1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Hoàn thiện công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc hiệp hội thép việt nam

245 590 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 630,79 KB

Nội dung

Đề tài này nghiên cứu khá toàn diện các vấn đề liên quan đến BCTC hợp nhất bao gồm các nội dung như: i các khái niệm về nhóm công ty, thực thể báo cáo; khái niệm về kiểm soát, lợi ích cổ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐÀO MẠNH HUY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT THÉP THUỘC HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội – 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐÀO MẠNH HUY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT THÉP THUỘC HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS TS Trương Thị Thủy

2 TS Nguyễn Xuân Nam

Hà Nội – 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiêncứu của riêng tôi Số liệu sử dụng trong Luận án là trungthực và có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bốtrong bất cứ công trình nào khác

Tác giả luận án

Đào Mạnh Huy

Trang 4

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 16

1.1 Lý luận chung về mô hình “Công ty mẹ - công ty con” 16

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tổ chức quản lý 16

1.1.2 Phương thức hình thành nhóm công ty mẹ - công ty con 19

1.1.3 Các mối quan hệ chủ yếu giữa công ty mẹ và công ty con 22

1.2 Lý luận chung về BCTC hợp nhất 23

1.2.1 Khái niệm BCTC hợp nhất 23

1.2.2 Hệ thống các lý thuyết hợp nhất BCTC 25

1.2.3 Nội dung và các nguyên tắc lập BCTC hợp nhất 31

1.2.4 Lợi thế thương mại và bất lợi thương mại 35

1.2.5 Phương pháp kế toán khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trên BCTC riêng và BCTC hợp nhất 40

1.2.6 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát 42

1.3 Quy trình lập BCTC hợp nhất 44

1.3.1 Xác định phạm vi lập và trình bày BCTC hợp nhất 44

1.3.2 Thu thập, kiểm tra các báo cáo, tài liệu liên quan phục vụ việc lập BCTC hợp nhất 47

1.3.3 Xử lý những khác biệt về chính sách kế toán và niên độ kế toán 48 1.3.4 Vận dụng các kỹ thuật để lập BCTC hợp nhất 49

1.4 Trình bày BCTC hợp nhất 52

1.5 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về lập và trình bày BCTC hợp nhất và bài học cho Việt Nam 58

1.5.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về lập và trình bày BCTC hợp nhất 58

1.5.2 Bài học đối với Việt Nam từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về lập và trình bày BCTC hợp nhất 66

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP

THUỘC HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM 70

2.1 Tổng quan tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam 70

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngành thép Việt Nam 70

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của SPCs 72

2.1.3 Đặc điểm hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý tại SPCs 75

2.1.4 Các đặc điểm ảnh hưởng đến công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại SPCs 80

2.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán tại SPCs 83

2.1.6 Hệ thống BCTC hợp nhất và vai trò cung cấp thông tin của BCTC hợp nhất đối với công tác quản lý, điều hành tại SPCs 87

2.2 Thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại SPCs 88

2.2.1 Lợi thế thương mại 88

2.2.2 Phương pháp kế toán khoản đầu tư của công ty mẹ trên BCTC riêng và BCTC hợp nhất 92

2.2.3 Lợi ích của cổ đông thiểu số 92

2.2.4 Thực trạng công tác lập BCTC hợp nhất tại SPCs 93

2.2.5 Thực trạng công tác trình bày BCTC hợp nhất tại SPCs 106

2.2.6 Khảo sát thực tế việc vận dụng các kỹ thuật điều chỉnh một số nghiệp vụ chủ yếu khi lập BCTC hợp nhất tại HPG và VNSTEEL 111

2.3 Đánh giá thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại SPCs 135

2.3.1 Về ưu điểm 135

2.3.2 Những tồn tại 139

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 146

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP THUỘC HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM 152

3.1 Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam 152

Trang 6

3.2 Định hướng hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất trong

các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam 156

3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất Thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam 157

3.3.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán lập và trình bày BCTC hợp nhất 157

3.3.2 Hoàn thiện công tác lập BCTC hợp nhất tại SPCs 168

3.3.3 Hoàn thiện công tác trình bày BCTC hợp nhất tại SPCs 181

3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp 182

3.4.1 Về phía cơ quan Nhà nước 182

3.4.2 Về phía các tổ chức nghề nghiệp, cơ sở đào tạo 184

3.4.3 Về phía các đơn vị thuộc SPCs 185

KẾT LUẬN CHUNG 188

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 190

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

SPCs Các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hộiThép Việt NamSPE Thực thể hoạt động theo các mục đích đặc biệt

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 So sánh sự khác biệt giữa các lý thuyết hợp nhất 29

Bảng 1.2 Tổng hợp xu hướng áp dụng lý thuyết hợp nhất của các quốc gia 30

Bảng 1.3 So sánh sự khác biệt cơ bản giữa IFRS 8 và IAS 14 64

Bảng 2.1 Thống kê sản lượng, thị phần 5 doanh nghiệp thép đứng đầu thị trường thép Việt Nam 71

Bảng 2.2 Thống kê đặc điểm quy mô hoạt động của các đơn vị 75

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động của các đơn vị năm 2012, 2013, 2014 76

Bảng 2.4 Thống kê mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại SPCs 83

Bảng 2.5 Tổng hợp chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại SPCs 84

Bảng 2.6 Tổng hợp việc áp dụng chế độ, chính sách kế toán tại SPCs 85

Bảng 2.7 Tình hình phản ánh lợi thế thương mại tại các đơn vị 88

Bảng 2.8 Danh sách các công ty được mua có phát sinh LTTM tại HPG 90

Bảng 2.9 Tổng hợp thời gian phân bổ lợi thế thương mại tại các đơn vị 91

Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các phương pháp kế toán khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trên BCTC riêng và BCTC hợp nhất 92

Bảng 2.11 Tình hình phát sinh và phản ánh MI tại các đơn vị 93

Bảng 2.12 Thời điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con của các đơn vị thuộc SPCs 93

Bảng 2.13 Bảng thống kê việc sử dụng tư vấn để lập BCTCHN lần đầu tiên 94

Bảng 2.14 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hợp nhất tại các công ty mẹ 95

Bảng 2.15 Số lượng các công ty con, công ty liên kết của các đơn vị qua các năm 96

Bảng 2.16 Phương pháp xác định phạm vi các công ty con được hợp nhất 96

Bảng 2.17 Tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ đối với các công ty con tại SPCs 97

Bảng 2.18 Thời hạn quy định nộp báo cáo đối với các công ty con, công ty liên kết tại SPCs 99

Bảng 2.19 Tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ đối với các công ty con cấp 2 101

Bảng 2.20 Tổng hợp các phương pháp điều chỉnh áp dụng tại các đơn vị 104

Bảng 2.21 Thống kê số lượng và quy mô các giao dịch nội bộ tại SPCs 104

Bảng 2.22 Thống kê nội dung trình bày trong BCĐKT hợp nhất và BCKQHĐKD hợp nhất tại SPCs 107

Bảng 2.23 Thống kê thuyết minh nội dung cấu trúc nhóm công ty tại SPCs 108

Bảng 2.24 Thống kê cách sử dụng đề mục để thuyết minh cơ sở hợp nhất BCTC tại SPCs 109

Bảng 2.25 Thống kê mức độ thuyết minh của Báo cáo bộ phận tại SPCs 110

Bảng 2.26 Bảng tổng hợp tách lợi ích của cổ đông thiểu số năm 2014 116

Bảng 2.27 Bảng Tổng hợp cổ tức đã chia từ công ty con năm 2014 118

Trang 9

Bảng 2.28 Thống kê số lượng công ty liên kết năm 2014 124

Bảng 2.29 Bảng tổng hợp cổ tức đã chia từ công ty liên kết năm 2014 125

Bảng 2.30 Bảng tổng hợp xác định phần sở hữu của VNSTEEL tại VPS năm 2014 .126

Bảng 2.31 Tổng hợp các khoản vay của các đơn vị thuộc VNSTEEL 129

Bảng 2.32 Bảng kê chi tiết các khoản nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn tại CTCP Kim khí TPHCM thời điểm 31/12/2014 129

Bảng 2.33 Số liệu chỉ tiêu “Hàng tồn kho” trên TMBCTC hợp nhất hợp nhất năm 2014 tại VNSTEEL 130

Bảng 2.34 Số liệu tổng hợp các chỉ tiêu chi tiết khoản mục HTK trên BCĐKT hợp nhất năm 2014 tại VNSTEEL 130

Bảng 2.35 Tổng hợp chỉ tiêu “Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được” trên BCLCTT hợp nhất năm 2014 tại VNSTEEL 134

Bảng 2.36 Đánh giá mức độ hiểu biết và tham gia của cán bộ quản lý cấp cao đối với công tác lập BCTC hợp nhất 137

Bảng 2.37 Thống kê việc nộp báo cáo đúng hạn của các công ty con tại SPCs .141

Bảng 3.1 Chỉ tiêu định hướng phát triển đối với các sản phẩm ngành Thép 154

Bảng 3.2 Phương pháp ghi tăng, giảm trực tiếp các chỉ tiêu trên Bảng tổng hợp kết quả hợp nhất BCĐKT của Tập đoàn Hoà Phát 176

