Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính và công tác lập báo cáo tài chính tại VP Tổng công ty VINACONEX
Trang 1Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần 1: Tổng quan về Tổng công ty VINACONEX 2
1 Những đặc điểm chung về Tổng công ty VINACONEX 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty VINACONEX3 1.2 Chức năng, nhiệm vụ chính của Tổng công ty 4
1.2.1 Chức năng……… 4
1.2.2 Nhiệm vụ 6
1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động Tổng công ty 8
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 12
1.4.1 Chức năng 12
1.4.2 Nhiệm vụ 12
1.4.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 13
1.4.4 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty VINACONEX 13
2 Những đặc điểm của Tổng công ty ảnh hưởng tới đề tài nghiên cứu 14
2.1 Bảng cân đối kế toán 16
2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 18
2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 19
2.4 Thuyết minh BCTC 22
Phần 2 Phân tích BCTC khối VP Tổng công ty VINACONEX.22 1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính 22
1.1 Đánh giá tình hình biến động TS 23
1.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành TS 27
2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 34
2.1 Phân tích tình hình công nợ 34
Trang 22.2 Phân tích khả năng thanh toán 37
3 Phân tích hiệu quả kinh doanh 42
3.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty 42
3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng TS 45
3.2.1 Phân tích tốc độ luân chuyển của TS ngắn hạn 45
3.2.2 Phân tích hiệu suất sử dụng TS cố định 47
3.2.3 Hiệu suất sử dụng tổng TS 49
3.3 Đánh giá về khả năng sinh lời 51
3.3.1 Hệ số sinh lợi doanh thu 51
3.3.2 Hệ số sinh lợi TS (ROA) 52
3.3.3 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) 53
4 Phân tích rủi ro tài chính và giá trị DN 54
4.1 Phân tích rủi ro tài chính 54
4.2 Phân tích giá trị DN 58
5 Đánh giá về tình hình tài chính qua hệ thống BCTC VP Tổng công ty 60
Phần 3: Hoàn thiện hệ thống BCTC và công tác lập BCTC tại VP Tổng công ty VINACONEX 62
1 Đánh giá và nhận xét chung: 62
1.1 Đánh giá về công tác kế toán: 62
1.1.1 Ưu điểm 62
1.1.2 Nhược điểm 64
1.2 Đánh giá về hệ thống BCTC tại khối VP Tổng công ty VINACONEX 65
1.2.1 Ưu điểm 65
1.2.2 Nhược điểm 66
2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống BCTC của VP tổng công ty VINACONEX 69
Trang 32.1 Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty
VINACONEX và các điều kiện thực hiện 73
2.1.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh 73
2.1.2 Phấn đấu giảm thiểu nợ phải thu của Tổng công ty: 74
2.1.3 Tăng cường hiệu quả quản lý trong Tổng công ty 75
2.1.4 Không ngừng tìm kiếm các dự án và công trình mới 77
3 Một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống BCTC nói chung: 78
4 Một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan cấp trên: 81
Kết luận 85
Trang 5Lời mở đầu
Báo cáo tài chính doanh nghiệp luôn giữ một vai trò rất quan trọng trongdoanh nghiệp Mọi thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh, hoạt động của doanhnghiệp đều được phản ánh trên hệ thống báo cáo tài chính, hay nói cách khác nó làđại diện cho hiện thực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy mọi đối tượngquan tâm tới doanh nghiệp đều tìm hiểu doanh nghiệp trước hết qua hệ thống báocáo tài chính Nó có ý nghĩa to lớn không chỉ với cơ quan, đơn vị và cá nhân bênngoài doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo, điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhưng để hiểu được một báo cáo tàichính nói gì thì phải biết phân tích báo cáo tài chính Đó là một công việc khó, đòihỏi người phân tích phải có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính chung trongnền kinh tế, cộng với sự nắm bắt được phương pháp phân tích phù hợp để áp dụngvào từng doanh nghiệp Thông qua phân tích báo cáo tài chính, chúng ta có thể thấyđược bức tranh tổng quát nhất về doanh nghiệp, xem doanh nghiệp đó mạnh hayyếu, phát triển ổn định hay không ổn định Phân tích báo cáo tài chính giúp cho cácđối tượng cần quan tâm trả lời, giải đáp được các mối quan tâm của mình Nhà tíndụng sẽ đánh giá được khả năng thanh toán lãi vay hay chủ đầu tư sẽ đưa ra đượcquyết định đầu tư hay không đầu tư vào doanh nghiệp…Phân tích đúng, chính xác
và chi tiết báo cáo tài chính sẽ đem lại những quyết định sáng suốt và đem lại nhiềulợi ích cho các đối tượng khác nhau
Chuyên đề thực tập của em chỉ giới hạn trong phạm vi phân tích bảng cân đối
kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh là chủ yếu Thông qua việc phân tích, emthấy còn một số hạn chế trong việc lập nên báo cáo tài chính của VP Tổng công tyVINACONEX, do đó, em xin phép được đưa ra một số giải pháp hoàn thiện Dothời gian, trình độ có hạn nên bài chuyên đề của em chắc chắn còn nhiều sai sót Rấtmong thầy giáo cho ý kiến đóng góp để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài chuyên đề gồm có ba phần:
Phần 1: Tổng quan về Tổng công ty VINACONEX
Phần 2: Phân tích báo cáo tài chính Văn Phòng Tổng công ty VINACONEX
Phần 3: Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính và công tác lập báo cáo tài chính
tại VP Tổng công ty VINACONEX
Phần 1: Tổng quan về Tổng công ty VINACONEX
1 Những đặc điểm chung của Tổng công ty VINACONEX
- Tên gọi: Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Construction & Import-Export Joint stockCorporation
- Biểu tượng :
- Trụ sở chính : Tòa nhà Vinaconex, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính,
phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84 4 2249292 / 84 4 2249206
Vốn điều lệ: 1.500.000.000.000 đồng
- Loại hình công ty: Công ty Cổ phần
- Hình thức sở hữu vốn: Tổng công ty Nhà nước
- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết kế,xuất khẩu lao động…
Trang 71.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty VINACONEX
Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt NamVINACONEX được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 1988 theo Quyết định số
1118 BXD/TCLĐ, với tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoàitrực thuộc Bộ Xây Dựng
Trong suốt 19 năm trưởng thành và phát triển, Tổng công ty đã trải quanhững thăng trầm trong công cuộc vươn lên để đạt được những kết quả như ngàynay Có thể tóm tắt chặng đường lịch sử của Tổng công ty qua 4 giai đoạn pháttriển chính như sau:
Giai đoạn 1: Từ năm 1989 đến năm 1991
VINACONEX hoạt động trong giai đoạn này với nhiệm vụ chính là phục
vụ và quản lý lao động ngành xây dựng làm việc tại các nước IRAQ, các nướcthuộc Liên Xô cũ, Tiệp Khắc, Bungary Giai đoạn này Công ty đã có nhữngbước phát triển nhanh và tích luỹ vốn nhất định
Giai đoạn 2: từ năm 1991 đến năm 1995
Năm 1991, hàng vạn lao động của VINACONEX phải về nước trước hạn
