LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp tư nhân thanh trang (Trang 36)

Thành lập theo Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Theo giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tỉnh Hậu Giang. Doanh nghiệp tư nhân Thanh Trang đăng ký lần đầu vào ngày 11/06/2007. Sửa đổi lần thứ 6 ngày 17/06/2011.

Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá trên các ao ven sông. Vị trí địa lý và môi trường thuận lợi là điểm nổi bật nhất trong nông nghiệp, mà vượt trội hơn cả là nghề nuôi cá tra, cá basa thâm canh. Cũng chính những yếu tố thuận lợi này mà ngày 11/06/2007, DNTN Thanh Trang đã chính thức hoạt động, sản xuất thức ăn cho cá tra, cá basa và đáp ứng nguồn thức ăn cho các trại cá ở đây. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cung cấp thêm các sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu ở địa phương. Chỉ trong thời gian đầu hoạt động, công ty đã nhanh chóng tìm được thị trường tiêu thụ và được sự tin cậy của người dân. Chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nhiều nơi biết đến. Sau hơn 7 năm hoạt động, doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ liên tục, nhanh chóng và bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu tại địa phương mà còn phục vụ cho nông dân các tỉnh lân cận. Với phương châm hoạt động “Luôn đặt lợi ích chung, uy tín, chất lượng và sự an toàn lên hàng đầu”. Trước nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường, doanh nghiệp luôn nổ lực hết mình trang bị công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường. Quy trình sản xuất nghiêm ngặt, mục tiêu là mang đến cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao, có nhiều tính năng vượt trội hơn, nhiều hàm lượng dinh dưỡng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá.

2 266

3.2.1 Tổ chức bộ máy nhân sự

Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh, DNTN Thanh Trang

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của DNTN Thanh Trang 3.2.2 Chức năng của từng bộ phận

 Chủ doanh nghiệp

- Là người điều hành trực tiếp, chịu trách nhiệm chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định và điều lệ của doanh nghiệp. Và là người chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và tập thể công nhân viên. Hoạch định và xây dựng các chiến lược định hướng về sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chỉ đạo trực tiếp và phân công nhiệm vụ từ các phòng ban cho đến các phân xưởng sản xuất.

- Trực tiếp xét duyệt và phê chuẩn các loại báo cáo, văn bản, hợp đồng…Trình các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình tài chính cho cơ quan quản lý. Ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.

 Phòng kế toán – tài chính

- Ghi chép, cập nhật và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguyên vật liệu, về tình hình tăng giảm TSCĐ, biến động vốn bằng tiền mặt,…Đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp hoạt động.

Chủ doanh nghiệp Phòng điều hành sản xuất Phòng tổ chức hành chánh Phòng kế toán – tài chính

- Theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Tổ chức theo dõi suốt quá trình sản xuất từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành và chuyển giao cho khách hàng.

- Thực hiện đúng các chế độ chính sách kế toán do Bộ tài chính và Nhà nước ban hành. Hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính của đơn vị. Lập báo cáo tài chính và hồ sơ có liên quan.

 Phòng điều hành sản xuất

- Trực tiếp điều hành sản xuất thông qua hệ thống điều hành đảm bảo sản xuất liên tục không bị gián đoạn. Chỉ đạo vận hành liên động toàn bộ hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc cục bộ từng công đoạn: nguyên liệu, bồn trộn, máy nghiền,… Đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, hiệu quả.

- Trực tiếp quản lý, giám sát công nhân trong từng phân xưởng, từng khâu sản xuất, kịp thời xử lý vi phạm về an toàn, chất lượng cho sản phẩm, cũng như ghi nhận những cá nhân tích cực sản xuất, có sáng tạo trong quá trình làm việc. Tham mưu cho chủ doanh nghiệp trong việc chỉ đạo điều độ kế hoạch sản xuất giữa các phân xưởng cho phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Trong bộ phận điều hành gồm 3 phân xưởng sản xuất chính, các phân xưởng này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một quản đốc (quản lý phân xưởng). Đây là lực lượng lao động chính trực tiếp sản xuất sản phẩm phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Phòng tổ chức hành chánh

- Theo dõi, giám sát tình hình lao động chung hiện tại của toàn doanh nghiệp, thông qua các báo cáo từ các quản đốc phân xưởng như: Bảng chấm công, phân bố nguồn nhân lực sao cho cân đối, cần thiết cho từng phân xưởng,…. - Đảm trách công tác văn thư, hoàn chỉnh soạn thảo các văn bản liên quan đến chế độ chính sách nhằm áp dụng và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Giải quyết các chính sách, chế độ do nhà nước ban hành đối với người lao động như: tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp, các chế độ về BHXH, BHYT như ốm đau, thai sản,… Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức thực hiện các yêu cầu về vệ sinh an toàn lao động. Bảo vệ tài sản, vật tư, hàng hóa,…

2 288 DNTN Thanh Trang kinh doanh ngành nghề chính là: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (mã ngành 1080). Ngoài ra DNTN Thanh Trang còn kinh doanh một số ngành ngề chưa khớp mã với Hệ thống ngành kinh doanh Việt Nam:

- Kinh doanh và chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản, thức ăn gia súc,.. - Kinh doanh nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thủy sản, thức ăn gia súc; - Nuôi trồng thủy sản,…

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính, DNTN Thanh Trang

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán DNTN Thanh Trang 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán

3.4.2.1 Chính sách, chế độ kế toán, chuẩn mực

- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01…kết thúc vào ngày 31/12.

- Chế độ kế toán áp dụng: doanh nghiệp áp dụng theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.

Kế toán trưởng Kế toán nguyên vật liệu, kho, CCDC, TSCĐ … Kế toán thanh toán và theo dõi công nợ Kế toán tiêu thụ(bán hàng), tính giá thành Kế toán tổng hợp và lập báo cáo

- Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: đường thẳng - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính:

Hằng ngày, kế toán nhập liệu sẽ sắp xếp các chứng từ kế toán (hóa đơn, LC, giấy tờ ngân hàng,...) hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại để làm căn cứ ghi sổ và hạch toán đúng số tiền, số hiệu tài khoản tương ứng. Sau đó tiến hành nhập vào máy theo các phân mục, biểu bảng đã được thiết kế trên phần mềm Kế toán Việt Nam. Theo quy trình hạch toán, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào các sổ tổng hợp và chi tiết các sổ kế toán liên quan (sổ cái, nhật ký chung,..)

Vào cuối kỳ kế toán (cuối tháng, quý, năm,...) hoặc khi cần thiết, kế toán tiến hành khóa sổ (cộng sổ), kết chuyển các tài khoản, lập báo cáo tài chính. Phần mềm sẽ thông báo việc đối chiếu của các số liệu tổng hợp và chi tiết mà kế toán đã nhập. Kế toán có thể đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính đã in ra. Cuối tháng (năm) tất cả sổ kế toán được in ra giấy để đóng thành quyển theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

3.4.2.2 Chứng từ, sổ sách, báo cáo, hình thức ghi sổ

Chế độ chứng từ: hiện nay doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ tài chính phát hành. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm: - Chứng từ lao động: bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương,.. - Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, lệnh xuất kho,.. - Chứng từ bán hàng: phiếu thu, hóa đơn GTGT,…

- Chứng từ TSCĐ: biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ, thẻ TSCĐ,…

 Doanh nghiệp chọn hình thức nhật ký chung làm hình thức kế toán áp dụng (a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (Tại doanh nghiệp không lập sổ Nhật ký đặc biệt)

(b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số

3 300 phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Hình 3.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Phần mềm kế toán

Doanh nghiệp đã và đang áp dụng kế toán máy bằng phần mềm kế toán có tên là “Kế Toán Việt Nam” phiên bảng 10.2 vào công tác kế toán tại đơn vị. Việc áp dụng kế toán máy đã giúp giảm bớt công việc ghi chép kế toán, quy trình thực hiện công tác kế toán được rút ngắn, đồng thời làm giảm sai sót, nâng cao năng suất của kế toán. Hiện nay, chương trình kế toán máy của doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức Sổ nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính theo sơ đồ sau:

NHẬP XUẤT S Sổổ,, tthhẻẻ kkếế ttooáánn c chhii ttiiếếtt S Sổổ NNhhậậtt kkýý đ đặặcc bbiiệệtt Chứng từ kế toán S SỔỔNNHHẬẬTTKKÝÝCCHHUUNNGG S SỔỔCCÁÁII B