Bảng 3.3 Phương pháp điều chỉnh ghi Nợ và ghi Có cho các chỉ tiêu trên Bảng tổng hợp kết quả hợp nhất BCĐKT của Tập đoàn Hoà Phát 176

Bảng 3.4 Phương pháp tổng hợp các chỉ tiêu trên Bảng tổng hợp kết quả hợp nhất BCĐKT của Tập đoàn Hoà Phát 177

Bảng 3 5 Tổng hợp kỹ thuật định giá đối với các khoản mục trên BCTC 180

DANH MỤC SƠ Sơ đồ 1.1 Khung nghiên cứu của Luận án 15

Sơ đồ 1.2 Cấu trúc đơn giản của nhóm công ty mẹ - công ty con 18

Sơ đồ 1.3 Cấu trúc hỗn hợp của nhóm công ty mẹ - công ty con 19

Sơ đồ 1.4 Mô hình sáp nhập pháp lý 19

Sơ đồ 1.5 Mô hình hợp nhất pháp lý 20

Sơ đồ 1.6 Cấu trúc đơn giản của nhóm công ty mẹ - công ty con 20

Sơ đồ 1.7 Sản lượng và thị phần tiêu thụ năm 2014 của 5 doanh nghiệp thép đứng đầu thị trường thép Việt Nam 71

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức tổng quát của các đơn vị trong SPCs 79

Sơ đồ 2.2 Phương pháp hợp cộng áp dụng tại VNSTEEL, HPG 103

Sơ đồ 2.3 Phương pháp hợp cộng áp dụng tại các đơn vị khác 103

Sơ đồ 2.4 Tổng hợp các giao dịch nội bộ phát sinh tại SPCs 106

Trang 10

Sơ đồ 3.1 Trình tự các bước lập BCTC hợp nhất khi ứng dụng Microsoft Excel

172

Sơ đồ 3.2 Trình tự các bước lập BCTC hợp nhất khi ứng dụng PMKT 174

Sơ đồ 3.3 So sánh quy trình lập BCTC hợp nhất trước và sau khi áp dụng PMKT 174

Sơ đồ 3.4 Quy trình hợp nhất BCTC theo phương pháp gián tiếp 179

DANH MỤC HÌNH VẼY Hình 1.1: Lý thuyết hợp nhất theo tỷ lệ sở hữu 26

Hình 1.2: Lý thuyết hợp nhất theo lý thuyết công ty mẹ 27

Hình 1.3: Lý thuyết hợp nhất theo lý thuyết công ty mẹ mở rộng 28

Hình 1.4: Lý thuyết hợp nhất theo lý thuyết thực thể 29

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, với đường lối mở cửa và hội nhập đất nước ta đã

có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội Vaitrò và vị thế của Việt Nam đã dần được khẳng định trên trường quốc tế Hộinhập về kinh tế kéo theo sự tất yếu về hội nhập kế toán, trong quá trình đó đã

hình thành nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động theo mô hình “công ty

mẹ - công ty con” dưới hình thức các Tập đoàn kinh tế hoặc Tổng công ty với cơ

cấu sở hữu đa dạng như và giữ vị trí thống trị những ngành, lĩnh vực then chốtcủa nền kinh tế như: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn VinGroup, Tậpđoàn FPT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam,Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễnthông quân đội Các Tập đoàn này có đặc điểm là hoạt động kinh doanh đangành nghề, đa lĩnh vực và có phạm vị hoạt động sản xuất kinh doanh rộng lớnkhông chỉ ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài

Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, sản xuất tư liệusản xuất để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các ngành công nghiệp xâydựng và quốc phòng, hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là phát triển

cơ sở hạ tầng Những năm qua ngành thép đã có đóng góp đáng kể trong việcgiải quyết công ăn việc làm cho người lao động cũng như góp một phần vàonguồn thu ngân sách Ngành thép cũng là một trong ngành kinh tế mũi nhọn của

cả nước có nhiều doanh nghiệp lớn đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô

hình “công ty mẹ - công ty con” như: Tập đoàn Hòa Phát, Tổng công ty thép

Việt Nam, Tập đoàn Hoa Sen, công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên…

Trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung, kế toán nói riêng, báo cáo tàichính (BCTC) là loại tài liệu kế toán quan trọng nhất trong công tác tài chính, kếtoán BCTC cung cấp các thông tin hữu ích về tình hình tài chính, kết quả kinhdoanh và các luồng tiền của doanh nghiệp cho các nhà quản lý, đồng thời lànguồn cung cấp thông tin chủ yếu của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

Trang 12

Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công

ty con” BCTC hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối

tượng sử dụng thông tin kế toán của Tập đoàn BCTC hợp nhất giúp người sửdụng thông tin đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiềncủa toàn Tập đoàn với tư cách một thực thể kinh tế duy nhất Mặc dù đã có quyđịnh về BCTC hợp nhất nhưng do công tác lập, trình bày BCTC hợp nhất luôn

là một nhiệm vụ chứa đựng nhiều khó khăn và phức tạp nên việc lập BCTC hợpnhất ở nước ta nói chung và các doanh nghiệp trong Hiệp hội thép nói riêng cònnhiều vướng mắc đòi hỏi cần phải có nghiên cứu để hoàn thiện

Xuất phát từ những lý do trên đây, việc đặt vấn đề nghiên cứu công tác lập

và trình bày BCTC hợp nhất trong các đơn vị sản xuất thép thuộc Hiệp hội ThépViệt Nam là cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Do đó tác giả

đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp

nhất trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam”

làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ

2 Tổng quan tình hình và những kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến luận án

Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên góc độ khác nhau vềBCTC hợp nhất cả ở trong và ngoài nước được khái quát như sau:

2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

- Nghiên cứu của tác giả Victor – Octavian Muller tại đại học Babes- Bolyal,

Rumani, năm 2010 với đề tài “Developments and enquires in the field of consolidated financial statements” Đề tài này nghiên cứu khá toàn diện các vấn

đề liên quan đến BCTC hợp nhất bao gồm các nội dung như: (i) các khái niệm

về nhóm công ty, thực thể báo cáo; khái niệm về kiểm soát, lợi ích cổ đôngkhông kiểm soát, lợi thế thương mại, sự cần thiết, mục đích của BCTC hợp nhất,các lý thuyết hợp nhất cơ bản; (ii) các quy định của CMKT quốc gia, Châu Âu

và của quốc tế về BCTC hợp nhất; (iii) nội dung, phương pháp trình bày và phântích về BCTC hợp nhất; (iv) chọn mẫu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Trang 13

về BCTC hợp nhất Ngoài ra trong năm 2013, tác giả Victor – Octavian Muller

cũng đã nghiên cứu đề tài “The impact of IFRS adoption on the quality of cosolidated financial reporting” Đề tài này nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc

thực hiện IFRS đối với chất lượng của BCTC hợp nhất Nghiên cứu này đượcthực hiện trên một số lượng lớn các công ty tại Châu Âu đã công ty niêm yếttrên thị trường chứng khoán (thị trường chứng khoán Paris, London, Frankfurt)

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên đề tài sử dụng các mô hình kinh tế lượng

để kiểm định 2 giải thuyết: (i) BCTC hợp nhất trình bày theo IFRS có chấtlượng cao hơn so với trình bày theo chuẩn mực của quốc gia; (ii) chất lượngBCTC hợp nhất sẽ cao hơn trong bối cảnh áp dụng IFRS

- Nghiên cứu của nhóm các tác giả Paolo Andrei, Pier Luigi Marchini,

Veronica Tibiletti tại đại học Parma nước Ý, thực hiện năm 2010 với đề tài “The impact of the adoption of International Financial Accounting Standards (IFRS)

on consolidated financial statements of Italian enterprises” nghiên cứu và phân

tích về những tác động và ảnh hưởng của việc áp dụng các chuẩn BCTC quốc tếđối với việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tại 191 công ty mẹ hoạt động tronglĩnh vực sản xuất, dịch vụ và tài chính đang niêm yết trên thị trường chứngkhoán Milan Trong nghiên cứu này các tác giả nghiên cứu về phạm vi hợp nhất,phương pháp xác định lợi thế thương mại, lợi ích của cổ đông không kiểm soát

và phương pháp loại trừ giao dịch nội bộ tại các doanh nghiệp của nước Ý

- Nghiên cứu của nhóm các tác giả Andreea Cirstea, Alexandra Carmen

Baltariu thực hiện năm 2014 với đề tài “Convergence of consolidated financial statements regulations: are we there yet?”, nghiên cứu sự hài hòa giữa IFRS và

US GAAP về BCTC hợp nhất Các yếu tố được các tác giả lựa chọn để đánh giá

sự hài hòa bao gồm: yêu cầu lập BCTC hợp nhất, quyền kiểm soát, phương pháphợp nhất, chính sách kế toán, ngày lập và trình bày BCTC hợp nhất

- Luận án tiến sĩ “Consolidation accounting issues in the Australian public sector” của tác giả Victoria JaneWise, năm 2004 tại trường Đại học Victoria,

Trang 14

Melboure, Úc Luận án này cũng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kế toánhợp nhất trong lĩnh vực kế toán công tại Úc.

