Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 nhiệm kỳ 2015 2020 của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết các cấp của Đảng về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; đặc biệt là nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các câp chính quyền địa phương đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa nhanh những giống mới có năng suất chất lượng cùng việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nhân dân sản xuất trong đó có giống cây đặc sản Na Chi Lăng. Hiện nay, Chi Lăng đã trở thành địa phương có diện tích trồng Na tập trung lớn nhất cả nước, sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích trồng Na tại Chi Lăng trên 1.550 ha sản lượng đạt 15.500 tấnnăm, giá trị thành tiền đạt 465 tỷ đồng, đảm bảo đời sống dân sinh cho khoảng 3.180 hộ dân ở các xã, thị trấn như: Thị trấn Chi Lăng, xã Chi Lăng, xã Quang Lang, xã Mai Sao, thị trấn Đồng Mỏ, xã Thượng Cường, xã Hòa Bình, xã Y Tịch... và các vùng phụ cận khác. Tuy nhiên, do đặc điểm là vùng nông thôn miền núi người dân sản xuất theo tập quán kinh nghiệm cá nhân, hằng năm mùa vụ sản xuất tập trung thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 8 (Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 1 tháng), với sản lượng lớn cùng lúc như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ, bảo quản sản phẩm, giá trị thu nhập bị thiệt hại lớn so với tổng sản lượng làm ra. Để giúp nông dân có điều kiện tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, các giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao và tiếp cận với thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa ở trong và ngoài địa phương, UBND huyện Chi Lăng triển khai phát triển sản xuất Na rải vụ nhằm tạo ra sản phẩm Na trong một thời gian dài trong mùa thu hoạch (Kéo dài từ táng 7 đến tháng 12) đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, sản xuất Na trái vụ nhằm kéo dài thời gian thu hoạch thúc đẩy thị trường tiêu thụ na, nâng cao hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Qua quá trình sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm Na những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, UBND huyện Chi Lăng đang chỉ đạo quyết liệt việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh có sản lượng hàng hóa lớn, thời gian thu hoạch được kéo dài, chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam, khu vực và quốc tế. Để biết được hiệu quả của việc thu hoạch na rải vụ cao hơn thu hoạch na tập trung như thế nào chúng tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề “Phân tích hiệu quả sản xuất Na rải vụ trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn” là hoàn toàn cần thiết và cấp bách.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG
KHOA KINH TẾ – TÀI CHÍNH
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Phân tích hiệu quả sản xuất na rải vu trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
Người hướng dẫn : TS Mai Thị Huyền
Sinh viên thực hiện : Nông Thị Nhị
Lớp : DLTV – KINHTE 6B
Khóa học : 2016 - 2019
Trang 2Bắc Giang, năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Lạng Sơn, ngày 18 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nông Thị Nhị
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả sản xuất Na rải vụ trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh LạngSơn”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự quan tâm, giúp đỡ chỉ bảonhiệt tình của thầy cô giáo khoa Kinh tế - Tài chính trường Đại học Nông lâmBắc Giang cùng Ban Giám hiệu nhà trường, cùng với sự giúp đỡ các gia đìnhsản xuất Na rải vụ và chính quyền địa phương nơi tôi nghiên cứu, học tập đãcung cấp số liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu để hoànthiện khóa luận tốt nghiệp Đại học
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Tiến sĩ Mai ThịHuyền - Trưởng khoa Kinh tế - Tài chính, người nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.`
Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè khóa học
và gia đình đã luôn luôn gắn bó động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tậpcũng như trong thời gian thực tập thực tế để hoàn thành khóa luận tốt nghiệpcủa mình
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện hoàn thiện khóa luận do hạn chế
về kỹ năng, kiến thức cũng như thời gian thực hiện nên không tránh khỏinhững thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến của Nhà trường, thầy
cô giáo, bạn bè để được nâng cao kiến thức và hoàn thiện khóa luận tốtnghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Lạng Sơn, ngày 18 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nông Thị Nhị
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 MỤC TIÊU CHUNG 2
1.2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
1.3.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
1.4 KẾT CẤU BÁO CÁO 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA TRÊN THẾ GIỚI 19
1.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA TẠI VIỆT NAM 20
1.4 CĂN CỨ PHÁP LÝ TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 22
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 23
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
Trang 62.2.1 CHỌN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 26
2.2.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 26
2.2.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 27
2.2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY TẠI HUYỆN CHI LĂNG 29
3.2 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CANH TÁC CÂY NA TẠI HUYỆN CHI LĂNG .32
3.3 ĐÁNH GIÁ VIỆC HỖ TRỢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT, TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẨY MẠNH THÂM CANH, RẢI VỤ, SẢN XUẤT NA THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP 33
3.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NA RẢI VỤ TẠI HUYỆN CHI LĂNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 40
3.4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NA RẢI VỤ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 41
3.4.2 KẾT QUẢ SẢN XUẤT NA RẢI VỤ CỦA HỘ ĐIỀU TRA 43
3.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA TẠI CHI LĂNG 43
3.6 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 51
3.6.1 ĐỊNH HƯỚNG 51
3.6.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ, GIÁ TRỊ SẢN SUẤT NA RẢI VỤ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN .51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
1 KẾT LUẬN 54
2 KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 3.1: Thống kê diện tích phát triển cây Na ở Chi Lăng giai đoạn 2000 - 2018 30
Biểu 3.2: Thống kê diện tích phát triển sản xuất Na rải vụ giai đoạn 2015 - 2018 31
Biểu 3.3 Diện tích đất của nhân dân trồng cây Na qua phỏng vấn ở huyện Chi Lăng năm 2018 32
Biểu 3.4 Thời gian bón phân cho Na hằng năm 33
Biểu 3.5 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm quả Na rải vụ tại Chi Lăng 34
Biểu 3.6 Kết quả phân tích mẫu đất tại vùng sản xuất Na rải vụ thuộc xã Quang Lang, huyện Chi Lăng 35
Biểu 3.7 Công tác tập huấn sản xuất na rải vụ an toàn tại Chi Lăng hằng năm 36
Biểu 3.8 Sản lượng Na tươi của các xã huyện Chi Lăng qua các năm (2016 - 2018) 39
Biểu 3.9 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra sản xuất Na 40
Biểu 3.10 Tình hình đất đai, lao động, TSCĐ, vốn của các hộ điều tra 41
Biểu 3.11 Diện tích, năng suất, sản lượng Na rải vụ của các hộ điều tra 42
Biểu 3.12 Chi phí chăm sóc Na rải vụ của các hộ điều tra năm 2018 42
Biểu 3.13 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất Na rải vụ của các nhóm hộ điều tra 43
Biểu 3.14 Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả trong sản xuất Na Rải vụ của các nhóm hộ điều tra 44
Biểu 3.15 Thống kê năng suất Na rải vụ của hộ nông dân trên địa bàn huyện Chi Lăng 45
Biểu 3.16 Khối lượng và giá bán Na của huyện Chi Lăng qua hai năm gần đây 49
Trang 89 RH Ẩm độ tương đối của không khí (%)
10 PTNT Phát triển nông thôn
12 toC Nhiệt độ không khí (độ C)
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ 12 nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghịquyết các cấp của Đảng về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng;đặc biệt là nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các câp chínhquyền địa phương đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưanhanh những giống mới có năng suất chất lượng cùng việc chuyển giao cáctiến bộ khoa học kỹ thuật cho nhân dân sản xuất trong đó có giống cây đặcsản Na Chi Lăng Hiện nay, Chi Lăng đã trở thành địa phương có diện tíchtrồng Na tập trung lớn nhất cả nước, sản xuất theo hướng sản xuất hànghóa Diện tích trồng Na tại Chi Lăng trên 1.550 ha sản lượng đạt 15.500tấn/năm, giá trị thành tiền đạt 465 tỷ đồng, đảm bảo đời sống dân sinh chokhoảng 3.180 hộ dân ở các xã, thị trấn như: Thị trấn Chi Lăng, xã ChiLăng, xã Quang Lang, xã Mai Sao, thị trấn Đồng Mỏ, xã Thượng Cường,
xã Hòa Bình, xã Y Tịch và các vùng phụ cận khác
Tuy nhiên, do đặc điểm là vùng nông thôn miền núi người dân sảnxuất theo tập quán kinh nghiệm cá nhân, hằng năm mùa vụ sản xuất tậptrung thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 8 (Thời gian thu hoạch kéo dàikhoảng 1 tháng), với sản lượng lớn cùng lúc như vậy đã ảnh hưởng lớn đếnviệc tiêu thụ, bảo quản sản phẩm, giá trị thu nhập bị thiệt hại lớn so vớitổng sản lượng làm ra Để giúp nông dân có điều kiện tiếp cận và ứng dụngcác tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, các giống cây trồng vật nuôi có năngsuất chất lượng cao và tiếp cận với thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa ở
trong và ngoài địa phương, UBND huyện Chi Lăng triển khai phát triển sản
xuất Na rải vụ nhằm tạo ra sản phẩm Na trong một thời gian dài trong mùa
Trang 10thu hoạch (Kéo dài từ táng 7 đến tháng 12) đảm bảo chất lượng, an toànthực phẩm, sản xuất Na trái vụ nhằm kéo dài thời gian thu hoạch thúc đẩythị trường tiêu thụ na, nâng cao hiệu quả kinh tế của người sản xuất
Qua quá trình sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm Na những nămqua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, UBND huyện ChiLăng đang chỉ đạo quyết liệt việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm tạo racác vùng sản xuất chuyên canh có sản lượng hàng hóa lớn, thời gian thuhoạch được kéo dài, chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam, khuvực và quốc tế Để biết được hiệu quả của việc thu hoạch na rải vụ cao hơnthu hoạch na tập trung như thế nào chúng tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề
“Phân tích hiệu quả sản xuất Na rải vu trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn” là hoàn toàn cần thiết và cấp bách.
1.2 Muc tiêu nghiên cứu
1.2.1 Muc tiêu chung
Việc phân tích hiệu quả sản xuất Na rải vụ trên địa bàn huyện Chi Lăng,tỉnh Lạng Sơn góp phần nâng cao công tác quản lý, theo dõi mùa vụ sản xuất,năng suất, chất lượng sản phẩm quả na Góp phần đánh giá hiệu quả về kinh tế -
xã hội của địa phương, từ đó tiếp tục có kế hoạch, định hướng lâu dài cho côngtác sản xuất nông nghiệp nói chung, công tác thúc đẩy sản xuất cây Na nói riênggóp phần đem lại những giá trị to lớn cho ngành nông nghiệp của địa phương
và ngoài tỉnh, có đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập cho nhân dân trong vùng
Trang 11- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất Na rải vụ trên địa bànhuyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất Narải vụ trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
- Đối tượng khảo sát: Các hộ gia đình đang sản xuất na rải vụ trên địabàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu hiệu quả từ việc sản xuất Narải vụ của các hộ gia đình trong năm 2018 từ đó xây dựng phân tích địnhhướng hiệu quả cho năm 2019 và những năm tiếp theo
- Về thời gian: Thời gian thực tập tốt nghiệp từ ngày 15/01/2019 đếnngày 19/4/2019 Thời gian tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá hiệu quảsản xuất Na rải vụ được tiến hành chủ yếu trong thời gian năm mùa vụ 2018
để làm cơ sở nghiên cứu về hiệu quả sản xuất đối với Na rải vụ Từ đó đề ragiải phát sản xuất, phát triển cho Na rải vụ trong năm 2019 và những năm tiếptheo
- Về không gian: Quá trình nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của đề tàitập trung trên địa bàn hai xã Quang Lang và xã Chi Lăng đối có mùa vụ sảnxuất Na rải vụ ổn định hằng năm và có diện tích và sản lượng na lớn trên địabàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn hiện nay
1.4 Kết cấu báo cáo
Kết cấu đề tài bao gồm 5 phần:
Mở đầu
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu đề tài
a) Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của conngười Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổitrong thương mại Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sảnxuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất vàlàm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiếtlàm ra sản phẩm? Tùy theo sản phẩm, sản xuất được phân thành ba khu vực:
1- Khu vực một của nền kinh tế : Nông nghiệp , Lâm nghiệp , Thủy sản ; 2- Khu vực hai của nền kinh tế : Khai thác mỏ , Công nghiệp chế tạo (công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng), Xây dựng ;
3- Khu vực ba của nền kinh tế : Thuộc khu vực dịch vụ ;
Sản xuất còn là sự nghiên cứu về quá trình sản xuất, hay quá trình kinh
tế của việc chuyển đổi đầu vào thành đầu ra Quá trình sản xuất sử dụngcác nguồn lực để tạo ra hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng hay
là trao đổi trong nền kinh tế thị trường Quá trình này có thể bao gồm sảnxuất, xây dựng, lưu trữ, vận chuyển và đóng gói Sản xuất là một quá trình và
nó diễn ra qua không gian lẫn thời gian Bởi vậy sản xuất được đo bởi “Tỷ lệcủa sản lượng đầu ra trong một khoảng thời gian nhất định” Có ba khía cạnhcủa quá trình sản xuất:
1- Số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra;
2- Loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra;
3- Sự phân bố về mặt không gian và thời gian của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra;
Trang 13Một quá trình sản xuất được định nghĩa là bất kỳ hoạt động nào làmtăng sự tương tự giữa mô hình của nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, và sốlượng, chủng loại, hình dạng, kích thước và sự phân bổ của những loại hànghóa, dịch vụ này trên thị trường.
Sản xuất là một quá trình kết hợp của các loại nguyên liệu đầu vào vậtchất và phi vật chất (kế hoạch, bí quyết,…) khác nhau để nhằm tạo ra sảnphẩm cho tiêu dùng Đó là hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ,
có giá trị sử dụng và mang lại lợi ích cho người sản xuất lẫn người sử dụng
Phúc lợi kinh tế được tạo ra trong quá trình sản xuất, có nghĩa là mọihoạt động kinh tế đều nhắm đến việc thỏa mãn nhu cầu của con người dù theocách trực tiếp hay gián tiếp Mức độ mà ở đó các nhu cầu được thỏa mãnthường được chấp nhận như là thước đo của phúc lợi kinh tế Trong quá trìnhsản xuất, có hai yếu tố giải thích cho sự gia tăng về phúc lợi kinh tế, đó là sựcải thiện về tỷ lệ giá cả - chất lượng của hàng hóa và việc tăng thu nhập từloại hình sản xuất thị trường ngày càng được phát triển và có hiệu quả Cácloại hình sản xuất quan trọng bao gồm: Sản xuất thị trường; sản xuất côngcộng; sản xuất hộ gia đình
Sự thỏa mãn nhu cầu được bắt nguồn từ việc sử dụng các loại hàng hóađược sản xuất Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ tăng lên khi tỷ lệ giá cả - chất lượngcủa hàng hóa được cải thiện và càng nhiều sư thỏa mãn đạt được với ít chi phíhơn Cải thiện tỷ lệ giá cả - chất lượng của hàng hóa đối với nhà sản xuất làmột cách quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
Phúc lợi kinh tế cũng được tăng lên do sự gia tăng của thu nhập thuđược từ sự phát triển hiệu quả của loại hình sản xuất thị trường Sản xuất thịtrường là loại hình duy nhất tạo ra và phân phối thu nhập cho các bên liênquan Loại hình sản xuất công cộng và sản xuất hộ gia đình được tài trợ bởinguồn thu nhập thu được từ loại hình sản xuất thị trường Do vậy, sản xuất thịtrường đóng vai trò kép trong việc tạo ra phúc lợi, vai trò sản xuất ra hàng hóa
và vai trò tạo ra thu nhập Bởi vì vai trò kép này, loại hình sản xuất thị trường
Trang 14chính là “động cơ” đối với phúc lợi kinh tế Người ta mô tả mối quan hệ giữađầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2, , Xn)Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2, , Xn làlượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất
* Các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất:
- Đối tượng lao động trong sản xuất Na gồm có: Đất đai, Giống, phânbón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, dụng cụ lao động,…
- Tư liệu lao động trong sản xuất Na gồm có: Diện tích đất, máy mócthiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, kho tàng, cơ sở hạ tầng
- Lực lượng lao động trong sản xuất Na: Là người lao động có trình độ kỹ
thuật, kinh nghiệm và kỹ năng trong sản xuất na.
Các yếu tố này thường gọi là yếu tố đầu vào hay nguồn lực sản xuất
* Sản phẩm: Toàn bộ sản phẩm hữu ích thu được từ cây na trong một
thời kỳ nhất định, thường tính là một năm Sản phẩm thu được từ cây na là:
- Quả na tươi chưa qua sơ chế
- Quả na đã qua sơ chế
b) Khái niệm về sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sửdụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tưliệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, baogồm nhiều chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩarộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế củanhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa pháttriển Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nôngnghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
Trang 15- Nông nghiệp thuần nông: Là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vàohạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗingười nông dân
- Nông nghiệp chuyên sâu: Là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đượcchuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sửdụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sảnphẩm nông nghiệp Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạogiống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao Sản phẩm đầu rachủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thịtrường hay xuất khẩu Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyênsâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ cácsản phẩm được sản xuất ra
c) Khái niệm về Hộ sản xuất kinh doanh
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cho đến nay, nền kinh tếnước ta đã đạt được những thành tựu to lớn Cùng với sự phát triển của cácnghành kinh tế, hơn hai mươi năm qua sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã
có sự chuyển biến lớn Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triểncủa hộ sản xuất, coi hộ sản xuất kinh doanh như một nền tảng vững chắc cho
sự nghiệp Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá Đất nước
Hộ sản xuất kinh doanh là một tổ chức kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt độngsản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh, tự tổchức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước,của địa phương và theo quy định của pháp luật Hộ sản xuất kinh doanhkhông chỉ độc lập tự chủ về kinh doanh mà còn tự chủ trong quản lý và tiêuthụ sản phẩm Do đó họ luôn luôn tích cực khai thác tiềm năng trí tuệ và nănglực sản xuất của mình để tổ chức hoạt động kinh tế một cách phong phú và đadạng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, từng bước nâng cao đời sống, mở rộngsản xuất, tăng tích lũy chính cho bản thân mình và xã hội
Trang 16d) Phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thayđổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảothỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừađáp ứng nhu cầu của mai sau Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cảlâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường,không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả
về kinh tế và được chấp nhận về mặt xã hội (FAO, 1992) Phát triển nôngnghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xãhội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổnhại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai
Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được haiyêu cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu hiện tại về nông sản và các dịch vụ liênquan và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồmgìn giữ quỹ đất, nước, rừng, khí hậu và tính đa dạng sinh học…) Nôngnghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái,
kỹ thuật vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
e) Phát triển sản xuất Na theo hướng bền vững
