Việt Nam là một nước đi lên và phát triển từ truyền thống nông nghiệp lâu đời, với những ưu đãi đặc trưng của thiên nhiên về mặt khí hậu và thổ nhưỡng, mọi vùng miền trên đất nước điều c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QTKD
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS NGUYỄN VĂN NGÂN ĐỒNG CHÍ LINH
MSSV: 4093689
Lớp: Kinh tế học K35
Học kì I, năm học
2012-2013
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quí Thầy
Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt bốn năm qua Tôi kính lời cảm ơn Th.s Nguyễn Văn Ngân đã hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn này với tất cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt thành Xin chân thành cảm ơn:
Các nông hộ đã dành thời gian quý báo chia sẽ thông tin để giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Sau cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người thân luôn quan tâm và ủng hộ tôi
Cần Thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày tháng 12 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trang 3Đồng Chí Linh
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày … tháng ….năm …
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày … tháng ….năm …
Giáo viên hướng dẫn
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày … tháng ….năm …
Giáo viên phản biện
Trang 7DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Các khoản mục chi phí .23
Bảng 2: Giá trị doanh thu, giá bán và lợi nhuận .26
Bảng 3: Các chỉ số tài chính cơ bản .28
Bảng 4: Tỉ suất của lợi nhuận trồng cam sành .29
Bảng 5: Kết quả hồi quy hàm năng suất .33
Bảng 6: Kết quả kiểm định RESET 1 .33
Bảng 7: Ma trận tương quan 1 .34
Bảng 8: Kết quả kiểm định White 1 .34
Bảng 9: Kết quả hồi quy hàm lợi nhuận trung bình .37
Bảng 10: Bảng kiểm định phương sai sai số thay đổi 2 .37
Bảng 11: Mô hình hồi quy tuyến tính log .38
Bảng 12: Kết quả kiểm định RESET 2 38
Bảng 13: Ma trận tương quan 2 .39
Bảng 14: Kết quả kiểm định White 3 .39
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Vĩnh Long .11
Hình 3.2: Bản đồ huyện trà ôn .12
Hình 3.3: Tỉ lệ diện tích cây trồng .17
Hình 3.4: Tuổi của chủ hộ 18
Hình 3.5: Trình độ học vấn của chủ hộ .18
Hình 3.6: Tập huấn kỹ thuật .19
Hình 3.7: Phương pháp cho trái .19
Hình 3.8: Biên độ dao động giá cam trung bình năm 2011 20
Hình 3.9: Ảnh hưởng sự thay đổi của cung đến giá cam .26
Hình 4.1: Biên độ dao động giá cam sành trong năm .31
Hình 5.1: Rủi ro sản xuất cam sành .43
Trang 9LNBQ: Lợi nhuận bình quân
NPV: Net Present Value
Trang 10MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Kiểm định giả thuyết 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Phạm vi không gian 2
1.4.2 Phạm vi thời gian 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4.4 Phạm vi nội dung 2
1.5 Lược khảo tài liệu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Phương pháp luận 4
2.1.1 Khái niệm về nông hộ 4
2.1.2 Khái quát về kinh tế hộ 4
2 1.3 Khái niệm về hiệu quả 5
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 6
2.1.5 Các chỉ tiêu kinh tế 6
2.2 Phương pháp nghiên cứu 8
2.2.1 Phương pháp tiếp cận 8
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 9
Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH 11
3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 11
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên địa bàn huyện Trà Ôn 11
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 14
3.2 Tình hình trồng cam theo mẫu điều tra 15
3.2.1 Sơ lược về kỹ thuật trồng cây cam sành 15
3.2.2 Thực trạng trồng cam sành theo mẫu điều tra 16
3.3 Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam sành giai đoạn 2001- 2012 22
3.3.1 Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình 22
Trang 113.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất 30
Chương 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU 31
4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình 31
4.1.1 Nhận diện các rủi ro cơ bản của hoạt động sản xuất 31
4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mô hình 32
Chương 5: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TRỒNG CAM 42
5.1 Những thuận lợi và cơ hội 42
5.1.1 Cơ hội 42
5.1.2 Thuận lợi 42
5.2 Những rủi ro và khó khăn 43
5.2.1 Rủi ro 43
5.2.2 Khó khăn 44
5.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giảm thiểu chi phí, rủi ro của mô hình 44
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Kiến nghị 46
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 46
5.2.2 Đối với nông hộ 47
5.3 Kết luận chung 47
Tài liệu tham khảo 48
Phụ lục 49
Trang 12
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước đi lên và phát triển từ truyền thống nông nghiệp lâu đời, với những ưu đãi đặc trưng của thiên nhiên về mặt khí hậu và thổ nhưỡng, mọi vùng miền trên đất nước điều có những sản phẩm đặc trưng riêng trong đó khi nói về các sản phẩm cây ăn trái các thực khách lại nhớ ngay đến Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), một đồng bằng châu thổ mang đậm dấu ấn phù sa qua hương vị ngọt lành của những vườn cây ăn trái xanh mướt như Bưởi năm roi, chôm chôm (Vĩnh Long), Dâu Hạ Châu (Phong Điền – Thành Phố Cần Thơ),… Cây cam sành được trồng khá nhiều ở tĩnh Vĩnh Long, đặc biệt nổi tiếng là thương hiệu cam sành Tam Bình Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng cây cam sành ở Tam Bình đã giảm nhưng được mở rộng ở nhiều huyện khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có Trà Ôn Gần đây nhiều người dân ở Trà Ôn lên vườn trồng cam làm giảm diện tích trồng cây lúa nước Việc trồng cam trên đất ruộng có mang lại hiệu quả hay không? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mô hình? Có những khuyến cáo gì để giúp bà con nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất? Để giúp bà con nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống em chọn đề tài: Phân tích hiệu quả sản
xuất cây cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn
2001 – 2011
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất cây cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn
tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất
cam sành trên đất ruộng
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô
hình
- Mục tiêu 3: Một số nhận định quan trọng rút ra từ kết quả nghiên cứu và
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
Trang 131.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT
Đề tài nghiên cứu nhằm kiểm định 2 giả thuyết;
- Mô hình sản xuất cây cam sành trên đất ruộng đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Để phân tích hiệu quả sản xuất mô hình trồng cam trên đất ruộng ta nghiên cứu các đối tượng là các nông hộ sản xuất cam sành trên đất ruộng trên địa bàn huyện Trà Ôn bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi được thiết kế sẵn Theo đó, bài nghiên cứu thu thập các thông tin về chi phí, doanh thu, sản lượng, … để đánh giá năng suất sản xuất trung bình và lợi nhuận trung bình
1.4.4 Phạm vi nội dung
Để phân tích hiệu quả sản xuất cây cam sành có rất nhiều vấn đề nghiên cứu vì hoạt động sản xuất rất phức tạp nên trong bài nghiên cứu em chỉ trình bày những nội dung cơ bản sau:
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình
+ Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của hoạt động sản xuất và rút ra kết luận Qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1 Phân tích hiệu quả sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang, Huỳnh Thị Kiều Phượng, 2011, Trường Đại Học Cần Thơ Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất, đồng thời đánh giá các tỉ số tài chính cơ bản của mô hình Kết quả nghiên cứu mô hình sản xuất cam sành của bà con nông dân ở huyện Châu Thành đạt lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao
Trang 142 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây cam sành trên địa bàn huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long, Trần Trí Trọng, 2011, Trường Đại Học Cần Thơ Phương pháp phân tích hồi qui tương quan được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Kết quả phân tích mô hình có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất như chi phí phân bón, giá bán, trình độ kinh nghiệm, … Chính quyền địa phương cần hỗ trợ
kỹ thuật cho nhà vườn để họ giảm rủi ro và đạt hiệu quả cao hơn
3 Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình trồng bưởi xen canh và chuyên canh tỉnh Hậu Giang, Lư Nguyễn Phương Anh, 2011, Luận văn tốt nghiệp trường Đại Học Cần Thơ Bài phân tích dựa vào phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) và tính (NPV) để so sánh hiệu quả giữa trồng xen canh và chuyên canh lên liếp Kết quả nghiên cứu hiệu quả mô hình trồng xen canh cao hơn mô hình trồng chuyên canh do tận dụng tốt tài nguyên đất đai và giảm thiểu rủi ro do đa dạng sản xuất
Trang 15CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ
Nông hộ là hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp … hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông Hộ nông dân có những nét đặc trương riêng, có cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống những đơn vị kinh tế khác: ở nông hộ có sự thống nhất chặc chẽ giữa việc sở hữu và quản lí, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng Do đó, nông hộ
có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được
2.1.2 Khái quát về kinh tế hộ
Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng Với tư cách là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều gốc độ:
Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực, vốn
Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề, vùng lãnh thổ …
Trong đó:
Hầu hết gia đình ở nông thôn là những người gắn bó ruột thịt, cò cùng huyết thống chủ hộ thường là ông, bà, cha, mẹ, … và các thành viên trong gia đình là con cháu
Còn hộ nông dân trong điều kiện Việt Nam hiện nay được hiểu là một gia đình có tên trong bản kê khai hộ khẩu riêng, gồm chủ hộ và những người cùng sống trong hộ gia đình ấy
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về tài sản, những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế Nghĩa là mỗi thành viên điều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của nông hộ và có trách nhiệm đối với kết quả sản xuất được Nếu sản xuất được kết quả cao, sản phẩm thu được
Trang 16nhà nước theo quy định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của hộ gia đình và tái sản xuất lại Nếu kết quả sản xuất không khả quan người chủ hộ có trách nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm trong gia đình
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả
Trong kinh tế học tân cổ điển hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực đạc được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định
Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thong trong cách nói của mọi người “Kết quả theo yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả”
Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau Trong đó, hiệu quả xã hội là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí
bỏ ra
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kĩ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Trước hết là, ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển và diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện ngoại cảnh Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo qui luật sinh vật, chứ không thay thế theo ý muốn chủ quan được
Trang 17Hiệu quả kinh tế là hiệu quả tính trên góc độ xã hội, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá kinh tế hay giá mờ bao gồm cả chi phí hay lợi ích mà dự án hay chương trình tác động vào môi trường
Hiệu quả tài chính tính trên góc độ cá nhân được hiểu là tất cả chi phí và lợi ích tính theo gia thị trường
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
2.1.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh
Theo lý thuyết, hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản
xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
2.1.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
Giá trị sản xuất và tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành, các bộ phận trong các thành phần kinh tế
Giá trị tăng thêm và tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ phận trong các thành phần kinh tế
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận của nền kinh tế đồng thời còn thể hiện sự thoả mãn nhu cầu xã hội về sản phẩm của các bộ phận của khu vực kinh tế đảm nhận Ngoài ra, nhóm chỉ tiêu này còn biểu hiện tỷ trọng giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế và các bộ phận cấu thành của chúng trong lĩnh vực kinh tế Các chỉ tiêu thuộc nhóm này thể hiện sự tăng trưởng kinh tế, có nghĩa là sự lớn lên của các yếu tố, các sản phẩm trong thời gian nhất định
2.1.5 Các chỉ tiêu kinh tế
2.1.5.1 Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của chủ
cơ sở nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận Chi phí cơ hội có thể định nghĩa là nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi hay phải hi sinh để lựa chọn thực hiện hoạt động này thay thế hoạt động khác
Các loại chi phí:
Các yếu tố về chi phí phát sinh bao gồm các loại chi phí sau: chi phí đầu
Trang 18tư ban đầu bao gồm: chi phí chuẩn bị ñất và chi phí trong những năm đầu khi cây bưởi chưa cho trái; chi phí vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng cây, thuốc trừ cỏ); chi phí lao ñộng; chi phí nhiên liệu; khấu hao máy móc thiết bị
- Chi phí ban đầu chưa cho trái gồm:
+ Chi phí chuẩn bị đất: bao gồm chi phí để chuyển từ vườn hay ruộng chuyển sang trồng cam sành: đào mương, lên líp, ñấp mô, làm thủy lợi…
+ Chi phí giống cây
+ Chi phí vật tư trong những năm đầu khi cây bưởi chưa cho trái (phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc dưỡng cây)
+ Chi phí lao động cho cây cam (trồng cây, tưới nước, bón phân, làm cỏ, bồi bùn, tỉa cành…), Chi phí lao ñộng ở đây bao gồm cả lao động thuê và lao động nhà
+ Chi phí nhiên liệu
+ Khấu hao máy móc thiết bị
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
2.1.5.4 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
- Doanh thu bình quân: thu nhập trung bình từ hoạt động sản xuất trên một
công (1296m2) trong một năm trồng cam sành của một hộ sản xuất theo mẫu điều tra
Doanh thu trung bình =
n t s
DT n
Trang 19Chi phí trung bình =
n t s
CP n
Lợi nhuận trung bình =
n t s
LN n
- Ý kiến chuyên gia
- Phân tích, kiểm định và rút ra kết luận
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: Là số liệu thu thập điều tra với bảng câu hỏi được thiết kế
sẵn để phỏng vấn trực tiếp 50 hộ trồng cam sành trong địa bàn huyện để thu thập thông tin về thực trạng sản xuất, chi phí sản xuất, doanh thu, thuận lợi, khó khăn
và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của mô hình
Trang 20- Số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ báo đài, internet, … và Phòng
nông nghiệp huyện
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên thực trạng sản xuất của nông hộ Phân tích suy luận và đánh giá các chỉ số tài chính cơ bản
về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, … qua đó dánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất Các chỉ số tài chính được sử dụng như: doanh thu bình quân, lợi nhuận bình quân, giá bán bình quân, chi phí bình quân, doanh thu bình quân trên chi phí bình quân, lợi nhuận bình quân trên chi phí bình quân Phương pháp tính
tỉ lệ cũng được sử dụng để đánh giá rủi ro của hoạt động sản xuất cam sành