- Luận án tiến sĩ “Goodwill impairment:The case of Hong Kong” của tác giả

Trần Mạnh Dũng thực hiện năm 2011, tại trường Đại học Macquarie, Sydney,

Úc Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện về mặt lý luận các vấn đề liênquan đến lợi thế thương mại trên các khía cạnh: các quan điểm định nghĩa lợithế thương mại, đo lường lợi thế thương mại, phương pháp ghi nhận lợi thếthương mại… Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về lợi thế thương mại, tác giảnghiên cứu thực tiễn xác định, kế toán lợi thế thương mại tại Hong Kong

- “Financial Accounting and Reporting” (2011) của nhóm tác giả Barry

Elliott và Jamie Elliott có nội dung chủ yếu nghiên cứu các vấn đề về kế toán tàichính nâng cao, trong đó có nội dung quan trọng nghiên cứu về kế toán lậpBCTC hợp nhất Trong nội dung này, các tác giả nghiên cứu các vấn đề về kếtoán hợp nhất tại thời điểm: (i) quyền kiểm soát được thiết lập (khái niệm vềnhóm công ty, định nghĩa về quyền kiểm soát, các phương pháp kế toán lậpBCTC hợp nhất, lợi thế thương mại, lợi ích của cồ đông không kiểm soát…); (ii)thời điểm sau khi quyền kiểm soát được thiết lập (thống nhất chính sách kế toán,

kế toán các khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con, phương pháp kế toánvào các công ty con, công ty liên kết…)

- “Company Accounting” (2011) của nhóm tác giả Ken Leo, John

Hoggett, John Sweeting Nội dung chủ yếu đề cập các vấn đề liên quan đến kếtoán lập BCTC hợp nhất theo AASB đã sửa đổi cập nhật theo IFRS Nghiên cứucũng trình bày các vấn đề về hợp nhất kinh doanh, đánh giá suy giảm của tàisản, các phương pháp hợp nhất BCTC, trình tự các bước hợp nhất BCTC, lợi íchcủa cổ đông không kiểm soát, loại trừ các giao dịch nội bộ trong nhóm công ty,phương pháp hợp nhất đối với các công ty con sở hữu trực tiếp và gián tiếp, kếtoán đối với các công ty liên kết

Trang 15

2.2 Các nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam

Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về BCTC hợp nhất và công tác lập và trìnhbày BCTC hợp nhất đã được nhiều nhà khoa học quan tâm Nội dung chủ yếucủa một số công trình nghiên cứu gần đây có thể kể đến như:

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Phú Giang (2007), “Hoàn thiện quy trình hợp nhất BCTC của các Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con”, Đại học thương mại Luận án nghiên cứu một số vấn đề về mô hình “công

ty mẹ - công ty con”, lý luận về quy trình hợp nhất BCTC theo chuẩn mực quốc

tế qua 4 giai đoạn (đồng hoá, kết hợp, loại trừ, phân bổ vốn chủ sở hữu) Luận

án cũng nghiên cứu thực trạng quy trình hợp nhất BCTC tại một số đơn vị như:Tập đoàn điện lực Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, Tập đoàn Bưu chính Viễnthông Việt Nam, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, qua đó đềxuất các giải pháp hoàn thiện quy trình hợp nhất BCTC

Luận án tiến sĩ của tác giả Chúc Anh Tú (2009), "Vận dụng chuẩn mực hợp nhất BCTC để tổ chức hệ thống BCTC ở Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt nam", Học viện tài chính, đã hệ thống hoá cơ sở lý luận chung và phân tích

về tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất theo quy định CMKT quốc tế của CMKTViệt nam từ đó làm tiền đề cho những giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thốngBCTC hợp nhất ở Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

- Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Anh Hiền (2011), “Xây dựng nội dung và quy trình lập BCTC hợp nhất của các Tập đoàn kinh tế đa ngành tại Việt Nam”, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Luận án đã hệ thống hoá lý

luận về BCTC hợp nhất bao gồm: các nguyên tắc, nội dung, phạm vi, tráchnhiệm và phương pháp lập BCTC hợp nhất Luận án cũng so sánh và đánh giámột số điểm khác biệt cơ bản giữa chuẩn mực BCTC quốc tế và CMKT ViệtNam Trên cơ sở hệ thống lý thuyết nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu đánh giáthực trạng lập BCTC hợp nhất tại các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, đồng thờiqua đề xuất nội dung và quy trình lập BCTC hợp nhất cho các Tập đoàn kinh tế

đa ngành

Trang 16

- Luận án Tiến sĩ của tác giả Đoàn Thị Dung (2012), “BCTC hợp nhất – Những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp cho Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà”,

Học viện Tài chính Trong luận án của mình tác giả đã hệ thống hoá được nhữngvấn đề lý luận chung về BCTC hợp nhất bao gồm: hệ thống các phương pháp,quan điểm, phạm vi lập BCTC hợp nhất cũng như nội dung tổ chức hệ thốngBCTC hợp nhất Dựa trên cơ của những nghiên cứu này tác giả đi sâu đánh giáthực trạng hệ thống BCTC hợp nhất tại Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà qua đó đềxuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống BCTC hợp nhất trên phương diện cảkhung pháp lý hiện hành và những nội dung cụ thể tại Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà

- Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Hồng Vân (2014), “Sự hoà hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất - từ chuẩn mực đến thực tiễn”, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Luận án đã hệ

thống hoá cơ sở lý thuyết về BCTC hợp nhất và sự hoà hợp kế toán trong việclập, trình bày BCTC hợp nhất Luận án cũng đã xây dựng mô hình và kiểm địnhcác giả thuyết đánh giá về sự hoà hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trongviệc lập BCTC hợp nhất trên cơ sở khảo sát các doanh nghiệp đang niêm yếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam Qua khảo sát thực tiễn và kết quả kiểmđịnh, luận án đã đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tiến trình hoà hợpCMKT Việt Nam với CMKT quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợpnhất Các vấn đề trình bày trong luận án khá toàn diện, phương pháp thực hiệnkhoa học trên cơ sở xây dựng mô hình và sử dụng phần mềm thống kê để giảiquyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra trong đề tài

Ngoài ra trên các tạp chí chuyên ngành có rất nhiều bài viết, công trìnhnghiên cứu vấn đề liên quan đến BCTC hợp nhất được đăng tải trên các tạp chínghiên cứu khoa học chuyên ngành hoặc kỷ yếu hội thảo Trong đó, có một sốbài viết quan trọng phải kể đến như:

- Bài “Làm rõ bản chất của phương pháp tài khoản khi lập BCTC hợp nhất”, của tác giả Chúc Anh Tú, Tạp chí kiểm toán, số 13/2008;

Trang 17

- Bài “Sự ảnh hưởng của phương pháp kế toán khoản đầu tư vào công ty con trên BCTC công ty mẹ đến BCTC hợp nhất”, của tác giả Đoàn Thị Dung,

Tạp chí kế toán và kiểm toán số 98/2011;

- Bài “Những thay đổi quan trọng trong chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế về hợp nhất kinh doanh”, của tác giả Bùi Thị Ngọc, Tạp chí kế toán và

kiểm toán số 04/2011 và nhiều bài báo của các tác giả khác

2.3 Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu

Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến BCTC hợp nhất đã thực hiện, có thể thấy rằng:

Vấn đề BCTC hợp nhất cũng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quantâm nghiên cứu Các nghiên cứu được thực hiện qua các công trình độc lập hoặccác dưới hình thức luận văn thạc sĩ hoặc các luận án tiến sĩ Các nghiên cứu nàytập trung vào các vấn đề như: ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đối với BCTChợp nhất, lợi thế thương mại, giá trị hợp lý, sự hoà hợp giữa IFRS và CMKTquốc gia, BCTC hợp nhất trong khu vực công…

Đối với các công trình nghiên cứu tại Việt Nam mặc dù đã có nhiều đã cónhiều nghiên cứu về BCTC hợp nhất tuy nhiên các nghiên cứu này chưa quantâm đến một số khía cạnh sau:

- Chưa phân tích sâu, đầy đủ và toàn diện các vấn đề liên quan đến công táclập và trình bày BCTC hợp nhất Chưa có nghiên cứu cụ thể và kỹ lưỡng vềphương pháp, kỹ thuật để tổng hợp lập và trình bày các khoản mục cụ thể củaBCTC hợp nhất (BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLTT, TMBCTC hợp nhất) đối vớicác đối tượng được khảo sát (Luận án của các tác giả Chúc Anh Tú, Nguyễn PhúGiang, Nguyễn Anh Hiền…), hoặc có đề cập nhưng chưa đi sâu (Luận án củaTác giả Đoàn Thị Dung)

- Các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp, cách thứctổng hợp các chỉ tiêu để lập BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hợp nhất mà chưanghiên cứu cách thức lập Thuyết minh BCTC hợp nhất và BCLCTT hợp nhất

Trang 18

- Chưa xây dựng hệ thống bảng hỏi và sử dụng phần mềm thống kê để đánhgiá các vấn đề ảnh hưởng đến công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất Riêngluận án của tác giả Trần Hồng Vân đã sử dụng các kỹ thuật và phương phápthống kê để đánh giá đối tượng nghiên cứu nhưng hướng của đề tài tập trungnghiên cứu về mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam với chuẩn mực quốc tếtrong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất.

