Tổ chức tín dụng chính thức

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay chính thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 27 - 31)

Châu Thành là 1 huyện thuần nông, đang trên đà phát triển nên số lượng ngân hàng còn ít và chỉ tập trung vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điển hình là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành. Chi nhánh này chuyên phục vụ đối tượng là nông hộ sản xuất. Ngoài ra còn có doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

19

Bảng 3.1: Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, năm 2011 và 20123

Đơn vị tính: 1.000 đồng.

Thành phần kinh tế Doanh số

cho vay 2011

Doanh số

cho vay 2012 Chênh lệch Tỉ lệ (%) A – Ngắn hạn 728.264.710 913.018.781 184.754.071 25,4 I – Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn 103.874.500 163.497.000 59.622.500 57,4 II – Doanh nghiệp tư nhân 51.360.000 55.514.000 4.154.000 8,1 III – Hộ Sản Xuất 573.030.210 694.007.781 120.977.571 21,1 B – Trung hạn 28.611.376 17.130.500 -11.480.876 -40,1 I – Doanh nghiệp tư nhân 5.600.000 1.900.000 -3.700.000 -66,1 II – Hộ Sản Xuất 23.011.376 15.230.500 -7.780.876 -33,8 Tổng cộng 756.876.086 930.149.281 173.273.195 22,9

Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013.

Doanh số cho vay năm 2012 là 930.149,281 triệu đồng tăng 22,9% so với năm 2011. Trong đó, cho vay trung và dài hạn giảm đi 40,1% từ năm 2011 sang 2012 nhưng nhờ sự tăng doanh số cho vay ngắn hạn ở mức 25,4% đã đẩy doanh số cho vay của cả năm tăng lên. Các đối tượng cho vay gồm có: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và nông hộ sản xuất. Đối tượng chủ yếu mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện cho vay trong ngắn hạn là nông hộ sản xuất với mức tăng từ năm 2011 sang 2012 là 21,1%, tương ứng với mức tăng 120.977,571 triệu đồng. Còn đối với cho vay trung hạn thì nông hộ sản xuất vẫn là đối tượng vay vốn nhiều nhất với doanh số cho vay năm 2011 là 23.011,376 triệu đồng. Dù từ năm 2011 sang năm 2012 thì doanh số cho vay nông hộ đã giảm đi 33,8% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khu vực cho vay trung hạn.

Doanh số cho vay luôn tập trung chiếm phần lớn vào hộ sản xuất do ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ – CP (12/04/2010) của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân. Từ nguồn vốn tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngân hàng đã giúp nông hộ tiếp cận với lượng vốn tín dụng nhiều hơn góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, tạo điều kiện cải tiến và áp dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và mở rộng quy mô.

3

Bảng tổng kết doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2011 và năm 2012, phụ lục 3, trang 63

20

Bảng 3.2: Số lượng nông hộ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, năm 2011 và 2012

Đơn vị tính: hộ. Thành phần kinh tế 2011 Năm Năm 2012 Chênh lệch Tỉ lệ (%) A – Ngắn hạn 3.829 4.878 1.049 27,4 I – Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn 5 5 0 0,0 II – DNTN 12 9 -3 -25,0 III – Hộ Sản Xuất 3.812 4.864 1.052 27,6 B – Trung hạn 654 264 -390 -59,6 I – DNTN 2 5 3 150,0 II – Hộ Sản Xuất 652 259 -393 -60,3 Tổng cộng: 4.483 5.142 659 14,7

Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013.

Tương ứng với doanh số cho vay lớn nhất của nông hộ trong ngắn và trung hạn thì số lượng hộ vay sản xuất cũng chiếm số lượng lớn nhất. Cụ thể, trong ngắn hạn số lượng nông hộ chiếm 3.812 hộ trong năm 2011 và tăng thêm 1.052 hộ trong năm 2012 – tương ứng với mức tăng là 27,6% và trong trung hạn thì số lượng nông hộ vay vốn năm 2012 là 259 hộ – giảm 393 hộ so với năm 2011 tương ứng với mức giảm 60,3%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng lên trong ngắn hạn từ năm 2011 sang 2012 nên số lượng nông hộ được cho vay cũng tăng theo. Còn doanh số cho vay trung hạn sụt giảm từ năm 2011 sang 2012 nên số lượng hộ vay được vốn cũng giảm theo đó.

Tuy nhiên từ năm 2011 sang năm 2012 thì doanh số cho vay nông hộ ngắn hạn tăng 21,1% nhưng số lượng nông hộ lại tăng nhiều hơn là 27,6% cho thấy số lượng vốn vay trên mỗi nông hộ sụt giảm từ 2012 sang 2011. Nguyên nhân là do dịch hại trong sản xuất trồng trọt cũng như biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chăn nuôi, thủy sản làm nông hộ mất đi phần lớn nguồn thu nhập dẫn đến thua lỗ. Số lượng nông hộ muốn vay vốn để tái sản xuất tăng lên. Ngân hàng thì muốn giảm thiểu rủi ro nên hạn chế số tiền cho vay lại đối với nông hộ. Trong trung hạn thì số lượng nông hộ vay vốn giảm 60,3% tương ứng doanh số cho vay giảm 33,8%. Điều đó cho thấy số lượng nông hộ vay giảm nhiều hơn tức là lượng vốn vay trên mỗi nông hộ là nhiều hơn trong cho vay trung hạn. Tóm lại ở địa bàn huyện Châu Thành thì lượng vốn vay ngắn hạn trên mỗi nông hộ giảm trong giai đoạn 2011 – 2012 còn thì lượng vốn vay trung hạn trên mỗi nông hộ thì tăng lên.

21

Bảng 3.3: Doanh số cho vay các lĩnh vực sản xuất của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành, 2011 – 2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng. Lĩnh vực sản xuất

của nông hộ Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011 – 2012 Tỉ lệ (%) A – Ngắn hạn III – Hộ Sản Xuất 573.030.210 694.007.781 120.977.571 21,1 1 – Ngành nông nghiệp 441.301.266 537.454.805 96.153.539 21,8 – Trồng trọt 186.169.266 226.237.105 40.067.839 21,5 – Chăn nuôi 101.697.000 125.234.000 23.537.000 23,1 – Thủy sản 153.435.000 185.983.700 32.548.700 21,2 2 – Ngành thương nghiệp 117.345.000 138.818.484 21.473.484 18,3 3 – Ngành khác 14.383.944 17.734.492 3.350.548 23,3 B – Trung hạn II – Hộ Sản Xuất 23.011.376 15.230.500 -7.780.876 -33,8 1 – Ngành nông nghiệp 5.651.000 0 -5.651.000 -100,0 2 – Ngành thương nghiệp 0 0 0 x 3 – Ngành khác 17.360.376 15.230.500 -2.129.876 -12,3

Nguồn: Tổ kế hoạch- nghiệp vụ của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Các lĩnh vực cho vay sản xuất trong ngắn hạn và trung hạn của nông hộ là các ngành: nông nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản), ngành thương nghiệp và 1 số ngành khác. Về ngắn hạn, doanh số cho vay của hộ sản xuất nông nghiệp năm 2011 chiếm lớn nhất: 441.301,266 triệu đồng, nhanh chóng tăng lên 537.454,805 triệu đồng trong năm 2012, tương ứng với mức tăng 21,8%. Về trung hạn, doanh số cho vay lĩnh vực nông nghiệp năm 2011 là 5.651 triệu đồng nhưng bước sang năm 2012 thì doanh số cho vay ở lĩnh vực này đã giảm xuống bằng 0, cho thấy không còn cho thấy các khoản cho vay trung hạn đã đáo hạn và không tiến hành cho vay thêm.

Dù thương nghiệp không phải là mũi nhọn của ngân hàng này nhưng doanh số cho vay vẫn ở mức cao 117.345 triệu đồng trong năm 2011 và tăng lên 138.818,484 triệu đồng trong năm 2012, tương ứng với mức tăng 18,3% trong ngắn hạn. Còn trong trung hạn thì ngân hàng không tiến hành cho vay ở lĩnh vực này.

22

Năm 2011 Năm 2012

Hình 3.2: Cơ cấu cho vay ngắn hạn hộ sản xuất, 2011 – 2012

Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013

Nhìn chung, không có sự khác biệt trong cơ cấu doanh số cho vay của chi nhánh ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2012. Điều đó cho thấy với tốc độ tăng trưởng của cho vay ngắn hạn là 21,1% thì tất cả các lĩnh vực đều có doanh số cho vay tăng gần như là bằng nhau. Đó là do chính sách tín dụng tăng cường vốn cho vay đồng đều ở tất cả nhóm ngành sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giai đoạn 2011 – 2012 với tỉ lệ 42%, thấp nhất là ngành chăn nuôi với tỉ trọng là 23% và còn lại là ngành thủy sản chiếm 35%. Trồng trọt là ngành truyển thống của huyện nên được quan tâm phát triển nhiều nhất.

Ngoài ra còn có chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Công Thương chi nhánh Nha Mân. Các chi nhánh này chuyên cấp tín dụng cho các hộ vay xây nhà hoặc buôn bán kinh doanh nhưng các chi nhánh này cũng đang tìm cách xâm nhập cho vay nông hộ để mở rộng khách hàng, tăng doanh số cho vay.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay chính thức và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ ở huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)