Khái Quát Về Thành Phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận ô môn thành phố cần thơ có thể tiếp cận (Trang 34)

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Cần Thơ là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của nước ta, nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, chiếm 3,49 % (1.400,96 km 2) diện tích tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Với việc là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, thành phố Cần Thơ có ranh giới hành chính:

Phía Bắc giáp tỉnh An Giang Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang

Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý nằm trong giới hạn 1050 13’38’’ – 105050’35’’ kinh độ Đông và 9055’08’’- 10019’38’’ vĩ độ Bắc.

Với những điều kiện địa lý như thế thành phố Cần Thơ đã trở thành một cột mốc giao thông thủy bộ chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vung Tứ Giáp Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, đặc biệt là Cầu Cần Thơ đã xây dựng hoàn tất và đưa vào hoạt động, cùng với nhiều công trình khác càng cho thấy được sự quan trọng và sự phát triển của thành phố Cần Thơ trong tương lai.

Về đơn vị hành chính: thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh) với 67 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (4 thị trấn, 33 xã và 30 phường)

3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên.

Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ

sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1- 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và ven sông Cần Thơ thấp dần về phía Đông Bắc sang phía Tây Nam. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là Địa hình ven sông Hậu hình thành dãi đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu.

Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 280 C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h, lượng mưa trung bình hằng năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.

Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, mùa khô thường đi với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.

Thành phố Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3/s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nước biển.

Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và

có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.

Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng lưới đường thủy. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.

3.1.1.3 Kinh tế

Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục chuyển biến tích cực cụ thể: tổng sản phẩm GDP của 9 tháng dầu năm (giá so sánh 1994) trên địa bàn đạt 16.756,2 tỷ đồng, tăng 10,32% so cùng kỳ, trong đó: Khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản) đạt 1.533,2 tỷ đồng, giảm 0,41%; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) đạt 6.689,4 tỷ đồng, tăng 9,85%; khu vực III (thương mại - dịch vụ) đạt 8.533,5 tỷ đồng, tăng 12,87% so cùng kỳ; lãi suất ngân hàng giảm; các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; hầu hết ngành, lĩnh vực duy trì tốc độ tăng so cùng kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dần qua từng quý; sản xuất nông nghiệp diện tích được giữ vững, phương thức sản xuất chuyển dần sang hướng tập trung, hình thành sự liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; thu ngân sách nhà nước có chuyển biến tích cực. Lĩnh vực văn hóa - xã hội được chú trọng, quan tâm đầu tư cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân; chăm sóc trẻ em; thể thao thành tích cao tiếp tục được đầu tư có trọng tâm và đạt nhiều thành tích ở một số giải thể thao trong nước và quốc tế; công tác an sinh xã hội được quan tâm thường xuyên; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo được chú trọng; thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; kết quả các ngành, lĩnh vực đạt được vẫn còn thấp so kế hoạch. Sức mua của thị trường hàng hóa và dịch vụ chưa cao; doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn, mặt khác giá cả một số nguyên liệu đầu vào vẫn còn chiều hướng tăng làm tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực gặp nhiều khó khăn về giá và thị trường, rào cản kỹ thuật và thuế quan tại các thị trường nhập khẩu chủ lực. Sự liên kết giữa các địa phương trong khai thác tuyến, điểm du lịch chưa chặt chẽ. Chính

sách hỗ trợ kêu gọi đầu tư chưa thật sự hấp dẫn các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút đầu tư nước ngoài còn thấp, quy mô nhỏ, chưa có tín hiệu khởi sắc.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức mà các nông hộ chăn nuôi heo ở quận ô môn thành phố cần thơ có thể tiếp cận (Trang 34)