3.3 Nghề nghiệp

Chúng ta muốn tồn tại trong xã hội hiện nay thì phải tạo ra thu nhập từ quá trình lao động. Trong lúc lao động thì chúng ta sẽ tiếp xúc với một nghề hoặc công việc, tùy thuộc vào năng lực và khả năng thích nghi với công việc mà họ có thể tiếp tục công việc đó suốt cuộc đời, hoặc phải thay đổi công việc liên tục do không đáp ứng được nhu cầu của công việc, công việc không hợp, không tạo cho họ sự yêu nghề… Trong cuộc đời một người ít hay nhiều thì họ cũng đã từng tiếp xúc với một nghề. Nghề là lĩnh vực hoạt động mà trong đó con người sử dụng trí thức hoặc sức lao động của mình tạo ra sản phẩm phục vụ xã hội.

Có công việc tạo ra thu nhập cao, cũng có công việc tạo ra thu nhập thấp tùy vào năng lực và khả năng mà chúng ta chọn. Những công việc nào tạo nhiều thu nhập cho nông hộ thì ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay với lượng vốn nhiều. Vì khi đó nông hộ tạo được nhiều tài sản, khả năng trả nợ cao. Khi muốn cho một khách hàng vay thì ngân hàng thường tự hỏi khách hàng của mình là ai? Làm nghề gì? Có đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng không?

2.2.3.4 Vị thế xã hội

Là vị trí của cá nhân trong xã hội, thể hiện địa vị và mối quan hệ của cá nhân với những cá nhân khác trong xã hội. Là sự đánh giá của cộng đồng đối với một cá nhân được thể hiện bằng sự tôn trọng, kính nể về sự hiểu biết, tài năng, kiến thức, thâm niên nghề nghiệp… Một cá nhân có thể có nhiều vị trí trong xã hội tùy theo người đó tham gia hoạt động trong nhiều tổ chức xã hội khác nhau.

Chủ hộ nào có vị trí trong xã hội càng cao thì càng dễ tiếp xúc với mọi người, được mọi người tôn trọng, kính nể và được sự tin tưởng của mọi người. Nông hộ nào tạo được niềm tin cho ngân hàng thì nông hộ đó đã có một lợi thế khi vay vốn, nông hộ đó sẽ được cho vay nhiều hơn hoặc thời gian vay dài hơn những hộ khác.

2.2.3.5 Thu nhập của nông hộ

Thu nhập của nông hộ được xác định bằng tổng thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, làm vườn và các hoạt động phi nông nghiệp. Ngoài ra còn bao gồm các khoản trợ cấp của Chính phủ, lãi suất tiền gửi ngân hàng. Thực tế những hộ có thu nhập thấp thường có nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất cải thiện đời sống. Cũng có một số trường hợp những hộ có thu nhập cao vẫn có nhu cầu vay vốn, lượng vốn họ vay còn nhiều hơn những hộ có thu nhập thấp vì họ muốn tăng nguồn vốn vào các khoản đầu tư của họ. Những hộ có thu nhập cao được đánh giá có khả năng trả nợ cao hơn những hộ có thu nhập thấp.

2.2.3.6 Trình độ học vấn

Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và kỹ năng tiên tiến. Trong quá trình chăn nuôi phải không ngừng trao dòi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng những tiến bộ của kỹ thuật nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của nông hộ, không những vậy mà còn phải có tố chất của một nhà kinh doanh, dám nghĩ dám làm. Những lao động có trình độ cao thường biết làm

như thế nào để nguồn vốn của họ mang lại lợi nhuận hiệu quả nhất. Ngân hàng đánh giá cao về những chủ hộ có trình độ học vấn cao.

2.2.3.7 Dân tộc

Khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng thường được hiểu: Dân tộc là một cộng đồng người có mối quan hệ chặt chẽ, bền vững có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng so với các dân tộc khác, và có những nét văn hóa đặc thù. Với khái niệm trên cho thấy mỗi dân tộc có một cuộc sống riêng, có một nền văn hóa riêng. Do đó mỗi dân tộc sẽ có một khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật sản xuất khác nhau. Nước ta nói chung và quận Ô Môn nới riêng thì dân tộc kinh chiếm đa số còn lại là các dân tộc khác với số lượng ít. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, tình đoàn kết các dân tộc anh em luôn được đề cao và phát huy, nên tình trạng phân biệt chủng tộc được hạn chế một cách tối thiểu. Đảng và nhà nước đã tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số giúp các dân tộc phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống. Trong tín dụng cũng vậy, nông hộ đồng bào dân tộc đa số là những hộ nghèo, thường được ưu đãi cho vay với lãi suất thấp, không cần tài sản đảm bảo. Do trình độ hiểu biết và nhận thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật khác nhau nên nhu cầu vốn và lượng vốn vay cũng khác nhau giữa các dân tộc.

2.2.3.8 Tuổi chủ hộ

Để nhận biết một người trên tất cả các giấy tờ nào cũng có một thông số cơ bản và luôn thay đổi theo thời gian nhưng không thể thiếu được đó là tuổi. Tuổi cho ta biết được người đó trẻ hay già, thực tế có nhiều khái niệm về tuổi như: tuổi sinh học, tuổi tâm lý, tuổi trí tuệ,…

Chủ hộ có tuổi càng cao thì càng có kinh nghiệm và thâm niên trong nghề cao hơn những hộ trẻ tuổi. Đối với ngân hàng chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện, có khả năng trả nợ thì cho vay, không quan trọng chủ hộ trẻ hay cao tuổi, nếu chủ hộ cao tuổi thì người thân trong gia đình sẽ trả nợ thay cho họ.