- Mục tiêu 2: Phương pháp phân tích hồi qui tương quan cũng được sử dụng
để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình Hai mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình năng suất và mô hình lợi nhuận
Mô hình năng suất có dạng:
Y = α0 + α1X1 + α2X2 +α3X3 + e
Với Y: là năng suất sản xuất bình quân
α0: là hệ số gốc của hàm hồi quy
α1; α2; α3: là hệ số tương quan ứng với từng biến độc lập
X1: Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bình quân
X2: Số lao động trong gia đình tham gia sản xuất
X3: Tập huấn kỹ thuật
e: Sự thay đổi của biến phụ thuộc Y không được giải thích bởi các biến trong mô hình
Phương pháp phân tích sử dụng phần mềm EVIEWS để phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất bình quân của mô hình Hệ số xác định R2
và R2 điều chỉnh để đánh giá tỉ lệ phần trăm sự thay đổi của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập X
Mô hình lợi nhuận trung bình
Y = β 0 + β i X i + e (với i=5)
Y: Là lợi nhuận từ sản xuất
β0: Hệ số góc của phương trình hồi quy
βi: Hệ số tương quan ứng với từng biến độc lập
Trang 21Xi: Biến độc lập thứ i Với:
X1: Chi phí bình quân một công mỗi năm
X2: Năng suất sản xuất được tính bằng công thức sản lượng/diện tích/số năm
- Mục tiêu 3: Phương pháp thống kê mô tả, phân tích suy luận, phân tích tổng hợp được sử dụng để đánh giá cơ hội, thách thức của hoạt động sản xuất, đồng thời rút ra kết luận cho bài nghiên cứu
Trang 22CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRÀ ÔN
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên địa bàn huyện Trà Ôn
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Trà Ôn là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, nằm về hướng Đông, cách Thị
xã Vĩnh Long khoảng 40km Diện tích tự nhiên là 265,3km2
Đông giáp Huyện Vũng Liêm
Tây giáp Huyện Bình Minh
Nam giáp Huyện Cầu Kè và Tỉnh Sóc Trăng
Bắc giáp Huyện Tam Bình
Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Vĩnh Long
Nguồn: http://diendan.mientay.net/showthread.php/330-Ban-do-Vinh-Long
Trà Ôn nằm cặp sông Hậu Giang, cách Cần Thơ 17km, trải dài sông Măng Thít (sông Măng Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu) nằm trên thủy lộ quốc gia huyết mạch giữa đồng bằng nối với Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ
Trang 23Hình 3.2 Bản đồ huyện Trà ôn
Nguồn: http://vinhlong.gov.vn
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Thuộc vùng đồng bằng; nằm dọc theo sông Hậu và sông Măng
Tổng diện tích đất sản xuất toàn huyện là 25.839,12 ha (chiếm 17,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), chia ra:
Đất sản xuất nông nghiệp 21.657,06 ha, chiếm 83,82% diện tích đất sản xuất toàn huyện; trong đó, cây hàng năm chiếm 70%, chủ yếu là trồng lúa, còn lại là cây lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày chiếm 30%, không có đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng 812,83 ha, chiếm 3,15%
Đất thổ cư 730,01 ha, chiếm 2,82% và đất chưa sử dụng 2.639,22 ha, chiếm 10,21% diện tích đất tự nhiên
Trang 24Về tính chất cơ hóa, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính: đất phèn, phù sa và cát giồng:
Nhóm đất phèn có 8.512 ha, chiếm 32,9% diện tích đất sản xuất, phân bố chủ yếu ở các vùng trũng như Hòa Bình, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Thới Hòa và 1 phần của Thuận Thới, Hựu Thành Tuy đất phèn, nhưng tầng sinh phèn ở rất sâu (đất phèn nông chỉ chiếm 34%), được cải tạo và canh tác khá thuần thục, bố trí 2,
3 vụ lúa trong năm cho năng suất khá cao
Nhóm đất phù sa: 17.140 ha, chiếm 66,3% diện tích đất sản xuất, phân bố tập trung ở các xã vùng cao ven tuyến sông Hậu và sông Mang Thít Đây là vùng đất phì nhiêu, những vùng đất cao thuận tiện cho trồng cây ăn quả, còn những vùng đất thấp hơn trồng lúa cho năng suất cao và luân canh lúa màu
Nhóm đất cát giồng: 185 ha, chiếm 0,7% diện tích đất sản xuất, phân bố tập trung ở 3 giồng cát: giồng Thanh bạch (xã Thiện Mỹ), giồng La Ghì (xã Vĩnh Xuân) và giồng Gòn (xã Thuận Thới), chủ yếu là đất thổ cư, trồng cây lâu năm
và rau màu
Khí hậu - Thủy văn:
Trà Ôn nằm giữa vĩ độ Bắc từ 90 052' 40" đến 100 005' 30" và kinh độ Đông
từ 1050 050' 30" đến 1060 006' 00" Cũng như các vùng Nam Bộ, mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 26-27 °C (tháng 4 nóng nhất:
36 °C, tháng giêng nhiệt độ thấp nhất: 29 °C), bình quân hàng năm có 2.600 giờ nắng, ẩm độ trung bình 80-83% (độ ẩm tối đa khoảng 92% và tối thiểu khoảng 62%) Hàng năm có 2 mùa rõ rệt:
Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đây là mùa nắng gay gắt, thường gây ra hạn hán, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp
Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình có khoảng 115 ngày mưa, với lượng mưa khoảng 1400 - 1500 mm hàng năm, lũ thường xảy ra vào mùa này
Trà Ôn có hệ thống sông ngòi chằng chịt, hoạt động theo chế độ bán nhật triều, có nguồn nước ngọt quanh năm, chất lượng nước tốt (trừ một số xã như Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Hựu Thành bị ảnh hưởng nhẹ do nước mặn xâm nhập vào mùa khô), kết hợp với thời tiết mưa thuận gió hòa là các điều kiện hết sức
Trang 25thuận lợi và là tiềm năng to lớn cần đầu tư khai thác phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư
Kinh tế nông nghiệp:
Trà Ôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ Trà Ôn có 2 xã cù lao Lục Sỹ Thành và Phú Thành thuận lợi cho trồng cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt hiện nay phong trào nuôi cá tra xuất khẩu đang phát triển mạnh Chợ nổi Trà Ôn nằm trên sông Hậu là đầu mối tiêu thụ, trao đổi hàng hoá nông sản Hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ là điều kiện để phát triển kinh tế
xã hội và phát triển du lịch sinh thái
Các loại nông sản đặc trưng: Lúa, cam, bưởi, chôm chôm Ngành truyền thống: nông nghiệp, mộc, hồ, đánh bắt thuỷ sản
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1784 Trà Ôn là một làng thuộc tổng Bình Lễ thuộc dinh Long Hồ Trà
Ôn xưa còn có tên gọi là làng Tuân Ngãi (Nghĩa) thuộc đạo Trà Vang (Trà Vinh) trung tâm hành chính của huyện vẫn đặt tại làng Thiện Mỹ đến năm 1975 mới lập
ra thị trấn Trà Ôn Năm 1877 chính quyền Pháp lập huyện Trà Ôn thuộc hạt Cần Thơ
Năm 1950 Trà Ôn nằm trong huyện Ba thuộc tỉnh Trà Vinh, năm 1951 thuộc tỉnh Vĩnh Trà Ngày 17 tháng 8 năm 1951, huyện Ba đổi thành huyện Tam Bình Năm 1955 thuộc tỉnh Trà Vinh
Ngày 9 tháng 2 năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tạm thời tỉnh Tam Cần, lấy chợ Trà Ôn làm tỉnh lỵ Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Tam Cần hợp nhất với tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình, thì quận Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Bình Quận Trà Ôn có 3 tổng: Bình Lễ, Bình Thới, Thành Trị; quận l: Tân Mỹ
Ngày 14 tháng 1 năm 1967 theo sắc lệnh số 06/SL/ĐUHC chính quyền Đệ nhị Cộng hòa đã tách hai quận Vũng Liêm và Trà Ôn ra khỏi tỉnh Vĩnh Bình nhập vào tỉnh Vĩnh Long
Từ tháng 2 năm 1976 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Cửu Long Theo quyết định
số 62-CP của Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 11 tháng 3
Trang 26vào huyện Vũng Liêm Ngày 29 tháng 9 năm 1981, tái lập huyện Trà Ôn trên mặt hành chính giấy tờ, thực tế trước đó vẫn là huyện Trà Ôn
Đến tháng 2 năm 1992 Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long cho đến nay
Trà Ôn hiện có 14 xã, thị trấn gồm: Thiện Mỹ, Tân Mỹ, Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hoà, Trà Côn, Nhơn Bình, Hoà Bình, Xuân Hiệp và hai xã cù lao Lục Sĩ Thành, Phú Thành
3.2 TÌNH HÌNH TRỒNG CAM THEO MẪU ĐIỀU TRA
3.2.1 Sơ lược về kỹ thuật trồng cây cam sành
Cam sành là loại cây ăn quả lâu năm, thuộc họ cây có múi Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dầy, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi thịt có màu cam
Lượng dinh dưỡng trong mỗi 100gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene, 30 mg vitamin C, 10,9 gam tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg magnesium, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt Năng lượng là 48 Kcal
Thời gian sinh trưởng từ 5 đến 15 năm Điều kiện thổ nhưỡng thích hợp là đất màu mỡ, thích hợp với vùng đất mới, đất phù sa bồi tụ Cây cam sành thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa Mật độ trồng trung bình từ 250 cây đến 300 cây trên một công (1.296m2), sau khi xuống giống thì mùa nắng trung bình 2 ngày tưới một lần Khi cây bắt đất thì bình quân 30 – 40 ngày bón phân một lần
và khi lá non ra thì phun thuốc bảo vệ thực vật Sau hai năm thì cây bắt đầu cho trái và bắt đầu thu hoạch vào năm thứ 3 Trong hai năm đầu thì chỉ bón thuốc thùng và phân đạm do rể cây còn yếu Thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu là thuốc trừ
Trang 27sâu và thuốc bệnh giúp cây sinh trưởng tốt và phòng bệnh Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc chín là 8-9 tháng, những hộ thu hoạch cam mùa thì cây cho hoa vào đầu mùa mưa mùa mưa từ khoảng tháng 3 đến thang 5 Đa số người dân điều chọn làm trái nghịch do bán được giá cao, thời gian ra hoa cho trái nghịch là từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm và thu hoạch từ tháng 2-6 năm sau Khi cây cho trái từ 20-30 ngày bón phân một lần để dưỡng trái và kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật Sau khi thu hoạch hết trái thì lại tiếp tục làm bông cho đến khi cây không còn khả năng cho trái tốt thì phá vườn Thời kì sinh trưởng của cây tùy vào điều kiện tự nhiên và mức độ chăm sóc của từng nhà vườn
3.2.2 Thực trạng trồng cam sành theo mẫu điều tra
Vĩnh Long được thiên nhiên trù phú nằm giữa hai dòng Châu giang (sông Tiền và sông Hậu) mỹ lệ Nhờ lượng phù sa màu mỡ bồi tụ quanh năm tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển Bên cạnh cây lúa nước thì cây ăn quả cũng đóng góp một phần lớn trong giá trị kinh tế địa phương Vĩnh Long trồng được khá nhiều loại cây ăn quả lâu năm nhưng nhiều nhất là bưởi, cam sành, chôm chôm
và nhãn da bò Trong những năm gần đây, nhiều hộ bỏ ruộng lên vườn để trồng cam sành bởi theo họ thì trồng cam có lợi nhuận cao hơn làm ruộng
Trà Ôn là huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long cách TP Vĩnh Long 40Km về hướng đông Tổng diện tích tự nhiên là 265,3 km2 chiếm 17,52 diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 21.657,05 ha chiếm 83,82 diện tích đất sản xuất toàn huyện Trong đó cây lâu năm chiếm 30% diện tích đất sản xuất còn lại là hoa màu và cây ăn quả ngắn ngày
