4.1.1. Giới tính
Hình 4.1: Giới tính
Trong tổng số 70 mẫu được phỏng vấn trực tiếp thì tỉ lệ nữ là 13 người chiếm gần 19%, nam là 57 người chiếm 81%, tỉ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch là nhằm tăng tính đại diện của mô hình, đa số những nông hộ trồng huệ người trực tiếp sản xuất là nam giới, một số hộ có nữ cùng tham gia sản xuất, vì thế tác giả đã chọn cã nam lẫn nữ để phỏng vấn.
4.1.1.2 Số tuổi và số năm kinh nghiệm
Bảng 4.2: Thể hiện số tuổi và số năm kinh nghiệm
Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Số tuổi 28 62 44,6 6,967 Số năm kinh nghiệm 1 9 3,23 1,342
(Nguồn: thống kê từ 70 hộ trồng huệ ở huyện Lai Vung)
Qua khảo sát trực tiếp các nông hộ sản xuất huệ ta thấy đa phần người trồng huệ là những người nằm trong độ tuổi trung niên. Từ kết quả tổng thể mẫu thu được thì độ tuổi trung bình của nông hộ là 44.6 tuổi, cao nhất là 62 tuổi và thấp nhất là 28 tuổi, và độ tuổi từ 28-40 chiếm 23%, từ 40-50 là 56% và trên 50 tuổi chiếm 27%. Nhìn chung độ tuổi tham gia sản xuất của nông hộ là những người đã có tuổi và đã có một số kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Một lí do nữa là vì có sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ra thành thị, nên lực lượng lao động trẻ ít và đây là một vùng nằm gần các khu công nghiệp nên lượng lao động trẻ đã tập trung khá đông vào ngành này.
Bên cạnh đó thì người dân ở đây chủ yếu là người bản xứ, định cư từ nhỏ nên cũng có nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết người dân
nam 81% nữ
30
tại địa bàn nghiên cứu đều mới tham gia sản xuất huệ nên số năm kinh nghiệm không cao, số năm kinh nghiệm thấp nhất là 1 năm, nhiều nhất là 9 năm, và theo thống kê từ bảng trên thì số năm kinh nghiệm trung bình là 3.23 năm. Tóm lại, tuy số năm kinh nghiệm còn thấp do mô hình còn mới nhưng với tinh thần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nông hộ khác và đúc kết từ việc sản xuất thực tế nên bà con trồng huệ ở đây vẫn đạt được năng suất khá cao.
4.1.2 Lực lƣợng lao động
Bảng 4.3: Thể hiện ngày công lao động
Đơn vị: ngày/tháng/công Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Lao động thuê 0 5 1.97 1,432 Lao động gia đình 2 30 11,54 6,569
(Nguồn: thống kê từ 70 hộ trồng huệ ở huyện Lai Vung)
Dựa vào bảng 4.3 ta thấy bình quân tỉ lệ lao động bình quân trên công là khoảng 14 ngày trong tháng với thuê là 2 ngày công và lao động gia đình là 12, từ đó chúng ta có thể hiểu được sự quan trọng trong khâu chăm sóc cũng như quá trình sinh trưởng của hoa huệ trắng, tuy đây là loại dễ trồng nhưng phải mất rất nhiều công lao động. Trong 70 hộ tham gia sản xuất huệ thì chỉ 16 hộ không thuê lao động chiếm 23% (phụ lục), số còn lại đều phải thuê và thường những hộ không thuê lao động là hộ có diện tích đất sản xuất ít (từ 1-2 công), mặt khác chi phí thuê trên ngày công lao động cao (nữ là 100.000/ngày, nam là 150.000/ngày) nên để tiết kiệm bà con đã sử dụng lao động gia đình. Về lao động gia đình thì trung bình một công huệ bà con sử dụng khoảng 12 ngày công trong tháng, ít nhất là 2 ngày, nhiều nhất là 30 ngày. Do huệ là loại thu hoạch nhiều lần, khoảng 4 ngày thì thu hoạch (tính từ lúc bắt đầu huệ cho bông) nên nông dân phải túc trực xem tình hình sinh trưởng của cây huệ gần như mỗi ngày để theo dõi tình hình sâu bệnh, tránh những tác động xấu đến diện tích huệ đang trong thời kì thu hoạch để năng suất đạt cao hơn.
4.1.3 Diện tích đất trồng huệ của nông hộ Bảng 4.4: Diện tích đất trồng huệ Bảng 4.4: Diện tích đất trồng huệ Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích (công) 1 24 5,1 3,779
31
Qua khảo sát thực tế 70 hộ sản xuất huệ ta thấy diện tích đất trồng huệ trung bình của nông hộ là 5.1 công, thấp nhất là 1 và cao nhất là 24 công. Hầu hết những nông hộ sản xuất huệ với quy mô nhỏ lẽ, trồng theo phong trào của địa phương, chuyển đổi từ những diện tích ruộng lúa cho thu nhập thấp sang trồng huệ. Từ 70 hộ mà tác giả thu thập được thì đã có 44 hộ có diện tích từ 1-4 công chiếm 62%, và trong 70 hộ đó thì đã có 30 hộ thuê đất để sản xuất. Từ đó ta có thể thấy được huệ là một loại hình có thể mang lại lợi nhuận cao, nên nhiều hộ đã sẵn sàng thuê đất để sản xuất, giá thuê 1 công đất ruộng trung bình khoảng 7-8 triều/công/năm, số tiền khá cao trong khi giá đất thông thường thuê trồng lúa chỉ khoảng 3-4 triệu/năm nhưng nông hộ vẫn mạnh dạng thuê sản xuất, mặt khác nguyên nhân những người này thuê là do họ đã có nhiều năm trồng huệ, nguồn vốn sẵn có và thấy được lợi nhuận từ cây huệ nên họ mạnh dạng đầu tư vào thuê đất để sản xuất.
4.1.4 Trình độ học vấn và tham gia hội thảo, tập huấn của nông hộ
Hình 4.2: Trình độ học vấn
Dựa vào hình 4.1.4 cho thấy trình độ văn hóa của các nông hộ tại địa bàn nghiện cứu tỷ lệ không đi học là 4% (3 người), tỷ lệ học hết cấp 1 là 36% (25 người), tỷ lệ học hết cấp 2 là 46% (35 người) và hết cấp 3 là 14% (7). Nhìn chung, tại địa bàn nghiên cứu trình độ học vấn của nông hộ còn thấp nhưng có thể chấp nhận được vì có 96% hộ biết chữ nên phần nào việc tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất cũng khá thuận lợi, cộng với tinh thần học hỏi, đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, tin tức từ báo đài và các cuộc hội thảo của các công ty phân bón, thuốc BVTV nên những nông hộ tại đây sản xuất đạt năng suất khá cao góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
4% 36% 46% 14% không đi học cấp 1 cấp 2 cấp 3
32
Hình 4.3: Biểu đồ tham gia tập huấn
Tập huấn kĩ thuật là một yếu tố khá quan trọng vì thông qua nó mà bà con có thể biết thêm những thông tin về cây huệ, cũng như cách canh tác huệ có hiệu quả. Tại địa bàn nghiện cứu các nơi cung cấp, bán thuốc BVTV và phân bón có tổ chức các buổi tập huấn, giới thiệu nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu cho bà con nhằm nâng cao hiệu quả cho cây huệ. Qua nghiên cứu và từ biểu đồ trên cho thấy đa số nông hộ đều được mời tham gia các cuộc hội thảo, chỉ có 3 hộ là không tham gia và tham gia nhiều nhất là 3 lần trên vụ với 20 hộ, với đa số bà con đều có tham gia tập huấn như vậy thì cũng nói lên được hiện nay đang có nhiều công ty, nơi sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu quan tâm đến mô hình trồng huệ tại địa bàn để giới thiệu, hướng dẫn cho bà con cách phòng ngừa bệnh và giúp họ hiểu kĩ về quá trình sinh trưởng của cây để có cách chăm sóc đúng kĩ thuật, nhằm nâng cao năng suất cho bà con.
4.1.5 Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình trồng huệ
Qua tiến trình phỏng vấn trực tiếp của các nông hộ trồng huệ thì nguyên nhân chính để nông hộ đầu tư vào mô hình sản xuất hoa huệ trắng là do huệ mang lại lợi nhuận cao cho người trồng, theo nhận định từ nhiều nông hộ sản xuất huệ thì việc sản xuất huệ có thể mang lại lợi nhuận cao gấp 4 hoặc5 lần so với trồng lúa tại địa phương. Thấy được lợi ích đó cho nên nhiều nông hộ đã theo phong trào địa phương, tận dụng một số khu đất trống xung quanh nhà hay những thửa ruộng trồng lúa nhưng mang lại năng suất thấp nên đã mạnh dạng lên liếp đầu tư vào trồng huệ để nhằm nâng cao thu nhập và tận dụng tối đa diện tích kém hiệu quả.
