5.1.1 Cơ hội
Với vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp tạo cơ hội cho người nông dân có cơ hội cải thiện đời sống, tăng thu nhập. Nằm dọc theo sông Hậu và sông Măng Thích, Trà Ôn nhận được một lượng phù xa bồi tụ rất lớn hàng năm, với hệ thống sông ngòi chằng chịt chủ động hoàn toàn trong việc tưới tiêu. Lượng mưa trung bình từ 1.400-1.500mm là điều kiện khá tốt để cây trồng phát triển. Điều kiện giao thông thuận lợi cả hệ thống đường thủy và hệ thống đường bộ tạo điều kiện cho giao thương phát triển đặc biệt là hàng nông sản. Hơn 80% diện tích là đất nông nghiệp do phù sa bồi tụ thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp đặc biệt là cây ăn quả lâu năm.Trà Ôn là một trong số ít vùng trồng cam sành có hiệu quả kinh tế cao do điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu, sông ngòi thích hợp.
5.1.2 Thuận lợi.
Trà Ôn là huyện duy nhất trong tỉnh Vĩnh Long thuộc danh sách khu vực kinh tế khó khăn. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình kinh tế được cải thiện nhờ vào sản xuất nông nghiệp phát triển. Nhờ vào sự quan tâm đầu tư của Chính Phủ giúp hoàn thiện hệ thống đê bao hạn chế ngập úng, chủ động hoàn toàn trong công tác tưới tiêu là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong địa phương khá đông đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất ở địa phương. Nhìn chung trong toàn huyện có hơn 100 doanh nghiệp phân thuốc thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ nhưng vẫn có khả năng bao tiêu cho nhà vườn trong quá trình sản xuất. Nguồn giống phong phú của các doanh nghiệp cây giống ở địa phương giúp người dân tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Mô hình trồng cam sành trên đất ruộng mang lại hiệu quả kinh tế nhờ kỹ thuật trồng trên đất mới, thuận tiện tưới tiêu, chăm sóc, ít dịch bệnh. Việc chuyển đổi từ ruộng sang vườn giúp tận dụng tốt nguồn dinh dưỡng thừa trong đất giảm chi phí tiền phân cho hiệu quả cao hơn trên cùng diện tích. Một thuận lợi rất quan trọng là rất dễ làm trái mùa nghịch do dất tơi xốp dễ làm
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 54 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH ẩm, dễ thoát nước và cây dễ ra hoa. Thị trường sản phẩm đầu ra củng khá thuận lợi do có lượng thương lái khá đông, các thương lái đến tận vườn để mua trực tiếp. Mô hình sản xuất cam sành trên đất ruộng có nhiều thuận lợi giúp giảm chi phí tăng lợi nhuận.
5.2. NHỮNG RỦI RO VÀ KHÓ KHĂN. 5.2.1 Rủi ro. 5.2.1 Rủi ro.
Trong quá trình sản xuất cây cam sành bà con nông dân có thể gặp rất nhiều rủi ro do đây là lĩnh vực được xem là có khá nhiều rủi ro mặc dù lợi nhuận thấp.
Hình 5.1: Rủi ro sản xuất cam sành.
