1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện kế toán tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp tư nhân thanh trang

97 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN THÚY ÁI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG LUẬN VĂN ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Năm 2014 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN THÚY ÁI MSSV: 4114085 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG LUẬN VĂN ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Năm 2014 ii LỜI CẢM TẠ ------oOo-----Đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ, đã tạo điều kiện tốt cùng một môi trường học tập thuận lợi để tất cả sinh viên chúng em có thể tiếp tục hoàn thành chương trình học của mình.Trong thời gian 4 năm học tập vừa qua, giảng đường đại học đã trở thành ngôi nhà thứ hai của em, nơi đã để lại trong em biết bao kỷ niệm về thầy cô, bạn bè – những người luôn bên cạnh và giúp đỡ em khi gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống. Em đã được quý thầy cô tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quí báu và những trải nghiệm trong cuộc sống, đó là hành trang giúp em tự tin hơn, vững bước hơn trên con đường sự nghiệp mà em phải tiến tới trong tương lai. Đồng thời, em cũng xin cám ơn đến Ban lãnh đạo và các anh chị trong DNTN Thanh Trang đã giúp em có cơ hội tiếp thu thêm những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích từ thực tế. Và em cũng chân thành cảm ơn đến thầy Trương Đông Lộc, giáo viên hướng dẫn – người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn, hoàn thành được khóa luận tốt ngiệp của mình. Cuối cùng, em xin kính chúc thầy Trương Đông Lộc và toàn thể thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ dồi dào sức khỏe, công tác tốt, chúc nhà trường luôn phát triển bền vững trong tương lai, chúc Ban Giám đốc và các anh chị trong DNTN Thanh Trang luôn thành đạt và phát triển hơn nữa. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Phan Thúy Ái iii LỜI CAM ĐOAN --------oOo-------Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Phan Thúy Ái iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... Hậu Giang, ngày … tháng … năm 2014 v MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .....................................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................2 1.3.1 Phạm vi về không gian ...........................................................................2 1.3.2 Phạm vi về thời gian ...............................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................3 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về kế toán tiêu thụ & xác định kết quả kinh doanh ..............................................................................................................3 2.1.1.1 Khái niệm về thành phẩm và kế toán tiêu thụ ...................................3 2.1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của kế toán tiêu thụ .............................................3 2.1.1.3 Phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lí thành phẩm......................4 2.1.1.4 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm ..............................................6 2.1.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ......................................................6 2.1.2.1 Một số vấn đề cơ bản về kế toán xác định kết quả kinh doanh..........6 2.1.2.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ................................................8 2.1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ................................................ 19 2.1.3.1 Khái niệm phân tích kết quả kinh doanh......................................... 19 2.1.3.2 Vai trò của việc phân tích kết quả kinh doanh ............................... 20 2.1.3.3 Một số chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh .... 20 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 23 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 23 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 23 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DNTN THANH TRANG ............. 25 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................................. 25 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................. 26 3.2.1 Tổ chức bộ máy nhân sự ....................................................................... 26 3.2.2 Chức năng của từ bộ phận .................................................................... 26 3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ................................................................ 28 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ................................................................ 28 3.4.1 Sơ đồ tổ chức ....................................................................................... 28 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán ........................................... 28 3.5 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ...................... 31 3.6 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNTN THANH TRANG (2011 – 2013) ................................................. 32 3.7 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................ 34 3.7.1 Thuận lợi .............................................................................................. 34 vi 3.7.2 Khó khăn .............................................................................................. 34 3.7.3 Định hướng phát triển........................................................................... 34 CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................. 35 4.1 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DNTN THANH TRANG THÁNG 6/2014............................................................................................................... 35 4.1.1 Chứng từ kế toán sử dụng: .................................................................... 35 4.1.2 Sổ sách kế toán sử dụng: ...................................................................... 35 4.1.3 Tài khoản kế toán sử dụng: ................................................................... 35 4.1.4 Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh trong kỳ 6/2014 ................ 40 4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNTN THANH TRANG (2011 – 2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 .................. 43 4.2.1 Phân tích doanh thu........................................................................... 43 4.2.2 Phân tích chi phí ............................................................................... 47 4.2.3 Phân tích lợi nhuận ........................................................................... 51 4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNTN THANH TRANG (2011 – 2013) ....................................................................... 52 4.3.1 Phân tích hiệu quả hoạt động ............................................................ 52 4.3.2 Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp ..................................................... 55 4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................... 56 4.4.1 Các yếu tố chủ quan ............................................................................. 56 4.4.2 Các yếu tố khách quan .......................................................................... 57 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DNTN THANH TRANG .............................................................. 59 5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG ..................................... 59 5.2 GIẢI PHÁP ................................................................................................ 62 5.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Doanh nghiệp ............. 62 5.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp ........................................................................................................... 66 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 67 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 67 6.2 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 67 6.2.1 Đối với Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Việt Nam (VASEP) ........... 67 6.2.2 Đối với Nhà nước ................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 69 vii DANH MỤC BẢNG STT 3.1 Tên bảng Trang Kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Thanh Trang 32 (2011 – 2013) 4.1 Giá trị và tỷ trọng các khoản doanh thu của DNTN Thanh Trang giai đoạn 2011 – 2013 và (6T2013 – 6T2014) 43 4.2 Tình hình biến động của các khoản mục chi phí của Doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 và (6T2013 – 6T2014) 47 4.3 Tỷ số GVHB/DT của DNTN Thanh Trang giai đoạn 2011 – 2013 49 4.4 Tổng hợp lợi nhuận của Doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 và (6T2013 – 6T2014) 51 4.5 Các tỷ số hoạt động của DNTN Thanh Trang 2011 - 2013 53 4.6 Các tỷ số về khả năng sinh lời của DNTN Thanh Trang 55 (2011 – 2013) 5.1 Sổ chi tiết bán hàng 63 5.2 Sổ nhật ký bán hàng 64 viii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng 9 2.2 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 11 2.3 Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 12 2.4 Sơ đồ hạch toán Giá vốn hàng bán 12 2.5 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý kinh doanh 14 2.6 Sơ đồ hạch toán Chi phí tài chính 15 2.7 Sơ đồ hạch toán Chi phí khác 16 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN 18 2.9 Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh 19 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của DNTN Thanh Trang 26 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán DNTN Thanh Trang 28 3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung 30 3.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính 31 3.5 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của Doanh nghiệp 31 4.1 Sơ đồ trình tự ghi sổ ghi nhận doanh thu 37 4.2 Thống kê tình hình tổng doanh thu qua 3 năm 44 4.3 Tỷ trọng các khoản mục chi phí của doanh nghiệp 2011 – 2013 48 4.4 Biểu đồ thể hiện lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 52 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6T2013 6 tháng đầu năm 2013 6T2014 6 tháng đầu năm 2014 BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BH: Bán hàng QLDN: Quản lý doanh nghiệp CPBH: Chi phí bán hàng DNTN: Doanh nghiệp tư nhân GBC: Giấy báo có GNT: Giấy nộp tiền UNC: Ủy nhiệm chi GTGT: Giá trị gia tăng KQKD: Kết quả kinh doanh SXKD: Sản xuất kinh doanh PC: Phiếu chi PT: Phiếu thu PXK: Phiếu xuất kho TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ: Tài sản cố định VAT: Thuế giá trị gia tăng VCSH: Vốn chủ sở hữu CCDC: Công cụ dụng cụ CCDV: Cung cấp dịch vụ HĐTC: Hoạt động tài chính GVHB: Giá vốn hàng bán LNST: Lợi nhuận sau thuế x CP NVL TT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NC TT Chi phí nhân công trực tiếp CPC: Chi phí chung SL: Số lượng HĐ: Hóa đơn PS: Phát sinh xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong nhiều năm gần đây, với một nền thị trường không ngừng biến động, cùng sự phát triển cực nhanh các nền kinh tế trong và ngoài khu vực, nền kinh tế Việt Nam cũng đang tạo được nhiều thành tựu, từng bước có sự thay đổi đáng kể cả về quy mô lẫn chất lượng, không ngừng đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Hàng loạt các công ty, doanh nghiệp sản xuất giàu tinh thần lập nghiệp và sáng tạo tư duy được thành lập, cộng với sự xuất hiện liên tục của những công nghệ, kỹ thuật đã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội từ việc hội nhập các nền kinh tế lớn, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong kinh doanh. Nhìn chung các mô hình sản xuất kinh tế tại Việt Nam đều với quy mô vừa và nhỏ, nguồn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn tự có của các chủ thể. Vì thế thách thức mà các công ty, doanh nghiệp sẽ phải chịu là sức ép cạnh tranh của các tập đoàn đa quốc gia, các công ty hùng mạnh cả về vốn, quy mô, thương hiệu lẫn trình độ quản lý đang ngày càng gia tăng và trở nên gay gắt. Trước tình hình đó, để đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tái sản xuất mở rộng, tăng nguồn vốn, quy mô kinh doanh và khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước như: Nộp thuế, một số khoảng phí, lệ phí, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải quản lý tốt và hiệu quả tất cả các khâu, đặc biệt là khâu “Tiêu thụ”. Đây là khâu tạo ra “Lợi nhuận” và căn cứ quan trọng đánh giá hiệu quả trong kinh doanh trong một kỳ sản xuất, nó thể hiện kết quả của các khâu xác định trước nó: chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, quản lý, giá thành,…Lúc này, kế toán chính là một công cụ hữu hiệu giúp cho nhà quản lý nắm được thực trạng toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thông qua công tác kế toán “Tiêu thụ và xác định kết kinh doanh”. Giúp doanh nghiệp tăng khả năng thu hồi vốn, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác phục vụ việc quản trị và ra quyết định cho kỳ sản xuất tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trong của công tác kế toán “Tiêu thụ” và xác định kết quả tiêu thụ đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, việc nghiên cứu để có thể hiểu rõ và nắm bắt tốt hơn trong công tác xây dựng. Từ đó em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang; - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện và nghiên cứu trong phạm vi tại Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang. 1.3.2 Phạm vi về thời gian - Số liệu được dùng để hạch toán là số liệu tại kỳ kế toán tháng 6/2014. - Số liệu dùng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được thu thập trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 - Đề tài được được thực hiện từ ngày 11/8/2014 đến ngày 17/11/2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chế độ kế toán và tổ chức công tác kế toán tiêu thụ, các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại DNTN Thanh Trang. CHƯƠNG 2 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm về thành phẩm và kế toán tiêu thụ Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công chế biến, đã được kiểm tra kỹ thuật đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho chuẩn bị bán hoặc bán ngay cho khách hàng. Tiêu thụ thành phẩm là quá trình đơn vị cung cấp thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ cho người mua, qua đó đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá thỏa thuận giữa đơn vị bán và đơn vị mua. Thành phẩm, hàng hóa,..được coi là tiêu thụ khi người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán cho đơn vị bán. 2.1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của kế toán tiêu thụ *Vai trò: Việc tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn cả với các đơn vị kinh tế khác và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực hiện tiêu thụ thành phẩm thì các doanh nghiệp mới hoàn thành quy trình kinh tế của sản xuất, mới đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên, liên tục. Chỉ khi thành phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp mới xác định được doanh thu bán hàng và có khả năng bù đắp được chi phí trong sản xuất và những chi phí ngoài sản xuất khác. Tăng nhanh quá trình tiêu thụ thành phẩm là tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, tiết kiếm vốn, đảm bảo thu hồi vốn nhanh chóng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. *Ý nghĩa: Nó là giai đoạn tái sản xuất, tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ với ngân Sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế, đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống người lao động. Thông qua các thông tin từ kế toán mà người điều hành doanh nghiệp có thể biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm, tính toán và phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng. Từ đó, xác định một cách chính xác KQKD trong kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt trong kỳ kinh doanh tiếp theo. 2.1.1.3 Phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý thành phẩm 3 Đánh giá thành phẩm là biểu hiện giá trị của thành phẩm bằng tiền theo nguyên tắc nhất định. Trong kế toán có thể sử dụng hai cách đánh giá thành phẩm sau: Đánh giá theo giá thực tế và đánh giá theo giá hạch toán. a) Đánh giá theo giá thực tế - Đối với thành phẩm nhập kho Giá thực tế của thành phẩm nhập kho được xác định tùy vào phương pháp sản xuất thành phẩm của doanh nghiệp. Khi nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất: Được đánh giá theo giá thành thực tế sản xuất tại phân xưởng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Khi nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp mang nguyên liệu đi thuê ngoài gia công: Được đánh giá theo giá thành thực tế gia công bao gồm chi phí NVL trực tiếp (đem gia công), chi phí thuê ngoài gia công và chi phí khác có liên quan trực tiếp đến thành phẩm (bốc vác, vận chuyển, bảo quản,…). Khi nhập kho thành phẩm mà doanh nghiệp đi mua (thuê) của cơ sở sản xuất ngoài thì giá thành thực tế sẽ bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn (chưa có thuế GTGT), chi phí mua thực tế (vận chuyển, bốc dỡ, kiểm nghiệm,…) nhưng loại trừ các khoản chiết khấu giảm giá (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp nhận liên doanh bằng thành phẩm thì giá thực tế nhập kho sẽ do hội đồng liên doanh thống nhất. - Đối với thành phẩm xuất kho Khi nhập kho một loại thành phẩm thì giá vốn thực tế nhập kho từng thời điểm cũng rất khác nhau. Do vậy, doanh nghiệp khi xuất kho thành phẩm kê toán phải xác định giá xuất kho cho từng lô hàng để đảm đảm bảo tính nhất quán trong cùng một niên độ. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau để tính giá thực tế xuất kho: Tính theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Theo quy tắc thành phẩm nào nhập kho trước sẽ xuất trước, đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Tính theo phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): Theo quy tắc thành phẩm nào nhập kho sau sẽ xuất trước, đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Tính theo đơn giá thực tế đích danh: Kế toán tính đơn giá xuất bằng với đơn giá gốc của thành phẩm khi nhập kho *Tính theo phương pháp bình quân gia quyền (của thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ): Theo phương pháp này mỗi khi nhập kho theo đơn giá mới 4 khác với đơn giá hiện đang còn tồn kho, thì doanh nghiệp sẽ tính đơn giá bình quân để làm đơn giá xuất cho lần xuất kho kế tiếp. Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua trong kỳ (chúng được xem như là lẫn lộn với nhau không phân biệt nó ở thời điểm nào). Công thức tổng quát : (SL tồn đầu kì x đơn giá) + (SL nhập lần 1 x đơn giá) Đơn giá bình quân = SL tồn đầu kì + SL nhập lần 1 => Trị giá xuất lần 1 = số lượng xuất x đơn giá bình quân b) Đánh giá theo giá hạch toán Giá hạch toán thành phẩm có thể là giá nhập kho theo quy định thống nhất hoặc là giá thành kế hoạch. Cuối tháng, sau khi tính được giá thành thực tế thành phẩm nhập kho, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế. Đồng thời xác định giá thực tế xuất bán trong kỳ và tồn kho cuối kỳ theo công thức: Giá thực tế thành phẩm = Giá hạch toán thành phẩm xuất kho trong kỳ x Hệ số giá xuất kho trong kỳ Yêu cầu quản lý thành phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến thành phẩm của mình trên cả hai mặt: Hiện vật và giá trị Hiện vật được thể hiện cụ thể bởi số lượng (khối lượng và chất lượng phẩm cấp) của sản phẩm. Quản lý chặt chẽ sự vận động từng loại thành phẩm trong quá trình Nhập - Xuất - Tồn theo các chỉ tiêu số lượng, giá trị, chất lượng. Giá trị thành phẩm là giá thành phẩm sản xuất của thành phẩm nhập kho hay giá vốn của thành phẩm đem bán. Kế toán phải tính toán, xác định đúng đắn chi phí bỏ ra sản xuất và lợi nhuận thu về, để đủ cơ sở cho doanh nghiệp hoạt động liên tục, phân phối lợi nhuận, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. 2.1.1.4 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm - Phương thức giao hàng trực tiếp: Theo phương pháp này bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ để nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán. người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là tiêu thụ( hàng đã chuyển quyền sở hữu). 5 - Phương thức bán hàng qua đại lý, gửi hàng: theo phương pháp này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã qui ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy hàng mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận là doanh thu bán hàng. - Phương thức trả chậm, trả góp: Theo phương thức này, người mua thanh toán cho doanh nghiệp thành nhiều lần với tổng giá trị là một khoản tiền lớn hơn giá bán sản phẩm trong trường hợp trả tiền ngay. Phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp là lãi mà người mua phải trả cho doanh nghiệp do chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Phần lãi này doanh nghiệp thu được sau thời gian bán trả chậm, trả góp. Doanh nghiệp ghi nhận phần chênh lệch này là doanh thu chưa thực hiện, kết chuyển dần số lãi này vào doanh thu hoạt động tài chính từng kỳ tương ứng với số lãi mà doanh nghiệp được hưởng kỳ đó. - Phương thức hàng đổi hàng: đây là trường hợp doanh nghiệp đem sản phẩm của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá về, doanh thu được ghi nhận trên cơ sở giá trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp cũng như sự thuận tiện trong từng phương thức tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể dùng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản. 2.1.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.2.1 Một số vấn đề cơ bản về kế toán xác định kết quả kinh doanh  Khái niệm doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểu hiện bằng tiền, phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt 6 động kinh tế đã được thực hiện, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí).  Điều kiện và nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí Điều kiện ghi nhận doanh thu Doanh thu của giao dịch và cung ứng dịch vụ được xác định khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Xác định công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý,sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Nguyên tắc xác định doanh thu Cơ sở dồn tích: Doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền. Phù hợp: Khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận khoản chi phí phù hợp. Thận trọng: Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.  Nguyên tắc kế toán xác định kết quả kinh doanh Các tài khoản liên quan xác định kết quả kinh doanh phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản chi phí, doanh thu của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính..). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. Kết quả kinh doanh phải được thể hiện đầy đủ, chính xác theo mỗi kỳ kế toán 2.1.2.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 7  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch, thỏa thuận (hợp đồng) và nghiệp vụ đã phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ,gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) phát sinh trong quá trình giao dịch. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. *Tài khoản sử dụng : “TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” TK 511 có 4 tài khoản cấp 2 sau: 5111- “Doanh thu bán hàng hóa” phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa được xác định là đã bán trong kỳ kế toán. 5112- “Doanh thu bán thành phẩm”. 5113- “Doanh thu cung cấp dịch vụ” phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ. 5118- “Doanh thu khác” phản ánh doanh thu cho thuê hoạt động tài chính, nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư, trợ cấp, trợ giá của nhà nước…. 511 Nợ - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của hàng hóa- dịch vụ đã bán trong kỳ. - Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. Có - Doanh thu bán sản phẩm hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. - Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ. - Kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có TK 511 không có số dư cuối kỳ * Sơ đồ hạch toán 111,112,131 8 511 5211, 5213 Kết chuyển các khoản Doanh thu bán hàng hóa, giảm trừ doanh thu sản phẩm, dịch vụ 911 Kết chuyển doanh thu thuần 3331 Thuế GTGT Phải nộp Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng *Phương pháp hạch toán - Khi hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã xác định là tiêu thụ thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu thu, hay giấy báo có của ngân hàng kế toán ghi: Nợ TK 111,112,131 Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra - Khi xuất hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ để sử dụng nội bộ, biếu tặng kế toán ghi: Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra  Doanh thu hoạt động tài chính Khái niệm Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động tài chính mang lại như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các doanh thu hoạt động tài chính khác. Nguyên tắc hạch toán Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên Tài khoản 515 bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền. Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu. 9 Đối với khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào. Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó. Đối với khoản thu nhập từ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, doanh thu được ghi nhận vào TK 515 là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc. b) Tài khoản sử dụng TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” dùng phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia, và doanh thu hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. 515 - Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp( nếu có). - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang 911 xác định kết quả kinh doanh. Tổng số phát sinh nợ - Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia. - Chiết khấu thanh toán được hưởng. - Doanh thu hoạt động tài chính Tổng số phát sinh có TK 515 không có số dư cuối kỳ * Phương pháp hạch toán - Khi tính và thanh toán các khoản tiền lãi, căn cứ vào phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng kế toán ghi. Nợ TK 111,112 Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính - Khi phản ánh lợi nhuận, cổ tức được chia, kế toán ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác 10 Có 515 : Doanh thu hoạt động tài chính - Khi phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng, kế toán ghi: Nợ TK 331 - Phải trả người bán Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính *Sơ đồ hạch toán 911 111,112 515 Thu lãi tiền gửi Kết chuyển sang 911 111,112,138,152 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính  Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu Chiết khấu thương mại Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản giảm giá có thể phát sinh trên khối lượng từng lô hàng mà khách hàng đã mua, cũng có thể phát sinh trên tổng khối lượng hàng mua lũy kế trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào chính sách chiết khấu thương mại của bên bán. Hàng bán bị trả lại Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết; vi phạm hợp đồng kinh tế; hàng bị mất, kém phẩm chất; không đúng phẩm chất, quy cách. Khi doanh nghiệp ghi nhận trị giá hàng bán bị trả lại cần đồng thời ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ. Giảm giá hàng bán Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng được người bán chấp nhận trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Tài khoản sử dụng 11 TK 5211: “Chiết khấu thương mại” dùng để phản ánh số giảm giá cho người mua hàng với khối lượng hàng lớn được ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc các chứng từ có liên quan đến bán hàng. TK 5212: “Hàng bán bị trả lại” dùng phản ánh số giá trị của lô hàng theo hợp đồng hoặc hóa đơn mà doanh nghiệp đã xuất bán trong kỳ. TK5213: “Giảm giá hàng bán” dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý các khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. * Sơ đồ hạch toán 111,112,131 511 5211, 5212, 5213 Số tiền bên bán chấp nhận giảm, trả lại, hay được chiết khấu cho khách hàng Kết chuyển sang 511 3331 Thuế GTGT phải nộp Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu  Giá vốn hàng bán * Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm( gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa) đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại hoặc giá thành thực tế hoặc giá vốn lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã xác định là tiêu thụ trong kỳ và các khoản khác được tính vào giá vốn. * Sơ đồ hạch toán 155,156 632 Xuất kho hàng hóa 911 Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh 156 Hàng bán bị trả lại nhập kho Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán GVHB * Tài khoản sử dụng 12 Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,… 632 632 - Trị giá vốn thành phẩm đã tiêu thụ - Trị giá vốn thành phẩm đã trong kỳ. được xác định là tiêu thụ trong - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí kỳ nhưng do khác hàng trả lại nhân công, chi phí sản xuất chung và từ chối thanh toán. vượt trên mức công suất tính vào giá - Kết chuyển sang 911 xác vố hàng bán tiêu thụ trong kỳ. định kết quả kinh doanh. - Khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân làm. - Chênh lệch gữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước. Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ  Chi phí quản lý kinh doanh Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí có liên quan đến toàn bộ các hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp bao gồm: chi phí hành chính, lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp, chi phí tiếp khách, BHXH, … Tài khoản 642 có 2 tài khoản cấp 2: TK 6421: “Chi phí bán hàng” dùng để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh quá trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp. TK 6422: “Chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. 13 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642: “ Chi phí quản lý kinh doanh” dùng để phản ánh chi phí kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí QLDN. 642 - Chi phí quản lý kinh doanh - Các khoản giảm trừ chi phí quản lý phát sinh trong kỳ. doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. - Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào TK 911 xác định kết quả kinh doanh. Tổng số phát sinh có Tổng số phát sinh nợ Tài khoản 642 không có số dư cuối Sơ đồ hạch toán kỳ 642 334,338 Tiền lương và các khoản 152,153,142 214 trích theo lương Xuất công cụ dụng cụ Khấu hao TSCĐ 111,112,138 Các khoản giảm trừ chi phí quản lý Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh 911 111,112,331 Chi phí điện, nước, sữa chữa TSCĐ Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí QLKD  Kế toán chi phi tài chính Khái niệm: Chi phí tài chính là khoản chi phí hoạt động tài chính ra bên ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tài khoản sử dụng 14 TK 635: “Chi phí tài chính” phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm: Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính, chi phí đi vay và cho vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ do chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, tỷ giá hối 635 - Các khoản chi phí hoạt động - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tài chính. tư chứng khoán. - Các khoản lỗ liên quan đến - Kết chuyển chi phí hoạt động tài hoạt động. chính để xác định kết quả kinh - Dự phòng giảm giá đầu tư doanh. ngắn hạn. - Chi phí chuyển nhượng cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ. Tổng số phát sinh có Tổng số phát sinh n ợ Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ hạch toán 635 911 Kết chuyển sang 911 xác định kết quả kinh doanh 111,112,141 Chi phí hoạt động cho thuê chứng khoán, hoạt động cho thuê TSCĐ. 111,112 Chi phí hoạt động cho vay vốn Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính  Kế toán chi phí khác 15 Khái niệm: Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động diễn ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Chi phí khác bao gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán( nếu có), tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi phí do kế toán nhằm hay bỏ sót khi ghi sổ kế toán, chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu, đã xóa và các khoản chi phí khác. Tài khoản sử dụng TK 811: “Chi phí khác” phản ánh các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động ngoài các hoạt động thông thường của doanh nghiệp. 