Phân tích các khoảng chi phí trong quá trình sản xuất hoa huệ trắng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 45)

TRẮNG

4.2.1 Phân tích các khoảng chi phí trong quá trình sản xuất hoa huệ trắng trắng

Chi phí là dùng để đo lường lượng đầu vào của mô hình, chi phí cao tương đương với lượng đầu vào nhiều và chi phí thấp tương đương với lượng đầu vào ít. Hộ sản xuất có hiệu quả khi chi phí đầu vào ít đi trong khi đầu ra của sản phẩm có hiệu quả, hay đầu vào không đổi mà đầu ra lại tăng lên, hoặc cả hai cùng tăng theo hướng có lợi cho nông hộ.

Trong mô hình này tác giả đã chủ yếu phân tích tất cả các loại chi phí mà qua quá trình khảo sát, phỏng vấn có được từ nông hộ với mô hình sản xuất huệ như: chi phí thuê đất sản xuất, chi phí giống, chi phí làm đất, chi phí phân, chi phí thuốc BVTV, chi phí tưới tiêu, chi phí công cụ, chi phí tô liếp, chi phí lao động và một số loại chi phí khác có liên quan trong quá trình sản xuất huệ. Và để hiểu rõ hơn về các khoảng chi phí trong mô hình này tác giả đã tính được chi phí trung bình bỏ ra trên một công đất huệ như sau:

Bảng 4.5: Các khoảng chi phí trung bình trong quá trình sản xuất huệ

Đơn vị:1.000.000 đồng/công

Các loại chi phí Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tỷ trọng (%) CP thuê đất sản xuất 0 9 2,18 3,3773 3 CP làm đất 1,8 4 2,66 0,36 3,6 CP giống 1 3,6 2,42 0,71 3,3 CP tưới 1,62 5,76 3,24 0,82 4,4 CP phân 15,84 31,5 24,4 4,3 33,7 CP thuốc BVTV 12,6 36 23,2 5,42 31,7 CP lao động 0 18 7 5,16 9,7 CP công cụ 0,5 8 2,54 1,39 3,4 CP tô liếp 3 4,8 3,92 0,59 5,3 CP khác 0 5 1,44 1,04 1,9 TỔNG CHI PHÍ 73 100

36

4.2.1.1 Chi phí thuê đất sản xuất

Đây là loại chi phí mà nông hộ bỏ tiền ra để thuê đất nhằm mục đích sản xuất huệ, tuy nhìn vào bản trên ta thấy trung bình số tiền bỏ ra thuê được tính trên 70 hộ là 2,18 triệu/năm là thấp nhưng đối với những hộ thuê và không thuê. Riêng với những hộ thuê đất để sản xuất huệ hiện nay theo ước tính từ 30 hộ có thuê thì một công thuê khoảng 8 triệu/năm, cao gần gấp 2 lần so với thuê đất trồng lúa. Nguyên nhân là do nông hộ thường thuê khoảng 3 năm (1 vụ huệ) nên giá cả được đẩy lên cao, mặt khác chủ yếu người cho thuê có quan niệm đất trồng huệ sau khi sản xuất huệ thì không còn màu mỡ, phải mất rất lâu để hồi phục độ phì nhiêu của nó, cho nên khó sản xuất trong vụ tiếp theo và thường năng suất đạt không cao. Vì vậy giá thuê cũng từ đó mà cao hơn đất thuê bình thường. Tuy nhiên, bà con vẫn sẵng sàn bỏ tiền ra thuê đất vì so với lợi nhuận thu được từ huệ thì giá thuê không đáng lo ngại, và những nông hộ thuê là những người đã có sản xuất, hiểu được lợi nhuận cao từ cây huệ, có thể bù đắp được khoảng chi phí đó nên sẵn sàng thuê nếu có người cho thuê, phần khác các nông hộ này thiếu đất canh tác, có vốn và kinh nghiệm với loại hình này nên đã thuê sản xuất tuy giá thuê theo nhận định của bà con là rất cao. Vì vậy chi phí thuê là một phần chi phí ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất.

Hiện nay, tại địa bàn nghiên cứu đa phần đất canh tác huệ là đất thuê từ những nông hộ sản xuất lúa (30/70 hộ khảo sát), do đất ruộng là loại thích hợp nhất với quá trình sinh trưởng cũng như cho năng suất cao hơn đất bình thường nên diện tích lúa đã và đang giảm dần, thay vào đó là những cán đồng huệ trắng mọc lên khắp nơi. Từ đó, cũng phần nào giúp cho nông dân tại địa bàn mức thu nhập được nâng cao, người cho thuê thu được khoảng lợi nhuận cao, còn người thuê cũng có được đất canh tác, nâng cao đời sống địa phương.

