Các hộ có tham gia tín dụng năm 2012

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận ô môn thành phố cần thơ có thể tiếp cận (Trang 41)

Theo kết quả của cuộc phỏng vấn từ các hộ trên địa bàn nghiên cứu, có 131 hộ tham gia thị trường tín dụng, vay vốn ở Ngân hàng Chính Sách Xã Hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết các hộ đều có tham gia vào các tổ chức đoàn thể như tham gia vào Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh Niên,… Họ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn ở ngân hàng nhà nước dưới sự giới thiệu của các đoàn thể. Trong đó vay ở ngân hàng chính sách xã hội chiếm 92% trong số các hộ tham gia tín dụng do các hộ này thuộc diện hộ nghèo, không có nhiều đất để sản xuất, các nông hộ này chủ yếu vay dưới hình thức tín chấp, một số hộ có khả năng về tài sản thế chấp thì nghĩ đến việc vay ở ngân hàng NNo&PTNT. Cụ thể như sau:

CSXH 92%

NNo&PTN T 8%

Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013.

Hình 3.1 Nguồn cung tín dụng cho nông hộ

Trong số các hộ vay chỉ có một số ít hộ được đáp ứng đủ nhu cầu vốn, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.6: Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng Nguồn vay Lượng vốn đề nghị vay (triệu đồng) Lượng vốn được vay (triệu

đồng) Tỷ lệ đáp ứng (%) Ngân hàng CSXH 2938,58 1172 39,88 Ngân hàng NNo&PTNT 474,69 288 48,03 Tổng cộng 3413,27 1400 41,02

Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013.

Do vay vốn ở ngân hàng nhà nước và vay bằng tín chấp nên lượng vốn đáp ứng nhu cầu của các nông hộ chỉ chiếm khoảng 40-50% trong tổng nhu cầu vốn cần để sản xuất. Các nông hộ rất khó để mở rộng qui mô sản xuất vì lượng vốn ngân hàng chấp nhận cho vay chỉ đủ một phần vốn trong quá trình sản xuất của nông hộ. Với lượng vốn vay không đáp ứng nhu cầu vốn, có nhiều hộ đã sử dụng lượng vốn vay được để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của hộ. Việc sử dụng vốn như vậy làm cho các ngân hàng rất khó khăn trong việc kiểm tra và thu hồi vốn. Và khi đến hạn các nông hộ này phải vay các nguồn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao hơn để trả. Các hộ này rất dễ rơi vào khó khăn, khó thoát khỏi vòng xoáy của sự nghèo khổ. Cụ thể hiện trạng sử dụng vốn của địa bàn nghiên cứu được như sau:

Không đúng mục đích 21%

Đúng mục đích 79%

Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013.

Hình 3.2 Hiện trạng sử dụng vốn

Theo số liệu thống kê trong cuộc điều tra, có 104 hộ trong số 131 hộ tham gia thị trường tín dụng sử dụng vốn vay đúng mục đích vay, chiếm 79,0% dẫn đến lượng vốn thực tế được sử dụng vào chăn nuôi chiếm 77,0% trong tổng số lượng vốn vay được. Cho thấy các hộ thực hiện tương đối tốt các điều kiện trong hồ sơ vay vốn, tạo được làng tin và uy tính cho ngân hàng, hộ có thể vay được nhiều vốn hơn trong các hồ sơ vay sau. Còn các hộ chỉ sử

dụng đúng một phần mục đích vay, khi các nhân viên ngân hàng đi kiểm tra thực trạng và tình hình sử dụng vốn phát hiện thì sẽ phải hoàn trả lại lượng vốn vay, rất khó có thể vay được trong các lần sau.

Chăn nuôi 77% Khác 3% Trồng trọt 5%

Chi cho sinh hoạt gia đình

13%

Mua sắm khác 2%

Nguồn: Thống kê theo số liệu điều tra, 2013

Hình 3.3 Sử dụng vốn thực tế.

CHƯƠNG 4

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở QUẬN Ô MÔN- TP. CẦN THƠ

Theo số liệu của cuộc điều tra trực tiếp 223 hộ có 131 hộ có vay vốn, có thể thấy rằng lượng vốn vay chính thức của nông hộ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố chủ quan và khách quan xuất phát từ bên cấp tín dụng và bên được cấp tín dụng. Các nhân tố có mức ảnh hưởng ra sao đến lượng tín dụng chính thức mà các nông hộ được đáp ứng. Được trình bày như sau:

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận ô môn thành phố cần thơ có thể tiếp cận (Trang 41)