- Một số đề tài phạm vi khảo sát còn hẹp mới chỉ đề cập đến thực trạng vấn

đề cần nghiên cứu tại một đơn vị có quy mô lớn như: Tập đoàn Bưu chính viễnthông, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam, Tập đoàn Hoàng Hà… Chưa cóluận án nào nghiên cứu công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất trên phạm vimột nhóm các công ty

- Chưa có luận án nào trực tiếp nghiên cứu đến công tác lập và trình bàyBCTC hợp nhất tại các Tập đoàn, Tổng công ty trong hệ thống các doanh nghiệpngành thép Việt Nam

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát: Đề tài nghiên cứu đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn về

công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất; đánh giá thực trạng việc lập và trìnhbày BCTC hợp nhất trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội ThépViệt Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việclập và trình bày BCTC hợp nhất; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công táclập và trình bày BCTC hợp nhất nhằm giúp công tác lập và trình bày BCTC hợpnhất được thực hiện phù hợp hơn với các quy định hiện hành qua đó nâng caochất lượng thông tin của BCTC hợp nhất của các đơn vị

Mục tiêu cụ thể:

- Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về lập và trình

bày BCTC hợp nhất của doanh nghiệp bao gồm: các khái niệm, lý thuyết về Tập

đoàn kinh tế, mô hình “công ty mẹ - công ty con”, phương pháp, trình tự, kỹ

thuật hợp nhất từ đó rút ra bài học đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam cũngnhư các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội thép nói riêng

Trang 19

- Thứ hai, phân tích thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất

trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam từ đó đánhgiá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại Để có cơ sở phân tích thựctrạng và phát hiện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, đề tài sử dụng các bảngkhảo sát kết hợp với việc thực hiện khảo sát thực tế tại một số đơn vị điển hình

để đánh giá công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các đơn vị này Từ cáckết quả khảo sát đó, tác giả sẽ đưa ra các đánh giá về ưu nhược điểm công táclập và trình bày BCTC hợp nhất tại các đơn vị

- Thứ ba, trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại của công

tác lập và trình bày BCTC hợp nhất, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp khoa học,hợp lý nhằm giúp các đơn vị cải tiến và hoàn thiện hơn nữa công tác lập và trìnhbày BCTC hợp nhất, nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng thông tincủa BCTC hợp nhất tại các đơn vị

4 Câu hỏi nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của Luận án, các câu hỏi nghiên cứuđược đặt ra như sau:

Câu hỏi 1: Mô hình “công ty mẹ - công ty con”?, các đặc điểm của mô hình

“công ty mẹ - công ty con” ?, BCTC hợp nhất và công tác lập BCTC hợp nhất?

Kinh nghiệm quốc tế về BCTC hợp nhất và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam?

Câu hỏi 2: Thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các

doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam?

Câu hỏi 3: Những giải pháp nào cần được đưa ra để hoàn thiện công tác lập

và trình bày BCTC hợp nhất tại các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hộiThép Việt Nam?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là công tác lập và trình

bày BCTC hợp nhất tại các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép

Trang 20

Việt Nam, bao gồm: tổ chức thu thập thông tin, trình tự, thủ tục, kỹ thuật lập vàtrình bày BCTC hợp nhất.

- Về phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian: Luận án sẽ lựa chọn các doanh nghiệp là những đơn

vị sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam có lập BCTC hợp nhất để nghiêncứu và đánh giá thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các đơn

vị này Trong luận án này, tác giả sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu công tác lậpBCTC hợp nhất Đối với công tác trình bày BCTC hợp nhất, luận án không đi sâunghiên cứu những vấn đề chung về trình bày BCTC hợp nhất với những nội dunggiống một BCTC thông thường, mà chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu những nộidung đặc trưng riêng có, mang tính điển hình mà một BCTC hợp nhất phải tuân thủ

Phạm vi về thời gian: luận án nghiên cứu công tác lập và trình bày BCTC

hợp nhất tại các đơn vị khảo sát trong giai đoạn từ năm 2013-2014, chủ yếu sửdụng số liệu năm 2014 và một số năm khác có liên quan của các đơn vị điểnhình để minh hoạ Tuy nhiên, theo yêu cầu của các đơn vị để đảm bảo tính bảomật thông tin, số liệu sử dụng trong luận án có thể được xử lý căn cứ trên số liệugốc của đơn vị nhưng vẫn đảm bảo không thay đổi về bản chất, nguyên tắc cũngnhư phương pháp xác định các chỉ tiêu

6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

6.1 Về nguồn dữ liệu nghiên cứu

Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu trong quá trình nghiên cứu: Dữ liệu thứcấp và dữ liệu sơ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu liên quan đến

công trình trong nước và nước ngoài được thu thập thông qua các nguồn tài liệutại các thư viện và tìm kiếm trên mạng thông qua việc truy cập các trang webchuyên ngành Ngoài ra các dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong Luận án còn baogồm các BCTC của các công ty con, BCTC hợp nhất của công ty mẹ, các biểu

Trang 21

mẫu, báo cáo chi tiết, quy trình lập BCTC hợp nhất Các tài liệu này thu thậptrong quá trình khảo sát trực tiếp và trên Website của các đơn vị

Nguồn dữ liệu sơ cấp: đó là thông tin thu được qua khảo sát về thực trạng

công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các đơn vị Tác giả sử dụng phiếuđiều tra được thiết kế sẵn theo mẫu để gửi cho các đơn vị Đối tượng gửi Phiếukhảo sát là các cán bộ đảm nhiệm trực tiếp công tác lập BCTC hợp nhất tại toàn

bộ các công ty mẹ, công ty con tại các đơn vị trong phạm vi khảo sát Ngoài ratác giả còn thực hiện khảo sát trực tiếp tại các đơn vị mang các đặc trưng điểnhình như có số lượng các công ty con, công ty liên kết lớn, nghiệp vụ phát sinhnhiều, đa dạng thông qua gặp gỡ, tiếp xúc và phỏng vấn các cán bộ trực tiếp làmcông tác lập BCTC hợp nhất tại các đơn vị này

6.2 Về phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được các câu hỏi nghiên cứucủa đề tài, Luận án sử dụng phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở phân loại, đánh giá, chọn lọc

các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, các thông lệ, quy định,kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới có liên quan đến việc lập BCTChợp nhất để tiến hành phân tích, tổng hợp, làm rõ những vấn đề lý luận vềBCTC hợp nhất theo CMKT, thông lệ quốc tế và xác định vấn đề cần phải giảiquyết, phương hướng và giải pháp thực hiện

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Các phương pháp này đã được

tác giả sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau theo từng nội dung và mục tiêu

cụ thể của luận án Theo đó, phương pháp phân tích, tổng hợp đã được sử dụng

để hệ thống hoá cơ sở lý luận, đưa ra nhận xét về BCTC hợp nhất theo CMKT,thông lệ quốc tế và quá trình vận dụng áp dụng CMKT quốc tế tại các quốc gia,kinh nghiệm cho Việt Nam Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếuthực tiễn công tác lập BCTC hợp nhất tại các đơn vị với các quy định và chuẩnmực của chế độ kế toán Việt Nam

Trang 22

Phương pháp điều tra: Tác giả sử dụng phiếu khảo sát để điều tra và thu

thập thông tin Phiếu khảo sát được thiết kế theo mẫu trình bày ở phụ lục 1a, vàphụ lục 1b và gửi cho các đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát bao gồm cáccông ty mẹ và các công ty con của các đơn vị sản xuất thép có lập BCTC hợpnhất thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam Theo quy định của chuẩn mực và chế độ kếtoán Việt Nam việc lập BCTC hợp nhất chỉ được thực hiện ở những doanh

nghiệp hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công ty con” Theo tiêu chí này

các đơn vị có lập BCTC hợp nhất trong hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thépthuộc hiệp hội thép Việt Nam hiện nay gồm có 7 đơn vị:

- Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát

- Tổng công ty thép Việt Nam

- Công ty Gang thép Thái nguyên

- Công ty cổ phần Thép POMINA

- Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

- Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc

- Công ty cổ phần SMC

Phiếu khảo sát gồm 2 loại:

- Phiếu khảo sát dành cho các công ty mẹ gồm 50 câu hỏi.

