Hiệu suất sử dụng tổng TS

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính và công tác lập báo cáo tài chính tại VP Tổng công ty VINACONEX (Trang 53 - 55)

- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết

3. Phân tích hiệu quả kinh doanh

3.2.3 Hiệu suất sử dụng tổng TS

Bảng 12:

Hiệu suất sử dụng tổng TS năm 2006-2007

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

1. Doanh thu thuần 1.345.142.621.384 3.528.470.315.946 2. Lợi nhuận thuần trước thuế 60.851.364.248 267.765.846.291 3. Tổng TS bình quân 6.762.368.609.071 11.852.464.964.250 4. Sức sản xuất của tổng

TS (4=1/3) 0.199 0.298

5. Sức sinh lời của tổng

TS (5=2/3) 0.009 0.023

6. Suất hao phí của tổng

TS (6=3/1) 5.027 3.359

Trong đó,

9.270.507.057.361+3.804.230.160.781 Tổng TS bình quân năm 2006 =

= 6.762.368.609.071đ

9.270.507.057.361+13.984.422.871.139 Tổng TS bình quân năm 2007 =

2

= 11.852.464.964.250đ

Căn cứ vào chỉ tiêu sức sản xuất của tổng TS, ta thấy, năm 2006 nếu VINACONEX bỏ ra 1đ TS bình quân thì thu về 0.199đ doanh thu. Còn năm 2007 nếu VINACONEX bỏ ra 1đ TS bình quân thì thu về được 0.298đ doanh thu. Như vậy là hiệu quả tổng TS của VINACONEX đã tăng lên rõ rệt (0.099đ tăng lên). nếu chỉ đơn thuần là sử dụng chỉ tiêu này thì có thể kết luận là hiệu quả sử dụng vốn của VINACONEX đã bị giảm sút. Tuy cả hai chỉ tiêu doanh thu và tổng TS bình quân đều tăng nhưng do giá trị TS cố định mà VINACONEX đầu tư là rất lớn, cho nên sức sản xuất của tổng TS là không thể cao được. tuy nhiên, nếu so sánh giữa hai giá trị giữa hai năm thì có thể thấy sức sản xuất của tổng TS đã tăng lên rất nhiều (49.7%). Lý luận tương tự đối với sức sinh lời của tổng TS. chỉ tiêu này cho biết nếu VINACONEX đầu tư 1đ vào TS cố định thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. nếu như theo bảng tính trên thì năm 2006 VINACONEX thu được 0.009đ và năm 2007 thu được 0.023đ. Tuy con số này có tăng trong năm 2007 nhưng nếu xét về mặt trị số thì nó là quá nhỏ. Nguyên nhân là do trong năm 2007 thì VINACONEX mới bắt đầu đầu tư vào TS cố định, khối lượng TS cố định tăng nhanh và tăng nhiều khi sang năm 2007. Đó là giai đoạn VINACONEX mới bắt đầu chuyển sang Tổng công ty cổ phần cho nên sự đầu tư là điều tất nhiên. Tuy nhiên, các công trình xây dựng chưa thể quyết toán hết cho nên doanh thu tuy có tăng nhưng lại tăng rất ít so với sự tăng lên của TS cố định. điều đó cũng kéo theo lợi nhuận trước thuế của

VINACONEX cũng có tốc độ tăng ít so với TS cố định. Ta xét đến chỉ tiêu tiếp theo là chỉ tiêu suất hao phí của tổng TS. suất hao phí của tổng TS năm 2007 là 3.359, năm 2006 là 5.027, giảm so với năm 2006 là 1.668 (49.66%). chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược lại với ý nghĩa của sức sản xuất của tổng TS. giá trị này giảm xuống trong năm 2007 chứng tỏ tổng TS của VINACONEX có sức sản xuất cao hơn và đây thực sự là một kết quả rất tốt. Vấn đề cần phải nói đến là VINACONEX cần phải thu hồi những khoản doanh thu chưa thu được, đốc thúc việc thanh quyết toán hết các công trình xây dựng khi chúng hoàn thành, để thấy được kết quả của việc đầu tư vào TS cố định. Nếu như trong 2 hoặc 3 năm trước mắt mà giá trị doanh thu và lợi nhuận không đủ lớn để bù đắp chi phí đầu tư vào TS cố định trong những năm đầu thì hiệu quả sử dụng TS hay hiệu quả sử dụng vốn của VINACONEX là kém, công tác quản lý TS chưa hiệu quả. VINACONEX cần giữ vững tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận và cần phải lưu ý đến điều này nhằm thực hiện được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính và công tác lập báo cáo tài chính tại VP Tổng công ty VINACONEX (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w