Thực trạng vay tín dụng chính thức của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay chính thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 41)

4.2.1 Lƣợng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ

Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu do nông hộ luôn rất cần vốn để mua vật tư nông nghiệp, máy móc, thuê lao động,… nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh các rủi ro. Tuy nhiên lượng vốn vay của mỗi nông hộ là khác nhau và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Bảng 4.9: So sánh lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Châu Thành qua các năm 2011, 2012

Đơn vị tính: triệu đồng. STT Chỉ tiêu về lượng vốn vay 2011 2012 Tăng/ giảm 2012 với 2011 Tỷ lệ (%) 1 Trung bình 112,9 132,3 19,4 17,2 2 Độ lệch chuẩn 232,5 330,6 x x 3 Nhỏ nhất 5 5 0 0 4 Lớn nhất 1.200 2.300 1.100 91,7

Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013

Dựa theo kết quả thống kê thì lượng vốn vay trung bình của nông hộ ở huyện năm 2012 là 132,3 triệu đồng cao hơn mức trung bình của năm 2011 là 19,4 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 17,2% cho thấy lượng vốn vay mà người dân tiếp cận được ngày càng nhiều. Trong đó, lượng vốn vay nhiều nhất đã tăng từ 1.200 triệu đồng lên 2.300 triệu đồng – tức tăng khoảng 91,7%. Lượng vốn vay của nông hộ tăng lên là nhờ mối quan hệ với ngân hàng lâu năm, thực

33

hiện việc chi trả nợ đúng hạn nên ngân hàng xếp hạng tín nhiệm cao. Bên cạnh đó, do nhu cầu tái sản xuất để cải tạo vườn tạp cũng như giá vật tư sản xuất (giá phân bón, giống, giá thức ăn, …) tăng lên làm chi phí sản xuất tăng cao. Điều đó dẫn đến lượng vốn người dân cần để sản xuất cũng tăng theo. Vì vậy, hộ dân muốn vay vốn nhiều hơn. Việc cho vay vốn để người dân sản xuất rất hạn chế bởi lượng vốn vay thường được xác định dựa trên diện tích đất thế chấp bằng khoán chứ không dựa trên nhu cầu vốn từ phương án sản xuất của người dân.

Độ lệch chuẩn trong lượng vốn vay ở năm 2012 là 330,6 triệu đồng lớn hơn năm 2011 là 232,5 triệu đồng. Điều này cho thấy vẫn còn tồn tại tình trạng nông hộ gặp khó khăn trong sản xuất do dịch bệnh, thời tiết dẫn đến mức thu nhập thấp tức là khả năng trả nợ cho tổ chức tín dụng giảm. Do đó, khi xét để cho vay lại thì ngân hàng cho vay lượng vốn ít hơn vì sợ mất vốn. Trong khi đó nông hộ thì rơi vào tình trạng không đủ vốn để sản xuất nên không thể tạo ra nông sản để trả các khoản nợ cho ngân hàng.

4.2.2 Lãi suất vay vốn từ tổ chức tín dụng chính thức của nông hộ

Lãi suất vay vốn là chi phí mà nông hộ phải trả để có được quyền sử dụng vốn trong khoảng thời gian nhất định. Lãi suất vay vốn tác động lớn đến thu nhập của nông hộ và lượng vốn mà nông hộ muốn vay. Vì khi phải trả lãi quá nhiều thì thu nhập tạo ra từ sử dụng vốn không đủ để bù đắp lại nên nông hộ quyết định không mở rộng quy mô sản xuất hay không muốn thay đổi giống cây trồng.

Bảng 4.10: Lãi suất vay vốn của nông hộ ở huyện Châu Thành, 2011 và 2012 Đơn vị tính: %/năm STT Lãi suất 2011 2012 Tăng/ giảm năm 2012 so với 2011 Tỷ lệ tăng/ giảm năm 2012 so với 2011 (%) 1 Trung bình 17,4 14,6 -2,8 -16,1 2 Độ lệch chuẩn 1,6 1,4 x x 3 Nhỏ nhất 13,2 12,0 -1,2 -9,1 4 Lớn nhất 21,6 21,6 0 0

Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013

Nghiên cứu cho thấy lãi suất vay năm 2012 bình quân là 14,6%/năm thấp hơn 2,8%/năm so với năm 2011 – tương ứng với tỉ lệ giảm mức lãi suất là 16,1%. Mức lãi suất vay ngân hàng của nông hộ vẫn còn thấp hơn rất nhiều lần mức lãi suất vay lãi cao ở nông thôn. Đây là nguyên nhân chính giúp nông hộ vượt qua những khó khăn về mặt thủ tục, thời gian chờ đợi để tiếp cận với lượng vốn tín dụng chính thức.

Mức lãi suất nhỏ nhất năm 2012 là 12%/năm thấp hơn 1,2%/năm so với năm 2011 và mức lãi suất lớn nhất vẫn là 21,6%/năm không đổi qua 2 năm. Đó là do sự can thiệp giảm lãi suất cho vay của chính phủ để phát triển nông nghiệp bền vững làm điểm tựa cho nền kinh tế. Việc giảm lãi suất này theo

34

đánh giá của người dân là diễn ra rất chậm mặc dù dã có thông báo trên báo đài. Nhân viên tín dụng lấy lí do là do thông tin đến trễ nên vẫn tính thu lãi của nông hộ ở mức cao hơn quy định mới ban hành thêm 1 quý. Việc giảm lãi suất này có tác động tích cực giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi trả lãi cũng như mạnh dạn hơn trong việc tái vay vốn với lượng vốn nhiều hơn vì lãi suất đã rẻ hơn.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG TIỀN VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ

4.3.1 Kết quả mô hình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ vay tín dụng chính thức của nông hộ

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng mô hình Tobit để xác định các yếu tố quyết định đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Châu Thành. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.11: Kết quả mô hình hồi quy (Biến phụ thuộc: LGVONVAY – số tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ, đơn vị tính triệu đồng)

STT Biến số Hệ số Mức ý nghĩa 1 TSGCN 0,0613 0,056* 2 TSKOGCN 0,1668 0,201 3 CHITIEUSX 0,0681 0,000*** 4 SOLD 14,5053 0,085* 5 LSVAY 9,2109 0,222 6 CPDIVAY 115,5776 0,000*** 7 KCDENTCTD -8,9920 0,007*** 8 TLMANGNO -214,8101 0,000*** 9 Hằng số C 53,5063 0,654

Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013

Ghi chú: ***: Có ý nghĩa ở mức 1%; **: Có ý nghĩa ở mức 5%; *: Có ý nghĩa ở mức 10%

Hệ số Pseudo R2= 19,7% có ý nghĩa là 19,7% sự biến thiên của lượng vốn (LGVONVAY) được giải thích bởi mối quan hệ tương quan với các biến độc lập (TSGCN, TSKOGCN, CHITIEUSX, SOLD, LSVAY, KCDENTCTD, CPDIVAY, TLMANGNO).

Giá trị P value = 0,000 <1% cho phép bác bỏ giả thuyết H0 là không có biến nào có ý nghĩa trong mô hình và cho phép chấp nhận giả thuyết H1 là có ít nhất 1 biến trong mô hình có ý nghĩa thống kê. Điều này khẳng định phương trình hồi quy có ý nghĩa.

Dựa trên kết quả thống kê có 6 nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức của nông hộ là: tài sản có giấy chứng nhận, chi tiêu cho sản xuất, số người trong hộ tham gia lao động, chi phí đi vay, khoảng cách đến tổ chức tín dụng, tâm lý sợ mang nợ. Trong đó, các biến có mức ý nghĩa 1% là

35

chi tiêu cho sản xuất, chi phí đi vay vốn, khoảng cách đến tổ chức tín dụng, tâm lý sợ mang nợ. Các biến có ý nghĩa ở mức 10% là tài sản thế chấp có giấy chứng nhận và số người trong hộ tham gia lao động. Hệ số của các biến thể hiện mối tương quan tỉ lệ thuận với biến phụ thuộc: tài sản có giấy chứng nhận, chi tiêu cho sản xuất, số người trong hộ tham gia lao động, chi phí đi vay. Các biến thể hiện mối tương quan tỉ lệ nghịch là: khoảng cách đến tổ chức tín dụng, tâm lý sợ mang nợ.