Phát triển sản xuất na bền vững là quá trình phát triển cần sự kếthợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc thựchiện tốt các vấn đề xã hội và môi trường trong sản xuất na Sự phát triển
đó đòi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnhhưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệtương lai của sản xuất na
1.1.1.2 Đặc điểm sản xuất Na
a) Đặc của cây na
Tên khoa học: Annona squamosa L
Tên khác: Sa lê, Mãng cầu ta, Mãng cầu, Mác kiếp (Tày), Phan Lệ Chi
Trang 17Tên nước ngoài: custard apple, sugar apple tree, sweet sop (Anh);annone écailleuse, pommier-canellier, attire (Pháp)
- Đặc điểm:
Cây gỗ nhỏ cao 2-8 m Thân non màu nâu bạc; thân già màu nâu xám
có nhiều lỗ bì nhỏ và sẹo lá lồi to rõ
Lá đơn, nguyên, mọc cách; phiến lá hình mũi mác, dài 9-13 cm, rộng
3-5 cm, màu xanh đậm mặt trên hơn mặt dưới, mặt dưới có ít lông ở gân lá vànhiều đốm vàng không rõ vách ở phần thịt lá
Cụm hoa: Hoa riêng lẻ mọc đối diện với lá hoặc xim ít hoa ở cành già.Hoa màu xanh, đều, lưỡng tính, mẫu 3; cuống hoa màu xanh, dài 0,8-1,1 cm;
lá bắc dạng vẩy tam giác cao 1 mm, màu xanh, tồn tại lâu; đế hoa lồi
Quả tụ, mỗi lá noãn cho ra 1 quả mọng riêng biệt và tất cả các quảnày dính vào nhau tạo thành một khối hình tim hoặc hình cầu đường kính7-10 cm, mặt ngoài màu xanh chia nhiều rãnh, thịt quả màu trắng, mềm vàngọt khi chín
Hạt hình bầu dục một đầu thuôn tròn, vỏ màu đen nhẵn bóng dài 2-3cm
Na thuộc nhóm cây ăn quả, là loài cây có tính thích nghi cao, mọc được
ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu ấm áp và khô Tuyvậy cây vẫn sinh trưởng được trong điều kiện nóng ẩm
Nhiệt độ thích hợp cho na sinh trưởng phát triển là 17 - 250C
b) Vai trò, tác dụng của cây Na
Quả Na có vị ngọt, mềm, có nhiều hạt màu đen và ăn rất ngon miệng.Quả Na có rất nhiều lợi ích cả về dinh dưỡng lẫn phòng bệnh
Quả Na có vị rất ngon và được dùng để làm sinh tố hoặc thêm vào cácmón salad trái cây Tuy nhiên, hạt Na không tốt cho sức khỏe vì vậy, khi ănphải bỏ hết hạt đi
Quả Na là một nguồn tuyệt vời của vitamin C Một quả Na trung bình
có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày Chính nhờ
Trang 18giàu vitamin C mà loại quả này được coi là rất hữu ích trong việc tăng cường
hệ miễn dịch của con người
Quả Na còn là nguồn cung cấp kali, chất xơ, carbohydrates, một sốvitamin và khoáng chất thiết yếu nên rất có lợi trong việc bổ sung dinh dưỡngcho cơ thể Một ưu điểm nữa quả Na là không chứa chất béo bão hòa vàcholesterol, hàm lượng natri thấp nên rất có lợi cho những người ăn kiênghoặc đang có ý định giảm cân
Một quả Na trung bình mà không có hạt và vỏ nặng khoảng 312g thìlượng carbohydrate chiếm khoảng 55g, 5g protein, 2g chất béo… Thành phầncòn lại là nước và các chất dinh dưỡng khác
- Thành phần hóa học
Trong quả có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7%protid và vitamin C Trong lá có một alkaloid vô định hình, không cóglucosid, lá xanh chứa 0,08% dầu Hạt chứa 38,5-42% dầu, trong đó có cácacid béo (acid myristic, palmittic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic)chiếm tỉ lệ lớn Trong hạt có một acid vô định hình là anonain Chất độc tronghạt và rễ là các glycerid và các acid có phân tử lớn Lá, vỏ và rễ chứa acidhydrocyanic Vỏ chứa anonain
Thành phần dinh dưỡng trong 100g Na ăn được: Năng lượng: 64kcal;nước: 82,5g; protein 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg;photpho: 45mg; vitamin C: 36mg, ngoài ra trong Na chứa rất nhiều vitaminnhóm B tốt cho sức khỏe
- Tác dụng dược lý
Quả Na có vị ngọt chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm Quảxanh làm săn da, tiêu sưng Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụngthanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng Lá cũng có tác dụng kháng sinh, tiêuviêm, sát trùng Rễ cầm tiêu chảy
- Công dụng
Trang 19Quả Na dùng để chữa lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát Quả xanhdùng để trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng Hạt thường được dùng diệt côntrùng, trừ chấy rận Lá Na dùng để trị sốt rét cơn lẫn ngày, mụn nhọt sưng tấy,ghẻ Rễ và vỏ cây dùng để trị tiêu chảy và trị giun Đơn thuốc chữa lỵ: Đi lỵ
ra nước không dứt: 10 quả Na ương (chín nửa chừng), lấy thịt ra, còn vỏ vàhạt cho vào 2 bát nước, sắc còn 1 bát, ăn thịt quả và uống nước sắc
Quả Na ương (hái lúc chín nửa chừng) chứa nhiều tanin, được dùnglàm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ Khi dùng, lấy 30g, thái nhỏ, bỏ hạt, sắcuống làm hai lần trong ngày
Quả Na điếc (quả lúc đang lớn bị một loài nấm làm hỏng, khô xác, cómàu nâu đỏ tím) là vị thuốc được dùng phổ biến trong Đông y Chẳng hạn, đểchữa tiêu chảy, kiết lỵ, lấy quả Na điếc 20g đốt tồn tính, ngọn non cỏ lào 50g,gạo tẻ 30g, rang thật vàng; sắc uống làm 3 lần trong ngày Dùng ngoài, quả
Na điếc phơi thật khô, tán thành bột, hòa với giấm, bôi nhiều lần trong ngày,chữa nhọt ở vú
Hạt na: Giã nhỏ, ngâm rượu, ngậm nhổ nước chữa đau nhức răng, nếunước đặc ngâm quần áo diệt được rận Hạt Na có độc, không được dùng uống.Khi dùng ngoài, không để dung dịch hạt Na bắn vào mắt
Lá na: 1 nắm rửa sạch, giã nát cùng với lá bồ công anh, đắp chữa sưngvú; nếu thêm lá ớt, lá táo, lá từ vi lại chữa mụn nhọt có mủ, đầu đinh Lá Na(10-20g) rửa sạch, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước đem phơi sương một đêm,rồi thêm ít rượu mà uống trước khi lên cơn sốt rét khoảng hai giờ Dùng riênghoặc phối hợp với ngải cứu (10g), thạch xương bồ (8g), sắc uống Dùng 5-7ngày Để chữa bong gân, chạm thương, lấy lá Na 20g, quả đu đủ xanh 10g,vôi tôi 5g, muối ăn 5g, tất cả giã nát, hơ nóng, đắp vào vùng tổn thương, mỗingày làm một lần
Rễ na: cũng dùng để chữa sốt rét Lấy 50g rễ Na sắc uống với 30g rễ và
lá cây ngâu rừng, 30g rễ xoan rừng Ngoài ra, rễ Na 30-50g thái nhỏ, rửa sạch,sao qua, sắc uống có tác dụng tẩy giun đũa
Trang 20Trên địa bàn huyện Chi Lăng, cây Na được trồng từ lâu năm trên địabàn, với đặc điểm na, quả dễ bóc và có vị thơm, ngon đặc biệt, na Chi Lăng
đã từng bước chinh phục khách hàng, khẳng định giá trị kinh tế và thươnghiệu của nó trên thị trường Vùng phát triển na mở rộng, những năm đầucây được trồng chủ yếu ở các xã như xã Quang Lang, xã Chi Lăng, thị trấnChi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ sau này đã nhân rộng diện tích ra các xã trênđịa bàn như: xã Mai Sao, Xã Y Tịch, xã Thượng Cường, xã Hòa Bình, xãVạn Linh Với giá bán trung bình từ 25.000 - 40.000 đồng/kg, hàng nămcác hộ nghèo nhờ na đã thoát nghèo, đời sống không ngừng được cải thiện.Cây na đã thực sự tích cực góp phần xoá đói, giảm nghèo trên địa bànhuyện Chi Lăng trong những năm qua
