Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình. (full)

104 1.1K 11
Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình. (full)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM THỊ ĐÀO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trƣơng Bá Thanh Đà Nẵng, Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Thị Đào MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 8 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 8 1.1.1. Ngân sách nhà nước 8 1.1.2. Chức năng của NSNN 10 1.1.3. Vai trò của NSNN 11 1.1.4. Chi ngân sách nhà nước 14 1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước 18 1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước 20 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương 23 1.2.4. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước 23 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước 26 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NSNN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 27 1.3.1. Nhật Bản 27 1.3.2. Singapore 27 1.3.3. Trung Quốc 28 1.3.4. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của một số địa phương 28 1.3.5. Bài học kinh nghiệm 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH QUẢNG BÌNH 34 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH . 34 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH 36 2.2.1. Quản lý chi ngân sách thường xuyên giai đoạn 2007-2012 38 2.2.2. Quản lý chi đầu tư phát triển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007- 2012 51 2.3. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TỈNH QUẢNG BÌNH 59 2.3.1. Kết quả đạt được 59 2.3.2. Những hạn chế 61 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế 68 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH QUẢNG BÌNH 73 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2014 73 3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình 73 3.1.2. Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình 74 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TỈNH QUẢNG BÌNH 76 3.2.1. Lựa chọn, quyết định danh mục để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương 77 3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên 78 3.2.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển 82 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi ngân sách nhà nước 85 3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác 86 3.3. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN TỈNH QUẢNG BÌNH 88 3.3.1. Đổi mới tư duy quản lý chi ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 88 3.3.2. Các điều kiện chủ yếu liên quan đến việc triển khai thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn 89 3.3.3. Điều kiện về hoàn thiện khung pháp lý 91 3.3.4. Các điều kiện liên quan đến việc thực hiện các định hướng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 92 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CN – XD : Công nghiệp - xây dựng CP : Cổ phần CT : Công trình DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước GDĐT : Giáo dục đào tạo GTGT : Giá trị gia tăng HĐND : Hội đồng nhân dân KTTT : Kinh tế thị trường KH&CN : Khoa học và công nghệ KTXH : Kinh tế xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước NS : Ngân sách QB : Quảng Bình QT : Quyết toán TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa XDCB : Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2012 35 2.2 Tỷ lệ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển so với tổng chi NSNN và so với GDP 37 2.3 Tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo Quảng Bình 42 2.4 Tình hình chi sự nghiệp y tế 45 2.5 So sánh tình hình thực hiện chi thường xuyên so với dự toán được giao đầu năm 49 2.6 Cơ cấu chi ngân sách trong ngân sách địa phương ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 - 2012 51 2.7 Bảng số liệu thanh toán – tạm ứng vốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước QB 57 2.8 Biểu số liệu quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành qua các năm 58 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước, tập trung nguồn tài chính quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia, đồng thời cũng là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngân sách nhà nước tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Cùng với quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước thì việc quản lý chi ngân sách nhà nước có vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành ngân sách nhà nước, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế thế giới. Thông qua việc chi ngân sách để duy trì hoạt động của Nhà nước và thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Điều đó cho thấy việc quản lý chi ngân sách, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của mình. Chi NSNN gắn liền với chức năng quản lý của nhà nước và có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Quản lý có hiệu quả chi NSNN được đặt ra trong bối cảnh nguồn lực tài chính của quốc gia có giới hạn nhất định nhưng phải làm như thế nào để thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu cần thiết để đạt được các mục tiêu uản lý kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước. Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng đất nhỏ hẹp, nối hai miền Nam Bắc của Tổ quốc. Nguồn thu cân đối của tỉnh còn ít, hàng năm phải có sự hỗ trợ cân đối của Trung ương. Mặc dù thời gian qua Quảng Bình được đánh giá là đã có chuyển biến tích cực, song chưa thể khẳng định được rằng đổi mới quản lý chi NSNN là những cải cách có tính hệ thống và có hiệu quả tối ưu. 2 Quản lý chi NSNN của Quảng Bình thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại. Quy trình phân bổ nguồn lực tài chính nhà nước còn thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo và còn có nhiều khiếm khuyết trong hệ thống thông tin quản lý chi NSNN. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN đòi hỏi Quảng Bình cần tập trung phát triển có hệ thống các yếu tố thuộc về quản lý như: tổ chức, xây dựng thể chế, cung cấp thông tin, sử dụng các công cụ để phân bổ nguồn lực tối ưu, tạo ra các đầu ra và kết quả cuối cùng phù hợp với: kỷ luật tài khóa tổng thể; phân bổ nguồn lực phù hợp với mục tiêu chiến lược ưu tiên, đảm bảo hiệu quả và hiệu lực sự cung ứng hàng hóa, dịch vụ công. Trong trào lưu cải cách chung trên thế giới, cũng như công cuộc cải cách sâu rộng trong nước, trong đó, cải cách tài chính công là một vấn đề trọng tâm, trước nhu cầu cấp thiết của Quảng Bình nói riêng về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn, thì việc tập trung nghiên cứu làm rõ luận cứ, nội hàm, phương thức cũng như thực tiễn quản lý chi NSNN ở địa phương là rất thiết thực, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó cũng chính là cơ sở và sự cần thiết để tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình” làm đối tượng nghiên cứu với mục đích góp tiếng nói vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội hợp lý và bền vững, phù hợp với đặc điểm của tỉnh Quảng Bình trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước và các hình thức quản lý chi ngân sách nhà nước; Đồng thời trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và kết quả đạt được trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh, từ đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi 3 ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình. Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách vững chắc. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Dựa vào hệ thống lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam và ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại tỉnh Quảng Bình. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu một cách hệ thống các khoản chi, định mức, chỉ tiêu cơ bản và chủ yếu của ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình đoạn 2007-2012. Từ đó rút ra những mặt mạnh, mặt yếu về công tác thiện quản lý chi ngân sách nhà nước, để có những giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2014, đồng thời phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được sử dụng: Nghiên cứu lý thuyết và vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật; khảo sát tình hình thực tế; thu thập tài liệu; phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích thống kê số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; phương pháp so sánh đối chiếu dựa trên lý thuyết quản lý nhà nước về kinh tế, suy luận. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Với sự nỗ lực của bản thân, kết hợp với những kinh nghiệm, kiến thức đã được học tập, nghiên cứu từ tài liệu của các tác giả khác nhau, nhờ sự hướng dẫn của quý Thầy, Cô và đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ của Người hướng dẫn khoa học, đề tài xác định được tầm quan trọng của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước thông qua việc phân tích những cơ sở lý luận về Ngân sách, phân bổ ngân sách; nguyên tắc phân bổ, các nhân tố ảnh hưởng, [...]... tài Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình”, năm 2012 Đề tài này chỉ nhấn mạnh đến công tác phân bổ ngân sách tỉnh Quảng Bình, nêu lên những mặt được, mặt chưa được của công tác phân bổ ngân sách tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007-2010 Đây chỉ là một trong những nội dung của công tác quản lý chi ngân sách trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước Đề cập đến vấn đề Hoàn thiện công. .. Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách thì có một số tác giả ở các tỉnh như Thành phố Đà Nẵng: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Ngô Thị Bích, năm 2011, tỉnh Quảng Ngãi với đề tài Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Lê Thị Thanh Tuyến, năm 2012, đó là những tư liệu quý báu cả về lý luận và thực tiễn... tỉnh Quảng Bình Xuất phát từ nhận định trên, đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Quảng Bình” sẽ tiếp tục là vấn đề cấp thiết để nghiên cứu 8 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.1 Ngân sách nhà nƣớc a Khái niệm Ngân sách nhà nước (NSNN) Ngân sách nhà nước, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử;... báu cả về lý luận và thực tiễn Các đề tài này đề cập đến cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh, thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2007 – 2011, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến Tuy nhiên, Đà Nẵng là thành phố... chính các cấp Kho bạc nhà nước các cấp Các đơn vị dự toán Các đơn vị đầu tư 1.2.4 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nƣớc Nội dung quản lý chi NSNN chủ yếu gồm ba khâu: - Lập dự toán chi ngân sách (chuẩn bị ngân sách) - Quản lý chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách (thực thi ngân sách) - Quản lý quyết toán chi ngân sách a Lập dự toán chi ngân sách - Ý nghĩa của việc lập dự toán chi NSNN: Thực chất... dân tỉnh quy định Trên cở sở những nhiệm vụ chi chung theo quy định của Luật ngân sách, Hội đồng nhân dân của từng tỉnh sẽ có những quy định khác nhau về nhiệm vụ chi cho cấp huyện, xã Do đó, thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình sẽ có nhiều điểm không giống nhau Với luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân. .. chí và định mức phân bổ ngân sách Phân tích, đánh giá những ưu điểm, tồn tại và kết quả đạt được của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2012 để rút ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại tỉnh Quảng Bình, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, đảm bảo tăng trưởng... rộng, quản lý chi NSNN là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý hệ thống xã hội thông qua các chức năng vốn có Xét theo nghĩa hẹp, quản lý chi NSNN là quản lý các đầu ra của NSNN thông qua các công cụ và quy định cụ thể b Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán Bằng cách này Nhà nước và các cơ quan chức năng đưa ra cơ chế quản lý, điều hành chi NSNN... và công khai, minh bạch Hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN khó đo được bằng các chỉ tiêu định lượng Nó không đồng nghĩa với hiệu quả chi NSNN Nếu như hiệu quả chi NSNN so sánh kết quả với số tiền mà nhà nước bỏ ra cho công việc nào đó, thì hiệu quả công tác quản lý chi NSNN được thể hiện bằng việc so sánh giữa kết quả công tác quản lý chi NSNN thu được với số chi phí mà Nhà nước đã chi cho công tác. .. công tác quản lý tài chính công ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay" do PGS.TS Trần Xuân Hải làm chủ nhiệm cùng các tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về chi NSNN và quản lý chi NSNN; phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính công ở nước ta trong giai đoạn 20012010 vẫn còn những hạn chế nhất định, thể hiện trong việc phân cấp quản lý ngân sách, trong công tác quản lý thu – chi NSNN, xử lý . TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH QUẢNG BÌNH 34 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH . 34 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG. 1.1.4. Chi ngân sách nhà nước 14 1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước 18 1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước. Nẵng: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Ngô Thị Bích, năm 2011, tỉnh Quảng Ngãi với đề tài Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước

Ngày đăng: 13/07/2015, 12:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan