KẾT QUẢ MÔ HÌNH TOBIT

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận ô môn thành phố cần thơ có thể tiếp cận (Trang 47)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của nông hộ chăn nuôi heo, đề tài đã sử dụng phần mềm Stata 10 để thiết lập mô hình nghiên cứu. Trước khi tiến hành ước lượng mô hình, đề tài tiến hành kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến độc lập đưa vào mô hình.

Bảng 4.6: Kết quả mô hình đa cộng tuyến

Ký hiệu Biến Hệ số tương quan

TUOI Tuổi của chủ hộ 0,2548

GIOITINH Giới tính của chủ hộ 0,2895

NGHENGHIEP Nghề nghiệp 0,3909

DANTOC Dân tộc 0,1923

TDHV Trình độ học vấn 0,2837

STV Số thành viên 0,6980

TLPT Tỷ lệ phụ thuộc 0,5505

SNTRTN Số người tạo ra thu nhập 0,4744

THUNHAP Thu nhập 0,9777

CHITIEU Chi tiêu 0,4586

DIENTICH Diện tích 0,4946

VTXH Vị trí xã hội 0,2712

KINHNGHIEM Kinh nghiệm 0,4292

QSDD Quyền sử dụng đất 0,1467

SOLUONG Số lượng vật nuôi 0,1136

Kết quả kiểm định cho thấy giá trị các biến có hệ số tương quan lớn hơn 0,6 đã được loại trừ ra khỏi mô hình hồi qui. Ta có đã xây dựng lại mô hình hồi qui với các biến độc lập có hệ số tương quan < 0,6. Điều này cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập được đưa vào mô hình.

Bảng 4.7: Kết quả phân tích mô hình hồi qui Tobit

Ký hiệu Biến Hệ số Mức ý nghĩa

TUOI Tuổi của chủ hộ 0,1419432 0,025**

GIOITINH Giới tính của chủ hộ 0,1174054 0,180

NGHENGHIEP Nghề nghiệp của chủ hộ -0,0540373 0,094*

DANTOC Dân tộc 0,0864237 0,672

TLPT Tỷ lệ phụ thuộc 0,0043819 0,060*

SNTRTN Số người tạo ra thu nhập -0,0269659 0,575

CHITIEU Chi tiêu 0,0252452 0,020**

DIENTICH Diện tích đất -0,0000137 0,338

KINHNGHIEM Kinh nghiệm 0,00200884 0,000***

QSDD Quyền sử dụng đất 0,2703313 0,030**

Số quan sát 131

Log Likelihood -67,754469

LR Chi2 48,61

Prob > Chi2 0,0000

***: Mức ý nghĩa 1% **: Mức ý nghĩa 5% *: Mức ý nghĩa 10%

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra, 2013.

Giá trị kiểm định Prob > Chi2

= 0,0000 (mức ý nghĩa xử lý), vậy phương trình hồi qui có ý nghĩa.

Qua kết quả hồi qui hàm Tobit cho thấy có 6 biến độc lập (tuổi, nghề nghiệp, tỷ lệ phụ thuộc, chi tiêu, kinh nghiệm, quyền sử dụng đất) có ý nghĩa từ 1-10%, và biến độc lập giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, số người tạo ra thu nhập, diện tích đất, là các biến độc lập không có ý nghĩa trong mô hình do giá trị P lớn (khoảng trên 10%). Qua các biến độc lập có ý nghĩa thống kê trên cho thấy các tổ chức tín dụng chú trọng đến các nhân tố có ý nghĩa trong mô hình. Tuy nhiên, trong thực tế còn có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu mà trong giới hạn số liệu không thể giải thích hết được, đây là hạn chế của nghiên cứu. Dưới đây là kết quả cụ thể của mô hình Tobit (tác động biên):

Bảng 4.8: Kết quả mô hình Tobit (tác động biên)