2.2.3.9 Giới tính

Trong vấn đề giới tính luôn xãy ra sự phân biệt giữa nam và nữ. Xã hội ngày nay đã tiến bộ những vẫn còn một bộ phận mang tư tưởng truyền thống “trọng nam” vị trí của phụ nữ trong gia đình vẫn không được xem trọng. Để giải quyết vấn đề bình đẳng giới, tăng cường vai trò của phụ nữ trong nhiều chương trình tín dụng đặc biệt cho phụ nữ điển hình như hội phụ nữ giúp nhau xoay vòng vốn. Do vậy quan điểm nam giới mới có khả năng tiếp cận vốn vay không còn phù hợp nữa. Vì phụ nữ vẫn có khả năng vay được vốn và họ có

trách nhiệm nhiều hơn, họ luôn tìm cách cải thiện đời sống gia đình, tạo điều kiện cho con cái họ sống tốt hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.

2.2.3.10 Số thành viên, số người tạo ra thu nhập, tỷ lệ phụ thuộc

Trong gia đình có bao nhiêu người, có bao nhiêu người tạo ra thu nhập và tỷ lệ người phụ thuộc cũng có sự ảnh hưởng lớn đến lượng vốn vay được của nông hộ, số người tạo ra thu nhập nhiều thì lượng vốn vay nhận được sẽ cao hơn, ngân hàng cũng an tâm hơn về khả năng thu hồi vốn của mình. Còn nếu tỷ lệ phụ thuộc cao thì số vốn nhận được sẽ ít ngân hàng ngại về khả năng trả nợ của hộ.

2.2.3.11 Kinh nghiệm

Số năm tham gia hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề. Chủ hộ có càng nhiều kinh nghiệm thì càng ít gặp rủi ro trong quá trình sản xuất, tạo được hiệu quả kinh tế hơn các hộ mới tham gia sản xuất. Ngân hàng sẽ đáp ứng lượng vốn tương đối phù hợp với nhu cầu vay của các hộ có nhiều kinh nghiệm vì họ cho rằng các nông hộ này sẽ sử dụng vốn có hiệu quả, ít gặp rủi ro trong sản xuất.

Nhìn chung: Mỗi nhân tố sẽ tác động khác nhau đến lượng vốn vay mà các tổ chức tín dụng chính thức cho nông hộ vay. Tùy theo đặc trưng và sự quản lý của chính quyền địa phương mà mỗi nhân tố sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến lượng vốn mà nông hộ được vay.

Các biến có ý nghĩa và sự kỳ vọng sự ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hô chăn nuôi như sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hộ chăn nuôi heo ở quận

Biến Kí hiệu Đơn vị tính Kỳ vọng

Giới tính GIOITINH Nam:1, Nữ:0 +

Học vấn của chủ hộ HOCVAN Tốt nghiệp tiểu học:1

Chưa tốt nghiệp: 0

+

Tuổi TUOI Năm +

Quyền sử dụng đất QUYENSUDUNGDAT Có:1, không: 0 +

Số người tạo ra thu nhập

SNTRTHUNHAP Thành viên +

Diện tích đất DIENTICHDAT M2 +

Tỷ lệ phụ thuộc TYLEPHUTHUOC % +

Thu nhập THUNHAP Triệu đồng/Tháng +

Chi tiêu CHITIEU Triệu đồng/Tháng +

Nghề nghiệp chủ hộ NGHENGHIEP Chăn nuôi:1

Khác:0

+

Dân tộc DANTOC Kinh:1, Khác:0 +

Vị trí xã hội VITRIXAHOI Có: 1, Không:0 +

Kinh nghiệm KINHNGHIEM Năm +

Số thành viên SOTHANHVIEN Người +

Ghi chú:

Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc. Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.

Giới tính là giới tính chủ hộ. Đây là biến giả, nhận giá trị 1 chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 với chủ hộ là nữ. Hệ số biến này được kỳ vọng là dương.

Trình độ học vấn thể hiện sự hiểu biết và số năm đến lớp của chủ hộ. Chủ hộ có học vấn càng cao thì càng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, ngược lại thì sẽ gặp trở ngại nhiều trong vấn đề thủ tục vay. Nếu chủ hộ tốt nghiệp tiểu học nhận giá trị là 1, ngược lại nhận giá trị là 0. Và hệ số của biến cũng được kỳ vọng là dương.

Tuổi tính từ năm sinh của chủ hộ. Các chủ hộ có tuổi càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm, có uy tín và sự am hiểu về nhiều lĩnh vực và dễ dàng vay vốn ở ngân hàng, còn chủ hộ trẻ tuổi thường không được đánh giá cao do thiếu kinh nghiệm và uy tín. Do vậy hệ số của biến được kỳ vọng là dương.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là biến giả. Nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngân hàng khi muốn cho vay thì phải có tài sản thế chấp để làm vật đảm bảo. Hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ dễ dàng tiếp cận, lượng vốn vay được nhiều hơn hộ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với sự quan trọng của biến nên hệ số của biến được kỳ vọng là dương.

Số người tạo ra thu nhập là số người có thu nhập giúp tình hình kinh tế trong gia đình được cải thiện, và đó cũng là người góp phần trả nợ cho ngân hàng. Số người tạo ra thu nhập càng nhiều thì lượng vốn vay nhận được nhiều, hệ số này được kỳ vọng dương.

Diện tích đất là tổng diện tích đất của chủ hộ gồm đất thổ cư và ruộng vườn hoặc diện tích ao. Hộ có diện tích đất càng lớn thì vay được lượng vốn lớn hơn vì có tài sản đảm bảo cao, mang tính rủi ro thấp. Đơn vị tính là met

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận ô môn thành phố cần thơ có thể tiếp cận (Trang 25)