Bảng 4.9: Lợi nhuận trung bình của nông hộ sản xuất huệ/công
(Nguồn: thống kê từ 70 hộ trồng huệ ở huyện Lai Vung)
Qua bảng 4.9 ta thấy, năng suất bình quân đạt 3.931 bông/công, năng suất này được đánh giá là rất cao trong khi đây là mô hình mới. Với năng suất đạt cao như vậy cùng với giá bán bình quân là 1.265 đồng/bông (lấy giá trung bình trên đầu bông). Một số nông hộ có thể bán được giá cao hơn do năng suất và chất lượng bông đạt rất cao trong khi đó cũng có một số hộ bán với giá thấp hơn. Nhưng theo ý kiến bà con thì đây là giá mà người làm huệ có thể đạt lợi nhuận cao, nếu giữ được giá cả bình quân như vậy thì chắc chắn trong vòng vài năm tới thì diện tích tại địa bàn nghiên cứu không ngừng tăng do lợi nhuận đạt khoảng 80 triệu/công/vụ, nếu so với khoảng 3 năm trồng lúa thì đây được xem là khoảng lợi nhuận rất cao, cao gần gấp 3, gấp 4 lần so với trồng lúa, và lợi nhuận được thống kê là khoảng lợi nhuận được tính sau khi đã có thêm khoảng chi phí thuê, nếu được so sánh với hiệu quả sản xuất lúa và không tính chi phí thuê thì có nhiều hộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị
nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Năng suất Bông/công/tháng 2940 5600 3.931 580,869
Giá bán Đồng/bông 1000 1500 1.265 101,989
Tổng chi phí Triệu đồng/công 52,6 92,2 73 8,4671
Doanh thu Triệu đồng/công 105,84 268,8 153 29,1678
42
cho rằng huệ đem lại lợi nhuận cao hơn gấp 5 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, các hộ sản xuất huệ cũng nhận định rằng trồng huệ tốn rất nhiều công, cực hơn trồng lúa rất nhiều, nhưng do lợi nhuận cao nên nông hộ cũng hài lòng với sức lao động bỏ ra của mình.
Nhận thấy lợi nhuận cao từ việc sản xuất huệ nên trong 2 năm gần đây thì như đã thông kê phần đầu chương thì diện tích đất huệ đang ngày càng tăng nhanh thay vào đó là diện tích lúa giảm. Nhằm phục vụ cho đời sống, chi tiêu hằng ngày và phát hiện ra mô hình mới này nên phần nào đã giúp cho nhiều hộ trở nên khắm khá, có cuộc sống ấm no hơn trước, và việc trồng huệ cũng đã tạo nhiều công ăn việc làm cho một số lao động không có đất canh tác, sống bằng nghề làm thuê, mà hiện nay thì trong thời kì hội nhập nguồn lao động đa phần chuyển ra thành thì, các khu nông nghiệp nhưng thu nhập cua một số người không đủ trang trải. Nên mô hình trồng huệ này cũng giúp cho nhiều người thất nghiệp có thu nhập cao đủ để trang trải trong gia đình. Từ đó ta có thể thấy được mô hình trồng huệ đem lại lợi ít rất nhiều cho bà con tại địa bàn, với lợi nhuận cao, dễ trồng, dể canh tác thì đã phần nào gớp phần nâng cao đời sống văn hóa tại địa phương.