Điều kiện tự nhiên bất lợi gây khó khăn trong quá trình sản xuất. Khí hậu ngày càng nóng lên, thời tiết thay đổi thất thường là những yếu tố tác động mạnh trong hoạt động sản xuất. Mức độ phát triển của cây trồng chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng, lượng mưa và lượng nước tưới, các vấn đề này cần cân đối trong từng giai đoạn sinh trưởng cây trồng, nếu không cây sẽ giảm chất lượng. Vấn đề thứ hai là bệnh hại là vấn đề nan giải của các nhà vườn, bệnh vàng lá thúi rễ và khảm vàng do virus gây hại mạnh có khi các nông hộ phải mất trắng. Điều kiện nông thôn thông tin thị trường không phát triển và trình độ dân trí thấp khó tiếp cận nguồn thông tin hằng ngày làm giảm tính trung thực trong thị trường. Rủi ro bán lầm của các nông hộ với mức xác xuất là khá cao. Bênh cạnh đó thị trường giá cả biện động mạnh và biên độ dao động giá lớn làm giảm giá trị sản xuất và lợi nhuận củng giảm. Một rủi ro nửa là vấn đề sản xuất mang tính tự phát nên khả năng cung cầu không đảm bảo và vấn đề đầu ra chưa có hướng đi rỏ rang. Các nông hộ chỉ sản xuất theo cảm tính và sự hấp dẫn của lợi nhuận. Một rủi ro mà các nhà kinh tế quan tâm là thông tin bất đối xứng trong mua bán. Thứ nhất là bất cân xứng thông tin trong vấn đề mua giống cây trồng, chất lượng vật tư nông
Rủi ro trồng cam sành
Điều kiện tự nhiên
bất lợi
Thông tin bất đối xứng
Thông tin thị trường
Biến động giá bán
Bệnh hại
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 55 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH nghiệp. Người sản xuất mua giống ở các trại cây giống nhỏ lẻ không đảm bảo chất lượng. Thứ hai là bất cân xứng trong thông tin thị trường như phân tích ở trên. Cuối cùng là bất đối xứng trong sự mặc cả giá dễ dẫn đến bán không đúng giá.
5.2.2 Khó khăn
Mô hình trồng cam sành trên đất ruộng của các hộ nông dân gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là đây là mô hình sản xuất mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm nên khó xử lý kịp thời các biến động tự nhiên. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư hạn chế gây khó khăn cho công tác chăm sóc cây trồng kịp thời, các chi phí cần thiết khác giúp cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật không cao do phương tiện thông tin chưa phát triển trong khi yêu cầu của hoạt động sản xuất cần có trình độ kỹ thuật cao. Trong toàn tỉnh Vĩnh Long thì chỉ có huyện Trà Ôn còn nằm trong danh sách khó khăn quốc gia. Do mô hình sản xuất theo phong trào tự phát nên không có các chương trình tập huấn kỹ thuật cụ thể. Dịch bệnh phát triển gây thất thu, tiêu tốn nhiều chi phí nhưng lợi nhuận không có, những hộ vay khó có nguồn thu trả lại vốn. Máy móc thiết bị nông nghiệp chưa kịp hỗ trợ cho sản xuất, tốn nhiều công và khả năng dễ ngộ độc do tiếp xúc với các hóa chất nông nghiệp thường xuyên. Nguồn vốn sản xuất bị hạn chế do không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Mô hình sản xuất không đồng loạt gây khó khăn trong công tác chăm sóc và quản lý.
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
GIẢM THIỂU CHI PHÍ, RỦI RO.
Mô hình sản xuất cam sành trên đất ruộng có lợi nhuận khá cao nhưng tồn tại nhiều vấn đề mà các nhà vườn cần quan tâm. Nhằm giúp các nông hộ nâng cao năng suất sản xuất gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro các nhà vườn nên thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, các nông hộ nên học tập tốt kỹ thuật khoa học và kết hợp với học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng sản xuất. Vấn đề học tập kỹ thuật các nông hộ có thể tiếp cận từ nguồn sách báo hoặc xem chương trình chuyển giao kỹ thuật trên phương tiện thông tin đại chúng. Hơn nữa các nông hộ có thể tham gia các chương trình tập huấn kỹ thuật của chính quyền địa phương hoặc các
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 56 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH chương trình hội thảo của các công ty nông dược. Qua đó tìm giải pháp giảm thiểu chi phí và nâng cao năng suất để có lợi nhuận cao hơn.
Thứ hai, nhà vườn cần liên kết lại với nhau, thường xuyên trao đổi các thông tin thị trường tránh tình trạng bán bị ép giá làm giảm lợi nhuận.
Thứ ba, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cho trái nghịch mùa để có thể bán được giá cao, hộ sản xuất cần áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới, đồng loạt giúp nông hộ giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm và gia tăng lợi nhuân.
Cuối cùng là chính phủ cần có những chính sách quy hoạch tổng thể giúp các nông hộ tiếp cận vốn, kỹ thuật và giải quyết sản phẩm đầu ra, cung cấp thông tin thị trường nhanh chóng và kịp thời.
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 57 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN.