4.2.1.2 Chi phí làm đất

Đối với chi phí làm đất tức là chi phi thuê lao động đào luống hay liếp để chuẩn bị gieo giống. Chi phí này được tính trên đơn vị diện tích chứ không tính ngày công, tùy thuộc vào loại đất, đất gò hay thấp mà nông hộ thuê với mức chi phí khác nhau. Trung bình chi phí bỏ ra để đào luống thì khoảng 2,66 triệu/công. Phần chi phí này cũng có ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất của nông hộ, chi phí nhiều hay ít dựa vào độ dài của liếp, thông thường khoảng 1,2m. Nhưng có nhiều nông hộ trồng dày hơn thì cho luống khoảng 1,4m và còn tùy thuộc vào độ sâu của mương mà định giá cho chi phí này khác nhau. Tóm lại, chi phí làm đất cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến phần chi phí đầu vào của nông hộ.

4.2.1.3 Chi phí giống

Trong quá trình sản xuất thì khâu chọn giống cũng hết sức quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cũng như năng suất của huệ sau khi được gieo trồng, dẫn đến mô hình không đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, các hộ tại địa bàn nghiên cứu cũng khá thuận lợi trong khâu chọn giống vì giống được cung cấp từ nhừng người trồng trước, sau khi thu hoạch xong và không còn cho năng

37

suất nữa thì nông hộ sẽ bán nguồn giống này cho những nông hộ bắt đầu trồng, từ đó chi phí vận chuyển cũng ít. Và những năm gần đây giá huệ giống cũng có nhiều biến động, trung bình giá huệ giống giao động từ 1.500/kg đồng đến 3.000 đồng/kg và thường sử dụng từ 1.000 đến 1.300 kg/công, hiện tại thì giá huệ giống không còn cao như trước, có nhiều nông hộ còn tặng không cho bà con nhằm giúp họ làm sạch đất để đỡ tốn chi phí thuê thu gom do hiện nay có nhiều ruộng huệ đã không còn cho năng suất. Nhưng theo ý kiến khảo sát được từ các hộ tại địa bàn thì giá huệ giống trung bình lúc họ gieo trồng vào khoảng 2,42 triệu/công chiếm 3,3% trong tổng chi phí. Chi phí này so với thời điểm hiện tại là rất cao vì vào thời điểm đó mô hình trồng huệ chưa được nhân rộng, nguồn giống vẫn còn khan hiếm.

4.2.1.4 Chi phí tưới

Trong nông nghiệp thì nước tưới là nhân tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của cây. Nhất là sản xuất các loại hoa màu ngắn ngày thì lượng nước cung cấp hằng ngày phải tương đối đầy đủ và không được thiếu hoặc dư, nếu như vậy sẽ làm cho cây chậm phát triển hoặc có thể bị úng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Đối với huệ cũng vậy, tuy đây không phải là cây ngắn ngày nhưng do thu hoạch nhiều lần, cho nên lượng nước cần cho huệ rất nhiều và cần phải đầy đủ để năng suất không bị giảm. Mặt khác lượng nước trong mỗi lần tưới tiêu đều rất lớn, chính vì thế mà nông hộ không thể dùng công lao động để tưới và chỉ có máy móc mới đáp ứng nỗi tiến trình cung cấp cho cây, và khi sử dụng máy móc thì không thể kể đến chi phí mua nhiên liệu để máy được hoạt động. Thì tại địa bàn nghiên cứu theo số liệu thu thập được chi phí của nông hộ bỏ ra tưới tiêu là 3,24 triệu đồng/vụ/công. Trung bình mỗi lần tưới như vậy nông hộ sẽ chi khoảng 8.000 đồng/công và mỗi tháng trung bình bà con tưới khoảng 10 lần, phần chi phí này chiếm gần 4,4% trên tổng chi phí mà nông chi ra nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất. Vào mùa mưa phần chi phí này của nông hộ được tiết kiệm nhiều do lượng mưa cao, nông hộ không cần tưới. Còn vào mùa nắng thì ngược lại, thường thời gian này huệ sinh trưởng không đồng đều nếu lượng nước cung cấp ít, và vào mùa nắng có nhiều nông hộ bỏ ra chi phí rất lớn để đáp ứng nhu cầu đủ nước cho cây, có thể mỗi ngày mỗi tưới để cây huệ không bị héo. Tóm lại, chi phí tưới tiêu cũng có ảnh hớn lớn đến quá trình sản xuất cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất huệ của nông hộ.

4.2.1.5 Chi phí phân

Bảng 4.6: Lƣợng phân và chi phí phân bón (công)

Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Lượng phân (kg/tháng) 35 70 51,83 8,631 Giá phân (1.000/50kg) 440 875 678 120,486 Chi phí (triệu/vụ) 15,84 31,5 24,4 4,337

38

Phân bón là một yếu tố không thể thiếu trong nông nghiệp, bất cứ loại cây trồng nào cũng cần một lượng phân nhất định đủ để sinh trưởng một cách toàn diện, giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Đối với huệ thì nhu cầu dinh dưỡng là rất cao (đặt biệt là các loại phân giàu chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali, ure…) để củ huệ có thể hấp thụ nhanh và cho ra hoa đều đặn. Huệ là loại thu hoạch nhiều lần và theo định kì (khoảng 4 ngày thu hoạch) cho nên lượng phân bón thường cũng theo định kì, thông thường một tháng bón 1 hoặc 2 lần, hay một số hộ 20 ngày bón 1 lần nhằm duy trì thể dinh dưỡng tốt cho cây. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều phân bón sẽ làm tăng chi phí mà không mang lại năng suất cao dẫn đến hiệu quả thấp, còn thiếu phân thì làm cho cây phát triển chậm, hiệu quả sản xuất cũng kém. Vì vậy việc sử dụng lượng phân vừa phải sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất. mặt khác cũng đạt được năng suất cao, mang lại lợi nhuận cũng cao hơn.

Dựa vào bảng 4.6 cho ta thấy chi phí phân trung bình mà nông hộ sử dụng là 24,4 triệu/công chiếm 33,7% trong tổng CP sản xuất. Phần chi phí này chiếm tỉ trọng cao nhất nên đây được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất huệ của nông hộ. Lượng phân bón của các nông hộ sử dụng với nhiều khối lượng và nhiều loại phân khác nhau, và cũng tùy loại đất có độ màu mỡ khác nhau mà có lượng phân cũngkhác nhau, trung bình khoảng 50kg/công và giá cũng khác nhau với trung bình 1 bao phân theo thống kê khoảng 680.000 đồng/bao.

4.2.1.6 Chi phí thuốc BVTV

Chi phí thuốc BVTV trung bình được thống kê là 23,2 triệu/công/vụ và chiếm 31,7% trên tổng chi phí. Đây cũng là một loại chi phí mà nông hộ bỏ ra cao vì lượng thuốc sử dụng không kém gì về lượng phân trên phần chi phí. Để đạt được năng suất cao và bông đạt chất lượng thì bên cạnh đủ chất dinh dưỡng thì yếu tố sâu bệnh là rất quan trọng nên nông hộ rất tập trung vào vấn đề phun thuốc.

Bảng 4.7: Chi phí thuốc BVTV (công)

Từ bảng 4.7 ta có thể nhận ra được hoa huệ trắng là loại rất dễ bị bệnh hại, sâu rầy tấn công cho nên số lần phun dày đặt, cách 3 đến 4 ngày là phun một lần nhằm tránh sâu rầy tấn công và giúp dưỡng bông được dài đạt năng suất cao. Với trung bình 8 lần phun/tháng/công và mỗi lần phun mất khoảng 80.000/công thì đây là loại chi phí rất cao trong quá trình sản xuất huệ.

Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Số lần phun/tháng 5 10 8 1,503 Gía/lần (1.000 đồng) 60 100 81 11,072 Chi phí (triệu/vụ) 12.6 36 23.2 5,4267

39

4.2.1.7 Chi phí lao động

Gồm có chi phí LĐGĐ và chi phí LĐ thuê

Chi phí LĐGĐ: hầu hết các nông hộ trồng huệ đều không tính phần chi phí

lao động gia đình vào chi phí bình quân trong một vụ sản xuất huệ do họ cho rằng lấy công làm lời. Tuy nhiện theo bà con thì số ngày công lao động gia đình bỏ ra là rất đáng kể, hầu như mỗi ngày nông hộ đều dành thời gian chăm sóc, theo dõi tình hình phát triển cho đến ngày thu hoạch định kì. Thông thường những hộ canh tác huệ ít thì ít thuê lao động và chủ yếu sử dụng lao động gia đình để làm hết từ khâu bón phân, xịt thuốc, làm cỏ…để tiết kiệm chi phí cho gia đình, còn những hộ có diện tích huệ nhiều thì cần nhiều ngày công lao động cho nên phải thuê lao động.

