Phân tích hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp tư nhân thanh trang (Trang 63 - 66)

Phân tích hiệu quả hoạt động chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là công cụ quản lý có hiệu quả mà các doanh nghiệp sử dụng từ trước đến nay. Phân tích hiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp tự đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu kinh tế được thực hiện đến đâu từ đó tìm ra những biện pháp để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn khởi đầu một chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Kết quả phân tích của thời gian kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp hoạch

định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh có hiệu quả, nhằm hạn chế rủi ro bất định trong kinh doanh. Phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ có ý nghiã quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến doanh nghiệp đặc biệt là nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp...vì phân tích hiệu quả hoạt động sẽ giúp cho họ có những thông tin để có những quyết định chính xác hơn, kịp thời hơn.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

Doanh thu thuần Triệu đồng 11.619 16.671 22.092 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 9.690 13.668 19.134 Hàng tồn kho

bình quân Triệu đồng 2.851 6.341 7.741

Số ngày tồn kho

bình quân Ngày 105,92 167,01 145,64

Khoản phải thu

bình quân Triệu đồng 8.240 7.544 5.055

Tổng tài sản

bình quân Triệu đồng 13.523 15.523 15.645

Vòng quay

khoản phải thu Vòng 1,41 2,21 4,37

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,40 2,16 2,47 Vòng quay tổng tài sản Vòng 0,86 1,07 1,41 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 255,31 162,91 82,37

Bảng 4.5: Các tỷ số hoạt động của DNTN Thanh Trang (2011 – 2013)

Nguồn: Phòng Kế toán, DNTN Thanh Trang

*Vòng quay tổng tài sản

Thông qua bảng 4.16, ta có thể thấy rằng vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp tăng đều qua các năm 2011, 2012 và 2013 . Trong 3 năm 2011, 2012,

5 544 2013 thì vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp lần lượt là 0,86; 1,07; 1,41 có nghĩa là trong giai đoạn vừa qua thì mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được lần lượt 0,86; 1,07; 1,41 đồng doanh thu thuần. Nếu giá trị càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả, sử dụng tài sản một cách hợp lí mang lại doanh thu cao. Đây là một yêu tố ảnh hưởng tích cực đến uy tín và ổn định của doanh nghiệp, chứng tỏ quá trình kinh doanh dần đã đi vào quỹ đạo phát triển tốt.

*Vòng quay hàng tồn kho

Cũng như vòng quay tổng tài sản, dựa vào bảng 4.16 ta có thể thấy trong giai đoạn 2011 - 2013 vòng quay hàng tồn kho lần lượt là 3,40 vòng; 2,16 vòng và 2,47 vòng tức là trong các hàng tồn kho của doanh nghiệp đã quay được lần lượt 3,40 vòng; 2,16 vòng và 2,47 vòng để tạo ra doanh thu. Nhìn chung vòng quay hàng tồn kho tại doanh nghiệp có sự giảm dần qua từng năm, điều đó đồng nghĩa với việc thời gian tồn trữ hàng tồn kho tăng hay sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra được tiêu thụ ngày càng chậm hơn. Tương ứng với số ngày tồn kho trong năm 2011 là xấp xỉ 106 ngày, năm 2012 là xấp xỉ 167 ngày và năm 2013 là 146 ngày. Số ngày tồn kho của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng dần. Đây là một xu hướng không tốt trong tương lai, nó chứng tỏ doanh nghiệp đang có chiến lược quản lý hàng tồn kho một cách chưa hiệu quả qua các năm. Số ngày tồn kho tăng lên làm cho doanh nghiệp tăng chi phí bảo quản, lượng hao hụt nhiều và vốn tồn đọng hàng hóa ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

*Vòng quay khoản phải thu

Đây là chỉ tiêu biểu thị tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Qua bảng số liệu trên, ta thấy năm 2011 vòng quay khoản phải thu là 1,41 vòng. Đến năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên đạt 2,21 vòng. Năm 2013 con số này tiếp tục tăng khá tốt ở mức 4,37 vòng. Nói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Tuy đây là tín hiệu khá tốt, nhưng đây chưa thực sự là những vòng quay lý tưởng vì ta sẽ xét đến kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp vẫn còn khá cao.

Trong giai đoạn 2011 – 2013 thì kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp luôn ở mức cao. Cao nhất là vào năm 2011 doanh nghiệp phải mất khoảng 255 ngày để thu hồi một khoản phải thu hay các khoản tiền mà khách hàng nợ. Sang 2 năm tiếp theo thì chỉ số nảy giảm xuống chỉ còn 163 ngày vào năm 2012 và xấp xỉ 82 ngày vào năm 2013. Lí giải điều này là do doanh nghiệp còn khá trẻ, thương hiệu, tên tuổi sản phẩm của doanh nghiệp chưa được nhiều khách hàng biết đến, điển hình đối tác lớn của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại không nhiều, hệ thống phân phối chưa hoàn thiện nên doanh nghiệp có chính sách bán chịu cho đối tác, mà khoảng thời gian đối tác phải thanh toán kéo dài để giành lấy thị trường nhờ chính sách ưu đãi này. Doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn trong một thời gian dài, trong khi số vốn này doanh nghiệp phải đi vay để tiếp tục sản xuất kinh doanh và phải trả mức lãi suất cao điều này kéo hiệu quả hoạt động xuống thấp hơn. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm xuống, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang có cố gắng trong việc thương thảo, điều chỉnh hạn thanh toán đối với các khách hàng của công ty. Đây là một tín hiệu khả quan vì nó chứng tỏ rằng thương hiệu, uy tín đã được khẳng định, đã có chỗ đứng trong long khách hàng, vì vậy doanh nghiệp cần giữ vững và phát huy hơn nữa trong tương lai.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp tư nhân thanh trang (Trang 63 - 66)