- Phiếu khảo sát dành cho các công ty con gồm 20 câu hỏi

Nội dung các phiếu khảo sát đều được chia thành 2 phần:

Phần 1: Thông tin cơ bản về doanh nghiệp gồm các câu hỏi liên quan đến

đối tượng điều tra

Phần 2: Các câu hỏi điều tra được thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất bao gồm

các câu hỏi về đặc điểm công tác kế toán nói chung và nhóm thứ hai bao gồmcác câu hỏi khảo sát về công tác lập BCTC hợp nhất tại đơn vị

Trang 23

Đối tượng trực tiếp nhận và điền phiếu khảo sát là cán bộ kế toán trực tiếplập BCTC hợp nhất tại các công ty mẹ và cán bộ kế toán trực tiếp lập các biểumẫu, báo cáo tại các công ty con Phiếu khảo sát được xây dựng trên nền tảng lýthuyết đã được nghiên cứu ở phần lý luận chung, sau đó gửi cho một số chuyêngia như: các nhà nghiên cứu, giảng viên và cán bộ trực tiếp lập BCTC hợp nhấttại một số doanh nghiệp để đánh giá tính hợp lý, khả thi trước khi gửi đi khảo sáttrên diện rộng để thu thập thông tin Sau khi nhận được phản hồi từ phía các đốitượng này phiếu khảo sát được hiệu chỉnh và gửi chính thức thông qua 2 kênh:

- Kênh thứ nhất: Gửi trực tiếp qua thư điện tử (email) thông qua việc sử

dụng ứng dụng Google Form trên website https://docs.google.com để thiết kếcác phiếu khảo sát

- Kênh thứ hai: Gửi trực tiếp đến các đơn vị thông qua sự trợ giúp của cán

bộ của Hiệp hội Thép Việt Nam

Theo tiêu chí khảo sát, tác giả đã gửi phiếu khảo sát tới 7 công ty mẹ và 54công ty con của các đơn vị trên Trong thời gian khảo sát tác giả nhận được:

- 6/7 phiếu khảo sát của công ty mẹ, đạt tỷ lệ: 85,7%

- 35/54 phiếu khảo sát của công ty con, đạt tỷ lệ: 64,8%

Sau khi thu thập các kết quả điều tra, các phiếu khảo sát sẽ được kiểm trathông tin để đảm bảo sự phù hợp và phân tích, tổng hợp kết quả Sau khi dữ liệuđược kiểm tra, tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp và phântích kết quả khảo sát Trên cơ sở tổng hợp tình hình chung và kết quả thu đượccủa các phiếu điều tra tại các công ty mẹ và các công ty con, tác giả đã tóm tắtthành các bảng biểu phù hợp để phục vụ cho việc đánh giá và phân tích trongluận án

Trong quá trình thực hiện khảo sát, mặc dù tác giả đã tích cực, cố gắng và nỗlực tối đa nhằm mục đích thu thập thông tin khảo sát một cách đầy đủ nhất đểphục vụ cho việc nghiên cứu của luận án Tuy nhiên, do hạn chế về thời giannên tác giả không thể thu thập được đầy đủ kết quả khảo sát của các đơn vị Bên

Trang 24

cạnh đó, còn phải kể đến một hạn chế nữa do yếu tố khách quan tác động đó làkhông phải toàn bộ các câu hỏi trong phiếu điều tra đã được đối tượng phỏngvấn trả lời một cách nghiêm túc.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Việc thực hiện đề tài đem lại những ý nghĩa quan trọng cả về mặt khoa học

và thực tiễn

Về mặt khoa học, tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận về BCTC hợp nhất bao

gồm các vấn đề về như: Tập đoàn, mô hình “công ty mẹ - công ty con”, BCTChợp nhất, phương pháp trình tự lập BCTC hợp nhất

Về mặt thực tiễn, đề tài vận dụng các lý luận để làm rõ thực trạng công tác

lập, trình bày BCTC hợp nhất và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại về trong côngtác lập và trình bày BCTC hợp nhất từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiệnnhằm mục đích nâng cao chất lượng thông tin BCTC hợp nhất qua đó cung cấpcho các đối tượng sử dụng thông tin trung thực và minh bạch

8 Những định hướng nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về BCTC hợp nhất và lập trình bàyBCTC hợp nhất, đặc biệt xem xét làm rõ và đánh giá sự khác biệt giữa cácphương pháp và lý thuyết hợp nhất BCTC hợp nhất

Phân tích, đánh giá thực trạng lập và trình bày BCTC hợp nhất của cácdoanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam, chỉ ra những thiếusót, hạn chế và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTC hợpnhất tại các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam phù hợpvới điều kiện hiện nay

9 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận án bao gồm

ba chương:

Trang 25

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về lập và trình bày BCTC hợp nhất Chương 2: Thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam.

Các chương được thiết kế theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1 Khung nghiên cứu của Luận án

Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 1:

Mô hình “công ty mẹ - công ty con”?, các đặc điểm của mô hình“công ty mẹ - công ty con”?, BCTC hợp nhất,công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất? Kinh nghiệm quốc tế về lập

và trình bày BCTC hợp nhất và bài học kinh

nghiệm rút ra cho Việt Nam?

Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 2: Thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam?

Chương 3:

Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác

lập và trình bày BCTC

hợp nhất trong các doanh nghiệp

sản xuất thép thuộc Hiệp hội

Thép Việt Nam.

Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 3: Những giải pháp nào cần được đưa ra để hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam?

Trang 26

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP VÀ

TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

1.1 Lý luận chung về mô hình “Công ty mẹ - công ty con”

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tổ chức quản lý

Thuật ngữ “nhóm công ty” (“business groups” hay “corporate group”) xuất

hiện từ đầu thế kỷ 19 và được sử dụng phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia trênthế giới với các nội hàm khác nhau

Theo nhóm tác giả Almeida & Wolfenzon, 2006; Granovetter,1995; Morck

& Yeung, 2003; Yiu, Lu, Bruton, & Hoskisson, 2007, nhóm công ty là một thựcthể kinh doanh bao gồm nhiều công ty có mối liên kết với nhau theo cấu trúc sởhữu hình chóp có mối quan hệ thị trường chặt chẽ trong đó các công ty hợp tácchặt chẽ với nhau

Theo Khanna and Yafeh (2007), nhóm công ty được tạo thành bởi nhómcác đơn vị riêng lẻ có tư cách pháp nhân với một cơ chế quản lý chung

Theo từ điển Wikipedia nhóm công ty được định nghĩa là “một tập hợp bao gồm các công ty mẹ và công ty con hoạt động như một thực thể kinh tế đơn lẻ thông qua một quyền kiểm soát chung” [72].

Theo Colpan và các cộng sự thì nhóm công ty được xem là “Một cơ chế liên kết kinh doanh mà trong đó các công ty độc lập có tư cách pháp nhân dựa vào các mối quan hệ ràng buộc giữa chúng để làm tăng lợi ích kinh tế của nhóm” [38].

Ở Việt Nam, khái niệm nhóm công ty được quy định tại một số văn bảnpháp lý như sau:

Luật DN năm 2005 quy định như sau: “Nhóm công ty là tập hợp các công

ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: (i) Công ty mẹ - công ty con; (ii) Tập đoàn kinh tế”.

Trang 27

Tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP về Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công

ty nhà nước ban hành ngày 15 tháng 07 năm 2014 quy định: (i) Tập đoàn kinh tế

là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết, (ii) Tổng công ty là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết.

Năm 2004 trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ, nhóm tác giả thuộc Bộ Tài

chính cho rằng: “Mô hình công ty mẹ - công ty con là một hình thức tổ chức TĐKT trong đó một công ty thực hiện quyền chi phối, kiểm soát các công ty thành viên còn lại về tài chính và chiến lược phát triển… thông qua nắm đa số vốn điều lệ của các công ty thành viên đó” [10].

Như vậy có thể thấy mặc dù nhóm công ty tồn tại dưới nhiều mô hình khácnhau, sự gắn kết giữa các thành viên có thể lỏng lẻo hoặc chặt chẽ tuỳ thuộc vàođặc điểm của mối quan hệ ràng buộc nhưng đều có đặc điểm chung như sau:

- Nhóm công ty là một tập hợp bao gồm tối thiểu 2 công ty có tư cách phápnhân độc lập trong đó công ty nắm quyền kiểm soát đối với các thành viên kháctrong nhóm được gọi là công ty mẹ Các công ty bị kiểm soát được gọi là công

ty con

- Trong mô hình này, mối liên kết giữa công ty mẹ và công ty con thườngdựa trên nền tảng đầu tư tài chính của công ty mẹ vào công ty con Thông quaquyền kiểm soát công ty con, công ty mẹ sẽ chi phối, kiểm soát, định hướnghoạt động của công ty con theo mục tiêu, chiến lược kinh doanh của cả nhóm,trên cơ sở điều lệ hoạt động của công ty mẹ, công ty con và phù hợp với phápluật hiện hành

Nhóm công mẹ - công ty con có thể được tổ chức theo dạng có cấu trúcđơn giản hoặc cấu trúc hỗn hợp

