Định hướng chính sách quản trị rủi ro của PVFC

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC (Trang 80)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Định hướng chính sách quản trị rủi ro của PVFC

Với tầm nhìn chiến lược nhằm xây dựng và ứng dụng mô hình quản trị rủi ro hiện đại, theo đúng chuẩn mực quốc tế, PVFC hiện đã và đang thực hiện hai bước đi quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro: xây dựng hệ thống XHTD mới và mô hình quản trị rủi ro hiện đại. Mô hình quản trị rủi ro sẽđóng vai trò chủ yếu trong việc thay đổi toàn diện và căn bản trên toàn hệ thống PVFC, giúp cho PVFC quản lý rủi ro một cách kịp thời và hiệu quả. PVFC là tổ chức tín dụng áp dụng đầu tiên tại Việt Nam, dự án triển khai thành công sẽ mang lại cái nhìn toàn diện về hoạt động quản trị rủi ro tại PVFC nói riêng và phản ánh một phần về tình hình QTRR của các TCTD tại Việt Nam nói chung.

Trong giai đoạn sắp tới, PVFC sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn thực hiện tiếp các nhiệm vụ nhưđề xuất hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, rà soát hệ thống sau khi triển khai trong thực tế… PVFC sẽ tiếp tục chặng đường xây dựng và hoàn thiện một hệ thống QTRR tiên tiến và hiệu quả nhất.

3.3. Nhiều khả năng PVFC hướng tới một ngân hàng thương mại

Với mục tiêu chung nhằm xây dựng PVFC thành một định chế tài chính – ngân hàng mạnh có uy tín, sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế, hiện nay đã có nhiều động thái tích cực của PVFC trong mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động từ một công ty tài chính sang ngân hàng thương mại, một đề án lớn mang lại nhiều cơ hội và thách thức trong bối cảnh biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chuyển đổi đáng ghi nhận trong thời gian qua chính là là sự dịch chuyển tài sàn từ đầu tư sang thương mại. PVFC vẫn giữ một phần mô hình ngân hàng đầu tư nhưng không phải tựđi đầu tư mà là cung cấp dịch vụ đầu tư như bảo lãnh phát hành trái phiếu, thu xếp các khoản vốn, tư vấn mua bán sáp nhập… Lựa chọn những thời điểm thị trường thuận lợi để thoái vốn, xu hướng tăng cường huy động vốn, đặc biệt từ các doanh nghiệp thuộc PVN và bên ngoài.

Nếu thực hiện thì quá trình chuyển đổi cần phải tiến hành từng bước chắc chắn và PVFC cần thêm thời gian để thanh lọc những tài sản đầu tư và thử nghiệm

mạnh hơn trong lĩnh vực huy động vốn cũng như phát triển tín dụng, kinh doanh tiền tệ.

Nhiều khuyến nghị mô hình chuyển đổi đưa ra cho PVFC khi phát triển thành một ngân hàng bán lẻ như sự thành công của ACB, EIB hay Teckombank, PVFC cần nghiên cứu phát triển sản phẩm và đạo tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp là một hoạt động rất quan trọng; thực hiện quản lý hoạt động bán hàng và hoạt động tín dụng tập trung, và đặc biệt là cần thiết xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng một cách hiệu quả giúp tăng cường hiệu quả việc thẩm định khách hàng một cách tập trung. Ngoài ra, những thay đổi mạnh, phù hợp về cả cơ cấu tổ chức, công tác nhân sự cũng như tiếp tục xây dựng, quảng bá thương hiệu…là rất cần thiết và phải có một lộ trình cụ thể.

3.4. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của PVFC

Theo yêu cầu của Ủy ban Basel, các TCTD cần có sự thay đổ chức nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản trị rủi ro. Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụđo lường rủi ro mới. Việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộđang ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng trong các TCTD. Mục tiêu đặt ra đối của PVFC:

- Trước hết sử dụng kết quả chấm điểm XHTD nội bộ để tiến hành phân loại nợ, thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như quản trị rủi ro.

- Đây là cơ sở để PVFC có thể đưa ra các chính sách một cách đồng bộ, rõ ràng và hiệu quả phù hợp với từng khách hàng đồng thời là công cụ để các cấp phê duyệt tín dụng ra quyết định tín dụng một cách tối ưu.

- Bên cạnh đó, hệ thống XHTD sau khi điều chỉnh phải đảm bảo khả năng quản trị tín dụng thống nhất toàn hệ thống, đây là căn cứ để PVFC có thể dự báo trước những tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng, đưa ra những rủi ro mang tính cảnh báo cũng như phòng tránh gian lận, từ đó xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng phù hợp.

PVFC là TCTD phi ngân hàng, một định chế tài chính trực thuộc một tập đoàn kinh tế lớn, do vậy việc hoàn thiện hệ thống XHTD cũng đặt ra yêu cầu vừa phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng phải phù hợp với điều kiện, những đặc thù kinh doanh riêng biệt của PVFC, vừa đảm bảo tính linh hoạt có thể điều chỉnh dễ dàng với những biến động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong thời kỳ hiện nay khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đang diễn ra hết sức phức tạp. Kết quả xếp hạng khách hàng phải tính đến nguy cơ xấu nhất là vỡ nợ hay phá sản, mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với TCTD, các chỉ tiêu, bộ chỉ tiêu chấm điểm XHTD trong mô hình phải đảm bảo không quá phức tạp và sát với thực tếđể các đơn vị thực hiện dễ dàng sử dụng, tạo niềm tin với Ban lãnh đạo.

3.5. Các giải pháp hoàn thiện phần mềm xếp hạng tín dụng DN tại PVFC

3.5.1. Hoàn thin quy trình nghip v và công tác trin khai XHTD ti PVFC

Hiện nay, trong hệ thống PVFC thì bộ phận Quản trị rủi ro là đầu mối triển khai, tiếp nhận phản hồi và hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về sử dụng phần mềm chấm điểm. đến hệ thống XHTD và thực hiện phân loại nợ theo điều 7/QĐ 493 của NHNN. Giải pháp lúc này là :

Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng, sửa đổi và phổ biến các quy định, quy chế của PVFC liên quan đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng như phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN ngày càng phù hợp hơn với thực tế khi áp dụng.

Chủ trì tổ chức và thực hiện nhiều hơn các buổi hội thảo tại đơn vị với sự tham dự của lãnh đạo đơn vị và các phòng, ban có liên quan; hướng dẫn trực tiếp về quy trình, nghiệp vụđối với các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định tại các đơn vị.

Việc phân cấp, phân quyền xếp hạng tín dụng cũng nên có quy định theo hạn mức cho từng chi nhánh, từng đơn vị trên toàn hệ thống, để khi vượt khung thì kết quả xếp hạng cần thiết qua nhiều cấp kiểm soát.

Cách phân loại hệ thống XHTD doanh nghiệp như hiện nay chưa thật tối ưu. Do vậy, đề tài khuyến nghị nên thay đổi, điều chỉnh cách đặt tiêu đề của hệ thống xếp hạng rõ ràng hơn, nhìn vào tiêu đề các bộ phận thực hiện có thể phân loại ngay và sử dụng chính xác bộ xếp hạng tín dụng, không để nhầm lẫn, vì sẽảnh hưởng rất lớn đến kết quả xếp hạng. Theo cách phân loại của một số TCTD và có sự điều chỉnh cho phù hợp với PVFC thì có thể phân chia thành 3 đối tượng tương ứng với 3 bộ xếp hạng như sau:

 Khách hàng là doanh nghiệp có báo cáo tài chính 2 năm trở lên kể từ khi phát sinh doanh thu.

 Khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, chưa có đủ báo cáo tài chính.

 Khách hàng là doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn thực hiện 1 hay nhiều dự án và chưa có đủ báo cáo tài chính 2 năm kể từ khi phát sinh doanh thu. Các chỉ tiêu phi tài chính mang tính chất định lượng ước tính nhưng đều là những số tính toán tuyệt đối sẽ không thể hiện đúng bản chất. Đề tài kiến nghị sẽ phù hợp hơn nếu thiết lập các khoảng giá trị tương đối cho các chỉ tiêu này để cán bộ nghiệp vụ sẽ lưa chọn sau khi ước tính.

3.5.3. Hoàn thin báo cáo kết qu xếp hng

Báo cáo kết quả xếp hạng nên có thêm thông tin vềđiểm chi tiết của từng chỉ tiêu, sẽ cụ thể hơn cho việc đối chiếu so sánh giữa các kỳ chấm điểm, thấy rõ được mức độảnh hưởng của từng chi tiêu và mức chênh lệch khi chỉ tiêu này thay đổi.

Cần thiết bổ sung thông tin về tài sản đảm bảo trong phần mềm cũng như báo cáo kết quả xếp hạng như về: tên tài sản đảm bảo, giá trị TSĐB, mức cấp tín dụng, tỷ lệ cho vay…và có những nhận xét, đánh giá và xếp hạng TSĐB.

Đối với mỗi hệ thống xếp hạng, báo cáo kết quả xếp hạng không chỉ có kết quả xếp hạng lần này mà cần thiết ghi nhận lại kết quả xếp hạng lần gần nhất trước đó và chi tiết đến điểm các khoản mục chính nhưđiểm phi tài chính, điểm tài chính, tổng điểm, xếp loại, nhóm nợ.

3.5.4. Hoàn thin và phát trin h tng công ngh thông tin

Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin đặc biệt là theo hướng hiện đại, tự động hóa, tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin… sẽ hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng

Do hệ thống XHTD có khả năng kết nói dữ liệu với hệ thống core-banking (hệ thống ngân hàng lõi hiện đại nhất hiện nay), do vậy để phần mềm XHTD ngày càng hoàn thiện thì PVFC cũng như các TCTD nói chung cần phải có hệ thống IT mạnh, phần mềm core banking mạnh và vận hành ổn định. Chú trọng hơn vào công nghệ hóa và đầu tư mạnh công nghệ thông tin là việc làm rất cần thiết. Công nghệ hiện đại được xem là công cụ hiệu quả nhất hỗ trợ cho công tác quản lý toàn hệ thống.

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin để quản lý khách hàng. Khi hệ thống công nghệ thông tin mạnh sẽ hỗ trợ cho hoạt động xét duyệt và giám sát khoản vay hiệu quả hơn.

3.5.5. Tiếp tc hp tác vi các đơn v tư vn có uy tín v XHTD và QTRR

Hiện nay, có khá nhiều TCTD đã ký hợp đồng với Ernst & Young Việt Nam (EYVN) nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với quy định mới về phân loại nợ định tính theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. EYVN đã giúp PVFC vận hành thành công hệ thống XHTD nội bộ, và hiện tại rất cần thiết để EYVN tiếp tục trợ giúp, tư vấn hiệu quảđể hoàn thiện và nâng cao hệ thống XHTD nội bộ bao gồm các mô hình chấm điểm xế hạng tín dụng đối với khách hàng theo từng nhóm ngành nghề khác nhau và đặc biệt hệ thống phải được thiết kế một số sản phẩm đặc thù riêng có của PVFC.

Mặt khác, mô hình cần hoàn thiện theo hướng nâng tỷ trọng % các chỉ tiêu định tính được lượng hóa trong hệ thống xếp hạng, từđó sẽ giảm mức độ phụ thuộc vào xét đoán chủ quan của bộ phận chấm điểm khách hàng.

Tuy nhiên, để công tác tư vấn hiệu quả và ít tốn kém yêu cầu trong quá trình tác nghiệp cần thiết có những phản hồi từ phía các bộ phận nghiệp vụ, có những

kiến nghị và đề xuất trực tiếp lên Ban Quản trị rủi ro để yêu cầu điều chỉnh cho phù hợp.

3.5.6. Hoàn thin các trng s, ch tiêu phân tích và phân quyn phê duyt kết qu xếp hng.

Hiện nay, trọng số của phần tài chính và phi tài chính trong bộ chỉ tiêu xếp hạng tại PVFC chỉ phân biệt giữa báo cáo tài chính đã kiểm toán và chưa kiểm toán, giữa quy mô siêu nhỏ và các quy mô khác:

Bảng 3.1: Tỷ trọng điểm tài chính và phi tài chính đối với từng loại quy mô DN Quy mô lớn – Trung bình –

Nhỏ

Tổng điểm tài chính

Tổng điểm phi tài chính

Báo cáo tài chính đã kiểm toán 35% 65% Báo cáo tài chính chưa kiểm toán 30% 65%

Quy mô siêu nhỏ

Báo cáo tài chính đã kiểm toán 25% 75% Báo cáo tài chính chưa kiểm toán 20% 75%

Như vậy, số liệu cho thấy tỷ trọng điểm các chỉ tiêu phi tài chính lớn hơn nhiều các chỉ tiêu tài chính. Quan điểm này phù hợp đối với các doanh nghiệp có độ tin cậy báo cáo tài chính thấp. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng khách hàng tại PVFC khá đa dạng, không chỉ các đơn vị trong tập đoàn Dầu khí, còn có nhiều doanh nghiệp ngoài ngành có quy mô lớn hay các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán với các thông tin được kiểm toán và công bố rộng rãi. Lúc này, việc đồng nhất tỷ trọng như trên là chưa thật hợp lý. Trong khi thực trạng hiện nay tại PVFC cũng như các TCTD khác, khi chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính rất khó đánh giá mức độ chính xác và trung thực: dựa trên cảm tính và chưa có đủ căn cứ, nhận xét cũng như đánh giá của cán bộ chấm điểm còn lạc quan và ảnh hưởng nhiều đến kết quả xếp hạng (nhưđã trình bày trong chương II về những hạn chế của hệ thống XHTD DN ). Việc điều chỉnh lại trọng số giữa chỉ tiêu tài chính và phi tài

chính đối với hệ thống XHTD nội bộ PVFC lúc này là cần thiết, hạn chế những bất cập, phù hợp với từng loại quy mô và sự phát triển trong thời gian tới của một tổ chức tín dụng phi ngân hàng hàng đầu Việt Nam:

- Đưa ra định nghĩa cũng như các tiêu chí chuẩn để xác định quy mô doanh nghiệp là lớn, trung bình, nhỏ và siêu nhỏ..

- Có thể kết hợp phân loại doanh nghiệp theo quy mô đi cùng các tiêu chí khác như doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hay doanh nghiệp được các đơn vị có uy tín cao thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. - Điều chỉnh trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho phù hợp với

mỗi loại quy mô doanh nghiệp. PVFC có thể tham khảo trọng số theo Ngân hàng Chinatrust – Chi nhánh HCM.

Bảng 3.2: Tỷ trọng yếu tố tài chính và phi tài chính của Chinatrust

Quy mô Vừa và nhỏ Trung bình Lớn

Tỷ trọng tài chính 40% 65% 70%

Tỷ trọng phi tài chính 60% 35% 30% Nguồn: Cẩm nang XHTD Chinatrust

- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích bằng cách tăng thêm nhiều hơn các chỉ tiêu mang tính định lượng trong bộ chỉ tiêu phi tài chính, các số liệu tính toán sẽđược yêu cầu có cơ sở hợp lý, hạn chế tính chủ quan của cán bộ chấm điểm.

3.5.7. Các gii pháp mang tính h tr

Bên cạnh các đề xuất sửa đổi mô hình như đã trình bày, đề tài cũng đề xuất các biện pháp, các khuyến nghị mang tính hỗ trợ cần thiết cho hệ thống XHTD DN tại PVFC, giúp hệ thống phát huy tối đa hiệu quả. Kết quả xếp hạng nhằm đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng nhưng có thể vẫn không phản ánh và khác xa so với thực tế đặc biệt trong điều kiện kinh tế khủng hoảng có nhiều biến động theo chiều

hướng xấu như hiện nay. Yếu tố con người, chuyên môn cùng với những kinh nghiệm nhạy bén đóng vai trò quan trọng và công nghệ hiện đại cũng không thể hoàn toàn thay thế. QTRR tín dụng một cách hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ, trong đó:

Cần tăng cường tần suất công tác kiểm tra khách hàng, tuân thủ theo đúng quy định kịp thời cập nhật thông tin về các biến động của khách hàng từđó sẽ kịp thời điều chỉnh các chính sách tín dụng một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)