811 - Các khoản chi phí khác phát sinh - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 Tổng số phát sinh có Tổng số phát sinh nợ TK 811 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ hạch toán 111,112,141 811 911 Các chi phí hoạt động thanh lý nhượng bán TSCĐ 133 Kết chuyển sang để xác định KQKD 211,213 giá trị còn lại của TSCĐ và ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý 214 111,112,338,333 Các khoản bị phạt do vi phạm hợp … đồng kinh tế, bị phạt, truy nộp thuế. Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán chi phí khác  Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Khái niệm: 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. Chi phí TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN hiện hành. Chi phí TNDN hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. Tài khoản sử dụng: TK 821: “Chi phí thuế thu nhập” dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính. 821 - Số thuế TNDN trực tiếp phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN đã ghi trong năm. - Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm. - Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của năm trước được ghi nhận tăng chi phí thuế TNDN của năm hiện tại. - Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không giảm chi phí thuế TNDN hiện hành. - Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại. - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tái sản thuế thu nhập hoãn lại. - Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại. - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên nợ lớn hơn số phát sinh bên có TK 821 sang bên nợ TK 911. - Kết chuển chênh lệch giữa số phát sinh bên có lớn hơn số phát sinh bên nợ TK 821 sang bên có TK 911. Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh nợ Tài khoản 821 không có số có dư cuối kỳ *Sơ đồ hạch toán 911 821 Kết chuyển chi phí thuế 911 Kết chuyển chi phí thuế 17 TNDN( phát sinh Nợ> Có) 3334 TNDN( phát sinh Nợ< Có) Thuế TNDN phải nộp Hình 2.8: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN  Xác định kết quả kinh doanh Khái niệm Tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh” dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính..). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành, từng loại dịch vụ. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. Tài khoản sử dụng Tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh” dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các hoạt động khác trong kỳ kế toán năm. 911 - Giá vốn hàng bán - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đã bán trong kỳ. - Chi phí quản lý kinh doanh - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Kết chuyển lỗ. - Kết chuyển lãi 18 Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh nợ TK 911 không có số dư cuối kỳ * Sơ đồ hạch toán 911 632,635,642,811 Kết chuyển chi phí 511,515,711 Kết chuyển doanh thu 821 Kết chuyển chi phí thuế TNDN 421 421 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ Hình 2.9: Sơ đồ hạch toán xác định KQKD 2.1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Thanh Trang 2.1.3.1 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đem những số liệu thu thập được trong quá trình sản xuất kinh doanh phân tách thành nhiều yếu tố nhằm tìm mặt ưu, khuyết, khả năng tiềm tàng và lợi thế, rủi ro giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, xác định đúng mục tiêu chiến lược kinh doanh vì mục đích kinh doanh là để sinh lợi. 2.1.3.2 Vai trò của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong kinh doanh. Là cơ sở để đưa ra các quyết định trong kinh doanh. 19 Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp. 2.1.3.3 Một số chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân = Hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho đầu kỳ + hàng tồn kho cuối kỳ 20 2 Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ. Vòng quay khoản phải thu Doanh thu thuần = Khoản phải thu bình quân Khoản phải thu bình quân = Khoản phải thu đầu kỳ Khoản phải thu cuối kỳ + 2 Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính được hệ số ngày thu tiền bình quân bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho vòng quay các khoản phải thu. Ngược lại với chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh. Kỳ thu tiền bình quân Số ngày trong năm = Vòng quay khoản phải thu Trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, cần so sánh hệ số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định. Vòng quay tổng tài sản Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Công thức tính Hệ số vòng quay tổng tài sản như sau: Doanh thu thu ần Vòn g quay tổ ng tài sản = Tổng giá trị tài sản bình quân Số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. 21 Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành. Hệ số này lại ngược với lợi nhuận biên tế (profit margin - tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần), có nghĩa là hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận biên tế càng nhỏ và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Là một chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận đạt được trong kỳ với tổng doanh thu bán hàng trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận ròng ROS (%) = Doanh thu thuần x 100 (%) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cho thấy cứ một đồng doanh thu thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lệ và ngược lại. Nếu đem so sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp với ngành mà cho thấy thấp hơn điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang bán với giá thấp hơn, hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn (có chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn) so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sả n (ROA- Return on Assets) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Doanh thu thuần ROA (%) = Tổng tài sản bình quân x 100 ( %) Nếu t Tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. 22 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên vố n chủ sở hữu (ROE - Retu rn on Equity) Trong hệ thống các chỉ tiêu thì “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE” là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đây chính là mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn của các chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng ROE (%) = x 100 (%) Vốn chủ sở hữu bình quân 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập chủ yếu từ các chứng từ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, phiếu thu – chi, phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn bán hàng,… 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh * So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích. ∆Y = Y1 – Y0 Trong đó: ∆Y = Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ Y0 = trị số chỉ tiêu của năm gốc Y1 = trị số của chỉ tiêu phân tích * So sánh bằng số tương đối: Phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa 2 chỉ số phân tích, tình hình phát triển đang ở mức độ nào? Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế. 23 T Y  Y0 100% Y0 Trong đó: ΔF là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích. Ngoài ra còn dùng các chỉ số tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG Tên doanh nghiệp: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG 24 Địa chỉ trụ sở: Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Điện thoại: 07113.478 490 Fax: 07113.952 980 Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ (Hai tỷ đồng) Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân. Cơ sở vật chất: - Văn phòng làm việc của các phòng ban. - Cơ sở sản xuất chính: nơi sản xuất ra sản phẩm. - Kho bãi: Dùng để dự trữ hàng tồn kho và bãi đậu xe của doanh nghiệp. 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Thành lập theo Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Theo giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tỉnh Hậu Giang. Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang đăng ký lần đầu vào ngày 11/06/2007. Sửa đổi lần thứ 6 ngày 17/06/2011. Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá trên các ao ven sông. Vị trí địa lý và môi trường thuận lợi là điểm nổi bật nhất trong nông nghiệp, mà vượt trội hơn cả là nghề nuôi cá tra, cá basa thâm canh. Cũng chính những yếu tố thuận lợi này mà ngày 11/06/2007, DNTN Thanh Trang đã chính thức hoạt động, sản xuất thức ăn cho cá tra, cá basa và đáp ứng nguồn thức ăn cho các trại cá ở đây. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cung cấp thêm các sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu ở địa phương. Chỉ trong thời gian đầu hoạt động, công ty đã nhanh chóng tìm được thị trường tiêu thụ và được sự tin cậy của người dân. Chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nhiều nơi biết đến. Sau hơn 7 năm hoạt động, doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ liên tục, nhanh chóng và bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu tại địa phương mà còn phục vụ cho nông dân các tỉnh lân cận. Với phương châm hoạt động “Luôn đặt lợi ích chung, uy tín, chất lượng và sự an toàn lên hàng đầu”. Trước nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường, doanh nghiệp luôn nổ lực hết mình trang bị công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường. Quy trình sản xuất nghiêm ngặt, mục tiêu là mang đến cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao, có nhiều tính năng vượt trội hơn, nhiều hàm lượng dinh dưỡng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 25 3.2.1 Tổ chức bộ máy nhân sự Chủ doanh nghiệp Phòng tổ chức hành chánh Phân xưởng 1 Phòng điều hành sản xuất Phân xưởng 2 Phòng kế toán – tài chính Phân xưởng 3 Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh, DNTN Thanh Trang Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của DNTN Thanh Trang 3.2.2 Chức năng của từng bộ phận  Chủ doanh nghiệp - Là người điều hành trực tiếp, chịu trách nhiệm chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định và điều lệ của doanh nghiệp. Và là người chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và tập thể công nhân viên. Hoạch định và xây dựng các chiến lược định hướng về sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chỉ đạo trực tiếp và phân công nhiệm vụ từ các phòng ban cho đến các phân xưởng sản xuất. - Trực tiếp xét duyệt và phê chuẩn các loại báo cáo, văn bản, hợp đồng…Trình các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình tài chính cho cơ quan quản lý. Ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.  Phòng kế toán – tài chính - Ghi chép, cập nhật và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguyên vật liệu, về tình hình tăng giảm TSCĐ, biến động vốn bằng tiền mặt,…Đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp hoạt động. 26 - Theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Tổ chức theo dõi suốt quá trình sản xuất từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành và chuyển giao cho khách hàng. - Thực hiện đúng các chế độ chính sách kế toán do Bộ tài chính và Nhà nước ban hành. Hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính của đơn vị. Lập báo cáo tài chính và hồ sơ có liên quan.  Phòng điều hành sản xuất - Trực tiếp điều hành sản xuất thông qua hệ thống điều hành đảm bảo sản xuất liên tục không bị gián đoạn. Chỉ đạo vận hành liên động toàn bộ hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc cục bộ từng công đoạn: nguyên liệu, bồn trộn, máy nghiền,… Đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, hiệu quả. - Trực tiếp quản lý, giám sát công nhân trong từng phân xưởng, từng khâu sản xuất, kịp thời xử lý vi phạm về an toàn, chất lượng cho sản phẩm, cũng như ghi nhận những cá nhân tích cực sản xuất, có sáng tạo trong quá trình làm việc. Tham mưu cho chủ doanh nghiệp trong việc chỉ đạo điều độ kế hoạch sản xuất giữa các phân xưởng cho phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Trong bộ phận điều hành gồm 3 phân xưởng sản xuất chính, các phân xưởng này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một quản đốc (quản lý phân xưởng). Đây là lực lượng lao động chính trực tiếp sản xuất sản phẩm phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phòng tổ chức hành chánh - Theo dõi, giám sát tình hình lao động chung hiện tại của toàn doanh nghiệp, thông qua các báo cáo từ các quản đốc phân xưởng như: Bảng chấm công, phân bố nguồn nhân lực sao cho cân đối, cần thiết cho từng phân xưởng,…. - Đảm trách công tác văn thư, hoàn chỉnh soạn thảo các văn bản liên quan đến chế độ chính sách nhằm áp dụng và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. - Giải quyết các chính sách, chế độ do nhà nước ban hành đối với người lao động như: tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp, các chế độ về BHXH, BHYT như ốm đau, thai sản,… Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức thực hiện các yêu cầu về vệ sinh an toàn lao động. Bảo vệ tài sản, vật tư, hàng hóa,… 3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 27 DNTN Thanh Trang kinh doanh ngành nghề chính là: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (mã ngành 1080). Ngoài ra DNTN Thanh Trang còn kinh doanh một số ngành ngề chưa khớp mã với Hệ thống ngành kinh doanh Việt Nam: - Kinh doanh và chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản, thức ăn gia súc,.. - Kinh doanh nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thủy sản, thức ăn gia súc; - Nuôi trồng thủy sản,… 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức Kế toán trưởng Kế toán nguyên vật liệu, kho, CCDC, TSCĐ … Kế toán thanh toán và theo dõi công nợ Kế toán tiêu thụ(bán hàng), tính giá thành Kế toán tổng hợp và lập báo cáo Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính, DNTN Thanh Trang Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán DNTN Thanh Trang 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán 3.4.2.1 Chính sách, chế độ kế toán, chuẩn mực - Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01…kết thúc vào ngày 31/12. - Chế độ kế toán áp dụng: doanh nghiệp áp dụng theo QĐ số 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung - Phương pháp kế toán hàng tồn kho - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. 28 - Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: đường thẳng - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.  Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính: Hằng ngày, kế toán nhập liệu sẽ sắp xếp các chứng từ kế toán (hóa đơn, LC, giấy tờ ngân hàng,...) hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại để làm căn cứ ghi sổ và hạch toán đúng số tiền, số hiệu tài khoản tương ứng. Sau đó tiến hành nhập vào máy theo các phân mục, biểu bảng đã được thiết kế trên phần mềm Kế toán Việt Nam. Theo quy trình hạch toán, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào các sổ tổng hợp và chi tiết các sổ kế toán liên quan (sổ cái, nhật ký chung,..) Vào cuối kỳ kế toán (cuối tháng, quý, năm,...) hoặc khi cần thiết, kế toán tiến hành khóa sổ (cộng sổ), kết chuyển các tài khoản, lập báo cáo tài chính. Phần mềm sẽ thông báo việc đối chiếu của các số liệu tổng hợp và chi tiết mà kế toán đã nhập. Kế toán có thể đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính đã in ra. Cuối tháng (năm) tất cả sổ kế toán được in ra giấy để đóng thành quyển theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 3.4.2.2 Chứng từ, sổ sách, báo cáo, hình thức ghi sổ Chế độ chứng từ: hiện nay doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ tài chính phát hành. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm: - Chứng từ lao động: bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương,.. - Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, lệnh xuất kho,.. - Chứng từ bán hàng: phiếu thu, hóa đơn GTGT,… - Chứng từ TSCĐ: biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ, thẻ TSCĐ,…  Doanh nghiệp chọn hình thức nhật ký chung làm hình thức kế toán áp dụng (a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (Tại doanh nghiệp không lập sổ Nhật ký đặc biệt) (b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số 29 phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký đặc b iệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế t oán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Hình 3.