do những biến động ở những nước Đông Âu Tổng công ty VINACONEX đượcthành lập để thu hút số lao động đó, thành lập các công ty xây lắp trực thuộc Vớihoạt động chính là hoạt động xây lắp, cho đến năm 1995, VINACONEX đã trởthành một Tổng công ty có quy mô lớn, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ -Công ty con và ngày càng mở rộng ra thị trường quốc tế
Giai đoạn 3: từ năm 1995 đến trước tháng 12 năm 2006
Đây là giai đoạn Tổng công ty có sự tăng trưởng cao, bình quân mỗi nămtrên 20% VINACONEX trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng trongnước và trên thế giới
Giai đoạn 4: từ tháng 12 năm 2006 đến nay
Theo Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004 của Thủ tướngChính phủ, Tổng công ty VINACONEX là một trong những Tổng công ty đầutiên được thí điểm cổ phần hóa toàn Tổng công ty Đến ngày 30/11/2006, Đại
Trang 8hội cổ đông thành lập Tổng công ty cổ phần đã được tiến hành và Tổng công ty
cổ phần đã chính thức đi vào hoạt động Vẫn với hoạt động chính là xây lắpnhưng Tổng công ty đã chuyển từ vai trò là nhà thầu chính sang chủ đầu tư, doquy mô của Tổng công ty ngày càng được mở rộng với ngày càng nhiều cáccông ty thành viên Ngoài lĩnh vực hoạt động là xây lắp và kinh doanh bất độngsản, Tổng công ty còn mở rộng nhiều ngành nghề kinh doanh khác bổ trợ nhưsản xuất vật liệu xây dựng và tư vấn thiết kế
Với chiến lược chuyển đổi các công ty thành viên thành các công ty cổphần, thành lập nhiều công ty cổ phần mới, hiện nay, VINACONEX đã trở thànhmột Tổng công ty đa doanh hàng đầu của Bộ Xây dựng
1.2 Chức năng, nhiệm vụ chính của Tổng công ty
1.2.1 Chức năng
Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh DN Nhà nước số 110729 cấpngày 25/05/1996 thay đổi lần thứ 20 ngày 30/07/2004 của Sở Kế hoạch đầu tưthành phố Hà Nội, ngành nghề kinh doanh hay chức năng của Tổng công tyVINACONEX như sau:
Nhận thầu, tổng thầu thi công xây lắp và hoàn thiện cáccông trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, sân bay, bến cảng, thuỷ lợi, đườnghầm (giao thông, thuỷ lợi), văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí, du lịch, kháchsạn, công sở, trường học, bệnh viện, cấp nước, thoát nước, bưu điện, công trìnhthuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, điện nguyên tử, đường dây và trạm biến thếđiện đến 500 kV, các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu dân cư, khu đô thị, khucông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; nhận thầu thi công các công trình
ở nước ngoài;
Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các dự án đầu
tư xây dựng các loại hình công trình nêu ở mục 1, bao gồm: lập dự án đầu tư, tưvấn đấu thầu, tư vấn giám sát và quản lý dự án, tư vấn thiết bị công nghệ mới và
Trang 9thiết bị tự động hoá; khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn, đo đạc công trình; thínghiệm; thiết kế;
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, khu dân
cư, khu kinh tế mới, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp;
Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ và khách sạn, du lịch lữ hành,vận chuyển khách du lịch;
Dịch vụ cho cá nhân và các tổ chức nước ngoài thuê nhà;Khai thác, kinh doanh nước sạch, năng lượng, điện;
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụtùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên phụ liệu sản xuất, tiêu dùng, dâychuyền công nghệ-tự động hoá, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàngnông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, xe gắn máy;
Làm đại lý tiêu thụ cho các hãng trong và ngoài nước cácmặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, thiết bị
tự động hoá phục vụ cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh bấtđộng sản;
Chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị dâychuyền công nghệ và thiết bị tự động hóa;
Đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thờihạn ở nước ngoài;
Khai thác, sản xuất, chế biến, kinh doanh các loại cấu kiện
và vật liệu xây dựng bao gồm: đá, cát, sỏi, gạch, ngói, xi măng, kính, tấm lợp,nhựa đường và các vật liệu khác dùng trong xây dựng và trang trí nội ngoại thất;
Thực hiện các dịch vụ khác như: cung cấp, lắp đặt sửa chữabảo hành điều hòa không khí, điện lạnh, thiết bị phòng chống cháy nổ, thang
Trang 10máy; kinh doanh, dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa, các loại cấu kiệnsiêu trường, siêu trọng, vật liệu xây dựng;
Đại lý bán vé máy bay cho các hãng trong và ngoài nước;Xuất nhập khẩu và kinh doanh bia, rượu; Kinh doanh thuốclá;
Dệt may công nghiệp;
Khai thác thu mua, chế biến hàng nông, lâm sản (gỗ tròn, gỗ
sơ chế, gỗ tinh chế, cà phê nhân và nông sản các loại);
Trồng, chăm sóc, tu bổ, bảo quản rừng, trồng cây côngnghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm;
Khai thác và sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết;Kinh doanh bán lẻ xăng dầu;
Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nước giải khát, bánh kẹo, hàngcông nghệ phẩm, mỹ phẩm và quà lưu niệm
Kinh doanh khai thác cầu cảng, bốc xếp hàng hóa và chothuê kho bãi; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường sông và đường biển;
1.2.2 Nhiệm vụ
Với những chức năng ở trên, Tổng công ty VINACONEX thực hiệnnhững nhiệm vụ vô cùng to lớn, ảnh hưởng sâu sắc không chỉ tới hoạt động xâydựng nói riêng mà còn có những ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng tới nhiều mặtcủa đời sống xã hội
Chúng ta có thể thấy những nhiệm vụ cơ bản nhất mà Tổng công ty đãthực hiện như sau:
Tạo ra những cơ sở vật chất cho đất nước có chất lượng cao Việt Namcòn nghèo nàn về cơ sở vật chất cho nên để theo kịp với các nước trên thế giới
Trang 11về tất cả các lĩnh vực thì việc đầu tiên phải làm đó chính là xây dựng cho mìnhmột hệ thống cơ sở vật chất vững mạnh
Góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp nước nhà Ngành côngnghiệp xây dựng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hệ thống cácdanh mục các ngành công nghiệp Xây dựng phát triển là điều kiện quan trọng đểphát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước VINACONEX đã khôngngừng vươn lên trong những năm qua cũng vì một mục đích lớn lao đó chính làgiúp ngành công nghiệp Việt Nam đi lên ngang bằng với các nước phát triển trênthế giới
Góp phần vào sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện: kinh tế,chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, giao thông… Cơ sở vật chất xây dựng nênnhằm phục vụ tất cả các hoạt động của xã hội Xây dựng đường sá, cầu cống chogiao thông, trường học cho giáo dục, trung tâm văn hóa cho các hoạt động kinh
tế, ngoại giao, văn hoá… đó là một phần không thể thiếu để thực hiện tất cả cáchoạt động kể trên
Chăm lo đời sống của nhân dân Chính vì Tổng công ty VINACONEXhoạt động góp phần vào sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện nhưtrên nên một điều tất yếu đó là đời sống của nhân dân được chăm lo một cáchtoàn diện và cụ thể hơn
Với việc tham gia vào thị trường tài chính, hoạt động của Tổng công tycũng góp phần vào sự bình ổn của thị trường tài chính của Việt Nam Tổng công
ty là một thành viên tích cực của thị trường tài chính Ngoài ra, Tổng công ty còntham gia đầu tư chứng khoán, phát hành trái phiếu và cổ phiếu Năm 2007, Tổngcông ty đã thực hiện đề án phát hành trái phiếu Tổng công ty và dự định sẽ pháthành vào năm 2008 Có thể nói, hoạt động của Tổng công ty VINACONEX gópphần làm cho thị trường tài chính thêm sôi động
Trang 121.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động Tổng công ty
Mô hình tổ chức Tổng công ty VINACONEX được xây dựng theo môhình trực tuyến chức năng, tức là Tổng công ty bao gồm có công ty mẹ và cáccông ty con Công ty mẹ quản lý và điều hành mọi hoạt động của các công tycon Công ty mẹ được tổ chức thành các phòng ban chức năng thực hiện cácnhiệm vụ khác nhau và phía dưới, các công ty con cũng thực hiện các nhiệm vụkhác nhau mà công ty mẹ giao phó
Mô hình tổ chức Tổng công ty Cổ phần XNK và XD Việt Nam
(Trang sau)
Trang 13Các phòng ban
chức năng Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
Ban Kiểm soát
Tư vấn thiết kế
Đầu tư tài chính
Thương mại dịch vụ Khác
Công ty mẹ
Các công ty con
Tổng giám
đốc 7 phó Tổng giám đốc phụ trách các dự án
Trang 14phụ thuộc Công ty mẹ có chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào cáccông ty con, các công ty liên kết và có các quyền lợi, nghĩa vụ đối với các công
ty này theo điều lệ của Công ty mẹ trên cơ sở tuân thủ các quy định của phápluật Công ty mẹ bao gồm: Bộ máy lãnh đạo, các phòng ban chức năng, khối VPđại diện trong và ngoài nước và các đơn vị hạch toán phụ thuộc
Bộ máy lãnh đạo gồm có: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổnggiám đốc Các phòng ban chức năng bao gồm và không giới hạn các phòng tronglĩnh vực VP, Đối ngoại, pháp chế, tài chính kế hoạch, tổ chức lao động, đào tạothi đua và an toàn lao động, kỹ thuật thi công Đầu tư Khối VP đại diện trong
và ngoài nước bao gồm cơ quan VP Tổng công ty, 14 Ban Quản lý, 5 đơn vị kinhdoanh hạch toán phụ thuộc Các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm có: Các banquản lý và ban điều hành các dự án trọng điểm, các đơn vị sản xuất kinh doanhhạch toán phụ thuộc Chúng ta đi sâu nghiên cứu về các thành phần của khối VP.Như đã đề cập, khối VP Tổng công ty bao gồm Cơ quan VP Tổng công ty, 14Ban quản lý (Ban điều hành), 05 đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc
Với vị thế và năng lực tài chính của mình, Khối VP Tổng công ty đứng ratìm kiếm, làm hồ sơ đấu thầu các công trình lớn, công trình trọng điểm quốc gia.Sau đó đứng ra ký hợp đồng thi công xây lắp Để thực hiện các Hợp đồng thicông xây lắp trên, Khối VP Tổng công ty thành lập các Ban điều hành (đối vớicông trình trọng điểm) hoặc giao lại cho các đơn vị thành viên thực hiện thi côngbằng các Hợp đồng kinh tế với giá trị hợp đồng bằng khoảng 97- 98% giá trị hợpđồng xây lắp đã ký Với mô hình quản lý trên đã phân chia trách nhiệm rõ ràngcho các đơn vị cũng như tập trung tất cả các nguồn lực vào hoạt động kinhdoanh Hai hoạt động chính của khối VP là kinh doanh bất động sản và đầu tư dựán
Trang 15 Lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Tổng công ty thành lập 02 banquản lý (01 ở Hà Nội, 01 ở TPHCM) trực thuộc Khối VP Tổng công ty chuyênthực hiện, quản lý các dự án kinh doanh bất động sản
Lĩnh vực đầu tư dự án
Với vai trò là cơ quan đầu não của Tổng công ty, Khối VP Tổng công tyđứng ra thực hiện nghiên cứu các dự án đầu tư để không ngừng mở rộng lĩnh vựchoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh Việc triển khai đầu tư dự án sẽ đượcthực hiện bởi Ban quản lý dự án trực thuộc Khối VP Tổng công ty và khi dự án
đi vào hoạt động, Tổng công ty sẽ đứng ra thành lập Công ty để tiếp tục triểnkhai quản lý các dự án này Các dự án Khối VP Tổng công ty đang triển khaithực hiện:
(1) Dự án Xi măng Cẩm Phả
(2) Dự án đường Láng – Hoà Lạc
(3) Dự án Khu đô thị Nam Trần Duy Hưng
(4) Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hoà Lạc - Miếu Môn– Hà Nội – Hà Đông (Dự án nước Sông Đà)
(5) Dự án Khu đô thị Thảo Điền
Công ty con
Công ty con được định nghĩa là các công ty cổ phần, công ty TNHH, công tyliên doanh có số vốn cổ phần hoặc vốn góp chi phối (trên 51%) của công ty Mẹ,hoạt động theo Luật DN Sau cổ phần hoá, Tổng Công ty bao gồm 43 công tycon đều là công ty cổ phần VINACONEX có vốn góp chi phối Các công ty con
Trang 16hoạt động trong các lĩnh vực: xây lắp và kinh doanh bất động sản, sản xuất côngnghiệp, tư vấn thiết kế, đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ và các hoạt độngkhác
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
1.4.1 Chức năng
Phòng Tài chính - Kế hoạch Tổng công ty VINACONEX thực chất làbao gồm trong nó hai chức năng, đó là sự kết hợp giữa chức năng kế toán tàichính và chức năng kế hoạch
Chức năng kế hoạch, tức là lập ra các kế hoạch cho các hoạt động củaTổng công ty và khối VP Tổng công ty
Chức năng tài chính, tức là thực hiện các công tác tài chính trong khối VPTổng công ty Cụ thể đó là các hoạt động phân tích tình hình tài chính, khả năngtài chính, lập các kế hoạch tài chính cho Khối VP Tổng công ty và toàn Tổngcông ty, tìm kiếm các nguồn đầu tư tài chính… song song với hoạt động của bộmáy kế toán, hỗ trợ bộ máy kế toán hoạt động một cách trôi chảy
1.4.2 Nhiệm vụ
Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các tài liệu, số liệu về tình hìnhhoạt động kinh doanh của Tổng công ty, từ đó đánh giá một cách chính xác kếtquả hoạt động của Tổng công ty trong kỳ
Giám sát tình hình tập hợp chi phí của các đơn vị thành viên cũng như củaTổng công ty đóng vai trò là chủ đầu tư để hình thành nên giá trị công trình, trên
cơ sở pháp luật và chế độ hiện hành
Phân tích hiệu quả các hoạt động tài chính của Tổng công ty, phân tíchnguồn lực tài chính hiện có, khả năng tìm kiếm các nguồn đầu tư tài chính, cácgiải pháp để giải quyết bài toán tài chính vốn rất phức tạp trong các công ty lớn
Trang 171.4.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ bộ máy kế toán được thể hiện ở sơ đồ dưới đây
Phòng Tài chính - Kế hoạch bao gồm 11 người, thực hiện các chức năngnhiệm vụ khác nhau Tương ứng với mỗi phần hành là một kế toán viên đảmnhận công việc
1.4.4 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty VINACONEX
Năm tài chính của Tổng công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 dương lịch vàkết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm
Kế toán trưởng (ông Trần Văn Tám)
Phó kế toán trưởng
phụ trách tài
chính-kế toán (ông Mạnh)
Phó kế toán trưởng phụ trách kế hoạch (ông Giang)
Kế toán tổng hợp (bà Hà)
Kế toán
dự án, TSCĐ (bà Hương, ông Kiên)
Kế toán tiền mặt (bà Hồng, bà Thúy)
Kế toán ngân hàng, vốn (ông Giang,
bà Nga)
Trang 18Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ).
Chế độ kế toán áp dụng là Chế độ kế toán DN Việt Nam hiện hành
Tất cả các công tác liên quan đến hoạt động Kế toán – Tài chính thì đềuđược Tổng công ty thực hiện theo Quyết định số 15-2006/QĐ-BTC (thay thế choQuyết định 1141- ban hành năm 1995) bao gồm : Hệ thống tài khoản, chứng từ
Chính vì mô hình tổ chức của Tổng công ty VINACONEX được thiết kếtheo kiểu công ty mẹ - công ty con như trên, cho nên hệ thống BCTC của Tổngcông ty VINACONEX được thiết lập bao gồm BCTC hợp nhất của toàn Tổngcông ty, BCTC của Tổng công ty và tất cả BCTC của các công ty con và các đơn
vị trực thuộc BCTC hợp nhất là BCTC tổng quát, tổng hợp số liệu từ các BCTCcủa khối VP (đóng vai trò là công ty mẹ) và của các công ty thành viên (là cáccông ty con)
Tương tự, hoạt động của Cơ quan VP Tổng công ty thực hiện chức năngchủ yếu là quản lý phần vốn góp của Tổng công ty tại các công ty con, các công
ty liên doanh liên kết và thực hiện các định hướng chiến lược phát triển của Tổngcông ty như triển khai thực hiện đầu tư các dự án, thu xếp vốn đầu tư các dựán… và quản lý hoạt động kinh doanh của các đơn vị hạch toán phụ thuộc Ban
Trang 19quản lý (Ban điều hành) thuộc Khối VP Tổng công ty được thành lập để thựchiện các nhiệm vụ đặc biệt của Tổng công ty như triển khai đầu tư các dự án lớnhoặc triển khai thi công các công trình trọng điểm Do đó, BCTC của khối VPTổng công ty phản ánh kết quả hoạt động từ kinh doanh bất động sản, đầu tư dựán cũng như tất cả các hoạt động chủ yếu của VINACONEX Chính vì nhữngđặc điểm trên nên BCTC của khối VP cũng là báo cáo tổng hợp của các BCTCcủa các ban quản lý dự án, các đơn vị hạch toán phụ thuộc Do đó, BCTC củakhối VP cũng có tính chất tương tự như một báo cáo hợp nhất.
BCTC của VP VINACONEX được lập vào cuối mỗi quý và cuối năm.Phần mềm kế toán mà Tổng công ty sử dụng là Phần mềm kế toán DNANA 4.0 Việc sử dụng phần mềm kế toán trong hoạt động của mình đã làmgiảm bớt khối lượng công việc đi rất nhiều, đặc biệt là trong việc lập các BCTC,mặt khác còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Trong kỳ, căn cứ vào cácchứng từ gốc, các kế toán viên phụ trách từng mảng công việc của mình cập nhật
số liệu vào các phân hệ nghiệp vụ của chương trình phần mềm ANA 4.0 Mỗi kếtoán viên đều có một máy vi tính để làm việc: kế toán tiền mặt (phiếu thu, phiếuchi), kế toán tiền gửi ngân hàng (phiếu kế toán), kế toán vốn ( uỷ nhiệm thu, uỷnhiệm chi ), kế toán dự án (uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi)… Cuối kỳ sau khi đãcập nhật đầy đủ và trung thực các số liệu phát sinh, chương trình kế toán sẽ tổnghợp cho ra được các Báo cáo về các phân hệ nghiệp vụ Số liệu cập nhật ở cácphân hệ được lưu ở các phân hệ của mình, ngoài ra nếu cần thiết hoặc tuỳ từngnhiệm vụ mà có thể chuyển sang các phân hệ nghiệp vụ khác và phân hệ kế toántổng hợp để in ra BCTC, Báo cáo hợp nhất, Báo cáo quản trị… Kế toán tổng hợp
sẽ có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các máy khác chuyển sang nhanh chóng vàchính xác
Trang 20Hệ thống BCTC VP Tổng công ty tiến hành lập bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh BCTC
Như vậy, hệ thống BCTC của VP Tổng công ty bao gồm đầy đủ 4 loại báocáo theo như Chuẩn mực kế toán số 21 về trình bày hệ thống BCTC tại DN.Điều đó thể hiện một ưu điểm rất lớn trong việc lập BCTC tại VP Tổng công ty,
là cơ sở để phân tích BCTC chính xác và hiệu quả
2.1 Bảng cân đối kế toán
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của năm trước với số liệu ở cột cuối kỳ
để chuyển sang số đầu kỳ của bảng cân đối kế toán năm nay Trên cơ sở bảngcân đối số phát sinh cùng các sổ cái mà các công ty hạch toán phụ thuộc, banquản lý gửi lên mạng nội bộ của Tổng công ty, kế toán phần hành tại phòng tàichính - kế hoạch VP Tổng công ty tiến hành, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệucủa các tài khoản chi tiết liên quan Sau đó tiến hành tổng hợp theo phương phápcộng dồn và loại trừ
Ta có thể xem xét bảng cân đối kế toán của khối VP Tổng công tyVINACONEX tại thời điểm ngày 31/12/2007 như sau:
Trang 21Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2007
IV Các khoản đầu tư tài chính
Trang 222.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Cũng giống như bảng cân đối kế toán, việc lập báo cáo kết quả kinh doanhkhối VP tổng công ty được tiến hành theo phương pháp cộng dòng và loại trừ.Doanh thu và chi phí được tính bằng cách cộng dồn các khoản mục trong báocáo mà các đơn vị gửi lên, trên cơ sở đã trừ đi các giá trị tạo ra bởi từ các giaodịch nội bộ Trên cơ sở số liệu đã kiểm tra từ báo cáo của các đơn vị bên dưới và
số liệu liên quan trên VP Tổng công ty, kế toán tổng hợp và lập nên báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh toàn khối VP Cùng với sự hỗ trợ của phần mềm máytính, việc tổng hợp số liệu được thực hiện dễ dàng, đối với những số liệu từ đầu
kỳ, máy tính tự động đẩy từ báo cáo kết quả kinh doanh năm trước sang Do đó,thông tin trên báo cáo kết quả kinh doanh là đầy đủ, chính xác, kịp thời với nhucầu quản lý của Tổng công ty nói riêng và các ban ngành nói chung Sau đây làbáo cáo kết quả kinh doanh của Khối VP Tổng công ty VINACONEX năm2007: (trang sau)
Trang 23Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 01/12/2006 đến
31/12/2007
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 3.538.527.271.699
2 Các khoản giảm trừ 03 10.056.955.753
4 Giá vốn hàng bán 11 3.107.822.232.037
6 Thu nhập hoạt động tài chính 21 116.419.301.732
7 Chi phí hoạt động tài chính 22 98.896.241.956
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 267.765.846.291
15 Thuế thu nhập DN phải nộp 51 74.974.436.961
Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, thì chúng ta có thể thấy được tìnhhình hoạt động của VINACONEX trong năm 2007 Báo cáo kết quả kinh doanhcho thấy kết quả doanh thu, chi phí và lợi nhuận của VINACONEX trong mộtthời kỳ, giúp cho người quan tâm có thể so sánh kết quả của DN giữa kỳ này với
kỳ khác và đánh giá được chính xác tình hình phát triển của DN
2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Hạn chế của phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp làkhông cho thấy được mối quan hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quảlưu chuyển tiền từ hoạt động này Hơn nữa, các số liệu trên báo cáo lưu chuyển
Trang 24tiền tệ khó kiểm tra đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo khác Báo cáo lưuchuyển tiền tệ của VINACONEX được lập theo phương pháp gián tiếp Phươngpháp này cho phép tính toán, xác định luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trên cơ
sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản thu, chi không phảibằng tiền, các thay đổi trong vốn lưu động và các khoản tiền lưu chuyển khôngphải từ hoạt động kinh doanh VINACONEX áp dụng phương pháp này trướchết khắc phục được nhược điểm của phương pháp trực tiếp, tức cho thấy cụ thểmối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từhoạt động này, sau đó là tính toán đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu với các số liệutrong các BCTC khác Chúng ta có thể thấy rằng, lý do mà VINACONEX lựachọn phương pháp gián tiếp để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước hết vìphương pháp này phù hợp với đặc điểm tình hình của VINACONEX, nó chothấy kết quả của nhiều mặt hoạt động của VINACONEX, sau đó là vì rất nhiều
ưu điểm kể trên
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2007
Chỉ tiêu Mã số Kỳ này
Lãi lỗ hoạt động đầu tư 05 36.481.721.229
3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Tăng giảm các khoản phải thu 09 (1.591.422.296.192)
Trang 25Tăng giảm hàng tồn kho 10 (227.211.798.1550 Tăng giảm các khoản phải trả 11 1.305.226.352.271 Tăng giảm chi phí trả trước 12 (29.975.500.184) Tiền lãi vay đã trả 13 (105.606.768.095)
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15 0 Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16 (16.656.149.387)
Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh 20 (738.843.126.807)
II Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư
1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các
5 Tiền chi góp vốn vào đơn vị khác 25 (968.073.601.009)
6 Tiền thu đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 26 1.020.000.000
7 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư 30 (1.554.935.974.525)
III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1 Tiền thu từ phát hành cố phiếu, nhận góp vốn
2 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua
3 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 2.580.729.437.557
4 Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (620.505.719.190)
5 Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 0
6 Cố tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính 40 1.960.223.718.367
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 1.229.006.554.252 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 70 905.422.457.321
2.4 Thuyết minh BCTC
Trang 26Về cơ bản, việc lập bản thuyết minh BCTC tại VP Tổng công tyVINACONEX là đúng với quy định của Bộ tài chính về biểu mẫu và thời gianlập, gửi Tại VP Tổng công ty VINACONEX dựa vào sự hỗ trợ của phần mềm
kế toán khá nhiều Như vậy, việc áp dụng kế toán máy vào trong hoạt động của
bộ phận kế toán cũng tăng tính chính xác của các chỉ tiêu trên bản thuyết minhtài chính, giảm thiểu thời gian thực hiện vì khi cần kế toán tổng hợp sẽ có được
sự trợ giúp từ phần mềm kế toán và chỉ việc phân tích, giải thích số liệu sẵn có
Phần 2 Phân tích BCTC khối VP Tổng công ty VINACONEX
1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Để đánh giá được chính xác tình hình tài chính của khối VP Tổng công tyVINACONEX, chúng ta không chỉ dựa vào BCTC khối VP Tổng công ty màcòn phải dựa vào rất nhiều nguồn số liệu khác Tuy nhiên, thông qua BCTC,chúng ta cũng có thể thấy được một cách rõ nét tình hình hoạt động củaVINACONEX qua các năm và trên các lĩnh vực Sang năm 2007 là năm cónhiều chuyển đổi trong hoạt động của VINACONEX, là năm đầu tiên hoạt độngdưới hình thức Tổng công ty cổ phần, BCTC đã thể hiện những sự biến độngnhất định Để thấy được những sự biến động đó, chúng ta cần phải đi phân tíchchúng thông qua các chỉ tiêu, chủ yếu là trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáokết quả kinh doanh
1.1 Đánh giá tình hình biến động TS
Trang 274, Hàng tồn kho 731.168.378.956 7.89 958.380.177.111 6.85
5, TS ngắn hạn khác 68.661.272.167 0.74 184.045.412.042 1.32 Thuế GTGT được khấu trừ 28.887.910.076 0.31 99.445.122.036 0.71 Thuế và các khoản thu của
Trang 28độ tăng TS của VP Tổng công ty là rất rõ rệt Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của sựtăng lên của tổng TS, ta phân tích một số nhân tố cấu thành nên nó như sau:
Thứ nhất, tổng TS ngắn hạn năm 2007 tăng lên 1722 tỷ, tương ứng với tốc
độ tăng là 36.15% Có thể nói đây là một tốc độ tăng khá cao Trong tổng TSngắn hạn, có một yếu tố cần lưu ý đó là khoản mục vốn bằng tiền Vốn bằng tiền
là điều kiện rất cần thiết cho nhu cầu kinh doanh, tuy nhiên, tiền mặt năm 2007lại giảm mạnh so với năm 2006, giá trị giảm là 337 tỷ, tốc độ giảm là 37.03%.Lượng tiền mặt giảm mạnh làm giảm khả năng thanh toán của VP Tổng công ty,đặc biệt là thanh toán nợ ngắn hạn Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng gần
13 tỷ đồng, chứng tỏ hoạt động đầu tư tài chính Tổng công ty năm 2007 là cónhững tiến triển mới, Tổng công ty đã chú trọng lĩnh vực tài chính và coi nó làmột hoạt động thu lại cho Tổng nhiều lợi nhuận Đặc biệt có thể kể đến mộtkhoản mục Các khoản phải thu trong TS ngắn hạn là tăng rất đáng kể Tất cả cáckhoản mục phải thu đều tăng, đặc biệt là khoản phải thu nội bộ là tăng nhiềunhất Giá trị tăng là 1313 tỷ, tốc độ tăng là 90.8% Các khoản phải thu nội bộtăng, điều đó chứng tỏ việc luân chuyển vốn trong phạm vi nội bộ VP là thườngxuyên và với khối lượng lớn Ngoại trừ các khoản phải thu nội bộ tăng, xét vềcác khoản phải thu khác, có thể nói, Tổng công ty đang bị chiếm dụng vốn, đặcbiệt là các khoản phải thu khách hàng Có thể giải thích như sau: Khoản phải thukhách hàng là các khoản phải thu từ xây dựng các công trình công nghiệp và nhà
ở cho các tổ chức và cá nhân Các khoản phải thu khách hàng tương đối cao dođặc thù của ngành xây dựng, khối lượng thường được nghiệm thu vào cuốitháng, cuối năm và thanh toán vào kỳ tiếp theo nên công nợ phải thu vào thờiđiểm cuối kỳ báo cáo Khoản mục dự phòng giảm giá phải thu khó đòi đều bằng
0 qua 2 năm 2006 và 2007, chứng tỏ các khách hàng của Tổng công ty đều có
Trang 29khả năng thanh toán tốt Điều đó cho thấy vị trí và uy tín của Tổng công tyVINACONEX trên thị trường là rất cao và ngày càng được cải thiện Khoản mụctrả trước cho NB năm 2007 tăng 37 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng là 4.21 %.Điều này có ảnh hưởng không tích cực đến khả năng thanh toán của Tổng côngty; bất cứ một DN nào cũng cần phải giảm tỷ lệ này xuống một mức hợp lý, bởi
vì ứng trước cho NB có thể coi là một khoản mà Tổng công ty bị chiếm dụng
Yếu tố tiếp theo cần được xem xét là khoản mục Hàng tồn kho Giá trịhàng tồn kho của năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 227.212 tỷ, tương ứngvới tốc độ tăng là 31.05% Điều này có thể là do trong năm 2007, hàng ngàn cáccông trình được khởi công xây dựng, trong đó có một số công trình lớn như côngtrình dự án Thảo Điền, dự án nước Sông Đà…nhưng cuối năm chưa quyết toáncông trình, các công trình chưa đi vào hoạt động nên giá trị hàng tồn kho là lớn.Một yêu cầu đặt ra là sang năm 2008 phải tiến hành nhanh chóng việc quyết toáncác công trình xây dựng, góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển nguồn vốn trong
DN
Thứ hai, tổng TS tăng nhanh còn là do TS dài hạn cũng tăng nhanh TS dàihạn năm 2007 tăng 2993 tỷ (66.44%), trong đó tăng nhanh nhất và đáng phải kểđến nhất là TS cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn Như vậy, trongnăm 2007, VINACONEX đã có sự đầu tư rất mạnh vào TS cố định để phục vụcho hoạt động kinh doanh của mình, điều này cũng phù hợp với thực tế là cáccông trình mà VINACONEX thực hiện trong năm 2007 tăng mạnh (một số dự ánlớn như dự án nhà máy xi măng Cẩm phả, dự án Thảo Điền, dự án nước Sông
Đà, công trình đường Láng Hoà Lạc) Giá trị TS cố định tăng 2125 tỷ (56.7%) làmột con số quả thực rất cao Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính dài hạntăng lên rất mạnh trong năm 2007 chứng tỏ một điều, VINACONEX thực sự chú
Trang 30trọng vào hoạt động đầu tư tài chính, không chỉ đầu tư tài chính ngắn hạn mà cảđầu tư tài chính ngắn hạn Tốc độ tăng trong đầu tư tài chính dài hạn còn nhiềuhơn rất nhiều so với tốc độ tăng của TS cố định, tốc độ tăng là 66.76% Chúng ta
có thể để ý đến doanh thu hoạt động tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanhnăm 2006, 2007 để thấy rõ hơn kết luận ở trên Thực vây, doanh thu hoạt độngtài chính năm 2006 là 79.7 tỷ, còn năm 2007 là 116.4 tỷ Đó là một con số rất tốt,nhưng nó cũng phản ánh phần nào kết quả của sự đầu tư đúng mức của VPVINACONEX vào lĩnh vực được coi là rất quan trọng của Tổng công ty Cáckhoản phải thu dài hạn trong năm 2007 là bằng 0 thể hiện một khả năng thanhtoán tốt của VP VINACONEX
Tóm lại, thông qua việc phân tích cơ cấu TS của VP VINACONEX chothấy TS ngắn hạn và TS dài hạn chiếm tỷ trọng tương đương nhau trong giá trịtổng TS Năm 2007, TS ngắn hạn chiếm 46.38%, TS dài hạn chiếm 53.62%trong Tổng số TS TS ngắn hạn tăng lên một phần do các khoản phải thu ngắnhạn tăng lên thể hiện khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn là chưa tốt; nhưng
TS dài hạn tăng lên, trong đó các khoản phải thu dài hạn là bằng 0 lại chứng tỏ
VP rất chủ động trong các khoản phải thu, có thể thu hồi vốn dài hạn hiệu quả,đặc biệt đây là khoản mục được đánh giá là mang tính rủi ro cao, vì các khoảnphải thu thời gian càng dài, thì Tổng công ty càng gặp nhiều rủi ro trong hoạtđông thu hồi nó Có thể nói, VP VINACONEX chỉ gặp khó khăn tức thời trongcông tác thu hồi nợ ngắn hạn Điều này không đáng ngại nếu như VP có nhữngchính sách thu hồi nợ hợp lý và quản lý các khoản nợ này sát sao Tuy nhiên việclàm chính phải thực hiện đó là đưa thật nhanh các công trình đi vào sử dụng đểthu hồi các chi phí đầu tư ban đầu
Trang 31Bên cạnh đó, việc đầu tư rất nhiều vào TS cố định là thể hiện chiến lượcphát triển lâu dài của VINACONEX Nhưng khi chưa thu hồi được vốn đã bỏ rađầu tư, thì VINACONEX cần phải có những chính sách hợp lý để việc sử dụng
TS cố định được hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận cho Tổng công ty.VINACONEX cần xem xét lại cơ cấu TS của mình và có thể có những điềuchỉnh hợp lý hơn Ví dụ như giảm các khoản phải thu ngắn hạn, giảm hàng tồnkho…để việc kinh doanh thực sự có hiệu quả
1.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành TS
Một cơ cấu TS tốt thể hiện ở việc phân bổ hiệu quả, hứa hẹn những kếtquả trong tương lai Nhưng cơ cấu đó có được bảo đảm hay không lại phụ thuộcvào cơ cấu nguồn vốn Nếu TS của Tổng công ty được phân bổ một cách hợp lýnhưng lại chủ yếu lấy từ nguồn vốn đi vay và chiếm dụng thì tính hiệu quả vàbền vững của TS đó không chắc chắn Phân tích cơ cấu nguồn vốn DN sẽ biếtđược khả năng chủ động về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinhdoanh và các khó khăn của Tổng công ty đang hoặc sẽ gặp, để từ đó có kế hoạch,biện pháp xử lý kịp thời Đây thực sự là một việc làm cần thiết
Cơ cấu hay cấu trúc nguồn vốn phản ánh khả năng đảm bảo nguồn vốncủa DN đối với quá trình sản xuất kinh doanh Đồng thời việc phân tích cơ cấunguồn vốn sẽ cho ta thấy khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tựchủ trong kinh doanh hay những khó khăn về tài chính của DN Để phân tích cơ
cấu nguồn vốn VP Tổng công ty ta đi phân tích bảng 2 Bảng phân tích cơ cấu
nguồn vốn.
Bảng 2:
Trang 32BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
phải nộp Nhà nước 23.984.726.498 0.26 10.331.238.337 0.07 Phải trả công nhân
hữu 1.632.640.816.593 17.61 1.499.851.500.001 10.73 Thặng dư vốn cổ
Lợi nhuận chưa phân
Trang 33vốn VINACONEX đi vay nhiều hơn nguồn vốn tự có rất nhiều Cụ thể, nguồnvốn đi vay năm 2006 chiếm 73.6% tổng nguồn vốn, đến năm 2007, con số nàylên tới 87.58% tổng nguồn vốn Như vậy, tỷ lệ nguồn vốn mà VINACONEX đichiếm dụng của DN khác là lớn hơn rất nhiều so với khoản mà DN khác đichiếm dụng của VINACONEX Tỷ lệ vốn chiếm dụng quá cao và có xu hướngtăng nhanh trong năm 2007 làm giảm khả năng tự chủ trong việc sử dụng vốncủa Tổng công ty Cụ thể là tại thời điểm 31/11/2006, Tổng nợ phải trả củaVINACONEX là 6823 tỷ đồng, đến 31/12/2007, khoản mục này đã tăng lên là
12247 tỷ đồng Như vậy, Tổng nợ phải trả đã tăng lên là 5424 tỷ đồng, tươngứng với tốc độ tăng là 79.5% Trong nợ phải trả, thì tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn và nợdài hạn năm 2006 là gần như đều nhau, nhưng đến năm 2007, VINACONEX có
xu hướng tăng cả hai khoản mục, nhưng tốc độ tăng của nợ dài hạn là lớn hơn rấtnhiều so với nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn chỉ tăng 27.47% nhưng nợ dài hạn thìtăng 133.05% Con số này phù hợp với thực trạng hoạt động của VINACONEX
đó là Tổng công ty đang đầu tư vào hàng ngàn công trình, trong đó có nhiềucông trình trọng điểm, cho nên các khoản vay là mang tính lâu dài, là các khoảnvay dài hạn Tuy nhiên, một khi các công trình được quyết toán thìVINACONEX cần phải giải quyết ngay các khoản vay này, tích cực thu hồi nợđối với các công trình đã quyết toán, tránh tình trạng chiếm dụng vốn của DNkhác quá lâu Liên hệ với bảng phân tích cơ cấu TS, có thể thấy, tổng TS củaVINACONEX tăng lên là do nguồn vốn đi vay của VINACONEX năm 2007tăng lên để đảm bảo nhu cầu kinh doanh
Xét về nguồn vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu năm 2007 giảm xuống sovới năm 2006 là hơn 700 tỷ, tương ứng với tốc độ giảm là 29.02% Thặng dưvốn cổ phần năm 2007 đạt 810.765 tỷ, năm 2006 là 0 tỷ Điều này là tất nhiên vì
Trang 34năm 2006 VINACONEX chưa cổ phần hoá, đến tháng 11/2006 mới chính thứcchuyển sang hình thức cổ phần hoá, cho nên mới xuất hiện khoản mục này trongnăm 2007 Lưu ý rằng, thặng dư vốn cổ phần đó là phần chênh lệch giữa giá cổphiếu phát hành ra và mệnh giá của cổ phiếu đó.
Để thấy rõ được mức độ tự chủ của VINACONEX, chúng ta đi nghiên cứuthêm một số chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính của DN như là: hệ số tài trợ vốnchủ sở hữu, hệ số tài trợ TS dài hạn từ vốn chủ sở hữu Ta có bảng phân tíchdưới đây:
Bảng 3:
Phân tích cấu trúc tài chính DN
Hệ số tài trợ TS dài hạn từ nguồn vốn chủ sở hữu cho biết tại thời điểmphân tích, VINACONEX có 1 đồng TS dài hạn thì trong đó có bao nhiêu đồng
Trang 35được đầu tư từ vốn chủ sở hữu Hệ số này càng cao chứng tỏ TS dài hạn chủ yếuđược đầu tư từ vốn chủ sở hữu Đó chính là nhân tố để góp phần ổn định tìnhhình tài chính.
Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn rất cần thiết cho DN trong hoạt độngkinh doanh của mình Nó thể hiện khả năng tự chủ trong tất cả các hoạt động của
DN Dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu, chúng ta có thể đánh giá xem DN đó khoẻhay yếu, mạnh hay không mạnh Bên cạnh việc huy động các nguồn vốn từ bênngoài thì nguồn vốn tự có cũng phải rất được quan tâm, vì không DN nào có thểđứng vững chỉ bằng nguồn vốn đi vay từ bên ngoài Để cho có thể đảm bảo tất cảcác hoạt động của Tổng công ty được diễn ra trôi chảy thì phải VINACONEXphải có một khối lượng TS đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh Nhưng muốn cóđược khối lượng TS như mong muốn hoặc muốn mở rộng phạm vi sản xuấtkinh doanh thì VINACONEX phải tập trung các biện pháp tài chính cho việchuy động vốn VINACONEX là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,hoạt động xây lắp là hoạt động chủ yếu Do đó, chúng ta cũng nhận thấy rằngquá trình thi công công trình là cần vốn như thế nào
Khi đi nghiên cứu về cơ cấu nợ của một DN thì chúng ta nên đi phân tích
về hệ số nợ của DN đó Phân tích hệ số nợ gắn liền với phân tích cơ cấu nợ
Trang 36Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu năm 2006 đạt mức độ vừa phải bằng 2.789 Tức
là VINACONEX chỉ cần 2.789 tỷ đồng vốn vay khi bỏ ra 1 tỷ đồng vốn chủ sởhữu thì đủ để đảm bảo cho quá trình kinh doanh Nhưng sang đến nam 2007 thì
hệ số này tăng lên rất cao, lên tới 7.052 tức là VINACONEX cần những hơn 7
tỷ đồng vốn vay khi bỏ ra 1 tỷ đồng vốn chủ sở hữu thì mới đảm bảo tiến hànhđược hoạt động kinh doanh của mình Đây thực sự là một khó khăn lớn choVINACONEX Nguy cơ mất khả năng thanh toán là rất cao đối với DN này
Bên cạnh đó, hệ số nợ / tổng nguồn vốn và hệ số nợ dài hạn đều tăngnhiều Hệ số nợ / tổng nguồn vốn tăng từ 0.74 lên 0.88, hệ số nợ dài hạn tăng từ0.58 lên 0.82 Kết quả này phù hợp với sự phân tích cơ cấu TS và cơ cấu nguồnvốn ở trên, nó là hệ quả của việc tăng nhiều và tăng nhanh nguồn vốn đi vay,nguồn vốn đi chiếm dụng của các DN khác Tăng nhiều nguồn vốn vay để tậptrung hết mức vào hoạt động xây lắp là một trong những chiến lược của Tổngcông ty Điều này có thể hiểu được, tuy nhiên nếu để hệ số này tiếp tục tăng thìmất khả năng thanh toán là điều tất nhiên và VINACONEX sẽ gặp những rủi ro
về tài chính mà hậu quả của những rủi ro này là rất đáng ngại
Hệ số nợ tăng cao không phải do tình hình kinh doanh của VINACONEXxấu đi mà nguyên nhân là do quy mô kinh doanh được mở rộng nhưng nguồnvốn tự có và nguồn vốn do Nhà nước cấp lại quá ít, buộc VINACONEX phải
Trang 37huy động từ bên ngoài Điều này cũng là một thực trạng chung mà các công tyxây dựng đều gặp phải Vấn đề đặt ra là bên cạnh số lãi vay phải nộp cho Ngânhàng ngày càng lớn thì thủ tục vay vốn cũng gặp nhiều khó khăn một giải pháplớn mà VINACONEX đã thực hiện được để giải quyết vấn đề trên đó là đã thựchiện thành công quá trình cổ phần hoá vào tháng 11/2006 Với thành công trên,thì VINACONEX có thêm một kênh huy động rất hiệu quả và nhanh chóngkhác, không dựa vào ngân hàng, đó là huy động vốn từ trong dân cư bằng cáchphát hành cổ phiếu ra công chúng Dự kiến trong năm 2008, VINACONEX sẽ
có thêm một đợt phát hành cổ phiếu mới, tăng nguồn vốn điều lệ của Tổng công
ty lên 2000 tỷ đồng Có đủ vốn vay là một điều kiện tiên quyết để sản xuất kinhdoanh Nó cũng là cơ sở quan trọng để VINACONEX hoạt động có lãi
Có thể nói rằng, huy động vốn là một vấn đề rất quan trọng trong chiếnlược kinh doanh của tất cả các DN
Tóm lại, qua xem xét phân tích cơ cấu nguồn vốn của VINACONEX,chúng ta thấy quy mô về nguồn vốn của VINACONEX đã tăng lên đáng kểtrong năm 2007, trong đó nguồn vốn đi vay là chiếm tỷ trọng cao và tốc độ tăngrất mạnh trong năm 2007 VINACONEX rất có nguy cơ giảm khả năng thanhtoán Tuy nhiên, những phân tích trên chưa thật sự đầy đủ khi đánh giá tình hìnhtài chính của VINACONEX Chúng ta cần phải xem xét một cách toàn diện trêntất cả các chỉ tiêu thì mới có kết luận chính xác được
2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Khi đi phân tích tình hình tài chính của một DN thì thông tin không thể bỏqua đó là tình hình công nợ và khả năng thanh toán của DN đó Tình hình công
nợ và khả năng thanh toán, nếu phân tích kỹ thì nó sẽ cho chúng ta thấy DN đanghoạt động như thế nào và đang trong tình trạng như thế nào Kết quả phân tích
Trang 38đó sẽ giúp nhà quản lý có những quyết định đúng đắn khi thấy tình hình công nợkhông tốt, cần phải điều chỉnh để cải thiện tình hình tài chính nói chung Nếuhoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng các DN chiếm dụng vốn lẫn nhau,các khoản công nợ phải thu và phải trả sẽ kéo dài dẫn đến không thanh toánđược Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán là rất cần thiếtchỉ sau công việc phân tích tình hình TS và nguồn hình thành TS.
Trang 39VINACONEX muốn thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng VINACONEX đã cónhững biện pháp thu hồi tốt để có thể có đủ vốn thực hiện những mục tiêu củamình Bên cạnh đó, bổ sung vốn kinh doanh là một trong những hoạt động màVINACONEX luôn phải tìm cách để thực hiện có hiệu quả nhất Cho nên, việc
đi chiếm dụng nguồn vốn của các DN khác mà chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạngiúp VINACONEX có thể thực hiện những dự án trong năm 2008 và nâng caohiệu quả kinh doanh
Bảng 5:
BẢNG PHÂN TÍCH VÒNG LUÂN CHUYỂN VÀ THỜI GIAN VÒNG
QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU
4 THỜI GIAN VÒNG QUAY
CÁC KHOẢN PHẢI THU
Ta có thể xem xét và phân tích số vòng luân chuyển và thời gian vòngquay các khoản phải thu của năm 2006 và 2007 để thấy rõ hơn tình hình quản lýcông nợ của VINACONEX
Trong đó, số dư bình quân các khoản phải thu được tính như sau:
Số dư BQ các khoản PT 81.190.575.213+192.023.882.144
Trang 40là nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của VINACONEX là tốt, nếu con số này càng lớnthì VINACONEX sẽ bị suy giảm khả năng thanh toán do không thu hồi được
nợ đúng hạn
Thời gian vòng quay các khoản phải thu năm 2006 là 36.56 ngày Như vậytức là bình quân các khoản phải thu của khách hàng phát sinh được 36.56 ngàythì mới có thể thu hồi được VINACONEX càng giảm con số này trong các nămsau thì càng tốt
Thời gian vòng quay các khoản phải thu năm 2007 là 20.83 ngày Tức làbình quân các khoản phải thu của khách hàng phát sinh được 20.83 ngày thì cóthể thu hồi được Đây là một kết quả tốt đối với VP VINACONEX Nó cho thấysang năm 2007, việc quản lý các khoản phải thu của VP VINACONEX là rấttốt Trong khi công tác xây dựng các công trình ngày càng khó khăn do thiếu vốn
và tình trạng các công trình dở dang đang kéo dài thì việc thu hồi nợ tốt là một