Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp tư nhân thanh trang (Trang 30)

2.1.3.1 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đem những số liệu thu thập được trong quá trình sản xuất kinh doanh phân tách thành nhiều yếu tố nhằm tìm mặt ưu, khuyết, khả năng tiềm tàng và lợi thế, rủi ro giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, xác định đúng mục tiêu chiến lược kinh doanh vì mục đích kinh doanh là để sinh lợi.

2.1.3.2 Vai trò của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong kinh doanh. Là cơ sở để đưa ra các quyết định trong kinh doanh.

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh nợ

TK 911 không có số dư cuối kỳ

632,635,642,811 911 511,515,711

421 821

421

Kết chuyển chi phí

Kết chuyển chi phí thuế TNDN

Kết chuyển lãi

Kết chuyển doanh thu

Kết chuyển lỗ

2 200 Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro.

Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.

Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp.

2.1.3.3 Một số chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Vòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.

Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.

Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính được hệ số ngày thu tiền bình quân bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho vòng quay các khoản phải thu. Ngược lại với chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh.

Trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, cần so sánh hệ số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định.

Vòng quay tổng tài sản

Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Công thức tính Hệ số vòng quay tổng tài sản như sau:

Số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

2

Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân

Khoản phải thu bình quân =

Khoản phải thu đầu kỳ +

Khoản phải thu cuối kỳ 2

Kỳ thu tiền bình

quân =

Số ngày trong năm Vòng quay khoản phải thu

V

Vòònngg qquuaayy ttổổnngg ttààii ssảảnn == D

Dooaannhh tthhuu tthhuuầầnn T

2 222 Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành.

Hệ số này lại ngược với lợi nhuận biên tế (profit margin - tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần), có nghĩa là hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận biên tế càng nhỏ và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Là một chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận đạt được trong kỳ với tổng doanh thu bán hàng trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận được xác định như sau:

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cho thấy cứ một đồng doanh thu thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lệ và ngược lại. Nếu đem so sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp với ngành mà cho thấy thấp hơn điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang bán với giá thấp hơn, hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn (có chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn) so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

T

Tỷỷssuuấấttllợợiinnhhuuậậnnttrrêênnttổổnnggttààiissảảnn((RROOAA--RReettuurrnnoonnAAsssseettss))

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.

Nếu t

Tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

ROS (%) =

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

ROA (%) = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

x 100 (%)

x

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.

T

Tỷỷssuuấấttllợợiinnhhuuậậnnttrrêênnvvốốnncchhủủssởởhhữữuu((RROOEE- - RReettuurrnn oonn EEqquuitityy))

Trong hệ thống các chỉ tiêu thì “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE” là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đây chính là mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn của các chủ sở hữu.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập chủ yếu từ các chứng từ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, phiếu thu – chi, phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn bán hàng,…

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh

* So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích.

Y = Y1 – Y0

Trong đó: ∆Y = Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ

Y0= trị số chỉ tiêu của năm gốc Y1= trị số của chỉ tiêu phân tích

* So sánh bằng số tương đối: Phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa 2 chỉ số phân tích, tình hình phát triển đang ở mức độ nào? Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế. ROE (%) = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân x x 110000 ((%%))

2 244 % 100 0 0   Y Y Y T

Trong đó: ΔF là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích.

Ngoài ra còn dùng các chỉ số tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH TRANG

Địa chỉ trụ sở: Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang, Việt Nam.

Điện thoại: 07113.478 490 Fax: 07113.952 980

Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ (Hai tỷ đồng) Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân. Cơ sở vật chất:

- Văn phòng làm việc của các phòng ban.

- Cơ sở sản xuất chính: nơi sản xuất ra sản phẩm.

- Kho bãi: Dùng để dự trữ hàng tồn kho và bãi đậu xe của doanh nghiệp.

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Thành lập theo Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Theo giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tỉnh Hậu Giang. Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang đăng ký lần đầu vào ngày 11/06/2007. Sửa đổi lần thứ 6 ngày 17/06/2011.

Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá trên các ao ven sông. Vị trí địa lý và môi trường thuận lợi là điểm nổi bật nhất trong nông nghiệp, mà vượt trội hơn cả là nghề nuôi cá tra, cá basa thâm canh. Cũng chính những yếu tố thuận lợi này mà ngày 11/06/2007, DNTN Thanh Trang đã chính thức hoạt động, sản xuất thức ăn cho cá tra, cá basa và đáp ứng nguồn thức ăn cho các trại cá ở đây. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cung cấp thêm các sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu ở địa phương. Chỉ trong thời gian đầu hoạt động, công ty đã nhanh chóng tìm được thị trường tiêu thụ và được sự tin cậy của người dân. Chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nhiều nơi biết đến. Sau hơn 7 năm hoạt động, doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ liên tục, nhanh chóng và bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu tại địa phương mà còn phục vụ cho nông dân các tỉnh lân cận. Với phương châm hoạt động “Luôn đặt lợi ích chung, uy tín, chất lượng và sự an toàn lên hàng đầu”. Trước nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường, doanh nghiệp luôn nổ lực hết mình trang bị công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường. Quy trình sản xuất nghiêm ngặt, mục tiêu là mang đến cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao, có nhiều tính năng vượt trội hơn, nhiều hàm lượng dinh dưỡng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá.

2 266

3.2.1 Tổ chức bộ máy nhân sự

Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh, DNTN Thanh Trang

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của DNTN Thanh Trang 3.2.2 Chức năng của từng bộ phận

 Chủ doanh nghiệp

- Là người điều hành trực tiếp, chịu trách nhiệm chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định và điều lệ của doanh nghiệp. Và là người chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và tập thể công nhân viên. Hoạch định và xây dựng các chiến lược định hướng về sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chỉ đạo trực tiếp và phân công nhiệm vụ từ các phòng ban cho đến các phân xưởng sản xuất.

- Trực tiếp xét duyệt và phê chuẩn các loại báo cáo, văn bản, hợp đồng…Trình các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình tài chính cho cơ quan quản lý. Ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.

 Phòng kế toán – tài chính

- Ghi chép, cập nhật và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguyên vật liệu, về tình hình tăng giảm TSCĐ, biến động vốn bằng tiền mặt,…Đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp hoạt động.

Chủ doanh nghiệp Phòng điều hành sản xuất Phòng tổ chức hành chánh Phòng kế toán – tài chính

- Theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Tổ chức theo dõi suốt quá trình sản xuất từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành và chuyển giao cho khách hàng.

- Thực hiện đúng các chế độ chính sách kế toán do Bộ tài chính và Nhà nước ban hành. Hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính của đơn vị. Lập báo cáo tài chính và hồ sơ có liên quan.

 Phòng điều hành sản xuất

- Trực tiếp điều hành sản xuất thông qua hệ thống điều hành đảm bảo sản xuất liên tục không bị gián đoạn. Chỉ đạo vận hành liên động toàn bộ hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc cục bộ từng công đoạn: nguyên liệu, bồn trộn, máy nghiền,… Đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, hiệu quả.

- Trực tiếp quản lý, giám sát công nhân trong từng phân xưởng, từng khâu sản xuất, kịp thời xử lý vi phạm về an toàn, chất lượng cho sản phẩm, cũng như ghi nhận những cá nhân tích cực sản xuất, có sáng tạo trong quá trình làm việc. Tham mưu cho chủ doanh nghiệp trong việc chỉ đạo điều độ kế hoạch sản xuất giữa các phân xưởng cho phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Trong bộ phận điều hành gồm 3 phân xưởng sản xuất chính, các phân xưởng này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một quản đốc (quản lý phân xưởng). Đây là lực lượng lao động chính trực tiếp sản xuất sản phẩm phục vụ

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp tư nhân thanh trang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)