0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nhận diện các rủi ro cơ bản của hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAM SÀNH TRÊN ĐẤT RUỘNG (Trang 42 -42 )

2..1 .3 Khái niệm về hiệu quả

4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mơ hình

4.1.1 Nhận diện các rủi ro cơ bản của hoạt động sản xuất

Hoạt động sản xuất nông nghiệp tiềm tàng rất nhiều rủi ro mặc dù đây là lĩnh vực có thu nhập khơng cao. Rủi ro mà các nhà vườn gặp phải có cả yếu tố khách quan và phi khách quan. Thứ nhất là sự thay đổi ngày càng khắc nghiệt của khí hậu và bão thường xuyên diễn ra gây thiệt hại khá lớn. Sự nóng dần của khí hậu kéo theo tác động kép là sự dân lên của nước biển gây khó khăn cho sản xuất. Lượng mưa và mật độ mưa không ổn định làm giảm năng suất sản xuất. Bên cạnh đó, giá cả thường xuyên biến động đặc biệt là giá cam sành biến động rất lớn trong năm. Thời điểm cao nhất giá cam có thể lên đến 35.000 đồng nhưng lúc thấp nhất chỉ còn 5.000 đồng.

Hình 4.1 : Biên độ dao động giá cam sành trong năm.

Nguồn: Kết quả phỏng vấn.

Biên độ dao động giá càng lớn khi giá càng cao và bắt đầu tăng vào tháng 4 hàng năm. Giá tăng cao nhất vào khoảng tháng 6 và biên độ dao động trong khoảng từ 28.000 đồng đến 35.000 đồng. Rủi ro về giá là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận hoạt động sản xuất. Khi biên độ dao động càng lớn thì rủi ro giá càng cao và ảnh hưởng lợi nhuận càng lớn.

Phân tích hiệu quả sản xuất của mơ hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011

GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 43 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Vấn đề rủi ro thứ hai là rủi ro mất trắng do bệnh hại. Theo số liệu thống kê của phịng nơng nghiệp huyện thì khoảng 20% các hộ khơng có thu nhập do vườn cam bị bệnh. Hai bệnh khó trị là thúi rể và khảm vàng do vius. Hoạt động sản xuất cần thường xuyên bón vơi và phun thuốc định kì để tránh nấm bệnh phát triển trong đất và sâu rầy truyền vào cây. Cây cam nếu bị nhiễm bệnh sẽ cho ít trái, trái nhỏ mất thương phẩm, giá bán không cao và năng suất giảm.

Rủi ro do thông tin thị trường khơng hồn hảo. Mặc dù các vựa thu mua cam khá đông nhưng thông tin giá cả đến các nhà vườn còn chậm nên họ dễ bị ép giá làm mất doanh thu. Nguyên nhân là do trình độ dân trí cịn thấp khả năng tiếp cận thơng tin thị trường chưa cao.

Rủi ro do thông tin không cân xứng giữa người mua và người bán trong hoạt động mua bán sản phẩm vật tư nông nghiệp do hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Rủi ro do đầu ra sản phẩm không ổn định do sản xuất không theo quy hoạch, dễ xảy ra tình trạng cung vượt cầu.

Rủi ro thất thốt trong q trình thu hoạch và vận chuyển.

4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mơ hình. 4.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bình quân.

Hiệu quả sản xuất bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn phi khách quan. Các yếu tố khách quan như thời tiết, thổ nhưỡng, khí hậu, giá cả, … các yếu tố phi khách quan như mức độ chăm sóc, chi phí phân bón, thời vụ, … Các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả mơ hình? Đầu tiên ta xét mơ hình năng suất bình quân sau:

Y = α0 + α1X1 + α2X2 +α3X3 + e.

Với Y: là năng suất sản xuất bình quân. α0: là hệ số gốc của hàm hồi quy.

α1; α2; α3: là hệ số tương quan ứng với từng biến độc lập. X1: Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bình qn. X2: Số lao động trong gia đình tham gia sản xuất.

X3: Tập huấn kỹ thuật.

e: Sự thay đổi của biến phụ thuộc Y khơng được giải thích bởi các biến trong mơ hình.

Phân tích hiệu quả sản xuất của mơ hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011

GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 44 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Kết quả mong muốn về dấu của biến độc lập trong mơ hình hồi quy.

 Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật X1 đánh giá sự ảnh hưởng của chi phí tiền phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng đối với năng suất sản xuất bình qn. Chi phí này càng lớn thì cây sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao, thế nên dấu của biến độc lập X1 sẽ mang dấu dương.

 Biến X2 là số lao động trong gia đình tham gia sản xuất, khi số lao động càng nhiều thì mức độ chăm sóc càng tốt, vì thế cây cam sẽ sinh trưởng tốt và cho trái có chất lượng thương phẩm cao. Năng suất sản xuất và số lao động trong gia đình sẽ tỉ lệ thuận và vì thế sẽ mang dấu dương.

 Biến giả X3 tập huấn kỹ thuật đánh giá mức độ chênh lệch năng suất giữa những hộ đã qua tập huấn kỹ thuật và chưa qua tập huấn kỹ thuật.

Bảng 5: Kết quả hồi quy hàm năng suất.

Dependent Variable: Năng Suất Sản Xuất.

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

Hệ số gốc 3,5220 0,7365 4,7816 0.0000

Chi phí phân bón bình

qn 0,0001-03 0,0008-04 1,5444 0.1293

Số lao động trong gia đình 0,9390 0,2102 4,4663 0.0001

Tập huấn kỹ thuật 1,7852 0,6149 2,9029 0.0057

R-squared 0,6373

Adjusted R-squared 0,6136

F-statistic 26,9460

Prob(F-statistic) 0,0000

Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2012.

Trước khi giải thích kết quả mơ hình ta thực hiện một số kiểm định sau để đảm bảo mơ hình có ý nghĩa tốt và độ tin cậy hơn.

Kiểm định bỏ sót biến:

Bảng 6: Kết quả kiểm định RESET 1.

Ramsey RESET Test:

F-statistic 2,253385 Prob. F(1,45) 0,1403

Log likelihood ratio 2,443091 Prob. Chi-Square(1) 0,1180

Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp 2012.

H0: Mơ hình khơng bỏ sót biến quan trọng. H1: Mơ hình bỏ sót biến quan trọng.

Phân tích hiệu quả sản xuất của mơ hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011

GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 45 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Giá trị Prob = 0,1180 ta không đủ điều kiện để bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là chấp nhận mơ hình khơng bỏ sót biến quan trọng.

Kiểm định đa cộng tuyến:

Bảng 7: Ma trận tương quan 1. CPPBBQ SOLAODONG TAPHUAN CPPBBQ SOLAODONG TAPHUAN KYTHUAT CPPBBQ 1,0000 0,3330 0,2062 SOLAODONG 0,3330 1,0000 0,5854 TAPHUAN KYTHUAT 0,2062 0,5854 1,0000

Nguồn: kết quả điều tra trực tiếp 2012.

Theo bảng 7 hầu hết các hệ số tương quan giữa hai biến độc lập điều < 0,7 nghĩa là đa cộng tuyến ở mức thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa mơ hình.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi:

Bảng 8: Kết quả kiểm định White 1.

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 0,493747 Prob. F(8,41) 0,8535

Obs*R-squared 4,393748 Prob. Chi-Square(8) 0,8200 Scaled explained SS 3,137300 Prob. Chi-Square(8) 0,9254

Nguồn : kết quả điều tra trực tiếp 2012.

H0: Phương sai sai số không đổi. H1: Phương sai sai số thay đổi.

Giá trị P = 0,82 ta không đủ điều kiện để bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là ta chấp nhận phương sai sai số không đổi.

Kiểm định ý nghĩa mơ hình:

H0: Khơng biến nào trong mơ hình có ý nghĩa. H1: Có ít nhất một biến có ý nghĩa.

Giá trị P_value (F-tsttistic) = 0,0000 ta bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là có ít nhất một biến trong mơ hình có ý nghĩa.

 Hệ số xác định R2 = 0,64 nghĩa là có 64% sự thay đổi của biến năng suất được giải thích bởi các biến chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, số lao

Phân tích hiệu quả sản xuất của mơ hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011

GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 46 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH động trong gia đình và yếu tố tập huấn kỹ thuật. Còn 36% sự biến động là do các yếu tố khác khơng được đưa vào mơ hình.

 Khi số lao động trong gia đình tăng thêm 1 người thì trên trung bình năng suất sản xuất bình quân sẽ tăng 0,9390 tấn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và ở mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là giá trị thay đổi của năng suất sản xuất bình quân được giải thích bởi biến số lao động là 0,9390 và sẽ biến động thuận chiều.