1.1.1.3 Tình hình phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện Chi Lăng
a) Đối với hộ sản xuất na
- Nâng cao thu nhập: Sản xuất kinh doanh na đóng vai trò quan trọngtrong nâng cao thu nhập, đặc biệt là đối với những hộ nghèo điều kiện kinh
tế khó khăn Giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh na.Mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh na là đem lại hiệu quả kinh tếcao nhất, trong khi đó quá trình sản xuất kinh doanh na chịu sự tác độngcủa nhiều yếu tố, trong đó thị trường tiêu thụ và giá na tác động rất lớn Do
đó, phát triển sản xuất na ổn định và bền vững sẽ góp phần làm tăng hiệuquả kinh tế cho sản xuất kinh doanh na
- Tạo ra, ổn định công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp và gópphần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững: Một trong những nhiệm vụđược ưu tiên hàng đầu ở Lạng Sơn là phát triển cây na, cây trồng có lợi thế,thế mạnh của vùng Phát triển sản xuất na bền vững góp phần định canh định
cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo và giải quyết việc làm cho người laođộng, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo…
b) Đối với địa phương, cộng đồng, xã hội
- Phát triển kinh tế xã hội: Phát triển sản xuất na bền vững sẽ đem lại
Trang 21hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho các tác nhân tham gia, để từ đó ổn định vàphát triển sản xuất kinh doanh na, đóng góp vào sự phát triển cho kinh tế củađịa phương và cả nước (Báo cáo Tình hình Kinh tế xã hội giai đoạn 2011 -
2015 huyện Chi Lăng)
- Tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo: Thực tế phát triển sảnxuất na không những tạo việc làm ổn định cho lao động trực tiếp sản xuất
na, mà còn giải quyết việc làm cho hàng loạt lao động trong vùng (đến năm
2015, ngành hàng na đã tạo việc làm cho gần 300 lao động trực tiếp và 200lao động gián tiếp của huyện) Tuy nhiên có một số nơi cây na đã khôngmang lại kết quả như mong muốn Người sản xuất không đủ vốn và cả kỹthuật chăm sóc, vườn na còi cọc không cho năng suất, kết quả và hiệu quảnhư mục tiêu kế hoạch đề ra, thậm chí cũng có những nơi na phải hủy bỏhàng loạt Vì vậy, phát triển sản xuất na bền vững sẽ tạo ra và ổn định công
ăn việc làm cho lao động nông nghiệp và góp phần xoá đói giảm nghèo bềnvững
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng: Chi Lăng là huyện có địa hình đồinúi, điều này đã tạo nên lợi thế cho địa phương về phát triển kinh tế vườnđồi, nhất là thế mạnh về cây ăn quả đặc biệt là cây na Từ đó, bước đầu chothấy loại cây này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, đượcthị trường ưa chuộng và cho giá trị kinh tế cao, điều này đã mở ra hướng đimới giúp người dân nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu
- Góp phần cải thiện môi trường: Một yếu tố hết sức quan trọng và làđiều kiện cần thiết trong phát triển sản xuất na là nguồn nước để tưới na vàomùa khô Đảm bảo nguồn nước tưới và lượng nước tưới hợp lý, kết hợp vớicác biện pháp canh tác, bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quytrình kỹ thuật… sẽ là những điều kiện cần thiết, cơ bản để cây na cho năngsuất, chất lượng cao Phát triển sản xuất na bền vững sẽ góp phần làm tăng độche phủ đất, chống xói mòn đất, tái tạo và duy trì nguồn nước, cải thiện môitrường đất, nước, không khí và góp phần điều tiết tiểu vùng khí hậu
- Góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội và an ninh - quốc phòng: Na
Trang 22là cây trồng chỉ thích nghi đối với những vùng nhất định, có thể trồng ở cáctỉnh miền núi phía Bắc và đặc biệt phù hợp Các tỉnh này có chung đườngbiên giới với nhiều quốc gia láng giềng, an ninh - quốc phòng khá phức tạp.Dân cư sống ở vùng này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cư từmọi miền đất nước Nhận thức và sự hiểu biết của các tộc người rất khácnhau, dân tộc thiếu số thường trình độ dân trí thấp, trình độ canh tác lạc hậu,mức sống thường thấp hơn so với người kinh di cư từ nơi khác đến Do vậy,
họ dễ bị kẻ xấu kích động gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.Phát triển sản xuất na bền vững, nhất là ở các tỉnh thuộc vùng biên giới về cácvấn đề kinh tế, xã hội, môi trường thì cũng ổn định trật tự ATXH và an ninh -quốc phòng
c) Đối với người tiêu dùng
Vai trò thiết yếu của ngành trồng trọt là cung cấp cho con người nguồnsản phẩm dồi dào, ổn định, đảm bảo chất lượng và vệ sinh ATTP Ngoài sảnphẩm Na còn cung cấp cho con người sản phẩm chứa nguồn dinh dưỡng thiếtyếu đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể người Trong na có hàm lượngProtein cao, ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng khác như lipid, các vitamin
và các nguyên tố vi lượng khác
d) Nội dung phát triển sản xuất na
Từ khái niệm, vai trò cũng như xuất phát từ các vấn đề thuộc nội dungkinh tế, xã hội và môi trường của phát triển sản xuất na tập trung theo bềnvững sẽ cung cấp cho chúng ta nội dung của phát triển sản xuất na bền vững.Nội dung cụ thể của phát triển sản xuất na bền vững bao gồm: Về kinh tế: Chủtrương, chính sách cho phát triển sản xuất na, quy hoạch và quản lý quy hoạch,đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất, liên kết và sự tham gia của các tác nhân, thịtrường và tiêu thụ, kết quả và hiệu quả về kinh tế trong phát triển sản xuất na;
Về xã hội: Kết quả và hiệu quả về xã hội của phát triển sản xuất na; Về môitrường: Kết quả và hiệu quả về môi trường của phát triển sản xuất na
* Chủ trương, chính sách cho phát triển sản xuất Na
Trang 23Các chủ trương, chính sách như về nông nghiệp, đầu tư, khuyến nông,liên kết, thị trường … của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ươngđến địa phương có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành nông nghiệp nóichung, trong đó có ngành na Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời,đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hộ/trang trại vàcác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh na phát triển Chủ trương, chính sáchđúng sẽ tạo sự tin tưởng cho người sản xuất kinh doanh na yên tâm đầu tư,đem lại kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao và ổn định.
