Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ là khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn của nông hộ. Vì khi họ trả nợ đúng hạn cho thấy những khoản đầu tư ít nhất cũng đã tạo ra dòng tiền mới dựa trên thu nhập về sản xuất. Tuy nhiên, nguồn tiền nông hộ trả cho ngân hàng có thực sự xuất phát từ thu nhập sản xuất hay là do nông hộ vay mượn bên ngoài với lãi suất cao rồi trả nợ để ngân hàng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay tốt. Sau đó lại làm hồ sơ xin vay vốn tiếp để lấy tiền trả nợ vay bên ngoài. Do đó, cần phân tích chi tiết về nguồn trả nợ của nông hộ.
Bảng 5.3: Tình hình trả nợ và nguồn trả nợ của nông hộ ở huyện Châu Thành, 2012
Tiêu chí Số hộ (hộ) Có Không Có Không Tỉ lệ (%)
1. Trả nợ vay ngân hàng đúng hạn 68 4 94,4 5,6
2. Nguồn trả nợ từ dòng tiền thu được
từ sản xuất 65 7 90,3 9,7
3. Nguồn trả nợ từ lợi nhuận sản xuất 20 52 27,8 72,2
3.1 Nguồn trả nợ từ lợi nhuận
nhưng phải vay lãi cao để trả trước 4 16 20 80
3.2 Nguồn trả nợ từ lợi nhuận và
không phải mượn tiền thêm 16 4 80 20
4. Nguồn trả nợ từ vay lãi cao 31 41 41,3 56,9
5. Nguồn tiền trả nợ từ bán tài sản 20 52 27,8 72,2
6. Nguồn trả nợ từ người thân 1 71 1,4 98,6
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Dựa trên kết quả thống kê có 68 hộ trả nợ vay đúng hạn chiếm 94,4% còn lại là 4 hộ trả nợ trễ chiếm tỉ lệ 5,6%. Nguyên nhân việc trả nợ trễ của nông hộ là do dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn dẫn đến thua lỗ, người dân phải đi vay mượn lãi cao bên ngoài để trả nợ cho ngân hàng nhưng do nguồn tiền vay lãi cao không có sẵn nên phải chờ đợi dẫn đến trả nợ ngân hàng trễ. Việc trả nợ đúng hạn của nông hộ chiếm tỉ lệ lớn là do khi sắp đến hạn các khoản cho vay thì nhân viên tín dụng ngân hàng đều đi nhắc nhở nông hộ sắp đến hạn vay và tâm lý của nông hộ là rất sợ nhắc đến nợ và đến tận nhà đòi nên nông hộ rất quan tâm tìm mọi nguồn tiền có thể để trả nợ ngân hàng. Do đó, tiêu chí khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn chưa thể phản ánh được hiệu quả từ việc sử dụng vốn vay của nông hộ.
Tiêu chí nguồn trả nợ từ dòng tiền thu được từ sản xuất cho thấy có 90,3% số lượng nông hộ vay vốn tín dụng chính thức ở huyện sử dụng vốn vay bước đầu tạo được dòng tiền từ hoạt động sản xuất. Con số 9,7% nông hộ không tạo được dòng tiền là do dịch bệnh gây thất thu nông sản dẫn đến không có nguồn thu nhập nào. Điều này cho thấy lượng vốn đầu tư tương ứng không
41
tạo ra được giá trị nào nên lượng vốn tín dụng được xem là sử dụng không hiệu quả.
Đối với nguồn tiền trả nợ vay từ lợi nhuận sản xuất: theo thống kê có 20 hộ tương ứng với tỉ lệ 27,8% đạt được mức lợi nhuận trong sản xuất đủ để trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên trong đó có 4 hộ – tương ứng với tỉ lệ 20% số lượng nông hộ tạo ra lợi nhuận phải đi vay lãi cao bên ngoài để trả nợ vì không gom được tiền kịp. Đây là những hộ nuôi cá xuất khẩu đã xuất ao bán cá nhưng chưa được doanh nghiệp thu mua thanh toán tiền ngay. Con số này cho thấy số lượng hộ sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận đủ để trả nợ ngân hàng là rất thấp ở huyện. Đa phần trồng lúa và cây ăn trái là nghề truyền thống của nông hộ ở huyện. Do dịch bệnh và giá cả thị trường bấp bênh nên mức sinh lợi chưa đủ để trả nợ cho ngân hàng. Có 31 hộ dân tương ứng với tỉ lệ 41,3% phải vay mượn lãi cao để trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn vì thua lỗ trong sản xuất. Bên cạnh đó có 20 hộ tương ứng với tỉ lệ là 27,8% phải bán tài sản để có nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng. Có 1 hộ mượn tiền của người thân để trả nợ ngân hàng.
Nhìn chung, nông hộ phải vay mượn tiền lãi cao để trả nợ rồi xin vay lại để lấy tiền trả nợ lãi cao chiếm tỉ lệ lớn 41,3% cho thấy việc đảo nợ này làm cho nông hộ ngày càng kiệt quệ hơn vì phải vay đầu này trả đầu kia mà đầu nào thì cũng phải đóng lãi trong khi không có vốn để sản xuất nên không thể tạo ra thu nhập để trả lãi cũng như trả gốc. Do đó xảy ra tình trạng lượng vốn xin vay lại ngày càng nhiều hơn nhưng không thể đầu tư vào sản xuất mà lại rơi vào tay người khác khiến nợ chồng nợ, cuộc sống của nông hộ ngày càng khó khăn hơn. Số lượng nông hộ phải bán tài sản để trả nợ cũng chiếm tỉ lệ cao 27,8%% cho thấy mức độ thua lỗ trong sản xuất của nông hộ ở huyện đã vượt mức 69,1%. Tất cả điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở huyện Châu Thành năm 2012 là chưa tốt.