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung Phần mềm kế toán Doanh nghiệp đã và đang áp dụng kế toán máy bằng phần mềm kế toán có tên là “Kế Toán Việt Nam” phiên bảng 10.2 vào công tác kế toán tại đơn vị. Việc áp dụng kế toán máy đã giúp giảm bớt công việc ghi chép kế toán, quy trình thực hiện công tác kế toán được rút ngắn, đồng thời làm giảm sai sót, nâng cao năng suất của kế toán. Hiện nay, chương trình kế toán máy của doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức Sổ nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính theo sơ đồ sau: NHẬP Khai báo số dư ban đầu của các tài khoản Chứng từ kế toán (hóa đơn, chứng từ,…) XUẤT Máy tính chứa phần mềm KẾ TOÁN VIỆT NAM *Các sổ kế toán: - Sổ chi tiết -Sổ tổng hợp… -Báo cáo kế toán quản trị -Báo cáo tài chính 30 Bảng tổng hợp các chứng từ cùng loại.. In sổ, báo cáo cuối In các chứng từ (phiếu thu, chi, nhập, xuất,…) Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hình 3.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính 3.5 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DNTN Thanh Trang sản xuất thức ăn cho cá tra, basa. Để sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu và đạt được sự tin cậy của người dân, doanh nghiệp đã áp dụng một quy trình sản xuất hết sức nghiêm ngặt với máy móc thiết bị tân tiến. Quy trình sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp đang áp dụng có mô hình như sau: Trộn tinh Trộn sơ bộ Nghiền Ép viên Cân Làm nguội Nạp liệu Bắt đầu Bảo quản Kết thúc Đóng bao Hình 3.5: Sơ đồ quy trình sản xuấ t sả n phẩm 31 3.6 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (2011-2013) Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp những năm gần đây, ta sẽ xem xét bảng tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Thanh Trang (2011 – 2013) Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 Giá trị 1.DT từ BH và CCDV 11.619 2. Các khoản giảm trừ DT Chênh lệch 2013/2012 2013 % 16.678 22.096 5.059 7 4 7 43,5 Giá trị % 5.418 32,5 3 (42.9) 3. Doanh thu thuần 11.619 16.671 22.092 5.052 43,5 5.421 32,5 4. Giá vốn hàng bán 9.690 13.668 19.134 3.977 41,1 5.466 40,0 5. Lợi nhuận gộp 1.929 3.003 2.958 1.074 55,7 (45) (1,5) 6. Chi phí tài chính 1.658 1.686 1.554 28 1,7 (132) (7,8) 244 987 1.204 743 304,5 217 22,0 8. LN thuần từ HĐKD 29 333 202 304 1048,3 (131) (39,3) 9. Lợi nhuận trước thuế 29 333 202 304 1048,3 (131) (39,3) 10. Chi phí thuế TNDN 1 16 10 15 1048,3 (6) (37,5) 11.Lợi nhuận sau thuế 27 317 192 290 1048,3 (125) (39,4) 7. Chi phí QLKD Nguồn: Phòng Kế toán, DNTN Thanh Trang 32 Qua bảng số liệu 3.1, ta thấy tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp phát triển theo chiều kinh doanh có lãi và khá tích cực. Đặc biệt từ 2011 – 2012, lợi nhuận Doanh nghiệp có nhiều biến động đáng kể. Năm 2011 lợi nhuận của Doanh nghiệp ở mức trung bình là 27 triệu đồng, sang năm 2012 con số này lại tăng lên rất nhiều so với 2011, đạt được 317 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2013 lợi nhuận Doanh nghiệp đã giảm, đạt 192 triệu đồng, nhưng đây cũng không phải là dấu hiệu đáng lo ngại vì nhìn chung doanh nghiệp vẫn đạt doanh số bán hàng ngày càng lớn. Xét về mặt doanh thu: Năm 2012 doanh thu thuần đạt trên 16 tỷ đồng tăng hơn 5 tỷ đồng (tăng khoảng 43,5% ) so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh thu tiếp tục tăng mạnh ở mức trên 22 tỷ đồng (tăng 32,5%) so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do doanh nghiệp là do doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng với số lượng cao, nhờ đó mà mức tổng doanh thu tăng khá lớn. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang tạo được uy tín rất tốt trong ngành, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng quy mô. Xét về mặt chi phí: Có thể thấy rằng doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn đồng nghĩa doanh nghiệp phải bỏ ra mức chi phí lớn hơn để gia tăng sản xuất trong khi giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào, tiền lương chi trả cho nhân công cũng tăng lên và phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng. Trong đó yếu tố cũng thay đổi đáng kể trong báo cáo đó là “Giá vốn hàng bán” và chi phí QLDN tăng lên đáng kể giải thích lý do vì sao tuy doanh thu bán hàng cao nhưng năm 2013 vẫn có lợi nhuận thấp hơn năm 2012. Cụ thể năm 2012 GVHB tăng gần 4 tỷ đồng (khoảng 41,1%) so với năm 2011, đến năm 2013 lại tiếp tục tăng thêm hơn 5 tỷ đồng nữa (khoảng 40,0%). Bên cạnh đó chi phí QLDN năm 2012 trên 700 triệu (khoảng 304.5%) so với năm 2011, đến năm 2013 thì doanh nghiệp đã ổn định được chi phí của mình hơn nên chỉ tăng nhẹ trên 200 triệu (tăng khoảng 22,0%). Một yếu tố cũng gây ảnh hưởng không ít đến lợi nhuận doanh nghiệp đó là chi phí tài chính. Có thể thấy qua 3 năm 2011 – 2013 doanh thu từ HĐTC không thay đổi nhiều do doanh nghiệp hạn chế đầu tư vào lĩnh vực tài chính, chủ yếu để xoay vòng vốn đáp ứng sản xuất khi nhận được hợp đồng. Riêng chi phí tài chính thì tăng nhẹ vào năm 2012 (khoảng 1,7%) nhưng lại giảm vào năm 2013 (giảm khoảng 7,8%). Tuy con số giảm không nhiều nhưng lại cho thấy hướng tích cực khi doanh nghiệp từng bước ổn định được tài chính, giảm bớt gánh nặng lãi vay từ các tổ chức tài chính. 3.7 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 33 3.7.1 Thuận lợi Từ khi gia nhập WTO, ngành xuất khẩu thủy hải sản ở Việt Nam đã xây dựng được hình ảnh, thương hiệu của một trong những nước xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực này. Điều đó đã thúc đẩy cho ngành sản xuất thức ăn thủy hải sản phát triển theo. Doanh nghiệp được thành lập ngay trên mảnh đất có nhiều tiềm năng về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra, cá basa. Nằm cạnh tuyến Quốc lộ 1A nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa. Hệ thống máy móc hiện đại đã và đang được đầu tư thêm, bảo đảm kế hoạch và nâng cao năng suất của doanh nghiệp. Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo trong công việc, dày dặn kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Công tác quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy,…cơ bản đã được sắp xếp và tổ chức hoạt động ổn định và hiệu quả. 3.7.2 Khó khăn Cạnh tranh trong nghề: Trong năm 2011-2013, với sự phát triển ồ ạt của các công ty chế biến thức ăn thủy sản trong khu vực, làm cho việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào gặp nhiều khó khăn. Chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, chi phí thuế nhập khẩu nguyên vật liệu của ngành như bánh dầu, chi phí xăng dầu,…biến động làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nguồn vốn còn hạn hẹp, đôi khi không đủ cho quá trình sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốn lớn, dẫn đến mất thời cơ kinh doanh. Mặc khác, thiếu vốn cũng làm cho việc mở rộng kinh doanh gặp nhiều khó khăn. 3.7.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới Sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất, đầu tư và phát triển ngành chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản. Tạo việc làm ổn định cho công nhân, góp phần phát triển kinh tế cho tỉnh nhà. Mở rộng thêm 1 phân xưởng sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường, gia tăng sản xuất. Tạo được sức ép cạnh tranh của sản phẩm trên thị trưởng cả về 3 yếu tố số lượng – chất lượng – giá thành. Bên cạnh đó một kế hoạch mà doanh nghiệp phấn đấu thực hiện tốt chính sách, chú trọng công tác đào tạo cho nhân viên. Thực hiện đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. 34 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG 4.1 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG TRONG THÁNG 6 NĂM 2014 4.1.1 Chứng từ kế toán sử dụng - Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001 - Phiếu xuất kho, Phiếu thu, Giấy báo có ngân hàng. - Hợp đồng mua, bán hàng - Bảng kê, sổ, bảng tổng hợp chi tiết bán hàng - Giấy báo có ngân hàng 4.1.2 Sổ sách kế toán sử dụng - Doanh nghiệp áp dụng đầy đủ các sổ kế toán hình thức Nhật ký chung theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung; Sổ Cái. - Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản doanh thu, chi phí, giá vốn,… 4.1.3 Tài khoản kế toán sử dụng 4.1.3.1 Kế toán tiêu thụ * Tài khoản 155 “Thành phẩm” phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại thành phẩm của doanh nghiệp. Bên Nợ: - Trị giá của thành phẩm nhập kho; - Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê; Bên Có: - Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho; - Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê; Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ. * Tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang” dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. 35 Bên Nợ: - Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ; - Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ; Bên có: - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã hoàn thành xong nhập kho hoặc chuyển đi bán; - Chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm đã hoàn thành cho khách hàng; - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho. Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dỡ dang cuối kỳ.  Trình tự ghi sổ - Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán thực hiện quá trình luân chuyển chứng từ vào các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết như sau: - Hằng ngày, khi nhận được đơn đặt hàng do phòng hành chánh chuyển xuống kế toán lập hóa đơn GTGT. Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: 1 liên lưu gốc, 1 liên chuyển cho thủ kho làm căn cứ xuất kho và thủ kho tiến hành ghi chép lại và xuất kho, 1 liên chuyển cho kế toán làm căn cứ ghi sổ kế toán - Hằng ngày căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho kế toán vào sổ chi tiết vật liệu, thành phẩm, sổ chi tiết bán hàng và sổ nhật ký chung. - Cuối tháng từ sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết bán hàng kế toán lên các sổ tổng hợp chi tiết. Từ nhật ký chung kế toán vào các sổ cái tài khoản 511, 632, 911…Số liệu của bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra được dùng để đối chiếu với số liệu trên các sổ cái tài khoản. 4.1.3.2 Các hình thức bán hàng tại doanh nghiệp Sản phẩm của doanh nghiệp được bán ở thị trường trong nước chủ yếu 2 cách: - Bán hàng thu tiền ngay: nghĩa là khi giao hàng cho người mua thì người mua nộp tiền ngay cho thủ quỹ. Theo phương thức này khách hàng có thể được hưởng chiết khấu theo hóa đơn; Phương thức thanh toán: Séc, tiền mặt, chuyển khoản,… 36 - Bán hàng trả chậm: đó là hình thức tiêu thụ hàng mà doanh nghiệp đồng ý cho khách hàng thanh toán tiền hàng chậm sau một thời gian kể từ khi hàng xuất ra khỏi kho; Phương thức thanh toán: Séc, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,.... 4.1.3.3. Kế toán doanh thu bán hàng - Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng và đã xác định được doanh thu thì công ty sử dụng tài khoản 511 (5111, 5112, 5113, 5118) để phản ánh doanh thu bán hàng. Đồng thời sử dụng tài khoản 3331 để hạch toán thuế GTGT phải nộp và các tài khoản có liên quan như: 111, 112, 131… - Sau khi hàng hóa đã được giao cho khách hàng. Cuối ngày nhân viên giao hàng sẽ lập bảng kê bán hàng hóa và nộp lại cho thủ quỹ. Căn cứ vào bảng kê bán hàng hóa, hóa đơn GTGT và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng.  Trình tự ghi sổ - Công ty sử dụng sổ Nhật ký chung để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và ghi Sổ chi tiết, Sổ cái các tài khoản. - Hàng ngày căn cứ vào đơn đặt hàng kế toán lập phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT, sau đó ghi vào sổ chi tiết TK 511 và Sổ nhật ký chung, cuối tháng ghi vào sổ cái TK 511. Đơn đ ặt h àn g Ph iếu xu ất kho Hóa đơn GTGT Sổ cái TK 511 Nhật ký chung Sổ chi tiết 511 Ghi chú: Ghi chép h àng ngày Ghi chép định kỳ ho ặc cu ối tháng Hình 4.1 Sơ đồ trình tự ghi sổ ghi nhận doanh thu 4.1.3.2 Xác định doanh thu hoạt động tài chính 37 Kế toán sử dụng TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” và các tài khoản có liên quan như: 111, 112, 331.  Trình tự ghi sổ - Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp chủ yếu phát sinh từ tiền lãi gửi ngân hàng. Hằng tháng, kế toán dựa vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng do ngân hàng cung cấp với các chứng từ UNC, GBC, GNT…cụ thể. - Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền lãi phát sinh trong tài khoản thanh toán của doanh nghiệp, kế toán kiểm tra tính hợp lệ và tiến hành ghi nhận vào sổ Nhật ký chung, đồng thời mở sổ chi tiết tài khoản 515 và các tài khoản liên quan. - Tiếp đến, từ sổ Nhật ký chung kế toán ghi nhận vào sổ cái TK phát sinh. - Cuối tháng căn cứ sổ chi tiết tài khoản 515, kế toán lập bảng tổng hợp-tài khoản chi tiết. 4.1.3.4 Xác định giá vốn hàng bán Tài khoản sử dụng: Tài khoản 6321 “Giá vốn hàng bán” và các tài khoản có liên quan khác như: TK 156, 157  Trình tự hạch toán - Do đơn vị xuất kho theo đơn giá bình quân cuối kỳ, nên hằng ngày khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu theo hóa đơn GTGT, đến cuối tháng kế toán tập hợp lượng hàng nhập kho, tổng giá trị nhập, số lượng hàng tồn, trị giá hàng tồn đầu kỳ của tháng để tính đơn giá bình quân cho giá vốn hàng bán, sau đó lập phiếu xuất kho cho từng hóa đơn GTGT bán ra, in và kẹp phiếu xuất vào từng hóa đơn. - Căn cứ vào phiếu xuất kho (theo số HĐ, ngày) kế toán tiến hành ghi nhận vào sổ Nhật ký chung cho những dòng phát sinh đã ghi nhận trước đó. - Sau đó, từ sổ nhật ký chung kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 6321-Giá vốn hàng bán theo bút toán của từng hóa đơn. - Cuối cùng, từ sổ Nhật ký chung, kế toán ghi nhận vào Sổ cái từng tài khoản phát sinh theo mẫu sổ của công ty. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp-chi tiết TK 6321 lập Bảng tổng hợp - chi tiết tài khoản 632. 4.1.3.5 Xác định chi phí bán hàng 38 Kế toán sử dụng TK 6421 – Chi phí bán hàng và các tài khoản liên quan như: TK 1111, TK 334, TK 2141,…  Trình tự ghi sổ - Cuối tháng kế toán tiến hành chi lương cho nhân viên và trích khấu hao TSCĐ, căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh, xác định được các tài khoản liên quan, kế toán tiến hành ghi nhận vào sổ Nhật ký chung. - Sau đó mở sổ chi tiết TK 6421 cho từng khoản mục như: “Chi phí khấu hao TSCĐ”, “Chi phí lương nhân viên”. - Tiếp đó, từ sổ Nhật ký chung kế toán ghi nhật vào sổ cái tài khoản phát sinh. - Cuối tháng, kế toán dựa vào sổ chi tiết tài khoản 6421 và tài khoản 6422 để lập Bảng tổng hợp – chi tiết tài khoản 642. Sau đây là mẫu sổ chi tiết mà kế toán đã ghi nhận. 4.1.3.6 Xác định chí phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản sử dụng : Doanh nghiệp sử dụng tài khoản 6422 “chi phí quản lý doanh nghiệp” và các tài khoản liên quan khác như : 1111, 1121, 331.. Trong tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp để dễ quản lý nên bộ phận kế toán mở thêm các tài khoản chi tiết để theo dõi chi phí phát sinh như: Chi phí môn bài, chi phí tiền lương, chi phí kê khai thuế (do công ty thuê kế toán khai báo thuế), phí tiền gửi ngân hàng, chi phí điện thoại, chi phí điện, nước, phí kiểm định chất lượng,… Trình tự ghi sổ: Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan (GBN, HĐ, PC,…) kế toán ghi nhận vào sổ nhật ký chung. Đồng thời, mở sổ chi tiết TK 6422 tiến hành ghi nhận. Tiếp đến, từ sổ Nhật ký chung kế toán ghi nhận sang Sổ cái theo số hiệu, ngày tháng, diễn giải, bên nợ bên có tài khoản phát sinh. Cuối tháng, kế toán dựa vào sổ chi tiết tài khoản 6421 và tài khoản 6422 để lập Bảng tổng hợp – chi tiết tài khoản 642. 4.1.3.7 Xác định chí phí thuế TNDN - Kế toán sử dụng TK 821-“Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” để xác định số thuế mà công ty phải nộp với TK 3334 – “Thuế thu nhập doanh nghiệp”. - Do phần mềm kế toán không tự động tính được chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nên khi kết chuyển xong các khoản doanh thu, chi phí. Kế toán phải tính ngoài bảng nháp để xác định lãi lỗ cho công ty. - Khi xác định được khoản lợi nhuận trước thuế, kế toán mới tiến hành tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán dựa vào mức thuế suất áp dụng năm hiện hành để tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau khi tính được chi phí 39 thuế thu nhập, kế toán mở sổ Nhật ký chung và ghi nhận số liệu phát sinh vào cột nợ, có của tài khoản phát sinh. 4.1.3.