Chi phí lao động thuê (mướn): chi phí lao động thuê trung bình của nông hộ

là 7 triệu/công/vụ chiếm 9,7% trong tổng chi phí mà nông hộ bỏ ra. Chi phí thuê LĐ phat sinh do có một số hộ có ít người tham gia sản xuất huệ mà diện tích thì lại nhiều, một số hộ do độ tuổi đã cao nên cũng không có thời gian nhiều để trực tiếp sản xuất và một phần cũng là vì mô hình sản xuất huệ mất rất nhiều công chăm sóc, lao động gia đình đáp ứng không kịp với quá trình sản xuất, thiếu nhân công nên đa phần đều thuê lao động từ bên ngoài. Thường nông hộ thuê lao động để làm có hàng tháng và một số còn thuê xịt thuốc do không có lao động gia đình và thường công việc làm cỏ là công việc nhẹ nên nông hộ thường thuê lao động nữ với giá khoảng 100.000 đồng/ngày, theo ý kiến của nhiều nông hộ thì 1 tháng 1 công huệ cần khoảng 2 ngày công làm cỏ (200.000đồng/công/tháng), ngoài ra còn một sô công việc nặng thì thuê lao động nam với giá cao hơn (150.000- 200.000 đồng/ngày). Chính vì vậy, chi phí thuê cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của nông hộ, thuê càng nhiều thì lợi nhuận giảm và sẽ làm cho lợi nhuận tăng khi chi phí bỏ ra thuê làm cho năng suất tăng lên, kéo theo lợi nhuận tăng.

4.2.1.8 Chi phí tô liếp

Đây là phần chi phí gần như định kì trong năm mà nông hộ thuê để véc đất sình non từ mươn đắp lên liếp huệ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho huệ, đồng thời phủ lên bề mặt gốc huệ một lớp bùn ẩm làm cho nông hộ có thể tiết kiệm được một số chi phí về tưới tiêu trong thời gian nhất định. Trong nghiên cứu thì chi phí này khoảng 3,92 triệu/công/vụ, cũng khá là cao và chiếm 5,3% tổng chi phí của nông hộ. Thông thường chi phí này được chi 6 tháng 1 lần hoặc có hộ 5 tháng hay 4 tháng, giá của 1 lần tô/công được bà con cung cấp thì hiện nay là khoảng 500.000 đến 600.000 đồng. Chi phí này bỏ ra nhằm nâng cao năng suất cho nông hộ, vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất có ích cho cây, giúp cây hấp thụ nhanh và tươi tốt sau 1 dến 2 tuần tô liếp.

40

4.2.1.9 Chi phí công cụ

Chi phí công cụ ở đây là các loại chi phí để mua máy móc nhằm thay thế lao động tay chân để giúp quá trình sản xuất được nhanh hơn, tiết kiệm công lao động cho nông hộ. Trung bình chi phí này là 2,54 triệu/công và chiếm 3,4% trên tổng chi phí.

4.2.1.10 Chi phí khác

Trong quá trình sản xuất thì ngoài những chi phí cố định ra thì còn một số cho phí phát sinh trong quá trình sản xuất, và mỗi hộ có mỗi chi phí khác nhau như: rãi thêm rơm mục, nhiên liệu để phục vụ vào mùa nước, thuê thu hoạch12…nhưng không ảnh hưởng nhiều so với các loại chi phí khác. Trung bình chỉ có 1,9 triệu/công/vụ và chiếm 1,44% tổng chi phí.

* Tóm lại: chi phí là phần quan trọng để cấu thành một sản phẩm nói chung, sản phẩm nông nghiệp nói riêng và mỗi loại chi phí đều có giá thành khác nhau của nó. Khi chi phí tăng có nghĩa là phải tăng giá thành và lợi nhuận của nông hộ giảm đi. Nhìn chung, tuy chi phí sản xuất huệ cao (73 triệu/công) nhưng các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu vẫn cảm thấy hài lòng với lợi nhuận thu được từ việc sản xuất huệ, đem lại nhiều lợi ích cho người dân tại đây và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)