Tình hình đất đai của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay chính thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 35 - 36)

Đất đai là tài sản có giá trị lớn nhất và gắn liền lâu đời với đời sống sản suất của người dân. Từ mảnh đất khai hoang ngày trước, người dân sinh sống và tiến hành trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của bản thân cũng như bán sản phẩm ra thị trường để đổi lấy vật tư sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu khác. Thu nhập từ việc trồng trọt, chăn nuôi chính là nguồn thu nhập chủ yếu giúp họ có cuộc sống ổn định và tích lũy tài sản. Đất đai của nông hộ bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp (trồng lúa, trồng cây ăn trái, hoa màu ngắn ngày) và đất mặt nước nuôi thủy sản.

27

Bảng 4.3: Diện tích đất của nông hộ ở huyện Châu Thành, 2012

Đơn vị tính: m2 STT Loại đất Số hộ có đất (hộ) Tỉ lệ (%) Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất nhất Lớn 1 Đất thổ cư 33 45,8 324 487 0 2.100 2 Đất nông nghiệp 71 98,6 10.555 7.378 0 40.000 3 Đất nuôi cá 2 2,8 178 1.061 0 6.800

Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013

Dựa vào số liệu thống kê thì diện tích đất nông nghiệp của nông hộ bình quân là 10.555 m2 lớn nhất so với các loại đất khác. Điều này cho thấy trồng lúa và trồng cây ăn trái như nhãn da bò, nhãn thái, cam là nguồn thu nhập chủ lực của các hộ đi vay trong huyện. Giá trị độ lệch chuẩn của diện tích đất nông nghiệp là 7.378 m2 cho thấy sự chênh lệch lớn về diện tích đất khi đi vay vốn tổ chức tín dụng chính thức giữa các hộ đi vay trong huyện. Tuy nhiên, giá trị của mỗi m2 đất nông nghiệp lại có giá trị ít hơn đất thổ cư nên mặc dù điện tích đất thổ cư bình quân là thấp nhất với 324 m2

nhưng đây được xem là nguồn có giá trị cao và dễ bán nên rất được cán bộ tín dụng xem trọng khi quyết định số tiền cho vay. Mặt khác, diện tích đất mặt nước nuôi cá chiếm sô lượng ít (2 hộ) là do người dân chỉ mở ruộng nuôi cá xuất khẩu vào năm 2007 nên chủ yếu là thuê đất bãi bồi ở khu vực cồn để nuôi chứ không sử dụng trực tiếp đất của hộ.

Diện tích đất của nông hộ là một trong những cơ sở quan trọng để tổ chức tín dụng ra quyết định lượng vốn cho vay, tương ứng với hộ có nhiều đất thì chi phí sản xuất và thu nhập tăng theo nên lượng vốn tín dụng vay được cũng sẽ càng nhiều hơn. Đây cũng là tuyến phòng thủ cuối cùng của tổ chức tín dụng khi người dân mất khả năng trả nợ. Do đó, nhân viên tín dụng rất quan tâm đến diện tích đất khi quyết định lượng vốn cho vay.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay chính thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)