Thêm một yếu tố thúc đẩy nông hộ tham gia sản xuất huệ là do đây là một sản phẩm dể bán, khi đến ngày thu hoạch thì không cần tốn công vận chuyển hay sử dụng nhiều chi phí cho khâu thu hoạch mà những người thu mua sẽ đến tận nơi thu gom sau khi bà con thu hoạch xong.
Đây là vùng chuyên canh nông nghiệp lâu năm, đất đai tại địa bàn chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, được nông hộ cải tạo kĩ nên vùng đất ở địa bàn rất thích hợp với điều kiện phát triển của cây huệ. Nên yếu tố đất đai cũng đã phần nào
3 11 12 20 7 1 13 0 3 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8 lần tham gia số hộ
33
thúc đẩy nông hộ đầu tư vào mô hình sản xuất huệ, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
Mặt khác, do huệ trắng là loại dễ trồng, sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hại so với những loại cây trồng khác, nên cũng phần nào làm cho nông hộ yên tâm khi chọn mô hình sản xuất huệ làm mô hình sản xuất chính của nhiều gia đình.
4.1.6 Thông tin về quá trình thu hoạch
Qua quá trình tìm hiểu thông tin của nông hộ có sản xuất hoa huệ trắng tại địa bàn thì huệ là loại sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh, chống chọi tốt với nhiều điều kiện bất thường khi thời tiết thay đổi. Và nông hộ thường chọn khoảng thời gian đầu năm (khoảng tháng 2 âm lịch), khí hậu mát mẻ để gieo trồng, để đến khi mùa mưa xuống thì huệ bắt đầu cho thu hoạch nhằm tiết kiệm chi phí tưới tiêu.
Sau đây là hình thể hiện thời gian thu hoạch của nông hộ:
Hình 4.4: Bắt đầu thu hoạch
Dựa vào hình 4.1.6 thì ta thấy sau khi gieo giống thì khoảng 5 tháng là huệ đã bắt đầu cho thu hoạch, chiếm 58% (41 hộ), và trong đó thì có 9% là thu hoạch sau khi 4 tháng gieo giống (6 hộ), có 33% thu hoạch sau 6 tháng (23 hộ). Và theo ý kiến nông hộ thì đây là thời gian thu hoạch mà huệ đã có thể phân thành nhiều loại: loại I7, loại II8, loại III9 và loại dạt10 hay các nông hộ thường gọi huệ nhất, huệ nhì, huệ ba và huệ dạt để cung cấp cho thị trường. Nhưng thường nông hộ có thể thu hoạch sau 2 hoặc 3 tháng, lúc này bông huệ ngắn và nông hộ thường bán sô cho thương lái. Nhìn chung thời gian bắt đầu thu hoạch là ngắn nên nhiều nông hộ cũng không gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, không bị thiếu hụt vốn khi các nhà phân phối thuốc BVTV tại địa bàn đã nắm bắt được tình hình thu hoạch cũng như lợi nhuận từ việc trồng huệ nên nguồn phân, thuốc BVTV bà con có thể yên tâm do các nhà cung ứng sẵn sàng bán thiếu cho nông hộ vì thời gian thu hoạch ngắn sau khi trồng huệ của nông hộ. Mặt khác nhằm thu hút khách hàng
7 Loại I: thường là cây có bông dài khoảng 40cm trở lên hay huệ tua (có nhiều nhánh) được đo từ khoảng bông mọc trên than đến ngọn.
8 Loại II: là loại có bông dài từ 35-<= 40 cm 9
Loại III: là số bông còn lại có độ dài của bông <=35cm trừ bông bị sâu
10 Loại dạt: là loại có chất lượng thấp nhất, bông bị sâu, bị cong hay một số tác nhân làm bông bị đóm màu
9%
58%
33% 4 tháng
5 tháng 6 tháng
34
nên có một số nhà phân phối thuốc còn đến tận ruộng huệ mới trồng khuyến khích bà con yên tâm về nguồn vốn phân thuốc.
