4.1.1 Thông tin chung về nông hộ của mẫu điều tra
Dựa trên kết quả phỏng vấn nông hộ4
trên địa bàn huyện Châu Thành thì số liệu thu thập được như sau:
Bảng 4.1: Thông tin về số lượng mẫu điều tra ở huyện Châu Thành, 2012
STT Xã Số hộ (hộ) Tỷ trọng (%) 1 An Phú Thuận 15 20,8 2 An Khánh 29 40,3 3 An Nhơn 19 26,4 4 Phú Hựu 9 12,5 Tổng cộng 72 100
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Số liệu thu được từ phỏng vấn 72 nông hộ ở 4 xã được chọn ngẫu nhiên (An Phú Thuận, An Khánh, An Nhơn, Phú Hựu). Số liệu được thu thập nhiều nhất ở xã An Khánh với số lượng 29 hộ dân, chiếm tỉ lệ 40,3% và số liệu thu thập được ít nhất ở xã Phú Hựu với số lượng 9 hộ chiếm tỉ lệ 12,5%. Hầu hết hộ dân đều có tâm lý e dè khi được phỏng vấn. Họ đề phòng bị người lạ lợi dụng, tâm lý sợ bị thu thập thông tin làm ảnh hưởng xấu đến khả năng vay vốn ngân hàng sau này. Người dân cũng ngại cung cấp thông tin vì tâm lý lo sợ mọi người xung quanh sẽ biết về tình trạng thiếu nợ của gia đình. Nhưng đối với những hộ dân có con, cháu đang đi học hoặc đã tốt nghiệp ra trường thì họ rất vui vẻ khi được phỏng vấn. Họ cũng nhiệt giới thiệu những hộ khác mà họ quen biết để tác giả phỏng vấn.
4.1.2 Tuổi của chủ hộ
Theo thống kê, độ tuổi bình quân của nông hộ ở huyện là 55 tuổi, tuổi của chủ hộ nhỏ nhất là 37 tuổi và lớn nhất là 87 tuổi. Thời gian sống tại địa phương cũng có số liệu gần giống với tuổi của chủ hộ vì phần lớn chủ hộ sống định cư ở địa phương từ nhỏ đến lớn.
Tuổi của chủ hộ cho thấy mức độ kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ. Tất nhiên những chủ hộ từ nhỏ đã quen sống với ruộng đồng thì càng lớn tuổi thì càng có nhiều kinh nghiệm sản xuất. Nhưng những hộ đã quá lớn tuổi lại gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng kiến thức khoa học về sản
25
xuất: kinh nghiệm sản xuất lâu năm đã trở thành sức ì cản trở việc ứng dụng khoa học vào sản xuất hay do lớn tuổi nên khó tiếp thu kiến thức mới, vượt ngoài độ tuổi lao động.
4.1.3 Trình độ học vấn của chủ hộ
Do ảnh hưởng của chiến tranh và những khó khăn trong những năm xây dựng lại đất nước sau chiến tranh nên nhiều nông hộ không có điều kiện để đi học. Các thành viên trong gia đình phải tham gia sản xuất từ lúc nhỏ. Do đó, trình độ học vấn của nông hộ nhìn chung là thấp, gây ảnh hưởng đến việc lập phương án sản xuất để vay vốn hay hoàn thiện các thủ tục vay.
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Hình 4.1: Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ ở huyện Châu Thành, 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ chủ hộ chưa học hết cấp 1 chiếm tỷ trọng tương đối cao 30,6% là vì hoàn cảnh gia đình, điều kiện chiến tranh và tâm lý chưa xem trọng việc học nên chủ hộ không được đi học. Số lượng chủ hộ học xong cấp 1 chiếm tỉ lệ cao nhất là 37,5%, tỉ lệ này giảm dần qua việc học xong cấp 2, cấp 3 và chiếm tỷ lệ thấp nhất là chủ hộ có trình độ học vấn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên với tỉ lệ 2,7%. Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để tăng cường năng suất cây trồng, vật nuôi; quản lý rủi ro dịch hại. Nhưng với mặt bằng trình độ trương đối thấp thì người dân gặp khó khăn rất nhiều trong việc tiếp nhận những phương pháp xử lý dịch hại mới – cụ thể là cách trị bệnh chổi rồng ở cây nhãn. Bệnh này dù đã nở rộ vào năm 2011 nhưng đến năm 2012 và thậm chí là 2013 thì người nông dân vẫn chưa thể xử lý triệt để để cây ra trái nên đã gây thiệt hại lớn trên diện rộng.
Mặc dù trình độ học vấn của nông hộ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị sản phẩm nhưng nhân viên tín dụng rất ít xem xét đến nhân tố này khi quyết định lượng vốn cho vay. Yếu tố này tác động gián tiếp đến thu nhập trong tương lai nên chỉ có thể ảnh hưởng gián tiếp đến lượng vốn vay tín dụng chính thức.
26
4.1.4 Tình hình rủi ro khi sản xuất của nông hộ
Trong quá trình sản xuất thì người dân phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như: thiên tai (lũ lụt, hạn hán), mất mùa hay dịch bệnh, thiếu vốn, giá cả sản phẩm thấp và không ổn định,… Tuy nhiên theo khảo sát phỏng vấn cho thấy nông hộ ở huyện Châu Thành phải đối mặt với 2 loại rủi ro là mất mùa hay dịch bệnh và thiếu vốn sản xuất.
Bảng 4.2: Các loại rủi ro mà nông hộ ở huyện Châu Thành gặp phải, 2012
STT Các loại rủi ro Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%)
1 Mất mùa hay dịch bệnh 70 97,2
2 Thiếu vốn 2 2,8
Tổng cộng 72 100
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Trong năm 2012, dịch bệnh chổi rồng xuất hiện trên diện rộng đối với giống nhãn da bò chủ lực của huyện. Nó đã tác động rất lớn đến đời sống của người dân: 97,2% nông hộ bị tác động. Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Proteobacteria thuộc nhóm phu Gama gây ra và lan truyền qua trung gian truyền bệnh là nhện lông nhung. Dịch bệnh này tấn công trên các đọt non và hoa nhãn, tạo nên hiện tượng mọc thành chùm của lá và hoa làm cho cây nhãn không thể kết trái được.5 Phần lớn chi phí đầu tư của người dân bị mất đi mà không thu lại được nông sản. Người dân bị mất đi nguồn thu nhập chính từ đó không có khả năng trả nợ cho tổ chức tín dụng và phải vay mượn tiền nóng để trả cho các món nợ đến ngân hàng đến hạn. Sau đó tiến hành vay lại từ ngân hàng đế trả lại cho những người cho vay lãi cao. Điều đó dẫn đến tình trạng người dân không có vốn để tái đầu tư nên không có khả năng tái sản xuất làm cho ngân hàng của e dè khi cho các hộ dân này vay vốn.
4.1.5 Tình hình đất đai của nông hộ
Đất đai là tài sản có giá trị lớn nhất và gắn liền lâu đời với đời sống sản suất của người dân. Từ mảnh đất khai hoang ngày trước, người dân sinh sống và tiến hành trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của bản thân cũng như bán sản phẩm ra thị trường để đổi lấy vật tư sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu khác. Thu nhập từ việc trồng trọt, chăn nuôi chính là nguồn thu nhập chủ yếu giúp họ có cuộc sống ổn định và tích lũy tài sản. Đất đai của nông hộ bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp (trồng lúa, trồng cây ăn trái, hoa màu ngắn ngày) và đất mặt nước nuôi thủy sản.
27
Bảng 4.3: Diện tích đất của nông hộ ở huyện Châu Thành, 2012
Đơn vị tính: m2 STT Loại đất Số hộ có đất (hộ) Tỉ lệ (%) Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất nhất Lớn 1 Đất thổ cư 33 45,8 324 487 0 2.100 2 Đất nông nghiệp 71 98,6 10.555 7.378 0 40.000 3 Đất nuôi cá 2 2,8 178 1.061 0 6.800
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Dựa vào số liệu thống kê thì diện tích đất nông nghiệp của nông hộ bình quân là 10.555 m2 lớn nhất so với các loại đất khác. Điều này cho thấy trồng lúa và trồng cây ăn trái như nhãn da bò, nhãn thái, cam là nguồn thu nhập chủ lực của các hộ đi vay trong huyện. Giá trị độ lệch chuẩn của diện tích đất nông nghiệp là 7.378 m2 cho thấy sự chênh lệch lớn về diện tích đất khi đi vay vốn tổ chức tín dụng chính thức giữa các hộ đi vay trong huyện. Tuy nhiên, giá trị của mỗi m2 đất nông nghiệp lại có giá trị ít hơn đất thổ cư nên mặc dù điện tích đất thổ cư bình quân là thấp nhất với 324 m2
nhưng đây được xem là nguồn có giá trị cao và dễ bán nên rất được cán bộ tín dụng xem trọng khi quyết định số tiền cho vay. Mặt khác, diện tích đất mặt nước nuôi cá chiếm sô lượng ít (2 hộ) là do người dân chỉ mở ruộng nuôi cá xuất khẩu vào năm 2007 nên chủ yếu là thuê đất bãi bồi ở khu vực cồn để nuôi chứ không sử dụng trực tiếp đất của hộ.
