Xếp hạng doanh nghiệp của S&P

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC (Trang 28 - 30)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Xếp hạng doanh nghiệp của S&P

Standard&Poor’s được biết đến với tư cách là một cơ quan đánh giá tín dụng, chuyên cung cấp các xếp hạng tín dụng về các món nợ của các tập đoàn nhà nước và tư nhân. S&P đã được uỷ ban chứng khoán Mỹ SEC chứng nhận là một trong những tập đoàn đánh giá xếp hạng tín nhiệm được thừa nhận ở bậc quốc gia.

Cũng như Fitch, phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S&P cũng tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ. Trước đây, phân tích khả năng sinh lợi là một trong các bước phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp. Nhưng theo tiêu chuẩn XHTD doanh nghiệp 2008, S&P nhấn mạnh khả năng sinh lợi như một phần của bước đánh giá rủi ro kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Trong quy trình xếp hạng, S&P không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

 Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh, vị thế doanh nghiệp trong ngành, lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các vấn đề phân tích

trong rủi ro kinh doanh hay trong phân tích định tính của Fitch, S&P và Moody's hầu hết là giống nhau.

 Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thông tin kế toán, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn. Đểđánh giá khả năng trả nợ, S&P đưa ra một số tỷ số chính để phân tích:

Trong đó: Khấu hao = Depreciation (D) + Amortisation (A)

EBITDA: Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao CAPEX: Capital Expenditures (chi phí vốn)

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)