ĐẾN CÁC HỘ CHĂN NUÔI.
Qua thực tế tiếp xúc với các nông hộ trên địa bàn đã đề ra một số giải pháp góp phần tăng cao lượng vốn vay chính thức đến các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu:
Nâng cao trình độ học vấn, kỹ thuật của chủ hộ: Muốn các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của nông hộ thì nông hộ quận Ô Môn cần phải có kiến thức về chăn nuôi, am hiểu các chính sách tín dụng, chứng minh được cho các tổ chức tín dụng thấy được nguồn thu nhập và chi tiêu của mình đủ để trang trải cuộc sống cho gia đình. Nông hộ cần thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, cần nâng cao sự hiểu biết, nhận thức về các kỹ thuật chăn nuôi mới, am hiểu được các bệnh lý của vật nuôi, làm tốt được các điều kiện trên nông hộ mới đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, thu được nhiều lợi nhuận.
Mặt khác các nông hộ cần tạo được lòng tin và uy tín của bản thân nếu muốn vay được nguồn vốn với hình thức tín chấp, ngoài ra các nông hộ có điều kiện thì cần có tài sản sở hữu để chăn nuôi, sinh hoạt, nhằm hạn chế chi phí, tăng khả năng sinh lợi từ hoạt động chăn nuôi, chủ động được trong sản xuất, thể hiện được sự ổn định về cuộc sống, đây được xem là một điều kiện đảm bảo để các ngân hàng cho vay dùng tài sản làm vật thế chấp.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tuyên truyền sâu rộng các chính sách tín dụng đến từng hộ gia đình, xử lý và chứng thực hồ sơ vay phải nhanh chóng, tư vấn cho các nông hộ tìm đến các tổ chức tín dụng chính thức khi họ có nhu cầu vay vốn. Đối với những khu vực có trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cung ứng lượng vốn cho nông hộ, nên có các chương trình hỗ trợ và hướng dẫn các nông hộ sử dụng vốn có hiệu quả. Như vậy, mới đảm bảo được khả năng thu hồi nợ đúng hạn và giúp các hộ có vay vốn cải thiện được đời sống thoát khỏi sự nghèo đói, vươn lên khá giả.
Xác định lượng vốn vay phù hợp với nhu cầu của từng hộ (dự kiến): các nông hộ được vay với lãi suất ưu đãi nhưng lượng vốn lại không đáp ứng đủ nhu cầu của hộ, các hộ rất khó mở rộng quy mô sản xuất, một vài trường hợp trong mẫu điều tra ngân hàng chỉ đáp ứng được khoảng 10% lượng vốn họ đề nghị vay, do đó những hộ này buộc phải tham gia vào thị trường tín dụng phi chính thức để tìm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, ở thị trường ở này các nông hộ phải trả lãi cao hơn mấy lần so với lãi suất ngân hàng, có lúc lãi suất lên đến 6-10%/tháng, thời gian thì hạn chế, do đó các ngân hàng phải xác định được nông hộ nào cần lượng vốn ra sao phù hợp với quy mô sản xuất, để tránh tình trạng nguồn vốn hỗ trợ rơi vào tay các hộ không cần vốn, họ có thế lực và mối quan hệ, họ vay được lượng vốn với lãi suất thấp về để cho vay lại với lãi suất cao để thu lợi cho bản thân. Làm ảnh hưởng xấu đến chính sách hỗ trợ các hộ nghèo trên địa bàn điều tra.
Hạn chế tối đa thủ tục vay cho các nông hộ (dự kiến): các nông hộ khi đi vay vốn thì phải chờ đợi để được xem xét hồ sơ và chấp nhận cung ứng tín dụng cho họ, họ phải bỏ hết công việc mà kết quả nhận được lại chỉ được đáp ứng một phần nhu cầu vốn họ cần. Trong khi đó thị trường tín dụng phi chính thức thì vay rất dễ dàng, nhận được tiền nhanh, không tốn nhiều thời gian. Do vậy các ngân hàng cần thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ lãi suất, thực hiện vay vốn được dễ dàng nhanh chóng, giảm bớt các thủ tục phiền hà, bảo đảm nông hộ tiếp cận được nguồn vốn chính thức một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện hạn chế được tình trạng vay ngoài với lãi suất cao.
Trên địa bàn điều tra thị các nông hộ vẫn không nắm rõ được thủ tục hay quy trình tiến hành hồ sơ vay vốn. Các ngân hàng rất ít hoặc không cử nhân viên xuống tiếp thị các sản phẩm và các chính sách tín dụng của ngân hàng cho nông hộ biết, để khi có nhu cầu thì nông hộ có thể tìm đến vay. Tránh tình trạng, các nông hộ tham gia vào thị trường tín dụng phi chính thức, do vậy các ngân hàng cần mở rộng phạm vi và mạng lưới hoạt động đến các vùng sâu vùng xa. Tạo liên kết với chính quyền địa phương mở các cuộc hội thảo giúp các nông hộ biết được sản phẩm của ngân hàng, quy trình và các thủ tục vay,
khi cần vốn thì tìm đến, hạn chế tham gia vào thị trường tín dụng phi chính thức, giúp các nông hộ biết cách sử dụng có hiệu quả được nguồn vốn vay tạo ra thu nhập cải thiện đời sống, phát triển kinh tế của địa phương, của cả nước.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Đề tài là một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của các nông hộ chăn nuôi, cụ thể là chăn nuôi heo. Khi muốn hoạt động sản xuất kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực hoặc ngành nghề nào thì cũng cần phải có vốn. Các nông hộ thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn, do các tổ chức tín dụng phải sàn lọc khách hàng để giảm rủi ro, làm ảnh hưởng đến lượng vốn vay mà các nông hộ nhận được.
Nhìn chung, các nông hộ hoạt động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Một số nông hộ còn tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp như làm thuê, mua bán nhỏ tạo thêm thu nhập cho gia đình. Các nông hộ này thường có ít đất sản xuất hay gặp khó khăn trong nguồn vốn sản xuất, họ thường không nghĩ đến việc vay vốn ở ngân hàng do không có khả năng trả nợ và không có tài sản thế chấp.
Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, cụ thể là chăn nuôi heo thịt thường nuôi trong vòng 4 - 6 tháng, heo nái để bán heo giống thì thời gian ngắn hơn. Do chăn nuôi ít với qui mô nhỏ nên lượng vốn các nông hộ vay không quá lớn, chủ yếu vay với mục đích chăn nuôi, thời hạn thường ngắn, khi đến hạn các nông hộ thường gia hạn thêm hoặc trả hết nợ và làm hồ sơ vay lại để có thể tiếp tục chăn nuôi vừa không phải chịu lãi cao, phù hợp với khả năng trả nợ.
Trình độ học vấn của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu không cao chỉ ở bậc tiểu học chiếm trên 50%, điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận phương thức sản xuất mới. Các hộ chăn nuôi chủ yếu đúc kết kinh nghiệm từ bản thân và học hỏi từ bạn bè người thân có chăn nuôi, không áp dụng được các phương thức sản xuất mới để tăng năng suất tăng thu nhập, dẫn đến gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
Vẫn còn tình trạng các nông hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích trong kế hoạch xin vay, mặc dù vẫn sử dụng nguồn vốn vay để sản xuất kinh doanh. Điều này gây ái ngại cho các tổ chức tín dụng trong việc xem xét cho vay theo yêu cầu. Tuy nhiên, hầu hết các nông hộ vẫn trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng bằng nguồn vốn có được từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quá trình phỏng vấn các nông hộ cho biết thêm họ thường rất cần vốn nhưng lại không dám vay ở ngân hàng, vì phần lớn các chủ hộ này là những
hộ khó khăn, một số hộ đã vay nhưng lại sử dụng không hiệu quả, khả năng trả nợ thấp, cũng có trường hợp họ trả hết nợ cho ngân hàng theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng, nhưng lại không được cho vay lại, làm họ rơi vào tình trạng phải vay vốn bên ngoài để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh, nên họ không muốn vay ở ngân hàng.
Qua kết quả phân tích mô hình hồi qui Tobit cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của các nông hộ chăn nuôi như: tuổi của chủ hộ càng cao thì lượng vốn vay chính thức nông hộ nhận được nhiều, nghề nghiệp của chủ hộ là chăn nuôi thì lượng vốn vay được nhiều, tỷ lệ người phụ thuộc thấp thì lượng vốn vay nhận được nhiều, những hộ chi tiêu ít thì lượng vốn vay được cung ứng nhiều, những chủ hộ nào có càng nhiều kinh nghiệm thì được ngân hàng tin tưởng và cung ứng nhiều vốn, các chủ hộ có quyền sử dụng đất thì lượng vốn vay họ nhận được nhiều, vì đó là tài sản đảm bảo các nông hộ sẽ trả nợ cho ngân hàng.
Qua kết quả phân tích mô hình hồi qui trên, thực tế tồn tại những nguyên nhân mà các nông hộ trên địa bàn gặp phải. Để nhận được đủ lượng vốn vay mà mình muốn thì nông hộ phải tạo lòng tin, uy tính đối với ngân hàng, đáp ứng đủ các điều kiện trong hồ sơ vay, trả nợ và lãi vay đúng hạn, đối với chính quyền địa phương tích cực là cầu nối giữa các tổ chức tín dụng và nông hộ, tạo điều kiện cho các nông hộ phát triển kinh tế, tạo thu nhập, cải thiện đời sống, riêng đối với ngân hàng cần cử các nhân viên xuống địa bàn hướng dẫn cho các nông hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng với mục đích trong hồ sơ vay.
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1 Đối với nông hộ:
Tích cực tham gia các tổ chức đoàn thể ở địa phương như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh Niên,… nhằm có điều kiện đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng chính thức, chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau.
Cần tạo được uy tín và lòng tin cho các tổ chức tín dụng để được đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng.
Nông hộ chủ động tìm hiểu thông tin kinh tế thị trường, giá cả, kỹ thuật chăn nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm, tránh được tình trạng bị thương lái ép giá.
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương:
Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn phương pháp nuôi có hiệu quả, áp dụng các kỹ thuật nuôi mới. Đối với những hộ có mô hình sản xuất hiệu quả, cán bộ địa phương cần phổ biến mô hình đó
cho các hộ khác để các hộ khác có thể học hỏi kinh nghiệm cùng nhau sản xuất và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tăng cường là cầu nối trong mối quan hệ giữa nông hộ và các tổ chức tín dụng, xử lý các thủ tục pháp lý trong hồ sơ vay cần nhanh chóng và chính xác, giúp các nông hộ rút ngắn thời gian đi vay vốn.
Cần tuyên truyền rộng rãi các chương trình kế hoạch hóa gia đình giúp nông hộ nhận thức được những khó khăn và hạn chế số lượng sinh con thứ 3.
Tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đây là yếu tố quan trọng và quyết định đến lượng vốn được vay của nông hộ ở các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng. Có những nông hộ có diện tích đất lớn nhưng lại gặp khó khăn trong hồ sơ vay vốn vì không có tài sản đảm bảo do diện tích đất họ giữ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5.2.3 Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng:
Cần công bằng hơn trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn cũng như lượng vốn được vay của các nông hộ, nên xem xét tổng giá trị tài sản của hộ chứ không chỉ dựa vào diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vị trí xã hội của các chủ hộ.
Trong quá trình cho vay thì cán bộ tín dụng cần tích cực hỗ trợ nông hộ trong việc sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả nhất, nhắc các nông hộ thời gian đóng lãi cũng như hạn trả nợ gốc. Do các nông hộ vay được vốn nhưng lại không biết sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả nhất để cải thiện đời sống, tăng thu nhập, tạo nguồn trả nợ khi đến hạn. Tránh tình trạng khi đến hạn trả nợ thì các nông hộ phải đi vay từ thị trường tín dụng phi chính thức với lãi suất cao để trả được lượng tiền vay, như vậy không những không giúp nông hộ cải thiện đời sống mà các nông hộ sẽ càng khó khăn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Xuân Hòa, 2012. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh. Trường Đại học Cần Thơ.
2. Bùi Thị Minh Thơ, 2010. Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Trường Đại học Cần Thơ.
3. Mai Văn Nam và cộng sự, 2004. Giáo trình kinh tế lượng. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.
4. Võ Văn Khúc, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ. Trường Đại học Cần Thơ.
5. Hồng Hoàng Anh, 2008. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiểu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Đại học Cần Thơ.
6. Trần Thị Cẩm Hồng, 2011. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân ở Tp. Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ.
7. Lê Thị Thúy An, 2010. Nhu cầu vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất nông nghiệp tại huyện Cờ Đỏ - Thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ.
8. Bùi Minh Triết, 2010. Phân tích tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ tại tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ.
9. Nguyễn Thanh Triều, 2009. Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nông dân nghèo và một số đối tượng chính sách khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ.
PHỤ LỤC
1. Cơ cấu tín dụng
2. Nguyên nhân không vay vốn ngân hàng.
3. Điều kiện quan trọng nhất theo sự đánh giá của chủ hộ khi đi vay
DIEUKIENQUANTRONGNHATKHIVAY
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent 1 42 18.8 18.8 18.8 24 10.8 10.8 29.6 3 27 12.1 12.1 41.7 4 57 25.6 25.6 67.3 5 42 18.8 18.8 86.1 6 31 13.9 13.9 100.0 Valid Total 223 100.0 100.0 VAYVON
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent 0 92 41.3 41.3 41.3 1 131 58.7 58.7 100.0 Valid Total 223 100.0 100.0 NGUYENNHANKHONGVAYVON
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent 1 74 33.2 80.4 80.4 14 6.3 15.2 95.7 4 .9 2.2 97.8 5 .9 2.2 100.0 Valid Total 92 41.3 100.0 Missing System 131 58.7 Total 223 100.0
4: Nguồn tín dụng khi có nhu cầu của các hộ không vay.
KHICONHUCAUVAY
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent 1 13 5.8 17.6 17.6 47 21.1 63.5 81.1 4 14 6.3 18.9 100.0 Valid Total 74 33.2 100.0 Missing System 149 66.8 Total 223 100.0
5: Nguồn vốn thay thế của các hộ có nhu cầu nhưng không được đáp ứng
NGUONVONTHAYTHE
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent 1 .9 11.1 11.1 3 1 .4 5.6 16.7 4 15 6.7 83.3 100.0 Valid Total 18 8.1 100.0 Missing System 205 91.9 Total 223 100.0 6. Nguồn cung ứng tín dụng NGANHANG VAY
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent 1 120 53.8 91.6 91.6 2 11 4.9 8.4 100.0 Valid Total 131 58.7 100.0 Missing System 92 41.3 Total 223 100.0
7.Tuổi của chủ hộ
TUOICHUHO
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent 1 114 51.1 51.1 51.1 88 39.5 39.5 90.6 3 21 9.4 9.4 100.0 Valid