Diện tích đất của nông hộ là một trong những cơ sở quan trọng để tổ chức tín dụng ra quyết định lượng vốn cho vay, tương ứng với hộ có nhiều đất thì chi phí sản xuất và thu nhập tăng theo nên lượng vốn tín dụng vay được cũng sẽ càng nhiều hơn. Đây cũng là tuyến phòng thủ cuối cùng của tổ chức tín dụng khi người dân mất khả năng trả nợ. Do đó, nhân viên tín dụng rất quan tâm đến diện tích đất khi quyết định lượng vốn cho vay.
4.1.6 Tình hình giá trị tài sản của nông hộ
Đất đai là tài sản giá trị nhất của nông hộ. Ngoài ra còn có nhà ở, xe gắn máy, máy nông nghiệp (máy cày, máy xới). Đây là tiêu chí thể hiện kết quả sản xuất của nông hộ trong quá khứ và cũng là cơ sở để tạo niềm tin với ngân hàng khi vay vốn.
Bảng 4.4: Tổng giá trị tài sản của nông hộ ở huyện, 2011 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng.
Năm Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
2011 597,3 437,2 102 2.290
2012 604,6 439,4 102 2.290
28
Giá trị tài sản bình quân của nông hộ qua 2 năm tăng nhẹ từ 597,3 m2
lên 604,6 m2 cho thấy sự thay đổi không đáng kể. Khi dịch bệnh chổi rồng xảy ra trên diện rộng của huyện thì Giá trị tài sản nhỏ nhất qua 2 năm vẫn không đổi là 102 m2 và giá trị tài sản lớn nhất cũng không đổi là 2.290 m2. Khi nhân viên tín dụng đi khảo sát nhà của nông hộ để cho vay thì giá trị tài sản càng lớn sẽ càng tạo được niềm tin vì những tài sản này phần nào phản ánh được những thành tựu trong sản xuất của nông hộ trong quá khứ cũng như những thành tựu hứa hẹn sẽ đạt được trong tương lai. Vì vậy tổ chức tín dụng sẽ an tâm cho vay lượng vốn nhiều hơn là những hộ khác có ít tài sản.
4.1.7 Tình hình thu nhập và chi tiêu cho sản xuất của nông hộ
Chi tiêu và thu nhập từ sản xuất là 2 thước đo quan trọng để xem xét việc sử dụng vốn và thu nhập mang lại từ việc sử dụng vốn đó. Hai nhân tố này là cở sở quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ. Việc chi tiêu và thu nhập dựa theo phương án sản xuất kinh doanh của nông hộ là không khả thi mà phải dựa trên tình hình sản xuất thực tế.
Bảng 4.5: Chi tiêu và thu nhập từ sản xuất của nông hộ huyện năm 2012
Đơn vị tính: triệu đồng.
