Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp tư nhân thanh trang (Trang 58 - 62)

Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, không chỉ cần phải đưa ra chiến lược để tăng doanh thu, mà kiểm soát chi phí là một trong những vấn đề quan trọng mà tất cả các Doanh nghiệp cần quan tâm. Việc quản lý tốt tình hình thực hiện các khoản mục chi phí giúp cho doanh nghiệp sử dụng chi phí một cách hợp lý nhất, giảm thiểu tối đa các khoản chi không cần thiết. Để nắm rõ hơn về tình hình biến động của các khoản chi phí tại DNTN Thanh Trang, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 4.2: Tình hình biến động của các khoản mục chi phí của Doanh nghiệp (2011 – 2013) và (6T2013 – 6T2014)

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán, DNTN Thanh Trang

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 6T2013/6T2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 9.690 83,6 13.668 83,6 19.134 87,4 3.978 41,1 5.466 40,0 6.344 83,3 10.308 83,0 3.964 62,5 Chi phí BH- QLDN 244 2,1 987 6,1 1.204 5,5 743 304,5 217 22,0 504 6,6 1.462 11,8 958 190,1 Chi phí tài chính 1.658 14,3 1.686 10,3 1.554 7,1 28 1,7 (132) (7,8) 764 10,1 644 5,2 (120) (15,7) Tổng cộng 11.592 100 16.341 100 21.892 100 4.749 347,3 5.551 54,2 7.612 100 12.414 100 4.802 236,9

4 488 83.59% 2.11% 14.3% 83.64% 6.04% 10.32% 87.4% 5.5% 7.1% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

CPTC CP BH-QLDN GVHB

Hình 4.3: Tỷ trọng các khoản mục chi phí của doanh nghiệp 2011 – 2013

- Giá vốn hàng bán:

Thông qua bảng thống kê và biểu đồ trên, thấy rằng trong cơ cấu tổng chi phí của doanh nghiệp thì giá vốn hàng bán chiếm một tỉ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 80% tổng chi phí của doanh nghiệp, năm có chi phí giá vốn lớn nhất là năm 2013 với giá trị 19.134 triệu đồng tương ứng với 87,4% tổng doanh thu. Và luôn có xu hướng gia tăng qua các năm, năm 2012 tăng 41,1% so với năm 2011, năm 2013 tăng khoảng 40% so với năm 2012. Với đà tăng của giá vốn hàng bán cộng với tỉ trọng của nó trong cơ cấu tổng doanh thu đã khiến nó có ảnh hưởng rất lớn tới tổng chi phí của doanh nghiệp, sự biến động tăng của giá vốn làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng theo. Như trong năm 2012 giá vốn hàng bán gia tăng khá cao ( tăng 41,1% so với năm 2011) thì tương ứng tổng chi phí của doanh nghiệp cũng đã tăng 347,3% . Sang năm tiếp theo, năm 2013, giá vốn hàng bán tăng 40% thì tổng chi phí cũng tăng 54,2% ( Có sự khác biệt trong tăng trưởng của giá vốn và tổng chi phí là do trong tổng chi phí còn có các chi phí khác như chi phí BH - QLDN, chi phí tài chính,.. tuy chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đến tổng chi phí.). Lý do của sự tăng trưởng mạnh của chi phí giá vốn hàng bán trong giai đoạn 2011-2013, là do doanh nghiệp đã sản xuất ổn định đáp ứng đủ sản lượng cho các hợp đồng lớn, khiến lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất cũng tăng hằng năm khiến cho CP NVL TT, CP NC TT, CPC (Điện, nước,…) tăng theo.

(2011 – 2013) và (6T2013 – 6T2014) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị

GVHB 9.690 13.668 19.134 6.344 10.308

DT bán hàng 1111.6.61199 16.671 22.092 7.416 13.340

GVHB/DT bán hàng (%)

83,4 82,0 86,6 85,5 77,3

* Nhận xét chung: Tỉ trọng giá vốn trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty luôn ở mức cao, tỷ trọng này luôn dao động trong khoảng 81% đến 86% trong giai đoạn này. Và có thể thấy rằng tỉ trọng này có xu hướng tăng giảm không lớn trong mấy năm gần đây, nếu như năm 2011 con số này là 83,4% thì sang năm 2012 chỉ giảm còn khoảng 82% và năm 2013 là 86,6%. Tỉ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần có xu hướng tăng cho thấy rằng tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. Đây là một xu hướng khá xấu, tuy nhiên khoảng chênh lệch tỉ trọng qua từng năm thì không lớn, điều này chứng tỏ chúng khá ổn định, không xuất hiện sự đột biến tăng hoặc giảm quá mức. Nhưng doanh nghiệp cần có biện pháp để tỷ trọng này không tăng quá nhiều, vì nó gây ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (điển hình năm 2012 đạt khoảng 333 triệu đồng, năm 2013 chỉ đạt 202 triệu đồng).