Các chủ trương, chính sách quan trọng, chủ yếu ở trên sẽ tác động trựctiếp tới sản xuất na nói chung, sự ổn định, bền vững của phát triển sản xuất nabền vững nói riêng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng Chính sách đất đai phùhợp, ổn định sẽ giúp người sản xuất na yên tâm sản xuất, đầu tư từ đó gópphần ổn định sản xuất Chính sách đầu tư, hỗ trợ cho người nông dân, doanhnghiệp sản xuất kinh doanh na cũng góp phần quan trọng trợ giúp, hỗ trợ cácñối tượng sản xuất kinh doanh Khi người sản xuất kinh doanh na gặp khókhăn, bất ổn trong việc tiếp cận về kỹ thuật, bổ sung nguồn lực về vốn để ổnđịnh sản xuất thì việc đưa ra và thực hiện các chính sách như khuyến nông,liên kết, tín dụng ưu đãi là hết sức cần thiết… Do đó, việc ban hành cũng nhưthực hiện tốt các chủ trương chính sách đóng vai trò quan trọng, giúp nângcao năng lực sản xuất kinh doanh cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, tạo nềntảng để phát triển sản xuất na bền vững Bên cạnh đó, chính sách còn có tácñộng thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm vàđiều tiết thị trường na (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn, 2015)
* Quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển sản xuất Na
Nguyên tắc để lập và hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất na bền vững là pháttriển sản xuất na tập trung theo hướng thâm canh và công nghiệp hóa từ sản xuấtđến thu mua, chế biến ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát huy tiềmnăng lao động, đất đai, khí hậu Từ đó, mỗi huyện phải hoàn thiện quy hoạchvùng sản xuất na của mình trên cơ sở quy hoạch chung (UBND huyện Chi
Trang 24Lăng, 2017).
Mức độ ổn định của quy hoạch phát triển sản xuất na tác động đến mức
độ ổn định của các vùng sản xuất và mức độ đầu tư của các hộ gia đình vàcác doanh nghiệp trong phát triển sản xuất na bền vững Mục đích của quyhoạch là sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất và tổ chứcsản xuất hợp lý Quy hoạch phát triển sản xuất na bao gồm quy hoạch tổngthể (vùng sản xuất) và quy hoạch chi tiết (hệ thống thu mua, chế biến và xuấtkhẩu sản phẩm) Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ các vùng đủđiều kiện đất đai, nước tưới cho sản xuất, bảo đảm tính khả thi, phù hợp vớiquy định hiện hành về điều kiện sản xuất na và phù hợp với trình độ sản xuất,đạt được hiệu quả sau đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo gắn kết giữa sảnxuất và tiêu thụ Quy hoạch phát triển vùng sản xuất na bền vững cần đượccấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với quy hoạch chung của vùng và
cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần gắn kết với quy hoạch sửdụng đất (nhất là đối với quy hoạch sản xuất na) (Sở Nông nghiệp và PTNTtỉnh Lạng Sơn, 2017)
* Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất Na
Sản xuất - kinh doanh na bền vững đòi hỏi các cơ sở sản xuất, các hộgia đình phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuấtnhư đường giao thông, nguồn nước tưới (giếng, hồ đập trữ nước và máy bơmnước), hệ thống điện, hệ thống sân phơi, máy sấy và máy xát quả, nhà khobảo quản nông sản… Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiệu quả sẽ đápứng cho yêu cầu sản xuất, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, nâng cao chấtlượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ đóđảm bảo cho phát triển sản xuất na bền vững (UBND huyện Chi Lăng, 2017)
* Thực hiện các khâu trong sản xuất Na
Các khâu trong sản xuất na ở đây là những công việc người sản xuấtthường xuyên phải thực hiện, bao gồm: công tác về giống; sử dụng phân bón;nước tưới; tác dụng của cây trồng xen na; kỹ thuật chăm sóc; việc chuyển
Trang 25giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; thu hoạch và bảo quản;v.v Các nội dung này giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất na Việcthực hiện các nội dung sản xuất na đó một cách phù hợp, hợp lý sẽ góp phầnnâng cao kết quả và hiệu quả, cũng như đáp ứng yêu cầu cho phát triển sảnxuất na bền vững (UBND huyện Chi Lăng, 2017).
Mục tiêu của phát triển sản xuất na là hướng tới phát triển theo chiềurộng và phát triển theo chiều sâu Nếu phát triển sản xuất na chỉ chú ý đếnphát triển chiều rộng mà không quan tâm đến phát triển theo chiều sâu, hayngược lại thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, và từ đó dẫn đến phát triểnsản xuất na kém bền vững (UBND huyện Chi Lăng, 2017)
* Vấn đề liên kết giữa các tác nhân sản xuất Na
Trong thực tế, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến năngsuất, chất lượng na không đồng đều, kém hiệu quả, giá thành sản xuất trênmột đơn vị sản phẩm cao Vì vậy, tổ chức sản xuất na theo hướng liên kết làyếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất na bền vững Mục đích liên kết lànhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, lao động và tiêu thụ sản phẩm Thông qualiên kết giữa các tác nhân (hộ - hộ, hộ - doanh nghiệp, hộ - nhà khoa học,…)trong các nội dung liên kết (liên kết trong cung ứng giống, liên kết trongchuyển giao kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ,…) sẽ góp phần giúp các tácnhân có điều kiện tiếp thu, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trongsản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, kết quả và hiệu quả sản xuất
từ đó góp phần cho phát triển sản xuất na ổn định, bền vững Đối với đốitượng hộ/trang trại (đối tượng quan trọng, chủ yếu trong sản xuất na) thìtrong liên kết cần khuyến khích, hỗ trợ các hộ sản xuất na tổ chức thành từngnhóm, tổ hợp tác, HTX… để tạo điều kiện về vay vốn ưu đãi đảm bảo chonhu cầu đầu tư, tránh tình trạng thu hái non, hái vội; khuyến nông, tăngcường quản lý, bảo quản trước và sau thu hoạch… giúp cho hộ yên tâm sảnxuất (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn, 2017)
* Thị trường tiêu thu Na
Trang 26Thị trường tiêu thụ na bao gồm 3 yếu tố cơ bản, đó là: Thị trường thumua, thị trường tiêu thụ và giá cả.
