3.2.1 Sơ lược về kỹ thuật trồng cây cam sành.
Cam sành là loại cây ăn quả lâu năm, thuộc họ cây có múi. Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dầy, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi thịt có màu cam.
Lượng dinh dưỡng trong mỗi 100gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene, 30 mg vitamin C, 10,9 gam tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg magnesium, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt. Năng lượng là 48 Kcal.
Thời gian sinh trưởng từ 5 đến 15 năm. Điều kiện thổ nhưỡng thích hợp là đất màu mỡ, thích hợp với vùng đất mới, đất phù sa bồi tụ. Cây cam sành thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mật độ trồng trung bình từ 250 cây đến 300 cây trên một công (1.296m2), sau khi xuống giống thì mùa nắng trung bình 2 ngày tưới một lần. Khi cây bắt đất thì bình quân 30 – 40 ngày bón phân một lần và khi lá non ra thì phun thuốc bảo vệ thực vật. Sau hai năm thì cây bắt đầu cho trái và bắt đầu thu hoạch vào năm thứ 3. Trong hai năm đầu thì chỉ bón thuốc thùng và phân đạm do rể cây còn yếu. Thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu là thuốc trừ
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 27 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH sâu và thuốc bệnh giúp cây sinh trưởng tốt và phòng bệnh. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc chín là 8-9 tháng, những hộ thu hoạch cam mùa thì cây cho hoa vào đầu mùa mưa mùa mưa từ khoảng tháng 3 đến thang 5. Đa số người dân điều chọn làm trái nghịch do bán được giá cao, thời gian ra hoa cho trái nghịch là từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm và thu hoạch từ tháng 2-6 năm sau. Khi cây cho trái từ 20-30 ngày bón phân một lần để dưỡng trái và kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật. Sau khi thu hoạch hết trái thì lại tiếp tục làm bông cho đến khi cây không còn khả năng cho trái tốt thì phá vườn. Thời kì sinh trưởng của cây tùy vào điều kiện tự nhiên và mức độ chăm sóc của từng nhà vườn.
3.2.2 Thực trạng trồng cam sành theo mẫu điều tra.
Vĩnh Long được thiên nhiên trù phú nằm giữa hai dòng Châu giang (sông Tiền và sông Hậu) mỹ lệ. Nhờ lượng phù sa màu mỡ bồi tụ quanh năm tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Bên cạnh cây lúa nước thì cây ăn quả cũng đóng góp một phần lớn trong giá trị kinh tế địa phương. Vĩnh Long trồng được khá nhiều loại cây ăn quả lâu năm nhưng nhiều nhất là bưởi, cam sành, chôm chôm và nhãn da bò. Trong những năm gần đây, nhiều hộ bỏ ruộng lên vườn để trồng cam sành bởi theo họ thì trồng cam có lợi nhuận cao hơn làm ruộng.
Trà Ôn là huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long cách TP Vĩnh Long 40Km về hướng đông. Tổng diện tích tự nhiên là 265,3 km2 chiếm 17,52 diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 21.657,05 ha chiếm 83,82 diện tích đất sản xuất toàn huyện. Trong đó cây lâu năm chiếm 30% diện tích đất sản xuất còn lại là hoa màu và cây ăn quả ngắn ngày.
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 28 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH
Hình 3.3:Tỉ lệ diện tích cây nông nghiệp.
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Trà Ôn.
Theo kết quả thống kê của sở kế hoạch tỉnh Vĩnh Long tính đến tháng 7/2012 thì diện tích trồng cam sành toàn tỉnh là 6.192 ha, giảm 1.062 ha so với cùng kì năm trước. Trong đó diện tích trồng cam sành ở huyện Trà Ôn là 2.408 ha, tăng 54 ha so với cùng kì năm trước. Do lợi nhuận của trồng cam khá hấp dẫn nên nhiều hộ nông dân tự ý lên vườn trồng cam. Trong 54 ha trồng mới thì có 24 ha là các hộ chuyển từ ruộng sang trồng cam sành. Theo ông Phan Nhựt Ái thì diện tích chuyển từ ruộng sang cam sành trong địa bàn huyện trong 3 năm gần đây đã hơn 100ha. Diện tích trồng cam tập trung chủ yếu ở các xã Thiện Mỹ, Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Cống Đá, Trà Côn. Diện tích trồng của các hộ từ 0,5 công đến 10 công, đa số là do tự phát không theo quy hoạch. Hầu hết các hộ là tham gia trồng vụ đầu tiên chưa có nhiều kinh nghiệm trồng cam sành. Tuổi của chủ hộ từ 25 đến 60 và tập trung cao là từ 40 đến 60, đây là những hộ có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng phân thuốc. Vĩnh Long là vùng trồng nhiều cây ăn quả nên nông dược cũng khá phong phú, các hộ nông dâng có thể học kinh nghiệm lẩn nhau qua truyền miệng hay lưu truyền. Tuy những hộ này có độ tuổi cao nhưng họ rất nhạy với thông tin thị trường đặc biệt là hóa chất nông nghiệp. Bên cạnh đó những nông hộ có độ tuổi còn trẻ củng năng nổ trong sản xuất nên họ chọn trồng cam với hi vọng làm giàu.
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 29 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH
Hình 3.4: Tuổi của chủ hộ.
Nguồn: kết quả phỏng vấn.
Khoảng 40% chủ hộ trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Những hộ này cũng tích lủy được khá tốt kinh nghiệm về sử dụng hóa chất nông nghiệp và theo kinh nghiệm dân gian thì độ tuổi này họ rất năng nổ với công việc.
Trình độ học vấn của các hộ này đa số còn thấp, 42% hộ có chủ hộ chỉ học ở cấp I, chỉ 25% hộ có chủ hộ học ở cấp III. Theo kết quả điều tra cho thấy khả ở cấp I, chỉ 25% hộ có chủ hộ học ở cấp III. Theo kết quả điều tra cho thấy khả năng tiếp nhận kỹ thuật còn chưa cao, chủ yếu là truyền miệng nhau và cái mà người dân gọi là nghề dạy nghề. Đa số họ không có điều kiện học tập nên trình độ chưa cao, khả năng tự nghiên cứu kĩ thuật và tiếp cận thông tin không cao. Đa số những hộ có học vấn cấp III là có độ tuổi trẻ, có nhiều điều kiện học tập và họ có lợi thế về kinh nghiệm truyền lại từ gia đình và khả năng tiếp cận thông tin tốt.
Hình 3.5:Trình độ học vấn của chủ hộ.
Nguồn: kết quả phỏng vấn.
Khoảng 66% chưa qua tập huấn kĩ thuật của cơ quan chức năng, các hộ được tập huấn chủ yếu là do các công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mướn cán bộ nông nghiệp trong địa bàn huyện đến tập huấn đồng thời giới thiệu sản phẩm, không có chương trình cụ thể. Với các chương trình như vậy thì cả nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi nên gần đây phong trào củng phát triển khá tốt.
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 30 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH
Hình 3.6: Tập huấn kỹ thuật.
Nguồn: Kết quả phỏng vấn.
Nguồn cây giống chủ yếu là mua ở các trại cây giống trong vùng, các trại này cung cấp lượng cây giống khá tốt. Lý do bà con nông dân chọn mua giống cây ở các trại cây giống là do đây là nguồn giống sạch bệnh, dễ mua và do đây là loại cây gốc ghép nên không thể tự sản xuất.
Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất chủ yếu là vốn tích lũy của nông hộ. Do hoạt động sản xuất cam sành theo phong trào tự phát nên đa số các hộ này sử dụng vốn tích lũy hoặc vay mượn bên ngoài, không có điều kiện tiếp cận vốn trong ngân hàng. Hoạt động sản xuất thiếu sự tập trung làm gia tăng gánh nặng về chi phí đầu tư sản xuất, giảm hiệu quả và lợi nhuận.
Sự thay đổi giá giữa mùa thuận và mủa nghịch khoảng cách khá lớn nên việc sản xuất vào mùa nghịch đạt hiệu quả cao hơn. Do đó các nhà vườn chọn cho trái nghịch, theo các nhà vườn thì như thế sẽ có lợi nhuận cao.
Hình 3.7:Phương pháp cho trái.
Nguồn: Kết quả phỏng vấn.
Khoảng 46% các nông hộ chọn cho trái nghịch, khi hỏi các nhà vườn lý do tại sao thì theo họ làm trái nghịch mùa sẽ bán được giá cao, bên cạnh đó thì cây
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 31 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH cho trái không quá rộ giúp cây lâu tàn và có năng suất tốt, thời gian thu hoạch dài tránh được tình trạng lúc thu hoạch giá thấp. Giá cam sành trong năm có nhiều biến động, tuy nhiên vẫn có chu kỳ. Trong năm giá cam cao nhất vào tháng 7 từ 25.000 đến 35.000 đồng 1kg và thấp nhất vào khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau, giá khoảng 5.000 – 8.000đ. Các nhà vườn ở địa phương chọn làm hoa cho trái trái mùa nhờ nắm được chu kì dao động giá cả trong năm. Tuy nhiên để làm trái nghịch mùa thì nhà vườn cũng cần có sự nghiên cứu kĩ và có kinh nghiệm cao. Nếu không cây sẽ ra hoa ít gây mất năng suất thậm chí không ra hoa làm thất nguồn doanh thu.
Hình 3.8:Biên độ giá cam trung bình trong năm 2011.
Nguồn: kết quả phỏng vấn.
Nguyên nhân làm cho giá cam sành cao vào tháng 2 đến tháng 7 hàng năm là do thời điểm ra hoa để cho trái gặp lúc nước lũ, mưa nhiều, nắng ít cây khó ra hoa và dễ rụng trái non.
Mô hình sản xuất cam sành trên đất ruộng có mật độ trồng dầy hơn so với trồng trên đất vườn. Mật độ trồng trên đất vườn là 200 đến 250 cây trên 1.296 m2 trong khi đối với đất ruộng là 250 đến 300 cây trên cùng diện tích. Lý do là mô hình sản xuất trên ruộng không bị che phủ bởi các vườn xung quanh và là vùng đất mới nên hạn chế bệnh trong đất và ấu trùng phá hoại. Tuy mô hình sản xuất dầy có thời gian thu hoạch ngắn nhưng năng suất cao nên có hiệu quả cao hơn là trồng thưa. Hơn nữa tránh tình trạng cây phát bệnh giai đoạn muộn.
Theo các nông hộ thì trồng cam gặp khó khăn nhất là bệnh vàng lá do thúi rể và bệnh khảm vàng do virus. Đây là 2 bệnh chưa có thuốc trị trên thị trường, những vườn gặp phải có khi phải mất trắng. Theo các nhà vườn thì bệnh bắt đầu xuất hiện vào khoảng đầu năm 3 và phát triển mạnh vào những năm sau đó. Tỉ lệ
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 32 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH thiệt hại trong vườn có khi lên đến 40% mỗi vườn thế nên các nông hộ phải chọn đất mới để sản xuất.
Mô hình trồng cây cam sành cần chi phí đầu tư khá lớn cho hoạt động sản xuất. Các chi phí cố định đầu tư ban đầu như chi phí lên vườn, chi phí cây giống, chi phí bón lót, chi phí công cụ máy tưới, máy phun và một số chi phí khác. Các khoảng chi phí này các nông hộ tự bỏ vốn ra để thực hiện. Trung bình mỗi công tốn khoảng 6 đến 10 triệu đồng. Chi phí này được sử dụng từ nguồn vốn tích lũy trước giờ. Vấn đề về chi phí phân bón tạo điều kiện cho các nông hộ dễ dàng tiếp cận. Các nông hộ mua phân bón từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp chủ yếu là hình thức bao tiêu theo mùa hoặc theo năm. Nguyên nhân khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp này dễ dàng hơn các nông hộ. Như thế thì cả người mua và người bán điều có lợi, tuy nhiên các nhà vườn phải chịu thêm chi phí lãi vay ngầm. Các doanh nghiêp này định giá mua theo hình thức bao tiêu cao hơn hình thức thanh toán tiền mặt. Do các doanh nghiệp này phải vay vốn để bao tiêu cho các nông hộ. Nguồn vốn tài trợ cho chi phí phân bón được các nông hộ sử dụng từ lợi nhuận của các hoạt động sản xuất khác đến khi cây cam bắt đầu có thu hoạch. Thông thường thì theo các nông hộ này sẽ thanh toán toàn bộ các chi phí này ở năm thứ 3, do đây là năm thu hoạch đầu tiên. Tuy nhiên cũng có một số ít hộ thanh toán toàn bộ các chi phí theo hình thức tiền mặt. Các hộ này thường sản xuất trên quy mô nhỏ, lượng vốn tích lũy nhiều. Với hình thức thanh toán tiền mặt thì các nông hộ giảm được các chi phí đầu tư và rủi ro thanh toán. Một chi phí nữa mà các nhà kinh tế quan tâm là chi phí cơ hội. Đối với các nông hộ này thì chi phí cơ hội là thấp. Lý do là khả năng đầu tư của các hộ là không cao do bị giới hạn bởi kiến thức khoa học và điều kiện đầu tư. Chi phí cơ hội của các nông hộ này chủ yếu là lợi nhuận của sản xuất lúa.
Thời gian thu hoạch cam sành là khoảng 8 đến 9 tháng từ lúc cây ra hoa. Thời gian thu hoạch là 2 đến 4 tháng tùy vào các đợt ra hoa. Có hai hình thức bán là bán tại vườn và bán ở vựa thu mua. Hình thức bán tại vườn giúp nhà vườn đỡ công vận chuyển, ít bị ép giá do có nhiều lựa chọn hơn trong lúc bán. Khả năng mặc cả giá sẽ cao hơn hình thức bán ở vựa thu mua. Bán ở vựa thu mua dễ bị ép giá do cam đã cắt rồi nếu không bán thì khó để được lâu. Như thế thì khả năng mặc cả sẽ thấp và tốn chi phí vận chuyển. Tuy nhiên những hộ sản xuất với quy
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 33 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH mô nhỏ phải bán theo hình thức bán tại vựa do số lượng ít nên các thương lái không đến vườn. Phương thức bán có 3 phương thức là chủ yếu. Thứ nhất là hình thức bán tính khối lượng và giá bán. Ở hình thức này các thương lái đến vườn cắt theo từng đợt chín và chọn ra thành từng loại và giá khác nhau theo tùy vào chất lượng. Hình thức bán này thì chủ vườn phải chăm sóc sau từng đợt bán và phải kiểm tra trong quá trình lọc. Hình thức thứ hai là hình thức bán đám theo mùa. Các thương lái đến vườn và mua toàn bộ đợt trái với một số tiền nhất định. Hình thức bán này nếu chủ vườn không có khả năng xét đoán thì sẽ giảm thu nhập do đánh giá không đúng khối lượng trong vườn. Tuy nhiên nhà vườn sẽ đỡ tốn công kiểm tra và ít chăm sóc hơn trong giai đoạn bán. Hình thức thứ ba là hình thức bán đám theo từng đợt trái. Hình thức này củng gần giống với hình thức bán đám theo mùa nhưng chia ra thành nhiều đợt. Tùy theo khả năng phán đoán, quy mô và chất lượng vườn mà các chủ vườn chọn hình thức và phương thức bán khác nhau.
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG CAM SÀNH
GIAI ĐOẠN 2001-2012.
3.3.1 Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình.
3.3.1.1 Các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất cam sành.
Chi phí sản trồng cam bao gồm chi phí lên liếp, chi phí cây giống, chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, chi phí chăm sóc, chi phí lao động thuê ngoài và một số chi phi cơ bản khác.
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 34 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH
Bảng 1: Các khoản mục chi phí trồng cam sành.
Đơn vị: đồng
Khoản mục Bình quân một công
mỗi năm
Chi phí lên liếp. 1.200.000
Chi phí cây giống. 1.000.000
Chi phí phân bón. 4.000.000
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật. 2.000.000
Chi phí chăm sóc:
Tưới tiêu 900.000
Phun thuốc 600.000
Bón phân 500.000
Làm cỏ
Chi phí lao động thuê ngoài. 500.000
Chi phí lao động gia đình. 2.000.000
Chi phí đầu tư cố định khác.
Bình phun 200.000
Máy tưới 200.000
Dụng cụ bảo hộ lao động.
Nguồn: kết quả điều tra trực tiếp 2012.
a) Chi phí lên liếp.
Chi phí lên liếp hay còn gọi là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng trong hoạt động sản xuất. Do trước khi trồng cam sành đất sản xuất là dùng để làm lúa nên khi trồng cam các hộ nông dân cần đào ao lên liếp, đắp mô để cây trồng chống bị ngập úng vào mùa mưa và dự trữ lượng nước tưới vào mùa khô.