Xét về tình hình 6 tháng đầu năm 2014 thì tỷ lệ đã có bước thay đổi giảm từ 85,5% ở 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 77.3% vào 6 tháng đầu năm 2014 khoảng 8,2%). Có thể thấy công tác quản lý, kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán của doanh nghiệp đang từng bước có hiệu quả tích cực hơn. Với việc tỷ lệ này 6T2013 giảm hơn 6T2014 chứng tỏ doanh nghiệp vẫn giữ mức sản xuất ổn định giá dù lượng tiêu thụ tăng cao hơn rất nhiều. Đây cũng là tín hiệu tốt vì thể hiện ổn định sản xuất, bình ổn giá cả, tạo cho đối tác sự tin tưởng với sự hợp tác lâu dài.

- Chi phí bán hàng – quản lí doanh nghiệp:

Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp là chi phí rất quan trọng, nó phản ánh tình hình hoạt động của hai bộ phận này có hiệu quả hay không, chi phí này bao gồm các chi phí điện nước, thuê tài sản, khấu hao, lương,…..và đặc biệt riêng đối với DNTN Thanh Trang điện sản xuất và dầu phục vụ sản xuất

5 500 và vận chuyển là hai yếu tố có chi phí khá lớn, kế đến là lương công nhân. Xét từ năm 2011 – 2013 chi phí BH-QLDN có xu hướng tăng nhanh chóng. Năm 2012 đạt 987 triệu tăng rất cao so với năm 2011 là hơn 743 triệu (khoảng 304,5%). Đến 2013 doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc điều tiết chi phí nên chỉ tăng khoảng 217 triệu (khoảng 22%) so với năm 2012.

Đây là khoản mục chi phí cao thứ 2 trong cơ cấu tổng chi phí của doanh nghiệp. Rõ ràng 6T2014 chi phí này đã tăng lên rất nhiều so với 6T2013. Nhưng đây cũng là sự gia tăng hợp lý, khi doanh nghiệp phải sản xuất nhiều hơn để cung cấp cho khách hàng, chi phí điện, nước, dầu vận chuyển và điều hành máy móc,…đều gia tăng rất lớn. Ngoài ra chi phí doanh nghiệp phải trả thêm tiền tăng ca khá cao cho công nhân và quản lý vào ban đêm. Vào 6T2013 chi phí QLKD là 504 triệu đồng, thì 6T2014 con số này là 1.462 triệu đồng tăng trên 958 triệu đồng (khoảng 190,1%)

- Chi phí tài chính:

Nhìn chung khoản mục chi phí tài chính chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu hình thành tổng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên chênh lệch tăng giảm của nó không nhiều qua các năm, và còn có xu hướng giảm xuống. Năm 2012 tăng hơn 28 triệu sao với 2011 (khoảng 1,69%) đây không là tín hiệu đáng lo ngại vì sự gia tăng này chỉ có thể là do ngân hàng tăng nhẹ lãi suất. Đến năm 2013 doanh nghiệp đã giảm mức chi phí này xuống còn 1.554 triệu đồng giảm hơn 132 triệu (khoảng 7,83%) so với 2012. Tuy nhiên để không phải chịu sức ép từ lãi vay lớn doanh nghiệp vẫn cần phấn đấu tự chủ về vốn bằng các biện pháp từ việc thu công nợ khách hàng, xoay vòng vốn khoản nợ của doanh nghiệp với người bán,…

Có thể thấy chi phí này có phần giảm nhẹ vào 6T2014 so với 6T2013. Nguyên nhân doanh nghiệp đã chủ động cách thu tiền hàng và công nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất doanh nghiệp cho hàng nhập kho trước, nhưng không thanh toán ngay cho người bán. Vì doanh nghiệp đặt một lượng nguyên vật liệu rất lớn nên người bán nhất là những nhà cung cấp nhỏ lẻ sẽ thỏa thuận với cách thanh toán trên để giữ chân doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp đã bớt đi một phần gánh nặng của chi phí lãi vay.

5 511

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp tư nhân thanh trang (Trang 58 - 62)