Mô hình sản xuất cam sành trên đất ruộng tuy còn khá mới mẽ nhưng đạt hiệu quả kinh tế, giúp cải thiện đời sống nông dân. Tuy nhiên hoạt động sản xuất chủ yếu là theo phong trào tự phát do bị hấp dẫn bởi lợi nhuận. Thuận lợi của mô hình là nguồn nước chủ động, đất phù sa màu mỡ và là vùng đất mới nên chưa có sâu bệnh và nguồn nhân công dồi dào. Trồng cam sành mang lại thu nhập khá lớn nhưng yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi phải có kỹ thuật cao và nhạy bén với các thông tin thị trường. Do đó mô hình không phát triển theo quy hoạch dễ gây mất cân đối cung cầu trong thị trường đặc biệt hàng nông nghiệp khó bảo quản và di chuyển. Lợi nhuận của mô hình sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố như chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, giá bán cao nhất, năng suất sản xuất, kỹ thuật lấy trái và một số yếu tố khác không được đưa vào mô hình. Bên cạnh đó thì củng có nhiều khó khăn do bất lợi về thời tiết, chưa có kinh nghệm sản xuất đặc biệt do đặc tính sinh học nên khó thâm canh cây cam sành. Nguồn vốn đầu tư hạn chế do khó tiếp cận nguồn vốn vay nên chủ yếu là vốn tự có và chi phí vật tư nông nghiệp được bao tiêu bởi các cửa hàng. Một khó khăn nữa là bệnh hại chưa có thuốc trị làm giảm năng suất, thậm chí là thua lổ. Tóm lại sản xuất theo phong trào tồn tại nhiều khó khăn, dễ làm mất cân đối sản phẩm và gây nhiều tác động không tốt đến kinh tế xã hội.
6.2. KIẾN NGHỊ.
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương.
Hoạt động sản xuất tồn tại rất nhiều rủi ro làm giảm tính hiệu quả trong quá trình sản xuất. Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống thì chính phủ cần có những chính sách phối hợp chặc chẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất và giảm thiểu tính rủi ro đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Cần sớm hoàn thiện chính sách bốn nhà (nhà nước, nhà nông dân, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) tạo thành chuỗi thống nhất trong hoạt động sản xuất.
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 58 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH - Cần có chính sách quy hoạch tổng thể đáp ứng quy luật cung cầu của thị trường, tránh xảy ra tình trạng sản xuất ồ ạt làm cung vượt cầu như vấn đề của “vương quốc khoai lang” ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
- Cần có chính sách chuyển giao khoa học kỹ thuật kịp thời giúp nhà vườn nâng cao chất lượng sản xuất gia tăng lợi nhuận.
- Sớm có biện pháp giải quyết đầu ra sản phẩm giúp giảm rủi ro biến động giá làm giảm giá trị sản xuất.
6.2.2. Đối với các nông hộ.
- Nắm vững kỹ thuật sản xuất và quy trình sản xuất cây cam sành để có biện pháp chăm sóc tốt nhất, tiết kiệm công và chi phí sản xuất.
- Quan sát thị trường tránh tình trạng sản xuất ồ ạt làm cung vượt cầu giảm lợi nhuận. Cập nhật thông tin và giá cả thị trường để có thể sản xuất hiệu quả nhất.
- Cần kết hợp chặt chẽ với các trung tâm khuyến nông để có thể tiếp cận kỹ thuật sản xuất mới, lựa chọn giống cây trồng có chất lượng cao. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tăng chất lượng thương phẩm.
6.3 KẾT LUẬN CHUNG.
Kết quả nghiên cứu hoạt động sản xuất cam sành có hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên có nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình. Tuy nhiên, bài phân tích chỉ dừng lại việc phân tích, đánh giá hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình, chưa tìm phương pháp nâng cao chuỗi giá trị cho hoạt động sản xuất và hướng giải quyết đầu ra sản phẩm để có nông hộ sản xuất có hiệu quả cao hơn và ổn định. Vấn đề này sẽ mỡ ra một hướng mới cho những bài nghiên cứu tiếp theo.
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 59 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lư Nguyễn Lan Anh, 2011, Phân tích hiệu quả sản xuất bưởi xen canh và chuyên canh lên líp ở Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp Đại Học Cần Thơ.