4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng vốn tín dụng chính thức của nông hộ thức của nông hộ

4.3.2.1 Ảnh hưởng của các biến có ý nghĩa trong mô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản thế chấp có Giấy chứng nhận (TSGCN): là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, là biến độc lập có mối quan hệ tương quan tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc (lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ). Theo kết quả nghiên cứu, hệ số của biến này mang dấu dương như kỳ vọng. Điều đó, cho thấy khi giá trị tài sản thế chấp có Giấy chứng nhận tăng thêm 1 triệu đồng thì lượng vốn tín dụng chính thức của nông hộ sẽ tăng thêm 0,0613 triệu đồng nếu các yếu tố khác không đổi. Vì đây là nguồn tài sản thế chấp rất có giá trị về mặt pháp lý và cũng là nguồn tài sản tương đối dễ quản lý đối với ngân hàng. Nguồn tài sản thế chấp sẽ được nhân viên tín dụng xuống trực tiếp khảo sát. Đây là 1 trong những cơ sở để quyết định số tiền cho nông hộ vay. Mặt khác, nông hộ có nhiều đất thì nhu cầu vốn để sản xuất nhiều hơn cùng với đó là quy mô sản xuất lớn hơn, dễ nhận được sự hỗ trợ về mặt khoa học kỹ thuật bởi các công ty bán thuốc bảo vệ thực vật và khi mua vật tư nông nghiệp với số lượng lớn sẽ làm giảm chi phí đáng kể, tạo ra nguồn tiền lớn từ việc bán nông sản. Vì vậy ngân hàng đánh giá cao về khả năng trả nợ và bù đắp rủi ro từ tài sản thế chấp. Do đó, ngân hàng mạnh dạn cho các hộ này vay nhiều vốn hơn để sản xuất so với các hộ khác.

Chi tiêu cho sản xuất (CHITIEUSX): là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, là biến độc lập có mối quan hệ tương quan tỉ lệ thuận với lượng vốn tín dụng chính thức của nông hộ. Theo đúng kỳ vọng, hệ số của biến này mang giá trị dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi chi tiêu cho sản xuất tăng thêm 1 triệu đồng thì lượng vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức tăng thêm 0,0681 triệu đồng khi giả sử các yếu tố khác không đổi. Điều đó cho thấy khi ngân hàng xét duyệt cho vay thì một phần dựa trên kế hoạch sản xuất của nông hộ nên đầu tư vào sản xuất kinh doanh: mua vật tư, máy móc dùng cho sản xuất kinh doanh càng nhiều – tức là đầu tư cho mảnh vườn, mảnh ruộng càng cao thì năng suất cây trồng cũng sẽ tăng theo. Với mức giá cả hợp lí thì dòng tiền tạo ra của nông hộ theo đó tăng lên nên khả năng trả nợ cho ngân hàng được đánh giá là rất khả quan. Mặt khác, khi nông hộ đầu tư vào sản xuất nhiều thì nhân viên tín dụng cũng tin tưởng hơn vào mục đích sử dụng vốn vay và hiệu quả sản xuất của nông hộ trong tương lai. Điều đó làm cho ngân hàng tin tưởng hơn vào khách hàng nên cho vay lượng vốn nhiều hơn.

Số lao động (SOLD): là biến độc lập có ý nghĩa ở mức 10% thể hiện mối quan hệ tương quan tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc – lượng vốn vay tín dụng

36

chính thức của nông hộ. Biến này có hệ số mang giá trị dương đúng như kỳ vọng ban đầu. Khi số lao động của nông hộ nhiều hơn hộ khác 1 người thì lượng vốn vay được nhiều hơn là 14,5053 triệu đồng nếu các yếu tố khác không đổi. Số lao động (đủ tuổi và có khả năng lao động) ngày càng ít ở địa phương – đó là do tâm lý lên thành phố tìm việc để đổi đời hay vào làm trong các khu công nghiệp để có mức thu nhập ổn định hơn so với mức thu nhập ít ỏi và không ổn định do làm nông mang lại. Chỉ có những người đã quen với việc làm vườn, làm ruộng từ nhỏ đến lớn mấy còn bám trụ với mảnh vườn, mảnh ruộng. Ngược lại với những hộ làm vườn, làm ruộng thì những hộ nuôi cá với quy mô lớn mới có khả năng tập trung được các thành viên trong gia đình để cùng tham gia nuôi, bảo vệ tài sản. Do đó, số lao động của nông hộ ở lại càng nhiều cho thấy quy mô sản xuất càng lớn nên khả năng vay được nhiều vốn càng cao.