Bảảnngg ccâânn đđốốii s sốố pphháátt ssiinnhh B BÁÁOOCCÁÁOOTTÀÀIICCHHÍÍNNHH B Bảảnngg ttổổnngg hhợợpp c chhii ttiiếếtt Máy tính chứa phần mềm KẾ TOÁN VIỆT NAM Khai báo số dư

ban đầu của các tài khoản

Chứng từ kế toán (hóa đơn,

*Các sổ kế toán: - Sổ chi tiết -Sổ tổng hợp…

-Báo cáo kế toán quản trị

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

Hình 3.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính 3.5 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

DNTN Thanh Trang sản xuất thức ăn cho cá tra, basa. Để sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu và đạt được sự tin cậy của người dân, doanh nghiệp đã áp dụng một quy trình sản xuất hết sức nghiêm ngặt với máy móc thiết bị tân tiến. Quy trình sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp đang áp dụng có mô hình như sau:

H Hììnnhh33..55::SSơơđđồồqquuyyttrrììnnhhssảảnnxxuuấấttssảảnnpphhẩẩmm Nạp liệu Cân Trộn sơ bộ Nghiền Ép viên Làm nguội Bắt đầu Kết thúc Trộn tinh In các chứng từ (phiếu thu, chi, nhập, xuất,…) Bảng tổng hợp các chứng từ cùng loại.. Bảo quản Đóng bao

3 322

3.6 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (2011-2013)

Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp những năm gần đây, ta sẽ xem xét bảng tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Thanh Trang (2011 – 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % 1.DT từ BH và CCDV 11.619 16.678 22.096 5.059 43,5 5.418 32,5 2. Các khoản giảm trừ DT 7 4 7 3 (42.9)

3. Doanh thu thuần 11.619 16.671 22.092 5.052 43,5 5.421 32,5

4. Giá vốn hàng bán 9.690 13.668 19.134 3.977 41,1 5.466 40,0

5. Lợi nhuận gộp 1.929 3.003 2.958 1.074 55,7 (45) (1,5)

6. Chi phí tài chính 1.658 1.686 1.554 28 1,7 (132) (7,8)

7. Chi phí QLKD 244 987 1.204 743 304,5 217 22,0

8. LN thuần từ HĐKD 29 333 202 304 1048,3 (131) (39,3)

9. Lợi nhuận trước thuế 29 333 202 304 1048,3 (131) (39,3)

10. Chi phí thuế TNDN 1 16 10 15 1048,3 (6) (37,5)

11.Lợi nhuận sau thuế 27 317 192 290 1048,3 (125) (39,4)

Qua bảng số liệu 3.1, ta thấy tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp phát triển theo chiều kinh doanh có lãi và khá tích cực. Đặc biệt từ 2011 – 2012, lợi nhuận Doanh nghiệp có nhiều biến động đáng kể. Năm 2011 lợi nhuận của Doanh nghiệp ở mức trung bình là 27 triệu đồng, sang năm 2012 con số này lại tăng lên rất nhiều so với 2011, đạt được 317 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2013 lợi nhuận Doanh nghiệp đã giảm, đạt 192 triệu đồng, nhưng đây cũng không phải là dấu hiệu đáng lo ngại vì nhìn chung doanh nghiệp vẫn đạt doanh số bán hàng ngày càng lớn.

Xét về mặt doanh thu: Năm 2012 doanh thu thuần đạt trên 16 tỷ đồng tăng hơn 5 tỷ đồng (tăng khoảng 43,5% ) so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh thu tiếp tục tăng mạnh ở mức trên 22 tỷ đồng (tăng 32,5%) so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do doanh nghiệp là do doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng với số lượng cao, nhờ đó mà mức tổng doanh thu tăng khá lớn. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang tạo được uy tín rất tốt trong ngành, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Xét về mặt chi phí: Có thể thấy rằng doanh nghiệp bán được nhiều hàng

hơn đồng nghĩa doanh nghiệp phải bỏ ra mức chi phí lớn hơn để gia tăng sản xuất trong khi giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào, tiền lương chi trả cho nhân công cũng tăng lên và phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng. Trong đó yếu tố cũng thay đổi đáng kể trong báo cáo đó là “Giá vốn hàng bán” và chi phí QLDN tăng lên đáng kể giải thích lý do vì sao tuy doanh thu bán hàng cao nhưng năm 2013 vẫn có lợi nhuận thấp hơn năm 2012. Cụ thể năm 2012

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp tư nhân thanh trang (Trang 36)