- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết
2. Những đặc điểm của Tổng công ty ảnh hưởng tới đề tài nghiên cứu
1.1 Đánh giá tình hình biến động TS
Bảng 1.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA TỔNG CÔNG TY VINACONEX
Chỉ tiêu Ngày 31/11/2006 Ngày 31/12/2007 Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) A, TÀI SẢN NGẮN HẠN 4.764.595.776.650 51.40 6.486.119.290.953 46.38 1, Tiền 1.229.006.554.252 13.26 905.422.457.321 6.47 Tiền mặt 1.222.400.454.252 13.19 885.074.264.521 6.33 Các khoản tương đương
tiền 6.606.100.000 0.07 20.348.192.800 0.15 2, Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 60.477.133.299 0.65 73.342.122.891 0.52 3, Các khoản phải thu 2.675.282.437.976 28.86 4.364.929.121.588 31.21 Phải thu của khách hàng 192.023.882.144 2.07 216.355.667.106 1.55 Trả trước cho NB 878.492.765.908 9.48 915.503.469.982 6.55 Phải thu nội bộ 1.446.544.904.568 15.60 2.759.983.405.754 19.74 4, Hàng tồn kho 731.168.378.956 7.89 958.380.177.111 6.85 5, TS ngắn hạn khác 68.661.272.167 0.74 184.045.412.042 1.32
Thuế GTGT được khấu trừ 28.887.910.076 0.31 99.445.122.036 0.71 Thuế và các khoản thu của
Nhà nước
20.307.473 0.00 39.011.297 0.00 TS ngắn hạn khác 10.776.410.468 0.12 14.885.055.160 0.11 B, TÀI SẢN DÀI HẠN 4.505.911.280.711 48.60 7.498.303.580.186 53.62 1, Các khoản phải thu dài
hạn
436.676.272 0.00 0 0.00 2, TS cố định 3.748.746.932.653 40.44 5.873.941.383.217 42.00 3, Bất động sản đầu tư 160.716.459.662 1.73 129.406.256.295 0.93 4, Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
482.145.778.415 5.20 1.450.219.379.424 10.37 5, TS dài hạn khác 113.865.433.709 1.23 44.736.561.250 0.32
Tổng cộng TS 9.270.507.057.361 100 13.984.422.871.139 100
Nhìn vào bảng 1, ta thấy tổng số TS của VP Tổng công ty năm 2007 đã tăng lên 4714 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng là 50.85%. Như vậy, quy mô và tốc độ tăng TS của VP Tổng công ty là rất rõ rệt. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự tăng lên của tổng TS, ta phân tích một số nhân tố cấu thành nên nó như sau:
Thứ nhất, tổng TS ngắn hạn năm 2007 tăng lên 1722 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng là 36.15%. Có thể nói đây là một tốc độ tăng khá cao. Trong tổng TS ngắn hạn, có một yếu tố cần lưu ý đó là khoản mục vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền là điều kiện rất cần thiết cho nhu cầu kinh doanh, tuy nhiên, tiền mặt năm 2007 lại giảm mạnh so với năm 2006, giá trị giảm là 337 tỷ, tốc độ giảm là 37.03%. Lượng tiền mặt giảm mạnh làm giảm khả năng thanh toán của VP Tổng công ty, đặc biệt là thanh toán nợ ngắn hạn. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng gần 13 tỷ đồng, chứng tỏ hoạt động đầu tư tài chính Tổng công ty năm 2007 là có những tiến triển mới, Tổng công ty đã chú trọng lĩnh vực tài chính và coi nó là một hoạt động thu lại cho Tổng nhiều lợi nhuận. Đặc biệt có thể kể đến một khoản mục Các khoản phải thu trong TS ngắn hạn là tăng rất đáng kể. Tất cả các khoản mục phải thu đều tăng, đặc biệt là khoản phải thu nội bộ là tăng nhiều
nhất. Giá trị tăng là 1313 tỷ, tốc độ tăng là 90.8%. Các khoản phải thu nội bộ tăng, điều đó chứng tỏ việc luân chuyển vốn trong phạm vi nội bộ VP là thường xuyên và với khối lượng lớn. Ngoại trừ các khoản phải thu nội bộ tăng, xét về các khoản phải thu khác, có thể nói, Tổng công ty đang bị chiếm dụng vốn, đặc biệt là các khoản phải thu khách hàng. Có thể giải thích như sau: Khoản phải thu khách hàng là các khoản phải thu từ xây dựng các công trình công nghiệp và nhà ở cho các tổ chức và cá nhân. Các khoản phải thu khách hàng tương đối cao do đặc thù của ngành xây dựng, khối lượng thường được nghiệm thu vào cuối tháng, cuối năm và thanh toán vào kỳ tiếp theo nên công nợ phải thu vào thời điểm cuối kỳ báo cáo. Khoản mục dự phòng giảm giá phải thu khó đòi đều bằng 0 qua 2 năm 2006 và 2007, chứng tỏ các khách hàng của Tổng công ty đều có khả năng thanh toán tốt. Điều đó cho thấy vị trí và uy tín của Tổng công ty VINACONEX trên thị trường là rất cao và ngày càng được cải thiện. Khoản mục trả trước cho NB năm 2007 tăng 37 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng là 4.21 %. Điều này có ảnh hưởng không tích cực đến khả năng thanh toán của Tổng công ty; bất cứ một DN nào cũng cần phải giảm tỷ lệ này xuống một mức hợp lý, bởi vì ứng trước cho NB có thể coi là một khoản mà Tổng công ty bị chiếm dụng.
Yếu tố tiếp theo cần được xem xét là khoản mục Hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho của năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 227.212 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng là 31.05%. Điều này có thể là do trong năm 2007, hàng ngàn các công trình được khởi công xây dựng, trong đó có một số công trình lớn như công trình dự án Thảo Điền, dự án nước Sông Đà…nhưng cuối năm chưa quyết toán công trình, các công trình chưa đi vào hoạt động nên giá trị hàng tồn kho là lớn. Một yêu cầu đặt ra là sang năm 2008 phải tiến hành nhanh chóng việc quyết toán
các công trình xây dựng, góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển nguồn vốn trong DN.
Thứ hai, tổng TS tăng nhanh còn là do TS dài hạn cũng tăng nhanh. TS dài hạn năm 2007 tăng 2993 tỷ (66.44%), trong đó tăng nhanh nhất và đáng phải kể đến nhất là TS cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Như vậy, trong năm 2007, VINACONEX đã có sự đầu tư rất mạnh vào TS cố định để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, điều này cũng phù hợp với thực tế là các công trình mà VINACONEX thực hiện trong năm 2007 tăng mạnh (một số dự án lớn như dự án nhà máy xi măng Cẩm phả, dự án Thảo Điền, dự án nước Sông Đà, công trình đường Láng Hoà Lạc). Giá trị TS cố định tăng 2125 tỷ (56.7%) là một con số quả thực rất cao. Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng lên rất mạnh trong năm 2007 chứng tỏ một điều, VINACONEX thực sự chú trọng vào hoạt động đầu tư tài chính, không chỉ đầu tư tài chính ngắn hạn mà cả đầu tư tài chính ngắn hạn. Tốc độ tăng trong đầu tư tài chính dài hạn còn nhiều hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của TS cố định, tốc độ tăng là 66.76%. Chúng ta có thể để ý đến doanh thu hoạt động tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 để thấy rõ hơn kết luận ở trên. Thực vây, doanh thu hoạt động tài chính năm 2006 là 79.7 tỷ, còn năm 2007 là 116.4 tỷ. Đó là một con số rất tốt, nhưng nó cũng phản ánh phần nào kết quả của sự đầu tư đúng mức của VP VINACONEX vào lĩnh vực được coi là rất quan trọng của Tổng công ty. Các khoản phải thu dài hạn trong năm 2007 là bằng 0 thể hiện một khả năng thanh toán tốt của VP VINACONEX.
Tóm lại, thông qua việc phân tích cơ cấu TS của VP VINACONEX cho thấy TS ngắn hạn và TS dài hạn chiếm tỷ trọng tương đương nhau trong giá trị tổng TS. Năm 2007, TS ngắn hạn chiếm 46.38%, TS dài hạn chiếm 53.62%
trong Tổng số TS. TS ngắn hạn tăng lên một phần do các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên thể hiện khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn là chưa tốt; nhưng TS dài hạn tăng lên, trong đó các khoản phải thu dài hạn là bằng 0 lại chứng tỏ VP rất chủ động trong các khoản phải thu, có thể thu hồi vốn dài hạn hiệu quả, đặc biệt đây là khoản mục được đánh giá là mang tính rủi ro cao, vì các khoản phải thu thời gian càng dài, thì Tổng công ty càng gặp nhiều rủi ro trong hoạt đông thu hồi nó. Có thể nói, VP VINACONEX chỉ gặp khó khăn tức thời trong công tác thu hồi nợ ngắn hạn. Điều này không đáng ngại nếu như VP có những chính sách thu hồi nợ hợp lý và quản lý các khoản nợ này sát sao. Tuy nhiên việc làm chính phải thực hiện đó là đưa thật nhanh các công trình đi vào sử dụng để thu hồi các chi phí đầu tư ban đầu.
Bên cạnh đó, việc đầu tư rất nhiều vào TS cố định là thể hiện chiến lược phát triển lâu dài của VINACONEX. Nhưng khi chưa thu hồi được vốn đã bỏ ra đầu tư, thì VINACONEX cần phải có những chính sách hợp lý để việc sử dụng TS cố định được hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận cho Tổng công ty. VINACONEX cần xem xét lại cơ cấu TS của mình và có thể có những điều chỉnh hợp lý hơn. Ví dụ như giảm các khoản phải thu ngắn hạn, giảm hàng tồn kho…để việc kinh doanh thực sự có hiệu quả.