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh  Chứng từ sử dụng: Các bút toán kết chuyển  Tài khoản sử dụng - Tài khoản doanh thu và thu nhập: 511 “Doanh thu bán hàng và dịch vụ”, 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”, 711 “Thu nhập khác”. - Tài khoản chi phí: 632 “Giá vốn hàng bán”, 635 “Chi phí tài chính”, 642 “Chi phí quản lý kinh doanh”, 811 “Chi phí khác”. - Đồng thời dùng tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định và phản ánh kết quả kinh doanh. - Tài khoản 421 “Lợi nhuận sau thuế”.  Ghi sổ kế toán Căn cứ vào chứng từ trên kế toán ghi các nghiệp vụ trên vào Sổ nhật ký chung. Sau đó, từ sổ nhật ký chung kế toán mở Sổ Cái TK 911. 4.1.4 Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh trong kỳ (6/2014) Để đánh giá về thực trạng công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp, ta sẽ tiến hành ghi nhận và xác định kết quả kinh doanh trong tháng 6 năm 2014 tại DNTN Thanh Trang. Dưới đây là một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng: (Đơn vị tính: đồng) 1. Doanh nghiệp dựa vào đơn đặt hàng, kế toán tiến hành tính giá xuất kho, lập phiếu xuất kho, ghi vào sổ liên quan. Theo hóa đơn GTGT số 00013, lập phiếu xuất kho số 00130XK theo ngày của hóa đơn. Hạch toán Nợ TK 6321 Có TK 155 90.327.565 90.327.565 2. Ngày 06/06/2014, căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000130 của DNTN Thanh Trang bán 18.026 kg bã bia sấy khô với đơn giá 6.350 đ/kg cho Chi nhánh Công ty TNHH Cargill Việt Nam tại Long An, thuế GTGT là 5%, thanh toán bằng chuyển khoản, kế toán phản ánh: Nợ TK 131 120.188.355 Có TK 5112 114.465.100 Có TK 3331 5.723.255 40 3. Căn cứ vào giấy báo có ngày 25/12/2014 của ngân hàng về khoản tiền lãi phát sinh trong tài khoản thanh toán của công ty với số tiền 18.982 đồng, kế toán kiểm tra tính hợp lệ và tiến hành ghi nhận vào sổ Nhật ký chung, đồng thời mở sổ chi tiết tài khoản 515 và các tài khoản liên quan theo bút toán: Nợ TK 1121 18.982 Có TK 515 18.982 4. Căn cứ vào số liệu tháng 06/2014 tại DNTN Thanh Trang. Cuối tháng kế toán hạch toán chi phí hoạt động tài chính tại Ngân hàng đầu tư & Phát triển (BIDV) và ngân hàng Agribank theo bút toán: Nợ TK 635 23.552.976 Có TK 1121 23.552.976 5. Ngày 01/06 doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ mua ngoài theo hóa đơn GTGT số 2996701 – chi phí tiền điện thoại kèm phiếu chi ngày 01/06/2014 của tập đoàn viễn thông Quân đội – CN Viettel HG kế toán tiến hành: Nợ TK 6422 827.099 Nợ TK 1331 82.710 Có TK 1111 909.809 6. Ngày 05/06 doanh nghiệp trả tiền internet của TT Viễn thông Châu Thành A- VT Hậu Giang theo hóa đơn GTGT số 119122 là 230.000 đồng, thuế 10% kế toán hạch toán: Nợ TK 6422 230.000 Nợ TK 1331 Có TK 1111 23.000 253.000 7. Ngày 30/6 doanh nghiệp tính lương cho nhân viên văn phòng và quản lý kế toán hạch toán: Nợ TK 6422(VP) 37.500.000 Nợ TK 6422(QL) 33.000.000 Có TK 334 70.500.000 (Tổng lương: - Văn phòng: 7.500.000 đồng/tháng x 5 người = 37.500.000 - Quản lý: 5.500.000 đồng/tháng x 6 người = 33.000.000) 8. Ngày 30/06 doanh nghiệp tính lương cho công nhân sản xuất kế toán tiến hành hạch toán: Nợ TK 6421 192.000.000 Có TK 334 192.000.000 (Tổng lương công nhân: 4.500.000 đồng/tháng x 40 công nhân = 192.000.000) 41 9. Ngày 30/6 kế toán kết chuyển doanh thu, lợi nhuận, thuế TNDN tháng 06/2014 như sau:  Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 1.547.409.500 Có TK 911  Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính: 1.547.409.500 Nợ TK 515 175.292 Có TK 911 175.292  Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 1.228.231.395 Có TK 632  Kết chuyển chi phí tài chính: 1.228.231.395 Nợ TK 911 23.552.976 Có TK 635   Kết chuyển chi phí QLDN 23.552.976 Nợ TK 911 264.801.341 Có TK 6421 192.000.000 Có TK 6422 72.801.341 Kết chuyển lợi nhuận trước thuế 1.547.584.792 – 1.516.585.712 = 30.999.080  Kết chuyển chi phí thuế TNDN: Nợ TK 911 1.549.954 Có TK 8211  Số thuế TNDN phải nộp: Nợ TK 8211 Có TK 3334  Kết chuyển lợi nhuận sau thuế: 1.549.954 1.549.954 1.549.954 Nợ TK 911 Có TK 421 29.449.126 29.449.126 42 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG (2011 đến 6/2014) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.2.1 Phân tích doanh thu Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quan về tình hình thực hiện các khoản mục doanh thu của DNTN Thanh Trang trong giai đoạn 2011 – 2013 và những tháng đầu năm 2014, ta quan sát bảng số liệu sau: Bảng 4.1: Giá trị và tỷ trọng các khoản doanh thu của DNTN Thanh Trang (2011 – 2013) và (6T2013 – 6T2014) Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Giá trị Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Tổng 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ trọng (%) Giá trị 2013 Tỷ trọng (%) Giá trị 6T2013 Tỷ trọng (%) Giá trị 6T2014 Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 11.619 99,98 16.671 99,99 22.092 99,99 7.416 99,97 13.340 99,98 2,1 0,02 2,2 0,01 2,3 0,01 1,9 0,03 2,6 0,02 11.621,1 100,00 16.673,2 100,00 22.094,3 100,00 7.417,9 100,00 13.342,6 100,00 Nguồn: Phòng Kế toán, DNTN Thanh Trang 43 Triệ u đồng 22.098 25000 20000 16.680. 15000 11.621 10000 5000 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm Hình 4.2 : Thống kê tình hình tổng doanh thu qua 3 năm Về cơ cấu doanh thu: Qua bảng thống kê 2.1 và biểu đồ 2.1, ta có thể nhận thấy rằng, tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh qua từng năm, đặc biệt là vào năm 2013. Nếu như vào năm 2011, tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt 11.621 triệu đồng thì sang năm tiếp, năm 2012 tổng doanh thu đã nhảy vọt lên tới 16.673 triệu đồng, tức là tăng thêm 5.052 triệu đồng hay tương đương với mức tăng 43,5%. Sang năm 2013, tổng doanh thu của doanh nghiệp tiếp tục tăng khá mạnh, đạt 22.094 đồng, tức là tăng 5.421 đồng so với năm 2012, tương đương với tăng 32,5%. Đây là mức tổng doanh thu cao nhất mà doanh nghiệp đạt được trong giai đoạn này.Tổng doanh thu của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn chính là doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào phân tích kết cấu của từng nguồn hinh thành nên tổng doanh thu của doanh nghiệp, và sự tăng trưởng của từng nguồn cũng như mức độ đóng góp của chúng vào tổng doanh thu của doanh nghiệp. - Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT thuần bán hàng). Đây là nguồn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, luôn chiếm trên 99% tổng doanh thu trở lên ( thấp nhất là vào năm 2011 chiếm 99.98%, cao nhất là vào năm 2012, 2013 chiếm 99,99%). Như vậy, có thể chắc chắn rằng tổng doanh thu của công ty đa phần là do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng góp. Điều này có thể gây ra sự biến động lớn trong nguồn thu này có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của doanh nghiệp, hay nói cách khác sự tăng trưởng của doanh thu thuần bán hàng và 44 cung cấp dịch vụ có sự tác động mạnh đến sự tăng trưởng của tổng doanh thu và ngược lại. Sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2011-2013 là do:  Một, theo thống kê của Cục chăn nuôi (Bộ NN& PTNT), năm 2011 Việt Nam phải nhập từ nước ngoài trên 50% số lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản). Vì thế việc các doanh nghiệp chế biến nguyên liệu từ nguồn trong nước là cơ hội để kinh doanh, giúp cho các chủ chăn nuôi, nuôi trồng giảm áp lực chi phí. Nắm bắt được thị trường DNTN Thanh Trang đã khai thác được nguồn nguyên liệu khá rẻ để sơ chế thành nguyên liệu cho các nhà sản xuất thức ăn đó là: hèm bia tươi, bột cá,.. Điển hình qua các báo cáo doanh thu, giá vốn, số lượng tiêu thụ.  Hai, DNTN Thanh Trang có đối tác lớn khá ổn định và càng có nhiều hợp đồng với số lượng lớn hơn đó là Chi Nhánh Cty TNHH Cargill VN tại Cần Thơ, Long An và Đồng Tháp. Ngoài ra còn cung cấp cho các khách hàng nhỏ lẻ các trong khu vực. Tuy nhiên để có thể đạt được lợi nhuận cao hơn, DNTN Thanh Trang đang cố gắng tìm thêm nhiều đối tác gắn kết lâu dài mới, bằng việc đảm bảo chất lượng và uy tính của thành phẩm.  Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp là hèm bia nguyên liệu (ướt), bột cá thành phẩm (sấy), cá tra nguyên liệu, hèm bia thành phẩm (sấy). Nhìn vào 2 bảng số liệu sau sẽ đánh giá được mức độ tiêu thụ của từng loại sản phẩm. Nhìn chung hèm bia thành phẩm là mặt hàng phát triển ổn định qua từng năm. Doanh thu thuần của doanh nghiệp được cấu thành từ 4 sản phẩm. Doanh nghiệp ngoài việc thu mua bã hèm bia tươi (ướt) để sản xuất thành phẩm, còn sử dụng một phần bán lại trực tiếp cho các cơ sở cũng sản xuất thức ăn.. Doanh nghiệp còn thu mua cá về chế biến, xay nhuyễn và sấy thành bột, đây cũng là nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn. Doanh nghiệp cũng tự đầu tư nuôi cá tra tận dụng một phần nguồn thức ăn từ thành phẩm tự sản xuất, sẽ làm giảm chi phí khi phải đi mua thức ăn bên ngoài, sau đó sẽ bán cho các nhà máy chế biến thủy sản. + Năm 2011: - Doanh thu bán hèm bia tươi chiếm 0,68% tổng doanh thu - Doanh thu bán bột cá thành phẩm chiếm 0,74% tổng doanh thu - Doanh thu từ việc bán cá tra chiếm 64,7% tổng doanh thu - Doanh thu bán hèm bia sấy khô chiếm 33,86% tổng doanh thu. + Năm 2012: - Doanh thu hèm bia tươi chiếm 1,34% tăng hơn 2011 là 0,66% - Năm 2012 doanh nghiệp không tiếp tục thu mua nguyên liệu để sản xuất bột cá, một trong những nguyên nhân giá bán của mặt hàng biến động tăng lên khiến doanh nghiệp không tìm được đối tác tiêu thụ 45 - Doanh thu cá tra chiếm 31,18% giảm đến 33,54% năm 2011 - Doanh thu hèm bia sấy khô đạt 67,48% tổng doanh thu tăng gẩn hai lần so với 2011 khoảng 33,62%. + Năm 2013: - Doanh nghiệp không có doanh thu bán hèm bia tươi, bột cá thành phẩm. Doanh thu nuôi cá tra chiếm 36,21% tăng nhẹ khoảng 5,03% so với 2012. Và doanh thu bán hèm bia sấy khô chiếm 63,79% giảm 3,69% so với cùng kỳ năm 2012. * Nhận xét chung: Tuy năm 2013 doanh nghiệp mất đi 2 nguồn doanh thu từ việc bán hèm bia tươi và bột cá thành phẩm, nhưng tổng doanh thu năm 2013 vẫn cao hơn 2011, 2012. Do định hướng chiến lược của doanh nghiệp tập trung khai thác các yếu tố chiếm tỷ trọng cao, một mặt doanh thu của 2 nguồn doanh thu trên chiếm tỷ lệ không cao so với tổng doanh thu của doanh nghiệp. Xét về tình hình những tháng đầu năm nay thì có thể nhận định doanh nghiệp có kết quả bán hàng 6 tháng đầu năm 2014 có sự gia tăng đáng kể. Và cấu thành nên doanh thu này gồm 2 thành phần chính: Bã bia thành phẩm, Cá tra nguyên liệu đợt 1. Nếu 6T2013 doanh thu đạt 7.416 triệu đồng thì vào 6T2014 đã tăng gần 2 lần đạt 13.340 triệu đồng (tăng khoảng 79,9%). Có 2 nguyên nhân cho sự gia tăng này đó là doanh nghiệp có những hợp đồng bán hèm bia cho khách hàng cũ với số lượng tăng hơn gấp hai lần so với cùng kỳ 2013. Bên cạnh đó vào tháng 4/2014 giá cá tra tăng cao nhất vào khoảng từ 25.000 – 25.700 đồng/kg, và tăng cao hơn năm 2013 với mức dao động từ 3,2% 18,7%. Vì thế nếu như 6T2013 doanh thu từ việc bán cá tra gần như là bằng với giá vốn đầu tư thì doanh nghiệp không thu được lãi, thì đến 6T2014 doanh nghiệp đã thu được lợi nhuận khả quan hơn. - Doanh thu từ hoạt động tài chính ( DT hoạt động TC). Nguồn thu này chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, chỉ chiếm trung bình 0,013%. Và đang có xu hướng giảm dần về tỉ trọng từ 0,02% vào năm 2011 xuống còn 0,01% vào năm 2012. Và vẫn giữ mức thu vào năm 2013. Vì chiếm tỉ trọng quá nhỏ nên DT hoạt động TC cũng không ảnh hưởng nhiều đến xu hướng tăng của tổng doanh thu. Và những tháng đầu năm 2014 nhìn chung khá ổn định không có sự đột biến quá lớn. Vào 6T2013 là 1,9 triệu đồng thì sang 6T2013 tăng khoảng 1,7 triệu (khoảng 36,9%). Khoản mục này không tác động nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có thể thấy doanh nghiệp vẫn tập trung vào sản xuất là chính, không có sự đầu tư vào các khoản tài chính. 46 4.2.2 Phân tích chi phí Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, không chỉ cần phải đưa ra chiến lược để tăng doanh thu, mà kiểm soát chi phí là một trong những vấn đề quan trọng mà tất cả các Doanh nghiệp cần quan tâm. Việc quản lý tốt tình hình thực hiện các khoản mục chi phí giúp cho doanh nghiệp sử dụng chi phí một cách hợp lý nhất, giảm thiểu tối đa các khoản chi không cần thiết. Để nắm rõ hơn về tình hình biến động của các khoản chi phí tại DNTN Thanh Trang, ta có bảng số liệu sau: Bảng 4.2: Tình hình biến động của các khoản mục chi phí của Doanh nghiệp (2011 – 2013) và (6T2013 – 6T2014) ĐVT: triệu đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán Chi phí BHQLDN Chi phí tài chính Tổng cộng Năm 2012 Năm 2013 Tỷ Tỷ trọng Giá trị Giá trị trọng Giá trị (%) (%) Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tỷ trọng Giá trị (%) Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 9.690 83,6 13.668 83,6 19.134 87,4 3.978 41,1 5.466 40,0 244 2,1 987 6,1 1.204 5,5 743 304,5 217 22,0 1.658 14,3 1.686 10,3 1.554 7,1 28 1,7 (132) (7,8) 16.341 100 21.892 5.551 54,2 11.592 100 100 4.749 347,3 6 tháng đầu năm 2013 Giá trị 6.344 6 tháng đầu năm 2014 Tỷ trọng Giá trị (%) 83,3 10.308 Chênh lệch 6T2013/6T2014 Tỷ trọng (%) 83,0 3.964 62,5 Giá trị Tỷ lệ (%) 504 6,6 1.462 11,8 958 190,1 764 10,1 644 5,2 (120) (15,7) 7.612 100 12.414 100 4.802 236,9 Nguồn: Phòng Kế Toán, DNTN Thanh Trang 47 100% 14.3% 2.11% 90% 10.32% 6.04% 7.1% 5.5% 80% 70% CPTC 60% 50% 83.59% 83.64% 87.4% CP BH-QLDN GVHB 40% 30% 20% 10% 0% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hình 4.3: Tỷ trọng các khoản mục chi phí của doanh nghiệp 2011 – 2013 - Giá vốn hàng bán: Thông qua bảng thống kê và biểu đồ trên, thấy rằng trong cơ cấu tổng chi phí của doanh nghiệp thì giá vốn hàng bán chiếm một tỉ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 80% tổng chi phí của doanh nghiệp, năm có chi phí giá vốn lớn nhất là năm 2013 với giá trị 19.134 triệu đồng tương ứng với 87,4% tổng doanh thu. Và luôn có xu hướng gia tăng qua các năm, năm 2012 tăng 41,1% so với năm 2011, năm 2013 tăng khoảng 40% so với năm 2012. Với đà tăng của giá vốn hàng bán cộng với tỉ trọng của nó trong cơ cấu tổng doanh thu đã khiến nó có ảnh hưởng rất lớn tới tổng chi phí của doanh nghiệp, sự biến động tăng của giá vốn làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng theo. Như trong năm 2012 giá vốn hàng bán gia tăng khá cao ( tăng 41,1% so với năm 2011) thì tương ứng tổng chi phí của doanh nghiệp cũng đã tăng 347,3% . Sang năm tiếp theo, năm 2013, giá vốn hàng bán tăng 40% thì tổng chi phí cũng tăng 54,2% ( Có sự khác biệt trong tăng trưởng của giá vốn và tổng chi phí là do trong tổng chi phí còn có các chi phí khác như chi phí BH - QLDN, chi phí tài chính,.. tuy chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đến tổng chi phí.). Lý do của sự tăng trưởng mạnh của chi phí giá vốn hàng bán trong giai đoạn 2011-2013, là do doanh nghiệp đã sản xuất ổn định đáp ứng đủ sản lượng cho các hợp đồng lớn, khiến lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất cũng tăng hằng năm khiến cho CP NVL TT, CP NC TT, CPC (Điện, nước,…) tăng theo. Bảng 4.3: Tỷ số GVHB/DT của DNTN Thanh Trang 48 (2011 – 2013) và (6T2013 – 6T2014) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu GVHB DT bán hàng GVHB/DT bán hàng (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị 9.690 13.668 19.134 6.344 10.308 11 .619 16.671 22.092 7.416 13.340 83,4 82,0 86,6 85,5 77,3 * Nhận xét chung: Tỉ trọng giá vốn trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty luôn ở mức cao, tỷ trọng này luôn dao động trong khoảng 81% đến 86% trong giai đoạn này. Và có thể thấy rằng tỉ trọng này có xu hướng tăng giảm không lớn trong mấy năm gần đây, nếu như năm 2011 con số này là 83,4% thì sang năm 2012 chỉ giảm còn khoảng 82% và năm 2013 là 86,6%. Tỉ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần có xu hướng tăng cho thấy rằng tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. Đây là một xu hướng khá xấu, tuy nhiên khoảng chênh lệch tỉ trọng qua từng năm thì không lớn, điều này chứng tỏ chúng khá ổn định, không xuất hiện sự đột biến tăng hoặc giảm quá mức. Nhưng doanh nghiệp cần có biện pháp để tỷ trọng này không tăng quá nhiều, vì nó gây ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (điển hình năm 2012 đạt khoảng 333 triệu đồng, năm 2013 chỉ đạt 202 triệu đồng). Xét về tình hình 6 tháng đầu năm 2014 thì tỷ lệ đã có bước thay đổi giảm từ 85,5% ở 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 77.3% vào 6 tháng đầu năm 2014 khoảng 8,2%). Có thể thấy công tác quản lý, kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán của doanh nghiệp đang từng bước có hiệu quả tích cực hơn. Với việc tỷ lệ này 6T2013 giảm hơn 6T2014 chứng tỏ doanh nghiệp vẫn giữ mức sản xuất ổn định giá dù lượng tiêu thụ tăng cao hơn rất nhiều. Đây cũng là tín hiệu tốt vì thể hiện ổn định sản xuất, bình ổn giá cả, tạo cho đối tác sự tin tưởng với sự hợp tác lâu dài. - Chi phí bán hàng – quản lí doanh nghiệp: Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp là chi phí rất quan trọng, nó phản ánh tình hình hoạt động của hai bộ phận này có hiệu quả hay không, chi phí này bao gồm các chi phí điện nước, thuê tài sản, khấu hao, lương,…..và đặc biệt riêng đối với DNTN Thanh Trang điện sản xuất và dầu phục vụ sản xuất 49 và vận chuyển là hai yếu tố có chi phí khá lớn, kế đến là lương công nhân. Xét từ năm 2011 – 2013 chi phí BH-QLDN có xu hướng tăng nhanh chóng. Năm 2012 đạt 987 triệu tăng rất cao so với năm 2011 là hơn 743 triệu (khoảng 304,5%). Đến 2013 doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc điều tiết chi phí nên chỉ tăng khoảng 217 triệu (khoảng 22%) so với năm 2012. Đây là khoản mục chi phí cao thứ 2 trong cơ cấu tổng chi phí của doanh nghiệp. Rõ ràng 6T2014 chi phí này đã tăng lên rất nhiều so với 6T2013. Nhưng đây cũng là sự gia tăng hợp lý, khi doanh nghiệp phải sản xuất nhiều hơn để cung cấp cho khách hàng, chi phí điện, nước, dầu vận chuyển và điều hành máy móc,…đều gia tăng rất lớn. Ngoài ra chi phí doanh nghiệp phải trả thêm tiền tăng ca khá cao cho công nhân và quản lý vào ban đêm. Vào 6T2013 chi phí QLKD là 504 triệu đồng, thì 6T2014 con số này là 1.462 triệu đồng tăng trên 958 triệu đồng (khoảng 190,1%) - Chi phí tài chính: Nhìn chung khoản mục chi phí tài chính chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu hình thành tổng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên chênh lệch tăng giảm của nó không nhiều qua các năm, và còn có xu hướng giảm xuống. Năm 2012 tăng hơn 28 triệu sao với 2011 (khoảng 1,69%) đây không là tín hiệu đáng lo ngại vì sự gia tăng này chỉ có thể là do ngân hàng tăng nhẹ lãi suất. Đến năm 2013 doanh nghiệp đã giảm mức chi phí này xuống còn 1.554 triệu đồng giảm hơn 132 triệu (khoảng 7,83%) so với 2012. Tuy nhiên để không phải chịu sức ép từ lãi vay lớn doanh nghiệp vẫn cần phấn đấu tự chủ về vốn bằng các biện pháp từ việc thu công nợ khách hàng, xoay vòng vốn khoản nợ của doanh nghiệp với người bán,… Có thể thấy chi phí này có phần giảm nhẹ vào 6T2014 so với 6T2013. Nguyên nhân doanh nghiệp đã chủ động cách thu tiền hàng và công nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất doanh nghiệp cho hàng nhập kho trước, nhưng không thanh toán ngay cho người bán. Vì doanh nghiệp đặt một lượng nguyên vật liệu rất lớn nên người bán nhất là những nhà cung cấp nhỏ lẻ sẽ thỏa thuận với cách thanh toán trên để giữ chân doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp đã bớt đi một phần gánh nặng của chi phí lãi vay. 50 4.2.3 Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động đưa ra các chính sách để nâng cao doanh thu, quản lý tốt chi phí nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là đạt được lợi nhuận. Để nắm rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của DNTN Thanh Trang giai đoạn 2011 – 2013, ta quan sát bảng số liệu sau: Bảng 4.4: Tổng hợp lợi nhuận của Doanh nghiệp (2011 – 2013) và (6T2013 – 6T2014) Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) 6 tháng đầu năm 6T2013 6T2014 Chênh lệch 6T2014/6T2013 Giá trị Tỷ lệ (%) LN thuần từ HĐKD 29 333 202 304 1.048,3 (131) (39,4) (194,1) 928,6 1.122,7 578,4 LN trước thuế 29 333 202 304 1.048,3 (131) (39,4) (194,1) 928,6 1.122,7 578,4 Chi phí thuế TNDN 1 16 10 15 15,0 (6) (37,5) (9,7) 46,4 56,1 5,8 LN sau thuế 27 317 192 289 1.033,3 (125) (39,4) (184,4) 882,2 1.066,6 5,8 Nguồn: Phòng Kế toán, DNTN Thanh Trang 51 Triệu đồng 350 300 250 200 317 Lợi nhuận sau thuế 150 192 100 50 27 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện LNST của Doanh nghiệp 2011 – 2013 Qua hình 4.5 và bảng 4.17, cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 nhìn chung đều thu được lợi nhuận, nhưng lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp có sự biến động mạnh. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp khá thấp vào khoảng 27 triệu đồng, đến năm 2012 thật sự là một năm làm ăn thuận lợi đối với DNTN Thanh Trang khi lợi nhuận sau thuế đạt trên 317 triệu đồng, tăng hơn 11 lần so với năm 2011(khoảng 1.048,3%) do đây là năm mà ngành sản xuất thức ăn từ nguồn nguyên liệu trong nước được ưa chuộng do hơn các sản phẩm nhập khẩu do giá cả . Tới năm 2013 thì do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giá vốn hàng bán (đã đề cập ở phần phân tích chi chí) khiến dù kinh doanh có lãi nhưng thấp hơn 2012, cụ thể LNST năm 2013 là tầm 192 triệu, giảm trên 289 triệu (khoảng 39,4%) 4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNTN THANH TRANG (2011 – 2013) 4.3.1 Phân tích hiệu quả hoạt động Phân tích hiệu quả hoạt động chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là công cụ quản lý có hiệu quả mà các doanh nghiệp sử dụng từ trước đến nay. Phân tích hiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp tự đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu kinh tế được thực hiện đến đâu từ đó tìm ra những biện pháp để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn khởi đầu một chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Kết quả phân tích của thời gian kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp hoạch 52 định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh có hiệu quả, nhằm hạn chế rủi ro bất định trong kinh doanh. Phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ có ý nghiã quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến doanh nghiệp đặc biệt là nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp...vì phân tích hiệu quả hoạt động sẽ giúp cho họ có những thông tin để có những quyết định chính xác hơn, kịp thời hơn. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Doanh thu thuần 2012 2013 Triệu đồng 11.619 16.671 22.092 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 9.690 13.668 19.134 Hàng tồn kho bình quân 2.851 6.341 7.741 105,92 167,01 145,64 8.240 7.544 5.055 13.523 15.523 15.645 1,41 2,21 4,37 3,40 2,16 2,47 0,86 1,07 1,41 255,31 162,91 82,37 Triệu đồng Số ngày tồn kho bình quân Ngày Khoản phải thu bình quân Triệu đồng Tổng tài sản bình quân Triệu đồng Vòng quay khoản phải thu Vòng Vòng quay hàng tồn kho Vòng Vòng quay tổng tài sản Vòng Kỳ thu tiền bình quân Ngày Bảng 4.5: Các tỷ số hoạt động của DNTN Thanh Trang (2011 – 2013) Nguồn: Phòng Kế toán, DNTN Thanh Trang *Vòng quay tổng tài sản Thông qua bảng 4.16, ta có thể thấy rằng vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp tăng đều qua các năm 2011, 2012 và 2013 . Trong 3 năm 2011, 2012, 53 2013 thì vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp lần lượt là 0,86; 1,07; 1,41 có nghĩa là trong giai đoạn vừa qua thì mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được lần lượt 0,86; 1,07; 1,41 đồng doanh thu thuần. Nếu giá trị càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả, sử dụng tài sản một cách hợp lí mang lại doanh thu cao. Đây là một yêu tố ảnh hưởng tích cực đến uy tín và ổn định của doanh nghiệp, chứng tỏ quá trình kinh doanh dần đã đi vào quỹ đạo phát triển tốt. *Vòng quay hàng tồn kho Cũng như vòng quay tổng tài sản, dựa vào bảng 4.16 ta có thể thấy trong giai đoạn 2011 - 2013 vòng quay hàng tồn kho lần lượt là 3,40 vòng; 2,16 vòng và 2,47 vòng tức là trong các hàng tồn kho của doanh nghiệp đã quay được lần lượt 3,40 vòng; 2,16 vòng và 2,47 vòng để tạo ra doanh thu. Nhìn chung vòng quay hàng tồn kho tại doanh nghiệp có sự giảm dần qua từng năm, điều đó đồng nghĩa với việc thời gian tồn trữ hàng tồn kho tăng hay sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra được tiêu thụ ngày càng chậm hơn. Tương ứng với số ngày tồn kho trong năm 2011 là xấp xỉ 106 ngày, năm 2012 là xấp xỉ 167 ngày và năm 2013 là 146 ngày. Số ngày tồn kho của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng dần. Đây là một xu hướng không tốt trong tương lai, nó chứng tỏ doanh nghiệp đang có chiến lược quản lý hàng tồn kho một cách chưa hiệu quả qua các năm. Số ngày tồn kho tăng lên làm cho doanh nghiệp tăng chi phí bảo quản, lượng hao hụt nhiều và vốn tồn đọng hàng hóa ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. *Vòng quay khoản phải thu Đây là chỉ tiêu biểu thị tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Qua bảng số liệu trên, ta thấy năm 2011 vòng quay khoản phải thu là 1,41 vòng. Đến năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên đạt 2,21 vòng. Năm 2013 con số này tiếp tục tăng khá tốt ở mức 4,37 vòng. Nói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Tuy đây là tín hiệu khá tốt, nhưng đây chưa thực sự là những vòng quay lý tưởng vì ta sẽ xét đến kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp vẫn còn khá cao. *Kỳ thu tiền bình quân 54 Trong giai đoạn 2011 – 2013 thì kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp luôn ở mức cao. Cao nhất là vào năm 2011 doanh nghiệp phải mất khoảng 255 ngày để thu hồi một khoản phải thu hay các khoản tiền mà khách hàng nợ. Sang 2 năm tiếp theo thì chỉ số nảy giảm xuống chỉ còn 163 ngày vào năm 2012 và xấp xỉ 82 ngày vào năm 2013. Lí giải điều này là do doanh nghiệp còn khá trẻ, thương hiệu, tên tuổi sản phẩm của doanh nghiệp chưa được nhiều khách hàng biết đến, điển hình đối tác lớn của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại không nhiều, hệ thống phân phối chưa hoàn thiện nên doanh nghiệp có chính sách bán chịu cho đối tác, mà khoảng thời gian đối tác phải thanh toán kéo dài để giành lấy thị trường nhờ chính sách ưu đãi này. Doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn trong một thời gian dài, trong khi số vốn này doanh nghiệp phải đi vay để tiếp tục sản xuất kinh doanh và phải trả mức lãi suất cao điều này kéo hiệu quả hoạt động xuống thấp hơn. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm xuống, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang có cố gắng trong việc thương thảo, điều chỉnh hạn thanh toán đối với các khách hàng của công ty. Đây là một tín hiệu khả quan vì nó chứng tỏ rằng thương hiệu, uy tín đã được khẳng định, đã có chỗ đứng trong long khách hàng, vì vậy doanh nghiệp cần giữ vững và phát huy hơn nữa trong tương lai. 4.3.2 Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp Lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp và đồng thời là các kết quả quyết định của các nhà quản trị, phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để nhà lãnh đạo đưa ra những hoạch định trong tương lai. Nếu như các tỷ số hoạt động đề cập ở trên phản ánh từng bộ phận hoạt động riêng của doanh nghiệp thì các tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Những nhà quản trị hay nhà đầu tư có liên quan với doanh nghiệp rất quan tâm đến các tỷ số này để ra quyết định đầu tư, cho thuê hay vay tài sản,... Để có thể đánh giá rõ hơn về mức độ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng như trong cơ cấu quản lý doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang giai đoạn 2011 – 2013, ta tính được các tỷ số về khả năng sinh lời của của doanh nghiệp dựa trên các báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán,… của DNTN Thanh Trang thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.6: Các tỷ số về khả năng sinh lời của DNTN Thanh Trang (2011 – 2013) 55 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 2012 2013 Doanh thu thuần Triệu đồng 11,619 16,671 22,092 Lợi nhuận ròng Triệu đồng 27 317 192 Tổng tài sản bình Triệu đồng quân 13.523 15.523 15.645 3596 3775 4037 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng ROS % 0,23 1,90 0,87 ROA % 0,20 2,04 1,23 ROE % 0,75 8,40 4,76 *Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Trong gia đoạn vừa qua, từ năm 2011 đến năm 2013, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) biến động không đồng đều, nhưng có thể đánh giá xu hướng chung là tăng so với năm 2011. Cụ thể, trong năm 2011, ROS của công ty là 0,23% có nghĩa là trong năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0,23 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây không phải là con số lợi nhuận hấp dẫn cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng sang năm 2012 tình hình sinh lợi trên doanh thu tốt hơn (ROS) đạt 1,9%. Và năm 2013 là 0,87% giảm 1,03% so với 2013, tuy nhiên vẫn giữ được mức độ cao hơn 2011 là 0,64%. Có thể đánh giá năm 2012 doanh nghiệp đã thực sự nổ lực trong việc kiểm soát chi phí, giá cả và đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán hàng nên ROS có phần tăng mạnh khoảng 1,63%. Đến năm 2013 tỷ số này giảm đi đáng kể nguyên nhân từ việc tổng chi phí doanh nghiệp tăng khá lớn: GVHB tăng 39,99%, chi phí BH – QLDN tăng 21,99%... trong khi đó tuy doanh thu thuần có tăng nhưng mức tăng không theo kịp mức gia tăng của tổng chi phí (chỉ tăng 32,51% so với doanh thu 2012). Vì vậy, trong thời gian tới doanh nghiệp cần tập trung hạ thấp chi phí và tiết kiệm chi phí cũng như tăng doanh thu là điều rất quan trọng nhằm tăng ROS hay tăng hiệu quả hoạt động. *Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) Cũng tương tự như (ROS) tỷ số lợi nhuận trên tài sản bình quân (ROA) cũng có xu hướng chung là tăng nhưng không ổn định. Năm 2011, ROA là 0,2%, tức là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012 tỷ số này tăng lên đạt 2,04% (tăng 1,84%). Nhưng vào 2013, ROA giảm nhẹ còn 56 1,23%. Kết quả trên cho thấy dù doanh nghiệp đã sử dụng tài sản một cách hiệu quả hơn nhưng vẫn chưa khai thác hết công suất mà nguồn tài sản mang lại, doanh nghiệp cần đẩy mạnh công suất sản xuất từ nguồn tài sản vốn có. *Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tương tự như ROA thì tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp có xu hướng gia tăng so với 2011. Cụ thể, vào năm 2011, ROE của công ty chỉ đạt 0,75%, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 0,75 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2012, tỷ số tăng lên một cách đột biến đạt 8,4% gấp hơn 10 lần năm 2011. Nhưng đến 2013, ROE giảm xuống còn 4,76%, vẫn cao hơn năm 2011. Chủ yếu là do sự thay đổi của lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, do vốn đầu tư của chủ sở hữu vẫn giữ nguyên là 2 tỷ đồng. 4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4.4.1 Các yếu tố chủ quan *Sự ảnh của nhân tố giá cả đến tiêu thụ hàng hóa Giá cả được biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm, giá cả xoay quanh trục giá trị của sản phẩm. Giá cả là nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Nó có thể tác động kích thích hay hạn chế cung cầu và do đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ. Xác định đúng giá sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ và thu nợ tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Doanh nghiệp cũng có những điều chỉnh giá cả linh hoạt trong từng giai đoạn tùy theo từng khách hàng, từng đoạn thị trường hay số lượng hàng của hợp đồng mà đặt giá cao hay thấp để có thể thu hút được nhiều khách hàng, và do đó sẽ bán được nhiều hàng hơn, tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. *Chất lượng sản phẩm Ngày nay khi xã hội càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng của sản phẩm càng cao, đó là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp nói chung hay DNTN Thanh Trang luôn quan tâm hàng đầu. Vì nó đem lại khả năng “lợi nhuận vững chắc" cho doanh nghiệp, giá có thể thay đổi nhưng chất lượng thì phải thay đổi ngày càng tốt hơn, mang lại lợi ích cao hơn. Trên tinh thần kinh doanh nghiêm túc, DNTN Thanh Trang luôn kiểm soát chặt chẽ chất lượng của sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra bằng cách gửi mẫu thành phẩm đi kiểm nghiệm tại trung tâm có uy tín (Trung tâm Kỹ thuật & Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ). Vì vậy xây dựng sản phẩm có chất ượng tốt cũng là cách mà DNTN Thanh Trang tạo dựng và thu hút khách hàng, giữ chữ tín tốt nhất. *Khách hàng và mạng lưới phân phối 57 Qua tìm hiểu, số lượng khách hàng của DNTN Thanh Trang không nhiều, chủ yếu là nhà cưng ứng lâu dài cho Công ty sản xuất thức ăn lớn (Cargill). Chính vì thế doanh nghiệp còn phụ thuộc khá lớn vào số lượng mua của các khách hàng lớn này. Mạng lưới phân phối hàng không rộng, khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới. 4.4.2 Các yếu tố khách quan *Chính sách Nhà nước về thuế TNDN cho doanh nghiệp Việc DNTN luôn kinh doanh có lãi trong giai đoạn 2011 – 2013 một trong những thuận lợi đó chính là chính sách ưu đãi thuế TNDN cho vùng địa bàn kinh doanh khó khăn, điển hình là Hậu Giang. Tỉnh Hậu Giang thuộc danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư (theo phụ lục II Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ) nên các doanh nghiệp đầu tư vào các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Toàn bộ các huyện: Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Phụng Hiệp, Châu Thành A và thị xã Ngã 7,… Chính sách thuế miễn, giảm: Được hưởng mức thuế suất thuế TNDN 10% (áp dụng trong 15 năm); miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 (chín) năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế; miễn thuế đối với thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án.; miễn tiền thuê đất trong 11 năm kể từ ngày đưa dự án vào hoạt động. *Môi trường kinh doanh cạnh tranh Ngành nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi là một thế mạnh hàng đầu của Việt Nam. Vì thế doanh nghiệp đang có cơ hội phát triển trong một thị phần đầy tiềm năng đó là thức ăn thủy sản. Bên cạnh đó sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất là nguồn nguyên vật liệu tự nhiên trong nước, có sức cạnh tranh giá với các nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên song song đó ngành sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp trong nước, điển hình là DNTN Thanh Trang đó là sự xuất hiện của các thức ăn chứa thành phần tăng trọng nhanh bằng hóa chất, giá cả thấp hơn, lại thêm rút ngắn thời gian nuôi. Điều này đã khiến các chủ hộ nuôi quay lưng với thức ăn làm từ nguyên liệu tự nhiên vì mục tiêu lợi nhuận. Ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa quản lí chặt chẽ về chất lượng khiến cho chất lượng nuôi tại Việt Nam mất uy tín, và thị trường không ổn định gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nhóm ngành. 58 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG 5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG 59 Qua nhiều năm phát triển với những khó khăn do nền kinh tế mang lại, đến nay Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng các sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm và nhất là thức ăn thủy sản. Trong thời gian thực tập tìm hiểu về công tác kế toán tại Doanh nghiệp nhìn chung bộ máy kế toán đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và phát huy tốt vai trò của mình trong công tác hỗ trợ cho ban lãnh đạo trong việc ra quyết định, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Ngoài ra đội ngũ nhân viên kế toán được đào tạo với trình độ chuyên môn cao, công việc được phân công một cách cụ thể, rõ ràng với từng người nên mang lại hiệu suất hoạt động cao. Tuy nhiên vào cuối kỳ kế toán do số lượng công việc tăng cao hơn bình thường nên cũng gây sức ép đối với các kế toán viên. 5.1.1 Ưu điểm: *Về quản lý xuất nhập kho Có sự phối hợp chặt chẽ giữa kho phòng kinh doanh và phòng kế toán phục vụ cho việc hạch toán chính xác về mặt số lượng xuất nhập kho, có sự theo dõi chặt chẽ về lượng hàng tồn kho. Công tác bảo quản hàng hóa được xây dựng một hệ thống kho lưu trữ hàng hóa tránh mất mát hao hụt và đảm bảo quản lý theo từng chủng loại, phục vụ yêu cầu xuất kho hàng hóa một cách nhanh chóng và dễ dàng. *Về tổ chức bộ máy kế toán Qua hơn 7 năm xây dựng, DNTN Thanh Trang đã và đang phát triển, nhưng hiệu quả kinh doanh vẫn ở mức thấp có rất nhiều khó khăn trong công tác xây dựng hệ thống quản lý cho phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với điều kiện khoa học ngày càng phát triển, doanh nghiệp đã rất nhanh nhạy trong việc áp dụng phần mềm kế toán máy. Với chương trình phần mềm kế toán “Kế Toán Việt Nam” doanh nghiệp đã trang bị hệ thống máy tính cho bộ phận kế toán, hòa mạng Internet để thu thập cũng như cung cấp thông tin bên ngoài. Do vậy khối lượng công việc kế toán thủ công đã được giảm bớt rất nhiều, đảm bảo cung cấp thông tin một cách nhanh chống, đầy đủ, kịp thời. Đội ngũ nhân viên kế toán được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn qua trường lớp, một số nhân viên có kinh nghiệm kế toán lâu năm nên có trình độ sâu, cao, nắm bắt được quy trình hạch toán phù hợp về tính hợp lý, hợp pháp. *Về hệ thống chứng từ, sổ sách 60 Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra, bộ phận kế toán trong doanh nghiệp đã xây dựng một hệ thống chứng từ tương đối hoàn chỉnh và hợp lý và phù hợp với quy định của chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Doanh nghiệp luôn đảm bảo tính hợp lý, chính xác và tuân thủ đúng nguyên tắc kế toán. Sổ sách luôn được ghi chép rõ ràng, dễ hiểu và được ghi chép theo dõi hàng ngày để đảm bảo tính chính xác. *Về tổ chức công tác kế toán Doanh nghiệp sử dụng đúng mẫu chứng từ theo quy định phù hợp với nghiệp vụ phát sinh, phản ánh đầy đủ nội dung và tính trung thực của thông tin. Kế toán đã thực hiện tốt việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, đảm bảo tính chính xác cao. Đồng thời, các chứng từ, sổ sách được nhân viên kế toán lưu trữ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp tiện cho việc xem xét và kiểm tra. Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp sử dụng phục vụ cho công tác hạch toán ban đầu tương đối hoàn thiện. về hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, việc sử dụng các tài khoản, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhìn chung đã thực hiện theo đúng qui định của Nhà Nước. Ngoài các tài khoản tổng hợp, kế toán đã mở các tài khoản chi tiết để tiện cho việc ghi chép, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế diễn ra, việc mở thêm các tài khoản chi tiết đó không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. *Về công tác xác định kết quả kinh doanh Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Thanh Trang đã đáp ứng được yêu cầu của ban Giám đốc trong việc cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách kịp thời và chính xác. Việc ghi chép, phản ánh số liệu kế toán được tiến hành dựa trên chế độ kế toán theo qui định chung và dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp. Có sự kiểm tra, theo dõi chặt chẽ từ quá trình phát sinh nghiệp vụ đến việc tổng hợp xác định kết quả kinh doanh. 5.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân Ngoài những mặt đạt được, công tác hạch toán kế toán tại Doanh nghiệp còn một số tồn tại cần khắc phục. Cụ thể như sau: Doanh nghiệp xuất kho thành phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, công việc kế toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. 61 Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, tuy nhiên, doanh nghiệp không sử dụng Sổ nhật ký bán hàng hay Sổ kế toán chi tiết bán hàng, Sổ nhật ký đặc biệt gây khó khăn trong việc theo dõi chi tiết bán hàng. Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố rất trọng để tiến hành sản xuất sản phẩm, là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề hao hụt, hư hỏng chưa được quan tâm theo dõi. Bên cạnh đó giá nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng cao làm ảnh hưởng đến giá cạnh tranh của sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến kế toán tiêu thụ tại DNTN Thanh Trang. Bên cạnh đó cũng còn một số yếu tố tuy không ảnh hưởng trực đến sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp nhưng những hạn chế trong việc hạch toán kế toán này cũng đã ảnh hưởng đến những khoản mục chi phí của doanh nghiệp, do đó cũng một phần gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh: *Đối với chi phí nhân công Doanh nghiệp không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho cán bộ, công nhân viên. Công ty có lực lượng lao động trực tiếp lớn, do đó nếu người lao động nghỉ phép nhiều vào một tháng nào đó trong năm sẽ gây biến động đột ngột cho chi phí sản xuất do việc tính tiền lương nghỉ phép không hợp lý. *Đối với chi phí sản xuất chung Việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng vào TK 6422 của doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm. Đồng thời các yếu tố trong khoản mục chi phí sản xuất chung có xu hướng tăng cao nhưng doanh nghiệp chưa triển khai giải pháp tiết kiệm kịp thời. *Đối với giá bán sản phẩm Giá bán tăng lên liên tục chưa ổn định do ảnh hưởng của các nhân tố bên trong các khoản mục chi phí, hiện tại công ty vẫn tăng giá bán sản phẩm theo xu hướng chung của các doanh nghiệp trong ngành. Công ty thanh toán cho nhà cung ứng bằng chuyển khoản hay tiền mặt nhưng khách hàng mua hàng của công ty lại dùng phương thức thanh toán gối đầu (tức mua hàng lần này thì mới thanh toán tiền hàng hóa đơn mua hàng lần trước hoặc khách hàng sẽ thanh toán tiền hàng khi quá mức công nợ cho phép). Điều này gây khó khăn cho Doanh nghiệp trong việc thu hồi vốn, tái sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh. 62 Hiện tại Doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn lưu động để mua nguyên liệu vì vậy phải huy động vốn bằng cách vay vốn từ các ngân hàng với mức lãi suất tương đối cao, đây là một trong số những nguyên nhân chính làm cho chi phí tài chính của Doanh nghiệp luôn ở mức cao. Vì thế, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này nhằm đưa ra những chính sách giải quyết thật phù hợp. Doanh nghiệp còn khá thụ động trong việc tìm hiểu và tiếp cận với thị trường ngoại địa, chủ yếu các thành phẩm sản xuất ra đều nhằm mục tiêu cung cấp cho một hay một số khách hàng cố định là chính vì thế Doanh nghiệp vẫn chưa khai thác được thị trường ngoại địa đầy tiềm năng. 5.2 GIẢI PHÁP 5.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Doanh nghiệp Để hoàn thiện hơn công tác kế toán tiêu và xác định kết quả kinh doanh của công ty DNTN Thanh Trang nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, cần phát huy những ưu điểm đang có và khắc phục những hạn chế trong công tác kế toán tại đơn vị. Đào tạo, bổ sung và nâng cao tay nghề cho kế toán viên: với khối lượng công việc kế toán khá lớn, đặc biệt là vào cuối kỳ, doanh nghiệp cần xem xét đào tạo thêm kế toán viên phụ trách một số phần hành kế toán phức tạp, khối lượng công việc hàng ngày nhiều và tăng cao vào cuối kỳ như kế toán thành phẩm, kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Là doanh nghiệp thương mại nên các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng là thường xuyên và có số phát sinh lớn. Khi mở sổ nhật ký đặc biệt- Sổ nhật ký bán hàng sẽ tiện cho việc ghi chép, tổng hợp và ghi chép số liệu. Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến bán hàng, kế toán sẽ căn cứ vào chứng từ ghi chép nghiệp vụ vào Sổ nhật ký bán hàng vá Sổ chi tiết bán hàng. Sau đây là mẫu sổ nhật ký bán hàng và sổ chi tiết bán hàng Đơn vị : ......... Mẫu số S17-DNN Địa chỉ : ......... (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trởng BTC) SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG Tên sản phẩm (hàng hoá ,dịch vụ,..): ......... Năm ......... Quyển số :............... 63 Chứng từ TK Ngày tháng ghi sổ Số Ngày hiệu tháng A B Diễn giải C đối ứng D E Các khoản tính trừ Doanh thu Số Đơn Thành Thuế lượng giá tiền 1 2 3=1x2 Khác (5212, 5231) 4 5 Cộng số phát sinh - Doang thu thuần - Giá vốn hàng bán - Lãi gộp - Sổ này có ......trang, đánh từ trang 01 đến trang........ Ngày ......tháng ....... năm..... - Ngày mở sổ: ......... Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Bảng 5.1: Sổ chi tiết bán hàng Đơn vi: ……….. Mẫu số: S03a4 – DNN (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Địa chỉ: ………. Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Năm............. Ngày, tháng ghi sổ A Chứng từ Diễn giải Số Ngày, hiệu tháng B C D Ghi Có tài khoản doanh thu Phải thu từ người mua (Ghi Nợ) Hàng hóa Thành phẩm Dịch vụ 1 2 3 4 64 Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau - Sổ này có.......trang, đánh số từ trang 01 đến trang...... - Ngày mở sổ : .......... Ngày .... tháng .... năm..... Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Bảng 5.2: Sổ nhật ký bán hàng Để kiếm soát tình trạng hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần có bộ phận theo dõi định mức tiêu hao nguyên vật liệu để xác định được nguyên nhân chủ quan cũng như các nguyên nhân khách quan gây hao hụt, từ đó có những biện pháp khắc phục tình trạng hao hụt nguyên vật liệu như hiện nay. Về việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, để khắc phục tình trạng này trước hết doanh nghiệp có thể tham khảo một số ý kiến sau: - Thay thế NVL giá đắt bằng NVL giá rẻ để sản xuất thức ăn thủy sản. Nghiên cứu, tìm kiếm các NVL mới thay thế các nguyên liệu khan hiếm hiện có để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tạo nên sự khác biệt, mới lạ, tăng giá trị cạnh tranh của sản phẩm mà vẫn bảo đảm chất lượng. - Ký kết hợp đồng mua NVL dài hạn với những doanh nghiệp cung cấp NVL thô để có nguồn cung NVL ổn định, chất lượng. Đồng thời tăng cường tìm kiếm những nguồn cung cấp NVL đầu vào gần với doanh nghiệp để giảm bớt chi phí vận chuyển. Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang là một doanh nghiệp sản xuất tương đối lớn, lực lượng lao động trực tiếp chiếm 87% tổng số cán bộ, công nhân viên của đơn vị. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tính toán, lập kế hoạch về tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm để phân bổ đồng đều vào các tháng trong năm (kỳ tính giá thành sản phẩm) nhằm ổn định chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ hạch toán không bị biến động đột ngột. Để đơn giản cách tính toán 65 doanh nghiệp có thể tính toán theo tỷ lệ (%) trên tổng số tiền lương phải trả dự toán hàng tháng căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép cho công nhân sản xuất và phân bổ đều cho các tháng trong năm. Ngoài ra việc kế toán xác định một cách chính xác giá thành sản phẩm cũng là yếu tố quyết định đến lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. Vì thế một số khoản mục làm sai lệch giá thành cần được khắc phục: - Chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng là một khoản chi phí được tập hợp để tính giá thành sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp nên hạch toán chi phí này vào TK 1543 thay vì vào TK 6422 để việc tính giá thành sản phẩm được chính xác hơn. Ta có định khoản về khoản chi phí này vào TK 1543 như sau: Lương nhân viên quản lý phân xưởng: Nợ TK Có TK Các khoản trích theo lương: Nợ TK 1543 334 1543 Có TK 338 Thực hiện kiểm soát thật chặt chẽ trong quá trình nhập liệu vì doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm kế toán nên số liệu kế toán sẽ tự động được cập nhật vào các sổ và báo cáo tài chính. Vì vậy nếu số liệu đầu vào không chính xác sẽ ảnh hưởng đến các sổ kế toán, báo cáo tài chính. 5.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang Cần tìm thêm nhiều nhà cung ứng hàng hóa đầu vào của doanh nghiệp để tránh tình trạng bị động về hàng hóa và có thể dùng phương thức gối đầu với các nhà cung ứng để bù đắp cho những khoản phải thu khách hàng còn ứ đọng. Đồng thời, đưa ra vài chính sách để có thể thu hồi nợ sớm hơn như chiết khấu thanh toán cho những khách hàng mua hàng với số lượng lớn,… Doanh nghiệp nên lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nhằm tránh tình trạng gặp khó khăn khi không thu hồi được nợ đúng hạn. Doanh nghiệp nên áp dụng theo Thông tư số 89/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhằm tránh gặp tình trạng khó khăn khi giá cả thị trường biến động. Phương pháp lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: 66 Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên ghi Nợ TK 6321 – Giá vốn hàng bán Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên cạnh đó để tiết kiệm chi phí sản xuất, doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp tiết kiệm nhiên liệu (xăng, dầu) và năng lượng (điện, nước). Tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ: Doanh nghiệp cần có chính sách giá hợp lý, giao hàng kịp thời đảm bảo chất lượng sản phẩm, sản xuất thêm những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đưa ra những chính sách ưu đãi về giá cho những khách hàng lâu dài của doanh nghiệp để tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng. Từ đó thiết lập mối quan hệ thương mại lâu bền. Tăng cường quảng bá cho sản phẩm của Doanh nghiệp: thông qua các kỳ hội chợ thương mại. Thực hiện quảng cáo, xây dựng thương hiệu uy tín trên Internet – một trong những phương thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay.Qua đó có thể cung cấp thêm thông tin cho khách hàng về thông tin sản phẩm của Doanh nghiệp. Thúc đẩy khai thác tìm thị trường mới, khách hàng mới,.. không chỉ trong nội địa mà còn cơ hội ở thị trường ngoại địa. 67 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Nền kinh tế phát triển mang lại những cơ hội cũng như những thách thức cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các biện pháp tăng cường công tác quản lý trên các phương diện kinh tế. Với chức năng quản lý, hoạt động của công tác kế toán liên quan trực tiếp đến việc hoạch định các chiến lược phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng cần phải được củng cố ngày càng hoàn thiện, thật sự trở thành công cụ đắc lực trong việc quản lý tài chính. Qua đánh giá thực trạng công tác kế toán tại DNTN Thanh Trang cho thấy công tác kế toán tại doanh nghiệp được tổ chức phù hợp với quy mô hoạt động của Doanh nghiệp và được quản lý chặt chẽ, có hệ thống dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Chấp hành đúng các quy định theo chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời hỗ trợ cho việc ra quyết định của cấp lãnh đạo. Doanh nghiệp đã ứng dụng máy vi tính và phần mềm Kế Toán Việt Nam phù hợp vào quá trình hạch toán. Điều này giúp cho công tác kế toán thực hiện nhanh chóng, chính xác và giảm bớt khối lượng công việc rất nhiều. Doanh nghiệp cũng đang tích cực góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, và đóng góp một phần lớn trong phát triển nền kinh tế cho tỉnh nhà nói riêng và ngành thức ăn thủy sản Việt Nam nói chung. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với hiệp hội chế biến và xuất khẩu Việt Nam (VASEP) Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hướng dẫn cho người nông dân về lợi ích của việc sử dụng thức ăn có nguyên liệu tự nhiên, nhằm thay đổi suy nghĩa và kiến thức về các loại thức ăn dùng hóa chất để nhanh tăng trọng của một số người dân, giảm rủi ro gây thiệt hại cho người nông dân và cả người tiêu dùng những sản phẩm độc hại. Cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp sản xuất. Tích cực tìm kiếm thị trường, giới thiệu đối tác mới, khuyến khích mạnh dạn khai thác và hợp tác với thị trường ngoại địa. Tổ chức tư vấn, đào tạo giúp cho các doanh 68 nghiệp hoạt động trong ngành nâng cao nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 6.2.1 Đối với Nhà nước Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng cho sản xuất. Đảm bảo cho doanh nghiệp đủ vốn để sản xuất liên tục, tránh ngừng trệ hoạt động và bỏ qua cơ hội và các hợp đồng lớn; Cần có những quy hoạch cụ thể về sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản có chất lượng tốt, thị trường tiêu thụ ổn định… Tạo điều kiện cho việc tìm tòi các nguồn nguyên liệu mới, giúp các doanh nghiệp có hướng phát triển mới, để sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nước ngoài; Hỗ trợ ưu đãi về thuế, quy định về lãi suất tín dụng riêng cho các doanh nghiệp sản xuất, ngoài ra cải tiến các thủ tục hành chính, khai báo đơn giản, tiết kiệm để doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trương Đông Lộc, 2010. Bài giảng Quản trị tài chính. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Vĩnh Long. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. Võ Văn Nhị, 2009. Bài tập nguyên lý kế toán. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Võ Văn Nhị, 2012. Nguyên lý kế toán. Nhà xuất bản Phương Đông. Nguyễn Công Bình, 2009. Phân tích các Báo cáo tài chính. Nhà xuất bản Giao thông – Vận tải. 70 PHỤ LỤC 1 1) Hóa đơn bán hàng GTGT số 00130 của DNTN Thanh Trang 71 2) Sổ chi tiết tổng hợp tài khoản 511 72 3) Sổ chi tiết doanh thu bán hàng DNTN Thanh Trang Ấp Phú Thạnh, X.Tân Phú Thạnh, H.Châu Thành A, T.Hậu Giang Mã số thuế: 1800 306 447 Trang 1/1 Tháng 06 Năm 2014 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 511 - DOANH THU Chứng từ Ngày ghi sổ Diễn giải Số Ngày TK đối ứng Đơn vị tính: VNĐ Số lượng Đơn giá Số tiền phát sinh Nợ Số dư (bên có) Có Tháng 06-2014 – Đầu kỳ 11.792.553.450 06-06 00130 06-06 CN Cty TNHH Cargill VN tại Long An 131-KH014 18.026 6.350 114.465.100 11.907.018.550 11-06 00131 11-06 CN Cty TNHH Cargill VN tại Cần Thơ 131-KH007 19.600 6.150 120.540.000 12.027.558.550 12-06 00132 12-06 CN Cty TNHH Cargill VN tại Đồng Tháp 131-KH008 22.013 6.300 138.681.900 12.166.240.450 14-06 00133 14-06 CN Cty TNHH Cargill VN tại Long An 131-KH014 47.886 6.350 304.076.100 12.470.316.550 ... ... ... ... .... ... 27-06 00138 27-06 CN Cty TNHH Cargill VN tại Đồng Tháp 131-KH008 30-06 KCDT 30-06 Kết chuyển doanh thu thuần 1.547.409.500 Cộng phát sinh T06 1.547.409.500 Lũy kế PS đầu năm 13.339.962.950 25.324 .... .... 6.350 .... .... 160.807.400 13.339.962.950 Ngày .....tháng .....năm..... Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 73 4) Sổ cái tài khoản doanh thu bán hàng DNTN Thanh Trang Trang 1/1 Ấp Phú Thạnh, X.Tân Phú Thạnh, H.Châu Thành A, T.Hậu Giang SỔ CÁI Mã số thuế: 1800 306 447 Tháng 06 Năm 2014 TÀI KHOẢN 511 – DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ Đơn vị tính: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ DIỄN GIẢI Số Ngày Trang nhật ký TK đối ứng SỐ PHÁT SINH Nợ Tháng 06-2014 – ĐK 06/06 11/06 12/06 14/06 00130 00131 00132 00133 06/06 CN Cty TNHH Cargill VN tại Long An Có 11.792.553.450 114.465.100 4 131 11/06 CN Cty TNHH Cargill VN tại Cần Thơ 120.540.000 7 131 12/06 CN Cty TNHH Cargill VN tại Đồng Tháp 8 131 138.681.900 14/06 CN Cty TNHH Cargill VN tại Long An 304.076.100 9 131 19/06 00134 CN Cty TNHH Cargill 19/06 VN tại Long An 12 131 248.678.700 20/06 00135 CN Cty TNHH Cargill 20/06 VN tại Cần Thơ 12 131 123.369.000 25/06 25/06 94.519.750 15 131 00137 CN Cty TNHH Cargill 26/06 VN tại Long An 16 131 242.271.550 27/06 00138 CN Cty TNHH Cargill 27/06 VN tại Đồng Tháp 16 131 160.807.400 30/06 KCDT Kết chuyển doanh thu 30/06 thuần 26/06 00136 CN Cty TNHH Cargill VN tại Long An 911 1.547.409.500 Ngày .…tháng .... năm..…. Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 5) Sổ cái tài khoản giá vốn hàng bán 74 DNTN Thanh Trang Ấp Phú Thạnh, X.Tân Phú Thạnh, H.Châu Thành A, T.Hậu Giang SỔ CÁI Mã số thuế: 1800 306 447 Tháng 06 Năm 2014 TÀI KHOẢN 632 –GIÁ VỐN HÀNG BÁN Đơn vị tính: Đồng Trang nhật ký TK đối ứng Nợ Xuất kho giá vốn HĐ 00130 155 90.327.565 11/06 Xuất kho giá vốn HĐ 00131 155 98.214.816 132XK 12/06 Xuất kho giá vốn HĐ 00132 155 110.306.262 14/6 133XK 14/06 Xuất kho giá vốn HĐ 00133 155 239.954.831 19/06 134XK 19/06 Xuất kho giá vốn HĐ 00134 155 196.239.216 20/06 135XK 20/06 Xuất kho giá vốn HĐ 00135 155 100.519.858 25/06 136XK 25/06 Xuất kho giá vốn HĐ 00136 155 74.588.140 26/06 137XK 26/06 Xuất kho giá vốn HĐ 00137 Chứng từ Ngày ghi sổ Số Ngày 06/06 130XK 06/06 11/06 131XK 12/06 27/06 30/06 DIỄN GIẢI 138XK KCGV Có 191.183.157 155 126.897.551 27/06 Xuất kho giá vốn HĐ 00138 155 Kết chuyển giá vốn 30/06 hàng bán 911 Số phát sinh tháng 06 SỐ PHÁT SINH 1.228.231.395 1.228.231.395 Ngày .…tháng .... năm..…. Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 6) Sổ cái Chi phí tài chính 75 DNTN Thanh Trang Ấp Phú Thạnh, X.Tân Phú Thạnh, H.Châu Thành A, T.Hậu Giang Mã số thuế: 1800 306 447 SỔ CÁI Tháng 06 Năm 2014 TÀI KHOẢN 635 –CHI PHÍ TÀI CHÍNH Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ tháng Số Ngày Diễn giải hiệu tháng 02/06 TLV 02/06 Trả lãi vay (BIDV) Trang TK Nhật đối ứng ký Số tiền Nợ Có 1121 175.000 13/06 TLV1 13/06 Trả lãi vay (Agribank) 1121 3.511.535 19/06 TLV1 19/06 Trả lãi vay (Agribank) 1121 1.438.292 26/06 TLV 26/06 Trả lãi vay (BIDV) 1121 2.707.723 27/06 TLV 27/06 Trả lãi vay (BIDV) 1121 1.720.426 30/06 KC 30/06 Kết chuyển chi phí tài chính 911 23.552.976 Tổng cộng 23.552.976 23.552.976 Ngày .…tháng .... năm..…. Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc DNTN Thanh Trang Ấp Phú Thạnh, X.Tân Phú Thạnh, H.Châu Thành A, T.Hậu Giang Mã số thuế: 1800 306 447 76 SỔ CÁI Tháng 06 Năm 2014 TÀI KHOẢN 642 – CHI PHÍ QUẢN LÝ KINH DOANH Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ 01/06 01/06 TK đối ứng Nợ 01/06 Chi tiền điện thoại 111 827.099 01/06 Chi tiền điện thoại 111 429.388 1121 22.000 Chứng từ Trang nhật ký DIỄN GIẢI Số PC01 PC01 Ngày SỐ PHÁT SINH Có 04/06 TP 04/06 Phí dịch vụ ngân hàng (BIDV) 05/06 PC02 05/06 Chi tiền internet 111 230.000 12/06 Phí dịch vụ ngân hàng (Agribank) 1121 27.000 20/06 Chi tiền mua chỉ may bao 111 416.000 … … … … 30/06 Kết chuyển chi phí CPBH 911 192.000.000 30/06 Kết chuyển chi phí QLDN 911 72.801 .341 12/06 20/06 … 30/06 30/06 TP1 PC04 … KCBH KCDN Cộng phát sinh tháng 06 264.801.341 264.801.341 Ngày .…tháng .... năm..…. Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 7) Sổ cái chi phí quản lí kinh doanh 8) Sổ cái chi phí thuế TNDN 77 DNTN Thanh Trang Ấp Phú Thạnh, X.Tân Phú Thạnh, H.Châu Thành A, T.Hậu Giang Mã số thuế: 1800 306 447 SỔ CÁI Tháng 06 Năm 2014 TÀI KHOẢN 8211 – CHI PHÍ THUẾ TNDN Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ 30/06 30/06 Nợ 30/06 Thuế TNDN tạm nộp trong tháng 3334 1.549.954 30/06 Kết chuyển thuế TNDN 911 DIỄN GIẢI Số TNDN KC Trang nhật ký TK đối ứng Chứng từ Ngày Cộng phát sinh tháng 06 SỐ PHÁT SINH Có 1.549.954 1.549.954 1.549.954 Số dư cuối tháng 06 Ngày .…tháng .... năm..…. Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 9) Sổ cái xác định kết quả kinh doanh 78 DNTN Thanh Trang Ấp Phú Thạnh, X.Tân Phú Thạnh, H.Châu Thành A, T.Hậu Giang Mã số thuế: 1800 306 447 SỔ CÁI Tháng 06 Năm 2014 TÀI KHOẢN 911 – XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ DIỄN GIẢI Trang nhật ký TK đối ứng SỐ PHÁT SINH Số Ngày KC Kết chuyển doanh 30/06 thu thuần 511 1.547.409.500 30/06 KC Kết chuyển doanh 30/06 thu tài chính 515 175.292 30/06 KC 30/06 Kết chuyển giá vốn 632 1.228.231.395 KC Kết chuyển chi phí 30/06 tài chính 635 23.552.976 30/06 KC Kết chuyển chi phí 30/06 QLBH 6421 192.000.000 30/06 KC Kết chuyển chi phí 30/06 QLKD 6422 72.801.341 30/06 KC Kết chuyển chi phí 30/06 thuế TNDN 8211 1.549.954 30/06 KC 30/06 Kết chuyển lãi 421 29.449.126 30/06 30/06 Cộng phát sinh tháng 12 Nợ Có 1.547.584.792 . 1.547.584.792 Số dư cuối tháng 12 Ngày .…tháng .... năm..…. Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 10) Sổ cái tài kho ản 515 79 11) Phiếu xuất kho giá vốn HĐ 00130 12) Phiếu chi tiền điện thoại của HĐ 2996 701 80 12) Sổ cái tài kho ản 515 13) Phiếu nhập kho hèm bia HĐ 01476 81 13) Phiếu nhập kho dầu HĐ 05369 14) Sổ nhật ký chung DNTN Thanh Trang 82 Ấp Phú Thạnh, X.Tân Phú Thạnh, H.Châu Thành A, T.Hậu Giang Mã số thuế: 1800 306 447 NHẬT KÝ CHUNG Tháng 06 năm 2014 (Trích) Đơn vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Diễn giải Ngày 01/06 PC06/01 01/06 Chi tiền cước điện thoại Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh X 6422 827.099 1331 82.710 Nợ 111 01/06 PN06/01 01/06 Nhập kho dầu X 909.809 152 8.247.273 1331 824.727 331 PC06/02 01/06 PN06/02 01/06 331 Chi tiền mua dầu Nhập kho dầu 9.072.000 9.072.000 111 X 9.072.000 152 3.092.727 1331 309.273 331 PC06/03 01/06 PN06/03 01/06 331 Chi tiền mua dầu Nhập kho hèm bia ướt 3.402.000 3.402.000 111 X 3.402.000 152 12.828.571 1331 641.429 331 PC06/04 Chi tiền mua hèm bia 331 13.470.000 13.470.000 111 Cộng chuyển trang sau Trang trước chuyển sang Có 13.470.000 52.797.809 52.797.809 52.797.809 52.797.809 83 … 02/06 RTM 02/06 TVV 02/06 02/06 Rút tiền mặt nhập quỹ X Trả vốn vay X 111 20.000.000 112 311 20.000.000 100.000.000 (BIDV) 02/06 TLV 02/06 Trả lãi vay 100.000.000 X 635 175.000 (BIDV) 175.000 … … … … … … … 04/06 TP 04/06 Phí dịch vụ ngân hàng (BIDV) X 642 22.000 … … … … 05/06 Thu tiền của Công ty Cargill tại Long An X 112 508.839.450 05/06 Thanh toán tiền hèm bia cho X 06/06 Xuất bán thành phẩm: X … … 05/06 GBC 05/06 06/06 UNC 130XK … 112 22.000 131 331 632 Doanh thu bán hàng 131 … 508.839.450 26.082.000 112 Giá vốn hàng bán … 26.082.000 90.327.565 90.327.565 155 120.188.355 511 114.465.100 3331 5.723.255 Cộng chuyển trang sau 2.477.138.784 2.477.138.784 Trang trước chuyển sang 2.477.138.784 2.477.138.784 84 07/06 PN06/18 07/06 Nhập kho hèm bia ướt X 152 13.928.571 1331 696.429 331 Chi tiền mua hèm bia PC06/19 331 14.625.000 14.625.000 111 … … … 30/06 PN06/95 30/06 30/06 KC 30/06 KC 30/06 KC 30/06 KC 30/06 KC 30/06 KC 30/06 KC 30/06 KC 30/06 30/06 14.625.000 … … … … Nhập kho củi trấu X 152 324.016.000 1331 32.401.600 331 356.417.600 511 1.547.409.500 Kết chuyển doanh thu thuần X Kết chuyển doanh thu tài chính X 175.292 175.292 911 30/06 Kết chuyển giá vốn hàng bán X 30/06 Kết chuyển chi phí tài chính X 30/06 Kết chuyển chi phí QLBH X 30/06 Kết chuyển chi phí QLKD X 30/06 Kết chuyển chi phí thuế TNDN X 30/06 X Kết chuyển lãi 1.547.409.500 911 515 … 911 1.228.231.395 632 911 1.228.231.395 23.552 .976 635 911 23.552 .976 192.000 .000 6421 911 192.000 .000 72.801.341 6422 911 72.801.341 1.549.954 8211 911 1.549.954 29.449.126 421 29.449.126 Tổng số phát sinh Ngày .…tháng .... năm..…. Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc 85 86 [...]... nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang; - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU... định kết quả kinh doanh dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác Nguyên tắc hạch toán Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh. .. nghiệp tư nhân Thanh Trang để làm luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và nâng cao hiệu quả hoạt... trị và ra quyết định cho kỳ sản xuất tiếp theo Nhận thức được tầm quan trong của công tác kế toán Tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, việc nghiên cứu để có thể hiểu rõ và nắm bắt tốt hơn trong công tác xây dựng Từ đó em chọn đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. .. theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp cũng như sự thuận tiện trong từng phương thức tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể dùng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản 2.1.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.2.1 Một số vấn đề cơ bản về kế toán xác định kết quả kinh doanh  Khái niệm doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu... là chế độ kế toán và tổ chức công tác kế toán tiêu thụ, các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại DNTN Thanh Trang CHƯƠNG 2 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm về thành phẩm và kế toán tiêu thụ Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp thực... doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần Kết quả kinh doanh phải được thể hiện đầy đủ, chính xác theo mỗi kỳ kế toán 2.1.2.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 7  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ... sở hữu Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểu hiện bằng tiền, phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt 6 động kinh tế đã được thực hiện, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí)  Điều kiện và nguyên... sách kế toán của doanh nghiệp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, phiếu thu – chi, phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn bán hàng,… 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh * So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích. .. biến động của các chỉ tiêu kinh tế 23 T Y  Y0 100% Y0 Trong đó: ΔF là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích Ngoài ra còn dùng các chỉ số tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG Tên doanh nghiệp: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG 24 Địa chỉ trụ sở: Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang, Việt

Ngày đăng: 16/10/2015, 22:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w