Phân tích hiệu suất sử dụng TS cố định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính và công tác lập báo cáo tài chính tại VP Tổng công ty VINACONEX (Trang 51 - 53)

- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết

3. Phân tích hiệu quả kinh doanh

3.2.2 Phân tích hiệu suất sử dụng TS cố định

Hiệu suất sử dụng TS cố định cho chúng ta biết việc sử dụng TS cố định có tác động như thế nào đối với việc tạo ra doanh thu, một đồng TS cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Việc sử dụng nó thì mất bao nhiêu chi phí. Chi phí tạo ra một đồng doanh thu càng cao thì hiệu suất sử dụng TS cố định càng cao.

Bảng 11:

Hiệu suất sử dụng TS cố định giai đoạn 2006-2007

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

1. Doanh thu thuần 1.345.142.621.384 3.528.470.315.946 2. Lợi nhuận trước thuế 60.851.364.248 267.765.846.291 3. TS cố định bình

quân 2.674.779.567.375 4.811.344.158.520 4. Sức sản xuất của TSCĐ

5. Sức sinh lời của TSCĐ

(5=2/3) 0.02 0.06

6. Suất hao phí của TSCĐ

(6=3/1) 1.99 1.36 Trong đó, 3.748.746.932.652+1.600.812.202.965 TSCĐ bình quân năm 2006 = 2 = 2.674.779.567.375đ 3.748.746.932.653+5.873.941.383.217 TSCĐ bình quân năm 2007 = 2 = 4.811.344.158.520đ

Qua bảng phân tích trên, ta thấy sức sản xuất của TS cố định năm 2007 cao hơn so với năm 2006 tức là trong năm 2006, bỏ ra 1đ TS đầu tư thì thu về được 0.5đ doanh thu. Còn năm 2007 nếu đầu tư vào 1đ TS cố định thì thu về được 0.73đ doanh thu. Như vậy, hiệu quả sử dụng TS cố định của Tổng công ty đã tăng, tuy nhiên, nếu xét về mặt bằng chung, thì con số 0.73 không phải là cao, thậm chí còn tương đối thấp. nguyên nhân là do khối lượng TS cố định của Tổng công ty VINACONEX là rất lớn. tuy doanh thu thuần năm 2007 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2006 nhưng VINACONEX cũng tăng giá trị đầu tư vào TS cố định lên gần gấp 2 lần. tốc độ tăng của doanh thu là lớn hơn tốc độ tăng của TS cố định nhưng vì giá trị TS cố định là rất lớn cho nên sức sản xuất của TS cố định vẫn nhỏ hơn 1. Chính vì thế, VINACONEX cần tăng hơn nữa doanh thu đạt được để tăng nhiều hơn sức sản xuất của TS cố định. Bên cạnh đó, sức sinh lời

của TS cố định cũng tăng từ 0.02 lên 0.06. sức sinh lời của TS cố định cho biết, khi DN đầu tư 1đ vào TS cố định thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Điều đó có nghĩa là 1đ TS cố định năm 2007 sẽ tạo ra thêm được 0.04đ lợi nhuận trước thuế so với năm 2006. Cũng qua bảng phân tích trên, ta phân tích chỉ tiêu suất hao phí của TS cố định. Suất hao phí của TS cố định cho biết muốn tạo ra một đồng doanh thu thì cần đầu tư vào bao nhiêu đồng TS cố định. Như vậy, theo như bảng trên thì năm 2006 muốn thu một đồng doanh thu thuần cần 1.99đ TS cố định, nhưng năm 2007 thì chỉ cần 1.36đ (tiết kiệm được 0.63đ). Nói tóm lại, VINACONEX đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi đầu tư vào TS cố định khi tăng sức sản xuất của chúng lên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính và công tác lập báo cáo tài chính tại VP Tổng công ty VINACONEX (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w