- Thị trường thu mua:
Đối với sản xuất na hầu hết na sản xuất ra là để bán Thị trường thumua na là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán na giữa người sản xuất na vớibên có nhu cầu mua Có 3 đối tượng chủ yếu thu mua na là: Đại lý, lái buôn(người thu gom) và doanh nghiệp Do đó, xây dựng và hoàn thiện nhằm tạolập một thị trường thu mua na ổn định, tạo sự cạnh tranh lành mạnh sẽ tácđộng tích cực, góp phần cho phát triển sản xuất na bền vững
- Thị trường tiêu thụ:
Đối với thị trường tiêu thụ, mục tiêu luôn là có đầu ra cho sản phẩm na.Thị trường tiêu thụ là nơi sản phẩm na sẽ được đưa tới người tiêu dùng Xâydựng thị trường tiêu thụ ổn định không những sẽ giúp người tiêu dùng dễdàng tiếp cận được sản phẩm mà còn giúp cho người sản xuất yên tâm ở đầu
ra Tránh tình trạng được mùa mà mất giá, hay sản lượng cao mà không có nơitiêu thụ
- Giá cả: Giá na là một trong những yếu tố tác động trực tiếp và mangtính quyết định đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất Khi giá na trên thịtrường tăng thì người sản xuất bán sản phẩm để có thu nhập đảm bảo cho nhucầu tiêu dùng và chi phí để đầu tư cho vụ mùa kế tiếp, và thường trong thực tếkhi giá na lên cao thì người sản xuất mở rộng diện tích trồng na và ngược lạikhi giá cả sụt giảm mạnh hiệu quả kinh tế của người sản xuất bị giảm sút, giảmthu nhập, khó khăn cho đầu tư và từ đó thường dẫn đến việc phá bỏ cây na đểchuyển sang cây trồng khác làm cho phát triển sản xuất na kém ổn định
Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Để phát triểnsản xuất na bền vững thì yêu cầu đặt ra là các yếu tố của thị trường tiêu thụ nhưthu mua, thị trường, giá cả cần phải được quan tâm để đảm bảo tính gắn kết vớiquá trình sản xuất na nhằm giúp cho phát triển sản xuất na ổn định, bền vững
Để kết quả phát triển sản xuất na thực hiện được cần yêu cầu ba mục
Trang 27tiêu cơ bản của phát triển bền vững là: Sản xuất mang lại hiệu quả kinh tếcao; Giải quyết tốt việc làm cho lao động trong vùng, từng bước nâng caomức sống của cư dân và góp phần xóa đói giảm nghèo; Môi trường sinh tháiđược bảo vệ, tăng cường độ che phủ đất, chống xói mòn, phục hồi hệ độngthực vật Trên cơ sở phát triển sản xuất na bền vững giải quyết tốt việc làm,
ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc trong vùng, xây dựng thiết chếvăn hóa thôn, bản Góp phần bảo đảm an ninh - quốc phòng, ổn định chínhtrị, trật tự an toàn xã hội giữ gìn vững chắc vùng biên giới (Sở Nông nghiệp
và PTNT tỉnh Lạng Sơn, 2017)
1.1.1.4 Nội dung cơ bản
Nội dung 1: Điều tra hiện trạng áp dụng biện pháp canh tác, bảo vệ
thực vật, để phòng trừ sâu bệnh hại cây na trên vùng trồng na rải vụ ở
huyện Chi Lăng
Nội dung 2: Phân tích việc hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, tăng cường công
tác chuyển giao khoa học kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh, rải vụ và giá trụ hiệu
quả đối với sản xuất Na theo tiêu chuẩn VietGAP
1.2 Tình hình phát triển sản xuất Na trên thế giới
* Nguồn gốc
Na có nguồn gốc ở miền nhiệt đới châu Mỹ, cụ thể là quần đảo Tây Ấn
Độ Dương (West Indies), được du nhập sang miền nhiệt đới châu á từ rất sớmngay sau tìm ra Châu Đại dương (The New World) Hiện nay na được trồng ởkhắp các vùng nhiệt đới của cả Bắc và Nam bán cầu, thậm chí ở cả vùng ánhiệt đới Florida của nước Mỹ Na-loài squamosa dược trồng nhiều nhất sovới các loài khác
Mặc dù na được trồng phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới, song những
Trang 28nghiên cứu về na lại rất ít Gần đây một số nước như Úc có chọn được giống
na quả to, ít hạt, độ đường cao; hoặc ở Đài Loan cũng đã tạo được giống nabằng lai giữa loài squamosa (na dai) với loài reticulata (mãng cầu Xiêm) quả
to 300-500g, ít hạt, rất ngọt đạt tới 28 độ Brix
* Tình hình sản xuất và tiêu thu Na trên thế giới
Na là một chi cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ Na (Annonaceae), có khoảng
119 loài, trong đó 109 loài có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ và 10 loài cónguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi (Geurts, 1981) Trong 119 loài chỉ có 5 loàiđược thuần hóa và trồng với mục đích thương mại Quan trọng và phổ biến nhất
là 3 loài: (1) Annona cherimola (Cherimoya), (2) A muricata (Soursop, Guanabana) và (3) A squamosa (Sweetsop, Sugar apple), còn hai loài A reticulata (Custard apple, Bullock’s heart) và A seneganensis (Wild soursop) ít
phổ biến
Thống kê về sản xuất na trên thế giới rất ít vì na chưa phải là sản phẩmsản xuất để bán trên thị trường thế giới như chuối, dứa, cam, quýt vv , hơnnữa, ở mỗi vùng, mỗi nước khác nhau có các giống, loài trồng khác nhau Ởcác nước như Tây Ban Nha, Pê Ru, Chi Lê, một số nước ở vùng Trung Mỹ,Mê-Xi-Cô, Israel và California (Mỹ) các giống thương mại chủ yếu thuộc loàiCherimoya.Tây Ban Nha được coi là nơi sản xuất Cherimoya quan trọng nhấttrên thế giới, với diện tích khoảng 3,266 ha năm 1999 (Guirado và cs 2001,dẫn bởi Scheldeman, 2002) Tỉnh Granda là nơi sản xuất chính, chiếm 90%diện tích của Tây Ban Nha, khoảng 3.090 ha, trong đó 99% diện tích đượctưới với sản lượng 29.000 tấn (Gomez, 2000- thông tin cá nhân) Pê Ru năm
1998 có khoảng 1.975 ha với sản lượng 14.606 tấn Vùng Đông Bắc Mararion
là vùng sản xuất chính, khoảng 665 ha (Vargas, A.L, 2000) Carlos Furche(2000) ghi nhận rằng Chi Lê có khoảng 1.152 ha, Bolovia:1.000 ha, Ecuador:
700 ha Crane và Campbell (1990) và Grossberger (1999) cũng cho biết ởCalifornia có khoảng 100-120 ha Cherimoya với sản lượng 453 tấn và TháiLan, Dominica và Costa Rica là nước xuất khẩu na quan trọng cho Mỹ
Trang 291.3 Tình hình phát triển sản xuất na tại Việt Nam
Những nghiên cứu về na ở trong nước cũng rất hạn chế Theo sách kỹthuật trồng và chăm sóc na của GS.TS Trần Thế Tục thì vùng phân bố của cây
na ở nước ta cũng khá rộng Trừ những nơi có mùa đông lạnh, có sương muốikhông trồng được na, còn hầu hết các tỉnh đều có na Phần lớn na được trồng