STT Chỉ tiêu Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
1 Chi tiêu 667,2 3.474,2 2,5 28.978
2 Thu nhập 748,1 3.933,1 0 33.075
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Qua số liệu thống kê cho thấy thu nhập bình quân năm 2012 của nông hộ là 748,1 triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập của các hộ chênh lệch khá lớn vì có hộ thu nhập lên đến 33.075 triệu đồng trong khi có hộ không có thu nhập do dịch bệnh. Thu nhập bình quân của nông hộ vẫn lớn hơn mức chi tiêu bình quân cho sản xuất là 667,2 triệu đồng. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của thu nhập là 3.933,1 triệu đồng lớn hơn độ lệch chuẩn của chi tiêu cho sản xuất là 3.474,2 triệu đồng cho thấy một số nông hộ có mức chi tiêu cho sản xuất lớn hơn mức thu nhập mang lại dẫn đến thua lỗ phải vay mượn lãi cao bên ngoài để trả nợ cho tổ chức tín dụng. Do đó nông hộ muốn vay lượng vốn nhiều hơn để một phần trả nợ, một phần đầu tư sản xuất. Nông hộ rơi vào vòng xoáy vay đầu này đắp đầu kia nên rất cần vốn vay với mức lãi suất hỗ trợ để tái đầu tư sản xuất.
4.1.8 Tình hình số lao động của nông hộ
Số lao động bình quân của nông hộ năm 2012 là 3 người trong đó lớn nhất là 5 người thỏa đủ điều kiện là đủ tuổi và có khả năng lao động, thấp nhất là trường hợp trong hộ chỉ có những người quá tuổi lao động tham gia sản xuất nông nghiệp6. Nguyên nhân là do những thanh niên trong hộ lớn lên có xu hướng tìm kiếm việc làm ở thành phố hoặc làm công nhân trong các khu công nghiệp với mức thu nhập cao và ổn định hơn so với việc làm nông “bán mặt
29
cho đất, bán lưng cho trời”. Điều này đã làm giảm đáng kể số lao động làm nông nghiệp ở địa phương, gây mất đi lớp lao động kế thừa cũng như thiếu đi sức trẻ để mạnh dạn áp dụng những mô hình kinh tế mới vào làm sản xuất nông nghiệp. Số lao động ít đi cũng cho thấy sự mất lòng tin của nông hộ vào thu nhập do làm nông đem lại, sự mất lòng tin này tác động đến việc lượng tiền vay tổ chức tín dụng để sản xuất. Người dân vừa muốn vay thêm vốn để cải tạo cây trồng nhưng lại vừa sợ mất mùa làm cho nợ chồng thêm nợ.
4.1.9 Tình hình đi vay của nông hộ
Khi hộ muốn vay vốn nhanh hơn, lượng tiền vay nhiều hơn thì nông hộ sẽ chấp nhận chi thêm phí “lót tay” cho các nhân viên làm thủ tục. Điều này làm cho lượng vốn thực sự mà nông hộ nhận sẽ giảm đi. Đô dài mối quan hệ tín dụng là khoảng thời gian giao dịch liên tục giữa ngân hàng và nông hộ. Độ dài mối quan hệ phản ánh phần nào sự tín nhiệm của ngân hàng vào khách hàng.
Bảng 4.6: Chi phí đi vay và độ dài mối quan hệ tín dụng của nông hộ ở huyện năm 2012
Đơn vị tính: triệu đồng.
Nguồn: Số liệu khảo sát ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2013
Theo kết quả nghiên cứu ở huyện Châu Thành thì chi phí đi vay của nông hộ năm 2012 bình quân là 0,5 triệu đồng. Đối với các hộ làm vườn, làm ruộng thì chi phí chủ yếu của nông hộ khi đi vay là mua hồ sơ, công chứng bằng khoán, các giấy tờ cần thiết và hầu hết là không có lót thêm tiền cho nhân viên tín dụng. Riêng đối với các hộ nuôi cá trên địa bàn huyện thì họ cần nguồn vốn với giá trị lớn. Việc vay vốn lãi cao bên ngoài để trả các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng làm người dân phải đối mặt với chi phí đóng lãi rất cao hằng ngày. Do đó, người dân sẵn sàng chi thêm tiền “ăn nhậu” với nhân viên tín dụng ngân hàng để phát vay sớm – chấm dứt việc trả lãi cao này. Do đó, chi phí đi vay càng cao thì thời gian phát vay sẽ được rút ngắn và vay được lượng vốn nhiều hơn.
Độ dài mối quan hệ tín dụng trung bình của người dân là 5 năm. Cùng với đó là chi phí đi vay vốn ở mức thấp cho thấy người dân đã dần quen với các thủ tục, thời gian phát vay nên có thể tự hoàn thành hồ sơ xin vay vốn mà không cần phải tốn thêm chi phí bôi trơn. Người dân có độ dài mối quan hệ tín