 Ở mức ý nghĩa 5%, thì năng suất sản xuất bình quân của những hộ đã qua tập huấn trên trung bình sẽ cao hơn năng suất sản xuất bình quân của các hộ chưa qua tập huấn kỹ thuật là 1,7852 tấn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

 Hệ số gốc α = 3,522 nghĩa là năng suất bình quân của những hộ trồng cam sành chưa qua tập huấn kỹ thuật là 3,522 tấn ở mức ý nghĩa 1% và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

 Biến chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khơng có ý nghĩa trong mơ hình.

Năng suất sản xuất trung bình là yếu tố rất quan trọng trong việc phân tích đánh giá hiệu quả của mơ hình sản xuất. Theo kết quả điều phỏng vấn trực tiếp 50 hộ sản xuất cam sành trên đất ruộng thì năng suất bình quân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng có đến 64% là do các yếu tố như chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, số lao động trong gia đình và yếu tố tập huấn kỹ thuật. Số lao động trong gia đình là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất cam sành, khi số lao động nhiều thì khâu chăm sóc sẽ được đảm bảo tốt và chính vì thế năng suất sẽ cao. Yếu tố tập huấn kỹ thuật cũng có ý nghĩa quan trọng trong năng suất bình quân của hoạt động sản xuất cam sành. Những hộ được tham gia tập huấn sẽ có hiểu biết cơ bản về đặc tính sinh học của cây và có biện pháp chăm sóc tốt nhất để giúp cây phát triển ổn định và cho năng suất cao. Vậy theo kết quả phân tích ta thấy năng suất bình qn có dạng hàm như sau:

NSSX = 3,522 + 0,939*Solaodong + 0,0001-3*CPPBBQ + 1,7852*Taphuankythuat + e.

4.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trung bình.

Cùng vơi hàm năng suất bình quân thì hàm lợi nhuận trung bình sẽ là căn cứ tốt để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mơ hình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trung bình như chi phí bình qn, năng

Phân tích hiệu quả sản xuất của mơ hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011

GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 47 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH suất sản xuất, giá bán trung bình, kỹ thuật cho trái, tập huấn kỹ thuất, … . Để có những nhận định tốt hơn ta xét hàm hồi quy sau đây:

Hàm hồi quy của hàm lợi nhuận trung bình có dạng:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + e.

Trong đó:

Y: Thu nhập trung bình từ sản xuất cam sành. β0 : Hệ số gốc của phương trình hồi qui.

β1; β2; β3; β4; β5: là hệ số tương quan ứng với từng biến độc lập trong mơ hình.

e: Sai số u là sự biến động của Y khơng được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình.

X1: Chi phí bình qn.

X2: Năng suất sản xuất bình quân.

X3: Giá bán bình quân mà các hộ sản xuất bán được. X4: Kỹ thuật lấy trái.

X5: Tập huấn kỹ thuật.

Kết quả mong muốn về dấu của biến độc lập:

 Biến X1 chi phí bình qn của hoạt động sản xuất sẽ thay đổi nghịch dấu với biến lợi nhuận trung bình. Khi chí bình qn tăng lên thì làm lợi nhuận bình quân giảm xuống do lợi nhuận sẽ bằng doanh thu trừ chi phí, vậy biến chi phí này sẽ thay đổi nghịch với lợi nhuận trung bình trong mơ hình hồi quy.

 Biến năng suất sản xuất bình quân X2 đánh giá sự thay đổi của năng suất sản xuất bình quân đến lợi nhuận bình quân. Khi năng suất bình quân tăng làm cho doanh thu bình quân tăng theo làm cho lợi nhuận bình quân tăng lên và ngược lại. Nghĩa là biến năng suất sản xuất bình quân sẽ mang dấu dương và thay đổi thuận với biến phụ thuộc Y.

 Biến X3 phản ánh sự thay đổi của giá bán trung bình đến lợi nhuận trung bình của mơ hình hồi quy. Khi giá bán trung bình tăng làm doanh thu bình quân sẽ tăng theo và vì thế lợi nhuận cũng sẽ tăng và ngược lại. Nghĩa là giá bán trung bình sẽ mang dấu dương ảnh hưởng thuận chiều với biến lợi nhuận bình quân.

 Biến kỹ thuật lấy trái X4 trong mơ hình hồi quy phân tích sự chênh lệch lợi nhuận trung bình giữa những hộ trồng cam cho trái thuận và trồng cam cho

Phân tích hiệu quả sản xuất của mơ hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011

GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 48 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH trái nghịch. Những hộ trồng cam sành cho trái thuận mang giá trị 0 và những hộ trồng cam cho trái mùa nghịch mang giá trị là 1. Vậy biến giả này sẽ mang dấu dương vì những hộ cho trái nghịch mùa sẽ bán được giá cao hơn, doanh thu thu được cũng vì vậy sẽ tăng và làm gia tăng lợi nhuận.