2. TSKH Nguyễn Thị cành, 2004, Phương pháp và phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ths Phạm Trí Cao , 2005, ThS Vũ Minh Châu, Kinh tế lượng ứng dụng, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
4. TSKH Mai Văn Nam, Kinh tế lượng, Đại Học Cần Thơ.
5. ThS Nguyễn Phú Son- ThS Trần Thụy Ái Đông, 2009, Kinh tế sản xuất, Đại Học Cần Thơ.
6. ThS Huỳnh Thị Đan Xuân, 2010, Bài giảng phương pháp nghiên cứu, Đại Học Cần Thơ.
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 60 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAM SÀNH TRÊN ĐẤT
RUỘNGỞ HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG
---//---
PHẦN I: THÔNG TIN ĐÁP VIÊN. - Họ và tên chủ hộ: ………
- Tuổi: ………
- Địa chỉ: ………
- Trình độ học vấn: ………
PHẦN II: THÔNG TIN CHUNG. 1. Tên loại cây trồng: ………
2. Diện tích trồng: ………(m2; công). 3. Thời gian sản xuất: từ năm ………đến năm………
4. Trình độ kinh nghiệm: ……… (vụ).
5. Tập huấn kỹ thuật: Có. Không.
PHẦN III: THÔNG TIN CHI PHÍ.
3.1 Chi phí cố định ban đầu.
Câu 1: Chi phí lên vườn: ………đ.
- Số ngày: ………Tiền công/ngày: ………đ.
- Số lao động: ………người.
Câu 2: Bón lót: ………đ.
- Vôi: ………đ. Số lượng: ………bao. Giá: ………đ/bao.
- Phân lót: …………..đ. Số lượng: ………bao. Giá: ………đ/bao.
Câu 3: Chi phí cây giống:
- Số lượng giống ………..cây
- Giá: ……….đ.
Câu 4: Công trồng: ………đ.
- Số ngày: ………Tiền công/ngày: ………đ.
- Số lao động: ………người.
Câu 5: Máy tưới: ………đ. Câu 6: Bình phun: ………đ.
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 61 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Câu 7: Phi tưới: ………đ.
Câu 8: Dụng cụ bảo hộ lao động: ………đ.
3.2 Chi phí biến đổi chung.
Câu 9: Số lao động trong nhà tham gia sản xuất: ………người. Trong đó: ………nam. ………nữ.
Câu 10: Thời gian thăm vườn định kỳ: ………ngày. - Mỗi lần thăm: ………giờ.
Câu 11: Chi phí tưới tiêu:
- Thời gian tưới mỗi lần: ………giờ. - Thời gian tưới định kỳ: ………ngày.
- Lượng xăng: ………lít. Giá: ………đ/lít. Câu 12: Công phun thuốc:
- Thời gian phun mỗi lần: ………giờ.
- Lượng xăng: ………lít. Giá: ………đ/lít.
3.3 Chi phí năm 1, năm 2. 3.3.1 Chi phí phân bón.
Câu 11: Thời gian bón phân định kỳ: ………ngày. - Mỗi lần bón: S TT Loại phân Số lượng (Kg) Đơn giá (đ/Kg) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5
- Số lao động: ………người. Số ngày công: ………ngày. - Tỉ lệ phân bón tăng thêm lần sau: ………%.
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 62 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH 3.3.2 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 12 : Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: ………đ. - Thời gian phun định kỳ: ………….ngày.
S TT Loại thuốc Số lượng (chai) Đơn giá (đ/chai) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5 6
3.4 Chi phí từ năm 3 về sau. 3.3.1 Chi phí mỗi năm.
Câu 13: Chi phí phân bón. + Lần 1: S TT Loại phân Số lượng (Kg) Đơn giá (đ/Kg) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5 + Lần 2: S TT Loại phân Số lượng (Kg) Đơn giá (đ/Kg) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5 + Lần 3: S TT Loại phân Số lượng (Kg) Đơn giá (đ/Kg) Thành tiền (đ) 1 2 3 4 5
GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 63 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Câu 14: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật.
- Thời gian phun định kỳ: ………ngày. - Các lần phun lấy trái:
+ Lần 1: