Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
1,08 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ THANH TUYỀN
MSSV: 4105098
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU DƢỢC PHẨM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số ngành: 52340120
08/2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ THANH TUYỀN
MSSV: 4105098
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU DƢỢC PHẨM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số ngành: 52340120
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
ĐINH THỊ LỆ TRINH
08/2014
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên em xin cảm ơn quý thầy cô của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức
bổ ích cho em trong suốt những năm học vừa qua. Đặc biệt, em xin chân thành
cảm ơn cô Đinh Thị Lệ Trinh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em rất
nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị Phòng Marketing, đặc biệt là các
anh chị của Phòng Cung Ứng của Công ty cổ phần Dƣợc hậu Giang đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài để
em sớm hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thay lời cảm tạ, em xin kính gởi đến quý thầy cô và các anh, chị, cô, chú
lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất!
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Phan Thị Thanh Tuyền
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Phan Thị Thanh Tuyền
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày …. Tháng… năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.4.1 Phạm vi không gian ........................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi thời gian............................................................................... 2
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 2
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 5
2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu ..................................................... 5
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu ......................................................................... 5
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu .................................................................... 7
2.1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu ............................. 9
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 12
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................... 12
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................ 13
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ........... 16
DƢỢC HẬU GIANG ...................................................................................... 16
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG .......... 16
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .................................. 16
3.1.2 Vai trò và phạm vi hoạt động của công ty ....................................... 19
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY .................................................. 20
3.3 MẠNG LƢỚI KINH DOANH CỦA CÔNG TY .................................. 24
3.4 CÁC NHÓM SẢN PHẨM KINH DOANH CỦA CÔNG TY .............. 25
3.4.1 Sản phẩm chính của công ty ............................................................ 25
3.4.2 Hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm của công ty ....................... 26
3.4.3 Sản phẩm xuất khẩu của công ty ..................................................... 26
3.5 QUY TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY .................................................................................................... 26
3.5.1 Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty ..................................... 26
3.5.2 Quy trình xuất khẩu của công ty ..................................................... 28
3.6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU 2014 ................................... 30
3.7 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
TỚI ............................................................................................................... 35
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ....... 37
DƢỢC PHẨM CỦA CÔNG TY CÔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG ............... 37
4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DƢỢC PHẨM CỦA VIỆT NAM ............ 37
iv
4.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DƢỢC PHẨM CỦA CÔNG TY DƢỢC
HẬU GIANG ............................................................................................... 38
4.2.1 Tình hình xuất khẩu của công ty ..................................................... 38
4.2.2 Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng ................................................. 41
4.2.3 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trƣờng .................................... 46
4.2.4 Phƣơng thức thanh toán ................................................................... 49
4.2.5 Phƣơng thức giao hàng .................................................................... 49
4.2.6 Hình thức xuất khẩu ........................................................................ 50
4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU DƢỢC PHẨM
CỦA CÔNG TY ........................................................................................... 50
4.3.1 Các nhân tố bên trong công ty ......................................................... 50
4.3.2 Các nhân tố bên ngoài công ty ........................................................ 52
4.4 PHÂN TÍCH SWOT .............................................................................. 54
4.4.1 Điểm mạnh ...................................................................................... 54
4.4.2 Điểm yếu ......................................................................................... 55
4.4.3 Cơ hội .............................................................................................. 55
4.4.4 Thách thức ....................................................................................... 56
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY CÔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG ........................... 57
5.1 NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY. .......................................................................................... 57
5.2.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu ...................................................... 58
5.2.2 Giải pháp về marketing ................................................................... 58
5.2.3 Giải pháp về sản phẩm .................................................................... 58
5.2.4 Giải pháp về đăng kí sản phẩm ....................................................... 59
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 60
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 60
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 60
6.2.1. Đối với nhà nƣớc ............................................................................ 60
6.2.2. Đối với công ty ............................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Dƣợc Hậu Giang giai
đoạn 2011-6/2014 ............................................................................................ 31
Bảng 4.1 Sản lƣợng và doanh thu xuất khẩu sản phẩm của CTCP Dƣợc Hậu
Giang (2011-6/2014) ......................................................................................... 36
Bảng 4.2: Sản lƣợng xuất khẩu theo sản phẩm của CTCP DHG (2011-6/2014) ..
.......................................................................................................................... 42
Bảng 4.3 Doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm của CTCP DHG (2011-6/2014)
.................................................................................................................................... 43
Bảng 4.4 Sản lƣợng và doanh thu xuất khẩu theo thị trƣờng (2011-6/2014) .... 44
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang ..................... 22
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh của CTCP Dƣợc Hậu Giang..27
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình xuất khẩu sản phẩm của CTCP Dƣợc Hậu Giang . 29
Hình 3.4: Tổng doanh thu của CTCP Dƣợc Hậu Giang (2011-06/2014) ........ 30
Hình 3.5: Tổng chi phí của CTCP Dƣợc Hậu Giang (2011-06/2014) ..............33
Hình 3.6: Lợi nhuận trƣớc thuế của CTCP Dƣợc Hậu Giang (201106/2014)............................................................................................................34
Hình 4.1: Sản lƣợng xuất khẩu sản phẩm của CTCP Dƣợc Hậu Giang
(2011-6/2014) ………………………………………………………………..39
Hình 4.2: Doanh thu xuất khẩu sản phẩm của CTCP Dƣợc Hậu Giang
(2011-6/2014) ………………………………………………………………..40
Hình 4.3: Sản lƣợng xuất khẩu theo sản phẩm của công ty (2011-06/2014) .. 42
Hình 4.4: Doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm của công ty (2011-6/2014) .... 43
Hình 4.5: Sản lƣợng xuất khẩu theo thị trƣờng (2011-6/2013) ....................... 45
Hình 4.6: Doanh thu xuất khẩu theo thị trƣờng (2011-6/2014) ....................... 46
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. CTCP
2. DHG
3. DN
4. XK
5. CNH-HĐH
6. UBND
7. SGDCK
8. TNHH MTV
9. KCN
10. CNXH
11. VN
12. HĐQT
13. TGĐ
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Công ty cổ phần
Dƣợc Hậu Giang
Doanh nghiệp
Xuất khẩu
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Ủy ban nhân dân
Sàn giao dịch chứng khoán
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Khu công nghiệp
Chủ nghĩa xã hội
Việt Nam
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
viii
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thƣơng mại quan trọng
đối với mọi quốc gia, cho dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Đặc
biệt hoạt động xuất khẩu đã trở nên có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với sự
nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc. Do đó, trong chính sách kinh tế của Đảng và Nhà
nƣớc ta đã nhiều lần khẳng định “Coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng
điểm của kinh tế đối ngoại” và coi đó là một chương trình kinh tế lớn phải tập
trung thực hiện để tăng kim ngạch xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam đã từng bước phát triển từ việc xuất khẩu nguyên liệu thô nay đã khẳng
định được vị thế xuất khẩu trên trường quốc tế về xuất khẩu gạo và cà phê.
Trong đó ngành dược Việt Nam không chỉ phát triển trong nước tạo sự tin
tưởng cho người dân sử dụng dược phẩm mà còn được xuất khẩu sang nhiều
nước trên thế giới, đem lại nhiều bước tiến quan trọng cho ngành dược Việt
Nam. Tuy đã có sự phát triển nhƣng ngành dƣợc của Việt Nam hiện nay vẫn
còn nhiều tồn tại, hàm lƣợng kỹ thuật thấp, thiếu định hƣớng và chƣa chủ
động đƣợc thuốc sản xuất trong nƣớc. Việt Nam hiện đang phải phụ thuộc quá
nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất dƣợc phẩm, có tới 90% nguyên
liệu phải nhập khẩu. Chính những điều này đã hạn chế sự phát triển của ngành
dƣợc Việt Nam nói chung và xuất khẩu dƣợc phẩm nói riêng.
Mặc dù xuất khẩu từ 10 năm nay nhƣng doanh thu xuất khẩu của ngành
dƣợc không cao so với thị trƣờng trong nƣớc chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ,
có vài phần trăm. Trong những năm gần đây, ngành dƣợc của Việt Nam đã
nâng cao chất lƣợng lên rõ rệt, tạo đƣợc niềm tin với khách hàng trong và
ngoài nƣớc, từ tổ chức, giao dịch, cơ hội hợp tác, mối quan hệ đối tác nƣớc
ngoài… trong đó có Dƣợc Hậu Giang. Với 40 năm trong ngành dƣợc, Dƣợc
Hậu Giang là công ty sản xuất trong nƣớc đang dẫn đầu doanh nghiệp sản xuất
dƣợc phẩm của Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, Dƣợc Hậu
Giang cũng là công ty có tỷ trọng và doanh thu xuất khẩu tăng qua mỗi năm,
đa phần Dƣợc hậu Giang đang nhắm đến là một số thị trƣờng nƣớc ngoài có
thu nhập, mức sống tƣơng đồng với Việt Nam. Bên cạnh những thành tƣu đạt
đƣợc thì vấn đề đặt ra cho công ty hiện nay là cần phải tìm ra giải pháp đẩy
mạnh phát triển công nghiệp dƣợc, tìm hƣớng đi cho xuất khẩu để mở rộng thị
trƣờng, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu dƣợc phẩm trong thời gian tới. Xuất phát
từ vấn đề đó, em quyết định nghiên cứu đề tài “phân tích tình hình hoạt
1
động xuất khẩu dƣợc phẩm của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang” nhằm
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng quốc tế của công ty trong thời
gian tới.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu
Giang nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu từ đó đề ra
giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để mở rộng thị trƣờng và khắc
phục các khó khăn gặp phải của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu dƣợc phẩm của công
ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu
của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang
Mục tiêu 3: Đƣa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình hoạt động xuất khẩu dƣợc phẩm của công ty nhƣ thế nào?
Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty?
Giải pháp nào thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Số liệu nghiên cứu: trong vòng 3 năm từ 2011-2013 và 6 tháng đầu năm
2014.
Thời gian nghiên cứu: từ 8/2014 đến 11/2014.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty
Cổ phần Dƣợc Hậu Giang đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tình
hình xuất khẩu của công ty.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Luận văn tốt nghiệp, “ Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ
phần tập đoàn thủy sản Minh Phú giai đoạn 2010-2012”, 2013, Nguyễn Công
Tòa. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh để phân tích tình hình
2
xuất khẩu của công ty, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hƣởng bên trong
hay bên ngoài đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Thông qua các tỷ số
tài chính về doanh thu, chi phí và lợi nhuận đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động
xuất khẩu của công ty thấy đƣợc các mặt tích cực và hạn chế từ đó đề ra các
giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu để gia tăng giá trị xuất khẩu cho công
ty Minh Phú. Bài viết cho thấy tác giả đã phân tích đƣợc hiệu quả kinh doanh
của công ty cũng nhƣ các khó khăn của công ty để có những giải pháp khắc
phục. Tuy nhiên tác giả chƣa phân tích đƣợc các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức mà công ty sẽ gặp phải.
Luận văn tốt nghiệp, “ Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Cổ
phần thủy sản Cafatex giai đoạn 2010-2012”, 2013, Phạm Thị Mai Xuân. Tác
giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và so sánh số tƣơng đối, tuyệt đối để
mô tả và đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty, sử dụng phƣơng
pháp thay thế liên hoàn để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của nhân tố sản lƣợng
và đơn giá đến kim ngạch xuất khẩu của công ty. Qua đó phân tích SWOT để
tìm ra các điểm mạnh, yếu của công ty để đề ra giải pháp để đẩy mạnh xuất
khẩu phát triển bền vững. Bài viết cho thấy tác giả đã phân tích đƣợc tình hình
sản xuất, kinh doanh của công ty trong giai đoạn 3 năm 2010-2012 có nhiều
biến động cụ thể qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, kim ngạch
xuất khẩu. Tuy nhiên về phần giải pháp tác giả đƣa ra còn chung chung chƣa
nêu rõ đƣợc vấn đề cần giải quyết trong bài.
Luận văn tốt nghiệp, “ Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của công
ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ Caseamex”, 2011, Lâm Thị
Bạch Tuyết. Đề tài sử dụng các phƣơng pháp thống kê, so sánh và suy luận để
tập trung phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty, phân tích các
nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu của công ty và các chiến lƣợc mà
công ty đang áp dụng. Từ đó đề ra giải pháp nhằm mở rộng thị trƣờng, gia
tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu thủy sản của công ty. Bài viết cho thấy tác
giả đã phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty khá chi tiết
và đầy đủ. Tuy nhiên, do chƣa phân tích các chỉ tiêu tải chính để đánh giá tình
hình xuất khẩu của công ty nên chƣa thấy đƣợc rõ hiệu quả xuất khẩu thủy sản
mà công ty đem lại.
Luận văn tốt nghiệp, “ Phân tích tình hình xuất khẩu thuoc61ra thị
trường Campuchia của công ty CP Dược Hậu Giang”, 2012, Lê Hồng Thảo
Nguyên. Đề tài sử dụng các phƣơng pháp so sánh để phân tích tình hình xuất
khẩu thủy sản của công ty; sử dụng các sơ đồ, biểu bảng, đồ thị để phản ánh
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế; dùng ma trận SWOT để phân tích những
thuận lợi và khó khăn của công ty để từ đó để ra chiến lƣợc phù hợp thông
qua các điểm mạnh, yếu để từ đó đề ra giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả
3
xuất khẩu. Tuy nhiên tác giả chƣa phân tích rõ các đối thủ cạnh tranh với công
ty khi xuất khẩu sang Campuchia.
Qua những đề tài tham khảo trên, ngoài việc phân tích kim ngạch, sản
lƣợng, doanh thu xuất khẩu dƣợc phẩm thì em sẽ phân tích sâu hơn về các
nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu, các đối thủ cạnh tranh của công ty. Mặt
khác em sẽ phân tích rõ hơn về các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá rõ hơn về hiệu
quả hoạt động xuất khẩu của công ty, phân tích rõ các điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức mà công ty gặp phải để từ đó để ra giải pháp phù hợp để
công ty ngày càng phát triển mở rộng xuất khẩu, xây dựng thƣơng hiệu ngày
càng vững mạnh...
4
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu
Theo Bùi Xuân Lƣu (2002, trang 221) thì “xuất khẩu đƣợc thừa nhận là
hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là phƣơng tiện thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho
tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng nhƣ tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng
là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thƣơng mại. Nhà nƣớc đã và
đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hƣớng xuất
khẩu, khuyến khích khu vực tƣ nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn
việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nƣớc”.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phƣơng tiên thanh toán, với mục tiêu
là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả
hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác đƣợc lợi thế của từng
quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa
các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt
động này.
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Bùi Xuân Lƣu (2002, trang 221-225) cho rằng xuất khẩu có một số vai
trò sau:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước
Công nghiệp hoá với bƣớc đi phù hợp là con đƣờng tất yếu để khắc
phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu nhƣng công nghiệp hoá đòi hỏi phải có
lƣợng vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn nhập khẩu có thể đƣợc hình thành từ các nguồn sau : Đầu tƣ
nƣớc ngoài, vay nợ, các nguồn viện trợ, thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ
thu ngoại tệ trong nƣớc.
Các nguồn nhƣ đầu tƣ nƣớc ngoài, viện trợ hay vay nợ … có tầm quan
trọng không thể phủ nhận đƣợc, song việc huy động chúng không phải dễ
dàng, hơn nữa đi vay thƣờng chịu thiệt thòi và phải trả về sau này. Do vậy,
xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu,
quyết định đến quy mô tăng trƣởng của nền kinh tế.
5
Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển
sản xuất
Dƣới tác động của xuất khẩu cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã
và đang thay đổi mạnh mẽ xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi
quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Có hai cách nhìn nhận về tác dụng của xuất khẩu đối với sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là : Xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội
địa. Trong trƣờng hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về
cơ bản chƣa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ vào sự thừa ra của sản xuất thì
xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ và tăng trƣởng chậm.
Hai là : Có thị trƣờng thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất
khẩu, quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sản xuất, thể hiện ở các điểm sau.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có cùng cơ hội phát triển chẳng
hạn nhƣ khi phát triển sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ thì kèm theo phát
triển ngành gốm sứ mây, tre đan …
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng sản phẩm góp phần ổn định
sản xuất, tạo lợi thế kinh doanh nhờ quy mô.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào mở rộng
khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia. Vì ngoại thƣơng cho phép một nƣớc có
thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lƣợng lớn hơn nhiêù giới hạn sản xuất
của quốc gia đó.
Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩu chuyên môn hoá, tăng cƣờng hiệu
quả sản xuất của từng quốc gia, khoa học càng pháp triển thì sự phân công lao
động càng sâu sắc.
Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện thanh
toán, xuất khẩu góp phần quan trọng làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Đặc
biệt đối với những nƣớc đang phát triển, đồng tiền không có khả năng chuyển
đổi thì ngoại tệ thu đƣợc nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc
điều hành về cung cầu ngoại tệ ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng
trƣởng và phát triển kinh tế, thực tế đã chứng minh rằng những nƣớc có tốc độ
phát triển kinh tế cao là những nƣớc có nền ngoại thƣơng phát triển mạnh và
năng động.
Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm cải thiện
đời sống nhân dân.
Xuất khẩu là công cụ giải quyết nạn thất nghiệp trong nƣớc theo
INTERNATIONAL TRADE 1986 – 1990 ở mỹ và các nƣớc công nghiệp phát
triển, xuất khẩu tăng lên đƣợc 1 tỷ USD thì sẽ tạo nên khoảng 35.000 – 40.000
6
chỗ làm trong nƣớc, còn ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam có thể tạo
ra hơn 50.000 chỗ làm.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu cơ bản và là hình thức
ban đầu của kinh tế đối ngoại. Từ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát
triển nhƣ du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế… ngƣợc lại sự phát triển của các
ngành này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển.
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu
Với mục tiêu là đa dạng hóa các hình thức kinh doanh xuất khẩu nhằm
phân tán và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp ngoại thƣơng có thể lựa chọn
nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau. Một số hình thức xuất khẩu thƣờng
đƣợc các doanh nghiệp lựa chọn theo Quan Minh Nhựt (2013, trang 59), bao
gồm:
* Xuất khẩu trực tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nƣớc, sau đó xuất
khẩu ra nƣớc ngoài với danh nghĩa là hàng của mình.
Hình thức này có ƣu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu
thƣờng cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu
trung gian. Với vai trò là ngƣời bán trực tiếp, đơn vị ngoại thƣơng có thể nâng
cao uy tín của mình. Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trƣớc một lƣợng vốn
khá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro.
* Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trƣờng nƣớc ngoài
thông qua các trung gian xuất khẩu nhƣ ngƣời đại lý hoặc ngƣời môi giới
(theo chƣơng V mục 2 từ điều 150 đến 154 luật thƣơng mại Việt Nam). Đó có
thể là các cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập khẩu...
Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu,
đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho ngƣời
trung gian. Tuy nhiên, trên thực tế phƣơng thức này đƣợc sử dụng rất nhiều,
đặc biệt là ở các nƣớc kém phát triển, vì các lý do:
+ Ngƣời trung gian thƣờng hiểu biết rõ thị trƣờng kinh doanh còn các
nhà kinh doanh thƣờng rất thiếu thông tin trên thị trƣờng nên ngƣời trung gian
tìm đƣợc nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.
+ Ngƣời trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà
xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận
tải.
7
* Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp
đồng để xuất khẩu cho một đơn vị (bên uỷ thác).
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thƣơng đóng vai trò là
ngƣời trung gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất. Ƣu điểm của hình
thức này là độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, ngƣời đứng ra xuất khẩu không phải
là ngƣời chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần đến vốn để mua
hàng, phí ít nhƣng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục…
* Buôn bán đối lưu
Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với
nhập khẩu, ngƣời bán đồng thời là ngƣời mua, hàng trao đổi có giá trị tƣơng
đƣơng nhau. Mục đích xuất khẩu không phải là nhằm thu về một khoản ngoại
tệ mà nhằm thu về một lƣợng hàng hoá có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất
khẩu.
Buôn bán đối lƣu đã ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa - tiền tệ,
trong đó sớm nhất là “hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ. Ngày nay ngoài
hai hình thức truyền thống đó, đã có nhiều loại hình thức mới ra đời. Trong
vòng thập niên 90 của thế kỷ XX, trong buôn bán quốc tế, gần 35% là mua đối
lƣu, 24% là những hợp đồng bồi hoàn, 9% là những giao dịch có thanh toán
bình hành, 8% là nghiệp vụ chuyển nợ, chỉ có 4% là nghiệp vụ hàng đổi hàng.
* Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thƣờng là trả nợ) đƣợc ký theo
nghị định thƣ giữa hai chính phủ. Xuất khẩu theo nghị định thƣ có nhiều ƣu
điểm nhƣ khả năng thanh toán chắc chắn (do Nhà nƣớc trả cho đơn vị xuất
khẩu), giá cả hàng hóa tƣơng đối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ƣu tiên...
Trên thực tế, hình thức này ít đƣợc áp dụng, chủ yếu là ở các nƣớc XHCN
trƣớc kia.
* Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của hình thức
này là hàng hoá không bắt buộc vƣợt qua biên giới quốc gia mới đến tay
khách hàng. Do vậy giảm đƣợc chi phí cũng nhƣ rủi ro trong quá trình vận
chuyển và bảo quản hàng hoá. Các thủ tục trong hình thức này cũng đơn giản
hơn, trong nhiều trƣờng hợp không nhất thiết phải có hợp đồng phụ trợ nhƣ:
hợp đồng vận tải, bảo hiểm hàng hoá, thủ tục hải quan.
* Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thƣơng mại trong đó một
bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm
của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm
giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Nhƣ vậy,
8
trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản
xuất.
Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thƣơng
của nhiều nƣớc. Đối với bên đặt gia công, phƣơng thức này giúp họ lợi dụng
đƣợc giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nƣớc nhận gia công. Đối với
bên nhận gia công, phƣơng thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho
nhân dân lao động trong nƣớc hoặc nhận đƣợc thiết bị hay công nghệ mới về
nƣớc mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều nƣớc đang
phát triển đã nhờ vận dụng phƣơng thức gia công quốc tế mà có đƣợc một nền
công nghiệp hiện đại, chẳng hạn nhƣ Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo...
* Tạm nhập, tái xuất
Tạm nhập để tái xuất là một trong những hình thức kinh doanh XNK
đƣợc sử dụng thông thƣờng trong quan hệ thƣơng mai quốc tế và chịu sự điều
chỉnh của luật pháp quốc tế, tập quán thƣơng mại quốc tế và luật lệ của những
nƣớc có liên quan.
Tạm nhập để tái xuất là việc mua hàng của một nƣớc để bán cho một
nƣớc khác trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thƣơng, có làm tục
nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, rồi làm thủ tục xuất khẩu mà không qua
gia công chế biến.
Ƣu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu đƣợc lợi nhuận
cao mà không cần phải tổ chức sản xuất, đầu tƣ vào nhà xƣởng, thiết bị, khả
năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.
* Tạm xuất, tái nhập.
Ngƣợc lại với hình thức tạm nhập tái xuất, hình thức này là hàng hóa đƣa
đi triểm lãm, đi sửa chữa rồi lại mang về.
* Chuyển khẩu
Chuyển khẩu là hình thức mua hàng của nƣớc này bán cho nƣớc khác mà
không phải làm thủ tục xuất nhập khẩu.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu
2.1.4.1 Các nhân tố bên trong công ty
* Nguồn nhân lực:
+ Ban lãnh đạo doanh nghiệp: đây là bộ phận đầu não của doanh
nghiệp. Ban lãnh đạo là ngƣời đề ra mục tiêu, xây dựng những chiến lƣợc,
kiểm tra giám sát việc thực hiện các kế hoạch. Vì vậy, trình độ quản lý của ban
lãnh đạo có ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ
phát huy đƣợc trí tuệ của các thành viên trong doanh nghiệp, phát huy tinh
thần đoàn kết, sức mạnh tập thể đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định,
truyền tin và thực hiện sản xuất kinh doanh nhanh chóng hơn nữa, với cơ cấu
9
tổ chức đúng đắn sẽ tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa các bộ phận,
từ đó có thể giải quyết kịp thời mọi vấn đề nảy sinh.
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên: Hầu hết các doanh nghiệp đều nhấn
mạnh tầm quan trọng của những nhân viên có năng lực và trình độ trong việc
đạt các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sở dĩ nhƣ vậy là vì
các hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi đã có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng
về thị trƣờng, đối tác, phƣơng thức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng…
muốn vậy, doanh nghiệp phải có đƣợc đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu luật
pháp quốc tế, có khả năng phân tích, dự báo những biến đổi của thị trƣờng,
thông thạo các phƣơng thức thanh toán quốc tế, có nghệ thuật giao dịch đàm
phán kỹ kết hợp đồng.
* Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật:
Vốn là nhân tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của
doanh nghiệp cũng nhƣ hoạt động xuất khẩu. Có nguồn tài chính dồi dào sẽ
đảm bảo hoạt động xuất khẩu đƣợc thực hiện và diễn ra liên tục.Với khả năng
huy động vốn của doanh nghiệp tốt thì có thể tăng khả năng cạnh tranh bằng
các biện pháp nhƣ ứng trƣớc tiền hàng, cho phép thanh toán chậm, đƣa ra các
điều khoản thanh toán ƣu đãi và dễ dàng hơn trong việc đàm phán ký kết hợp
đồng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có
thể huy động vào kinh doanh: thiết bị , nhà xƣởng…Nếu doanh nghiệp có cơ
sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin
cũng nhƣ việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện
và có hiệu quả.
* Chất lƣợng sản phẩm: Chất lƣợng luôn là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của DN trên thị trƣờng. Chất lƣợng
sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trƣng của sản phẩm thể hiện
mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định. Đây
là nhân tố rất quan trọng, các DN muốn giữ vững uy tín của sản phẩm và
muốn chiếm vị trí cao trong sản xuất kinh doanh, không con đƣờng nào khác
là nâng cao chất lƣợng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội
* Hoạt động chiêu thị: Là hoạt động nhằm đẩy mạnh và xúc tiến bán
hàng, giúp các DN đƣa hàng hóa xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài và làm
cho hàng tiêu thụ nhanh hơn, khách hàng đƣợc thỏa mãn nhiều hơn. Đòi hỏi
DN phải nghiên cứu thị trƣờng, kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị, pháp
luật...để có kế hoạch chiêu thị phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc củng cố
và phát triển DN , tạo uy tín trên thị trƣờng, là biện pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của DN trƣớc các đối thủ cạnh tranh.
10
2.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài công ty
* Các yếu tố VH – XH:
Các yếu tố văn hoá tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị
trƣờng là nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng sản phẩm cũng nhƣ sự
tăng trƣởng của các đoạ thị trƣờng mới. Do có sự khác nhau về nền văn hoá
đang tồn tại ở các quốc gia nên các nhà kinh doanh phải sớm có những quyết
định nên hay không nên tiến hành xuất khẩu sang thị trƣờng đó. Điều này
trong một chừng mực nhất định tuỳ thuộc vào sự chấp nhận của doanh nghiệp
đối với môi trƣờng văn hoá nƣớc ngoài.
Trong môi trƣờng văn hoá, những nhân tố nổi nên giữ vị trí cực kỳ quan
trọng là nối sống, tập quan ngôn ngữ, tôn giáo. Đây có thể coi nhƣ là những
hàng rào chắn các hoạt động giao dịch kinh doanh xuất khẩu.
* Các yếu tố kinh tế:
Muốn tiến hành hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp buộc phải có
những kiến thức nhận định về kinh tế. Chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp xác
định đƣợc những ảnh hƣởng của những doanh nghiệp đối với nền kinh tế nƣớc
chủ nhà và nƣớc sở tại, đồng thời doanh nghiệp cũng thấy đƣợc ảnh hƣởng của
những chính sách kinh tế quốc gia đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của
mình.
Tính ổn định hay không ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một
quốc gia nói riêng, các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung có tác
động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị
trƣờng nƣớc ngoài. Mà tính ổn định trƣớc hết và chủ yếu là ổn định nền tài
chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Có thể nói đây là những
vấn đề mà doanh nghiệp luôn quan tâm hàng đầu khi tham gia kinh doanh xuất
khẩu.
* Các yếu tố chính trị:
Các yếu tố chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong
kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Tính ổn định về
chính trị của các quốc gia sẽ là nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt
động xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài. Không có sự ổn định về chính trị
thì sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển hoạt động xuất khẩu. Chính
vì vậy, khi tham gia kinh doanh xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới đòi hỏi các
doanh nghiệp phải am hiểu môi trƣờng chính trị ở các quốc gia, ở các nƣớc
trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động.
* Các yếu tố luật pháp:
Một trong những bộ phận của nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy trong hoạt
động xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm và nắm vững luật pháp
11
luật quốc tế, luật quốc gia mà ở đó doanh nghiệp đang và sẽ tiến hành xuất
khẩu những sản phẩm của mình sang đó, cũng nhƣ các mối quan hệ luật pháp
đang tồn tại giữa các nƣớc này.
Nói một cách khác khái quát, luật pháp cho phép doanh nghiệp đƣợc
quyền kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề, và dƣới hình thức nào. Ngƣợc
lại, những mặt hàng, lĩnh vực nào mà doanh nghiệp bị hạn chế hay không
đƣợc quyền kinh doanh. Nhƣ vậy, luật pháp không chỉ chi phối các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trên chính quốc gia đó mà còn ảnh hƣởng đến cả
các hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
* Các yếu tố khoa học công nghệ:
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ khá chặt chẽ với hoạt động
kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Ngày nay, nhờ có sự phát
triển nhƣ hũ bão của khoa học, công nghệ đã cho phép các doanh nghiệp
chuyên môn hoá cao hơn, quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên, có khả năng
đạt đƣợc lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Từ đó, doanh nghiệp có thể chống chọi
đƣợc với sự cạnh tranh gắt trên thị trƣờng quốc tế.
* Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái, thông qua việc phản ánh tƣơng quan giá trị của đồng
tiền các nƣớc khác nhau mà tỷ giá hối đoái có đƣợc vai trò nhất định đối với
quá trình ngang giá và cùng một loạt các nhân tố khác nó tác động tới tƣơng
quan giá cả xuất khẩu với nhập khẩu, tới khả năng nhập khẩu của các công ty.
Trong trƣờng hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng bản tệ
có giá trị thấp hơn so với đồng ngoại tệ, nếu nhƣ không có các yếu tố khác ảnh
hƣởng thì nó sẽ tác động tới xuất khẩu.
Trong trƣờng hợp tỷ giá hối đoái tăng lên có nghĩa là đồng bản tệ có giá
trị tăng lên so với đồng ngoại tệ, nếu nhƣ không có các nhân tố ảnh hƣởng thì
sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với giá cả
chung trong nƣớc. Nhƣng đồng thời tỷ giá tăng lên sẽ gây nhiều bất lợi cho
xuất khẩu vì hàng xuất khẩu trở nên đắt, khó bán ra nƣớc ngoài.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp thu thập của công ty qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu
năm 2014 từ các báo cáo tài chính, bảng kết quả hoạt động kinh của công ty và
các bảng số liệu thống kê về tình hình xuất khẩu của công ty.
Ngoài ra, còn thu thập một số số liệu từ các bài báo, tạp chí kinh tế trên
các website.
12
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình
xuất khẩu của công ty. Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối
để đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu dƣợc phẩm của công ty.
Mục tiêu 2: Vận dụng lý thuyết, sử dụng phƣơng pháp suy luận để phân
tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động XK dƣợc phẩm.
Mục tiêu 3: Thông qua ma trận SWOT phân tích các điểm mạnh, yếu
của công ty để từ đó để ra giải pháp đẩy mạnh tình hình hoạt động xuất khẩu
của công ty.
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả bao gồm các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số
liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một
cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.
+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc
giúp so sánh dữ liệu;
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
+ Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ
liệu.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích
hoạt động kinh tế, phƣơng pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện
có tính so sánh đƣợc để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tƣợng, quy
trình kinh tế. Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối và tƣơng đối để tính tốc độ
tăng trƣởng qua các năm.
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của chỉ tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của hiện tƣợng kinh tế.
Công thức:
Δy= y1 - y0
Trong đó:
y1: chỉ tiêu năm sau.
y0: chỉ tiêu năm trƣớc.
Δy: phần chênh lệch tăng, giảm giữa hai chỉ tiêu.
- So sánh số tƣơng đối (%): là kết quả phép chia giữa hiệu số của trị số
kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc. Kết quả biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tƣợng kinh
tế.
Công thức:
Trong đó:
y1 y 0
y0
t =
x 100
y1: chỉ tiêu năm sau.
y0: chỉ tiêu năm trƣớc.
13
t: tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu năm sau so với năm
trƣớc.
2.2.2.3 Ma trận SWOT
SWOT là từ viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm
yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Các mẫu SWOT cho phép
kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản
năng.
Mẫu phân tích SWOT đƣợc trình bày dƣới dạng một ma trận 2 hàng 2
cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats. Phân
tích SWOT (SWOT Analysis) phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm,
đƣợc sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lƣợc, đánh
giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...
Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty còn
Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài SWOT cho phép
phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hƣởng tƣơng đối đến khả năng cạnh
tranh của công ty.
S
W
Strengths
Weaknesses
O
T
Opportunities
Threats
Strengths: Điểm mạnh, những lợi thế nổi trội và rõ ràng
- Lợi thế của mình là gì?
- Công việc nào mình làm tốt nhất?
- Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng?
- Ƣu thế mà ngƣời khác thấy đƣợc ở mình là gì?
Weaknesses: Những mặt hạn chế, yếu điểm
- Có thể cải thiện điều gì?
- Công việc nào mình làm tồi nhất?
- Cần tránh làm gì?
Opportunities:
- Cơ hội tốt đang ở đâu?
- Xu hƣớng đáng quan tâm nào mình đã biết?
14
Threats:
- Những trở ngại đang phải?
- Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?
- Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay
đổi gì không?
- Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không?
- Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền?
- Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty?
15
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
DƢỢC HẬU GIANG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang là Xí nghiệp Dƣợc
phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là
xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thuộc Sở Y tế khu Tây Nam Bộ.
Từ năm 1975 - 1976: Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dƣợc phẩm 2/9 chuyển
thành Công ty Dƣợc phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc
phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ. Đến năm 1976, Công ty Dƣợc phẩm Tây Cửu
Long đổi tên thành Công ty Dƣợc thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang.
Từ năm 1976 - 1979: Theo Quyết định 15/CP của Chính phủ, Công ty
Dƣợc thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp
Dƣợc phẩm 2/9, Công ty Dƣợc phẩm và Công ty Dƣợc liệu. Ngày 19/9/1979,
3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dƣợc Hậu Giang.
Năm 1992: Sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Cần Thơ và
Sóc Trăng, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND Tp. Cần Thơ) ra Quyết định số
963/QĐ-UBT thành lập doanh nghiệp Nhà nƣớc Xí nghiệp Liên hợp Dƣợc
Hậu Giang, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y tế Tp. Cần
Thơ.
Ngày 02/09/2004: Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang chính thức đi vào
hoạt động theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/8/2004 của UBND
Tp. Cần Thơ về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dƣợc Hậu Giang Tp. Cần
Thơ thành Công ty Cổ phần hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là
80.000.000.000 đồng.
Từ năm 1988, khi nền kinh tế cả nƣớc chuyển sang cơ chế thị trƣờng,
Công ty vẫn còn hoạt động trong những điều kiện khó khăn: máy móc thiết bị
lạc hậu, công suất thấp, sản xuất không ổn định, áp lực giải quyết việc làm gay
gắt, .... Tổng vốn kinh doanh năm 1988 là 895 triệu đồng, Công ty chƣa có khả
năng tích lũy, tái sản xuất mở rộng. Doanh số bán năm 1988 đạt 12.339 triệu
đồng, trong đó giá trị sản phẩm do Công ty sản xuất chỉ đạt 3.181 triệu đồng
(chiếm tỷ trọng 25,8% trong tổng doanh thu).
Trƣớc tình hình này, Ban lãnh đạo Dƣợc Hậu Giang đã thay đổi chiến
lƣợc: “giữ vững hệ thống phân phối, đầu tƣ phát triển mạnh cho sản xuất, mở
16
rộng thị trƣờng, tăng thị phần, lấy thƣơng hiệu và năng lực sản xuất làm nền
tảng”.
Kết quả của việc định hƣớng lại chiến lƣợc kinh doanh đó là nhiều năm
liên tiếp Công ty đạt mục tiêu tăng trƣởng cao, phát triển sản phẩm, tăng thị
phần, tăng khách hàng, nâng cao thu nhập ngƣời lao động, đóng góp ngày
càng cao vào ngân sách Nhà nƣớc.
* Các cột mốc phát triển của công ty:
Năm 2004: Cổ phần hóa, trở thành Công ty cổ phần
Năm 2005: Gia nhập Câu lạc bộ Doanh nghiệp có doanh thu sản xuất
trên 500 tỷ đồng. Là doanh nghiệp Dƣợc đầu tiên thử tƣơng đƣơng lâm sàng
thuốc bột Haginat và Klamentin. Xây dựng hiệu quả chính sách thu hút nhân
tài, đặc biệt là chính sách “Lƣơng 4D.
Năm 2006: Niêm yết cổ phiếu lần đầu tại SGDCK TP.HCM; Đạt tiêu
chuẩn WHO – GMP/GLP/GSP
Năm 2007: Khẳng định tầm nhìn, Sứ mạng và 7 giá trị cốt lõi. Thử tƣơng
đƣơng sinh học thành công Haginat 250mg và Glumeform 500mg. Tăng vốn
điều lệ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Thành lập 02 Công ty con đầu tiên DHG
Travel và SH Pharma. Chuyển đổi ISO/IEC 17025 từ phiên bản 1999 sang
phiên bản 2005.
Năm 2008: Thực hiện các công cụ quản trị hiện đại và hiệu quả: 10.5S,
Balance Score Card. Thành lập 06 Công ty con: CM Pharma, DT Pharma, HT
Pharma, ST Pharma, DHG PP, DHG Nature
Năm 2009: Thực hiện thành công chiến lƣợc 20/80: sản phẩm, khách
hàng, nhân sự; Thành lập Công ty con A&G Pharma
Năm 2010: Thực hiện thành công chiến lƣợc “Kiềng 3 chân”: Cổ đông,
khách hàng và ngƣời lao động. Thành lập 03 Công ty con: TOT Pharma, TG
Pharma và Công ty TNHH MTV Dƣợc phẩm DHG
Năm 2011: Triển khai thành công “Dự án nâng cao hiệu quả hoạt động
Công ty Con”; Thành lập Công ty con Bali Pharma.
Năm 2012: Chủ đề “Giải pháp hôm nay là vấn đề ngay mai” đã mang lại
hiệu quả cao cho Công ty trong công tác kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro và
chính sách. Thành lập 05 Công ty con phân phối: VL Pharma, TVP Pharma,
B&T Pharma, DHG PP1, DHG Nature 1.
Năm 2013: Hoàn thành dự án nhà máy mới Non Betalactam đạt tiêu
chuẩn GMP WHO tại KCN Tân Phú Thạnh với công suất hơn 04 tỷ đơn vị sản
phẩm/năm. Hoàn thành dự án nhà máy mới IN – Bao bì DHG 1 của DHG PP1
tại KCN Tân Phú Thạnh, DHG PP tại Nguyễn Văn Cừ giải thể theo chủ
trƣơng ban đầu.
17
* Các danh hiệu cao quý:
1988: Huân chƣơng lao động hạng Ba
1993: Huân chƣơng lao động hạng Nhì
1996: Anh hùng lao động (Thời kỳ 1991 – 1995)
1998: Huân chƣơng lao động hạng Nhất
2004: Huân chƣơng độc lập hạng Ba
2005: Bằng khen Thập niên chất lƣợng (1996 – 2005)
2006-2007: Hàng Việt Nam chất lƣợng cao, đóng góp vào sự nghiệp
xây dựng CNXH và Bảo vệ tổ quốc
2010: Huân chƣơng độc lập hạng Nhì
Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, công ty đăng ký tên gọi và trụ sở
nhƣ sau:
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang
Tên tiếng Anh: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY
Tên viết tắt: DHG PHARMA
Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ
Điện thoại: (0710). 3891433 – 3890802 – 3890074
Fax: 0710.3895209
Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn
Website: www.dhgpharma.com.vn
Mã số thuế: 1800156801
Logo công ty
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh dƣợc phẩm, thực phẩm chức
năng và mỹ phẩm
Tầm nhìn: “Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”
Sứ mạng: “Dƣợc Hậu Giang luôn luôn cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ chất lƣợng cao, thỏa mãn ƣớc vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”
Giá trị cốt lõi:
- Lấy chất lƣợng, an toàn hiệu quả làm cam kết cao nhất
- Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển
- Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phƣơng châm hoạt động
- Lấy Bản sắc Dƣợc Hậu Giang làm niềm tự hào công ty
18
- Lấy sự thịnh vƣợng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài
- Lấy sự khác biệt vƣợt trội làm lợi thế trong cạnh tranh
- Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động
3.1.2 Vai trò và phạm vi hoạt động của công ty
* Vai trò:
- Quan hệ cổ đông: “Minh bạch thông tin” là quan điểm hàng đầu của
DHG Pharma và luôn nhận đƣợc sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ Ban
Quản trị công ty. Công bố thông tin minh bạch không chỉ là trách nhiệm của
DHG đối với các nhà đầu tƣ, mà là trách nhiệm của DHG đối với sự phát triển
bền vững của chính mình. Liên tiếp 05 năm liền Báo cáo thƣờng niên đạt thứ
hạng cao trong cuộc thi bình chọn báo cáo thƣờng niên xuất sắc nhất(năm
2008 – 2009 – 2010 đạt giải Đặc biệt, năm 2011 – 2012 - 2013 đạt giải Top
10) là minh chứng cho những nỗ lực của DHG trong công tác công bố thông
tin.
Nhiều giải thƣởng đặc biệt khác đƣợc trao cho DHG trong các cuộc
bình chọn của Ủy ban Chứng khoán, SGDCK và các tổ chức có uy tín nhƣ:
Cúp vàng Thƣơng hiệu chứng khoán uy tín; Top 10 Công ty cổ phần hàng đầu
Việt Nam, Cổ phiếu vàng, ...
- Văn hóa doanh nghiệp: Bản sắc văn hóa của DHG Pharma đƣợc xây
dựng không chỉ đơn thuần là xây dựng nét văn hóa của một doanh nghiệp, mà
hƣớng tới xây dựng một nề nếp, truyền thống của một đơn vị, góp phần xây
dựng nên những cá nhân tiêu biểu có đủ “Lễ - Nghĩa – Trí – Tín”, sống chan
hòa với đồng nghiệp và cộng đồng. Bản sắc văn hóa của DHG Pharma chính
là món quà lịch sử mà thế hệ đi trƣớc tặng lại cho những thế hệ sau này tiếp
nối xây dựng hình ảnh công ty. Những yêu cầu trong bản sắc đối với nhân viên
không xa lạ mà còn rất gần gũi với lễ, nghĩa ở đời của dân tộc ta nhƣ: cách bắt
tay, đi đứng, hành động, cƣ xử trong buổi họp, văn nghệ, cách ăn, uống, mặc,
ở, đi lại, sinh nhật, ma chay, cƣới hỏi...đều đƣợc quy định, hƣớng dẫn một
cách cụ thể trong bản sắc. Bản sắc văn hóa Dƣợc Hậu Giang luôn là vũ khí, là
lợi thế cạnh tranh giúp DHG quyết thắng trên thƣơng trƣờng. Nó còn là định
hƣớng, là thể chế văn hóa trong công ty. Bản sắc giúp cho mỗi ngƣời gần nhau
hơn, nhận ra mình nơi đồng nghiệp của mình, thủ trƣởng của mình.
- Trách nhiệm với xã hội: đƣợc xem là một chiến lƣợc then chốt giúp
cho DHG Pharma phát triển ổn định và bền vững. Là một đơn vị sản xuất kinh
doanh dƣợc phẩm, DHG Pharma luôn Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho
mọi hoạt động. Các hoạt động cộng đồng của công ty không chỉ đơn thuần là
hoạt động quảng bá thƣơng hiệu mà đó chính là trách nhiệm của một thƣơng
hiệu sản xuất dƣợc phẩm dẫn đầu ngành Công nghiệp Dƣợc Việt Nam. Hoạt
động cộng đồng càng hiệu quả hơn khi gắn liền với sự cống hiến các sản phẩm
19
chất lƣợng cao, nhằm xây dựng nền tảng cho xã hội luôn có cuộc sống khỏe
đẹp.
- Trách nhiệm với môi trƣờng: Là một đơn vị có ý thức bảo vệ môi
trƣờng, Dƣợc Hậu Giang liên tục tìm cách cải thiện môi trƣờng qua việc hiểu
rõ những thách thức và cơ hội trong ngành Công nghiệp Dƣợc để hƣớng tới sự
phát triển bền vững. Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm thông qua việc sử
dụng các công nghệ sạch và phù hợp trong lĩnh vực sản xuất dƣợc phẩm
Bên cạnh các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trƣờng trong sản xuất dƣợc
phẩm, thực phẩm (GMP, GLP, GSP), DHG luôn chú trọng đến việc giữ gìn vệ
sinh và công tác phòng chống cháy nổ, xử lý chất thải công nghiệp, nguồn
nƣớc theo đúng các tiêu chuẩn ngành và của Nhà nƣớc Việt nam qui định.
* Phạm vi hoạt động: DHG PHARMA đƣợc phép lập kế hoạch và tiến
hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và Điều lệ này, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt đƣợc các mục tiêu của DHG
PHARMA.
DHG PHARMA có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh
vực khác đƣợc pháp luật cho và đƣợc Đại hội cổ đông thông qua.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, năng lực cao và luôn tâm
huyết với công ty.
Dƣợc Hậu Giang xác định con ngƣời là nguồn vốn quí nhất để tạo ra giá
trị cho doanh nghiệp và cho xã hội. Vì vậy, công ty luôn chú trọng xây dựng
chính sách chăm sóc và thu hút lao động; trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận đƣợc phân bố nhƣ sau:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền
biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những
vấn đề đƣợc Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ
thông qua các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và Ngân sách tài chính
cho năm tiếp theo.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là
cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát
Tổng Giám đốc điều hành và những ngƣời quản lý khác. Hiện tại Hội đồng
quản trị Công ty có 11 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 03 năm.
Sơ đồ tổ chức của DHG đƣợc tổ chức theo mô hình sau:
20
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM
ĐỐC
PHÓ TGĐ
Phụ trách SX và chuỗi
cung ứng
PHÓ TGĐ
Phục trách thị trƣờng
và kinh doanh
Phó TGĐ kiêm
GĐ tiếp thị
Phòng
marketing
Giám đốc bán
hàng
Phòng bán
hàng
Các chi nhánh
Các cty con
phân phối
DHG travel
Giám đốc
kỹ thuật
PHÓ TGĐ
Phụ trách tài chính
/kế toán/IR
Giám đốc chất
lƣợng
Phòng R&D
Phòng đăng ký
sản phẩm
Giám đốc
sản xuất
Phòng quản lý
CL
Phòng kiểm
nghiệm
Xƣởng 2
(Beta lactam)
Xƣởng 3
(Thuốc nƣớc.
creme, SP dạng
rắn Non Beta,
siro, nhỏ mắt,
men vi sinh)
Phòng kế
hoạch
Tổng kho
Phòng cung
ứng
Giám đốc tài
chính
Phòng quản trị
tài chính
Ban kiểm soát
nội bộ
Phòng nhân sự
Ban IR
Phòng xây
dựng
Phòng hành
chánh
Phòng CNTT
Ban môi
trƣờng và
ATLĐ
Phòng cơ điện
Xƣởng 4
(Viên nang
mềm)
DHG nature
Dƣợc phẩm
DHG
DHG PP
Nguồn: CTCP Dược Hậu Giang
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang
22
Giám đốc nhân sự
Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.
Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Hiện tại, Ban Kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm
kỳ 03 năm.
Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lƣợc, kế hoạch đã đƣợc Hội
đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Ban Tổng Giám đốc hiện có
03 thành viên, các thành viên Ban Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ là 03 năm.
Các Giám đốc chức năng: Công ty có 07 Giám đốc chức năng chịu
trách nhiệm điều hành và triển khai các chiến lƣợc theo chức năng quản lý, hỗ
trợ đắc lực cho Ban Tổng Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc Ban
Tổng Giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đƣợc giao một cách
trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty và cổ đông.
Giám đốc tài chính: Quản lí chung việc hạch toán, theo dõi các khoản thu
chi, các sổ sách, chứng từ, tiền lƣơng của cán bộ công nhân viên trong công
ty.
Giám đốc nhân sự: Quản lí công văn, tài liệu đi và đến. Có nhiệm vụ nhận
và chuyển báo cho các phòng ban, các vấn đề nhân sự, tình hình trình độ và
lực lƣợng lao động.
Giám đốc kĩ thuật: Hỗ trợ toàn bộ kỹ thuật về sản phẩm cho ban Giám đốc.
Giám đốc sản xuất: Quản lý phòng cung ứng, các xƣởng sản xuất bao bì,
phòng cơ điện.
Giám đốc chất lƣợng: quản lí về thành phần, nguyên liệu đạt tiêu chuẩn
chất lƣợng.
Giám đốc tiếp thị: Chịu trách nhiệm chung về phát triển sản phẩm, lợi
nhuận sản phẩm và các hoạt động Marketing của công ty.
Giám đốc bán hàng: Quản lý chung về việc bán hàng bao gồm kho chứa
hàng, phòng bán hàng, hệ thống bán hàng.
Các phòng chức năng và Xƣởng sản xuất: Công ty hiện có 14 phòng
chức năng (theo sơ đồ tổ chức, quản lý) và 4 Xƣởng sản xuất (Xƣởng Non
Betalactam - Xƣởng 1: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuộc nhóm Non Betalactam; Xƣởng Betalactam - Xƣởng 2: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuộc
nhóm Betalactam; Xƣởng Thuốc nƣớc - Xƣởng 3: sản xuất các sản phẩm thuốc
nƣớc, thuốc kem - mỡ, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, sirô, men vi sinh; Xƣởng
23
Viên nang mềm - Xƣởng 4: chuyên sản xuất thuốc viên nang mềm; thực hiện các
quyền và trách nhiệm đƣợc giao theo yêu cầu chức năng quản lý của Công ty,
chịu sự điều hành trực tiếp của các Giám đốc chức năng. Các Xƣởng sản xuất
chịu trách nhiệm sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn WHO - GMP, ISO 9001:2000
và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh.
Các đơn vị thuộc hệ thống phân phối trực thuộc Công ty: Hệ thống
phân phối của Dƣợc Hậu Giang đƣợc quản lý một cách chuyên nghiệp, chặt
chẽ do các cán bộ và nhân viên của Dƣợc Hậu Giang đảm trách từ khâu tổ
chức, quản lý, bán hàng, ngoại giao, hạch toán, báo cáo theo chiều dọc về hệ
thống mạng máy tính của trụ sở Công ty, đảm bảo nhanh chóng và chính xác.
3.3 MẠNG LƢỚI KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Theo báo cáo của IMS Quý 4/2013, DHG là doanh nghiệp trong nƣớc
duy nhất có thị phần nằm trong Top 3 các doanh nghiệp dẫn đầu thị trƣờng
dƣợc phẩm Việt Nam.
Hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nƣớc từ Lạng Sơn đến Mũi Cà
mau. Hệ thống phân phối hiện có 12 Công ty con, 24 chi nhánh, 68 quầy thuốc
– nhà thuốc tại bệnh viện. Mỗi Công ty con và Chi nhánh đều có kho hàng đạt
tiêu chuẩn GDP. Hiện nay, kênh phân phối của Dƣợc Hậu Giang phủ toàn
quốc với hơn 8.000 đại lý tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra Dƣợc Hậu Giang còn
cung ứng thuốc điều trị cho 98% hệ thống bệnh viện đa khoa, cơ sở khám
chữa bệnh trên toàn quốc.
Hệ thống phân phối tiếp tục đƣợc đầu tƣ mua đất xây nhà nhằm xây dựng
nền tảng vững chắc, hủ động trong kinh doanh và khai thác lợi thế. Tổng cộng
giá trị đầu tƣ từ năm 2009 – 2013 theo nguyên giá là 150,9 tỷ VNĐ (tính từ
2007 - 2013 là gần 300 tỷ đồng).
Tiếp tục thành lập và đi vào hoạt động 07 Công ty con, giúp tăng hiệu
quả kinh doanh toàn tập đoàn, nâng số lƣợng các Công ty con phân phối lên
12 Công ty, tập trung ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, gồm: A&G
Pharma, TG Pharma, TOT Pharma, Bali Pharma, VL Pharma, B&T Pharma,
TVP Pharma.
DHG hiện có thị trƣờng xuất khẩu tại 12 quốc gia gồm: Moldova,
Ukraina, Myanma, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Nigieria, Lào, Singapore,
Jordan, Srilanka, Rumani. Các thị trƣờng mới đang phát triển có Indonesia,
Philippin, Malaysia, Ghana, Ethiopia, Uzebekistan.
Tham gia khảo sát Triển lãm Quốc tế Y Dƣợc lần thứ 13 tại TPHCM.
Khảo sát thị trƣờng và làm việc với các đối tác mới: Indonesia, Singapore,
Myanma, Mông Cổ, Lào. Hỗ trợ khách hàng Joyson thực hiện triển khai
Marketing sản phẩm Bocalex C1000 ở trung tâm Mustafa Singapore.
24
3.4 CÁC NHÓM SẢN PHẨM KINH DOANH CỦA CÔNG TY
3.4.1 Sản phẩm chính của công ty
Hiện nay, DHG Pharma có 398 sản phẩm đƣợc Bộ Y tế cấp số đăng ký
lƣu hành trên toàn quốc. Sản phẩm của Dƣợc Hậu Giang phong phú về chủng
loại, đƣợc chia thành 10 ngành hàng, đóng góp trên 85% doanh thu DHG
Pharma: Giảm đau - hạ sốt; tim mạch – tiểu đƣờng; gan mật; cơ - xƣơng khớp; kháng sinh; mắt – hệ thần kinh; dinh dƣỡng; hô hấp; tiêu hóa; chăm sóc
da.
Với 12 nhãn hàng chiến 50% doanh thu của DHG Pharma: Hapacol,
Haginat, Klamentin, Naturenz, Eyelight, Davita Bone, Spivital, Unikids,
Apitim, Gavix, Glumeform, NattoEnzym.
Các nhóm sản phẩm đƣợc sản xuất dƣới nhiều dạng: viên nén, viên
nang cứng (capsule), viên nang mềm, viên bao phim, viên bao đƣờng, viên sủi
bọt, thuốc bột, thuốc bột sủi bọt, sirô, thuốc kem, mỡ, hỗn dịch uống, thực
phẩm chức năng … với nhiều quy cách đóng gói khác nhau nhƣ đóng chai, ép
gói, ép vỉ, …. Mẫu mã bao bì đƣợc thiết kế độc đáo, hấp dẫn, đảm bảo yêu cầu
bảo quản chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Một số sản phẩm tạo nên tên tuổi Dƣợc Hậu Giang:
Eugica và Choliver là những sản phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc đƣợc
trồng trên vùng dƣợc liệu sạch, đây là những sản phẩm tự hào của DHG
Pharma trên thị trƣờng xuất khẩu.
Eyelight vita với dƣỡng chất vitamin nhóm B an toàn cho đôi mắt khỏe
mỗi ngày.
Hapacol là dòng sản phẩm giảm đau hạ sốt với hoạt chất chính là
paracetamol luôn gắn liền với các hoạt động xã hội.
Davita Bone cho cốt cách ngƣời phụ nữ khỏe đẹp hơn.
Siro Unikids chứa vitamin và axit amin thiết yếu cho bé khỏe và thông
minh hơn.
25
Spivital một món quà độc đáo của thiên nhiên từ vùng đất Vĩnh Hảo,
Spivital giàu dinh dƣờng do làm từ tảo spirulina.
Naturenz là sản phẩm đƣợc chiết xuất hoàn toàn từ dƣợc liệu thiên
nhiên, đây là sản phẩm vinh dự đƣợc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam trao tặng giải thƣởng “top ten” sản phẩm ƣu tú hội nhập WTO.
3.4.2 Hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm của công ty
Các dây chuyền sản xuất tại nhà máy Nguyễn Văn Cừ tiếp tục đƣợc
chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của WHO – GMP/GLP/GSP.
Nhà máy Non Betalactam tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh đƣợc Cục
Quản lý Dƣợc chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của WHO –
GMP/GLP/GSP vào tháng 11/2013
Phòng Kiểm nghiệm tiếp tục đƣợc công nhận phù hợp với các yêu cầu
của ISO/IEC:17025. Kho bảo quản thành phẩm tại Khu Công nghiệp Tân Tạo
và Tổng kho đƣợc chứng nhận GDP, GSP.
Hệ thống quản lý chất lƣợng tiếp tục đƣợc chứng nhận phù hợp với các
yêu cầu của ISO 9001: 2008.
3.4.3 Sản phẩm xuất khẩu của công ty
Hiện nay, DHG đã đăng ký và xuất khẩu đƣợc 122 sản phẩm vào đầu
năm 2014. Số lƣợng đăng ký xuất khẩu tăng qua mỗi năm. Các sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu là thuốc hô hấp (Eugica,..); nhóm thuốc kháng sinh (Haginat,
Klamentin,...); nhóm gan mật (Naturenz,...) và các loại thuốc thông thƣờng (
Hapacol, Cifga, Hamet,...);...đa phần xuất khẩu các loại thuốc đều dƣới dạng
viên nén.
3.5 QUY TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY
3.5.1 Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty
Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dƣợc hậu Giang
đƣợc thực hiện theo những bƣớc sau:
Các bƣớc trong quy trình sản xuất kinh doanh của công ty:
1. Phòng cung ứng dựa vào thông tin số lƣợng thành phẩm của đơn đặt
hàng và nhu cầu thị trƣờng, tính toán số lƣợng và số nguyên liệu cần thiết để
liên hệ phía cung ứng, đặt nguyên liệu nhập khẩu. Phòng cung ứng chuẩn bị
các chứng từ cần thiết nhƣ các thủ tục hải quan cần thiết cho lô hàng.
2. Hàng về sẽ đƣợc đƣa vào kho tạm thời.
3. Phòng kiểm nghiệm sẽ kiểm tra số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng nguyên
liệu nhập về.
4. Sau khi kiểm tra xong, cho nhập kho chờ lệnh sản xuất.
26
Nhập khẩu
nguyên liệu
1
2
Phòng cung
ứng
Kho
3
Phòng kiểm
nghiệm
4
Kho
5
Phòng
marketing
6
Phòng
quản lý SX
7
Bộ phận kiểm tra
thành phẩm
10
Đóng gói
thành phẩm
9
Bộ phận kiểm
tra thành phẩm
8
11
Kho thành
phẩm
Phòng bán
hàng
13
12
Thị trƣờng khách hàng
Phòng bán
hàng
Phòng
marketing
14
Phòng
cung ứng
15
Xuất khẩu thành
phẩm
Nguồn: Phòng cung ứng CTCP Dược Hậu Giang
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh của CTCP Dƣợc Hậu Giang
27
Xƣởng
1,2,3,5
5. Phòng Marketing trực tiếp liên hệ khách hàng trong và ngoài nƣớc hay
tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng.
6. Khi đã có đơn đặt hàng phòng marketing sẽ đề nghị sản xuất sản phẩm
theo nhu cầu và chuyển cho phòng quản lý sản xuất.
7. Phòng quản lý sản xuất sẽ xuất lệnh sản xuất đến các phân xƣởng phụ
trách ( tùy theo nhu cầu mà quyết định xƣởng nào sẽ sản xuất).
8. Sau khi các phân xƣởng hoàn thành sản phẩm thì sẽ chuyển cho bộ
phận kiểm tra thành phẩm kiểm tra chất lƣợng và số lƣợng thành phẩm.
9. Sau khi kiểm tra xong tiến hành cho xƣởng đóng gói.
10. Bộ phận kiểm tra thành phẩm sẽ kiểm tra thêm 1 lần nữa thành phẩm
đã đóng gói phù hợp quy cách.
11. Hàng hóa sẽ đƣợc bộ phận bán hàng trực tiếp bán cho khách hàng
hoặc đƣa ra thị trƣờng. Số khác thành phẩm sẽ nhập kho chờ xuất bán.
12. Bộ phận bán hàng và marketing sẽ phối hợp với nhau liên hệ khách
hàng, nắm bắt nhu cầu để xuất bán sản phẩm.
13. Bên cạnh đó bộ phận bán hàng và marketing còn phối hợp để tìm đối
tác nƣớc ngoài để xuất khẩu thành phẩm, mở rộng thị trƣờng và thƣơng hiệu.
14. Khi đã nhận đƣợc đơn hàng từ nƣớc ngoài, phòng cung ứng sẽ chịu
trách nhiệm hoàn thành chứng từ cũng nhƣ thủ tục thông quan cho lô hàng
xuất khẩu.
15. Chuyển lô hàng đến cửa khẩu xuất và làm thủ tục thông quan.
3.5.2 Quy trình xuất khẩu của công ty
Các bƣớc tiến hành xuất khẩu sản phẩm đƣợc mô tả theo sơ đồ sau:
Bước 1: Để mở rộng thị phần và phát triển sản phẩm sang các quốc gia
khác, trƣớc tiên Dƣợc Hậu Giang cần tìm hiểu về các thị trƣờng tiềm năng và
chọn lựa thị trƣờng phù hợp, thông thƣờng các thị trƣờng mà Dƣợc Hậu Giang
đã và đang xuất khẩu sản phẩm là các thị trƣờng có nền kinh tế tƣơng đồng
với Việt Nam, bởi vì đây sẽ là nhƣng thị trƣờng mà sản phẩm của công ty có
thể cạnh tranh đƣợc. Sau khi đã chon lựa đƣợc thị trƣờng thì sẽ bắt đầu công
tác tìm kiếm các đối tác, khách hàng tiềm năng tại thị trƣờng này.
Bước 2: Tiến hành thƣơng lƣợng, đàm phán với đối tác về các vấn đề
quan trọng trong hợp đồng. Nếu hai bên có thể thỏa thuận sẽ tiến hành kí Thỏa
thuận thƣơng mại (General Agreement) với những điều khoản chung nhất về
việc mua bán giữa hai bên, bao gồm: chủng loại sản phẩm, số lƣợng, giá…
28
1. Lựa chọn thị
trƣờng và đối tác
2. Đàm phán
/thƣơng lƣợng
3. Tiến hành đăng kí
công ty/sản phẩm
4. Xác nhận đơn
hàng với đối tác
7. Theo dõi phản
hồi về sản phẩm
6. Thực hiện các thủ
tục xuất khẩu
5. Tiến hành sản
xuất trong nội bộ
Nguồn: Phòng cung ứng CTCP Dược Hậu Giang
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình xuất khẩu sản phẩm của CTCP Dƣợc Hậu Giang
Bước 3: Nếu thị trƣờng là thị trƣờng mới thì bƣớc tiếp theo cần phải tiến
hành chính là đăng kí thông tin công ty (nếu cần) và tiếp đến là đăng kí sản
phẩm. Do sản phẩm của Dƣợc Hậu Giang chủ yếu là Dƣợc phẩm và thực
phẩm chức năng nên muốn xuất khẩu và bán tại các thị trƣờng nƣớc ngoài thì
đều phải đăng kí sản phẩm để có số đăng kí (số visa), chỉ khi nào sản phẩm
đƣợc có số đăng kí thì mới đƣợc phép nhập khẩu và lƣu hành.
Bước 4: Sau khi sản phẩm đã có đƣợc số đăng kí sẽ tiến hành làm Hóa
đơn chiếu lệ (Profoma Invoice), hợp đồng mua bán (Sales Contract), đây là
hợp đồng chi tiết cho từng đợt mua hàng của đối tác bao gồm tất cả các điều
khoản về sản phẩm, số lƣợng, giá, thời gian giao hàng... theo các quy định của
Incoterm 2010.
Bước 5: Bắt đầu lập kế hoạch và sản xuất sản phẩm trong nội bộ công ty
sao cho kịp thời hạn giao hàng cũng nhƣ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về sản
phẩm, bao bì... theo đúng hợp đồng đã kí kết cũng nhƣ hồ sơ đăng kí sản phẩm
tại quốc gia đó.
Bước 6: Tiến hành làm các thủ tục xuất khẩu, nhƣ khai tờ khai hải quan,
chuẩn bị các chứng từ xuất khẩu…
Bước 7: Sau khi hoàn tất xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra quá trình
nhận hàng cũng nhƣ các phản hồi về sản phẩm của khách hàng. Từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho hoạt động xuất khẩu sau này.
29
3.6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU 2014
Dƣợc Hậu Giang đƣợc biết đến là doanh nghiệp dƣợc dẫn đầu Ngành
Công Nghiệp Dƣợc Việt Nam gần 20 năm liên tiếp về thị phần, doanh thu và
lợi nhuận. Mặc dù trong giai đoạn từ 2011-2013, hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty bị ảnh hƣởng bởi kinh tế suy thoái nhƣng tỷ lệ tăng trƣởng
của các chỉ tiêu chủ yếu nhƣ: Doanh thu thuần, Lợi nhuận trƣớc thuế của Công
ty qua 3 năm từ 2011-6/2014 đều có sự tăng trƣởng.
Thông qua bảng số liệu và những biểu đồ dƣới đây cho thấy kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty biến động theo chiều hƣớng tích cực qua
các năm, cụ thể là doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm.
*Tổng doanh thu:
Tổng doanh thu của Công ty đƣợc tạo thành từ doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác. Từ bảng
số liệu và biểu đồ có thể thấy đƣợc doanh thu tăng đều qua mỗi năm.
Cụ thể là từ năm 2012, doanh thu công ty là 3.012 tỷ đồng, tăng 463
triệu đồng ( tăng 18,16%) so với năm 2011.
4.000
3.757
3.500
3.012
3.000
2.549
2.500
2.000
1.535
1.720
Tổng doanh thu
1.500
1.000
500
0
2011
2012
2013
6/2013
6/2014
Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP DHG
Hình 3.4: Tổng doanh thu của CTCP Dƣợc Hậu Giang (2011-6/2013)
DHG đƣợc biết đến là doanh nghiệp dẫn đầu Ngành Công nghiệp Dƣợc
Việt Nam. DHG đƣợc phân phối sâu rộng trên khắp cả nƣớc, đã có mặt hầu
hết các bệnh viện và nhà thuốc từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau và mối quan hệ
gắn bó lâu dài với những khách hàng. Điều đó làm cho DHG có một đầu ra và
lƣợng doanh thu ổn định qua nhiều năm. Năm 2012, doanh thu chủ yếu từ các
hoạt động sản xuất dƣợc phẩm, bao bì, kinh doanh nguyên liệu, du lịch tăng
lên làm doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn so với năm trƣớc.
30
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Dƣợc Hậu Giang giai đoạn 2011-6/2014
ĐVT: Tỷ đồng
6 tháng đầu
năm
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch
745,0
6 tháng đầu 2014
/6 tháng đầu 2013
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tuyệt đối
(%)
(%)
24,73
185,0
12,05
17,98
547,0
22,53
158,0
12,91
19,11
196,8
33,66
26,6
8,55
2012/2011
2013
2014
Tổng doanh thu
2.549
3.012
3.757
1.535
1.720
463,0
Tỷ lệ
(%)
18,16
Tổng chi phí
2.058
2.428
2.975
1.224
1.382
370,0
Lợi nhuận trƣớc thuế
490,9
584,7
781,5
311,2
337,8
93,8
Tuyệt đối
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dược Hậu Giang
31
2013/2012
Tuyệt đối
Trong năm 2012 này, DHG đã bán đƣợc 75 triệu đơn vị sản phẩm,
tƣơng ứng 114 tỷ đồng doanh thu. Điều này cho thấy chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng doanh thu là doanh thu hàng do DHG tự sản xuất tăng trƣởng
17,33% so với năm 2011, nguyên nhân do giá tăng 2,56%; do sản lƣợng bán
tăng 8,47%; còn lại do Công ty thay đổi cơ cấu danh mục sản phẩm. Công ty
còn triển khai, thực hiện các chƣơng trình chăm sóc khách hàng tạo cảm xúc,
ấn tƣợng tốt với khách hàng, giúp khối bán hàng tăng doanh thu thông qua các
tour du lịch dành cho khách hàng, con em khách hàng và cán bộ công nhân
viên của công ty. Sang năm 2013, tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu về doanh
thu, tổng doanh thu của DHG tiếp tục tăng thêm 745 tỷ đồng tƣơng ứng gần
25% so với năm 2012. Cơ cấu doanh thu hàng ngoài tăng mạnh do DHG
chuyển doanh thu hàng Eugica từ hàng sản xuất sang hàng phân phối (đã bán
thƣơng hiệu); đồng thời, tăng mạnh mảng phân phối và sự tăng trƣởng cao của
nhóm kinh doanh hàng hóa bao gồm: nguyên liệu, một số sản phẩm phân phối
độc quyền cho MSD (Merck Sharp & Dohme (Asia) Ltd.) của Mỹ tại thị
trƣờng Việt Nam. Cụ thể là kinh doanh nguyên liệu đạt doanh thu 80 tỷ VNĐ,
tăng 63,2% so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu đạt đƣợc
1.720 tỷ đồng, tăng 185 tỷ đồng (tăng 12%) so với 6 tháng đầu năm 2013.
Trong cơ cấu doanh thu của Dƣợc Hậu Giang, doanh thu từ bán hàng thành
phẩm vẫn chiếm đa số với tỷ lệ 91% trong 6 tháng năm 2014. Bên cạnh đó,
đầu năm 2014, Công ty đã đƣa vào hoạt động nhà máy Non-Betalactam mới,
giúp nâng tổng công suất sản xuất hàng năm từ 4,6 tỷ đơn vị sản phẩm lên 9,6
tỷ đơn vị sản phẩm. Tất cả những hoạt động này đã góp phần làm tăng tổng
doanh thu lên đáng kể.
*Tổng chi phí:
Tổng chi phí của công ty đƣợc tạo thành từ giá vốn hàng bán, chi phí
tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Qua
bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy rõ tổng chi phí của công ty tăng đều qua
mỗi năm.
Tổng chi phí năm 2012 là 2.428 tỷ đồng, tăng 370 tỷ đồng so với tổng
chi phí năm 2011. Trong tổng chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao
nhất, khi giá vốn hàng bán càng tăng thì sẽ làm tổng chi phí tăng cao. Do
nguyên vật liệu để sản xuất dƣợc phẩm chủ yếu nhập khẩu từ nƣớc ngoài, tỷ
giá đồng ngoại tệ tăng mỗi năm dẫn đến giá nhập khẩu tăng. Trong khi đó chi
phí nguyên vật liệu để cấu thành ản phẩm chiếm 50% giá thành sản phẩm. Vì
vậy khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng sẽ làm cho chi phí sản xuất sản phẩm
cũng tăng theo nên giá vốn hàng bán tăng qua mỗi năm.
32
2.975
3.000
2.428
2.500
2.058
2.000
1.500
1.224
1.382
Tổng chi phí
1.000
500
0
2011
2012
2013
6/2013
6/2014
Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP DHG
Hình 3.5: Tổng chi phí của CTCP Dƣợc Hậu Giang (2011-6/2013)
Thêm vào đó, công ty ngày càng đẩy mạnh hoạt động bán hàng, mở
rộng thêm hệ thống phân phối làm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp cũng tăng liên tục các năm. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu
là do chi phí cho nhân viên , do công ty thực hiện thay đổi nâng lƣơng cho
nhân viên theo quy định của Nhà nƣớc. Một mặt do DHG đang tăng cƣờng áp
dụng “chiến lƣợc kéo” thông qua việc gia tăng phƣơng thức giới thiệu trực
tiếp sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng; mặt khác, “chiến lƣợc đẩy” thông qua các
khách hàng truyền thống hệ thƣơng mại vẫn đƣợc duy trì và củng cố. Điều này
đã làm chi phí bán hàng của công ty tăng khá mạnh trong năm. Năm 2013,
tổng chi phí của DHG tăng mạnh lên 2.975 tỷ đồng, tăng 22,5% tƣơng ứng với
547 tỷ đồng so với năm 2012. Công ty vẫn tiếp tục áp dụng “chiến lƣợc kéo”,
điều này làm chi phí bán hàng của công ty tăng 8,5% so với năm 2012. Công
ty còn trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ làm chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng lên. Sang 6 tháng đầu năm 2014, tổng chi phí tăng hơn 158 tỷ
đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Chi phí bán hàng tăng lên đáng kể trong
năm nay do công ty tăng cƣờng quảng cáo, tổ chức các hội thảo giới thiệu sản
phẩm cũng nhƣ các chiết khấu và khuyến mãi, hỗ trợ. Vì những nguyên nhân
trên đã làm tổng chi phí trong những năm 2011-6/2014 tăng lên đáng kể.
* Lợi nhuận:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh
doanh, là chỉ tiêu chất lƣợng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của
doanh nghiệp. Với mỗi doanh nghiệp thì mục tiêu cuối cùng trong sản xuất
kinh doanh là lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty phụ thuộc vào nhiều
33
yếu tố nhƣ doanh thu, chi phí sản xuất và phần lợi nhuận hoặc lỗ của các công
ty liên kết.
781,5
800
700
584,7
600
500
490,9
400
311,2
337,8
Lợi nhuận trước thuế
300
200
100
0
2011
2012
2013
6/2013
6/2014
Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP DHG
Hình 3.6 : Lợi nhuận trƣớc thuế của CTCP Dƣợc Hậu Giang (2011-6/2013)
Thông qua biểu đồ trên, có thể thấy lợi nhuận của công ty luôn có xu
hƣớng tăng lên qua mỗi năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2013. Mặc dù chi
phí có tăng lên mỗi năm nhƣng không bằng tốc độ tăng của doanh thu nên lợi
nhuận của công ty luôn có xu hƣớng tăng. Năm 2012, lợi nhuận của công ty
đạt đƣợc 584,7 tỷ đồng, tăng 19,11% so với năm 2011. Do trong năm 2012
doanh thu tăng nhiều hơn chi phí, thêm vào đó phần lỗ của công ty liên kết
giảm gần 10 tỷ đồng so với năm 2011. Vì năm 2011 hoạt động kinh doanh của
công ty đầu tƣ liên kết VIPACO đang gặp nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh
lỗ làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận công ty năm 2011. Tuy đến năm 2012, tình
hình đầu tƣ vào các công ty liên kết không đạt doanh thu cao nhƣng kết quả
kinh doanh không bị lỗ không làm ảnh hƣởng đáng kể đến lợi nhuận công ty.
Sang năm 2013, cùng với sự tăng trƣởng tiếp tục của doanh thu, lợi nhuận
trƣớc thuế đạt 781,5 tỷ đồng, tăng đột biến gần 197 tỷ đồng tƣơng ứng 33,66%
so với năm trƣớc. Phần lợi nhuận đột biến chủ yếu là do tác động của việc ghi
nhận thƣơng vụ Eugica từ hàng sản xuất qua hàng phân phối với doanh thu là
215 tỷ đồng đóng góp vào lợi nhuận công ty đáng kể. Nhờ lƣợng tiền thu về từ
thƣơng vụ Eugica đã giúp củng cố vị thế tiền mặt của công ty trong năm 2013.
Đến 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận công ty đạt đƣợc 337,8 tỷ đồng, tăng
26,6 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong 6 tháng này, tuy doanh thu
tăng không nhiều nhƣng phần lỗ của công ty liên kết hầu nhƣ là không có, nên
34
lợi nhuận của công ty tăng lên 8,55%. Điều này cho thấy công ty đang hoạt
động kinh doanh rất có hiệu quả.
Nhƣ vậy có thể thấy lợi nhuận của công ty luôn tăng qua các năm, có
thể thấy đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Vì vậy
việc sử dụng chi phí hợp lý và giữ đƣợc mức tăng doanh thu ổn định sẽ góp
phần làm tăng lợi nhuận của công ty để công ty phát triển hiệu quả. Bên cạnh
đó, công ty cần phát huy thêm nguồn lực để tăng trƣởng sản xuất trong và
ngoài nƣớc để ngày càng đem nhiều lợi nhuận cho công ty.
3.7 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
TỚI
Kế hoạch, chiến lƣợc của năm nay và 5 năm tới của DHG là phát triển
mạnh xuất khẩu, giới thiệu hình ảnh, thƣơng hiệu của DHG đến bạn bè quốc
tế. DHG đang nhắm đến một số thị trƣờng nƣớc ngoài có thu nhập, mức sống
tƣơng đồng với Việt Nam.
DHG đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học; đầu tƣ máy móc, thiết bị
công nghệ vận hành; chú trọng đào tạo đội ngũ AMD; nâng cao chất lƣợng sản
phẩm mang tính giáo dục thị trƣờng.
Tiếp tục kết hợp với các viện, trƣờng công nghệ sinh học để làm ra
những sản phẩm từ thảo dƣợc thiên nhiên, làm cho danh mục sản phẩm điều
trị phong phú hơn, đồng thời góp phần tạo ra một xu thế sử dụng dƣợc liệu
mang tính truyền thống của ngƣời dân Việt Nam.
Xây dựng, mở rộng hệ thống phân phối trong và ngoài nƣớc, công tác
tiếp cận với ngƣời tiêu dùng… là cơ sở giúp cho sản phẩm DHG đến ngƣời
tiêu dùng nhanh nhất và phát triển bền vững trong tƣơng lai.
DHG vẫn tiếp tục tập trung định hƣớng phát triển hệ thƣơng mại, khai
thác lợi thế phân phối thông qua việc nhận phân phối độc quyền, đồng thời
khai thác công suất nhà máy mới bằng cách hợp tác sản xuất, phát triển sản
phẩm mới và đầu tƣ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
DHG đã công bố kế hoạch phát triển 5 năm tới, trong đó đặt ra mục tiêu
tăng trƣởng cao, từ 16 - 19%/năm. Với triển vọng tiếp tục tăng trƣởng, thị giá
cổ phiếu duy trì ở mức cao, các nhà đầu tƣ tin tƣởng, DHG có thể dễ dàng thu
hút vốn và có thặng dƣ vốn cổ phần cao thông qua việc phát hành cổ phiếu.
Định hƣớng lâu dài của Công ty là phát triển các sản phẩm công nghệ
sinh học, sản phẩm có hàm lƣợng khoa học hiện đại, liên kết nghiên cứu với
các viện trƣờng, chuyển giao đề tài, mua công thức độc quyền.
35
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
DƢỢC PHẨM CỦA CÔNG TY CÔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG
4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DƢỢC PHẨM CỦA VIỆT NAM
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp Dƣợc Việt Nam (2014):
Ngành dƣợc Việt Nam hiện có khoảng 178 DN sản xuất thuốc, trong đó 100
Cty sản xuất tân dƣợc và 78 DN sản xuất Đông dƣợc. Ngoài ra còn có khoảng
300 cơ sở sản xuất Đông dƣợc và thực phẩm chức năng nhỏ lẻ. Bên cạnh
nhóm trong nƣớc, nhóm DN vốn nƣớc ngoài cũng đã và đang mang lại làn gió
mới cho ngành sản xuất dƣợc trong nƣớc. Sanofi Aventis hay United Pharma,
đều là những Cty đã đầu tƣ nhà máy sản xuất thuốc hiện đại tại Việt Nam.
Chính tiềm năng phát triển cùng với tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng trong những
năm gần đây của ngành dƣợc đã biến lĩnh vực kinh doanh này trở thành mảnh
đất màu mỡ cho các nhà sản xuất cả trong lẫn ngoài nƣớc. Các doanh nghiệp
sản xuất dƣợc phẩm, tập trung chủ yếu ở hai thành phố chính là Thành Phố Hồ
Chí Minh (chiếm đến 50% số lƣợng doanh nghiệp), Thành phố Hà Nội (chiếm
30%), 20% còn lại là An Giang , Cần Thơ, Nam Định, Phú Yên.
Sự tập trung của các nhà máy sản xuất dẫn đến sự tập trung trong sự
phân phối. Tại các tỉnh nhỏ lẻ, số lƣợng quầy bán thuốc của doanh nghiệp
cũng it hơn. Do vậy, theo kế hoạch phát triển công nghiệp Dƣợc của Bộ Y tế,
đối với những vùng chƣa có các nhà máy sản xuất nhƣ Tây Nguyên, và vùng
núi phía Bắc, Bộ Y tế khuyến khích xây dựng nhà máy, chủ yếu tập trung vào
các hoạt động bào chế thuốc thông thƣờng đơn giản, ƣu tiên sử dụng những
loại dƣợc phẩm có nguyên liệu có sẵn trong vùng. Đối với những khu vực đã
tập trung nhiều nhà máy sản xuất nhƣ TP Hồ chí Minh, Bộ Y tế định hƣớng
sản xuất các loại biệt dƣợc, thuốc điều trị công nghệ cao.
Theo Báo cáo ngành Dƣợc phẩm Việt Nam của Viettinbank (2014):
Con đƣờng xuất khẩu dƣợc phẩm của Việt Nam không hoàn toàn thuận lợi khi
còn vấp phải những rào cản về giá, và hồ sơ xuất khẩu. Đầu tiên, theo cục
quản lý giá, giá xuất khẩu trung bình giai đoạn 2011 - 2013 của Việt Nam cao
hơn 20-25% so với những nƣớc cùng khu vực nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc. Nếu
giảm giá bằng so với những quốc gia này, các công ty trong nƣớc sẽ không
còn lợi nhuân để tiếp tục kinh doanh. Nguyên nhân giá cao là do Việt Nam
phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong khi hai quốc gia còn lại có thể tự
chủ trong vấn đề này. Thứ hai, quá trình đăng kiểm sản phẩm còn nhiều khó
khăn và mất thời gian. Muốn đƣa sản phẩm sang thị trƣờng mới, công ty phải
gửi phiếu đăng kí, mẫu hồ sơ, mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm. Quá trình này
37
phải kéo dài đến 2 năm.
Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu đang tốt dần, khi doanh thu từ xuất khẩu
đã tăng qua các năm. Đơn cử, DHG đã tăng doanh thu xuất khẩu từ vài trăm
nghìn USD vào năm 2006 lên đến hơn 1 triệu đô vào năm 2012, chiếm 2%
tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Domesco đạt 1.2% tổng doanh thu năm
2009 lên đến gần 1.5% năm 2012. Tính đến năm 2013, các doanh nghiệp Việt
nam xuất khẩu sang các nƣớc nhƣ Myanma, Lào, Campuchia, Ấn độ, Hồng
Kông, Philippin, Malaysia, và hơn 20 nƣớc ở Châu Phi. BMI dự báo tình hình
xuất khẩu còn tăng trƣởng nhanh và đạt khoảng 250 triệu đô la Mỹ vào năm
2017. Điều này dựa trên sự đánh giá về các thị trƣờng tiềm năng ở một số
nƣớc châu Phi khi, theo tổ chức y tế thế giới, 70% nhu cầu của các nƣớc châu
Phi phải đáp ứng bằng việc nhập khẩu. Sản phẩm chủ yếu cần dùng là thuốc trị
bệnh sốt rét, tiêu chảy, vắc-xin, là những sản phẩm mà những doanh nghiệp
Việt Nam có thể sản xuất.
Xuất khẩu dƣợc phẩm ở Việt Nam vẫn còn chƣa mạnh. Cán cân thƣơng
mại ngành dƣợc phẩm vẫn luôn âm trong những năm vừa qua. Tuy nhiên,
Chính phủ vẫn đang tạo mọi điều kiện khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu
ra thị trƣờng quốc tế nhƣ: đốc thúc doanh nghiệp đạt chuẩn GMP, hỗ trợ đầu
tƣ dự án, giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu còn 0%. Cũng giống nhƣ các
nƣớc láng giềng Bangladesh, Pakistan, doanh nghiệp dƣợc Việt Nam cũng
nhắm đến các thị trƣờng mà có rào cản gia nhập thấp. Các nƣớc Đông Nam Á
nhƣ Lào và Campuchia là những thị trƣờng chính, trong khi khu vực châu Phi
và Trung Đông sẽ dần dần đƣợc chú ý.
4.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DƢỢC PHẨM CỦA CÔNG TY DƢỢC
HẬU GIANG
4.2.1 Tình hình xuất khẩu của công ty
DHG đƣợc biết đến là công ty đứng đầu trong số các công ty dƣợc
phẩm trong nƣớc. Công ty sở hữu mạng lƣới phân phối sâu rộng và có doanh
thu cao nhất so với nhóm công ty trong nƣớc cùng ngành trong năm năm qua
không chỉ dừng lại ở sản xuất trong nƣớc, DHG còn tiến xa hơn trong việc mở
rộng thị trƣờng nƣớc ngoài tăng doanh thu công ty. Hơn 10 năm hoạt động
xuất khẩu, DHG đã thu về một lƣợng lớn ngoại tệ cho đất nƣớc và ngày càng
khẳng định đƣợc vị thế của mình trong ngành Dƣợc Việt Nam. Sau đây là
bảng thể hiện sản lƣợng và doanh thu xuất khẩu của DHG qua các năm 20116/2014:
38
Bảng 4.1 Doanh thu xuất khẩu sản phẩm của CTCP Dƣợc Hậu Giang
(2011-6/2014)
Năm
2012 so với 2011
2011
Sản
lƣợng
(1.000
đvsp)
Doanh
thu
(triệu
đồng)
2012
2013
6/2014 6/2013
Tuyệt
đối
117.799 97.286 164.484 86.621 69.721 (20.513)
26.957 24.124
33.500 18.517 14.200
(2.833)
Tỷ lệ
(%)
Chênh lệch
2013 so với
2012
Tuyệt Tỷ lệ
đối
(%)
(17,41) 67.198 69,07 16.900 24,24
(10,51)
9.376 38,87
Nguồn: Phòng marketing CTCP Dược HG
Nguồn: Phòng marketing CTCP Dược HG
Hình 4.1: Sản lƣợng xuất khẩu sản phẩm của CTCP Dƣợc Hậu Giang
(2011-6/2014)
39
6/2014 so với
6/2013
Tuyệt Tỷ lệ
đối
(%)
4.317 30,40
Nguồn: Phòng marketing CTCP Dược HG
Hình 4.2: Doanh thu xuất khẩu sản phẩm của CTCP Dƣợc Hậu Giang
(2011-6/2014)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy sản lƣợng và doanh thu xuất khẩu của
DHG tăng trƣởng không đồng đều qua các năm. Năm 2011, sản lƣợng xuất
khẩu của công ty gần 118 triệu đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên đến năm 2012, sản
lƣợng giảm mạnh còn 97 triệu đơn vị sản phẩm, giảm 17,41% so với năm
2011. Sở dĩ có sự sụt giảm nhƣ vậy là do trong năm 2012, một số sản phẩm
gặp khó khăn trong việc xin cấp lại visa tại thị trƣờng Đông Âu đặc biệt là tại
2 thị trƣờng Moldova và Ukraina. Năm 2012, sản phẩm xuất khẩu chủ lực
sang Moldova là Choliver (điều trị gan mật) đã hết hạn đăng kí và phải đăng kí
lại, dù Công ty đã chủ động đăng kí lại rất sớm từ trƣớc khi sản phẩm hết hạn
đăng kí. Tuy nhiên, việc đăng kí lại gặp nhiều khó khăn do Bộ Y tế các quốc
gia này yêu cầu nghiêm ngặt hơn về hồ sơ đăng kí sản phẩm so với các năm
trƣớc. Không chỉ vậy, tại Moldova vào năm 2012 có một khoảng thời gian Bộ
Y Tế ngừng nhận hồ sơ đăng kí (cả sản phẩm đăng kí mới và sản phẩm đăng
kí lại) do sự thay đổi về các tiêu chuẩn yêu cầu đăng kí đối với dƣợc phẩm. Vì
vậy, việc đăng kí lại tốn nhiều thời gian hơn dự định, dẫn tới tình trạng không
thể xuất khẩu đƣợc sản phẩm chủ lực sang thị trƣờng này và khiến cho doanh
số xuất khẩu trong năm 2012 sụt giảm đáng kể. Trong khi các sản phẩm hết
hạn đăng kí đều là những sản phẩm đã đƣợc xuất khẩu nhiều năm với sản
lƣợng tƣơng đối lớn, do đó việc tăng doanh thu tại các thị trƣờng khác cũng
nhƣ việc tăng doanh thu do bán thêm một số sản phẩm mới trong năm 2012
không đủ bù đắp lại phần sụt giảm do không thể bán một số sản phẩm truyền
thống có số đăng kí hết hạn. Từ đó kéo theo doanh thu xuất khẩu của công ty
cũng bị sụt giảm, từ 27.062 triệu đồng năm 2011, sang năm 2012 xuống còn
40
24.124 triệu đồng, giảm 2.833 triệu đồng tƣơng đƣơng 10,51% so với năm
trƣớc.
Tuy nhiên, sang năm 2013, sản lƣợng xuất khẩu tăng mạnh trở lại tăng
thêm 67 triệu đơn vị sản phẩm. Cụ thể năm 2013, sản lƣợng xuất khẩu đạt 164
triệu đơn vị sản phẩm, tăng 69% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là
do DHG đã tích cực khảo sát thị trƣờng quốc tế để mở rộng hệ thống phân
phối và tăng cƣờng marketing quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm của công ty ở
các nƣớc nhƣ tổ chức các chƣơng trình tiếp thị sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng,
bác sĩ và dƣợc sĩ…, nhờ uy tín lớn mạnh của công ty chất lƣợng sản phẩm dần
tạo đƣợc sự tin cậy cho các đối tác cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó,
một số sản phẩm hết hạn đƣợc đăng kí lại, số lƣợng đăng ký sản phẩm sang
các thị trƣờng khá thuận lợi hơn so với những năm trƣớc. Thêm vào đó là có
thêm nhiều sản phẩm mới đƣợc xuất khẩu, đa phần là thuốc kháng sinh, hô
hấp và thực phẩm chức năng là nhƣng sản phẩm có giá bán cao hơn những sản
phẩm xuất khẩu trƣớc đó. Vì vậy kéo theo doanh thu xuất khẩu cũng gia tăng
đáng kể. Cụ thể là doanh thu xuất khẩu của công ty năm 2013 đạt 33.500 triệu
đồng, tăng 38,87% so với doanh thu năm 2012, tăng 9.376 triệu đồng.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, Công ty đã phát triển thêm 21 sản phẩm
tại các thị trƣờng Jordan, Ethiopia, Ukraina, Campuchia và phát triển thêm 07
khách hàng mới đẩy lƣợng xuất khẩu của công ty đạt gần 87 triệu đơn vị sản
phẩm, tăng 24,24% so với đầu năm 2013. Để có sự tăng trƣởng cao trong xuất
khẩu công ty đã tiếp tục tái cấu trúc bán hàng chuyên nghiệp, hiệu quả góp
phần tăng sản lƣợng và thúc đẩy bán hàng, thêm vào đó có thêm nhiều sản
phẩm mới đƣợc xuất khẩu làm tăng doanh thu xuất khẩu lên 18,5 tỷ đồng.
4.2.2 Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng
Sản phẩm của Dƣợc Hậu Giang đƣợc chia làm 10 nhóm và đến nay đã
xuất khẩu đƣợc hầu hết sản phẩm thuộc 10 nhóm: Kháng sinh, Giảm đau – hạ
sốt, Hô hấp, Mắt – Thần kinh, Cơ xƣơng khớp, Tiêu hóa, Gan mật, Tim mạch
- tiểu đƣờng, Dinh dƣỡng, Da liễu – chăm sóc sức đẹp.
Dƣới đây là bảng và biểu đồ thể hiện sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu
của từng nhóm sản phẩm qua 3 năm (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014, có
thể thấy kim ngạch và sản lƣợng xuất khẩu của từng mặt hàng tăng giảm
không đồng đều qua các năm.
41
Bảng 4.2: Sản lƣợng xuất khẩu theo nhóm sản phẩm của CTCP DHG
(2011-06/2014)
ĐVT: 1000 đvsp
2012/2011
Tuyệt
Tỷ lệ
đối
(%)
(3.844) (13.98)
2013/2012
Tuyệt
Tỷ lệ
đối
(%)
18.055
76.34
Nhóm sản phẩm
2011
2012
2013
Kháng sinh
27.494
23.650
41.705
18.286
2.580
1.819
4.392
2.192
(761)
(29.48)
2.573
141.41
46.118
39.547
57.461
40.080
(6.571)
(14.25)
17.914
45.30
Mắt - Thần kinh
1.520
1.138
2.385
1.005
(381)
(25.10)
1.243
109.21
Cơ xƣơng khớp
1.732
2.364
4.716
1.143
(632)
36.52
2.352
99.49
Tiêu hóa
5.713
3.979
3.908
4.478
(1.734)
(30.35)
(71)
(1.78)
17.222
14.836
28.826
8.385
(2.386)
(13.85)
13.990
94.30
507
360
1.014
0.303
(147)
(28.94)
654
181.81
8.694
6.528
14.602
4.253
(2.166)
(24.91)
8.074
123.69
6.221
3.065
5.475
6.497
(3.155)
(50.73)
2.410
78.64
117.799
97.286
164.484
86.621
(20.512)
(17.41)
67.194
69.07
Giảm đau - hạ sốt
Hô Hấp
Gan mật
Tim mạch - Tiểu
đƣờng
Dinh Dƣỡng
Da liễu - Chăm
sóc sắc đẹp
Tổng
06/2014
Nguồn: Phòng marketing CTCP Dược HG
70000
Kháng sinh
60000
Giảm đau - hạ sốt
50000
Hô Hấp
Mắt - Thần kinh
40000
Cơ xương khớp
30000
Tiêu hóa
Gan mật
20000
Tim mạch - Tiểu đường
Dinh Dưỡng
10000
Da liễu - Chăm sóc sắc đẹp
0
2011
2012
2013
06/2014
Hình 4.3: Sản lƣợng xuất khẩu theo nhóm sản phẩm của CTCP DHG
(2011-06/2014)
42
Bảng 4.3: Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm sản phẩm của CTCP DHG
(2011-06/2014)
ĐVT: triệu đồng
Nhóm sản phẩm
Kháng sinh
2011
2012
2013
06/2014
2012/2011
Tuyệt
Tỷ lệ
đối
(%)
(427)
(6.79)
2013/2012
Tuyệt
Tỷ lệ
đối
(%)
2.629
44.83
6.292
5.865
8.494
3.909
590
451
895
468
(139)
(23.56)
444
98.45
10.554
9.806
11.703
8.568
(748)
(7.09)
1.897
19.35
Mắt - Thần kinh
348
282
485
215
(66)
(18.97)
203
71.99
Cơ xƣơng khớp
396
586
961
244
190
47.98
375
Tiêu hóa
1.307
987
796
957
(320)
(24.48)
(191)
Gan mật
Tim mạch - Tiểu
đƣờng
Dinh Dƣỡng
Da liễu - Chăm sóc
sắc đẹp
3.941
3.679
5.871
1.792
(262)
(6.65)
2.192
63.99
(19.35
)
59.58
116
89
207
65
(27)
(23.28)
118
132.58
1.989
1.619
2.974
909
(37)
(18.60)
1.355
83.69
1.423
760
1.115
1.389
(663)
(46.59)
355
46.71
26.957
24.124
33.500
18.517
(2.833)
(10.51)
9.376
38.87
Giảm đau - hạ sốt
Hô Hấp
Tổng
Nguồn: Phòng marketing CTCP Dược HG
14000
Kháng sinh
12000
Giảm đau,hạ sốt
Hô Hấp
10000
Mắt,Thần kinh
8000
Cơ xương khớp
6000
Tiêu hóa
4000
Gan mật
Tim mạch,Tiểu đường
2000
Dinh Dưỡng
Da liễu,Chăm sóc sắc đẹp
0
2011
2012
2013
06/2014
Hình 4.4: Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm sản phẩm của CTCP DHG
(2011-06/2014)
Thông qua bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy đƣợc trong số các
nhóm sản phẩm xuất khẩu thì nhóm hô hấp là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng
sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cao nhất, vì các sản phẩm thuộc nhóm này
đều là các sản phẩm thông dụng và phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng,
43
vì vậy nhóm sản phẩm này chiếm gần 50% sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu.
Kế đến là nhóm kháng sinh và nhóm gan mật cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn
trong tổng kim ngạch và sản lƣợng xuất khẩu.
Hô hấp:
Đây là nhóm sản phẩm rất cần thiết và phổ biến nhất, đƣợc sử dụng để
điều trị những bệnh cảm thông thƣờng hay gặp. Nếu nhƣ năm 2011, DHG xuất
khẩu đƣợc 46 triệu đơn vị sản phẩm thuộc nhóm hô hấp, thì sang năm 2012,
Công ty đã giảm xuất khẩu khoảng 6,5 đơn vị triệu sản phẩm (giảm 14,3%) so
với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm này có nhiều sản phẩm
mới của DHG đƣợc xuất khẩu lần đầu để thăm dò thị trƣờng nên sản lƣợng
xuất ít đi. Do đó làm kim ngạch giảm đi 748 triệu đồng so với năm 2011. Tuy
nhiên, sang năm 2013, DHG dần lấy lại vị thế vốn có, tăng mạnh lƣợng xuất
khẩu lên 46 triệu đơn vị sản phẩm. Sở dĩ tăng mạnh nhƣ vậy một phần là do
môi trƣờng gần đây bị ô nhiễm khá nặng, thời tiết diễn biến thất thƣờng. Vì
vậy con ngƣời khó tránh khỏi các bệnh cảm, ho, sổ mũi thông thƣờng. Do đó,
sản lƣợng xuất khẩu của nhóm sản phẩm này luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng sản lƣợng xuất khẩu qua nhiều năm và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng
lên 11,7 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, công ty đã xuất ra đƣợc 40
triệu đơn vị sản phẩm. Trong đó bao gồm các sản phẩm mới đƣợc cải tiến và
các sản phẩm phân phối của Eugica đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng và các
sản phẩm đƣợc bán với giá cao hơn năm rồi. Từ đó làm kim ngạch xuất khẩu
đầu năm 2014 tăng lên đáng kể với 8,5 tỷ đồng.
Kháng sinh:
Kháng sinh là nhóm sản phẩm hầu nhƣ đƣợc sử dụng để phối hợp điều
trị với các loại thuốc khác kèm theo. Vì kháng sinh là những chất có khả năng
tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Qua bảng số liệu và
biểu đồ trên, có thể thấy đƣợc nhóm kháng sinh là nhóm chiếm tỷ trọng xuất
khẩu đứng thứ hai, sau nhóm hô hấp. Sản lƣợng xuất khẩu năm 2012 giảm gần
4 triệu đơn vị sản phẩm, tƣơng đƣơng 14% so với năm trƣớc. Kéo theo kim
ngạch giảm còn 5,8 tỷ đồng. Sang năm 2013, lƣợng xuất khẩu đã tăng trở lại,
gần 42 triệu đơn vị sản phẩm, nhờ sự gia tăng cao về sản lƣợng của mặt hàng
Hagimox và Clabact đã góp phần làm gia tăng sản lƣợng chung của nhóm
Kháng sinh. So với các nhóm khác. Kháng sinh là nhóm có giá cả các mặt
hàng thuốc khá cao, vì nguyên liệu để chế biến ra thuốc kháng sinh đều đƣợc
nhập từ Ấn Độ. Do đó mà kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên gần 8,5 tỷ đồng,
tăng tƣơng đƣơng 45% so với 2012. Tiếp tục phát huy những gì đã đạt đƣợc
trong năm trƣớc, đến 6 tháng đầu năm 2014, sản lƣợng xuất khẩu đạt đƣợc
hơn 18 triệu đơn vị sản phẩm. Do đầu năm nay, DHG đã xuất thêm đƣợc
nhiều thuốc kháng sinh hơn, đa phần là kháng sinh mạnh, nên giá cả các loại
44
thuốc này có giá cao hơn. Nhờ sản lƣợng gia tăng cùng với giá các loại sản
phẩm mới đƣợc xuất khẩu tăng cao, đã góp phần đẩy kim ngạch xuất khẩu
trong đầu năm này tăng lên gần 4 tỷ đồng.
Gan mật:
Đây là nhóm sản phẩm có chiết suất từ thảo dƣợc thiên nhiên, rất tốt
cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Vì hầu nhƣ ai cũng có thể dùng, nên sản lƣợng
xuất khẩu của sản phẩm này khá cao, đứng thứ 3 sau hô hấp và kháng sinh.
Năm 2012, DHG xuất khẩu đƣợc gần 15 triệu đơn vị sản phẩm, giảm gần 14%
so với năm 2011. Vì năm 2011, số lƣợng sản phẩm đƣợc xuất đi khá cao, sang
năm nay, số lƣợng tồn còn nhiều, đặc biệt là Choliver. Từ đó kéo theo kim
ngạch xuất khẩu giảm còn 3.679 triệu đồng năm 2012. Choliver là sản phẩm
chiết suất từ bông Atiso thiên nhiên, rất tốt cho ngƣời tiêu dùng trị các bệnh về
gan thận. Đến năm 2013, sản lƣợng xuất khẩu đạt gần 29 triệu đơn vị sản
phẩm, tăng gần 14% so với năm trƣớc. Do Choliver là loại thuốc biệt dƣợc,
nên nhu cầu về sản phẩm khá cao, là dòng sản phẩm có đƣợc ƣa chuộng vì
tính đặc trị cao, có thể sử dụng kèm các nhóm thuốc khác để tạo hiệu quả sử
dụng hơn, vì thế trong năm nay sản lƣợng xuất đi cũng tăng mạnh. Kèm theo
đó có thêm 2 loại thuốc mới đƣợc xuất thêm là Naturenz góp phần đẩy kim
ngạch xuất khẩu cũng tăng lên gần 6 tỷ đồng so với năm 2012. Sang đầu năm
2014, sản lƣợng thuốc xuất đi tƣơng đối nhiều gần 8,5 triệu đơn vị sản phẩm.
Nhƣ đã nói trên, do có thêm sản phẩm mới đƣợc xuất trong năm rồi đẩy sản
lƣợng xuất tăng cao. Bên cạnh đó, do giá cả các mặt hàng lại giảm nhẹ nên
không đủ duy trì mức kim ngạch nhƣ của năm trƣớc, chỉ đạt 1,7 tỷ đồng.
Đây là 3 nhóm ngành cạnh tranh khá gay gắt trên thị trƣờng, 3 nhóm
ngành này nếu đƣợc đầu tƣ và nghiên cứu để phát triển ra nhiều sản phẩm mới
sẽ góp phần tạo nguồn thu xuất khẩu đáng kể cho DHG. Một số nhãn hàng
tăng trƣởng doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 cao so với cùng kỳ là Apitim nhóm tim mạch, Naturenz – nhóm gan mật và Eyelight – nhóm mắt, thần kinh.
Các nhóm các sản phẩm khác gồm cơ xƣơng khớp, Da liễu - chăm sóc
sắc đẹp và tiểu đƣờng – tim mạch chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong doanh thu
xuất khẩu, nhƣng các sản phẩm có nguồn gốc dƣợc liệu nhƣ thực phẩm chức
năng chính là một trong những nhóm sản phẩm mà Dƣợc Hậu Giang cố gắng
phát triển sang các thị trƣờng khác trong những năm tới. Nguyên nhân công ty
muốn hƣớng đến xuất khẩu thực phẩm chức năng là do nhóm sản phẩm này
thƣờng tốn ít thời gian để có số đăng kí tại các quốc gia nhập khẩu, hoặc tại
một số quốc gia thì không cần có số đăng kí.; bên cạnh đó, vì Việt Nam có
nguồn dƣợc liệu thiên nhiên khá phong phú nên công ty cũng có lợi thế trong
việc sản xuất một số sản phẩm chức năng và dƣợc phẩm có nguồn gốc từ thảo
45
dƣợc thiên nhiên, nguyên liệu không phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài nên giá
thành sẽ không cao mà lại vô cùng tốt cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các nhãn hàng của công ty tiếp tục triển khai các hoạt
động truyền thông, hội thảo giới thiệu sản phẩm, họp mặt khách hàng, tƣ vấn,
... để giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ khối bán hàng nhằm xúc tiến quảng bá ra thị
trƣờng ngoài nƣớc.
4.2.3 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trƣờng
DHG hiện có thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm tại 12 quốc gia gồm:
Moldova, Ukraina, Myanma, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Nigieria, Lào,
Singapore, Jordan, Srilanka, Rumani. Trong các quốc gia xuất khẩu thì
Campuchia, Moldova và Myanmar là 3 thị trƣờng xuất khẩu chủ lực của công
ty từ năm 2003 cho đến nay. Các thị trƣờng mới đang phát triển có Indonesia,
Philippin, Malaysia, Ghana, Ethiopia, Uzebekistan là những thị trƣờng chỉ mới
bắt đầu xuất khẩu trong những năm gần đây.
Qua bảng và biểu đồ dƣới đây có thể thấy sản lƣợng và kim ngạch xuất
khẩu của DHG sang các quốc gia biến động qua nhiều năm. Đa phần thay đổi
theo xu hƣớng tăng giảm không đều. Trong đó có 3 thị trƣờng chiếm tỷ trọng
xuất khẩu cao nhất là Campuchia, Moldova và Myanmar.
Campuchia:
Campuchia đƣợc coi là thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa đầy tiềm năng, mà
còn là cánh cửa đƣa hàng đi các nƣớc ASEAN. Nhiều doanh nghiệp đang chạy
đua vào thị trƣờng láng giềng này mong tìm một chỗ đứng vững vàng có thể
cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Thái Lan. Thị trƣờng dƣợc phẩm Campuchia
tuy nhỏ nhƣng có rất nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh dƣợc
phẩm của Việt Nam khai thác. Năm 2012, sản lƣợng xuất khẩu sang
Campuchia giảm còn khoảng 37 triệu đơn vị sản phẩm, giảm gần 4,5 triệu đơn
vị sản phẩm, giảm tƣơng đƣơng 10,7% so với năm 2011. Vì Campuchia là
nƣớc láng giềng của nƣớc ta, vì vậy đa phần sản phẩm khi xuất khẩu đều theo
con đƣờng tiểu ngạch, không thông qua hải quan. Tuy nhiên, càng về sau này
thì công ty càng cố gắng hạn chế xuất khẩu sang Campuchia theo đƣờng tiểu
ngạch mà chú trọng xuất khẩu theo đƣờng chính ngạch. Đến năm 2012 thì
công ty hoàn toàn không xuất khẩu theo tiểu ngạch nữa, vì vậy kéo theo kim
ngạch xuất khẩu trong năm 2012 giảm xuống còn 9.167 triệu đồng, giảm
3,22% so với năm 2011.
46
Bảng 4.4: Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu theo thị trƣờng (2011- 6/2014)
Chênh lệch
Năm
Thị trƣờng
Moldova
Myanmar
Các thị
trƣờng khác
Tổng
Sản lƣợng
(1.000 đvsp)
Kim ngạch
(triệu đồng)
Sản lƣợng
(1.000 đvsp)
Kim ngạch
(triệu đồng)
Sản lƣợng
(1.000 đvsp)
Kim ngạch
(triệu đồng)
Sản lƣợng
(1.000 đvsp)
Kim ngạch
(triệu đồng)
Sản lƣợng
(1.000 đvsp)
Kim ngạch
(triệu đồng)
2013/2012
Tỷ lệ
(%)
Tuyệt
đối
32.167
(4.423)
(10,69)
26.959
72,93
16.455
51,15
10.394
6.552
(305)
(3,22)
3.853
42,03
3.842
58,64
49.640
10.403
13.431
(12.893)
(37,59)
28.238
131,94
(3.028)
(22,54)
5.307
10.110
2.224
2.735
(2.541)
(32,38)
4.803
90,50
(511)
(18,68)
23.191 14.595
18.070
12.804
11.205
(8.596)
(37,07)
3.475
23,81
1.599
14,27
3.619
3.680
2.737
2.282
(1.688)
(31,81)
61
1,69
455
19,94
18.922 24.321
32.847
14.792
12.918
5.399
28,53
8.526
35,06
1.874
14,51
6.031
6.690
3.162
2.631
1.701
39,28
659
10,93
531
20,18
117.799 97.286
164.484
86.621
69.721
(20.513)
(17,41)
67.198
69,07
16.900
24,24
26.957 24.124
33.500
18.517
14.200
(2.833)
(10,51)
9.376
38,87
4.317
30,40
2012
06/2014
06/2013
63.927
48.622
9.167
13.020
34.295 21.402
41.391 36.968
9.472
7.848
5.307
4.330
2013
Nguồn: Phòng marketing CTCP Dược HG
45
Tỷ lệ
(%)
6 tháng 2014/
6 tháng 2013
Tỷ lệ
Tuyệt
đối
(%)
Tuyệt
đối
2011
Campuchia
2012/2011
Chỉ tiêu
Nguồn: Phòng marketing CTCP Dược HG
Hình 4.5: Sản lƣợng xuất khẩu theo thị trƣờng của CTCP Dƣợc Hậu Giang
(2011-6/2014)
Nguồn: Phòng marketing CTCP Dược HG
Hình 4.6: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trƣờng của CTCP Dƣợc Hậu Giang
(2011-6/2014)
Campuchia với thế mạnh là nƣớc láng giềng thân cận và đã quen với hình
thức xuất khẩu theo đƣờng chính ngạch, các sản phẩm của DHG cũng đƣợc
ngƣời tiêu dùng tin tƣởng và chấp nhận, vì vậy công ty đã đẩy mạnh sản lƣợng
xuất khẩu bằng cách từng bƣớc phát triển tại thị trƣờng mở rộng hệ thống
46
phân phối sản phẩm ở Campuchia và tham gia các chƣơng trình hội chợ, triển
lãm do Việt Nam – Campuchia tổ chức góp phần đẩy mạnh thƣơng hiệu dƣợc
phẩm của công ty đến khách hàng ở vùng đất nhiều tiềm năng này. Do đó, sản
lƣợng xuất khẩu của năm 2013 tăng đột biến lên gần 64 triệu đơn vị sản phẩm
làm kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh lên 13 tỷ đồng, tăng 42% so với năm
2012. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, sản lƣợng xuất khẩu của công ty sang
Campuchia đã có có bƣớc phát triển mới, sản lƣợng đạt gần 49 triệu đơn vị sản
phẩm, tăng 16,5 triệu đơn vị sản phẩm so với 6 tháng đầu năm 2013. Điều này
cho thấy công ty đã có những chiến lƣợc marketing phù hợp với đất nƣớc này,
ngoài việc xuất khẩu những mặt hàng quen thuộc, DHG đã tăng xuất khẩu
thêm những sản phẩm mới chất lƣợng có giá cả hợp lý. Lƣợng sản phẩm đƣợc
bán khá đa dạng với 51 sản phẩm đã đƣợc đăng ký trong đầu năm 2014. Từ
đó, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 10.394 triệu đồng.
Moldova:
Moldova là một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc nằm trong lục
địa ở Đông Âu. Trong những năm qua, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và
Moldova không ngừng phát triển, hai bên đã hỗ trợ và phối hợp tốt với nhau
tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Đây cũng là một trong số những quốc gia
nhập khẩu mạnh các sản phẩm của CTCP Dƣợc Hậu Giang. Tại Moldova sản
lƣợng xuất khẩu giảm mạnh ở năm 2012 còn 21,5 triệu đơn vị sản phẩm, giảm
gần 13 triệu đơn vị sản phẩm, giảm tƣơng đƣơng 37,6% so với năm 2011,
nguyên nhân là hồ sơ đăng ký sản phẩm ở Moldova có nhiều yêu cầu đòi hỏi
nên tình hình đăng kí lại một số sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sản
phẩm xuất khẩu chủ lực Choliver. Kéo theo kim ngạch xuất khẩu cũng giảm
32,4%, còn 5.307 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013, sản lƣợng tăng
trở lại gần 50 triệu đơn vị sản phẩm đƣợc xuất khẩu, chủ yếu vì tình hình đăng
ký một số sản phẩm của công ty ít gặp khó khăn và đã đạt yêu cầu, các sản
phẩm đã đến tay đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng ở quốc gia này,
theo đó là hàng loạt sản phẩm mới đã đƣợc xuất sang làm kim ngạch xuất
khẩu tăng thêm 28.238 triệu đồng so với năm trƣớc. Tuy nhiên vào đầu năm
2014, do tình hình chính trị bất ổn ở Đông Âu khá căng thẳng nên sản lƣợng
xuất đi chỉ có 10,5 triệu đơn vị sản phẩm, kéo theo kim ngạch xuất khẩu giảm
gần 23% so với đầu năm 2013 với kim ngạch là 2.737 triệu đồng.
Myanmar:
Myanmar là một thị trƣờng mở, tiềm năng có nhiều nét tƣơng đồng với
thị trƣờng Việt Nam. Myanmar đƣợc coi là "miền đất hứa" với nhiều DN
ngoại bởi nhiều tiềm năng phát triển. Hiện Myanmar cũng rất muốn thu hút
các DN sản xuất, kinh doanh dƣợc phẩm và trang thiết bị y tế Việt Nam đầu
tƣ. Hiện nƣớc này có 60 triệu dân nhƣng chỉ mới có 5 nhà máy sản xuất dƣợc
47
và chỉ có 250 DN nhập khẩu và phân phối thuốc. Nhƣng do tình hình đăng kí
lại một số sản phẩm đã hết hạn đăng kí gặp một số khó khăn nên sản lƣợng
xuất khẩu năm 2012 giảm xuống còn 14,5 triệu đơn vị sản phẩm, giảm 37% so
với năm 2011. Bên cạnh đó, năm 2012 là năm mà thị trƣờng Myanmar bắt
buộc sử dụng Hồ sơ Kĩ thuật chung Châu Á (ACTD - The Asian Common
Technical Dossier) để đăng kí sản phẩm. Vì hồ sơ ACTD khó thực hiện hơn,
yêu cầu nhiều tiêu chuẩn hơn, vì vậy việc đăng kí lại gặp không ít khó khăn do
tốn nhiều thời gian chuẩn bị hồ sơ hơn. Không chỉ vậy một số hồ sơ đăng kí
sản phẩm từ trƣớc đang trong thời gian xét duyệt cũng bị trả về để thực hiện
lại theo ACTD. Đó là những nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch xuất khẩu
sang Myanmar trong năm 2012 sụt giảm một cách đáng kể còn 3.619 triệu
đồng. Đến năm 2013, có một số ít sản phẩm đã đƣợc đăng ký lƣu hành nên sản
lƣợng xuất khẩu tăng lên 18 triệu đơn vị sản phẩm góp phần đẩy mạnh doanh
thu xuất khẩu của công ty lên thêm 61 triệu đồng so với năm 2012. Vào 6
tháng đầu năm 2014, DHG đang có 02 khách hàng tại Myanmar với 17 số visa
sản phẩm đang đƣợc lƣu hành tại thị trƣờng này với sản lƣợng xuất khẩu đạt
đƣợc gần 13 triệu đơn vị sản phẩm, tăng 14,3% so với đầu năm 2013. Cũng
trong năm nay Công ty vẫn tiếp tục tƣơng tác với các đối tác hiện tại và phát
triển thêm đối tác mới. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm mới có
nguồn gốc thiên nhiên sang thị trƣờng Myanmar để góp phần gia tăng kim
ngạch xuất khẩu lên gần 20% so với năm trƣớc. Vì đây là một thị trƣờng rất
tiềm năng có rất ít công ty sản xuất dƣợc phẩm tại quốc gia này nên đây đƣợc
xem là một quốc gia mà DHG đã và đang hƣớng đến.
Các thị trƣờng khác:
Ở các thị trƣờng còn lại thì sản lƣợng xuất khẩu tăng mạnh vào năm
2013, từ 19 triệu đơn vị sản phẩm năm 2011 tăng lên 33 triệu sản phẩm năm
2013, tăng 14 triệu đơn vị sản phẩm. Có thể thấy công ty ngày càng phát triển
ở các thị trƣờng lớn nhỏ khác. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của sự tăng
trƣởng trong sản lƣợng xuất khẩu của nhóm các thị trƣờng khác là vì năm
2012, DHG đã tiến hành xuất khẩu sản phẩm sang 3 quốc gia mới, đó là
Jordan, Singapore và Sri Lanka. Trong số đó, việc có thể xuất khẩu sản phẩm
sang Singapore đƣợc xem là một bƣớc ngoặc lớn bởi lẽ Singapore là một thị
trƣờng màu mỡ và khắt khe với các doanh nghiệp. Khi sản phẩm của DHG
xuất hiện tại đây đã minh chứng một điều to lớn: DHG không chỉ vƣợt qua
đƣợc thị trƣờng khó tính hàng đầu thế giới về chất lƣợng, mẫu mã, quy cách
đóng gói…mà còn khẳng định vị thế một doanh nghiệp Dƣợc hàng đầu tại
Việt Nam. Điều này đã mang lại kim ngạch xuất khẩu cho DHG lên 6.690
triệu đồng trong năm 2013. Mặc dù bƣớc đầu mới chỉ xuất khẩu thực phẩm
chức năng sang quốc gia này với doanh số ít nhƣng việc có thể bán đƣợc sản
48
phẩm tại Singapore chính là một cột mốc quan trọng trong công tác xuất khẩu
của DHG sau này. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, DHG đã xuất khẩu đƣợc
gần 15 triệu đơn vị sản phẩm và mang về cho công ty 3.162 triệu đồng, tăng
20% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy DHG ngày càng khẳng định
đƣợc uy tín của mình trên trƣờng quốc tế, công ty đang toàn lực đẩy mạnh
xuất khẩu sang các quốc gia mới.
Nhƣ vậy, qua bảng sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu sang các quốc
gia của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang có thể thấy đƣợc 3 thị trƣờng
Campuchia, Moldova và Myanmar là 3 thị trƣờng trọng điểm có giá trị xuất
khẩu cao chiếm đến 3/4 tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Đây là 3 thị trƣờng
tiềm năng mà công ty sẽ đầu tƣ phát triển dài hạn trong thời gian tới.
4.2.4 Phƣơng thức thanh toán
Tùy theo đối tƣợng khách hàng khác nhau mà DHG sẽ đàm phán để áp
dụng các phƣơng thức thanh toán khác nhau. Tuy nhiên 2 phƣơng pháp đƣợc
công ty sử dụng phổ biến nhất là thanh toán TT trả trƣớc và thanh toán bằng
L/C.
Đối với thanh toán TT trả trƣớc công ty sẽ hạn chế tối đa rủi ro tổn thất
trong trƣờng hợp bên nhập khẩu không thực hiện đúng hợp đồng. Bên cạnh
đó, công ty có khả năng mất khách hàng cao nếu bên nhập khẩu không tin
tƣởng vào uy tín của Dƣợc Hậu Giang.
Đối với thanh toán bằng L/C đây đƣợc xem là phƣơng thức an toàn và
công bằng cho cả 2 bên công ty và khách hàng, đặc biệt là L/C trả ngay.
Phƣơng pháp này hạn chế đƣợc rủi ro đối với bên nhập khẩu so với trả trƣớc.
Tuy nhiên, phƣơng pháp này có chi phí thanh toán cao. Thêm vào đó, phƣơng
thức L/C là thanh toán dựa trên chứng từ, nếu bộ chứng từ không hoàn hảo thì
sẽ có khả năng bị từ chối thanh toán từ phía ngân hàng. Bên cạnh đó, nếu ngân
hàng vì nhiều lí do mà mất khả năng thanh toán thì việc thất thoát tiền hàng
của công ty là khó tránh khỏi.
Nhìn chung, cả 2 phƣơng pháp đều có những đặc điểm riêng, nhƣng
phƣơng thức thanh toán quốc tế mà Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang sử
dụng vẫn là TT trả trƣớc vì độ an toàn của nó đối với công ty. Tuy nhiên,
phƣơng thức này hạn chế ở chỗ có rủi ro mất khách hàng cao nếu họ không tin
tƣởng vào uy tín của Dƣợc Hậu Giang. Vì vậy việc lựa chọn phƣơng pháp
thanh toán phù hợp tùy theo khách hàng là một yếu tố hết sức quan trọng trong
thƣơng lƣợng, đàm phán trong kinh doanh quốc tế.
4.2.5 Phƣơng thức giao hàng
Giống nhƣ phƣơng thức thanh toán thì phƣơng thức giao hàng cũng tùy
theo đối tƣợng khách hàng khác nhau mà DHG sẽ áp dụng các phƣơng thức
49
giao hàng khác nhau để thông quan xuất khẩu. Tuy nhiên 2 phƣơng thức đƣợc
công ty sử dụng để xuất khẩu phổ biến nhất là FOB và CIF.
Khi giao hàng xuất khẩu theo điều kiện cơ sở giao hàng FOB và CIF
công ty sẽ hết trách nhiệm với hàng hóa tại cảng nƣớc ta. Nhƣ vậy, cả 2 điều
kiện cơ sở giao hàng trên thì công ty sẽ là ngƣời làm thủ tục thông quan xuất
khẩu, còn thủ tục thông quan nhập khẩu và thuế nhập khẩu thuộc về khách
hàng-ngƣời nhập khẩu. Tuy nhiên, theo điều kiện CIF công ty phải mua bảo
hiểm hàng hải để bảo vệ cho khách hàng trƣớc những rủi ro về mất mát hoặc
hƣ hại đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở. Do vậy, công ty sẽ phải
mua thêm bảo hiểm, tuy nhiên công ty sẽ thu lại hiệu quả kinh doanh lớn hơn.
Vì vậy việc lựa chọn giá CIF hay FOB tùy thuộc vào thỏa thuận có lợi cho cả
hai bên: công ty và khách hàng.
4.2.6 Hình thức xuất khẩu
Hiện tại công ty xuất khẩu trực tiếp qua các thị trƣờng chính nhƣ:
Campuchia, Moldova, Myanmar, Nigieria và một số thị trƣờng khác. Là một
trong những công ty đầu ngành về xuất khẩu dƣợc phẩm ở Việt Nam. DHG có
nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu xuất khẩu trực tiếp và sản phẩm có uy tín,
thƣơng hiệu trên thị trƣờng nên công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp sản phẩm
của mình ra thị trƣờng thế giới. Khi xuất khẩu trực tiếp có nghĩa là công ty đã
am hiểu sâu sắc tình hình thị trƣờng, thƣờng xuyên cập nhật đƣợc những nhu
cầu mới và tâm lý thị hiếu thay đổi của khách hàng để kịp thời cải tiến sản
phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu đó. Nhƣ vậy công ty xuất khẩu có thể ứng xử
năng động với từng thị trƣờng nƣớc ngoài. Mặt khác, công ty không phải chịu
những chi phí xuất khẩu trung gian và lợi nhuận không bị chia sẻ.
4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU DƢỢC PHẨM
CỦA CÔNG TY
4.3.1 Các nhân tố bên trong công ty
* Nguồn nhân lực: Đây là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại
của một công ty. Đối với DHG, công tác quản trị nguồn nhân lực đƣợc công ty
đặc biệt quan tâm, hình thành nên “Bản sắc văn hóa DHG” luôn là vũ khí giúp
DHG tiếp tục giữ vững vị thế doanh nghiệp đầu ngành. Nhân sự đông và quy
mô ngày càng lớn đang là vấn đề chiếm nhiều thời gian và trí tuệ của đội ngũ
lãnh đạo trong công tác quản lý điều hành.
DHG có đội ngũ trẻ, sáng tạo, năng động, có trình độ chuyên môn và bản
lĩnh thƣơng trƣờng. Một đội ngũ marketing lành nghề, luôn đƣa ra những ý
tƣởng lớn để xây dựng những chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn. Một đội ngũ
nhân viên sôi nổi, vui vẻ, nhiệt huyết luôn thể hiện niềm đam mê và sẵn sàng
cống hiến cho công việc marketing của công ty. Hết mình trong công việc,
50
chăm sóc và mang lại những giá trị cộng thêm cho khách hàng, đối tác; đồng
thời mang lại những giá trị cao cho công ty và cho xã hội. Đây là nhân tố hàng
đầu giúp DHG phát triển mạnh trên thị trƣờng quốc tế.
* Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật:
Vốn: DHG có cơ cấu vốn lớn mạnh và có lƣợng tiền mặt khá lớn đƣợc
tích lũy qua mỗi năm giúp DHG hoàn toàn chủ động trong các kế hoạch đầu tƣ
và có đầy đủ khả năng để đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc cũng nhƣ
nƣớc ngoài, có thể mở rộng kênh phân phối ở các nƣớc bạn bè quốc tế. Góp
phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trƣờng trong
và ngoài nƣớc.
Cơ sở vật chất: DHG luôn đầu tƣ, chú trọng trong việc cải tiến máy
móc, công nghệ sản xuất để tối đa hóa đƣợc năng suất, tiết kiệm đƣợc chi phí,
giảm giá thành sản phẩm. DHG có cơ sở vật chất đƣợc trang bị hệ thống nhà
xƣởng, dây chuyền máy móc vững chắc, hiện đại, công nghệ tiên tiến đạt tiêu
chuẩn GMP-WHO, GLP, GSP. Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế
ISO/IEC 17025:2001. Tất cả hệ thống cơ sở vật chất đều đáp ứng đƣợc mọi
yêu cầu từ khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính của DHG để cung
cấp những sản phẩm xuất khẩu đạt chất lƣợng tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2014,
nhà máy Non- Betalactam hoàn thành và đi vào sản xuất (công suất thiết kế
tăng gấp đôi) và tiếp tục hoàn thành nhà máy Betalactam năm 2015. Đây là
điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng thị trƣờng trong những năm tới, đáp
ứng đủ các sản phẩm của DHG tới bạn bè quốc tế.
* Chất lượng sản phẩm: DHG là đơn vị có giá trị tổng sản lƣợng đứng
đầu trong ngành dƣợc Việt Nam. Với phƣơng châm: "Hƣớng vào khách hàng",
sản phẩm của Dƣợc Hậu Giang không ngừng nâng cao chất lƣợng, mẫu mã,
bao bì, đáp ứng sự tín nhiệm của khách hàng. Sản phẩm của Công ty đã có mặt
ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nƣớc và nhiều năm liền đoạt danh hiệu Hàng
Việt Nam chất lƣợng cao do ngƣời tiêu dùng bình chọn. Các sản phẩm của
DHG đều đƣợc chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của WHO GMP/GLP/GSP (các hệ thống quản lý chất lƣợng bắt buộc trong dƣợc phẩm).
Các nhà máy có hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế nên DHG
luôn sử dụng nguyên phụ liệu của những nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn GMP
hoặc ISO trên thế giới đáp ứng đƣợc nhu cầu của các thị trƣờng nƣớc ngoài.
Chất lƣợng sản phẩm của công ty sẽ góp phần vào công cuộc xuất khẩu, dần
dần chinh phục đƣợc những thị trƣờng khó tính trên thế giới.
* Hoạt động chiêu thị: Ngoài thị phần sẵn có, phòng Marketing công
ty tiếp tục nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc để chiêu thị
bằng hình ảnh, sản phẩm và các tài liệu liên quan đến mẫu mã, chất lƣợng sản
phẩm đến ngƣời tiêu dùng. Tạo ra nhiều ƣu đãi cần thiết đối với các khách
51
hàng có uy tín để giữ chân khách hàng tin dùng thƣơng hiệu của công ty. DHG
còn giới thiệu các sản phẩm bằng những hình ảnh, nội dung trên website của
công ty. Tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm, hội thảo chuyên đề
khoa học cho các bác sĩ, dƣợc sĩ nhà thuốc. Các nhãn hàng đăng tải thông tin
sản phẩm và tƣ vấn sử dụng sản phẩm, chăm sóc sức khỏe trên các trang web
và forum uy tín, có lƣợng ngƣời truy cập cao. Các nhãn hàng Unikids,
Eyelight, Hapacol, Naturenz, Davita, Natto Enzym quảng cáo trên các báo và
tạp chí có số lƣợng độc giả cao. Tất cả hƣớng đến mục tiêu xuất khẩu sản
phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài, đƣa thƣơng hiệu DHG sang một tầm cao mới
không chỉ đứng đầu trong nƣớc mà còn vƣơn ra thế giới.
4.3.2 Các nhân tố bên ngoài công ty
* Các yếu tố văn hóa, xã hội: Giao lƣu văn hóa với các quốc gia trong
cộng đồng quốc tế là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển xã hội
hiện đại. Việc giao lƣu và trao đổi văn hóa giữa các nƣớc, các khu vực khiến
cho khoảng cách địa lý không còn nhiều ý nghĩa tạo điều kiện giao lƣu buôn
bán với các bạn bè quốc tế thuận lợi và dễ dàng hơn. Bản sắc văn hóa, các nét
đặc trƣng trong truyền thống của ngƣời Á Đông cũng là một phần ảnh hƣởng
đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt đối với các mặt
hàng tiêu dùng thứ yếu nhƣ thực phẩm, dƣợc phẩm…DHG luôn hƣớng tới
việc tăng trƣởng và mở rộng xuất khẩu đối với các nƣớc trong khu vực Đông
Nam Á và các nƣớc Châu Á có nền văn hóa tƣơng đồng với Việt Nam. Những
nƣớc có thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam, phù hợp
với sản phẩm của DHG làm ra từ chất lƣợng đến giá cả. Vì vậy sự tƣơng đồng
về văn hóa của các nƣớc Châu Á có ảnh hƣởng khá tích cực đến hoạt động
xuất khẩu của công ty, còn đối với những nƣớc Châu Âu có nền văn hóa khác
biệt sẽ khó khăn hơn trong hoạt động xuất khẩu.
* Các yếu tố kinh tế: Năm 2013, mặc dù nền kinh tế Việt Nam còn gặp
nhiều khó khăn do phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng do đầu tƣ tràn lan
và không hiệu quả vào những lĩnh vực tài chính và bất động sản từ những năm
trƣớc, nợ công ngày càng tăng cao. Tăng trƣởng bán lẻ thấp nhất trong 4 năm
qua. Hệ thống ngân hàng bị thâu tóm và sáp nhập, dẫn đến tình trạng nợ xấu
vẫn chƣa đƣợc giải quyết trọn vẹn. Tuy nhiên, năm 2013 cũng là năm có chỉ số
lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, đạt 6,04%. Vì thế tăng trƣởng
GDP của Việt Nam tăng 5,42%, tăng 0,17% so với năm 2012. Sản xuất công
nghiệp có dấu hiệu phục hồi dần, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Xuất khẩu tăng nhanh, cân đối thƣơng mại theo hƣớng tích cực. Tăng trƣởng
tín dụng vào những tháng cuối năm có những cải thiện rõ rệt. Thu hút đầu tƣ
nƣớc ngoài có nhiều chuyển biến tích cực. Với những thuận lợi về kinh tế góp
52
phần tác động đến tình hình kinh doanh cũng nhƣ hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Dƣợc Hậu Giang.
Đến 6 tháng đầu năm 2014, tăng trƣởng GDP 6 tăng 5,18% so với 6
tháng đầu năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất huy động và lãi suất cho
vay của hệ thống ngân hàng thƣơng mại đều giảm đến mức thấp so với năm
2013 nên đã tháo gỡ khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Các ngành sản xuất kinh doanh đã có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng cao hơn cùng kỳ năm
2013. Đầu tƣ phát triển đạt khá, nhƣng thu hút FDI giảm. Kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài, với các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu
các mặt hàng tƣơng ứng của cả nƣớc. Vì thế, Nhà nƣớc khuyến khích xuất
khẩu, giảm nhập siêu. Vời sự điều tiết kinh tế của chính phủ đã tạo cơ hội cho
DHG tăng cƣờng hơn hoạt động xuất khẩu của công ty.
* Các yếu tố chính trị: Việt Nam đƣợc biết đến là quốc gia ổn định vững
chắc về chính trị và hòa bình. Do đó, Việt Nam kiên trì đƣờng lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, rộng mở, chính sách đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế theo phƣơng châm “Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Nhiệm vụ của
hoạt động đối ngoại trong thời gian tới là tiếp tục tạo môi trƣờng và điều kiện
quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, CNH-HĐH đất nƣớc, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của
nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hiện
nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 quốc gia thuốc tất cả
các châu lục, bao gồm tất cả các nƣớc và trung tâm chính trị lớn của thế giới
nhằm đẩy thúc đẩy quan hệ hợp tác lâu dài, đẩy mạnh phát triển kinh tế để cả
hai cùng có lợi. Đây là cơ hội rất quan trọng để tập trung phát triển kinh tế, mở
rộng quan hệ đối ngoại, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và phát triển
các ngành kinh tế mũi nhọn. Góp phần vào công cuộc đẩy mạnh xuất khẩu của
Việt Nam nói chung và DHG nói riêng.
* Các yếu tố luật pháp: Đây là một yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt
động xuất khẩu, nó có thể thúc đẩy, tạo cơ hội cho hoạt động xuất khẩu nhƣng
cũng có lúc kìm hãm hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Hệ thống pháp
luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, luôn kịp thời sửa đổi để phù hợp với
bối cảnh kinh tế của VN. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang
đƣợc điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Dƣợc, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng
khoán và các Luật khác. Luật Dƣợc đã đƣợc Quốc hội thông qua và có hiệu
lực từ ngày 01/10/2005. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt
động trong lĩnh vực dƣợc để ngành Dƣợc Việt Nam có ảnh hƣởng đến hoạt
động xuất khẩu của Công ty. Trong Luật Dƣợc của Việt Nam, Nhà nƣớc luôn
53
tạo điều kiện để thực hiện các chính sách khuyến khích công ty đăng ký lƣu
hành và xuất khẩu thuốc, dƣợc liệu.
* Các yếu tố khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ đƣợc coi là quốc
sách hàng đầu, là động lực phát triển nền kinh tế - xã hội. Hiện nay các ứng
dụng khoa học công nghệ để nâng cao sản xuất là điều không thể thiếu đối với
các công ty. Khoa học và công nghệ có đóng góp vô cùng quan trọng, thiết
thực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng
trƣởng của một số ngành, lĩnh vực; giúp nâng cao nguồn nhân lực, tăng cƣờng
đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Khoa học công nghệ ngày càng hiện đại thì nhu cầu về chất lƣợng sản phẩm
ngày càng tăng. Chính vì vậy mà Công ty luôn chú trọng nâng cao chất lƣợng
sản phẩm để đáp ứng đƣợc những đòi hỏi khắc khe và nghiêm ngặc về quy
trình sản xuất và yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm ngày càng gia tăng của
những khách hàng thuộc những thị trƣờng khó tính.
* Tỷ giá hối đoái: Đây là yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu
xuất khẩu của DHG, DHG nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu chủ yếu đƣợc nhập
khẩu từ nƣớc ngoài. Do đó, giá cả nguyên vật liệu có thể bị tác động bởi
những biến động về tỷ giá. Để giảm thiểu ảnh hƣởng của loại rủi ro này, Công
ty đã tiến hành dự báo biến động giá cả của nguyên vật liệu, từ đó chủ động
nhập khẩu và tồn trữ nguyên vật liệu vào thời điểm thích hợp. Mặt khác, hầu
hết máy móc thiết bị của Công ty đều mua từ nƣớc ngoài, do đó các dự án đầu
tƣ mới cũng phải gánh chịu rủi ro từ những thay đổi trong tỷ giá hối đoái.
Tình hình tỷ giá ngoại tệ là vấn đề có rủi ro cao khi có biến động. Vì vậy
DHG cần thƣờng xuyên cập nhật, dự báo biến động tỷ giá ngoại tệ thông qua
mối quan hệ với các Ngân hàng. Để mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho công
ty phát triển.
4.4 PHÂN TÍCH SWOT
4.4.1 Điểm mạnh
DHG là công ty dƣợc phẩm dẫn đầu về sản lƣợng sản xuất và thị phần
so với các công ty dƣợc trong nƣớc trong năm năm qua. Là công ty có thƣơng
hiệu uy tín, doanh nghiệp có bản sắc văn hóa riêng, đƣợc xã hội quan tâm, nhà
đầu tƣ đánh giá cao, khách hàng tín nhiệm.
DHG có hệ thống nhà xƣởng, dây chuyền máy móc vững chắc, hiện
đại, công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, GLP, GSP. Phòng kiểm
nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2001 do tổ chức quốc tế Anh
chứng nhận cùng với dây chuyền công nghệ tiên tiến đây chính là một trong
nhƣng tiêu chuẩn kỹ thuật thế giới để sản phẩm của DHG có thể phát triển
sang các thị trƣờng quốc tế.
54
Sản phẩm của DHG đều đƣợc chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của
WHO - GMP/GLP/GSP, đạt chất lƣợng cao có khả năng cạnh tranh trên thị
trƣờng quốc tế.
Đầu tƣ và xây dựng Phòng Nghiên cứu và phát triển (R&D) và Trung
tâm nghiên cứu; nghiên cứu khoa học, công nghệ để nghiên cứu các hoạt chất
mới, tìm kiếm công nghệ đặc biệt, tạo nên các dòng sản phẩm độc đáo, có ƣu
thế cạnh tranh trên thị trƣờng đặc biệt là các sản phẩm với thành phần hoạt
chất từ thiên nhiên vẫn luôn đƣợc ƣa chuộng tại các thị trƣờng quốc tế.
Đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, kĩ sƣ, công nhân lao động có tay nghề
chiếm tỷ lệ cao: con ngƣời là một trong những yếu tố quan trọng làm nên
thành công của công ty, tự hào với đội ngũ kỹ sƣ, công nhân vận hành có kinh
nghiệm để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lƣợng tốt.
4.4.2 Điểm yếu
Thiếu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, công thức riêng biệt, dẫn đầu
thị trƣờng (sản xuất hiện tại chủ yếu thuộc nhóm generic) nên chƣa tạo đƣợc
nền tảng phát triển trong dài hạn.
DHG vẫn phải nhập khẩu đến 80% nhu cầu về nguyên liệu. Do vậy,
những biến động trong giá cả API tại các thị trƣờng quốc tế sẽ có ảnh hƣởng ít
nhiều đến hoạt động của công ty.
Doanh thu xuất khẩu vẫn còn thấp và chỉ chiếm 1% tổng doanh thu
trong những năm gần đây.
Đầu tƣ cho công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong nghiên
cứu là chiến lƣợc lớn nhƣng hoạt động hiệu quả chƣa cao, tiến độ còn chậm.
Chƣa nắm bắt đầy đủ thông tin về các yêu cầu khi làm hồ sơ đăng kí
sản phẩm khiến cho công tác xin số đăng kí (hay số visa) gặp nhiều khó khăn,
tốn thêm nhiều thời gian và công sức khi hồ sơ đăng kí chƣa đáp ứng đủ các
yêu cầu của nƣớc nhập khẩu.
Chƣa hiểu sâu các thị trƣờng nhập khẩu, vì vậy đôi khi dẫn đến tình
trạng chào hàng không đúng với nhu cầu của khách hàng.
Thiếu ngoại ngữ của hầu hết cán bộ lãnh đạo, cán bộ đại học ảnh hƣởng
lớn đến việc hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài.
4.4.3 Cơ hội
Danh mục Thực phẩm chức năng và các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo
dƣợc của công ty có tiềm năng tăng trƣởng xuất khẩu lớn trong tƣơng lai.
Thông qua các mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu-máy
móc thiết bị và nhà đầu tƣ, DHG có cơ hội tiếp cận với các đối tác nƣớc ngoài
để học hỏi kinh nghiệm, hợp tác phát triển.
55
DHG có nhiều điểm mạnh tạo lợi thế riêng nên có nhiều cơ hội để thu
hút đầu tƣ liên doanh, liên kết, mua bán sáp nhập, hợp tác sản xuất, chuyển
giao công nghệ, phân phối độc quyền, nhập khẩu ủy thác với các tập đoàn
dƣợc phẩm lớn trong và ngoài nƣớc. Là cơ sở để tăng quy mô, vị thế và thị
phần của công ty nhanh hơn. Có điều kiện tiếp cận với trình độ quản lý, kĩ
thuật hiện đại.
Nhà nƣớc có nhiều chính sách tạo điều kiện khuyến khích xuất khẩu,
DHG có quỹ đầu tƣ phát triển khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm, đổi
mới trang thiết bị theo định hƣớng phát triển xuất khẩu ra nƣớc ngoài.
Năng lực và sản lƣợng sản xuất cao, thuận lợi cho DHG trong việc
thƣơng lƣợng về các nhà cung cấp về giá, hậu mãi, hỗ trợ khoa học kĩ thuật.
Có thể đáp ứng kịp thời về sản lƣợng trong và ngoài nƣớc.
4.4.4 Thách thức
Các công ty đối thủ nƣớc ngoài thƣờng có tiềm lực tài chính khá mạnh,
công nghệ hiện đại hơn và khả năng tiếp cận thị trƣờng quốc tế dễ dàng hơn so
với các công ty trong nƣớc.
Nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu nhập khẩu nên chịu ảnh hƣởng của
các yếu tố đầu vào nhƣ: tỷ giá ngoại tệ, biến động giá nguyên liệu, chính sách
thuế nhập khẩu,...Công ty chƣa thiết lập quy trình quản trị rủi ro cho yếu tố
này.
Dƣợc phẩm là sản phẩm đòi hỏi nhiều yêu cầu về chất lƣợng và kĩ
thuật. Khi xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn kĩ thuật để
có thể có số đăng kí và sản phẩm mới đƣợc phép lƣu hành; bên cạnh đó, khi
sản phẩm đƣợc thực tế xuất khẩu thì cũng phải đáp ứng đầy đủ tất cả các thông
tin đã đăng kí với Bộ y tế tại quốc gia nhập khẩu.
Việc đăng kí sản phẩm tại các quốc gia khác gặp tốn nhiều thời gian,
công sức: Nhƣ đã nêu ở phần trên, việc đăng kí sản phẩm mất khoảng 1 năm
để có số đăng kí, việc này gây khó khăn khi các thảo luận về giá cả với khách
hàng đã có từ trƣớc khi có số đăng kí, vì vậy phải thực hiện các công tác dự
báo để việc chào giá ban đầu không chênh lệch nhiều so với thực tế.
Đối thủ cạnh tranh tại các quốc gia khác tại các quốc gia phát triển khá
mạnh, trong khi DHG vẫn còn thiếu nhiều ƣu thế khi trình độ phát triển khoa
học kĩ thuật tại Việt Nam vẫn còn thấp để cạnh tranh về chất lƣợng.
Sự khác biệt về văn hóa cũng nhƣ nhu cầu và tiêu chuẩn kĩ thuật giữa
các nƣớc nhập khẩu với Việt Nam.
56
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY CÔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG
5.1 NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY.
Qua những phân tích trên, có thể thấy còn nhiều vấn đề tồn tại trong
hoạt động xuất khẩu dƣợc phẩm của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang:
Phụ thuộc đến 80% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu trong khi rủi ro
giá cả nguyên phụ liệu đầu vào tăng cao. Do nƣớc ta không chủ động đƣợc
nguồn nguyên liệu dƣợc phẩm, phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên
liệu nƣớc ngoài nên khi giá nhiên liệu tăng cao sẽ kéo theo giá thành sản
phẩm tăng cao.
Mặc dù có nghiên cứu ra những sản phẩm mới nhƣng sản phẩm chủ
yếu vẫn thuộc nhóm Generics, chƣa tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh tại thị trƣờng
nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do dòng sản phẩm Generics có giá thấp
nên chƣa có khả năng đặc trị cao, rất khó cạnh tranh với các sản phẩm của
nƣớc phát triển nhƣ Pháp, Mỹ...
Chƣa nắm bắt đầy đủ các thông tin về việc đăng kí sản phẩm tại các
quốc gia nhập khẩu, gây mất thời gian và công sức trong công tác đăng kí và
đăng kí lại sản phẩm. Do dƣợc phẩm là mặt hàng khá nhạy cảm, vì vậy ở mỗi
quốc gia sẽ có những thủ tục, hồ sơ đăng ký lƣu hành sản phẩm đòi hỏi yêu
cầu khác nhau gây khó khăn trong công tác xuất khẩu sản phẩm.
Đối thủ cạnh tranh tại các nƣớc phát triển tƣơng đối mạnh nhƣ Tập đoàn
dƣợc phẩm Sanoti-Aventis (Pháp), GSK (Mỹ), Diethelm (Thụy Sĩ), Mega
Product (Thái Lan),… nên đôi khi khó có thể cạnh tranh về giá cũng nhƣ chất
lƣợng sản phẩm. Do đây là những tập đoàn dƣợc phẩm đa quốc gia có trình độ
công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại chuyên sản xuất các nhóm thuốc patent
(có bản quyền) và có khả năng đặc trị cao.
Sản lƣợng xuất khẩu vẫn còn chƣa cao và ổn định, do thƣơng hiệu của
công ty chƣa đƣợc quảng bá rộng rãi nên chƣa có nhiều ngƣời biết đến, công
tác marketing quốc tế chƣa cao. Vì vậy lƣợng khách hàng tiêu dùng sản phẩm
của Công ty cũng bị hạn chế dẫn đến sản lƣợng xuất khẩu còn thấp.
57
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG
Trƣớc những tồn tại làm ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của Công
ty, có một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhƣ sau:
5.2.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu có ảnh hƣởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Đối với nguồn cung nguyên liệu:
Cần chủ động tìm nhiều nguồn nguyên liệu của các đối tác khác nhau, ở
các quốc gia khác nhau để khảo sát giá cả nguyên liệu đầu vào bằng cách tạo
mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác cung ứng nguyên vật liệu. Việc
tạo dựng đƣợc mối quan hệ hợp tác với các đối tác cung ứng nguyên vật liệu
sẽ góp phần giúp cho công ty chủ động hơn trong việc nhập khẩu nguyên liệu
và hạn chế rủi ro biến động giá nguyên liệu đầu vào.
Đầu tƣ hoạt động nghiên cứu và phát triển để chủ động hơn về nguồn
nguyên liệu đầu vào để tự sản xuất ra một số dƣợc liệu đầu vào, tìm ra những
công thức sáng chế nguyên liệu mới có thể thay thế những nguyên liệu nhập
khẩu của nƣớc ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
5.2.2 Giải pháp về marketing
Tham gia hội chợ thƣơng mại về y dƣợc tại các nƣớc nhập khẩu nhằm
tiếp cận những khách hàng quốc tế giúp cho công ty phần nào quảng bá đƣợc
thƣơng hiệu của mình đến với bạn bè thế giới. Tuy nhiên việc tham gia hội
chợ triễn lãm nên có chọn lọc, tránh gây lãng phí về mặt thời gian, công sức và
tiền bạc.
Cần có những website thích hợp với từng thị trƣờng về ngôn ngữ cũng
nhƣ bố cục, thu hút khách hàng dễ tìm kiếm thông tin góp phần tạo dựng hình
ảnh chuyên nghiệp của công ty.
Thực hiện chiến lƣợc đẩy mạnh trong hoạt động marketing ở thị trƣờng
nƣớc sở tại nhƣ: thực hiện hình thức chiết khấu, tặng phẩm khuyến mãi, in
catalogue và pano để quảng cáo mặt hàng.
Chủ động liên hệ với khách hàng để tƣ vấn sản phẩm cũng nhƣ giải đáp
những thắc mắc mà khách hàng chƣa hài lòng nhằm tạo mối liên hệ lâu dài với
khách hàng bằng các chƣơng trình, hoạt động khám chữa bệnh và cấp phát
thuốc miễn phí cho khách hàng.
5.2.3 Giải pháp về sản phẩm
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, chất lƣợng cao,
công ty phải luôn luôn đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng
kịp thời nhu cầu thị trƣờng. Tuy nhiên việc đa dạng hóa sản phẩm nên đƣợc
thực hiện sao cho phù hợp với nhu cầu của các thị trƣờng tiềm năng, tức là
58
tăng cƣờng nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mà khách hàng và thị
trƣờng có nhu cầu, tránh đa dạng hóa sản phẩm một cách tràn lan, gây tốn kém
và thiếu hiệu quả.
Nâng cao và ổn định chất lƣợng sản phẩm: hầu hết các nƣớc trên thế giới
đều đòi hỏi cao về chất lƣợng sản phẩm. Chính vì thế, ngày càng có nhiều rào
cản kỹ thuật. Do đó, công ty cần phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm, kiểm
soát kỹ các mặt hàng trƣớc khi xuất khẩu sang nƣớc ngoài; công ty nên thắt
chặt hơn về công tác quản lý chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu của
nƣớc nhập khẩu. Bên cạnh đó bao bì sản phẩm cũng nên đƣợc chú trọng, thiết
kế sao cho đẹp mắt và phù hợp với văn hóa và tiêu chuẩn của quốc gia nhập
khẩu.
Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm thì việc nhận ra các sản phẩm chủ
lực, có lợi thế để phát triển tập trung cũng quan trọng không kém. Vì vậy cần
tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh. Việc tập trung
nguồn lực bao gồm: đa dạng hóa nhóm sản phẩm chủ lực, nâng cao chất lƣợng
nhóm sản phẩm này, tăng cƣờng công tác Marketing quốc tế đối với nhóm sản
phẩm này để tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao giá trị sản phẩm…
5.2.4 Giải pháp về đăng kí sản phẩm
Việc đăng kí sản phẩm tại các quốc gia nhập khẩu luôn làm cho công ty
tốn khá nhiều thời gian. Vì vậy việc tìm hiểu kĩ các yêu cầu của mỗi quốc gia
khi làm hồ sơ đăng kí sản phẩm là hết sức quan trọng, góp phần giúp cho công
tác đăng kí sản phẩm tại các quốc gia diễn ra nhanh chóng hơn, xuất khẩu sản
phẩm sẽ dễ dàng hơn.
Việc tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng sẽ giúp công ty nắm
bắt đƣợc đầy đủ nhất và sớm nhất các thông tin cần thiết trong công tác đăng
kí từ đó chủ động hơn trong việc xin số đăng kí cho sản phẩm của mình tại các
quốc gia nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi các yêu cầu về đăng kí sản phẩm tại các
nƣớc ngày một gắt gao hơn thì việc nắm bắt trƣớc những thông tin này là hết
sức cần thiết.
Chủ động hơn trong công tác đăng kí lại những sản phẩm hết hạn đăng kí
bằng cách dự báo trƣớc thời gian cần thiết để đăng kí lại sản phẩm, chủ động
đăng kí lại từ sớm các sản phẩm sắp hết hạn đăng kí để khi sản phẩm vừa hết
hạn đăng kí sẽ lập tức có ngay số đăng kí mới, không gây gián đoạn hoạt động
xuất khẩu vì lí do sản phẩm hết số đăng kí.
59
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
DHG đƣợc biết đến là công ty đứng đầu trong số các công ty dƣợc
phẩm trong nƣớc. Công ty sở hữu mạng lƣới phân phối sâu rộng và có doanh
thu cao nhất so với nhóm công ty trong nƣớc cùng ngành trong năm năm qua.
Mặc dù chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc nhƣng
Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang đã không ngừng cố gắng trong công tác
xuất khẩu để mang những sản phẩm của mình đến với thị trƣờng thế giới.
Công ty đã xuất khẩu sang 12 quốc gia với rất nhiều sản phẩm đƣợc tin dùng.
Sản phẩm chủ lực của công ty là dòng thuốc generic trong danh mục thuốc
kháng sinh và thuốc giảm đau. Hai nhóm thuốc này chiếm hơn 60% tổng
doanh thu thuần của DHG mỗi năm trong năm năm qua.
Qua phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu dƣợc phẩm của DHG, thấy
đƣợc trong 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu xuất khẩu
của công ty biến động qua các năm. Để đạt đƣợc hơn 33 tỷ đồng doanh thu
xuất khẩu trong năm 2013 vừa qua đã thể hiện sự cố gắng của công ty trong
công tác phát triển và mang sản phẩm Dƣợc Hậu Giang sang thị trƣờng thế
giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt dƣợc trong kinh doanh xuất khẩu
thì Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang cũng gặp không ít khó khăn khi với
cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Bắt đầu xuất khẩu từ
năm 2003 đến nay, công ty chƣa thực hiện các họat động marketing quốc tế để
xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm tại các thị trƣờng nhập khẩu. Bên cạnh đó
công ty vẫn còn gặp nhiều trở ngại về những quy định khó khăn cũng nhƣ các
quy trình thủ tục phức tạp và tốn thời gian khi đăng kí sản phẩm cũng khiến
cho hoạt động xuất khẩu gặp không ít khó khăn.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với nhà nƣớc
Tăng cƣờng đầu tƣ cho ngành Dƣợc Việt Nam, đầu tƣ xây dụng các nhà
máy sản xuất nguyên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất dƣợc phẩm để giảm
lƣợng nguyên liệu nhập khẩu.
Nhà nƣớc cần hỗ trợ cho doanh nghiệp trong công tác làm thủ tục xuất
khẩu hàng hóa nhanh chóng cũng nhƣ cung cấp những thông tin cần thiết về
thị trƣờng xuất khẩu, công nghệ tiên tiến hay có những biện pháp kịp thời
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thâm nhập, duy trì và phát
triển thị trƣờng.
60
Đẩy mạnh công tác kiểm tra và hạn chế nạn kinh doanh thuốc giả làm
ảnh hƣởng uy tín, thƣơng hiệu của các công ty dƣợc.
Tổ chức các hội chợ, triển lãm về y dƣợc trong và ngoài nƣớc để tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội giới thiệu sản
phẩm và tìm kiếm khách hàng.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại hỗ trợ cho các doanh nghiệp
trong việc tìm hiểu thị trƣờng và cung cấp thông tin.
Trƣớc những yêu cầu kĩ thuật nghiêm ngặt của các nƣớc nhập khẩu, Bộ
Y Tế cần bổ sung đầy đủ các yêu cầu về đăng kí sản phẩm trong nƣớc, thay
đổi các quy định sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc trong công tác xin số
đăng kí cho sản phẩm dƣợc tại các thị trƣờng khó tính trên thế giới.
Hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách miễn, giảm thuế xuất
khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu…
6.2.2. Đối với công ty
Cùng đối tác phát triển các chƣơng trình tiếp thị sản phẩm đến ngƣời
tiêu dùng, đến các bác sĩ, dƣợc sĩ, giống nhƣ cách làm tại thị trƣờng Việt Nam.
Đồng thời chúng tôi sẽ mời họ thăm nhà máy của DHG, chứng kiến qui trình
sản xuất và công nghệ hiện đại để tạo thêm niềm tin về sản phẩm của Việt
Nam nói chung và DHG nói riêng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực cao nắm bắt và
phản ứng nhanh trƣớc sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng.
Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm ở các thị trƣờng chủ lực, tạo
mối quan hệ thân thiết với các khách hàng.
Kiểm tra chất lƣợng cả khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Tiếp tục
cải tiến mạng mẽ công tác điều hành quản lý chất lƣợng sản phẩm, cố gắng
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn yêu cầu kĩ thuật về sản phẩm dƣợc của các
nƣớc nhập khẩu; đồng thời dự báo về các yêu cầu tiêu chuẩn chất lƣợng trong
giai đoạn tới để có giải pháp ứng phó kịp thời.
Nghiêm túc thực hiện công tác bảo trì thiết bị, máy móc, nhà xƣởng,
phòng kiểm nghiệm, kho… nhằm duy trì tốt năng lƣơng hoạt động của nhà
mày. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng điện, nƣớc, nhân lực,
nguyên liệu và các yếu tố khác để xây dựng mục tiêu, kế hoạch tiết kiệm và tổ
chức thực hiện nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm
lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Đổi mới chế độ lƣơng, thƣởng và phúc lợi theo hƣớng tạo ra động lực
làm việc, làm tăng năng suất lao động, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, nâng
61
cao tính sáng tạo và trách nhiệm của ngƣời lao động. Chú trọng khen thƣởng
cả vật chất lẫn tinh thần.
Đa dạng hóa sản phẩm một cách có chọn lọc, sao cho phù hợp với nhu
cầu của các thị trƣờng nhập khẩu, bên cạnh đó chú trọng đa dạng hóa nhóm
sản phẩm mà công ty có lợi thế.
Tiếp tục đa dạng hóa thị trƣờng và tăng doanh số vào các trị trƣờng tiềm
năng của công ty nhƣ Campuchia, Myanmar… Mở rộng thị trƣờng sang một
số quốc gia khác. Tăng cƣờng tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng, thị hiếu ngƣời tiêu
dùng cập nhật thông tin, quy định mới của thị trƣờng.
Tăng cƣờng công tác Marketing, đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm
và xây dựng thƣơng hiệu cho công ty. Ngày càng hoàn thiện và thƣờng xuyên
cập nhật thông tin mới trên website công ty. Xây dựng chính sách về sản
phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị hơp lý để thu hút ngƣời tiêu dùng
Bên cạnh đó, công ty phải đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhằm
tạo uy tín đối với khách hàng, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài.
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Lƣu, 2002. Giáo trình Kinh tế ngoại thương. Nhà xuất bản
giáo dục.
2. Quan Minh Nhựt, Lê Trần Thiên Ý và Trần Thị Bạch Yến, 2013.
Nghiệp vụ ngoại thương. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Phan Thị Ngọc Khuyên, 2010. Kinh tế đối ngoại. Trƣờng Đại Học Cần
Thơ.
4. Đoàn Thị Hồng Vân, 2010. Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản thống
kê
5. Công ty Cổ Phần Dƣợc Hậu Giang, 2011-2013. Báo cáo thường niên
năm 2011-2013.
6. Công ty Cổ Phần Dƣợc Hậu Giang, 2011-6/2014. Báo cáo tài chính
năm 2011-6/2014..
7. Công ty Cổ Phần Dƣợc Hậu Giang , [Ngày truy cập: 02 tháng 10 năm 2014]
8. Công ty CP Dƣợc Hậu Giang: Đẩy mạnh xuất khẩu, 2014.
, [Ngày truy cập: 05
tháng 10 năm 2014]
9. Định hướng cho xuất khẩu. , [Ngày truy cập: 05 tháng 10
năm 2014]
10. Hƣơng-Hà, 2014. Cuộc đua mới của Dược Hậu Giang.
, [Ngày truy cập: 07 tháng 10 năm 2014]
11. Vân Du, 2014. 6 tháng đầu năm doanh thu DHG đạt khoảng 1700 tỷ
đồng.
, [Ngày truy cập: 07 tháng 10 năm
2014]
63
[...]... hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang Mục tiêu 3: Đƣa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang trong thời gian tới 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tình hình hoạt động xuất khẩu dƣợc phẩm của công ty nhƣ thế nào? Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty? Giải pháp nào thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty? 1.4... chung Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu từ đó đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để mở rộng thị trƣờng và khắc phục các khó khăn gặp phải của công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu dƣợc phẩm của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang Mục tiêu 2: Phân tích. .. xuất khẩu thủy sản của công ty Bài viết cho thấy tác giả đã phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty khá chi tiết và đầy đủ Tuy nhiên, do chƣa phân tích các chỉ tiêu tải chính để đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty nên chƣa thấy đƣợc rõ hiệu quả xuất khẩu thủy sản mà công ty đem lại Luận văn tốt nghiệp, “ Phân tích tình hình xuất khẩu thuoc61ra thị trường Campuchia của công ty. .. bài Luận văn tốt nghiệp, “ Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ Caseamex”, 2011, Lâm Thị Bạch Tuyết Đề tài sử dụng các phƣơng pháp thống kê, so sánh và suy luận để tập trung phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu của công ty và các chiến lƣợc mà công ty đang áp dụng Từ đó đề ra... ra giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp dƣợc, tìm hƣớng đi cho xuất khẩu để mở rộng thị trƣờng, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu dƣợc phẩm trong thời gian tới Xuất phát từ vấn đề đó, em quyết định nghiên cứu đề tài phân tích tình hình hoạt 1 động xuất khẩu dƣợc phẩm của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng quốc tế của công ty trong thời gian tới 1.2 MỤC TIÊU... đƣợc thực hiện tại công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang 1.4.2 Phạm vi thời gian Số liệu nghiên cứu: trong vòng 3 năm từ 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Thời gian nghiên cứu: từ 8/2014 đến 11/2014 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu của công ty 1.5 LƢỢC KHẢO... ty 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Luận văn tốt nghiệp, “ Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú giai đoạn 2010-2012”, 2013, Nguyễn Công Tòa Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh để phân tích tình hình 2 xuất khẩu của công ty, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hƣởng bên trong hay bên ngoài đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Thông qua các tỷ số tài chính về... về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? - Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? - Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? - Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? 15 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Tiền thân của Công ty Cổ phần. .. số liệu thống kê về tình hình xuất khẩu của công ty Ngoài ra, còn thu thập một số số liệu từ các bài báo, tạp chí kinh tế trên các website 12 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình xuất khẩu của công ty Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối để đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu dƣợc phẩm của công ty Mục tiêu 2: Vận dụng... nhuận đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty thấy đƣợc các mặt tích cực và hạn chế từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu để gia tăng giá trị xuất khẩu cho công ty Minh Phú Bài viết cho thấy tác giả đã phân tích đƣợc hiệu quả kinh doanh của công ty cũng nhƣ các khó khăn của công ty để có những giải pháp khắc phục Tuy nhiên tác giả chƣa phân tích đƣợc các điểm mạnh, điểm ... thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động xuất dƣợc phẩm công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang Mục tiêu 2: Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang Mục tiêu 3:... TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 35 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 37 DƢỢC PHẨM CỦA CÔNG TY CÔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG 37 4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DƢỢC PHẨM CỦA... cứu tình hình hoạt động xuất công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang đồng thời phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình xuất công ty 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Luận văn tốt nghiệp, “ Phân tích hoạt động xuất