Trang 28Hình 3.3: Tỉ lệ diện tích cây nông nghiệp
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Trà Ôn
Theo kết quả thống kê của sở kế hoạch tỉnh Vĩnh Long tính đến tháng 7/2012 thì diện tích trồng cam sành toàn tỉnh là 6.192 ha, giảm 1.062 ha so với cùng kì năm trước Trong đó diện tích trồng cam sành ở huyện Trà Ôn là 2.408
ha, tăng 54 ha so với cùng kì năm trước Do lợi nhuận của trồng cam khá hấp dẫn nên nhiều hộ nông dân tự ý lên vườn trồng cam Trong 54 ha trồng mới thì có 24
ha là các hộ chuyển từ ruộng sang trồng cam sành Theo ông Phan Nhựt Ái thì diện tích chuyển từ ruộng sang cam sành trong địa bàn huyện trong 3 năm gần đây đã hơn 100ha Diện tích trồng cam tập trung chủ yếu ở các xã Thiện Mỹ, Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Cống Đá, Trà Côn Diện tích trồng của các
hộ từ 0,5 công đến 10 công, đa số là do tự phát không theo quy hoạch Hầu hết các hộ là tham gia trồng vụ đầu tiên chưa có nhiều kinh nghiệm trồng cam sành Tuổi của chủ hộ từ 25 đến 60 và tập trung cao là từ 40 đến 60, đây là những hộ
có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng phân thuốc Vĩnh Long là vùng trồng nhiều cây ăn quả nên nông dược cũng khá phong phú, các hộ nông dâng có thể học kinh nghiệm lẩn nhau qua truyền miệng hay lưu truyền Tuy những hộ này có độ tuổi cao nhưng họ rất nhạy với thông tin thị trường đặc biệt là hóa chất nông nghiệp Bên cạnh đó những nông hộ có độ tuổi còn trẻ củng năng nổ trong sản xuất nên họ chọn trồng cam với hi vọng làm giàu
Trang 29Hình 3.4: Tuổi của chủ hộ
Nguồn: kết quả phỏng vấn
Khoảng 40% chủ hộ trong độ tuổi từ 30-50 tuổi Những hộ này cũng tích lủy được khá tốt kinh nghiệm về sử dụng hóa chất nông nghiệp và theo kinh nghiệm dân gian thì độ tuổi này họ rất năng nổ với công việc
Trình độ học vấn của các hộ này đa số còn thấp, 42% hộ có chủ hộ chỉ học
ở cấp I, chỉ 25% hộ có chủ hộ học ở cấp III Theo kết quả điều tra cho thấy khả năng tiếp nhận kỹ thuật còn chưa cao, chủ yếu là truyền miệng nhau và cái mà người dân gọi là nghề dạy nghề Đa số họ không có điều kiện học tập nên trình
độ chưa cao, khả năng tự nghiên cứu kĩ thuật và tiếp cận thông tin không cao Đa
số những hộ có học vấn cấp III là có độ tuổi trẻ, có nhiều điều kiện học tập và họ
có lợi thế về kinh nghiệm truyền lại từ gia đình và khả năng tiếp cận thông tin tốt
Hình 3.5: Trình độ học vấn của chủ hộ
Nguồn: kết quả phỏng vấn
Khoảng 66% chưa qua tập huấn kĩ thuật của cơ quan chức năng, các hộ được tập huấn chủ yếu là do các công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mướn cán bộ nông nghiệp trong địa bàn huyện đến tập huấn đồng thời giới thiệu sản phẩm, không có chương trình cụ thể Với các chương trình như vậy thì cả nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi nên gần đây phong trào củng phát triển khá tốt
Trang 30Hình 3.6: Tập huấn kỹ thuật
Nguồn: Kết quả phỏng vấn
Nguồn cây giống chủ yếu là mua ở các trại cây giống trong vùng, các trại này cung cấp lượng cây giống khá tốt Lý do bà con nông dân chọn mua giống cây ở các trại cây giống là do đây là nguồn giống sạch bệnh, dễ mua và do đây là loại cây gốc ghép nên không thể tự sản xuất
Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất chủ yếu là vốn tích lũy của nông
hộ Do hoạt động sản xuất cam sành theo phong trào tự phát nên đa số các hộ này
sử dụng vốn tích lũy hoặc vay mượn bên ngoài, không có điều kiện tiếp cận vốn trong ngân hàng Hoạt động sản xuất thiếu sự tập trung làm gia tăng gánh nặng
về chi phí đầu tư sản xuất, giảm hiệu quả và lợi nhuận
Sự thay đổi giá giữa mùa thuận và mủa nghịch khoảng cách khá lớn nên việc sản xuất vào mùa nghịch đạt hiệu quả cao hơn Do đó các nhà vườn chọn cho trái nghịch, theo các nhà vườn thì như thế sẽ có lợi nhuận cao
Hình 3.7: Phương pháp cho trái
Nguồn: Kết quả phỏng vấn
Khoảng 46% các nông hộ chọn cho trái nghịch, khi hỏi các nhà vườn lý do tại sao thì theo họ làm trái nghịch mùa sẽ bán được giá cao, bên cạnh đó thì cây
Trang 31cho trái không quá rộ giúp cây lâu tàn và có năng suất tốt, thời gian thu hoạch dài tránh được tình trạng lúc thu hoạch giá thấp Giá cam sành trong năm có nhiều biến động, tuy nhiên vẫn có chu kỳ Trong năm giá cam cao nhất vào tháng 7 từ 25.000 đến 35.000 đồng 1kg và thấp nhất vào khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau, giá khoảng 5.000 – 8.000đ Các nhà vườn ở địa phương chọn làm hoa cho trái trái mùa nhờ nắm được chu kì dao động giá cả trong năm Tuy nhiên để làm trái nghịch mùa thì nhà vườn cũng cần có sự nghiên cứu kĩ và có kinh nghiệm cao Nếu không cây sẽ ra hoa ít gây mất năng suất thậm chí không ra hoa làm thất nguồn doanh thu
Hình 3.8: Biên độ giá cam trung bình trong năm 2011
Nguồn: kết quả phỏng vấn
Nguyên nhân làm cho giá cam sành cao vào tháng 2 đến tháng 7 hàng năm
là do thời điểm ra hoa để cho trái gặp lúc nước lũ, mưa nhiều, nắng ít cây khó ra hoa và dễ rụng trái non