- Cấu trúc đơn giản: Theo cấu trúc đơn giản, công ty mẹ thực hiện đầu tư

vốn và nắm giữ quyền kiểm soát đối với các công ty con (công ty cấp 2), đếnlượt các công ty con cấp 2 đầu tư vốn và nắm quyền kiểm soát các công ty cháu(công ty cấp 3), và cứ tiếp tục như vậy Mô hình này công ty mẹ sẽ thực hiện sự

Trang 28

Nhóm công ty

Công ty con B2

Công ty cháu C1

Công ty mẹ A

Công ty con B3

Công ty con B1

Công ty cháu C2

Sơ đồ 1.2 Cấu trúc đơn giản của nhóm công ty mẹ - công ty con

- Cấu trúc hỗn hợp: So với mô hình “công ty mẹ - công ty con” có cấu trúc

đơn giản trong mô hình cấu trúc hỗn hợp các mối quan hệ đầu tư, kiểm soátphức tạp hơn rất nhiều Trong đó tồn tại: (i) các quan hệ đầu tư vốn và kiểm soátxuôi chiều: công ty mẹ đầu tư vốn và kiểm soát trực tiếp các công ty con trựchệ; công ty con đầu tư vốn và kiểm soát trực tiếp các công ty cháu trực hệ; công

ty mẹ đầu tư trực tiếp vào công ty cháu; (ii) các quan hệ đầu tư vốn đồng cấp cáccông ty đồng cấp đầu tư vốn lẫn nhau; (iii) và quan hệ đầu tư vốn ngược chiều:công ty con cháu đầu tư ngược lại công ty mẹ

Trang 29

Công ty con B2

Công ty cháu C21

Công ty mẹ A

Công ty con B3 Công ty con B1

Công ty cháu C22

Kiểm soát

Công ty cháu C31

Công ty cháu C32 Kiểm soát

Mức độ liên kết Quan hệ đầu tư

Công ty B

Công ty A Công ty A

Sơ đồ 1.3 Cấu trúc hỗn hợp của nhóm công ty mẹ - công ty con

1.1.2 Phương thức hình thành nhóm công ty mẹ - công ty con

Lịch sử hình thành và phát triển của nhóm công ty mẹ - công ty con tại cácquốc gia trên thế giới cho thấy mô hình nhóm công ty mẹ - công ty con đượchình thành theo các phương thức sau: (i) Hợp nhất kinh doanh và (ii) tái cấu trúcdoanh nghiệp;

- Hợp nhất kinh doanh: Theo IFRS 3(2009): Hợp nhất kinh doanh được

định nghĩa là việc kết hợp các đơn vị, doanh nghiệp độc lập thành một thực thểbáo cáo thông qua hình thức thâu tóm quyền kiểm soát đối với tài sản thuần vàhoạt động của đơn vị hoặc doanh nghiệp khác

Hợp nhất kinh doanh diễn ra theo các hình thức sau:

Sáp nhập pháp lý: Một hay nhiều công ty hiện hữu được kết hợp vào một

công ty khác, sau đó chấm dứt tồn tại

Sơ đồ 1.4 Mô hình sáp nhập pháp lý

Trang 30

Công ty B

Công ty C Công ty A

Công ty B

Công ty A

Công ty B Công ty A

Hợp nhất pháp lý: Các công ty hiện hữu kết hợp thành một chủ thể kinh tế

pháp lý mới, sau đó chấm dứt tồn tại

Sơ đồ 1.5 Mô hình hợp nhất pháp lý

Hợp nhất thông qua đầu tư vốn: Một công ty mua cổ phần của các công ty

khác và đạt đến mức nắm quyền kiểm soát công ty đó So với hai hình thức trênthì hình thức này có điểm khác ở chỗ: sau hợp nhất, các công ty vẫn tồn tại nhưnhững thực thể pháp lý, không hình thành chủ thể pháp lý mới HNKD trong

trường hợp này dẫn đến mô hình “công ty mẹ - công ty con”

Sơ đồ 1.6 Cấu trúc đơn giản của nhóm công ty mẹ - công ty con

So với phương thức tự tạo mới, việc HNKD để hình thành quan hệ “công

ty mẹ - công ty con” có một số ưu điểm nổi bật như:

Lợi thế về chi phí: So với tự phát triển, thông qua HNKD một công ty sẽ ít

tốn kém hơn trong việc xây dựng được điều kiện ban đầu về: cơ sở vật chất,nguồn nhân lực, hệ thống mạng lưới kinh doanh… và các điều kiện cần thiếtkhác phục vụ cho hoạt động SXKD

Lợi thế về thời gian: Việc HNKD sẽ giúp công ty mẹ tránh được độ trễ

trong hoạt động do các đơn vị này vẫn đang tiếp tục hoạt động, và đã hội đủ cáccác quy định liên quan của chính phủ Thời gian thâm nhập vào thị trường là rấtquan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật Các công ty phải đầu

tư và xây dựng mới các điều kiện cần thiết cho hoạt động SXKD thì sẽ mất

Trang 31

nhiều thời gian trong xây dựng cũng như thời gian chờ đợi xin giấy phép từ các

cơ quan nhà nước để hoạt động

Có được các tài sản vô hình: Việc HNKD đem lại cả hai loại tài sản vô

hình và hữu hình Do vậy, mong muốn có được những bằng sáng chế, giấy phép,các quyền hạn về quặng mỏ, các nghiên cứu, các cơ sở dữ liệu về khách hàng,hay khả năng về quản lý có thể là động cơ hàng đầu cho việc HNKD với mộtdoanh nghiệp cụ thể nào đó

Rủi ro thấp: HNKD với các công ty đang hoạt động và có sẵn thị trường thì

thường ít rủi ro hơn là tự phát triển sản phẩm mới và gây dựng thị trường mớikhi mục tiêu là đa dạng hoá sản phẩm Nếu công ty lo lắng vì khả năng sản xuất

dư thừa của mình thì việc HNKD có lẽ là con đường thích hợp để mở rộng hoạt động

- Tái cấu trúc doanh nghiệp thành công ty mẹ - công ty con: Tái cấu

trúc là hoạt động phổ biến diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình phát triểncủa các doanh nghiệp nhằm tìm ra mô hình hoạt động tối ưu nhất Doanh nghiệp

có thể được tổ chức lại thông qua các biện pháp như thành lập mới, mua bánhoặc chia tách một phần hoạt động của mình:

+ Thành lập mới công ty con: Trong quá trình hoạt động, để đáp ứng nhu

cầu phát triển, mở rộng quy mô hoạt động SXKD, hoặc đa dạng hoá hoạt động,cách đơn giản nhất là công ty thành lập mới công ty con theo mục tiêu mong

muốn, qua đó hình thành mối quan hệ “công ty mẹ - công ty con”.

+ Bán một phần hoạt động: Doanh nghiệp tách một phần hoạt động của

mình để thành lập một hoặc nhiều pháp nhân độc lập mới, bán cổ phần ra bênngoài nhưng vẫn giữ cổ phần chi phối để quyền kiểm soát hoạt động của cáccông ty mới này

+ Chia tách: Doanh nghiệp tách một hoặc nhiều phần hoạt động của mình

thành lập một hoặc nhiều công ty mới độc lập Sau khi chia tách, doanh nghiệp

và công ty mới độc lập đều là công ty con của công ty mẹ ban đầu

Trang 32

Ở Việt Nam, mô hình “công ty mẹ - công ty con” hình thành chủ yếu bằng

phương thức tái cấu trúc thông qua các biện pháp bán, chia tách, cổ phần hoádoanh nghiệp nhà nước nhằm đổi mới, tăng hiệu quả hoạt động cho khu vựckinh tế nhà nước Trong đó hầu hết các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã

chuyển sang hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công ty con”.

1.1.3 Các mối quan hệ chủ yếu giữa công ty mẹ và công ty con

Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con dựa trên nguyên tắc: Công

ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân nên quan hệ giữa công ty mẹ vàcông ty con được thiết lập chủ yếu thông qua hợp đồng và các giao dịch khác.Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền vànghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trongquan hệ với công ty con

Quan hệ đầu tư vốn: Đây là quan hệ nền tảng quyết định đến việc tồn

tại mô hình “công ty mẹ - công ty con” Công ty mẹ đầu tư vào công ty con thông

qua góp vốn mua cổ phần, với mức đầu tư đủ lớn để có thể thực hiện quyền kiểm

soát Trong mô hình “công ty mẹ - công ty con” nhiều cấp, công ty con là người

đầu tiên và kiểm soát trực tiếp đối với công ty cháu, công ty mẹ kiểm soát giántiếp công ty cháu thông qua công ty con Cơ chế kiểm soát của công ty mẹ đối vớicông ty con được thực hiện thông qua thông qua người đại diện phần vốn củacông ty mẹ trong Hội đồng quản trị của công ty con Thông qua người đại diệnnày, công ty mẹ sẽ tác động đến quyết định về điều lệ hoạt động, chiến lược kinhdoanh…của công ty con Lúc này, người đại diện của công ty mẹ có nghĩa vụsong trùng, họ vừa phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với công ty con mà họ làthành viên hội đồng quản trị vừa phải bảo vệ quyền lợi của công ty mẹ mà họ làngười đại diện

Quan hệ về phân phối lợi nhuận: Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng của

doanh nghiệp trong quá trình SXKD của mình Trong bất kỳ mô hình hoạt độngnào thì lợi nhuận vừa là mục tiêu thể hiện kết quả đồng thời phản ánh hiệu quả

Trang 33

hoạt động SXKD của doanh nghiệp Trong mô hình “công ty mẹ - công ty con”,

công ty mẹ thu lợi nhuận từ kết quả đầu tư vào công ty con theo tỷ lệ vốn góp vàđược phản ảnh vào doanh thu hoạt động tài chính

1.2 Lý luận chung về BCTC hợp nhất

1.2.1 Khái niệm BCTC hợp nhất

BCTC hợp nhất được thực hiện và áp dụng lần đầu tiên trên thế giới tại

Mỹ Một số các công ty của Mỹ đã lập BCTC hợp nhất từ những năm đầu củathế kỷ 20, chủ yếu là các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép ở BangNewJersey vào năm 1901 Nước Mỹ có đặc thù là mỗi Bang thường xây dựngmột hệ thống luật pháp tương đối độc lập do đó việc hợp nhất kinh doanh giữacác doanh nghiệp thường được thực hiện dễ dàng hơn Sự thuận lợi đó đã đẩylàn sóng sát nhập diễn ra phổ biến vào những năm đầu của thế kỷ 20 tại cáccông ty của Mỹ trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp và thương mại dẫn đếnphát triển mạnh mẽ của các các Tập đoàn kinh tế do đó đã làm tăng số lượng cáccông ty phải lập BCTC hợp nhất hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới

Tại Vương quốc Anh và Châu Âu, mô hình Tập đoàn và BCTC hợp nhấtxuất hiện muộn hơn so với tại Mỹ Tại Vương quốc Anh mô hình Tập đoàn vàBCTC hợp nhất bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn thứ 2 của làn sóng sáp nhậpkhoảng từ năm 1910 đến năm 1922 Những hướng dẫn lập BCTC hợp nhất đượcnghiên cứu và xuất bản lần đầu tiên tại Vương quốc Anh vào năm 1923 Mặc dùcho đến năm 1929, luật công ty của Vương quốc Anh đã được sửa đổi, bổ sungnhưng yêu cầu bắt buộc phải lập BCTC hợp nhất đối với các công ty mẹ vẫnchưa được thực hiện cho đến năm 1947 Tại các nước Châu Âu khác, sự xuấthiện của BCTC hợp nhất thậm chí còn muộn hơn so với ở Vương Quốc Anh HàLan là quốc gia thực hiện việc lập BCTC hợp nhất sớm nhất trong các nướcChâu Âu còn lại Tại Đức BCTC hợp nhất xuất hiện lần đầu tiên vào những năm

1930, và trở thành yêu cầu bắt buộc theo luật công ty vào năm 1965 Tại Pháp,mới chỉ có 22 công ty niêm yết lập BCTC hợp nhất vào năm 1967 và cho đến

Trang 34

năm 1983 mới có khoảng 75% số công ty niêm yết lập BCTC hợp nhất Việc lậpBCTC hợp nhất được quy định trong luật được thực hiện vào năm 1986 Tại cácnước khác như Tây Ban Nha, Ý, Hi Lạp, Luxembourg… việc lập BCTC hợpnhất diễn ra muộn hơn Tại các nước này, BCTC hợp nhất chỉ mới được bắt đầuthực hiện vào năm 1980 và trở nên phổ biến trong thập kỷ 90.

Về khái niệm BCTC hợp nhất: từ khi BCTC hợp nhất được lập lần đầu tiên

cho đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau về BCTC hợp nhất

Theo quan điểm của Robert G Walker: “BCTC hợp nhất liên quan đến nhóm công ty, nó trình bày những nghiệp vụ của một nhóm các công ty trong đó các nghiệp vụ giữa công ty mẹ với công ty con được trình bày như thể các công

ty con chỉ là những chi nhánh của công ty mẹ, nó mô tả các vấn đề của một thực thể kinh tế mà gạt ranh giới pháp lý sang một bên”.[70]

Theo quan điểm của Mfandaidza Reuben Hove: “BCTC hợp nhất là BCTC của cả nhóm được trình bày như thực thể kinh tế đơn nhất” [54].

Theo quan điểm của nhóm tác giả Richard E Baker, Valdean C Lembke,

Thomas E King: “BCTC hợp nhất trình bày tình hình tài chính và kết quả hoạt động của công ty mẹ và một hoặc một số các công ty con như một thực thể duy nhất” [62].

Ngoài ra các tổ chức ban hành CMKT quốc tế cũng như CMKT của một sốquốc gia cũng đã đưa ra các định nghĩa về BCTC hợp nhất cụ thể như sau:

Theo CMKT quốc tế số 27 (IAS 27, 2008): “BCTC hợp nhất là BCTC của một nhóm được trình bày như một thực thể kinh tế duy nhất”.

Theo chuẩn mực lập BCTC quốc tế số 10 (IFRS 10, 2013): “BCTC hợp nhất là các BCTC của một nhóm mà trong đó tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí và các dòng tiền của công ty mẹ và các công ty con của

nó được trình bày như là một thực thể kinh tế duy nhất”.

Theo CMKT Australia số 10 (AASB 10, 2011): “BCTC hợp nhất là BCTC của một nhóm công ty trong đó tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập

Trang 35

chi phí và dòng tiền của công ty mẹ và các công ty con được trình bày như là của một thực thể kinh tế đơn nhất”.

Theo CMKT công ty số 33 - BCTC hợp nhất của Trung Quốc năm 2006

thì: “BCTC hợp nhất là các báo cáo thể hiện tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng tiền của một nhóm các công ty gồm công ty mẹ và các công ty con Công ty mẹ nghĩa là công ty có một hoặc nhiều công ty con Các công ty con là các công ty bị kiểm soát bởi công ty mẹ”.

Mặc dù có một số điểm khác nhau, tuy nhiên có 02 đặc điểm mấu chốt màcác quan điểm đều đề cập đến đó là:

(i) BCTC hợp nhất là báo cáo của một nhóm công ty trong đó bao gồmcông ty mẹ và các công ty con được trình bày như một thực thể duy nhất

(ii) Phải thể hiện thông tin về tình hình tài chính của cả nhóm

Qua xem xét và đánh giá các quan điểm trên, tác giả cho rằng quan điểm

về BCTC hợp nhất được đưa ra theo IFRS 10 là phù hợp nhất và thể hiện một cách đầy đủ nhất các đặc điểm mà một BCTC hợp nhất phải đảm bảo đó là: (i) BCTC của một nhóm công ty (Tập đoàn) trong đó chứa đựng các thông tin về tình hình: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí và dòng tiền của công

ty mẹ và các công ty con; (ii) phải được trình bày như là báo cáo của một thực thể kinh tế duy nhất Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dựa trên quan điểm của IFRS 10 để xây dựng định nghĩa về BCTC hợp nhất cho CMKT của quốc gia.

1.2.2 Hệ thống các lý thuyết hợp nhất BCTC

Cho đến nay, lịch sử kế toán đã ghi nhận một số quan điểm khác nhau vềcác phương pháp hợp nhất BCTC Việc lựa chọn các phương pháp hợp nhấtkhác nhau có thể tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến BCTC hợp nhất trongtrường hợp công ty mẹ sở hữu dưới 100% vốn chủ sở hữu của công ty con.Theo quan điểm của nhiều tác giả khác nhau các nguyên tắc lập và trình bàyBCTC hợp nhất trong CMKT của các quốc gia và chuẩn mực quốc tế được xây

Trang 36

Phạm vi hợp nhất Công ty mẹ Công ty con

Tài sản

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Tài sản

Nợ phải trả Lợi thế thương mại

Vốn chủ sở hữu

dựng dựa trên nền tảng 4 lý thuyết hợp nhất cơ bản: (i) Lý thuyết tỷ lệ sở hữu; (ii)

Lý thuyết công ty mẹ; (iii) Lý thuyết công ty mẹ mở rộng; (iv) Lý thuyết thực thể.Nội dung cơ bản của các lý thuyết này cụ thể như sau:

- Theo lý thuyết tỷ lệ sở hữu (The proprietary theory):

Lý thuyết này dựa trên quan điểm cho rằng BCTC hợp nhất chỉ được lập vàtrình bày cho các cổ đông của công ty mẹ và không có sự ghi nhận cho nhóm cổđông không kiểm soát Tỷ lệ tài sản và nợ phải trả cũng như doanh thu và chiphí của công ty con thuộc về cổ đông thiểu số sẽ phải bị loại trừ khỏi bảng cânđối và BCKQHĐKD qua đó phần tài sản và thu nhập ròng của công ty con thuộc

sở hữu của các cổ đông không kiểm soát sẽ bị loại trừ khỏi BCTC hợp nhất Đây là phương pháp hợp nhất xuất hiện đầu tiên so với các phương phápkhác Nó được các học giả đánh giá là phương pháp mang tính bảo thủ và cónhiều nhược điểm nên ít được sử dụng trong thực tế Nội dung chính của lýthuyết này có thể được tóm tắt qua sơ đồ sau:

Hình 1.1: Lý thuyết hợp nhất theo tỷ lệ sở hữu

- Lý thuyết công ty mẹ (The parent company theory)

Lý thuyết này dựa trên quan điểm cho rằng: mặc dù công ty mẹ không cóquan hệ sở hữu trực tiếp về tài sản và nợ phải trả của công ty con nhưng do công

ty mẹ có khả năng thực hiện kiểm soát toàn bộ tài sản và nợ phải trả của công ty

Trang 37

Phạm vi hợp nhất Công ty mẹ Công ty con

Tài sản

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Tài sản

Nợ phải trả Lợi thế thương mại

Vốn chủ sở hữu NCI

con mà không bị giới hạn ở phần trăm cổ phiếu nắm giữ Do đó BCTC hợp nhấtphải phản ánh tất cả tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí của công ty con,không phân biệt thuộc về công ty mẹ hay thuộc về cổ đông không kiểm soát.Trong trường hợp công ty mẹ không sở hữu 100% công ty con, khi hợp nhấtBCTC sẽ tách riêng phần lợi ích thuộc về cổ đông không kiểm soát Trong đó,lợi ích thuộc về các cổ đông không kiểm soát được xem là thuộc về các đốitượng bên ngoài, không liên quan đến các cổ đông của công ty mẹ Phần tài sảnthuần của công ty con thuộc về cổ đông không kiểm soát được xem là nợ phảitrả Phần thu nhập thuần thuộc về cổ đông không kiểm soát được trừ ra khi tínhthu nhập thuần

Theo phương pháp này lợi thế thương mại được xác định như sau: Khicông ty mẹ trả cao hơn giá trị ghi sổ để mua lại phần sở hữu của mình trongcông ty con, chỉ có phần tài sản và nợ phải trả mà công ty mẹ mua lại mới đượcđiều chỉnh theo giá trị hợp lý, phần lợi ích thuộc về cổ đông không kiểm soátđược phản ánh theo giá ghi sổ Phương pháp này còn được gọi là phương pháp

xác định lợi thế thương mại mua lại (purchased goodwill approach).

Hình 1.2: Lý thuyết hợp nhất theo lý thuyết công ty mẹ

- Lý thuyết công ty mẹ mở rộng (The parent company extension theory)

Lý thuyết công ty mẹ mở rộng dựa trên quan điểm giống quan điểm hợpnhất theo lý thuyết công ty mẹ Cơ sở lý luận của phương pháp này cho rằng cácnhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình tài chính và kết quả hoạt động nếu

Trang 38

Phạm vi hợp nhất Công ty mẹ Công ty con

Lý thuyết tỷ lệ sở hữu

Tài sản

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Tài sản

Nợ phải trả Lợi thế thương mại

Vốn chủ sở hữu NCI

được cung cấp BCTC hợp nhất trình bày toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công tycon theo giá trị hợp lý

Điểm khác biệt giữa phương pháp hợp nhất theo lý thuyết công ty mẹ và lýthuyết công ty mẹ mở rộng trong đó là việc trình bày lợi ích của cổ đông khôngkiểm soát Lợi ích của cổ đông không kiểm soát được trình bày là khoản mụcđộc lập giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Hình 1.3: Lý thuyết hợp nhất theo lý thuyết công ty mẹ mở rộng

- Lý thuyết thực thể (The entity theory)

Lý thuyết thực thể dựa trên quan điểm cho rằng BCTC hợp nhất là BCTCcủa một thực thể kinh doanh gồm hai nhóm cổ đông góp vốn bao gồm nhóm cácnắm quyền kiểm soát nhóm các cổ đông không kiểm soát Do đó BCTC hợpnhất hướng tới việc trình bày toàn bộ các nguồn lực của cả nhóm các công tynhằm mục đích cung cấp các thông tin hữu ích cho tất cả các nhóm cổ đông, baogồm cả các cổ đông không kiểm soát Điều này dẫn đến phạm vi hợp nhất baogồm toàn bộ tài sản và nợ phải trả của các công ty trong nhóm (bao gồm tài sảncủa các công ty mẹ và các công ty con) không quan tâm đến tỷ lệ sở hữu của các

cổ đông trong nhóm

Tất cả các công ty liên quan đều được xem là một bộ phận của thực thể hợpnhất này nên lợi ích thuộc về cổ đông không kiểm soát được trình bày như làmột phần của vốn kinh doanh mà không được trình bày như là phần thuộc về đối

Trang 39

Phạm vi hợp nhất Công ty mẹ Công ty con

Lý thuyết tỷ lệ sở hữu

Tài sản

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Tài sản

Nợ phải trả Lợi thế thương mại

Vốn chủ sở hữu

NCI

tượng bên ngoài Do đó phần lợi ích của cổ đông không kiểm soát trong công ty

con được trình bày tại phần vốn chủ sở hữu của BCĐKT hợp nhất

Cũng theo quan điểm của phương pháp này, lợi thế thương mại được xác

định bằng giá trị chênh lệch giữa tổng giá trị hợp lý và tổng giá trị của tài sản

thuần mà không phân biệt theo tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ và các cổ đông

không kiểm soát Phương pháp này còn được gọi là phương pháp xác định lợi

thế thương mại đầy đủ (full goodwill approarch).

Hình 1.4: Lý thuyết hợp nhất theo lý thuyết thực thể

Sự khác biệt giữa các lý thuyết hợp nhất được khái quát cụ thể trong bảng

1.1 dưới đây:

Bảng 1.1 So sánh sự khác biệt giữa các lý thuyết hợp nhất

Chỉ tiêu tỷ lệ sở hữu Lý thuyết công ty mẹ Lý thuyết Lý thuyết công ty mẹ mở rộng Lý thuyết thực thể

của công ty mẹ và

được kiểm soát bởi

công ty mẹ.

 Tài sản, nợ phải trả của công ty con được

trình bày tương ứng

với phần sở hữu thuộc

về công ty mẹ

 Thực thể được hợp nhất không được coi là phần mở rộng của công

ty mẹ nhưng được xem

là phần được kiểm soát bởi công ty mẹ.

 Tài sản, nợ phải trả của công ty con được trình bày tương ứng phần

do công ty mẹ kiểm soát.

 Thực thể được hợp nhất không được coi là phần mở rộng của công

ty mẹ nhưng được xem

là phần được kiểm soát bởi công ty mẹ.

 Tài sản, nợ phải trả của công ty con được trình bày tương ứng phần do công ty mẹ kiểm soát

 Thực thể được hợp nhất được xem như tách rời khỏi công ty mẹ và cổ đông sở hữu công ty mẹ.

Trang 40

Chỉ tiêu Lý thuyết

tỷ lệ sở hữu

Lý thuyết công ty mẹ

Lý thuyết công

ty mẹ mở rộng

Lý thuyết thực thể

 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát được xác định bằng tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của NCI trong công ty con tính theo giá trị ghi sổ của tài sản thuần.

 Có ghi nhận

 Được trình bày là khoản mục độc lập giữa

nợ phải trả và vốn chủ

sở hữu.

 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát được xác định bằng tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của NCI trong công ty con tính theo giá trị hợp lý của tài sản thuần.

 Có ghi nhận

 Được trình là một bộ phận thuộc khoản mục vốn chủ sở hữu.

 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát được xác định bằng tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của NCI trong công ty con tính theo giá trị hợp lý của tài sản thuần.

Nguồn: [35]

Lịch sử hình thành và phát triển các lý thuyết hợp nhất ghi nhận có 4 lý

thuyết cơ bản đã được nghiên cứu và sử dụng trong thực tiễn theo trình tự gồm:

(1) lý thuyết lợi ích, (2) lý thuyết công ty mẹ, (3) lý thuyết công ty mẹ mở rộng

và (4) lý thuyết thực thể Trải qua phát triển lâu dài, hiện nay trong xu thế thay

đổi của IFRS và CMKT của một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ,

Nhật Bản, Anh, Trung Quốc thì việc áp dụng lý thuyết hợp nhất có sự dịch

chuyển từ xu hướng cho phép được áp dụng cả 2 lý thuyết: lý thuyết công ty mẹ

và lý thuyết thực thể sang xu hướng chỉ cho áp dụng duy nhất lý thuyết thực thể

Xu hướng chuyển dịch việc áp dụng các lý thuyết hợp nhất tại một số quốc gia

được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.2 Tổng hợp xu hướng áp dụng lý thuyết hợp nhất của các quốc gia

Theo quan điểm của tác giả, trong số các lý thuyết đã được áp dụng, lý

thuyết thực thể thể hiện được tính ưu việt hơn so với các lý thuyết còn lại Theo

lý thuyết này, lợi thế thương mại được ghi nhận cho cả công ty mẹ và các cổ

đông không kiểm soát nên lợi thế thương mại sẽ được phản ánh đầy đủ hơn.

Ngày đăng: 29/04/2016, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w