Các kiến nghị đối với nhà nước để hoàn thiện XHTD DN

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC (Trang 88 - 116)

6. Bố cục của luận văn

3.6.Các kiến nghị đối với nhà nước để hoàn thiện XHTD DN

NHNN cần nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Bài học từ cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ gần đây cũng đã cho thấy một hệ lụy to lớn khi hệ thống thanh ra giám sát thất bại trong việc điều tiết, giám sát hệ thống tài chính, chia sẻ thông tin và phối hợp công tác giữa các cơ quan giám sát quốc gia. Trung tâm thông tin tín dụng chính là cơ quan thu thập thông tin, một kênh thông tin quan trọng của NHNN và các TCTD, chia sẻ thông tin nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động, thông tin chính xác, đa dạng và nhanh chóng, CIC cần chú trọng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, xây dựng đội ngũ có trình độ và ứng dụng năng lực công nghệ hiện đại.

Một giải không kém phần quan trọng là nhà nước cần sớm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan chủ chốt: NHNN, Bộ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi cũng như ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Thông tin sẽ đầy đủ nhưng không bị chồng chéo và từđó hỗ trợ rất nhiều cho các TCTD và DN.

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nên đưa ra một khung pháp lý tối thiểu cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm trong nước và cần thiết phải xây dựng những công ty xếp hạng tốt ở Việt Nam.

Đểđáp ứng nhu cầu này, đề tài kiến nghị nên xây dựng một mô hình XHTD chung, chuẩn cho tất cả các TCTD và NHNN chính là cơ quan giám sát cao nhất. Tuy nhiên, NHNN sẽ giám sát ở góc độ vĩ mô, có đan xen kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhưng mọi các thức phân quyền về thẩm quyền phê duyệt vẫn được trao quyền chủ động cho từng TCTD. Định kỳ NHNN sẽ đánh giá cũng như nhận mọi phản hồi, đóng góp từ tất cả các TCTD và chắc rằng mô hình này sẽ nhanh chóng được hoàn thiện. Đây cũng được xem như là một mô hình QTRR tập trung, phát huy được nhiều ưu điểm: sẽ nâng cao tính chuyên môn hóa, phản ánh chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp được xếp hạng một cách chính xác hơn và có cơ sở làm căn cứ so sánh khi tất cả các TCTD áp dụng chung một mô hình.

Đây là một kiến nghị mà đề tài tự đánh giá là rất mạnh dạn đề xuất dù biết việc thực hiện trong thực tế là rất khó. Có thể thực hiện được hay không, không chỉ phụ thuộc vào tính thống nhất cao từ NHTW đến các TCTD, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan đến nguồn lực, nhân lực cũng như hệ thống cơ sở vật nhất và đặc biệt là hệ thống thông tin hiện đại hóa.

Kết luận nghiên cứu của chương III:

Đề tài đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện XHTD doanh nghiệp của PVFC dựa trên chính thực trạng và những mặt còn hạn chế của hệ thống; đồng thời có tham khảo những tiến bộ, ưu điểm của các mô hình chấm điểm của các TCTD khác làm cơ sởđề xuất nhằm hoàn thiện XHTD DN tại PVFC.

KT LUN

Trong bối cảnh hiện nay khi mà « có nhiều tác nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính, hệ quả của nó là dẫn đến quá nhiều tín dụng và các chuẩn mực yếu kém trong việc cho vay. Yếu huyệt của hệ thống ngân hàng trong việc hình thành rủi ro này bắt nguồn từ việc lạm dụng đòn bẩy tài chính, quá ít vốn bắt buộc » (phát biểu Stefan Walter, Tổng thư ký Uỷ Ban Giám sát Ngân Hàng Basel ». Vì vậy, sau khi đưa ra tiêu chuẩn Basel II, Ủy Ban giám sát tiếp tục cho ra đời các tiêu chuẩn Basel III để củng cố thêm bức tường thành an ninh tài chính – ngân hàng, các biện pháp giám sát chặt chẽ hơn.

Vì vậy hệ thống XHTD nội bộ tại các TCTD cũng cần được xây dựng và thực hiện nghiêm túc, trung thực, đúng đắn để công cụ này phát huy chức năng đánh giá thực lực và triển vọng khách hàng, tránh tình trạng sử dụng nó như một công cụ để điều chỉnh chính sách khách hàng theo những ý kiến mang tính chủ quan.

Đề tài nghiên cứu «Giải pháp hoàn thiện XHTD doanh nghiệp PVFC » đã làm rõ và thống kê khá đầy đủ hệ thống các lý luận về XHTD cho khách hàng doanh nghiệp cũng như quản trị rủi ro tín dụng. Đề tài cũng đã phân tích và có cái nhìn khá toàn diện về hệ thống XHTD nội bộ tại Tổng công ty tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC). Với các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu và tiếp cận các nguồn thông tin thực tế: Thống kê lịch sử, phân tích số liệu, nghiên cứu tình huống… từ đó đưa ra những đánh giá, giải pháp mang tính thực tiễn cao và giúp hoàn thiện hệ thông xếp hạng PVFC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Báo cáo thường niên PVFC 2009, 2010 và báo cáo tài chính 6 tháng/2011, http://www.pvfc.vn

2. Bản cáo bạch PVFC “niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM” 2008.

3. PVFC (2010), “Cẩm nang xếp hạng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp năm 2010”, PVFC.

4. Lê Tất Thành, “các phương pháp xếp hạng trên thế giới”, http://www.rating.com.vn.

5. Ngân hàng Nhà Nước (2002), “Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN: Triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp”

6. Ngân hàng Nhà Nước (2005), “Quyết định 493/20052/QĐ-NHNN: Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”

7. Ngân hàng Nhà Nước (2007), “Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN: Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”.

8. Deloite (2010), “hội thảo đánh giá rủi ro”, Deloite Viet Nam.

9. Nguyễn Trường Sinh (2009), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank, Luận văn Thạc Sĩ Kinh Tế

10. Trung tâm Thông tin tín dụng (2010), “Bản thông tin xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp”, Trung tâm Thông tin tín dụng.

11. Chu Hương Giang (2009), “Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế.

12. BIDV (2004), “Sổ tay tín dụng”, BIDV

13. Lâm Minh Chánh (2007), “Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín Nhiệm”,

www.saga.vn

14. ACB (2010), “Sổ tay xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng doanh nghiệp năm 2010”, ACB

Hướng dẫn chấm điểm dành cho khách hàng doanh nghiệp – Module scoring phân loại nơ”, ACB

“Hướng dẫn chấm điểm dành cho khách hàng doanh nghiệp – Module scoring xét duyệt”, ACB

15. Ths Nguyễn Đức Trung - Học Viện Ngân Hàng “Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro”, www.rating.com.vn.

16. Thùy Linh - Phòng Nghiên cứu tiền tệ- ngân hàng Quốc tế, “Sự lên ngôi của thuyết “Thiên nga đen”. Nhà đầu tư có nên tiếp tục đặt niềm tin vào các bản xếp hạng tín nhiệm?”, http://www.sbv.gov.vn ngày 19/04/2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Hải Lý (2011) “Dịch chuyển tài sản ở PVF: chuyển hướng thành ngân hàng thương mại?”, http//.cafef.vn.

18. Nguyễn Thành Huyên (2009), hoàn thành hệ thống XHTD của Vietcombank, luận văn thạc sỹ kinh tế.

B. Tiếng Anh

19. Chinatrust bank (2009), “Statistical Modelling in Credit Rating”, Chinatrust bank.

20. Edward I. Altman (1968), “Predicting Financial Distress Of Companies: Revisiting The Z-Score And Zeta® Models”, New York University

21. Edward I. Altman (1968), “The use of credit scoring models and the important of a credit culture”, New York University

22. Fitch (2008), “Corporate Rating Methodology”, www.fitchratings.com

23. Moody's (2008), “Moody's Rating Symbols and Definations”, www.moodys.com

24. Standard & Poor's (2008), “Standard & Poor's Ratings Definitions”, Standard & Poor's

PHỤ LỤC 1:

Áp dụng một số điều chỉnh cần thiết thông qua các giải pháp hoàn thiện

để chấm điểm xếp hạng lại cho công ty X

Doanh nghiệp X như đã phân tích ở trên có một số hạn chế trong cách đánh giá khi xếp hạng tín dụng nội bộ. Với mô hình XHTD nội bộ hiện tại, đề tài nghiên cứu có thểđiều chỉnh lại trọng số của các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính.

Doanh nghiệp có quy mô khá lớn, hoạt động có uy tín trong ngành vận tải biển trong thời gian vừa qua. Mặt khác, báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Deloite - Một trong bốn công ty kiểm toán có uy tín nhất thế giới hiện nay nên báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tính đoán được đánh giá có mức độ tin cậy khá. Đề tài mạnh dạn đề xuất trọng số phi tài chính giảm còn 60%, trọng số chỉ tiêu tài chính là 40%.

Mặt khác, điều chỉnh khách quan và khắt khe hơn khi chấm điểm phi tài chính đúng với tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như thị trường.

Kết quả xếp hạng trước và sau khi điều chỉnh cho kỳ xếp hạng Quý I/2011 như sau (kết quả chấm điểm tài chính không thay đổi).

Bảng 1: Kết quả xếp hạng công ty X trước và sau khi có điều chỉnh 1. THÔNG TIN TÀI CHÍNH khi Điểđm triều chướỉnh c Đđiểiềm sau khi u chỉnh

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản 17 17

Nhóm chỉ tiêu hoạt động 11 11

Nhóm chỉ tiêu cân nợ 5 5

Nhóm chỉ tiêu thu nhập 13.4 13.4

Tổng điểm thông tin tài chính 46.4 46.4

2.THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH Điểm

Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng 44 40

Trình độ quản lý và môi trường nội bộ 93.2 93.2

Quan hệ với PVFC 93.8 93.8

Các nhân tốảnh hưởng đến ngành 91 81

Tổng điểm thông tin phi tài chính 87.65 82.90

3. KẾT QUẢ XẾP HẠNG

Tổng điểm theo kết quả xếp hạng 73.21 68.30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân loại A BBB

Nhóm nợ theo kết quả XHTD Đủ tiêu chuẩn Đủ tiêu chuẩn

Nguồn: Chấm điểm theo hệ thống xếp hạng nội bộ PVFC sau khi điều chỉnh, sau

đó tính lại kết quả theo tỷ trong điểm tài chính và phi tài chính nhưđề xuất.

Nhìn vào kết quả xếp hạng cho thấy, điểm xếp hạng doanh nghiệp giảm từ hạng A xuống BBB. Trong thời gian tới nếu tình hình doanh nghiệp và thị trường không được cải thiện thì kết quả kỳ chấm điểm xếp hạng tiếp theo có thể dưới 68 điểm và đối chiếu theo cách phân hạng tại PVFC hiện nay thì doanh nghiệp sẽ giảm xuống còn BB. Lúc này, nợ của công ty X thuộc nhóm 2 - Nợ cần chú ý và cách thức quản trị rủi ro và áp dụng chính sách khách hàng với Công ty CP X sẽ phải thay đổi, thậm chí phải trích lập dự phòng rủi ro cho khoản cấp tín dụng này. Tuy nhiên, hiện nay chính sách vĩ mô đang có tác dụng chiều hướng tích cực, nhiều nhà phân tích cũng đã có cái nhìn lạc quan hơn về tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới trong thời gian tới. PVFC mong muốn cũng sẽ đón đầu thị trường vì vậy cũng là một lý do giải thích cho những đánh giá lạc quan hơn trong cách xếp hạng khách hàng này hiện nay.

PHỤ LỤC 2:

Phương pháp ước tính DPRR tín dụng theo chuẩn mực quốc tế IAS 39

Phương pháp ước tính dự phòng theo IAS 39 gồm hai phần: “Phân loại các khoản cho vay” và “lập dự phòng”. Danh mục tín dụng, trước hết, được phân loại căn cứ vào chất lượng các khoản cho vay. Mức dự phòng cụ thể sẽđược xác định dựa trên các mức phân loại của khoản vay và chiết khấu dòng tiền trả nợ ước tính của các khoản cho vay đó.

Bước 1: Phân loại khoản vay

Sau khi chấm điểm khách hàng vay theo hệ thống XHTD nội bộ, mỗi khoản vay sẽ được xếp vào một trong năm loại sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Tiêu chí phân loại các khoản cho vay được tóm tắt như sau:

Nợ đủ tiêu chuẩn: không có những điểm yếu có thểảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ theo như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Cơ cấu khoản vay tốt nên việc thu hồi nợ gốc và lãi được thực hiện kịp thời và đầy đủ xét trên mọi phương diện. Tóm lại đây là khoản vay tốt cho khách hàng tốt.

Nợ cần chú ý không có những điểm yếu rõ ràng nhưng có biểu hiện rủi ro ở mức độ cao hơn ở mức độ rủi ro thông thường. Khoản cho vay này có thể có cơ cấu không hợp lý hoặc thể hiện xu hướng giảm sút, hoặc có các tính chất khác làm tăng rủi ro không thu hồi được nợ.

Nợ dưới tiêu chuẩn có những điểm yếu tín dụng rõ ràng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ. Khoản cho vay không được đảm bảo bằng tình hình tài chính hoặc khả năng thanh toán khả quan của khách hàng. Với các khoản cho vay xếp loại “dưới tiêu chuẩn”, công ty có thể chịu một số tổn thất nếu các điểm yếu tín dụng không được khắc phục.

Nợ nghi ngờ có đầy đủ các điểm yếu của một khoản cho vay “dưới tiêu chuẩn”. Thêm vào đó, khoản cho vay này còn có những điểm yếu làm cho khả năng hoàn trả toàn bộ khoản vay, dựa trên các điều kiện hiện tại là không chắc chắn. Ví dụ về một khoản vay “nghi ngờ” là khoản vay có các đặc điểm của khoản cho vay “dưới tiêu chuẩn” và thêm vào đó, khoản cho vay này đã quá hạn lâu và không được đảm bảo bằng đầy đủ giá trị có thể thực hiện được của tài sản thế chấp.

Nợ có khả năng mất vốn là những khoản cho vay rất khó có khả năng thu hồi và giá trị thực hiện quá nhỏ đến mức khả năng tiếp tục được ghi nhận là tài sản không được đảm bảo. Điều này không có nghĩa là các khoản cho vay này hoàn toàn bị mất, nhưng trên thực tếđó là các khoản vay cần được xoá mặc dù trong tương lai Công ty có thể thu hồi được phần nào các khoản cho vay bằng nhiều biện pháp.

Bước 2: Lập dự phòng theo IAS 39

Theo đó dự phòng cụ thể được xác định cho các khoản cho vay thuộc một trong năm mức phân loại cuối cùng theo kết quả của bước 1, dựa trên việc thực hiện chiết khấu dòng tiền ước tính có thể thu hồi được từ việc hoàn trả nợ vay của các khoản cho vay. Giá trịước tính của các tài sản đảm bảo cũng được xem xét khi xác định dòng tiền ước tính thu hồi được.

PHỤ LỤC 3: XHTN THEO CHỈ SỐ Z VÀ ZETA CỦA EWARD I.ALTMAN

Dựa vào những nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ, chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York. Đây là mô hình dự báo dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa yếu tố (MDA), trên thế giới ít có phương pháp nào được kiểm tra kỹ lưỡng và chấp nhận rộng rãi như hàm thống kê “chỉ số Z”. Do vậy, mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.

Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:

X1=

Vốn luân chuyển Tổng tài sản

 Vốn luân chuyển (vốn lưu động ròng) = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn  Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1

X2 =

Lợi nhuận giữ lại Tổng tài sản

 Tỷ số X2 này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian.

 Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50%

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC (Trang 88 - 116)