Các hộ không tham gia thị trường tín dụng năm 2012

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận ô môn thành phố cần thơ có thể tiếp cận (Trang 40)

Các nông hộ không tham gia vào thị trường tín dụng chính thức, sẽ phải nghĩ đến các nguồn vốn thay thế để có thể tiếp tục sản xuất, nông hộ thường tham gia thị trường tín dụng phi chính thức, hò/hụi, vay mượn từ người thân và bạn bè, trong tình hình kinh tế như hiện nay các nông hộ rất khó mượn được vốn từ bạn bè và người thân, dù biết đó là nguồn vốn có thể vay với lãi suất thấp và thời gian rộng, nên các nông hộ phải vay mượn ở thị trường tín dụng phi chính thức với lãi suất cao, có lúc lên đến 6 -10%/tháng. Do đó các nông hộ rất dễ rơi vào khó khăn và nghèo đói. Nguồn vốn thay thế của các nông hộ trong cuộc điều tra được thể hiện dưới bảng số liệu 3.4:

Bảng 3.4: Nguồn vốn thay thế của các hộ có nhu cầu vay

Tiêu chí Số hộ Tỷ trọng (%)

Hò/hụi 2 11,1

Vay mượn từ bạn bè hoặc người thân 1 5,6

Vay bên ngoài với lãi suất cao 15 83,3

Tổng cộng 18 100

Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013.

Đối với các nông hộ không có nhu cầu vay vốn ở hiện tại, họ sẽ tìm đến ngân hàng, vay từ bạn bè hoặc người thân, các đoàn thể mà họ tham gia, vay bên ngoài… Quyết định vay vốn của các chủ hộ không vay khi có nhu cầu được thể hiện cụ thể dưới bảng 3.5, cho thấy các hộ trong cuộc điều tra điều muốn sử dụng nguồn vốn ít tốn chi phí và thời gian tương đối thoải mái là vay từ bạn bè hoặc người thân, sau đó sẽ đến các đoàn thể mà mình tham gia,…

Bảng 3.5: Quyết định vay vốn của các chủ hộ không vay khi có nhu cầu

Tiêu chí Số hộ Tỷ trọng (%)

Ngân hàng 13 17,6

Bạn bè hoặc người thân 47 63,5

Các đoàn thể mà mình tham gia 14 18,9

Tổng 74 100

Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận ô môn thành phố cần thơ có thể tiếp cận (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)