 Biến giả tập huấn kỹ thuật X5 xét sự chênh lệch lợi nhuận trung bình giữa những hộ có tập huấn kỹ thuật và không tập huấn kỹ thuật. Hộ có tập huấn kỹ thuật mang giá trị 1 và không tập huấn kỹ thuật mang giá trị 0, thế nên biến giả sẽ mang dấu dương để đánh giá hộ có tập huấn kỹ thuật sẽ có lợi nhuận cao hơn chưa qua tập huấn kỹ thuật.

Bảng 9: Kết quả hồi quy hàm lợi nhuận trung bình.

Dependent Variable: Lợi Nhuận Trung Bình

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C (13.335.533) 3.544.441 (3,7623) 0,0005 CPBQ (0,6867) 0,2244 (3,0602) 0,0038 GBTB 837 147 5,6582 0,0000 NSSX 2.293.687 448.385 5,1154 0,0000 KTLAYTRAI 4.170.534 2.580.601 1,6161 0,1132 TAPHUANKYTHUAT 4.294.479 1.848.311 2,3234 0,0248 R-squared 0,8802 Adjusted R-squared 0,8666 F-statistic 65 Prob(F-statistic) 0,0000

Nguồn: kết quả điều tra trực tiếp 2012.

Trước khi giải thích ý nghĩa mơ hình ta thực hiện các kiểm định để đảm bảo mơ hình được ước lượng là tuyến tính khơng chệch có phương sai nhỏ nhất. Vì khi đảm bảo được tất cả các yếu tố này mơ hình sẽ có hiệu quả ước lượng tốt nhất.

Bảng 10: Bảng kết quả kiểm định phương sai sai số 2.

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 2,941600 Prob. F(18,31) 0,0040

Obs*R-squared 31,53637 Prob. Chi-Square(18) 0,0249 Scaled explained SS 111,7626 Prob. Chi-Square(18) 0,0000

Nguồn: kết quả phỏng vấn trực tiếp 2012.

H0: Phương sai sai số không đổi.

Phân tích hiệu quả sản xuất của mơ hình trồng cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011

GVHD: NGUYỄN VĂN NGÂN 49 SVTH: ĐỒNG CHÍ LINH Giá trị Prob = 0,0249 nghĩa là chúng ta chấp nhận có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Vậy ước lượng của mơ hình là ước lượng tuyến tính khơng chệch nhưng khơng đảm bảo có phương sai nhỏ nhất. Khi đó ước lượng mơ hình khơng cịn hiệu quả và khơng đảm bảo ý nghĩa thống kê. Để khắc phục hiện tượng này ta thay đổi dạng mơ hình thành mơ hình tuyến tính log.

Bảng 11: Mơ hình hồi quy tuyến tính log của hàm lợi nhuận bình quân.

Dependent Variable: LOG(LNTB)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 21,442 4,4861 4,7796 0,0000 LOG(CPBQ) (1,1982) 0,2811 (4,2624) 0,0001 LOG(GBTB) 1,0008 0,2127 4,7048 0,0000 LOG(NSSX) 1,9093 0,3323 5,7456 0,0000 KTLAYTRAI 0,6466 0,2950 2,1915 0,0338 TAPHUANKYTHUAT 0,1421 0,2141 0,6638 0,5102 R-squared 0,8403 Adjusted R-squared 0,8222 F-statistic 46,3190 Prob(F-statistic) 0,0000

Nguồn: kết quả điều tra trực tiếp 2012.

Kiểm định mơ hình:

H0: Khơng biến nào trong mơ hình có ý nghĩa. H1: Có ít nhất một biến có ý nghĩa.

Theo bảng 7 ta có giá trị P = 0,0000 nghĩa là có ít nhất một biến có ý nghĩa trong mơ hình. Vậy sự biến động của lợi nhuận trung bình được giải thích bởi các biến chi phí bình qn, năng suất sản xuất bình quân, giá bán trung bình và kỹ thuật cho trái, các biến này ảnh có quan hệ tuyến tính log với biến phụ thuộc lợi nhuận trung bình.

Kiểm định bỏ sót biến:

Bảng 12: Kết quả kiểm định RESET 2.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAM SÀNH TRÊN ĐẤT RUỘNG (Trang 42 -42 )

×