Khoảng cách đến tổ chức tín dụng gần nhất (KCDENTCTD): là biến độc lập có ý nghĩa ở mức 10%. Hệ số của biến mang giá trị âm cho thấy mối quan hệ tương quan thực tế là tỷ lệ nghịch với biến lượng vốn vay tín dụng chính thức mà nông hộ tiếp cận – đúng như kỳ vọng ban đầu về dấu hệ số của biến này. Khi khoảng cách đến tổ chức tín dụng gần nhất tăng thêm 1 km thì lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ giảm 8,9920 triệu đồng giả sử các yếu tố khác không đổi. Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến tổ chức tín dụng càng xa gây ảnh hưởng đến việc đi lại khi làm thủ tục của nông hộ: nông hộ thấy ngại trong việc đi lại cũng như khó tiếp cận thông tin để vay vốn. Mặt khác, tổ chức tín dụng mất nhiều chi phí để giám sát việc sử dụng vốn từ khoản vay của nông hộ nên hạn chế cho vay vốn đối với các hộ ở xa. Trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng đặt ở trung tâm chợ, trung tâm thị trấn là nơi đông người qua lại nên những hộ ở càng xa tổ chức tín dụng thì càng ở nơi hẻo lánh. Do đó, đất của những hộ này sẽ rất khó bán khi thanh lý, do đó tổ chức tín dụng rất hạn chế khi cho các hộ này vay làm cho lượng vốn vay được ít hơn những hộ ở gần hơn.

Chi phí đi vay (CPDIVAY): là biến độc lập có ý nghĩa ở mức 1%, biến này có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc là lượng vốn vay tín dụng chính thức mà nông hộ tiếp cận. Khi chi phí đi vay tăng thêm 1 triệu đồng thì lượng vốn vay tín dụng chính thức mà nông hộ tiếp cận sẽ tăng thêm 115,5776 triệu đồng nếu các yếu tố khác không đổi. Theo kỳ vọng, chi phí thủ tục càng nhiều thì nông hộ càng mất lòng tin vào lượng vốn thực tế mà họ tiếp nhận được cũng như lượng vốn mà nông hộ thực tế vay được cũng sẽ giảm theo sau khi trừ các khoản chi phí đó. Nhưng kết quả nghiên cứu lại chỉ ra khi chi phí đi vay tăng lên thì lượng vốn vay tín dụng chính thức cũng tăng theo. Nguyên nhân là do các hộ làm vườn, làm ruộng đã tiếp cận với việc vay vốn ngân hàng từ nhiều năm nên đã nắm rõ quy trình thủ tục. Khi đi vay vốn từ tổ chức tín dụng thì sẽ không phải tốn chi phí “cò mồi” mà chỉ tốn chi phí đi lại, công chứng hồ sơ. Bên cạnh đó là các hộ nuôi cá với quy mô lớn thì nhu cầu vốn lớn, cần gấp nên chấp nhận chi thêm tiền “ăn nhậu” với nhân viên tín dụng để đẩy nhanh quá trình phát vay. Từ đó cho thấy chi phí đi vay càng lớn thì lượng vốn vay từ tổ chức tín dụng càng nhiều và càng nhanh.

37

Tâm lý mang nợ (TLMANGNO): là biến độc lập có ý nghĩa ở mức 1%, có mối quan hệ tương quan nghịch với biến phụ thuộc – lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ. Kết quả này đúng như kỳ vọng ban đầu là biến này có hệ số mang giá trị âm. Nông hộ có tâm lý sợ mang nợ sẽ vay lượng vốn ít hơn hộ không có tâm lý sợ mang nợ là 214,8101 triệu đồng giả sử các yếu tố khác không đổi. Nguyên nhân là do các hộ làm vườn – trồng nhãn, làm ruộng đều có mức thu nhập rất thấp do giá lúa giảm mạnh và dịch bệnh chổi rồng làm cây nhãn không thể ra trái trong 2 năm 2011, 2012 nên họ không thể trả nợ dựa vào thu nhập mà phải vay vốn lãi cao để đắp vào. Với dịch bệnh và giá cả bấp bênh thì người dân rất bi quan về khả năng tạo ra thu nhập để trả nợ trong tương lai. Do đó, họ không muốn vay vốn nhiều hơn và mang tâm lý rất sợ mang nợ ngân hàng thêm nữa. Chỉ có những hộ nuôi cá với mức lợi nhuận cao từ những năm trước mấy mạnh dạn vay thêm vốn để sản xuất vì với nhu cầu vốn của họ thì việc vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng sẽ làm chi phí giảm rất nhiều so với việc vay vốn lãi cao bên ngoài. Do đó, những hộ nuôi cá mạnh

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay chính thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 41)