Giá trị doanh thu, giá bán và lợi nhuận

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả sản xuất cây cam sành trên đất ruộng (Trang 37 - 39)

Đơn vị: 1.000 đồng.

Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Giá bán bình quân 24 5 14

Chi phí bình qn 18.450 3.831 10.083

Doanh thu bình quân 69.600 2.600 23.069

Lợi nhuận bình quân 58.280 (4.604) 12.086

Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn 2012.

Xét bảng 2 ta thấy giá bán bình quân cao nhất 24.000 đồng và thấp nhất là 5.000 đồng. Trồng cam sành cho trái nghịch mùa giúp bán được giá cao nên vì thế thu nhập cũng cao. Tuy nhiên, để cho trái nghịch mùa thì nhà vườn phải có kỹ thuật sản xuất tốt, hiểu rõ đặc tính sinh học của cây trồng và kỹ thuật sử dụng phân thuốc. Giá bán bình quân ở mức 14.000 đồng một kilogram, nhờ giá bán bình quân cao mà doanh thu bình quân cũng cao đạt 23.069.000 đồng một công mỗi năm và lợi nhuận trung bình là 12.086.000 đồng. Nếu tính trên trung bình thì đây là mức thu nhập khá đối với nơng hộ.

Do trái cam sành có giá trị dinh dưỡng cao nên rất được sự ưu chuộng của người tiêu dùng. Thị trường đầu ra sản phẩm chủ yếu của cam sành là thị trường trong nước. Do đó có sự khác biệt rất rõ giữa giá bán bình quân ở mùa thuận và mùa nghịch. Bây giờ ta xét biểu đồ cung cầu cam sành với giả định các yếu tố khác không đổi.

Hình 3.9: Ảnh hưởng sự thay đổi của cung đến giá cam sành.

d x s’ s y P’ P q q’ A A’

Phân tích hiệu quả sản xuất của mơ hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011

GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 38 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Để phân tích biểu đồ ta có các giả định sau: thứ nhất, vào mùa thuận thì số lượng cam sành nhiều nên giá cam thấp và ngược lại thì mùa nghịch khó làm trái nên lượng cung giảm và cầu không đổi nên giá cam sẽ tăng do hiện tượng hiếm hàng. Thứ 2, do thị trường chỉ tiêu thụ trong nước nên cung sẽ co giãn với giá. Thứ ba là khi xét một yếu tố thì giả định các yếu tố khác không đổi. Vào mùa thuận, đường cung cam sành trên thị trường là s cắt đường cầu d tại điểm A hình thành nên mức giá P. Do đây là mùa thuận cây dễ cho trái và tỉ lệ đậu trái cao nên lượng cam sành trên thị trường nhiều và ứng với lượng cầu thì giá cam sành sẽ là P. Vào mùa thuận cây khó cho trái do mưa nhiều, hoa dễ rụng nên lượng cung giảm trong khi nhu cầu không đổi nên đường cung dịch chuyển về bên trái và hình thành nên mức giá P’ cao hơn mức giá ban đầu. Do đó có sự khác biệt rất rõ giữa giá bán trung bình cao nhất và thấp nhất. Giá bán cao nhất gần gấp 5 lần giá bán thấp nhất, nghĩa là có sự chênh lệch khá lớn lợi nhuận của các hộ cho trái thuận và cho trái nghịch mùa.

Chi phí bình qn cao nhất trên 1 công mỗi năm là 18.450.000 đồng và thấp nhất là 3.831.000 đồng. Tùy vào mật độ trồng và phương pháp chăm sóc mà chi phí này sẽ khác nhau đối với từng hộ sản xuất cam sành. Chi phí đầu tư hàng năm lớn cịn do kỹ thuật cho trái của các nơng hộ, vào mùa nghịch cây khó làm trái nên cần tốn lượng chi phí lớn để cây cho trái và năng suất cao.

Giá trị doanh thu bình quân cao nhất là 69.600.000 đồng tính trên 1 cơng mỗi năm. Những hộ trồng có kỹ thuật chăm sóc tốt giúp cây trồng phát triển cho năng suất cao và bán được giá nên doanh thu cao. Trong khi những hộ chưa nắm được kỹ thuật sản xuất mà tham gia theo hình thức phong trào do bị hấp dẫn lợi nhuận nên giá trị thương phẩm không cao, năng suất thấp và giá bán thấp nên doanh thu thấp.

Lợi nhuận bình quân cao nhất và thấp nhất có sự chênh lệch khá lớn, lợi nhuận bình quân cao nhất là 58.280.000 đồng trong khi lợi nhuận bình quân thấp nhất là -4.604.000 đồng. Hộ sản xuất có hiệu quả thì lợi nhuận bình qn lên đến 58.280.000 đồng còn những hộ sản xuất kém hiệu quả thì lọi nhuận âm. Nghĩa là hoạt động sản xuất cam sành địi hỏi nhà vườn có sự quan sát và hiểu biết cao và tồn tại rủi ro khá lớn trong hoạt động sản xuất.

Phân tích hiệu quả sản xuất của mơ hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011

GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 39 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH

3.3.1.3 Hiệu quả sản xuất cam sành trên đất ruộng.

Hoạt động sản xuất cam sành ở huyện Trà Ơn diễn ra ồ ạt khơng theo quy hoạch của các cơ quan ban ngành. Theo số liệu thống kê Phịng nơng nghiệp huyện Trà Ơn thì tính đến tháng 7/2012 diện tích trồng mới là 54ha, trong đó có 24ha là chuyển từ ruộng sang vườn. Do đặc tính sinh học cây cam sành thích hợp với vùng đất mới và cho năng suất cao nên nhiều hộ bỏ ruộng lên vườn với hi vọng có lợi nhuận cao. Hiệu quả của sản xuất được đánh giá cơ bản theo hai phương diện. Thứ nhất là đánh giá các chỉ số tài chính trung bình của mơ hình sản xuất cam sành. Thứ hai xét tính rủi ro của hoạt động sản xuất. Để đánh giá hiệu quả sản xuất mơ hình ta xét bản chỉ số tài chính sau:

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả sản xuất cây cam sành trên đất ruộng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)