Mặt khác tuy thời gian bắt đầu thu hoạch ngắn nhưng quá trình thu hoạch hoa huệ trắng diễn ra trong khoảng thời gian rất dài, khoảng 2,5 năm tính từ lúc mới bắt đầu thu hoạch. Trong thời gian thu hoạch như thế thì thường là 4 ngày bà con thu một lần, thu hoạch vào khoảng thời gian sáng sớm hay chìu tối lúc không có ánh nắng mặt trời. Cũng có lúc 3 ngày hoặc 5 ngày nhưng thường là 4 ngày vì 3 hoặc 5 ngày là do trong tháng có 2 lần thu hoạch quan trọng vào các ngày giữa tháng và cuối tháng (âm lịch), vào các ngày này thì giá cả sẽ cao hơn so với ngày thường nên bà con có thể thu hoặc sớm hay muộn hơn một ngày để đạt được lợi nhuận cao.
4.1.7 Thông tin về tình hình tiêu thụ
Về tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề mà ngành nông nghiệp ở bất cứ đâu cũng phải quan tâm. Nhất là trong bối cảnh như hiện nay, khi mà các mặt hàng ngoại có chất phẩm tốt hơn nhưng giá cả chỉ ngang ngữa với sản phẩm trong nước, mặt khác đời sống của người dân ngày càng được tốt hơn nên thường chọn những sản phẩm có chất lượng, mà một số loại sản phẩm nội của ta chưa đáp ứng kịp, nên vấn đề đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của bà con gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đối với hoa huệ trắng tại địa bàn nghiên cứu thì chắc hẳn bà con rất yên tâm về đầu ra, ở đây nông hộ trồng huệ thường bán cho thương lái, và khi thu hoạch xong bà con còn yên tâm khi các thương lái đến tận nhà để gom mua, bên cạnh đó họ thường bao tiêu11 sản phẩm của bà con và thu mua hết cho đến khi hết vụ (trừ nông hộ bán cho người khác), chính vì sự uy tính đó mà nông hộ trồng huệ rất yên tâm cho vấn đề đầu ra của sản phẩm mình sản xuất được.
Ngoài những vấn đề mà bà con hài lòng thì vẫn còn một số hạn chế khi các thương lái thường thanh toán sau (thiếu), thông thường thì khoảng một tháng bà con mới có thể nhận tiền bán sản phẩm từ thương lái, cũng có khi nữa tháng thanh toán một lần. Bên cạnh đó thì một vấn đề hết sức quan trọng mà nông hộ gặp khó là vấn đề quyết định giá, giá cả hoàn toàn do thương lái quyết định và bà con thường biết giá huệ của mình bán ra khi thương lái thanh toán vào những kì nhất định. Nhưng do đây là loại hình còn mới, đa phần những người trồng huệ đều có cách thanh toán như vậy nên bà con cũng chưa thể tìm ra sự chủ động trong giá cả, và sự chênh lệch giá giữa sản phẩm của nông hộ này với nông hộ khác không quá cao nên bà con cũng một phần yên tâm.
35
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH TRỒNG HOA HUỆ TRẮNG TRẮNG
4.2.1 Phân tích các khoảng chi phí trong quá trình sản xuất hoa huệ trắng trắng
Chi phí là dùng để đo lường lượng đầu vào của mô hình, chi phí cao tương đương với lượng đầu vào nhiều và chi phí thấp tương đương với lượng đầu vào ít. Hộ sản xuất có hiệu quả khi chi phí đầu vào ít đi trong khi đầu ra của sản phẩm có hiệu quả, hay đầu vào không đổi mà đầu ra lại tăng lên, hoặc cả hai cùng tăng theo hướng có lợi cho nông hộ.
Trong mô hình này tác giả đã chủ yếu phân tích tất cả các loại chi phí mà qua quá trình khảo sát, phỏng vấn có được từ nông hộ với mô hình sản xuất huệ như: chi phí thuê đất sản xuất, chi phí giống, chi phí làm đất, chi phí phân, chi phí thuốc BVTV, chi phí tưới tiêu, chi phí công cụ, chi phí tô liếp, chi phí lao động và một số loại chi phí khác có liên quan trong quá trình sản xuất huệ. Và để hiểu rõ hơn về các khoảng chi phí trong mô hình này tác giả đã tính được chi phí trung bình bỏ ra trên một công đất huệ như sau:
Bảng 4.5: Các khoảng chi phí trung bình trong quá trình sản xuất huệ
Đơn vị:1.000.000 đồng/công
Các loại chi phí Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tỷ trọng (%) CP thuê đất sản xuất 0 9 2,18 3,3773 3 CP làm đất 1,8 4 2,66 0,36 3,6 CP giống 1 3,6 2,42 0,71 3,3