lẻ tẻ ở các vườn gia đình với mục đích thu quả để ăn tươi, cải thiện bữa ăn
Cây na có thể trồng từ cực nam đến cực bắc của đất nước nhưng đượcxếp vào loại cây ăn quả thứ yếu sau chuối, cam, bưởi…Hầu hết các vùng sảnxuất na trên cả nước chưa được quy hoạch, sản xuất manh mún, chưa tạo ravùng sản xuất hàng hóa có quy mô… Một số vùng sản xuất na lớn Tây Ninh,Tiền Giang, Bến Tre, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng sơn… đã xuất hiệnnhững vùng sản xuất na tập trung như: Đông Triều (Quảng Ninh), Lục Nam(Bắc Giang), Chi Lăng (Lạng sơn), Ba Sao (Kim Bảng - Hà Nam)… Hầu hếtcác vùng này đều thoát nghèo từ cây Na và đều cho thấy cây Na có tính thíchứng rộng, phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao trên đất cằn núi đá vôi như
Ba Sao, Chi Lăng Tuy nhiên có 2 vùng na tập trung đáng lưu ý là vùng naChi Lăng - Lạng Sơn và vùng na Bà Đen - Tây Ninh
- Na (mãng cầu - Bà Đen, Tây Ninh): Tây Ninh là tỉnh có diện tíchtrồng na lớn nhất cả nước Diện tích trồng na của tỉnh tập trung chủ yếu ởchân núi Bà Đen (thị xã Tây Ninh) Trước năm 1988, cây na đã được trồngtại tỉnh, tuy nhiên diện tích còn hẹp, năng suất thấp Từ năm 1988 trở đi,nhờ áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong thâm canh, cây na mới thực
sự phát triển mạnh ở Tây Ninh 1 ha na cho thu hoạch từ 7 - 8 tấn quả/năm,
cá biệt có những hộ cho thu hoạch tới 12 tấn quả/năm nhờ làm thêm vụ natrái vụ Với 7 - 8 tấn quả/năm nếu bán xô với giá 10.000 - 12.000 đồng/kgthì 1 ha cho thu hoạch khoảng 70 - 100 triệu đồng/năm Chi phí đầu tư cho
1 ha na khoảng 20 triệu đồng, lợi nhuận thu được từ 50 - 80 triệu đồng.Đến năm 2008, Tây Ninh có khoảng 3.036 ha na (xã Thanh Tân có hơn 600
ha na) với sản lượng 23.136 tấn
Trang 30- Na Chi Lăng (Lạng Sơn): Cây Na được coi là cây ăn quả đặc sản củahuyện Chi Lăng Cây na ở đây được người dân tỉnh Hà Tây đem lên trồng từnhững năm 1980, phát triển mạnh từ những năm 1990 cho đến nay Vùng natập trung nhiều nhất ở xã Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng, Đồng Mỏ, xã QuangLang, Mai Sao, Y Tịch, Hòa Bình, Thượng Cường và các xã vùng lân cận.Tính đến hết năm 2016 diện tích trồng na của huyện Chi Lăng khoảng 1.500
ha, sản lượng đạt 15.000 tấn/năm, giá trị kinh tế ước đạt khoảng 450 tỷVNĐ/năm, đảm bảo đời sống dân sinh cho khoảng 3.500 hộ dân tại 08 xã, thịtrấn Với diện tích khoảng 1.550 ha, Chi Lăng đã trở thành địa phương códiện tích trồng na tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa lớn nhất miền Bắc.Chính nơi đây đã làm lên kỳ tích đưa cây Na (leo) lên núi đá vôi một vùng đấthiểm trở tưởng chừng không thể sản xuất một loại cây trồng gì mang lại hiệuquả kinh tế ngoài cây rừng bản địa tự nhiên vốn có
1.4 Căn cứ pháp lý trong quá trình nghiên cứu đề tài
Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN, ngày 28/01/2008 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy trình thực hành sản xuất nôngnghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn;
Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT, ngày 27/12/2014 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thựcphẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 16/02/2017 của UBND huyện ChiLăng kế hoạch thực hiện công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và antoàn thực phẩm nông lâm sản năm 2017 trên địa bàn huyện Chi Lăng;
Chương trình số 16/CTr-UBND ngày 30/9/2016 của UBND huyện,Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới huyệnChi Lăng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;
Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 06/3/2017 của UBND huyện ChiLăng, phát động chăm sóc cây và quả Na theo hướng sản xuất nông nghiệp tốtgóp phần giữ vững nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Na Chi Lăng”;
Trang 31Một số văn bản báo cáo, đánh giá về hoạt động sản xuất, tiêu thụ sảnphẩm Na của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn;
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên
Huyện Chi Lăng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnhLạng Sơn, có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 240 m Ranhgiới của huyện:
- Phía Bắc giáp với huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn;
- Phía Đông giáp huyện Lộc Bình;
Trang 32- Phía Tây giáp huyện Văn Quan;
- Phía Nam giáp huyện Hữu Lũng và huyện Lục Ngạn của tỉnh BắcGiang
Huyện Chi Lăng có tổng diện tích tự nhiên 70.602,09 ha, 21 đơn vịhành chính (trong đó: 02 thị trấn và 19 xã), với 212 thôn bản, khu phố Dân số17.950 hộ có 78.105 nhân khẩu, trong đó số hộ dân tộc thiểu số là 15.530 hộ
Toàn huyện có 11 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Nùngchiếm 50,85%, dân tộc Tày chiếm 34,98%, dân tộc Kinh chiếm 13,86%, dântộc Hoa chiếm 0,23%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 0,08%
2.1.1.2 Địa hình
Nhìn tổng thể huyện Chi Lăng có địa hình gồm 3 dạng chính gồm cóphía Tây là dãy núi đá vôi, phía Đông là địa hình đất đỏ vàng và vùng thunglũng dọc hai bờ Sông Thương
Huyện Chi Lăng thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, có địahình khá phức tạp, trong đó núi đá và rừng chiếm khoảng 83,3% diện tíchtoàn huyện Địa hình có thể chia làm ba vùng khác nhau: Vùng thứ nhất làvùng cacxtơ với những dãy núi đá vôi thuộc các xã phía Tây của huyện; Vùngthứ hai là vùng thung lũng thềm đất thấp bao gồm các xã, thị trấn chạy dọctheo Quốc lộ 1A; Vùng thứ ba là vùng sa phiến, núi cao trung bình sắp xếpthành dải, thuộc các xã phía Đông Bắc của huyện, độ cao trung bình từ 300 –
400 m
2.1.1.3 Khí hậu
Huyện Chi Lăng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh,nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu ẩm và mưa nhiều, ở phía tâytiểu vùng lạnh và mưa ít ở phía Đông, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núiphía Bắc
Nhiệt độ trung bình năm là 22,7oC, lượng mưa trung bình năm 1.379
mm với khoảng 132 ngày mưa, tập chung từ tháng 4 đến tháng 10 đạt lượngmưu 1243,3 mm