Ký hiệu Biến Dy/dx Giá trị P

TUOI Tuổi của chủ hộ 0,1419432 0,023**

GIOITINH Giới tính của chủ hộ 0,1087826 0,177

NGHENGHIEP Nghề nghiệp của chủ hộ -0,0588381 0,092**

DANTOC Dân tộc 0,0767359 0,671

TLPT Tỷ lệ phụ thuộc 0,0044342 0,058*

SNTRTN Số người tạo ra thu nhập -0,0222727 0,574

CHITIEU Chi tiêu 0,0214561 0,019**

DIENTICH Diện tích đất -0,0000145 0,336

KINHNGHIEM Kinh nghiệm 0,0199958 0,000***

QSDD Quyền sử dụng đất 0,279907 0,028**

***: Mức ý nghĩa 1% **: Mức ý nghĩa 5% *: Mức ý nghĩa 10%

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra, 2013

Tuổi của chủ hộ là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, điều nay cho thấy khi tuổi của chủ hộ càng cao thì lượng vốn vay được đáp ứng nhiều hơn so với các chủ hộ trẻ tuổi (do hệ số tác động dương). Các chủ hộ có tuổi càng cao thì uy tín, kinh nghiệm, tài sản tích lũy họ nhiều hơn so với các hộ trẻ tuổi. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, họ nghĩ rằng khi cho vay các chủ hộ này sẽ ít gặp rủi ro, thời gian đóng lãi và hoàn trả vốn đúng hạn. Trong trường hợp các chủ hộ này không trả được nợ thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn có khả năng thu hồi nợ từ người thân và tài sản thế chấp của chủ hộ.

Tỷ lệ phụ thuộc là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, cho thấy ngân hàng quan tâm đến số người không có thu nhập trong gia đình nhiều thì nhu cầu vay lớn.

Nghề nghiệp là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, ở nông thôn các nông hộ hoạt động trong nhiều ngành nghề như trồng trọt, làm ruộng, chăn nuôi,… ngân hàng an tâm với những hộ chỉ tập trung vào chăn nuôi hơn, do lượng vốn họ cho vay ít bị sử dụng vào mục đích khác, đảm bảo được khả năng trả nợ của hộ.

Biến chi tiêu là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, nông hộ chi tiêu càng nhiều thì lượng vốn xin vay càng nhiều, bao gồm chi phí sinh hoạt gia đình, mua sắm đồ dùng cá nhân, chí phí cho chăn nuôi, nhưng ngân hàng lại không an tâm vì khả năng trả nợ khi đến hạn của nông hộ.

Trong mô hình nghiên cứu thì biến kinh nghiệm có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, vì các nông hộ đi vay với mục đích là chăn nuôi là chủ yếu do giới hạn của đề tài nghiên cứu, chủ hộ nào có kinh nghiệm càng lâu thì ngân hàng cung ứng lượng vốn càng nhiều và tương đối phù hợp với nhu cầu vay của hộ, họ cho rằng khi cho các hộ này vay sẽ ít rủi ro hơn các hộ mới tham gia chăn nuôi.

Biến độc lập có ý nghĩa cuối cùng ở mức 5%, là biến quyền sử dụng đất là sự đảm bảo an toàn khi cung ứng vốn cho nông hộ của ngân hàng, vì nông hộ không muốn mất đất nên sẽ cố gắng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, hộ nào có quyền sử dụng đất sẽ được ngân hàng đáp ứng vốn vay nhiều hơn các hộ không có tài sản đảm bảo.

Trong mô hình Tobit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay, kết quả phân tích cho ta thấy các biến độc lập bao gồm: tuổi, nghề nghiệp, tỷ lệ phụ thuộc, chi tiêu, kinh nghiệm, quyền sử dụng đất có ý nghĩa ở mức 1- 10%, và biến giới tính, dân tộc, số người tạo ra thu nhập, diện tích đất, vị trí xã hội, thì không có ý nghĩa trong mô hình.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận ô môn thành phố cần thơ có thể tiếp cận (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)