Mô hình sản xuất cam sành trên đất ruộng có mật độ trồng dầy hơn so với trồng trên đất vườn Mật độ trồng trên đất vườn là 200 đến 250 cây trên 1.296 m2trong khi đối với đất ruộng là 250 đến 300 cây trên cùng diện tích Lý do là mô hình sản xuất trên ruộng không bị che phủ bởi các vườn xung quanh và là vùng đất mới nên hạn chế bệnh trong đất và ấu trùng phá hoại Tuy mô hình sản xuất dầy có thời gian thu hoạch ngắn nhưng năng suất cao nên có hiệu quả cao hơn là trồng thưa Hơn nữa tránh tình trạng cây phát bệnh giai đoạn muộn
Theo các nông hộ thì trồng cam gặp khó khăn nhất là bệnh vàng lá do thúi
rể và bệnh khảm vàng do virus Đây là 2 bệnh chưa có thuốc trị trên thị trường, những vườn gặp phải có khi phải mất trắng Theo các nhà vườn thì bệnh bắt đầu xuất hiện vào khoảng đầu năm 3 và phát triển mạnh vào những năm sau đó Tỉ lệ
Trang 32thiệt hại trong vườn có khi lên đến 40% mỗi vườn thế nên các nông hộ phải chọn đất mới để sản xuất
Mô hình trồng cây cam sành cần chi phí đầu tư khá lớn cho hoạt động sản xuất Các chi phí cố định đầu tư ban đầu như chi phí lên vườn, chi phí cây giống, chi phí bón lót, chi phí công cụ máy tưới, máy phun và một số chi phí khác Các khoảng chi phí này các nông hộ tự bỏ vốn ra để thực hiện Trung bình mỗi công tốn khoảng 6 đến 10 triệu đồng Chi phí này được sử dụng từ nguồn vốn tích lũy trước giờ Vấn đề về chi phí phân bón tạo điều kiện cho các nông hộ dễ dàng tiếp cận Các nông hộ mua phân bón từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp chủ yếu là hình thức bao tiêu theo mùa hoặc theo năm Nguyên nhân khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp này dễ dàng hơn các nông hộ Như thế thì
cả người mua và người bán điều có lợi, tuy nhiên các nhà vườn phải chịu thêm chi phí lãi vay ngầm Các doanh nghiêp này định giá mua theo hình thức bao tiêu cao hơn hình thức thanh toán tiền mặt Do các doanh nghiệp này phải vay vốn để bao tiêu cho các nông hộ Nguồn vốn tài trợ cho chi phí phân bón được các nông
hộ sử dụng từ lợi nhuận của các hoạt động sản xuất khác đến khi cây cam bắt đầu
có thu hoạch Thông thường thì theo các nông hộ này sẽ thanh toán toàn bộ các chi phí này ở năm thứ 3, do đây là năm thu hoạch đầu tiên Tuy nhiên cũng có một số ít hộ thanh toán toàn bộ các chi phí theo hình thức tiền mặt Các hộ này thường sản xuất trên quy mô nhỏ, lượng vốn tích lũy nhiều Với hình thức thanh toán tiền mặt thì các nông hộ giảm được các chi phí đầu tư và rủi ro thanh toán Một chi phí nữa mà các nhà kinh tế quan tâm là chi phí cơ hội Đối với các nông
hộ này thì chi phí cơ hội là thấp Lý do là khả năng đầu tư của các hộ là không cao do bị giới hạn bởi kiến thức khoa học và điều kiện đầu tư Chi phí cơ hội của các nông hộ này chủ yếu là lợi nhuận của sản xuất lúa
Thời gian thu hoạch cam sành là khoảng 8 đến 9 tháng từ lúc cây ra hoa Thời gian thu hoạch là 2 đến 4 tháng tùy vào các đợt ra hoa Có hai hình thức bán
là bán tại vườn và bán ở vựa thu mua Hình thức bán tại vườn giúp nhà vườn đỡ công vận chuyển, ít bị ép giá do có nhiều lựa chọn hơn trong lúc bán Khả năng mặc cả giá sẽ cao hơn hình thức bán ở vựa thu mua Bán ở vựa thu mua dễ bị ép giá do cam đã cắt rồi nếu không bán thì khó để được lâu Như thế thì khả năng mặc cả sẽ thấp và tốn chi phí vận chuyển Tuy nhiên những hộ sản xuất với quy
Trang 33mô nhỏ phải bán theo hình thức bán tại vựa do số lượng ít nên các thương lái không đến vườn Phương thức bán có 3 phương thức là chủ yếu Thứ nhất là hình thức bán tính khối lượng và giá bán Ở hình thức này các thương lái đến vườn cắt theo từng đợt chín và chọn ra thành từng loại và giá khác nhau theo tùy vào chất lượng Hình thức bán này thì chủ vườn phải chăm sóc sau từng đợt bán và phải kiểm tra trong quá trình lọc Hình thức thứ hai là hình thức bán đám theo mùa Các thương lái đến vườn và mua toàn bộ đợt trái với một số tiền nhất định Hình thức bán này nếu chủ vườn không có khả năng xét đoán thì sẽ giảm thu nhập do đánh giá không đúng khối lượng trong vườn Tuy nhiên nhà vườn sẽ đỡ tốn công kiểm tra và ít chăm sóc hơn trong giai đoạn bán Hình thức thứ ba là hình thức bán đám theo từng đợt trái Hình thức này củng gần giống với hình thức bán đám theo mùa nhưng chia ra thành nhiều đợt Tùy theo khả năng phán đoán, quy mô
và chất lượng vườn mà các chủ vườn chọn hình thức và phương thức bán khác nhau
3.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG CAM SÀNH GIAI ĐOẠN 2001-2012
3.3.1 Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình
3.3.1.1 Các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất cam sành
Chi phí sản trồng cam bao gồm chi phí lên liếp, chi phí cây giống, chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, chi phí chăm sóc, chi phí lao động thuê ngoài
và một số chi phi cơ bản khác
Trang 34Bảng 1: Các khoản mục chi phí trồng cam sành
mỗi năm
Chi phí đầu tư cố định khác
Dụng cụ bảo hộ lao động
Nguồn: kết quả điều tra trực tiếp 2012
a) Chi phí lên liếp
Chi phí lên liếp hay còn gọi là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng trong hoạt động sản xuất Do trước khi trồng cam sành đất sản xuất là dùng
để làm lúa nên khi trồng cam các hộ nông dân cần đào ao lên liếp, đắp mô để cây trồng chống bị ngập úng vào mùa mưa và dự trữ lượng nước tưới vào mùa khô Tùy vào diện tích và số lao động trong gia đình tham gia sản xuất mà nông hộ sẽ quyết định thuê ngoài hay làm nhà Đây là mô hình sản xuất cam sành trên đất ruộng nên hầu hết các nông hộ đều phải gánh chi phí này Tuy nhiên, giá trị của chi phí chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí của toàn bộ hoạt động sản xuất
