1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia

131 839 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia

Trang 1

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2

1.1 Tổng quan về Báo cáo tài chính 2

1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính 2

1.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam qua một số thời kỳ 2

1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của Báo cáo tài chính 5

1.1.3.1 Ý nghĩa của Báo cáo tài chính 5

1.1.3.2 Vai trò của Báo cáo tài chính 6

1.2 Nguyên tắc và nội dung lập Báo cáo tài chính 8

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về thủ tục và nguyên tắc lập Báo cáo tài chính 8

1.2.2 Nội dung cơ bản của các Báo cáo tài chính hiện hành 13

1.2.3 Quy trình lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm 16

1.2.4 So sánh hệ thống Báo cáo tài chính Việt Nam với quy định của các chuẩn mực kế toán quốc tế 22

1.3 Phân tích tình hình tài chính qua hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 25

1.3.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 25

1.3.2 Mối quan hệ giữa Báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính 25

1.3.3 Quy trình phân tích 26

1.3.4 Phương pháp sử dụng trong phân tích 27

1.3.5 Nội dung phân tích 29

CHƯƠNG 2: LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ GIA 37

2.1.Đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Vũ Gia 37

Trang 2

2.1.1.1 Sự hình thành của công ty cổ phần Vũ Gia 37

2.1.1.2 Một số chỉ tiêu minh hoạ cho quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Vũ Gia 38

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty cổ phần Vũ Gia 39

2.1.2.1 Chức năng của công ty cổ phần Vũ Gia 39

2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty cổ phần Vũ Gia 39

2.1.3 Đặc điểm tổ chức, bộ máy quản lý của công ty cổ phần Vũ Gia 41

2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Vũ Gia 41

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty cổ phần Vũ Gia 43

2.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Vũ Gia 44

2.1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty cổ phần Vũ Gia 44

2.1.4.2 Đặc điểm về thị trường kinh doanh của công ty cổ phần Vũ Gia.46 2.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty cổ phần Vũ Gia 47

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Vũ Gia 47

2.1.5.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty cổ phần Vũ Gia 49 2.2 Thực trạng lập Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia 54

2.2.1 Quy chế quản lý tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia 54

2.2.1.1 Quản lý và sử dụng tài sản tại công ty 54

2.2.1.2 Quản lý doanh thu và chi phí kinh doanh 58

2.2.1.3 Lợi nhuận và trích lập các quỹ 59

2.2.2 Thực trạng lập Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia 59

2.2.2.1 Quy trình chung để lập Báo cáo tài chính 62

2.2.2.2 Bảng cân đối kế toán 62

2.2.2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 66

2.2.2.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 67

Trang 3

2.3 Thực trạng công tác phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần

Vũ Gia 68

2.3.1 Khái quát về phân tích Báo cáo tài chính tại công ty 68

2.3.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 69

2.3.3 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 76

2.3.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh 81

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ GIA 84

3.1 Đánh giá hiệu lực quản lý tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia 84

3.2 Đánh giá thực trạng lập Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính 85

3.2.1 Đánh giá về lập Báo cáo tài chính tại công ty 85

3.2.2 Đánh giá về phân tích Báo cáo tài chính tại công ty 87

3.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty 91

3.4 Nội dung hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty 92

3.4.1 Hoàn thiện lập Báo cáo tài chính tại công ty 92

3.4.2 Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại công ty 93

3.5 Điều kiện thực hiện 98

KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

BĐS : Bất động sản

Trang 5

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong những năm gần đây như sau

(nguồn Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006)

39

Bảng 2.2 Thời gian sử dụng của các nhóm tài sản cố định tại công ty cổ phần Vũ

Gia

55

Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Vũ Gia năm 2007

Bảng 2.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Vũ Gia năm 2007

63

67Bảng 2.5 Các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Vũ Gia 69

Bảng 2.10 Bảng phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2006 77

Bảng 2.11 Bảng phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2007 80

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Vũ Gia 42

Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 48

Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán CTGS 53

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận của công ty qua các năm 38

Trang 6

Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, các doanh nghiệp đã có sựquan tâm thích đáng đến công tác phân tích tình hình tài chính Việc phân tích tìnhhình tài chính giúp cho thông tin cung cấp trên các Báo cáo tài chính thực sự có ýnghĩa với người sử dụng Qua phân tích họ có căn cứ để đánh giá tốt hơn tình hình sửdụng vốn cũng như thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, xác định được các nhân tốảnh hưởng, mức độ cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinhdoanh, từ đó, các đối tượng quan tâm có thể ra quyết định tối ưu nhất.

Báo cáo tài chính là báo cáo phản ánh tổng hợp tình hình tài chính, kết quả sảnxuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền trong kỳ kinh doanh của doanhnghiệp Do vậy, có thể nói Báo cáo tài chính là bức tranh toàn cảnh về tình hình tàichính của doanh nghiệp và là công cụ hữu ích để phân tích hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, từ đó, các chủ thể có quyết định cần thiết về quản lý tài chính của doanhnghiệp

Công ty cổ phần Vũ Gia là một doanh nghiệp non trẻ, hoạt động trong lĩnh vựckinh doanh dịch vụ taxi Không nằm ngoài quy luật chung của nền kinh tế thị trường,

để kiểm soát tốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã chú trọng đếncông tác lập và phân tích Báo cáo tài chính

Xuất phát từ thực trạng trên, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập

và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia”, một đề tài có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn to lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần VũGia nói chung

Kết cấu ngoài lời mở đầu và kết luận, bản khóa luận gồm 3 chương cơ bản:

- Chương 1 : Cơ sở lý luận về lập và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

- Chương 2 : Lập Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty

cổ phần Vũ Gia

- Chương 3 : Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty

cổ phần Vũ Gia

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI

CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về Báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ

sở và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanhnghiệp Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời vàthực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ doanh nghiệp,nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và cơ quan chức năng…)

Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị Theo đó,báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồnvốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳcủa doanh nghiệp Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày thực trạngtài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủdoanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…)

1.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam qua một số thời kỳ

- Giai đoạn 1: Giai đoạn quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trungquan liêu bao cấp (trước năm 1986)

Trong giai đoạn này, thông tin trên Báo cáo tài chính thể hiện các chỉ tiêu thựchiện thu – chi, để tổ chức sản xuất theo kế hoạch đề ra trong giới hạn Ngân sách nhànước phân bổ

Hệ thống báo cáo kế toán trong giai đoạn này đã đáp ứng tốt yêu cầu quản lýtập trung và phục vụ tốt cho công tác kiểm soát, chỉ đạo của cơ quan chức năng Nhànước

Tuy nhiên, hệ thống báo cáo kế toán như trên ngày càng bộc lộ nhiều nhượcđiểm Số lượng bảng biểu quá nhiều, cùng với các chỉ tiêu kinh tế phức tạp đòi hỏi cảngười lập và đọc báo cáo phải có trình độ nhất định trong khi công tác đào tạo cán bộ

kế toán chưa thực sự tương xứng với yêu cầu trên Hơn nữa, kỳ lập báo cáo lại ngắn

và liên tục (tháng, quý, 6 tháng, năm) Với đội ngũ cán bộ ít, trình độ có hạn, các báocáo được lập trong điều kiện này chỉ mang tính đối phó, thiếu chính xác, không đảm

Trang 8

bảo độ trung thực mà thông tin cần có Do đó, ta thấy công tác lập báo cáo trong giaiđoạn này là không khoa học.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (từ năm 1986 đến nay)Trong những năm đầu đổi mới, từ 1986 – 1990, nền kinh tế nước ta gặp vô vànkhó khăn Để phù hợp với sự vận động khách quan của nền kinh tế, Nhà nước ta đãthực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế: từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trungsang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác kế hoạch hóa và công tác quản lý kinh tế - tàichính của Nhà nước trong giai đoạn này, chế độ Báo cáo Thống kê – Kế toán định kỳ

đã được ban hành theo quyết định số 13-TCTK/PPCĐ ngày 13/01/1986 của Tổng cụctrưởng Tổng cục Thống kê Đối với lĩnh vực kế toán, có 9 biểu, các đơn vị phải lập vàgửi báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, năm

Tuy số lượng báo cáo đã giảm và cũng không yêu cầu bắt buộc phải lập báocáo theo tháng, song 9 vẫn là tương đối lớn, số lượng các chỉ tiêu vẫn còn nhiều, rườm

rà, không cần thiết cho hoạt động quản lý và quan trọng hơn cả là vẫn được thực hiệntập trung, mang nặng tính hình thức, chưa thật sự hữu ích cho bản thân đơn vị, thôngtin kế toán chủ yếu vẫn được dùng cho việc kiểm soát, chỉ đạo của cấp trên và các cơquan chức năng của Nhà nước

Từ 1990 – 1995, giai đoạn này sự cần thiết phải thay đổi cơ chế quản lý kinh tếmới được nhận thức đầy đủ, những chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới cơchế quản lý kinh tế theo hướng hạch toán và kinh doanh xã hội chủ nghĩa được cụ thểhóa, đưa vào cuộc sống Trong giai đoạn này, hệ thống Báo cáo kế toán chỉ còn 4 báocáo định kỳ:

 Bảng tổng kết tài sản (lập theo quý, năm)

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (lập theo năm)

 Chi phí sản xuất theo yếu tố (lập theo năm)

 Bản giải trình kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (lập theo năm)Các doanh nghiệp quốc doanh phải nộp các báo cáo cho cơ quan Tài chính, cơquan chủ quản, cơ quan Thống kê và cơ quan Ngân hàng liên quan Thời gian lập, nộpcác báo cáo cũng đã “thoáng” hơn, các chỉ tiêu trong từng báo cáo đã phần nào đượcđơn giản hóa, phục vụ thiết thực hơn cho việc quản trị doanh nghiệp

Trang 9

Tuy nhiên, thông tin trên các Báo cáo kế toán trong thời gian này chưa thật sựphù hợp với thông lệ quốc tế vì chúng ta chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hòa hợpquốc tế.

Từ năm 1995 đến nay, giai đoạn này được đánh dấu bởi những bước chuyểnđổi kinh tế mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩadưới sự chỉ đạo của nhà nước Xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đặt đất nước ta vào thếkhông ngừng thay đổi các chính sách kinh tế để hội nhập với quốc tế Đứng trước xuthế đó, hệ thống kế toán nói chung và hệ thống Báo cáo kế toán phải từng bước thayđổi cho phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước và phải được thay đổiđồng bộ, triệt để cả về nội dung lẫn hình thức để phục vụ tốt nhu cầu quản lý trong nềnkinh tế thị trường, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực, thông lệ quốc tế

Trong giai đoạn này, hệ thống Báo cáo kế toán được sửa đổi, bổ sung nhiều lần,song nhìn chung, hệ thống Báo cáo kế toán được quy định thống nhất và ngày càngphù hợp với thông lệ quốc tế với 4 biểu mẫu kế toán báo cáo phải lập là:

 Bảng cân đối kế toán

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Riêng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, từ năm 2003 mới bắt buộc phải lập, nộp.Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu thông tin kế toán của bản thân doanh nghiệp mà cóthể nộp thêm một số báo cáo nội bộ khác

Từ năm 2000, để cập nhật hơn nữa những nhu cầu của nền kinh tế đang đổimới, phát triển, Bộ tài chính vẫn không ngừng nghiên cứu, cải tiến nâng cao vai tròcung cấp thông tin cho các Báo cáo tài chính, 26 Chuẩn mực kế toán được ban hành,cùng với các thông tư hướng dẫn kèm theo

So với giai đoạn trước đây, hệ thống Báo cáo tài chính hiện nay là một bướcđột phá căn bản, nó không chỉ khắc phục được những nhược điểm của hệ thống báocáo trước đó mà còn được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc và Chuẩn mực kế toánquốc tế phục vụ thiết thực hơn cho các cơ quan quản lý Nhà nước và nhiều đối tượngkhác Nó phản ánh đầy đủ hơn các sự kiện kinh tế tài chính phát sinh trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên tạo được niềm tin từ phía người sử dụng

và thực sự phát huy vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính, kế toán

Trang 10

Nền kinh tế còn nhiều biến đổi, trong tương lai, hệ thống Báo cáo tài chínhcũng như hệ thống kế toán sẽ còn phải thay đổi để phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu củacác đối tượng quan tâm trong và ngoài doanh nghiệp.

1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của Báo cáo tài chính

1.1.3.1 Ý nghĩa của Báo cáo tài chính

Xã hội loài người càng phát triển thì mức độ quan tâm đến hoạt động sản xuấtcàng tăng, nghĩa là càng cần thiết phải tăng cường quản lý sản xuất Hạch toán kế toán

ra đời và phát triển nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan đó của bản thân quá trình sảnxuất cũng như của xã hội

Hạch toán kế toán, thực chất là nghiên cứu tài sản trong mối quan hệ với nguồnhình thành và quá trình vận động của tài sản trong các tổ chức, các đơn vị bằng hệthống các phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm: phương pháp chứng từ,phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp – cânđối kế toán

Tổng hợp – cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồnvốn, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toántrên những mặt bản chất và trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng hạchtoán kế toán mà bằng các phương pháp khác (chứng từ, tính giá, đối ứng tài khoản)không thể thực hiện được Hình thức biểu hiện cụ thể của phương pháp này là hệthống các bảng tổng hợp cân đối thường gọi là các Báo cáo kế toán Tùy theo mụcđích, đối tượng cung cấp thông tin, Báo cáo kế toán được chia thành Báo cáo tài chính

và Báo cáo quản trị

Trong đó, Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tàisản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong

kỳ của doanh nghiệp Nó là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tàichính cho những người quan tâm, chủ yếu là các thành viên bên ngoài doanh nghiệp,qua một hệ thống các chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau do Nhà nước quy định

và mang tính pháp lệnh

Như vậy, Báo cáo tài chính được hình thành từ nhu cầu cung cấp thông tin tổngquát, hữu ích về thực trạng của doanh nghiệp Báo cáo tài chính là phương tiện nốidoanh nghiệp với các đối tượng quan tâm Với ý nghĩa hết sức to lớn như vậy, việc lập

Trang 11

và trình bày Báo cáo tài chính là công việc không thể thiếu trong mỗi chu kỳ hoạtđộng của doanh nghiệp.

1.1.3.2 Vai trò của Báo cáo tài chính

Trước năm 1986, Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế tập trungbao cấp, các đơn vị chỉ duy nhất thực hiện điều hành tổ chức sản xuất kinh doanh theođúng kế hoạch nhận được mà không xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị mình

Do vậy, thông tin trên các Báo cáo tài chính chỉ dùng để nhà nước kiểm tra công tácthực hiện kế hoạch và Chế độ Kế toán thống kê của xí nghiệp Báo cáo tài chính phục

vụ cho một đối tượng duy nhất, đó là Nhà nước Chính vì vậy, đối tựong sử dụng Báocáo tài chính và nhu cầu thông tin kinh tế từ Báo cáo tài chính không đa dạng, phongphú, chưa thực sự hữu ích cho quá trình kinh doanh của bản thân doanh nghiệp cũngnhư toàn bộ nền kinh tế

Sau đại hội VI năm 1986, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế sang cơchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế trở thành những thực thể kinh doanh hàng hóa độc lập,

tự tìm kiếm các đối tác kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính, tự quyết định phươnghướng, xây dựng kế hoạch và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhu cầuthị trường trong khuôn khổ luật pháp Nhà nước quy định Do đó, trong mối ràng buộcgiữa lợi ích kinh tế và quan hệ pháp lý giữa các đối tượng tham gia kinh doanh trên thịtrường, hoạt động của một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tới rất nhiều đối tượngkhác có quan hệ với họ, nên nhu cầu cung cấp thông tin kinh tế dễ hiểu, đáng tin cậy,hợp pháp từ hệ thống Báo cáo tài chính là một yêu cầu tất yếu đối với những đối tượngquan tâm

Vai trò cung cấp thông tin của các Báo cáo tài chính là tương đương nhau CácBáo cáo tài chính được lập có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau Các bộ phận cấu thànhcủa các báo cáo phản ánh theo các khía cạnh khác nhau của cùng một số các chỉ tiêu,

sự kiện kinh tế Mỗi Báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người đọc một khíacạnh hữu ích khác nhau nhưng không có loại báo cáo nào chỉ phục vụ cho một mụcđích riêng biệt hoặc cung cấp mọi thông tin cần thiết có thể đáp ứng mọi yêu cầu sửdụng Khi xem xét, tìm kiếm thông tin đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các Báo cáo tàichính Đó chính là mối liên hệ hệ thống của các Báo cáo tài chính

Trang 12

Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống Báo cáo tài chính được lập nhằm giúpnhững người ra quyết định đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng củadoanh nghiệp, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu trên cơ sở đánh giá khả năng tạo

ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, mức lợi nhuận,… Bởivậy, thông tin từ hệ thống Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính có vai tròquan trọng đối với nhiều phía cả trong và ngoài doanh nghiệp

Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, họ quan tâmđến nhiều mục tiêu khác nhau: tạo công ăn, việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm bớt chi phí, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường,… Tuy nhiên, doanhnghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đảm bảo được 2 thử thách sống còn và cũng là 2 mục tiêu

cơ bản: kinh doanh có lãi và thanh toán công nợ Như vậy, vì mục đích tồn tại và pháttriển, hơn ai hết, các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp phải có đủthông tin, hiểu rõ doanh nghiệp và liên kết các thông tin với nhau về mọi mặt: tìnhhình tài chính, khả năng sinh lợi, đánh giá rủi ro,… Từ đó, các nhà quản lý có thể đưa

ra những quyết định đúng đắn nhất, hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm chủ yếucủa họ chủ yếu là hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ đặc biệtchú ý đến số lượng tiền và các tài sản khá có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để dựđoán khả năng thanh toán của doanh nghiệp Ngoài ra, họ cũng rất quan tâm đến khảnăng tự chủ về tài chính, khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp, vì đây là khoảnbảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro và là cơ sở cho việc doanh nghiệphoàn trả vốn và lãi vay dài hạn

Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hóa, dịch vụ, họ cần căn cứ đểđưa ra quyết định có thể cho khách hàng nào đó được mua chịu hàng, thanh toán chậmhay không Tương tự các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, nhóm người nàycũng cần phải biết khả năng thanh toán hiện tại và tương lai của doanh nghiệp

Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi

ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán,… cũng như hiệu quả củaviệc điều hành hoạt động và công tác quản lý doanh nghiệp Những điều trên cung cấpthông tin nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các đầu tư

Trang 13

Các cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, cơ quan Thống kê, đơn vị chủ quản,…dựa vào hệ thống Báo cáo tài chính và tài liệu phân tích, họ đánh giá, kiểm tra, kiểmsoát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tính đúng đắn trong công tác kế toán cũngnhư tính tuân thủ luật pháp của doanh nghiệp.

Người lao động trong doanh nghiệp cũng quan tâm đến quy mô, khả năng hoạtđộng của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và trong tương lai để có cơ sở đảm bảomức sống của họ

Nói tóm lại, tất cả các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp, những người cóquyền lợi và trách nhiệm liên quan đến doanh nghiệp, mặt này hay mặt khác đều cầnthông tin liên quan đến những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của doanhnghiệp đó Thông tin từ Báo cáo tài chính qua phân tích Báo cáo tài chính đáp ứngđược một cách tốt nhất những yêu cầu trên Qua đánh giá thường xuyên tình hình tàichính dựa trên các Báo cáo tài chính, các nhà quản trị doanh nghiệp và những đốitượng khác có thể nắm rõ thực trạng của doanh nghiệp, thấy được các nhân tố ảnhhưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình của doanh nghiệp Từ đó,

họ có thể có những quyết định tối ưu và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm ổn định

và tăng cường, phát huy khả năng hoạt động của doanh nghiệp Với ý nghĩa quantrọng như vậy, lập và phân tích Báo cáo tài chính là công việc nên được thực hiện mộtcách cẩn thận sau mỗi chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp

1.2 Nguyên tắc và nội dung lập Báo cáo tài chính

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về thủ tục và nguyên tắc lập Báo cáo tài chính

Các Báo cáo tài chính được lập nhằm mục tiêu cung cấp thông tin tài chính hữuích cho các đối tượng quan tâm đến tình hình kinh tế, tài chính của một doanh nghiệp

đề ra các quyết định kinh tế Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều am hiểu quytrình ghi nhận dữ liệu và xử lý thông tin kế toán Vì vậy, để đảm bảo tính hữu ích và

dễ hiểu của thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính, Nhà nước đã đưa ra những thủ tục

và nguyên tắc nhất định cần phải tuân thủ trong việc lập và trình bày Báo cáo tàichính

Các yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính, việclập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ yêu cầu trình bày một cách trung thực

và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của

Trang 14

doanh nghiệp Cụ thể, khi lập và trình bày các Báo cáo tài chính doanh nghiệp cần đápứng các yêu cầu:

- Trung thực, hợp lý

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từngChuẩn mực kế toán Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực cũng như Chế độ kếtoán hiện hành thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng cácphương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo Báo cáo tài chính cung cấp thông tin thíchhợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được cácthông tin đáng tin cậy, khi:

 Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp

 Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉđơn thuần là phản ánh hình thức hợp pháp của chúng

 Trình bày khách quan không thiên vị

 Tuân thủ nguyên tắc thận trọng

 Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu

Ngoài ra, các Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin bổ sung khinhững quy định trong Chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểuđược tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính,tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính

Theo Chuẩn mực số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính, khi lập và trình bày Báocáo tài chính phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạtđộng liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừkhi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹpđáng kể quy mô hoạt động của mình Khi lập và trình bày Báo cáo tài chính, Giám đốc(hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tụccủa doanh nghiệp bằng cách xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểutrong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán

Trang 15

Khi đánh giá, nếu biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các

sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liêntục của doanh nghiệp thì những điều đó phải được nêu rõ

Nếu Báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì sự kiệnnày cần được nêu rõ cùng với cơ sở dùng để lập Báo cáo tài chính và lý do khiến cho

doanh nghiệp không được coi là hoạt động liên tục

Nguyên tắc nhất quán

Nguyên tắc này yêu cầu việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báocáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổiđáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trìnhbày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp

lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sựthay đổi trong việc trình bày Khi có thay đổi, thì doanh nghiệp phải phân loại lại cácthông tin đảm bảo tính so sánh của thông tin qua các thời kỳ và phải giải trình lý do vàảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần VIII của Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp

Theo nguyên tắc này, từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệttrong báo cáo tài chính Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bàyriêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năngtrong Báo cáo tài chính hoặc trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếuchính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnhhưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính

Trang 16

Tuy nhiên, có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể đượctrình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng yếu để phảitrình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ cácquy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu cácthông tin đó không có tính trọng yếu

Nguyên tắc bù trừ

Nguyên tắc này đòi hỏi khi ghi nhận các giao dich kinh tế và các sự kiện để lập

và trình bày Báo cáo tài chính không được phép bù trừ tài sản và công nợ phải trả, dovậy, doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợtrên Báo cáo tài chính Đối với các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉđược bù trừ khi được quy định tại một Chuẩn mực kế toán khác hoặc các khoản lãi, lỗ

và chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương

tự và không có tính trọng yếu Các khoản này cần được tập hợp lại với nhau phù hợpvới quy định của nguyên tắc trọng yếu và tập hợp Các tài sản và nợ phải trả, cáckhoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt

Nguyên tắc có thể so sánh

Các thông tin bằng số liệu trong Báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ

kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong Báo cáo tàichính của kỳ kế toán trước kể cả thông tin diễn giải bằng lời nếu cần thiết cho người

sử dụng hiểu rõ được Báo cáo tài chính của kỳ hiện tại

Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong Báo cáotài chính thì phải phân loại lại các số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với

kỳ hiện tại Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứngmang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thayđổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện

Những quy định chung về Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập

và trình bày Báo cáo tài chính theo quy định của Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán vàChế độ kế toán hiện hành cùng các thông tư hướng dẫn đi kèm

Trang 17

Hệ thống Báo cáo tài chính hiện hành được quy định bao gồm 4 biểu mẫu.Ngoài ra, tùy thuộc yêu cầu của mỗi doanh nghiệp mà lượng Báo cáo kế toán có thểtăng lên.

Báo cáo tài chính của tất cả các loại hình doanh nghiệp phải được lập cho từng

kỳ kế toán năm Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước thì phải lập thêm Báo cáo tàichính giữa niên độ vào cuối mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV) Cácdoanh nghiệp có thể lập theo kỳ kế toán khác theo yêu cầu của pháp luật, của công ty

mẹ hoặc của chủ sở hữu Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và đạidiện pháp luật của đơn vị ký, đóng dấu của đơn vị Người ký Báo cáo tài chính phảichịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo Giám đốc hoặc người đứng đầu doanhnghiệp chịu trách nhiệm về lập, trình bày Báo cáo tài chính

Kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn saukhi thông báo cho cơ quan Thuế Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thayđổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập Báo cáo tài chính cho một niên độ

kế toán có thể dài hơn hoặc ngắn hơn một năm dương lịch nhưng không được vượtquá 15 tháng Khi đó, doanh nghiệp phải nêu rõ trong Bản thuyết minh báo cáo tàichính, phần VIII Những thông tin khác về:

- Lý do phải thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm

- Các thông tin so sánh kỳ này, kỳ trước và phải được điều chỉnh cho phù hợpvới kỳ báo cáo của niên độ báo cáo kỳ này

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính được quy định tại điều 31 Luật kế toán và điều

20 Nghị định kế toán đối với các loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp Nhà nước

Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kếtthúc kỳ báo cáo (đối với Báo cáo tài chính năm), 20 ngày (đối với Báo cáo tài chínhquý) Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 90 ngày (Báo cáo tài chính năm), 45 ngày(Báo cáo tài chính quý)

Đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty Nhà nước phải nộp báo cáo năm, quýcho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định

Đối với các loại hình doanh nghiệp khác

Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáotài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Trang 18

Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất

vị kế toán trực thuộc còn phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên

Để đảm bảo chất lượng thông tin cung cấp ra ngoài, các Báo cáo tài chính phảiđược xác định bởi một bộ phận kiểm toán độc lập Điều này được quy định rõ trongđiều 34 Luật kế toán như sau:

- Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểmtoán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vàtrước khi công khai

- Đơn vị kế toán khi được kiểm toán thì phải tuân thủ đầy đủ các quy định củapháp luật về kiểm toán

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩmquyền thì phải có báo cáo kiểm toán đính kèm

Báo cáo tài chính phải được lập và gửi kịp thời Đây là yêu cầu có tính nguêntắc, có như vậy, các thông tin hữu ích mới được sử dụng tổng hợp, phân tích, đánh giákịp thời; quyết định kinh tế được đưa ra đảm bảo tính thời sự, góp phần định hướngđúng đắn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, phát huy và khai thác kịp thời nhữngtiềm năng, những cơ hội trong kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung cơ bản của các Báo cáo tài chính hiện hành

Hệ thống Báo cáo tài chính hiện hành thực hiện theo Chế độ Kế toán doanhnghiệp ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng

Bộ tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phầnkinh tế trong cả nước từ năm tài chính 2006, bao gồm Báo cáo tài chính năm và Báocáo tài chính giữa niên độ Hệ thống Báo cáo năm gồm có 4 biểu mẫu Báo cáo:

 Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01 – DN

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02 – DN

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03 – DN

Trang 19

 Bản thuyết minh Báo cáo tài chính, mẫu số B09 – DN.

Trong quá trình kinh doanh nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổsung, sửa đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản

Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điềuhành, các doanh nghiệp có thể quy định thêm các báo cáo chi tiết khác Đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung còn những quy định, hướngdẫn cụ thể được trình bày tại Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng cân đối kế toán: (Phụ lục 01: Bảng cân đối kế toán theo mẫu

B01- DN của Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tàichính)

Bảng cân đối kế toán là một Báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tàisản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểmnhất định Theo quy định, thời điểm này là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo Số liệu trênBảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tàisản và nguồn hình thành tài sản đó

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản

và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý Bảng cân đối kế toán được chialàm 2 phần: Tài sản và Nguồn vốn, có thể kết cấu theo kiểu 2 bên (Tài sản bên trái,Nguồn vốn bên phải) hoặc kết cấu một bên (Tài sản phía trên, Nguồn vốn bên dưới)

Xét theo thời gian luân chuyển của tài sản, toàn bộ tài sản của doanh nghiệpđược chia thành 2 loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn, được trình bày thành 2phần trong phần tài sản trên Bảng cân đối kế toán

Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp

đến cuối kỳ báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanhnghiệp về số tài sản đang quản lý và sử dụng đối với nhà nước, cấp trên, các nhà đầu

tư, các cổ đông, ngân hàng, các tổ chức tín dụng, khách hàng, các đơn vị kinh tế khác,công nhân viên,…

Nguồn vốn được chia thành 2 loại: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Ngoài các chỉ tiêu trong phần chính, Bảng cân đối kế toán còn phản ánh các chỉtiêu ngoài bảng như: Tài sản thuê ngoài, ngoại tệ các loại, … Đây là những chỉ tiêuphản ánh những tài sản tạm thời để ở doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền sở hữu

Trang 20

của doanh nghiệp hoặc một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các tài khoản trongBảng cân đối kế toán nhưng cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Phụ lục 02: Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh theo mẫu B02 - DN của Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinhdoanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh (hoạtđộng bán hàng và cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính) và hoạt động khác

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phụ lục 03: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

theo mẫu B03 - DN của Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộtrưởng Bộ tài chính)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Nó cungcấp các thông tin về luồng tiền vào chủ yếu (từ hoạt động kinh doanh, bán tài sản, vay,

nợ phải trả, đầu tư của chủ sở hữu,…) và luồng tiền ra chủ yếu (quá trình hoạt độngkinh doanh, mở rộng hoạt động, thanh toán công nợ hay phân chia cho các chủ sở hữu,

…) trong một kỳ nhất định Các thông tin này phục vụ cho việc giải thích, đánh giácác việc đầu tư và huy động vốn quan trọng của một doanh nghiệp

Nội dung của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là trình bày các khoản thu và chi củamột doanh nghiệp trong kỳ báo cáo trên cả 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tàichính theo cách thức phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp Việc phânloại như vậy giúp cho người đọc báo cáo có thể đánh giá được sự ảnh hưởng của mỗihoạt động tới tình hình tài chính, tới lượng tiền và khoản tương đương tiền tạo ra trong

kỳ kinh doanh và cũng có thể dùng để đánh giá các mối quan hệ giữa các hoạt độngnêu trên

Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Phụ lục 04: Bản thuyết minh báo

cáo tài chính theo mẫu B09 - DN của Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống Báo cáotài chính của doanh nghiệp, nhằm mục đích giải thích, bổ sung, thuyết minh nhữngthông tin, số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác theo yêu

Trang 21

cầu của các Chuẩn mực kế toán cụ thể Doanh nghiệp cũng có thể trình bày các thôngtin khác nếu cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.

1.2.3 Quy trình lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm

Những thông tin chung về doanh nghiệp

Trong Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin chungsau:

- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo

- Nêu rõ Báo cáo tài chính này là của riêng doanh nghiệp hay báo cáo tổng hợp,hợp nhất của công ty mẹ, tập đoàn

- Ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kỳ báo cáo

- Ngày lập Báo cáo tài chính

- Đơn vị tiền tệ dùng để lập Báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán

Để lập Bảng cân đối kế toán, cần thiết phải sử dụng khá nhiều nguồn tài liệu,trong đó chủ yếu là các nguồn sau đây:

- Bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước (năm trước)

- Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản từ loại 1 đến 4 và tài khoản ngoài bảng tươngứng với các chỉ tiêu được quy định trong Bảng cân đối kế toán của kỳ lập bảng cân đối

kế toán

- Bảng cân đối tài khoản

- Các tài liệu liên quan khác (Bảng tổng hợp chi tiết, Bảng kê, …)

Để đảm bảo tính kịp thời, chính xác của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán

và giúp cho việc lập báo cáo nhanh chóng, dễ dàng cần thiết phải làm tốt những côngviệc sau:

- Kiểm kê tài sản trong trường hợp cần thiết và đối chiếu số liệu với các chứng

từ, sổ sách có liên quan Nếu có chênh lệch phải điều chỉnh cho đúng với kết quả kiểm

kê trước khi lập Báo cáo tài chính

- Tiến hành kết chuyển cuối kỳ các khoản liên quan giữa các tài khoản, phùhơpi với quy định và hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, kiểmtra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan, đảm bảo khớp, đúng (kiểmtra trong nội bộ và kiểm tra đối chiếu với các đơn vị có quan hệ kinh tế khác) Nếu cóchênh lệch thì tiến hành điều chỉnh trước khi lập báo cáo

Trang 22

- Khóa sổ kế toán, tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp, chi tiết tạithời điểm lập Bảng cân đối kế toán.

- Phân loại và trình bày toàn bộ tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp thànhngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanhnghiệp hoặc phải được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần nếu không thể dựavào chu kỳ kinh doanh để phân chia ngắn hạn và dài hạn

Trường hợp không phân biệt được thì tài sản và nợ phải trả phải được sắp xếptheo tính thanh khoản giảm dần

- Tuyệt đối không được bù trừ các khoản mục tài sản với nợ phải trả cũng nhưkhông được bù trừ số dư giữa 2 bên Nợ và Có của tài khoản thanh toán như tài khoản

131, 331 mà phải căn cứ vào sổ kế toán chi tiết để ghi vào các chỉ tiêu liên quan lênbáo cáo

- Kiểm tra lại số liệu ghi trên cột “Số cuối năm” của Bảng cân đối kế toán ngàycuối kỳ trước

Khi lập, cột số liệu “Số đầu năm” của Bảng cân đối kế toán cuối kỳ này sẽđược chuyển từ cột “Số cuối năm” của Bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước

Cột “Số cuối năm” của Bảng cân đối kế toán kỳ này được căn cứ vào số dư củacác tài khoản (cấp 1, 2) trên các sổ kế toán có liên quan tại thời điểm lập báo cáo.Những chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán có nội dung phù hợp với số dư của các tàikhoản thì căn cứ vào số dư đó để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng theo nguyên tắc: số

dư Nợ của các tài khoản ghi vào các chỉ tiêu tương ứng thuộc phần Tài sản, số dư Cóđược ghi tương ứng ở phần Nguồn vốn

Trừ các trường hợp ngoại lệ sau:

- Các tài khoản liên quan đến Dự phòng (Tài khoản 129, 139, 159, 229) và Haomòn (Tài khoản 214) có số dư có nhưng vẫn phản ánh bên Tài sản được ghi âm nhằmphản ánh chính xác quy mô Tài sản hiện có ở doanh nghiệp

- Bên cạnh đó, các tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, tài khoản

413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái, tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối, nếu có số

dư Có thì ghi bình thường bên Nguồn vốn, nếu có số dư Nợ thì ghi âm bên phầnNguồn vốn

Trang 23

Đối với một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp như “Hàng tồn kho”, “Các khoảnphải thu”,… do có liên quan đến nhiều tài khoản nên phải tiến hành tổng hợp số liệu

từ các tài khoản có liên quan để lấy số liệu phản ánh lên Bảng cân đối kế toán

Các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán được ghi nhận trên cơ sở số dư của cáctài khoản liên quan Đặc điểm của các tài khoản ngoài bảng là ghi đơn, có số dư Nợnên kế toán căn cứ trực tiếp vào số dư Nợ cuối kỳ trên sổ cái của từng tài khoản để ghivào các chỉ tiêu tương ứng

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Nguồn số liệu chủ yếu dùng để lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước

- Sổ kế toán chi tiết, tổng hợp trong kỳ của các tài khoản loại 5, 6, 7, 8, 9

- Các số liệu khác (Thông báo nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, Sổ chi tiết tàikhoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp)

Đối với cột số liệu “Năm trước” trong báo cáo kỳ này, tương tự như việc lậpBảng cân đối kế toán, được lấy từ cột số liệu “Năm nay” tương ứng của Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh kỳ trước

Cột số liệu “Năm nay” phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo Việclập các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở cột “Năm nay” cụ thểnhư sau:

- Đối với số liệu về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Các khoản giảmtrừ, Giá vốn hàng bán, Doanh thu hoạt động tài chính, Chi phí tài chính, Chi phí bánhàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Thu nhập khác, Chi phí khác được lấy từ sổ kếtoán phản ánh những nội dung trên: các tài khoản doanh thu căn cứ vào số phát sinh

Có, các tài khoản chi phí căn cứ vào số phát sinh Nợ

- Các chỉ tiêu Chi phí thuế thu nhâph doanh nghiệp hiện hành, Chi phí thuế thunhập doanh nghiệp hoãn lại: căn cứ vào chênh lệch phát sinh Nợ, Có của các tài khoảnchi tiết có liên quan để lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Các chỉ tiêu khác như doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, Lợinhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinhdoanh, Lợi nhuận khác, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, Lợi nhuận sau thuế thunhập doanh nghiệp được tính toán theo hướng dẫn cụ thể trên Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh Trường hợp lỗ, các chỉ tiêu được ghi âm trên báo cáo

Trang 24

- Riêng chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu được hướng dẫn cách tính toán theoThông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 30 – Lãi trên cổ phiếu.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Cơ sở số liệu để lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bản thuyếtminh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước

- Các tài liệu kế toán khác như: sổ kế toán tổng hợp, chi tiết các tài khoản 111 –Tiền mặt, tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng, tài khoản 113 – Tiền đang chuyển vàcác tài khoản liên quan khác, Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, các tài liệu kếtoán chi tiết khác

Để phục vụ cho việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính xác, nhanh chóng,kịp thời đòi hỏi việc mở và ghi sổ kế toán phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phân loại sổ sách chi tiết theo từng hoạt động: các sổ kế toán chi tiết các tàikhoản Phải thu, Phải trả, Tiền mặt, Tiền gửi, Tiền đang chuyển phải mở chi tiết chotừng hoạt động mà doanh nghiệp đang tiến hành (hoạt động kinh doanh, đầu tư và tàichính)

- Phân loại các khoản đầu tư ngắn hạn theo thời gian thu hồi: trước khi lập Báocáo lưu chuyển tiền tệ, kế toán cần phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thờihạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua (thỏa mãn định nghĩađược coi là các khoản tương đương tiền) để loại trừ ra khỏi các khoản mục liên quanđến hoạt động đầu tư ngắn hạn Đối với các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợkhông được coi là tương đương tiền, kế toán phải căn cứ vào mục đích đầu tư để lậpbảng chi tiết xác định các khoản này phục vụ cho mục đích thương mại hay phục vụcho mục đích nắm giữ đầu tư để thu lãi

Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần quán triệt các nguyên tắc sau:

- Trình bày luồng tiền theo từng hoạt động phù hợp với đặc điểm kinh doanhcủa doanh nghiệp bao gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tàichính

- Phân biệt các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động trên cơ sở thuần, bao gồmmột số luồng tiền phát sinh trong những trường hợp sau:

+ Thu và chi trả tiền hộ khách hàng

Trang 25

+ Thu và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáohạn ngắn (mua bán ngoại tệ hay các khoản đầu tư; các khoản đi vay, cho vay có thờihạn thanh toán không quá 3 tháng).

- Đối với các giao dịch về đầu tư tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay cáckhoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Phải quy đổi các giao dịch ngoại tệ ra thành đồng tiền chính thức sử dụng đểghi sổ kế toán và lập báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch

- Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tươngđương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng

do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thựchiện

Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể sử dụng hai phương pháp: phươngpháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp

Theo phương pháp trực tiếp, các chỉ tiêu trên báo cáo được lập bằng cách xácđịnh và phân tích trực tiếp các khoản thực thu, thực chi bằng tiền trên các sổ kế toántheo từng hoạt động và theo nội dung thu – chi được chi tiết

Đối với phương pháp gián tiếp, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cáchđiều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưởngcủa các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng, giảm lợi nhuận;loại trừ các khoản lãi, lỗ của hoạt động đầu tư và tài chính đã tính vào lợi nhuận trướcthuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động Lợi nhuận trước thuế được lấy từchỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh hoặc được xác định từ chênh lệch giữa phát sinh Nợ, Có của tài khoản 911trước khi điều chỉnh với tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối với cột số liệu “Năm trước”, kế toán tiến hành chuyển từ cột số liệu “Nămnay” của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước sang

Cột số liệu “Năm nay” được tính toán theo 2 cách khác nhau tùy theophương pháp sử dụng riêng đối với phần lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuấtkinh doanh, hai phần còn lại, việc tính toán là hoàn toàn như nhau cho dù sử dụngphương pháp nào Khi lập, căn cứ vào nội dung của các chỉ tiêu được liệt kê trênBáo cáo lưu chuyển tiền tệ, các số liệu tương ứng được tổng hợp, lấy từ các sổ kế

Trang 26

toán chi tiết, tổng hợp và các bảng biểu kế toán có liên quan Trong đó, các khoảnchi tiền được ghi trong ngoặc đơn.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Để lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính, kế toán cần căn cứ vào:

- Sổ kế toán kỳ báo cáo (đặc biệt là các sổ chi tiết)

- Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước

Khi lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính, việc trình bày bằng lời văn phảingắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu Các chỉ tiêu thuộc phần chuẩn mực, chế độ, chính sách

kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán, nếu có sựthay đổi phải trình bày rõ ràng lý do thay đổi Việc lựa chọn số liệu và thông tin cầnphải trình bày trong báo cáo này được thực hiện theo nguyên tắc trọng yếu được quyđịnh tại Chuẩn mực số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính Đối với việc đánh số cácthuyết minh dẫn từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vàBáo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được thay đổi lại cho phù hợp với điều kiện cụ thểcủa doanh nghiệp nhưng phải thực hiện đúng yêu cầu và nội dung thông tin cần trìnhbày theo quy định Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý doanh nghiệp có thể trìnhbày bổ sung thêm một số thông tin khác nhằm mục đích giúp cho người sử dụng hiểuđược Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Việc lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính tùy theo từng nội dung trong báocáo được cụ thể như sau:

- Phần I, II: doanh nghiệp căn cứ vào tình hình, đặc điểm thực tế của doanhnghiệp mình để cung cấp thông tin về phần này

- Phần III, IV: doanh nghiệp căn cứ vào thực tế áp dụng hệ thống Chuẩn mực

kế toán Việt Nam đã ban hành và hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng tạidoanh nghiệp để trình bày các thông tin được yêu cầu tại phần này trong Bản thuyếtminh báo cáo tài chính

- Phần V, VI, VII: là phần thông tin bổ sung cho các khoản mục đã được trìnhbày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưuchuyển tiền tệ Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu thuộc phần này ở cột “Năm trước”,

“Đầu năm” được căn cứ vào cột số liệu “Năm Nay”, “Cuối năm” của báo cáo này kỳtrước Đối với cột “Năm nay”, “Cuối năm” của Bản thuyết minh báo cáo tài chính kỳ

Trang 27

này, căn cứ vào quy định của các Chuẩn mực kế toán cụ thể, doanh nghiệp dựa vào sổ

kế toán chi tiết, tổng hợp để lấy số liệu và thông tin trình bày vào các phần phù hợpcủa Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo yêu cầu cụ thể của từng chỉ tiêu, từng nộidung thuộc phần này

- Phần VIII: bao gồm những thông tin khác ngoài các thông tin đã nêu ở trên,doanh nghiệp cần trình bày nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng Báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp

1.2.4 So sánh hệ thống Báo cáo tài chính Việt Nam với quy định của các chuẩn mực kế toán quốc tế

Qua các thời kỳ, từ chỗ cách rất xa so với các nguyên tắc kế toán quốc tế cũngnhư chế độ và Chuẩn mực kế toán quốc tế, kế toán Việt Nam đang dần từng bước thuhẹp khoảng cách này Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề hòa hợp quốc

tế rất được coi trọng, đặc biệt trong điều kiện đất nước đang phát triển, thu hút ngàycàng nhiều đối tác nước ngoài thì sự hòa hợp trong hệ thống kế toán nói chung và hệthống Báo cáo tài chính nói riêng không chỉ giúp cho thông tin kế toán phù hợp vớinhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn giúp các doanh gnhiệp trongnước có thể tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường quốc tế cũng như tiếp thu được nhữngtinh hoa của công nghệ kế toán quốc tế

Nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết như trên, Bộ tài chính đã ban hànhmột số Chuẩn mực kế toán cùng các thông tư hướng dẫn liên quan đến việc lập vàtrình bày Báo cáo tài chính dựa vào các Chuẩn mực kế toán quốc tế Vì vậy, nội dungcủa các Chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan đến các Báo cáo tài chính không khácnhiều so với Chuẩn mực kế toán quốc tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế, mở cửa vàhội nhập toàn diện Những khác biệt hay sửa đổi, bổ sung chi tiết so với Chuẩn mực

kế toán quốc tế đều bắt nguồn từ tình hình kinh tế của bản thân đất nước, những yêucầu cụ thể của hoạt động kế toán trong nước ta và cũng là đáp ứng yêu cầu cụ thể hóanhững quy định trong các Chuẩn mực kế toán quốc tế vào điều kiện cụ thể của ViệtNam Sau đây là một số điểm giống và khác nhau so với các Chuẩn mực kế toán quốc

tế có liên quan, cụ thể là IAS 01 và IAS 07:

- Theo các Chuẩn mực kế toán, các quyết định của Bộ tài chính, Luật kế toánViệt Nam, hệ thống các Báo cáo tài chính không có báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ

Trang 28

sở hữu như quy định trong IAS 01, song phần này lại được trình bày cụ thể trong Bảnthuyết minh báo cáo tài chính.

- Trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng khuyến khích trình bày thêm cácbáo cáo khác cung cấp thông tin cho quản lý doanh nghiệp

- Những nội dung trong IAS 01 và IAS 07 chủ yếu tập trung phục vụ cho việclập và trình bày Báo cáo tài chính của hình thức công ty cổ phần vì đây là hình thứcphổ biến trên thế giới Tại Việt Nam, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trongnền kinh tế nên trong các quyết định, thông tư hướng dẫn thường được chia làm 2phần, một phần quy định riêng cho các doanh nghiệp Nhà nước (thường gọi là doanhnghiệp lớn), một phần áp dụng cho các hình thức khác (thường gọi là doanh nghiệpvừa và nhỏ)

- Bốn báo cáo bắt buộc được quy định mẫu chuẩn rất rõ ràng trong thông tưhướng dẫn ban hành kèm theo các quyết định của Bộ tài chính có liên quan đến Báocáo tài chính Mẫu biểu được quy định cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp chứkhông chỉ dừng lại ở những quy định về thông tin tối thiểu cần phải trình bày trên cácbáo cáo như trong Chuẩn mực kế toán quốc tế

- Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính, Chuẩn mực kếtoán Việt Nam dựa vào IAS 01 để xây dựng và kế thừa toàn bộ những nội dungtại phần này

- Thời hạn lập, nộp báo cáo được quy định cụ thể đối với từng báo cáo (quý,năm), từng loại hình doanh nghiệp trong Luật kế toán và thời hạn quy định ngắn hơn

so với quy định của IAS 01 để đảm bảo tính kịp thời của thông tin kế toán

- IAS 01 quy định tối thiểu phải có báo cáo năm, còn tại Việt Nam, Bộ tài chính

có quy định rõ ràng và bắt buộc báo cáo năm, báo cáo quý đối với từng loại hìnhdoanh nghiệp Bên cạnh đó, cũng quy định cụ thể các cơ quan chức năng có tráchnhiệm nhận các Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, IAS 01 không quy định cụthể vấn đề này

- Những thông tin chung về doanh nghiệp như: tên, địa chỉ, kỳ báo cáo, đơn vịtiền tệ dùng để lập Báo cáo tài chính,… được quy định cả trong Chuẩn mực số 21 vàIAS 01

- Mục đích cung cấp thông tin, nội dung phản ánh của các báo cáo tại Việt Nambao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu

Trang 29

chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính được quy định theo như quy địnhtrong IAS 01 và IAS 07.

- Đối với Bảng cân đối kế toán, tại Việt Nam cũng tiến hành phân loại cáckhoản mục Tài sản và Nợ phải trả như trong IAS 01 Trên Bảng cân đối kế toán củaViệt Nam, hầu hết những thông tin tối thiểu quy định theo IAS 01 đều được trìnhbày Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu, lợi ích của cổ đông,…không được quy định trong Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính mà đượcquy định trong Chuẩn mực riêng, Chuẩn mực số 25 về Báo cáo tài chính hợp nhất.Nguyên nhân là do các Chuẩn mực kế toán quốc tế chỉ đưa ra những quy định chung,

áp dụng cho loại hình phổ biến, trong đó có hình thức cổ phần và tập đoàn kinh tế,tại Việt Nam, gần đây những hình thức này mới thực sự ra đời và đi vào đời sốngkinh tế của đất nước Do vậy, những chỉ tiêu này mới được quy định trong nhữngchuẩn mực gần đây

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: tương tự như Bảng cân đối kế toán, tạiViệt Nam, báo cáo này không có chỉ tiêu Lợi ích của cổ đông thiểu số Chỉ tiêu Lãi(lỗ) của các đơn vị liên kết và liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu trong quyđịnh của IAS 01 thì trong Chuẩn mực số 21 không có quy định về khoản mục này Chỉtiêu này được đề cập đến trong Chuẩn mực riêng, Chuẩn mực số 07 – Kế toán cáckhoản đầu tư vào công ty liên kết và Chuẩn mực số 08 – Thông tin tài chính về nhữngkhoản vốn góp liên doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được quy định trong một chuẩn mực riêng: Chuẩnmực kế toán Việt Nam số 24 và IAS 07 Tại Chuẩn mực số 24, các khoản tươngđương tiền được quy định chi tiết là những khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 thángthay vì một định nghĩa chung là các khoản có tính thanh khoản cao, ngắn hạn nhưtrong IAS 07 Còn lại tất cả những chi tiết, nội dung khác như: trình bày theo 3 hoạtđộng (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính), nội dung từngloại hoạt động, phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đều giống nhau ở cả haichuẩn mực

- Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính tại Việt Nam hay là các chính sách kếtoán và các thuyết minh trong quy định của IAS 01: các thông tin tối thiểu cần cungcấp Việt Nam đều quy định chi tiết, cụ thể đối với từng nội dung trong thông tư hướngdẫn kế toán Chuẩn mực số 21 Ngoài ra, trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn

Trang 30

gộp cả phần phản ánh tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu chứ không tách riêng thànhmột báo cáo như quy định của IAS 01.

Nói chung, những sự khác biệt trên đều xuất phát từ đặc điểm cụ thể về sự pháttriển kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, sự phát triển của công tác kế toán tại Việt Nam.Trong những giai đoạn tiếp theo, tùy sự thay đổi của những điều kiện trên, Chế độ kếtoán nói chung và Chế độ Báo cáo tài chính nói riêng còn có những chỉnh sửa, bổ sungcho phù hợp và trên nguyên tắc rút ngắn dần khoảng cách với quốc tế

1.3 Phân tích tình hình tài chính qua hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đốichiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện tại với quá khứ Thông qua đó, đánh giáđúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, dự đoán kết quảcũng như rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp

1.3.2 Mối quan hệ giữa Báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính

Khi thực hiện phân tích tình hình tài chính phải dựa vào rất nhiều nguồn thôngtin khác nhau, cả trong và ngoài doanh nghiệp, cả những thông tin chung đến nhữngthông tin chi tiết nhất Những nguồn thông tin cơ bản cần thu thập khi phân tích là:

- Các thông tin chung: đó là những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, môitrường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹthuật công nghệ

- Các thông tin theo ngành kinh tế: đó là những thông tin mang tính chất củangành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến tiến trình kỹ thuật cầntiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độphát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển…

- Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: đó là những thông tin về chiến lược,sách lược kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn,tình hình và khả năng thanh toán,… Những thông tin này được thể hiện qua nhữnggiải trình của các nhà quản lý, qua các báo cáo của hạch toán kế toán

- Các thông tin khác

Những thông tin liên quan đến doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng Do vậy,

để có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích tài chính, người làm

Trang 31

công tác phân tích phải sưu tầm đầy đủ và thích hợp những thông tin liên quan đếnhoạt động của doanh nghiệp Tính đầy đủ thể hiện thước đo số lượng của thông tin Sựthích hợp phản ánh chất lượng của thông tin.

Trong những nguồn thông tin trên, nguồn thông tin chủ yếu, quan trọng nhấtchính là hệ thống Báo cáo tài chính của bản thân doanh nghiệp cần phân tích Tuykhông thể đánh giá một cách toàn diện mọi mặt tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tìnhhình doanh nghiệp, song dựa vào các Báo cáo tài chính, phân tích các Báo cáo tàichính cũng làm nổi bật được thực trạng của doanh nghiệp trong mối liên hệ giữanhững sự kiện xảy ra trong quá khứ với những nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận

và những đánh giá của cá nhân, có thể kèm theo đánh giá của một tổ chức kiểm toán

Căn cứ vào hệ thống Báo cáo tài chính, tình hình tài chính của doanh nghiệpđược phân tích qua những nội dung sau:

 Đánh giá khái quát tình hình tài chính

 Phân tích cấu trúc tài chính

 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

 Phân tích hiệu quả kinh doanh

 Phân tích chi tiết từng Báo cáo tài chính

- Giai đoạn tiến hành phân tích: đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các côngviệc đã ghi trong kế hoạch Giai đoạn này bao gồm các công việc cụ thể sau:

 Sưu tầm tài liệu, hệ thống, xử lý số liệu

 Tính toán các chỉ tiêu phân tích

 Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến các chỉ tiêu phân tích

Trang 32

 Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp

 Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính củadoanh nghiệp

- Giai đoạn kết thúc: đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích Trong giaiđoạn này cần tiến hành các công việc cụ thể sau:

 Viết báo cáo phân tích

 Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích

1.3.4 Phương pháp sử dụng trong phân tích

Phương pháp so sánh:

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánhgiá kết quả, xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích Để sosánh được các chỉ tiêu kinh tế phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dungphản ánh, về phương pháp tính toán, về độ dài thời gian và đơn vị đo lường

- Gốc so sánh: đây là cơ sở để tiến hành so sánh Tùy thuộc vào mục đích phântích mà gốc so sánh thường được xác định theo không gian và thời gian

Về mặt thời gian: có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ năm trướchay một điểm thời gian cụ thể (năm, tháng,…) để làm gốc so sánh

Về mặt không gian: có thể lựa chọn tổng thể hay lựa chọn các bộ phận củacùng tổng thể, lựa chọn các đơn vị khác có cùng điều kiện tương đương,… để làm gốc

so sánh

Kỳ hoặc thời điểm chọn làm gốc so sánh được gọi là kỳ gốc, còn kỳ hoặc thờiđiểm chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích

Phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới các dạng sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối: số tuyệt đối được sử dụng để phản ánh quy mô củacác hiện tượng, sự vật, hoạt động,… Bởi vậy, khi so sánh bằng số tuyệt đối, ta sẽ biếtđược quy mô, mức độ biến động (tăng, giảm, vượt, hụt,…) của chỉ tiêu phân tích giữacác kỳ với nhau

- So sánh bằng số tương đối: số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc

độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu So sánh bằng số tương đối

sẽ nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu

Trang 33

Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích:

Mọi quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh đều có thể và cần thiết chitiết theo nhiều hướng khác nhau (theo bộ phận cấu thành, theo thời gian, địa điểm,

…) nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt được Khi phân tích, ta tiến hành xem xét,

so sánh:

- Mức độ đạt được của từng bộ phận giữa các kỳ với nhau

- Mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể

- Tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian

- Mức độ đóng góp của từng bộ phận vào kết quả chung

Bằng cách xem xét các chỉ tiêu phân tích theo các hướng khác nhau, các nhàphân tích sẽ nắm được tác động của các giải pháp mà doanh nghiệp đã áp dụng trongtừng bộ phận, thời gian, địa điểm,… Trên cơ sở đó, tìm cách cải tiến các giải phápcũng như điều kiện vận dụng từng giải pháp một cách phù hợp, hiệu quả

Phương pháp cân đối:

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất nhiềumối quan hệ cân đối về lượng giữa 2 mặt của các yếu tố và các quá trình: quan hệ cânđối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn hình thành tài sản, giữa thu, chi và kết quả,giữa mua sắm và sử dụng vật tư, giữa số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng trong kỳ với

số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm trong kỳ của các đối tượng,… Điều đó dẫn đến sựcân bằng về mức biến động (chênh lệch) giữa các chỉ tiêu trong mối quan hệ cân đốigiữa các kỳ: một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phântích đúng một lượng tương ứng Trong mối quan hệ cân đối này, các nhân tố đứng độclập, tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phảnánh đối tượng nghiên cứu Khi đó, ta sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến

sự biến động của chỉ tiêu

Phương pháp đồ thị:

Là phương pháp dùng các đồ thị để minh họa các kết quả đã tính toán đượctrong quá trình phân tích bằng biểu đồ, sơ đồ,… Phương pháp này cho ta một cái nhìntrực quan, thể hiện rõ ràng, mạch lạc diễn biến của các đối tượng nghiên cứu thôngqua từng thời kỳ và nhanh chóng phân tích định tính các chỉ tiêu tài chính để tìm ranguyên nhân của sự biến đổi các chỉ tiêu đó

Trang 34

Phương pháp kết hợp:

Trong quá trình nghiên cứu đối tượng phân tích, việc sử dụng kết hợp một sốphương pháp phân tích với nhau là cần thiết do đối tượng phân tích rất đa dạng, phongphú, có mối quan hệ nhiều chiều Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chỉtiêu phản ánh đối tượng phân tích không phải bao giờ cũng theo một hướng hay cùngmột loại (tổng, tích) Hơn nữa, nếu không sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phântích với nhau sẽ không làm nổi bật đặc trưng của đối tượng phân tích Vì vậy, phươngpháp kết hợp là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tíchhoạt động kinh doanh nói chung và phân tích Báo cáo tài chính nói riêng

1.3.5 Nội dung phân tích

Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Đây là nội dung thường được thực hiện trước tiên Đánh giá khái quát tình hìnhtài chính là việc xem xét, nhận định một cách tổng quát nhất tình hình tài chính củadoanh nghiệp Công việc này nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng thấy đượctình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở trạng thái như thế nào (mạnh hay yếu, chủđộng về tài chính hay bị động, khả quan hay không,…) Từ đó, phát huy những điểmmạnh và đưa ra những biện pháp khắc phục những tồn tại để góp phần nâng cao khảnăng thanh toán, tính chủ động trong hoạt động tài chính nhằm thúc đẩy hoạt độngkinh doanh phát triển

Nguồn số liệu chủ yếu để đánh giá khái quát tình hình tài chính là Bảng cân đối

kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, trước hết, cần sosánh số cuối kỳ với đầu năm của các khoản, các mục trên Bảng cân đối kế toán kể cả

số tuyệt đối và tương đối theo chiều ngang để thấy được sự biến động về quy mô tàisản; so sánh theo chiều dọc để thấy được sự thay đổi về cơ cầu tài sản của doanhnghiệp So sánh số tổng cộng giữa cuối kỳ với đầu năm và tìm hiểu nguyên nhân của

sự thay đổi Số tổng cộng trên Bảng cân đối kế toán phản ánh về quy mô về tài sản màdoanh nghiệp hiện có tại một thời điểm, đồng thời cũng là khả năng huy động nguồnvốn của doanh nghiệp cho sản xuất Để biết được sự tăng giảm này là do nguyên nhânnào, được tài trợ từ đâu, ta so sánh tình hình tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu kỳphân tích với kỳ gốc, từ đó so sánh tốc độ tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu với tốc

độ tăng giảm của tài sản, để rút ra nhận định tài sản của doanh nghiệp tăng giảm là do

Trang 35

sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả Tỷ suất tự tài trợ tài sản từnguồn vốn chủ sở hữu được dùng để làm rõ hơn cho nhận định trên:

Tỷ suất tự tài trợ từ nguồn Tổng nguồn vốn chủ sở hữu

= - *100

vốn chủ sở hữu (%) Tổng tài sản

Tỷ suất này đánh giá khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập

về mặt tài chính của doanh nghiệp Tỷ suất này càng cao, mức độ độc lập càng cao.Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động kinh doanh, là hoạtđộng cần nhiều hay ít vốn chủ sở hữu Không phải tỷ suất này càng cao sẽ càng có lợicho doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần xem xét chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu trongmối tương quan với chi phí sử dụng vốn vay để có một cơ cấu tài chính phù hợp, đạthiệu quả cao

Ngoài ra, chúng ta có thể phân tích một số chỉ tiêu về tình hình đầu tư củadoanh nghiệp Trước khi tính toán và phân tích các chỉ tiêu này, cần phải đánh giá cácvấn đề sau: đánh giá hướng đầu tư, loại hình đầu tư, quy mô đầu tư, hiệu quả đầu tư

Tỷ suất đầu tư Tổng tài sản dài hạn

= - *100

tổng quát (%) Tổng tài sản

Chỉ tiêu này càng cao phản ánh quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanhnghiệp ngày càng tăng cường, năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mởrộng Trong đó, chúng ta cần xem xét các chỉ tiêu:

Tỷ suất đầu tư Tổng các khoản đầu tư tài chính dài hạn

= - *100

tài chính dài hạn (%) Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư Tổng TSCĐ và CPXDCBDD

= - *100

tài sản cố định (%) Tổng tài sản

Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Phân tích tình hình và khả năng thanh toán là xem xét tình hình thanh toán

các khoản phải thu, phải trả Qua đó chúng ta thấy được chất lượng hoạt động tàichính cũng như việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp Thực tế cho thấy,một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh sẽ không phát sinh tìnhtrạng dây dưa nợ nần, chiếm dụng vốn lẫn nhau Ngược lại sẽ chứng tỏ thực trạng tàichính không mấy sáng sủa, chất lượng hoạt động quản lý nợ không cao

Trang 36

Khi phân tích, chủ yếu tập trung đi sâu xem xét những khoản phải thu, phải trảvới những đối tượng có tỷ trọng lớn trong tổng phải thu, tổng phải trả, thường là cáckhoản nợ phải thu người mua và khoản nợ phải trả người bán Bên cạnh đó, có thểphân tích cho mỗi nội dung tương ứng thuộc nợ phải thu và nợ phải trả nhằm mục đích

so với các khoản nợ phải trả (%) Nợ phải trả

Tỷ lệ này khác 100% tức là số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn sốvốn doanh nghiệp đi chiếm dụng hay ngược lại, đều phản ánh một tình hình tài chínhkhông lành mạnh

Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với Nợ phải trả

= - *100

các khoản nợ phải thu (%) Nợ phải thu

Chỉ tiêu này với chỉ tiêu trên là tương đương nhau

Ngoài ra, cần tính và phân tích một số chỉ tiêu sau đây:

Số vòng quay của các Tổng doanh thu bán chịu

= khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu khách hàngChỉ tiêu này phản ánh trong kỳ phân tích số vòng quay các phải thu của kháchhàng là bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thu hồi tiền của kháchhàng của doanh nghiệp càng tốt Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào chínhsách bán hàng của khách hàng

-Thời gian của 1 vòng quay -Thời gian của kỳ phân tích

= các khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu khách hàngChỉ tiêu này phản ánh thời gian của một vòng quay của một khoản phải thukhách hàng là bao nhiêu ngày Chỉ tiêu này cần so sánh với thời gian bình quân ghitrong hợp đồng kinh tế để thấy được thực chất khả năng thu hồi tiền của doanh nghiệp

-và uy tín của khách hàng đối với doanh nghiệp

Trang 37

Số vòng quay của các Tổng số tiền hàng mua chịu

=

khoản phải trả Số dư bình quân phải trả người bán

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ phân tích các khoản phải trả người bán quayđược bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tiến độ thanh toán của doanhnghiệp đối với các khoản phải trả càng nhanh

Thời gian của 1 vòng quay Thời gian của kỳ phân tích

= các khoản phải trả người bán Số vòng quay các khoản phải trả người bánChỉ tiêu này phản ánh thời gian của một vòng quay của một khoản phải trảngười bán là bao nhiêu ngày Chỉ tiêu này cần so sánh với thời gian bình quân ghitrong hợp đồng kinh tế để thấy được tình hình thanh toán của doanh nghiệp, từ đó đưa

-ra giải pháp phù hợp

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp tức là tiến hành xem xét

năng lực tài chính của doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ haykhông Phân tích khả năng thanh toán cho phép các nhà quản lý, các nhà đầu tư, ngânhàng, các nhà cung cấp,… đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũngnhư dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp

Nguồn tài liệu cung cấp thông tin để phân tích khả năng thanh toán chủ yếu là:Bảng cân đối kế toán và Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta thường so sánh, xem xét

sự biến động, thực hiện phân tích chi tiết các chỉ tiêu sau:

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng Số tiền và tài sản có thể dùng để thanh toán

=

-thanh toán tổng quát Số tiền phải -thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh mối quan hệ giữa khả năng vànhu cầu thanh toán của doanh nghiệp Đây là cơ sở đánh giá tình hình tài chính củadoanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu:

Hệ số khả năng Vốn bằng tiền

=

-thanh toán tức thời Tổng các khoản nợ đến hạn và quá hạn

Trang 38

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản nợ đến hạn và quá hạn của doanh nghiệp cóthể thanh toán được ngay bằng tất cả số vốn bằng tiền của doanh nghiệp hay không.

Hệ số này càng gần đến 1 thì khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp càng caonhưng nếu tỷ lệ này quá lớn thì cũng cần xem xét lại vì vốn của doanh nghiệp khôngđược huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh nên không sinh ra hiệu quả

Hệ số khả năng Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền

=

-thanh toán nhanh Tổng các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán theo TSNH Tài sản ngắn hạn

=

đối với nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

Hệ số khả năng thanh toán Tài sản dài hạn

=

nợ dài hạn Nợ dài hạn

Phân tích hiệu quả kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh không những là thước

đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sốngcòn Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách xemxét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, kết quảkinh doanh, đặc biệt là khả năng sinh lợi hiện hành với quá khứ Qua đó, người sửdụng thông tin có thể đánh giá thực trạng tài chính, tiềm năng, hiệu quả kinh doanhcũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp

Nguồn tài liệu cung cấp thông tin để phân tích hiệu quả kinh doanh chủ yếu là:Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Các nhóm chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích hiệu quả kinh doanh là:

- Nhóm chỉ tiêu sức sản xuất: những chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị yếu tốđầu vào đem lại mấy đơn vị kết quả sản xuất đầu ra Trị số của chỉ tiêu này càng lớn,hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngượclại

Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất

Sức sản xuất =

Yếu tố đầu vào

Tử số có thể là: tổng giá trị sản xuất, doanh thu thuần bán hàng và cung cấpdịch vụ, doanh thu thuần hoạt động tài chính,…

Trang 39

Mẫu số thường là: tổng tài sản, tài sản cố định, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn,vốn chủ sở hữu, vốn vay,… Tương ứng với mẫu số ta có: sức sản xuất của tổng tàisản, sức sản xuất của tài sản cố định,…

- Nhóm chỉ tiêu sức sinh lợi: những chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị yếu tốđầu vào hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất đem lại mấy đơn vị lợinhuận Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quảkinh doanh càng cao và ngược lại

Đầu ra phản ánh lợi nhuận

Sức sinh lợi =

Yếu tố đầu vào hay đầu ra phản ánh kết quả

Tử số thường là các chỉ tiêu: lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợinhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sauthuế,… Mẫu số tương tự như mẫu số của chỉ tiêu sức sản xuất ở trên Tương ứng vớimẫu số, ta có sức sinh lợi của tổng tài sản, sức sinh lợi của tổng tài sản cố định,…

- Nhóm chỉ tiêu suất hao phí: những chỉ tiêu này cho biết để có một đơn vị đầu

ra phản ánh kết quả sản xuất hay đầu ra phản ánh lợi nhuận, doanh nghiệp phải haophí mấy đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào Trị số của chỉ tiêu suất hao phí càng nhỏchứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại

Yếu tố đầu vào

Suất hao phí =

Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay lợi nhuận

Tử số bao gồm các chỉ tiêu như mẫu số của nhóm chỉ tiêu phản ánh sức sảnxuất, mẫu số bao gồm các chỉ tiêu ở tử số của hai nhóm chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất

và sức sinh lợi

Khi xác định các chỉ tiêu cần lưu ý các chỉ tiêu đầu ra phản ánh kết quả sảnxuất hay lợi nhuận là kết quả của cả kỳ kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh yếu tố đầuvào được xác định theo số bình quân của kỳ phân tích (thường là bình quân giữa đầu

kỳ và cuối kỳ)

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trên: các chỉ tiêu được tính và so sánh giữa

kỳ phân tích với kỳ gốc để đánh giá hiệu quả kinh doanh từng kỳ và xem xét xu hướng

Trang 40

biến động của hiệu quả kinh doanh Từ đó, những đối tượng quan tâm tùy thuộc vàomục đích của mình có thể ra các quyết định kinh doanh phù hợp, hiệu quả.

Phân tích cấu trúc tài chính

Cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tìnhhình huy động vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sửdụng vốn của doanh nghiệp Chính sách huy động, sử dụng vốn, một mặt phản ánhnhu cầu huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, mặt khác, quan trọng hơn, chínhsách này quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh củadoanh nghiệp

Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình huy động, sử dụngvốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanhnghiệp

Nguồn tài liệu cung cấp thông tin để phân tích cấu trúc tài chính chủ yếu có:Bảng cân đối kế toán

Việc phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổcác loại tài sản, từ đó, căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, đặc điểm ngànhnghề kinh doanh, chính sách đầu tư, chính sách kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụngtrong từng thời kỳ để đưa ra nhận xét Khi xem xét cơ cấu tài sản và sự biến động về

cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ quyết định đầu tư vào loại tài sản nào là thích hợpnhất, đầu tư vào thời điểm nào và quyết định các chính sách quản lý liên quan đếntừng loại tài sản đó

Phân tích cấu trúc tài chính giúp ta thấy được mức độ hợp lý và an toàn trongviệc huy động vốn và đánh giá được năng lực tài chính cũng như mức độ độc lập vềmặt tài chính của doanh nghiệp Để đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàntài chính của doanh nghiệp, khi phân tích cần dựa trên chính sách huy động vốn, chínhsách đầu tư của doanh nghiệp trong từng thời kỳ gắn với điều kiện kinh doanh cụ thể

Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, ta tiến hành:

- So sánh sự biến động trên tổng số tài sản (nguồn vốn), cũng như từng loại tàisản (nguồn vốn) kỳ phân tích so với kỳ gốc

- Xem xét tỷ trọng từng loại tài sản (nguồn vốn) chiếm trong tổng số và xuhướng biến động của chúng

Ngày đăng: 28/11/2012, 15:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Một số chỉ tiờu tài chớnh của cụng ty trong những năm gần đõy như sau (nguồn Bỏo cỏo tài chớnh năm 2004, 2005, 2006, 2007): - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.1. Một số chỉ tiờu tài chớnh của cụng ty trong những năm gần đõy như sau (nguồn Bỏo cỏo tài chớnh năm 2004, 2005, 2006, 2007): (Trang 43)
Bảng 2.1. Một số chỉ  tiêu tài chính của công ty trong những năm gần đây  như sau (nguồn Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006, 2007): - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong những năm gần đây như sau (nguồn Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006, 2007): (Trang 43)
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Vũ Gia - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Vũ Gia (Trang 46)
Sơ đồ 2.2. Mô hình tạo sản phẩm dịch vụ của công ty - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Sơ đồ 2.2. Mô hình tạo sản phẩm dịch vụ của công ty (Trang 49)
Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (Trang 51)
Bảng tổng hợp - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng t ổng hợp (Trang 57)
Bảng tổng hợp - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng t ổng hợp (Trang 57)
Trờn Bảng cõn đối kế toỏn chỉ cú cỏc số liệu tổng hợp theo cỏc tài khoản, cỏc chỉ tiờu chi tiết cần thiết được trỡnh bày trong Bản thuyết minh Bỏo cỏo tài chớnh. - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
r ờn Bảng cõn đối kế toỏn chỉ cú cỏc số liệu tổng hợp theo cỏc tài khoản, cỏc chỉ tiờu chi tiết cần thiết được trỡnh bày trong Bản thuyết minh Bỏo cỏo tài chớnh (Trang 67)
Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Vũ Gia năm 2007 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Vũ Gia năm 2007 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 67)
CÁC CHỈ TIấU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
CÁC CHỈ TIấU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 70)
Bảng 2.4. Bỏo cỏo kết quả hoạt động kinh doanh của cụng ty cổ phần Vũ Gia năm 2007 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.4. Bỏo cỏo kết quả hoạt động kinh doanh của cụng ty cổ phần Vũ Gia năm 2007 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 70)
Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vũ Gia năm 2007 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vũ Gia năm 2007 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 70)
- Trong đú: Chi phớ lói vay - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
rong đú: Chi phớ lói vay (Trang 71)
Bản thuyết minh Bỏo cỏo tài chớnh được lập trờn căn cứ là Bảng cõn đối kế toỏn, Bỏo cỏo kết quả kinh doanh, Bản thuyết minh bỏo cỏo tài chớnh kỳ trước của cụng ty và  cỏc bảng chi tiết, sổ kế toỏn do kế toỏn viờn cỏc phần hành cung cấp như bỏo cỏo tăng,   - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
n thuyết minh Bỏo cỏo tài chớnh được lập trờn căn cứ là Bảng cõn đối kế toỏn, Bỏo cỏo kết quả kinh doanh, Bản thuyết minh bỏo cỏo tài chớnh kỳ trước của cụng ty và cỏc bảng chi tiết, sổ kế toỏn do kế toỏn viờn cỏc phần hành cung cấp như bỏo cỏo tăng, (Trang 71)
Bảng 2.5. Cỏc chỉ tiờu phõn tớch Bỏo cỏo tài chớnh của cụng ty cổ phần Vũ Gia - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.5. Cỏc chỉ tiờu phõn tớch Bỏo cỏo tài chớnh của cụng ty cổ phần Vũ Gia (Trang 72)
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Vũ Gia - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Vũ Gia (Trang 72)
Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2006 - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2006 (Trang 74)
Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2006 - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2006 (Trang 74)
Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2006 - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2006 (Trang 77)
Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2006 - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2006 (Trang 77)
Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2007 - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2007 (Trang 78)
Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2007 - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2007 (Trang 78)
Bảng 2.10. Bảng phõn tớch tỡnh hỡnh thanh toỏn của doanh nghiệp năm 2006 - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.10. Bảng phõn tớch tỡnh hỡnh thanh toỏn của doanh nghiệp năm 2006 (Trang 80)
Bảng 2.10. Bảng phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2006 - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.10. Bảng phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2006 (Trang 80)
Bảng 2.11. Bảng phõn tớch tỡnh hỡnh thanh toỏn của doanh nghiệp năm 2007 - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.11. Bảng phõn tớch tỡnh hỡnh thanh toỏn của doanh nghiệp năm 2007 (Trang 83)
Bảng 2.11. Bảng phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2007 - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Bảng 2.11. Bảng phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2007 (Trang 83)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 107)
CÁC CHỈ TIấU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
CÁC CHỈ TIấU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 109)
V- Thụng tin bổ sung cho cỏc khoản mục trỡnh bày trong Bảng cõn đối kế toỏn - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
h ụng tin bổ sung cho cỏc khoản mục trỡnh bày trong Bảng cõn đối kế toỏn (Trang 113)
a- Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu - Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
a Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu (Trang 119)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w