Trang 35b) Chi phí cây giống
Lựa chọn cây giống là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất Đối với cây càm sành thì giống cam được các hộ nông dân ở đây chọn là cam gốc ghép Các trung tâm cây giống sử dụng mắt ghép của cây cam sành ghép với gốc cây chanh hoặc quýt, vì thế khi trồng cây sẽ phát triển tốt và cho trái nhiều, giảm các bệnh gây hại như thối rễ và vàng lá do đặc tính sinh học Vì vậy các nông hộ phải mua cây giống ở các trại cây giống ở địa phương có uy tín mà không mua giống
từ những nông hộ khác như bưởi hay một số loại cây trồng khác Theo các nông
hộ thì đã tham gia sản xuất thì chi phí này không lớn nên mua từ trung tâm sản xuất giống sẽ đảm bảo hơn Mật độ trồng trung bình từ khoảng 220 đến 300 cây trên công (1296m2) Tùy vào diện tích trồng và mật độ trồng mà nông hộ sẽ mua lượng giống khác nhau mà chi phí cũng khác nhau Đối với những hộ trồng mật
độ dày thì tốn nhiều công và chi phí phân bón, dễ nhiễm bệnh nhưng năng suất sản xuất cao Các hộ trồng thưa thì nhẹ công chăm sóc, thời gian sản xuất kéo dài nhưng năng suất không cao Chi phí cây giống mặc dù chiếm một lượng nhỏ nhưng về lâu dài có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nhà vườn
c) Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất Hoạt động sản xuất đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn cho tiền phân thuốc từ đầu đến cuối mùa Theo các hộ sản xuất thì giai đoạn đầu tức là lúc cây chưa cho trái thì bón phân và phung thuốc định kì để giúp cây sinh trưởng tốt, phòng chống sâu bệnh gây hại Giai đoạn từ cho trái đến thu hoạch thì cần thường xuyên bón phân và phun bảo vệ và dưỡng trái giúp trái có chất lượng thương phẩm tốt giá bán được cao Nguồn tài trợ chủ yếu cho chi phí này chủ yếu là vốn tích lũy và mua theo hình thức bao tiêu đến mùa Hầu hết các loại cây trồng thì cần cung cấp nguồn phân bón ổn định để có năng suất cao, đặc biệt là cây cam sành rất nhạy với phân thuốc
d) Chi phí chăm sóc
Để cây trồng có năng suất cao và chất lượng thương phẩm tốt đòi hỏi nhà vườn phải bỏ công chăm sóc khá lớn Các khâu chăm sóc từ làm cỏ, tưới nước, bón phân, phun thuốc, tỉa cành … chiếm lượng lớn thời gian của nhà vườn Các
Trang 36ước tính các chi phí này chỉ theo hình thức ước lượng Mặc dù vậy nhưng nó vẫn chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí do hoạt động sản xuất cần thường xuyên làm các công việc này Theo các nông hộ sản xuất thì công chăm sóc đối với trồng cam sẽ nhiều hơn trồng lúa và đòi hỏi phải có tính kịp thời để đảm bảo cây cho trái tốt và bán giá cao Do kỹ thuật cho trái nghịch nên công lao động cho việc sản xuất khá lớn Chăm sóc tốt giúp cây cho trái nghịch mùa, cho trái say năng suất cao, chất lượng thương phẩm tốt làm tăng thu nhập và lợi nhuận
e) Chi phí lao động thuê ngoài
Chi phí lao động thuê ngoài là chi phí thuê lao động bên ngoài để hỗ trợ cho các công việc sản xuất như thuê bón phân, phun thuốc, thu hoạch, … Mặc dù trồng cây cam sành cần nhiều công lao động nhưng không đồng thời nên đa số các hộ tự làm nhà ít thuê mướn bên ngoài, vì vậy chi phí này không đáng kể
f) Chi phí lao động trong gia đình
Chi phí lao động trong gia đình là chi phí mà người lao động trong gia đình tham gia vào công việc sản xuất, chi phí này là chi phí ẩn nên việc xác định phải dựa vào phương pháp so sánh và ước lượng Chi phí lao động gia đình bao gồm công chăm sóc, công tưới phân, công phun thuốc, … chi phí này chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng chi phí
g) Chi phí đầu tư cố định ban đầu khác
Chi phí đầu tư khác như bón lót, bình phun, máy tưới, … để hỗ trợ cho việc sản xuất thuận lợi, giảm công lao động và giúp tăng hiệu quả sản xuất
3.3.1.2 Giá cả, doanh thu và lợi nhuận của sản xuất cam sành
Mô hình trồng cam sành trên đất ruộng mặc dù còn khá mới mẽ nhưng có hiệu quả khá Các hộ sản xuất chọn cho trái mùa nghịch giá bán được cao mang lại thu nhập lớn, bên cạnh thì cũng có một số hộ do kỹ thuật sản xuất không cao nên cho trái thuận nên lợi nhuận thấp, thậm chí có thể lỗ
Trang 37Bảng 2: Giá trị doanh thu, giá bán và lợi nhuận trên công (1.296m 2 )
Xét bảng 2 ta thấy giá bán bình quân cao nhất 24.000 đồng và thấp nhất là 5.000 đồng Trồng cam sành cho trái nghịch mùa giúp bán được giá cao nên vì thế thu nhập cũng cao Tuy nhiên, để cho trái nghịch mùa thì nhà vườn phải có
kỹ thuật sản xuất tốt, hiểu rõ đặc tính sinh học của cây trồng và kỹ thuật sử dụng phân thuốc Giá bán bình quân ở mức 14.000 đồng một kilogram, nhờ giá bán bình quân cao mà doanh thu bình quân cũng cao đạt 23.069.000 đồng một công mỗi năm và lợi nhuận trung bình là 12.086.000 đồng Nếu tính trên trung bình thì đây là mức thu nhập khá đối với nông hộ
Do trái cam sành có giá trị dinh dưỡng cao nên rất được sự ưu chuộng của người tiêu dùng Thị trường đầu ra sản phẩm chủ yếu của cam sành là thị trường trong nước Do đó có sự khác biệt rất rõ giữa giá bán bình quân ở mùa thuận và mùa nghịch Bây giờ ta xét biểu đồ cung cầu cam sành với giả định các yếu tố khác không đổi
A A’